Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

phương pháp điều tra rừng trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.61 KB, 44 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước, rừng là một yếu tố làm cơ
sở phát triển kinh tế - xã hội, vai trò đặc biệt quan trong hơn của
rừng đó là rừng giữ chức năng sinh thái. Rừng tham gia vào quá
trình điều hòa khí hậu, duy trì tính ổn định và màu mỡ của đất, hạn
chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất,đảm bảo nguồn nước
ngầm và giảm ô nhiểm không khí. Hiện nay rừng đang bị tàn phá
một cách nghiêm trọng, chất lượng rừng giảm sút nhanh chóng về
cả mặt sinh thái cũng như vai trò xã hội của rừng, diện tích rừng
ngày càng bị thu hẹp, diện tích đất trống sau khai thác rung tăng
nhanh. Vì vậy vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đang là
vấn đề cấp bách hiện nay đối với các nhà chức năng cũng như mọi
người dân, cần có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp tác
động, nhằm khôi phục, phục hồi chất lượng rừng cũng như chất
lượng rừng.
Kỹ thật lâm sinh là môn học đặc biệt quan trọng đối với sinh viên
khoa lâm học. Môn kỹ thuật lâm sinh cung cấp cho sinh viên nhiều
kiến thức về rừng cũng như các kỹ thật về trồng rừng, chăm sóc,
bảo vệ và khai thác rừng, trong sản xuất kinh doanh rừng.
Chúng em đã được Thầy cô trau dồi lượng kiến thức lớn của môn
kỹ thuật lâm sinh về cả lý thuyết và thực hành. Để nắm vững hơn
về kiến thức và các kỹ thuật của môn học, từ những kiên thức cơ
bản đã được học để áp dụng vào thực tế nhằm tạo cho bản thân
những kỷ năng cần thiết và học hỏi kinh nghiệm từ thầy cô hướng
dẫn từ đó đúc rút những kinh nghiệm cho bản thân phục vụ cho
nhu cầu công việc sau này của chung em. Nhà trường đã tạo điều
kiện cho sinh viên chung em được đi thực tập nghề nghiệp môn kỹ
thuật lâm sinh tại vườn quốc gia Cát Bà – Hải Phòng từ ngày 21/6
đến ngày 25/6/2015 dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Huyền và
thầy Phạm Quang Việt.
Dưới đây là bài báo cáo kết quả thực tập của em về đợt thực tập


môn kỹ thuật lâm sinh. Do thời gian ngắn và kinh nghiệm, kiến
thức của bản thân em còn hạn chế, nên bài báo cáo của em còn
nhiều thiếu sót. Em mong được sự góp ý của quý thầy cô để bài
báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn!
B. 
I. Mục Đích và Yêu Cầu.
1.1. Mục đích.
- Thực tập kỹ thuật lâm sinh nhằm giúp sinh viên nắm được
những kỹ năng cần thiết trong việc xác định các biện pháp, các
giải pháp lâm sinh áp dụng cho các đối tượng rừng.
- Thông qua quá trình thực tập giúp sinh viên có cái nhìn thực tế
và tổng quát về những sữ lý lâm sinh trong thực tế sản xuất kinh
doanh rừng.
I.2. Yêu cầu.
- Sinh viên cần phải nắm được lý thuyết môn học và thực hiện các
thành thạo các thao tác điều tra, thu thập và xử lý số liệu trong
nghiên cứu lâm sinh.
- Trước khi thực tập môn này sinh viên phải thực tập xong các
môn điều tra quy hoạch, sinh thái rừng, thỗ nhưỡng .
- Sinh viên hoàn thành báo cáo sau thực tập.
- Chấp hành mọi nội quy, quy chế của nhà trường và địa phường,
cơ quan nơi thực tập.
II.  !"
#$%&'()
VQG Cát Bà
*)+),-./
2.1.1. Vị trí địa lý, hành chính
Đảo Cát Bà là đảo núi đá vôi có diện tích trên 204km
2
, ngoài ra

có khoảng 360 hòn đảo lớn nhỏ khác trong quần đảo Nam vịnh Hạ
Long.
Vườn quốc gia Cát Bà là hòn đảo lớn nhất của quần đảo, cách
thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông, cách thành phố Hạ Long
25 km về phía Nam, và cách Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông
Nam. Cát Bà là cửa ngõ tiền tuyến của thành phố và là trung tâm về
đa dạng sinh học, địa chất, cảnh quan thiên nhiên và cũng là trung tâm
du lịch của thành phố.
VQG Cát Bà nằm trong khoảng toạ độ địa lý sau:
Từ 200 44’ - 200 52’ vĩ độ Bắc
Từ 1060 59’ - 1070 06’ kinh độ Đông
%0*)+1234526 !"#!"%&%&'(
Theo quyết định số 79/CP, ngày 31/3/1986 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), VQG có diện tích tự
nhiên là 15.200 ha, thuộc địa phận hành chính của các xã sau: xã Gia
Luận, xã Phù Long, xã Hiền Hào, xã Xuân Đám, xã Trân Châu, xã
Việt Hải và thị trấn Cát Bà, bao bọc xung quanh các xã trên và VQG
là sông, biển.
Phía Đông và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi
lạch Ngăn và lạch Đầu xuôi của tỉnh Quảng Ninh.
Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển
Hải Phòng - Đồ Sơn.
Phía Đông và đông Nam giáp với vịnh Lan Hạ
Đây là vùng nằm trong hệ thống quần đảo vịnh Hạ Long gồm rất
nhiều đảo đá vôi lớn nhỏ khác nhau, trong đó Cát Bà là đảo đá vôi lớn
nhất. Vùng này nằm trong vùng địa lý thực vật bắc bộ có khí hậu nhiệt
đới ẩm mưa mùa. Như vậy, hệ thực vật ở đây mang tính chất của khu hệ
thực vật bản địa Bắc Việt Nam.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Đảo Cát Bà có độ cao phổ biến trong vùng là 100m, những đỉnh

có độ cao trên 200m không nhiều, cao nhất có đỉnh Cao Vọng 322m.
Các đảo nhỏ có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập
nước biển. Nhìn chung Cát Bà có các kiểu địa hình chính như sau:
Kiểu địa hình núi đá vôi
Đây là vùng địa hình của một miền karst ngập nước biển khá điển
hình, bị quá trình karst chia cắt từ lâu đời thành các chóp, các đỉnh có
nhiều dáng vẻ khác nhau đã tạo nên địa hình muôn vẻ và cũng khá
hiểm trở với nhiều bề mặt lởm chởm đá tai mèo sắc nhọn. Địa hình lại
dốc đứng, độ cao từ 100m-300m. Trên vùng này, khả năng sinh
trưởng và phát triển của thực vật diễn ra rất chậm chạp và vô cùng
khó khăn.
Kiểu địa hình đồi đá phiến
Địa hình đồi đá phiến chiếm một diện tích nhỏ. So với địa hình núi
đá vôi thì địa hình đồi đá phiến mềm mại hơn nhiều, sườn thoải, đỉnh
tròn và thấp hơn núi đá vôi, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực
vật cũng khả quan hơn.
Kiểu địa hình thung lũng giữa núi
Thung lũng giữa núi là những vùng trũng với nhiều hình dạng
khác nhau thường kéo dài theo vỉa đá vôi và nối với nhau qua sống đá
thấp tạo thành máng trũng dài. Thung lũng trong vùng có dáng khá
bằng phẳng và được phủ bởi tàn tích của đá vôi. Như thung lũng
Trung trang, thung lũng Việt Hải, thung lũng Khe Sâu…đất đai ở các
thung nhìn chung khá tốt có thể sử dụng trồng cây ăn quả, rau xanh,
và trồng các loài cây màu, lúa.
Kiểu địa hình bồi tích ven biển
Đây là kiểu đồng bằng bồi tụ do sông, biển có độ dốc tuyệt đối
thấp, địa hình bằng phẳng và luôn chịu ảnh hưởng của nước mặn và
ngập Triều thường xuyên hay gián đoạn theo con nước và độ cao địa
hình. Vùng này là nơi có điều kiện rất thuận lợi cho các loài cây rừng
ngập mặn sinh trưởng và phát triển.

2.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
Đặc điểm địa chất
Khu vực Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử
phát triển địa chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp
caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào
cuối kỷ Silua.
Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muộn - pecmi
(250 - 280 triệu năm). Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tầng khá
mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic. Chúng có
đầy đủ những dạng của một miền Karst ngập nước biển, do tác động
của nước mặt và nước ngầm đã tạo ra một hệ thống các hang động ở
các độ cao khác nhau (4m, 15m và 25 - 30m). Do các hoạt động của
sóng biển đã tạo ra các ngấn sóng vỗ ở tất cả các chân đảo đá vôi
vùng Cát Bà và các mái hiên mài mòn dạng dài và hẹp bao quanh
chân, có nơi gập ngấn sóng kép ở mức 3,5 - 4m và 1,0 - 1,5m. ở các
vùng kín, sóng biển còn tạo ra các tích tụ cát rất sạch, bao quanh
các đảo nhỏ. Đó là các bãi tắm mini rất lý tưởng cho các dịch vụ du
lịch tắm biển.
Về phía Bắc và Tây Bắc đảo Cát Bà còn có một diện tích khá lớn
thành tạo đệ tứ không phân chia (Q) tạo nên dạng đồng bằng ven biển,
chúng được thành tạo do phù sa sông biển. Lớp trầm tích phủ lên trên
khá dày (> 2m), dưới sâu hơn là phù sa hạt thô (độ sâu 5 - 10m) chủ
yếu là sỏi cuội và cát Sát biển hơn (nơi hàng ngày chịu ảnh hưởng
của nước triều) có sú, vẹt, đước, trang, mắm, bần mọc dầy đặc phủ
kín hầu hết diện tích này.
Đặc điểm thổ nhưỡng
Kết quả điều tra thực địa, cho thấy các xã trong và ngoài VQG Cát
Bà vì nền đá mẹ hầu hết là đá vôi cùng với các điều kiện địa hình Karst
và khí hậu nhiệt đới ẩm nên đã hình thành những loại đất chính như sau:
Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi: Đất màu đỏ nâu, cấu tạo

hạt rất chắc, đất tốt, thiếu nước, đất có phản ứng trung tính, ít chua và
khá giàu mùn, tầng đất chỉ dày 30 - 40 cm. Phân bố trên sườn ít dốc
hay trong hốc đá vôi, có nhiều tại các xã Trân Châu, Gia Luận, Việt
Hải.
Đất Feralit nâu đỏ dốc tụ chân núi đá vôi: được hình thành do
sườn tích đất từ đỉnh và sườn núi trượt xuống. Đất có màu vàng đỏ,
thường ẩm, tầng dầy từ 50 - 100m, có phản ứng trung tính, cấu tượng
viên hơi chặt, thành phần cơ giới nặng, giầu mùn, phù hợp cho các
thảm thực vật rừng phát triển. Phân bố hầu hết các xã trong quần đảo,
đất thích hợp trồng cây ăn quả như Cam, Quýt, Nhãn Vải.
Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa đá vôi
dốc tụ hỗn hợp: Đất màu nâu vàng, có phản ứng trung bình, ít chua,
giàu mùn, thường bị khô hạn vào mùa khô, nơi thấp có thể bị úng
nước tạm thời vào ngày mưa lớn Phân bố ở các thung lũng rộng có
nước chảy trên mặt như thung lũng Trung Trang, Việt Hải, Gia Luận,
Đồng Cỏ Đất này đã được sử dụng để trồng rừng, cây ăn quả và
hoa màu.
Đất dốc tụ thung lũng: Được phân bố trong các thung lũng, giếng
Karst. Đất có màu nâu đến vàng nhạt, tầng dày 80 - 100cm. Giầu
mùn, có phản ứng trung tính đến chua. Mùa mưa có thể bị ngập nước
tạm thời, mùa khô thiếu nước. Một số diện tích đã được khai phá
trồng lúa và hoa màu.
Đất bồi chua mặn: Đất này là loại đất hỗn hợp biển, đầm lầy ở bãi
triều cao. Phân bố ở xã Xuân Đám về phía biển, sau này được đắp đê
ngăn mặn, cải tạo để cây lúa 1 - 2 vụ.
Đất mặn Sú vẹt: Bùn lỏng, ảnh hưởng của thuỷ triều, rất mặn.
Phân bố tập trung chủ yếu vùng Cái Viềng, Phù Long và rải rác ở vài
nơi quanh đảo (thuộc bãi triều thấp). Tại đây hình thành rừng ngập
mặn khá tốt và là hệ sinh thái độc đáo của đảo Cát Bà.
2.1.4. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn

Đặc điểm khí hậu
Vườn Quốc gia Cát bà thuộc chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và
chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đại dương, có gió mùa Tây Nam
về mùa hạ và gió mùa Đông Bắc về mùa đông, ít khắc nghiệt hơn các
vùng có cùng vĩ độ ở đất liền. Tuy nhiên, do sự khác biệt về địa hình,
và ảnh hưởng của biển, nhất là ảnh hưởng của các yếu tố độ cao,
hướng núi, thảm thực vật rừng mà chế độ khí hậu cũng có sự khác
nhau giữa các khu vực, trong vùng.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm là: 23,6
0
C. Tháng có nhiệt độ cao nhất
là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 28 - 29
0
C, cao nhất 32
0
C. Tháng có
nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình từ 16 - 17
0
C, thấp
nhất 10
0
C, đôi khi xuống tới 5
0
C. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Giữa hai mùa
chênh lệch từ 11 - 12
0
C.
Tổng số ngày nắng trong năm giao động từ 150 đến 160 ngày,

tháng cao nhất có 188 giờ nắng, tháng 5, tháng 7.
Lượng mưa hàng năm
Lượng mưa trung bình quân cả năm là: 1.500 - 2.000 mm/năm.
Một năm có hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10): lượng mưa trong mùa này
chiếm gần 80 - 90 % tổng lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng
7,8,9.
Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): đầu mùa khô thường
hanh, cuối mùa ẩm ướt và có mưa phùn (từ tháng 2 đến tháng 4).
Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%, thấp nhất vào tháng
1 là 73%, cao nhất tháng 4 đạt 91%. Lượng bốc hơi nước hàng năm
khoảng 700mm, trong các tháng khô hanh thường xảy ra khô hạn
thiếu nước.
Sương mù thường xuất hiện vào mùa Đông và mùa xuân từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau. Thời gian này còn có mưa phùn (20 - 40
ngày/năm) đã làm giảm đáng kể chế độ khô hạn trong vùng.
Đặc điểm thuỷ văn và hải văn
Đặc điểm thủy văn
Cát Bà là quần đảo đá vôi, gần như hệ thống sông suối trên đảo
không phát triển. Những dòng chảy tạm thời chỉ xuất hiện trong cơn
mưa và ngừng ngay sau khi mưa. Vào mùa mưa, nước đọng lại ở một
số vùng nhỏ, thấm dột trong những hang động. Tuy rất ít, nhưng đây
lại là nguồn nước khá thường xuyên cho động thực vật trên đảo. Trên
một số đảo nhỏ hoặc ven đảo lớn Cát Bà, nơi có nứt gãy kiến tạo chạy
qua có xuất hiện "nước xuất Lộ" với dung lượng từ vài lít đến vài chục
lít mỗi ngày. Nguồn nước xuất lộ lớn nhất ở suối Thuồng Luồng có lưu
lượng trung bình 5 lít/s (mùa mưa 7,5 lít/s), mùa khô 2,5 l/s). Cát Bà có
các túi nước ngầm, nguồn gốc thấm đọng từ nước mưa (đã khai thác 6
giếng khoan, trữ lượng khoảng 1500 - 2000m
3

/ ngày, mức độ khai thác
cho phép khoảng 1000m
3
/ ngày.
Đặc điểm hải văn
Thuỷ triều theo chế độ nhật triều thuần nhất, mức nước trung
bình 3,3 - 3,5 m. Mùa mưa (tháng 5 đến tháng 9) thuỷ triều lên cao
vào buổi chiều. Mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau) thuỷ triều
lên cao vào buổi sáng.
Thủy triều và mực nước: Thủy triều có tính nhật triều đều rõ
ràng (trong một ngày đêm có 1 lần nước lớn và 1 lần nước ròng).
Biên độ cực đại gần 4m. Do ảnh hưởng của địa hình nên thường
chậm pha hơn Hòn Dấu đến 30 phút.
2.1.5. Tài nguyên rừng
Khu hệ thực vật
Do điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn trong vùng đã
hình thành nên một kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới trên quần đảo Cát Bà. Trước đây vài thập kỷ, rừng đã bao phủ
phần lớn diện tích đất đai của đảo. Hiện nay rừng tự nhiên đã bị tác
động nhiều, làm biến đổi sâu sắc về mặt cấu trúc, tổ thành và tầng tán
của rừng. Tuy nhiên, rừng Cát Bà vẫn được coi là một khu rừng độc
đáo trên núi đã vôi của cả vùng biển Đông Bắc Việt Nam, với diện
tích 13.200 ha (số liệu năm 1997) chiếm 60% diện tích núi đá vôi của
đảo, ở đây còn lưu giữ được kiểu rừng nhiệt đới thường xanh mưa
mùa đai thấp (còn 852ha rừng nguyên sinh hiện đang được bảo vệ
nghiêm ngặt) với hơn 1.561 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 842
chi, 186 họ và 5 ngành thực vật.
Rừng ngập mặn phân bố nhiều ở phía Tây Bắc của đảo, với các
loài cây chủ yếu như: Sú, Vẹt, Đước, Giá, Bần, Trang, Mắm, Rừng
ngập mặn cũng là cảnh quan đặc sắc của vùng triều cửa sông ven biển

ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rừng ngập mặn thường phát triển ở
độ cao 1,8m trên nền đáy bùn phù sa. Rừng ngập mặn có ý nghĩa
trong việc cố định bùn, chống xói lở và là nơi cư trú của nhiều loài
chim di cư và cũng là nơi cung cấp nguồn giống thủy hải sản.
Khu hệ động vật
Mặc dù không phong phú bằng các hệ động vật trong các khu
rừng đặc dụng trong đất liền, nhưng quần thể động vật trên đảo Cát
Bà vẫn có đến 53 loài thú với 18 họ thuộc 8 bộ; 160 loài chim với
46 họ thuộc 16 bộ; 46 loài bò sát với 16 họ thuộc 2 bộ; 21 loài
lưỡng cư với 5 họ thuộc 1 bộ. Đặc biệt có loài Voọc đầu vàng là loài
đặc hữu chỉ có ở Cát Bà.
Động vật biển: Theo số liệu điều tra của Viện Hải dương học tại
Hải Phòng cho biết, hiện nay có 900 loài cá, 500 loài thân mềm, 400
loài giáp xác. Trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như Cá
Hồng, Cá Song, Cá Thu, Cá Chim Một trong những loài quý hiếm
của Cát Bà là Cá Heo lớn và Cá Heo Bé. Ngoài ra hệ động vật đáy
cũng vô cùng phong phú. Qua thống kê đã thấy có 178 loài san hô,
375 loài động vật đáy khác, 97 loài động vật phù du, 7 loài rắn biển, 4
loài rùa, 1 loài thú.
*)*),-./$
2.2.1. Đặc điểm kinh tế
Nông nghiệp
Ngành sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nền
kinh tế của huyện (trên toàn huyện chỉ chiếm 1,5% tổng GTSX và
2,3% GDP huyện năm 2004). Ngành đang từng bước tiếp cận với sản
xuất hàng hoá. Các sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc,
rau xanh, hoa quả tươi và chăn nuôi gia súc gia cầm các loại. Các mô
hình canh tác vườn đồi và chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến trong
khu vực đảo và đó mang lại hiệu quả tương đối cao. Hướng sản xuất
theo mô hình này tập trung vào cỏc loài cây, con cú sản lượng và giá

trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhất là phục vụ nhu cầu của
khách du lịch.
Lâm nghiệp
Do diện tích rừng trên đảo Cát Bà phần lớn thuộc diện tích của
VQG Cát Bà quản lý, nên diện tích đất Lâm nghiệp thuộc địa bàn các
xã vựng đệm không nhiều. Cho đến nay, Hạt kiểm lâm huyện phối
hợp với Hạt kiểm lâm VQG đó chỉ đạo thực hiện được một số công
việc như sau: (1) Trồng rừng tập trung 15 ha. (2) Trồng rừng phân tán
150.000 cây. (3) Chăm sóc rừng: 38 ha và 94) Tu bổ rừng: 5 ha.
Từ năm 2000 đến năm 2004, trên địa bàn vùng đệm đó tiến hành
giao đất lâm nghiệp cho người dân địa phương bao gồm đất rừng
trồng và rừng tự nhiên. Kết quả đó giao được 4.690 ha, trong đó rừng
tự nhiên là 4.160 ha, rừng trồng là 530 ha.
Kết quả điều tra cho thấy hàng năm người dân đó vào rừng khai
thác củi khoảng 2220 ster củi để phục vụ chất đốt trong gia đình. Việc
khai thác củi đun bất hợp pháp trong vùng lõi đó tác động đến thảm
thực vật rừng, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động
vật trong rừng.
Nuôi trồng thuỷ sản
Những năm qua mặc dù diện tích nuôi trồng trên địa bàn không
có sự thay đổi lớn, tuy nhiên sản lượng nuôi trồng lại tăng lên rất lớn.
Trong đó, việc nuôi trồng thuỷ sản được chia làm hai hình thức là
nuôi cá lồng bè và nuôi đầm hồ. Nhìn chung, việc nuôi trồng thuỷ sản
trong khu vực có sản lượng tăng nhanh với một số loài cá có giá trị
kinh tế cao trong xuất khẩu như Tù hài, Cá Song, Cá Hồng, Cá Thác,
Cá Vược… nhưng hiệu quả nuôi trồng trong những năm qua là không
cao, nguyên nhân chính là do thiếu quy hoạch, sắp xếp, bố trí hợp lý về
nghề nuôi cá lồng bè.
2.2.2. Đặc điểm xã hội
Giáo dục và đào tạo

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục được quan tâm và phát triển
theo tinh thần NQTW 2 (khoá VIII), NQTW6 (khoá IX). Cơ sở vật
chất, thiết bị phục vụ cho dạy học đã được trang bị tốt hơn theo
chương trình “Chuẩn hoá”. Các ngành học được duy trì và mở rộng,
công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa được đặc biệt quan tâm, chất
lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.
Kết quả điều tra cho thấy số lượng học sinh trong độ tuổi đi học
được đến trường ở cấp tiểu học và trung học phổ thông đạt 100%. Số
lượng học sinh thi tốt nghiệp qua các kỳ thi đạt khá cao, đối với bậc
tiểu học, trung học cơ sở đạt tốt nghiệp 100%, bậc trung học phổ thông
đạt 99,7%. Đây là kết quả cao không chỉ đối với huyện đảo mà còn là kết
quả cao so với thành phố Hải Phòng và so với cả nước nói chung.
Dịch vụ y tế
Mạng lưới y tế đang được nâng cấp đáp ứng bước đầu yêu cầu
chăm sóc sức khoẻ ban đầu của nhân dân trên đảo. Các xã đã có trạm
y tế xã riêng, mỗi trạm có từ 3 đến 7 cán bộ y tế. Trạm thường thực
hiện chữa trị các bệnh thông thường cho người dân trong vùng, còn
bệnh nặng cán bộ trạm trực tiếp thực hiện sơ cứu ban đầu cho bệnh
nhân sau đó gửi lên tuyến trên chữa trị.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện có một Trung tâm y tế huyện đóng
tại thị trấn Cát Bà và một số cơ sở y tế tư nhân là dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Các chương trình y tế
quốc gia được triển khai và thực hiện tốt, tình trạng vệ sinh an toàn
thực phẩm được cải thiện. Các dịch bệnh lớn được kiểm soát tương
đối hiệu quả.
Đặc điểm giao thông
Giao thông đường bộ: Các đường giao thông trên đảo được tu sửa
và mở mới. Đường giao thông qua các xã, thị trấn đều là đường nhựa
hoặc bê tông. Đặc biệt đã hoàn thành con đường nhựa chạy xuyên đảo
nối với thị trấn Cát Hải qua Phà Cái Viềng. Đây là con đường huyết

mạch của đảo nối với đất liền. Ngoài ra, còn có một số đường dân
sinh đi trong nội bộ từng xã, đường mòn du lịch sinh thái khá thuận
tiện.
Giao thông đường thuỷ: Tính đến năm 2004, xuất phát từ đảo Cát
Bà đi các nơi có hai tuyến đường thuỷ chính: Tuyến Cát Bà - Cát Hải
– Hải Phòng dài 55km và tuyến Cát Bà Hòn Gai (Quảng Ninh) dài
35km. Giao thông thuỷ là một lợi thế của khu vực đảo Cát Bà nhưng
cho đến nay chưa được khai thác nhiều. Trong tương lai, khi quan hệ
giao lưu kinh tế và thương mại giữa khu vực (huyện) với các địa
phương khác được mở rộng thì cần khai thác hiệu quả loại hình giao
thông này.
III. 789)
1. Ngày 22/6/2015 : Rừng hỗn loài re hương- lim xanh
Lập OTC điển hình tạm thời, diện tích 500m2 (20x25m).
-Trên OTC tiến hành điều tra toàn bộ tầng cây cao, tất cả kết quả ghi
vào mẫu biểu điều tra tầng cây cao của rừng hỗn loài khác tuổi lim
xanh- re hương ngày 22/6/2015.
Lập OTC 500m2: Lập OTC hình chữ nhật có chiều dài 25m, chiều
rộng 20m. Chiều dài song song với đường đồng mức, chiều rộng
vuông góc với đường đồng mức. Dùng công thúc Pitago để xác định
góc vuông.
Các nhân tố điều tra tầng cây cao bao gồm: tên loài cây, đường kính
1.3 (D1.3), diện tích tán ( Dt), chiều cao vút ngọn ( Hvn), chiều cao
dưới cành ( Hdc), phân cấp cây theo phân cấp Krap.
Điều tra đường kính 1.3: dùng thước kẹp kính kẹp vào thân cây ở vị
trí ngang ngực người đo, đo theo 2 hướng Đông Tây-Nam Bắc. Đọc 2
giá trị và lấy kết quả trung bình. Đo cây có D1.3 từ 6cm trở lên.
Đo diện tích tán: dùng thước dây đo tán cây theo 2 hướng Đông Tây-
Nam Bắc. Đọc 2 giá trị và lấy kết quả trung bình.
Đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành: Dùng súng bắn

chiềucao để đo
-Điều tra tầng cây tái sinh
Căng 5 OTC 9m2 ( 3x3m) trong OTC 500m2. Căng 4 ô ở 4 góc và 1
ô ở giữa OTC.
Điều tra tất cả các cây tái sinh có trong 5 OTC về nguồn gốc, chiều
cao, chất lượng.
Tất cả được ghi vào trong bảng điều tra cây tái sinh ngày 22/6/2015.
-Điều tra cây bụi thảm tươi.
Điều tra cây bụi thảm tươi ngay trong 5 OTC điều tra cây tái sinh
Điều tra về loài cây, chiều cao, tình trạng sinh trưởng và độ chhe
phủ trung bình.
Các nhân tố điều tra được điền vào bảng điều tra cây tái sinh ngày
22/6/2015.
-Vẽ trắc đồ:
Trắc đồ đứng và trắc đồ bằng được vẽ với tỷ lệ 1:200
Vẽ trắc đồ với chiều dài bằng chiều dài của OTC, chiều rộng đối với
rừng trồng là 3 hàng cây ( tương đương với 10m chiều rộng).
Từ trắc đồ đứng vẽ tiếp trắc đồ bằng dựa vào hình dạng tán cây của
trắc đồ đứng.
2.Đối tượng rừng kim giao tự nhiên thuần loài
Địa điểm: Đỉnh Kim Giao- Vườn quốc gia Cát Bà.
Căng OTC với diện tích 500m2 (25x20m), chiều dài 25m song song
với đường đồng mức, chiều rộng OTC 20m vuông góc với đường
đồng mức, sử dụng định lý pitago để xác định góc vuông.
Trong OTC 500m2 lập 5 ô dạng bản với diện tích 9m2 (3x3m), 4 ô ở
bốn góc và 1 ô ở giữa OTC để điều tra cây bụi thảm tươi và cây tái
sinh.
Điều tra tầng cây cao: đo các chỉ tiêu về đường kính 1m3 (D1.3),
đường khính tán (Dt), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành
(Hdc) và các nhân tố khác như phân cấp cây, ghi chú cây có bị sâu

bệnh hại, cụt ngọn hay có dây leo hay không.
Đo đường kính 1m3: sử dụng thước kẹp kính đo đường kính thân
cây ở vị trí ngang ngực người đo, đo theo hai hướng đông tây-nam
bắc và lấy kết quả trung bình.
Đo đường kính tán: dùng thước dây đo đường kính tán cây theo hai
hướng đông tây-nam bắc và cũng lấy kết quả trung bình.
Đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành: sử dụng súng bắn
chiều cao để đo, đứng cách gốc cây một khoảng cách thích hợp,
ngắm xuống gốc cây đọc giá trị ở trên thước nếu kim chỉ về bên tay
trái thì cộng thêm vào với chỉ số chiều cao vút ngọn nếu kim chỉ phái
tay phải thì lấy chiều cao vút ngọn trừ đi. Làm tương tự đối với chiều
cao dưới cành.
Các nhân tố điều tra tầng cây cao được ghi lại trong bảng 1 điều tra
tầng cây cao ngày 23/6/2015.
-Điều tra cây tái sinh.
Xác định tên loài cây, nguồn gốc của cây là cây tái sinh trồi hây tái
sinh hạt,chiều cao của cây dưới 1 m, từ 1-2m hay lớn hơn 2m, chất
lượng của cây là xấu tốt hay trung bình. Điều tra lần lượt trong 5 ô
dạng bản. Kết quả điều tra được ghi lại trong bảng điều tra cây tái
sinh ngày 23/6/2015.
-Điều tra thảm tươi cây bụi:
Điều tra lần lượt trong 5 ô dạng bản điều tra cây tái sinh. Điều tra về
các nhân tố tên loài cây, chiều cao trung bình (Htb), độ tre phủ (%),
tình hình sinh trưởng tốt, xấu hay trung bình. Các nhân tố điều tra
được ghi vào bảng điều tra cây tái sinh ngày 23/6/2015
-Đo độ dốc: đo tại 5 điểm khác nhau của OTC, mỗi điểm dùng dao
phát để nằm xuống song song với mặt dốc và sử dụng la bàn để đo,
lấy kết quả trung bình của 5 điểm đo.
Độ dốc trung bình của OTC là 30 độ.
-Vẽ trắc đồ:

Tỷ lệ trắc đồ là 1:200
Chiều dài bằng với chiều dài của OTC (25m) chiều rộng là 10m.
Đo đường kính tán cây của các cây nằm trong trắc đồ, sau đó đo
khoảng cách giữa các cây với nhau để thể hện sự phân bố của các
cây trên mặt phẳng.
Vẽ trắc đồ đứng trước sau đó vẽ trắc đồ bằng dựa vào hình dạng tán
cây của trắc đồ đứng.
Đo độ tàn che của lâm phần: sử dụng trắc đồ để điều tra độ tàn che
của lâm phần.
3. Điều tra rừng tự nhiên hỗn loài
Địa điểm: khe đá vườn quốc gia Cát Bà
Lập 3 OTC hình tròn với diện tích 500m2, mỗi OTC cách nhau 50m.
Cách lập OTC hình tròn: Lấy điểm mốc sau đó căng dây theo các
hướng Đông –Tây, Nam- Bắc, giữa hướng Bắc và Tây căng 1 đường,
giữa hướng Tây và Nam căng 1 đường nữa, tương tự làm như vậy với
hướng Nam và hướng Đông, hướng Đông và hướng Bắc. Sao cho tạo
thành hình bát giác với bán kính là 12.5m.
Trong mỗi OTC 500m2 lập 5 ô dạng bản 9m2 (3mx3m), với 4 ô ở 4
hướng chính đó là hướng Đông, hướng Tây, hướng Nam, hướng Bắc
và một ô ở giữa OTC 500m2.
Trong các OTC lần lượt điều tra các nhân tố tầng cây cao, cây tái sinh
và thảm tươi cây bụi.
Điều tra tầng cây cao: đo các chỉ tiêu về đường kính 1m3 (D1.3),
đường khính tán (Dt), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành
(Hdc) và các nhân tố khác như phân cấp cây, ghi chú cây có bị sâu
bệnh hại, cụt ngọn hay có dây leo hay không.
Đo đường kính 1m3: sử dụng thước kẹp kính đo đường kính thân cây
ở vị trí ngang ngực người đo, đo theo hai hướng đông tây-nam bắc và
lấy kết quả trung bình.
Đo đường kính tán: dùng thước dây đo đường kính tán cây theo hai

hướng đông tây-nam bắc và cũng lấy kết quả trung bình.
Đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành: sử dụng súng bắn
chiều cao để đo, đứng cách gốc cây một khoảng cách thích hợp, ngắm
xuống gốc cây đọc giá trị ở trên thước nếu kim chỉ về bên tay trái thì
cộng thêm vào với chỉ số chiều cao vút ngọn nếu kim chỉ phái tay
phải thì lấy chiều cao vút ngọn trừ đi. Làm tương tự đối với chiều cao
dưới cành.
Các nhân tố điều tra tầng cây cao được ghi lại trong bảng 1 điều tra
tầng cây cao OTC số 1 ngày 14/6/2015.
+Điều tra cây tái sinh.
Xác định tên loài cây, nguồn gốc của cây là cây tái sinh trồi hây tái
sinh hạt,chiều cao của cây dưới 1 m, từ 1-2m hay lớn hơn 2m, chất
lượng của cây là xấu tốt hay trung bình. Điều tra lần lượt trong 5 ô
dạng bản. Kết quả điều tra được ghi lại trong bảng điều tra cây tái
sinh tại OTC số 1 ngày 14/6/2015
+Điều tra thảm tươi cây bụi:
Điều tra lần lượt trong 5 ô dạng bản điều tra cây tái sinh. Điều tra về
các nhân tố tên loài cây, chiều cao trung bình (Htb), độ tre phủ (%),
tình hình sinh trưởng tốt, xấu hay trung bình. Các nhân tố điều tra
được ghi vào bảng điều tra cây tái sinh tại OTC số 1 ngày 14/6/2015
Công tác ngoại nghiệp của OTC số 2 và OTC số 3 được làm tương tự
như công tác điều tra ở OTC số 1.
C. :;<6=
I. Điều tra rừng trồng: Lim xanh- Re hương.
Ngày điều tra: 22/06/2015
Người điều tra: nhóm 3
Diện tích OTC: 500 (25x40)
Vị trí: Vườn quốc gia Cát Bà- Hải Phòng.
I.1. Tầng cây cao.
a. Xác định trên ha

Xác định mật độ hiện tại:
Nht= = = 660 (cây/ha)
Xác định mật độ tối ưu:
Nopt= = = 285,07 =286 ( cây/ha)
Tính cường độ chặt:
I% = *100 = *100 = 56,67%
Cây bài chặt là những cây có phẩm chất xấu trong lâm phần
( cấp V, IV, III) theo phân cấp Kraft.
Số cây chặt:
Nc = Nht- Nopt= 660- 286 = 374(cây/ha)
b. Xác định trong OTC:
Mật độ hiện tại:
Nht = 33 cây/500
Mật độ tối ưu:
Nopt = = = 14,25 = 15(cây/otc)
Số cây chặt:
Nc = Nht- Nopt = 33-15 = 18 (cây/otc)
Cường độ chặt:
I% = *100 = *100 = 54,55%
Theo nguyên tắc bài chặt cây mỗi lần chặt không được chặt quá
50% số cây nên số cây chặt trong lâm phân sẽ không chắt 18
cây theo như tính toán, theo như bảng số liệu và phân cấp kraft
số cây bài chặt là 15 cây ( bảng số liệu cây bài chặt ngày
22/6/2015).
Tổng tiết diện ngang của OTC: Ght = = 0,768 ()
Tổng tiết diện ngang những cây chặt: : Gc = 0,1883 ()
Cường độ chặt theo tiết diện ngang:
I% = *100 = *100 = 24,52%
Trữ lượng hiện tại của lâm phần
Mht = = = 134,4( /ha)

Trữ lượng chặt:
Mc = = = 26,22( /ha)
Trữ lượng sau chặt :
M còn lại = Mht – Mc = 134,4- 26,22 =108,178 ( /ha)
Độ tàn che được xác định qua trắc đồ theo phương pháp đếm ô
ta có độ tàn che như sau.
- Độ tàn che hiện tại là 0,84.
- Độ tàn che sau chặt là 0,76
I.2. Cây tái sinh:
Cây tái sinh khá đa dạng và phong phú về thành phần loài, chủ yếu
là Re hương, lim xanh, trám …
Diện tích mỗi ô dạm bản là 9(3x3) vậy tổng diện tích ô dạm bản
được lập là 45 ( 5 ô dạm bản)
Mật độ cây tái sinh: = 263 cây/odb
Mật độ hiện tại
N/ha = = = 58445 (cây/ha)
N/otc = = = 2923 (cây/otc)
Số cây có phẩm chất tốt 65 cây chiếm 24.71%
Số cây có phẩm chất trung bình 118 cây chiếm 44.86%
Số cây có phẩm chất xấu là 80 cây chiếm 30.43%
Công thức tổ thành loài cây.
Xtb = = = 27 cây
Số lượng cây trong mỗi loài.
Hệ số tổ thành:
Ki = *10
= *10= 8,59
= *10 = 1,42
Công thức tổ thành theo loài cây: 8,59Rh+ 1,42Lk.
Trong đó: Rh là Re hương
Lk là loài khác

I.3. Cây bụi thảm tươi.
Loại cây bụi chủ yếu : Cỏ lá tre, Mò hoa đỏ, dây leo
Độ cao trung bình của cây bụi thảm tươi là 30cm
Độ che phủ trung bình 32%.
I.4. Nhận xét:
Qua kết quả tính toán ở trên em có một số nhận xét như sau:
- Qua xử lý số liệu ta được: D1.3 trung bình là 16,02 cm, Hvn
trung bình là 15,98 m, Dt trung bình là 5,92m, từ bảng số liệu
điều tra ta có tầng cây cao trong lâm phần có chiều cao trên
trung bình khá nhiều, điều này cho cây trong ô tiêu chuẩn phát
triển sinh trưởng tốt. Rừng điều tra có trữ lượng là 134,4 ( /ha)
theo thông thư 34 TT-BNNPTNT, rừng này được xếp vào rừng
trung bình. Vì vậy cần có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích
Nhãn: 2 cây
Sp1: 8 cây
Sp2: 1 cây
Sp3: 2 cây
Sp4: 1 cây
Re hương: 226 cây
Lim xanh: 12 cây
Quất hồng bì: 3
Tram: 7 cây
Long mang: 1 cây
hợp tác động để làm giàu rừng như khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh, trồng dặm….
- Tầng cây tái sinh: cây chiếm ưu thế trong tầng cây tái sinh là
cây Re hương 226/ 263 cây/Sotc, chiếm 85,93%, còn 14,07% là
các loại khác như Lim xanh, tram, long mang… chiều cao cây
tái sinh chủ yếu dưới 1m, một số cây nằm trong khoảng 1-2m,
không có cây nào >2m. Cây tái sinh có sức sinh trưởng khá tốt

thể hiện qua số liệu sau: Chất lượng cây tái sinh có phẩm chất
tốt là 24,71%, cây có phẩm chất trung bình là 44,86%, cây có
phẩm chất trung bình là 30,43%. Nhìn chung cây tái sinh ở đây
phát triển tốt, mật độ khá dày, cây cứng , khỏe ít sâu bệnh. Cần
chú trọng đến lớp cây tái sinh triển vọng nhằm đáp ứng cho quá
trình phục hồi làm giàu rừng. Vì thế cần áp dụng các biện pháp
chăm sóc hợp lý, cần loại bỏ những cây sâu bệnh, cây còi cọc,
cây có phẩm chất sấu để đảm bảo những cây phẩm chất tốt phát
triển tốt. Dựa theo trữ lượng rừng điều tra 134,4 /ha thuộc rừng
nghèo. Biện pháp được áp dụng để cải thiện chất lương rừng ở
đây là thiết kế khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.
- Dựa vào số liệu điều tra cây mẹ được chọn để làm cây giống là
Re hương những cây có phẩm chất tốt. Cây tái sinh tiềm năng
và chiếm ưu thế của khu vực là cây Re hương. Trong quá trình
chăm sóc cần chú trọng đến việc chăm sóc cây tai sinh tiềm
năng. Đồng thời tia thưa những cây tầng cao có phẩm chất xấu
cong keo sâu bệnh, nhằm tạo không gian dinh dưỡng cho cây
tái sinh và cây phẩm chất tốt phát triển. Có thể trồng dặm vào
những khu vực có lỗ trống lớn
- Tầng cây bụi thảm tươi: Loại cây bụi chủ yếu : Cỏ lá tre, Mò
hoa đỏ, dây leo Với độ cao và độ che phủ 32% ta thấy khả
năng ảnh hưởng của tầng cây bụi đến tầng cây cao là rất ít. Tui
nhiên nó ảnh đến tầng cây tái sinh, vì vậy cũng cần phát dọn
nhặm tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển.
II. Điều tra rừng tự nhiên thuần loài. Rừng kim giao.
- Ngày điều tra: 23/06/2015
- Người điều tra: nhóm 3
- Diện tích OTC: 500 (25x40)
- Vị trí: Đỉnh kim giao Vườn quốc gia Cát Bà- Hải Phòng.
II.1. Tầng cây cao.

a. Xác định trên ha
Xác định mật độ hiện tại:
Nht= = = 1720 (cây/ha)
Xác định mật độ tối ưu:
Nopt= = = 1189,06 =1190 ( cây/ha)
Tính cường độ chặt:
I% = *100 = *100 = 30,81%
Cây bài chặt là những cây có phẩm chất xấu trong lâm phần
( cấp V, IV, III) theo phân cấp Kraft.
Số cây chặt:
Nc = Nht- Nopt= 1720- 1190 = 530(cây/ha)
b. Xác định trong OTC:
Mật độ hiện tại:
Nht = 86 cây/500
Mật độ tối ưu:
Nopt = = = 59,45 = 60(cây/otc)
Số cây chặt:
Nc = Nht- Nopt = 86 - 60 = 26 (cây/otc)
Cường độ chặt:
I% = *100 = *100 = 30,23%
Số cây chặt trong lâm phân sẽ là 26 cây theo như tính toán, theo
như bảng số liệu và phân cấp kraft ( bảng số liệu cây bài chặt
ngày 23/6/2015).
Tổng tiết diện ngang của OTC: Ght = = 0,8403 ()
Tổng tiết diện ngang những cây chặt: : Gc = 0,1160 ()
Cường độ chặt theo tiết diện ngang:
I% = *100 = *100 = 13,80%
Trữ lượng hiện tại của lâm phần
Mht = = = 91( /ha)
Trữ lượng chặt:

Mc = = = 6,4( /ha)
Trữ lượng sau chặt :
M còn lại = Mht – Mc = 91- 6,4 =84,6 ( /ha)
Độ tàn che được xác định qua trắc đồ theo phương pháp đếm ô
ta có độ tàn che như sau.
- Độ tàn che hiện tại là 0,75.
- Độ tàn che sau chặt là 0,6
II.2. Cây tái sinh:
Cây tái sinh chủ yếu của lâm phần là kim giao và sảng nhung.
Diện tích mỗi ô dạm bản là 9(3x3) vậy tổng diện tích ô dạm bản
được lập là 45 ( 5 ô dạm bản)
Mật độ cây tái sinh: = 117 cây
Mật độ hiện tại
N/ha = = = 26000 (cây/ha)
N/otc = = = 1300 (cây/otc)
Số cây có phẩm chất tốt 73 cây chiếm 62,39%
Số cây có phẩm chất trung bình 39 cây chiếm 33,34%
Số cây có phẩm chất xấu là 5 cây chiếm 4,27%
Công thức tổ thành loài cây.
Xtb = = = 17 cây
Số lượng cây trong mỗi loài.
Hệ số tổ thành:
Ki = *10
= *10= 3,50
= *10 = 4,70
= *10 = 1,79
Công thức tổ thành theo loài cây: 4,70Sn+ 3,50Kg + 1,79Lk.
Trong đó: Sn là sảng nhung
Kg là kim giao
Lk là loài khác

II.3. Cây bụi thảm tươi.
Loại cây bụi chủ yếu : dương xỉ, dây leo.
Độ cao trung bình của cây bụi thảm tươi là 65 cm
Độ che phủ trung bình 10,4%.
II.4. Nhận xét.
Từ kết quả điều tra ngoài thực địa ngày 23/06/2015 tại rừng kim
giao, qua kết quả xử lý số liệu em rút ra một số nhận xét như sau:
- Tầng cây cao:
D13 bình quân là 10,48 cm, Dt bình quân là 2,9m, Hvn bình
quân là 10,2 m.Theo kết quả tính toán ta có trữ lượng của lâm
Kim giao: 41 cây
Lim xanh: 1 cây
Sảng nhung: 55 cây
Muồng: 4 cây
Long mang: 4 cây
Sp1 : 8 cây
Sp2: 4 cây

×