BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
MAI THU THỦY
QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
MAI THU THỦY
QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng
Mã số : 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. LÊ THÀNH LÂN
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI” là kết quả của quá trình học
tập, nghiên cứu độc lập của riêng tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2014
Tác giả
Mai Thu Thủy
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị Trang
Mở đầu 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Vấn đề thanh khoản trong ngân hàng thương mại 5
1.1.1 Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản 5
1.1.1.1 Khái niệm thanh khoản 5
1.1.1.2 Khái niệm rủi ro thanh khoản 6
1.1.2 Các nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt thanh khoản và dấu hiệu của rủi ro
thanh khoản 7
1.1.2.1 Nguyên nhân bên trong 7
1.1.2.2 Nguyên nhân bên ngoài 10
1.1.3 Đánh giá rủi ro thanh khoản 12
1.2 Quản lý rủi ro thanh khoản 14
1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro thanh khoản 14
1.2.2 Mục tiêu của việc quản lý rủi ro thanh khoản 14
1.2.3 Các phương pháp đo lường thanh khoản của ngân hàng 15
1.2.3.1 Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn 15
1.2.3.2 Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn 17
1.2.3.3 Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản 18
1.2.4 Các chiến lược quản lý thanh khoản 20
1.2.4.1 Quản lý thanh khoản dựa vào tài sản Có 20
1.2.4.2 Quản lý thanh khoản dựa vào tài sản Nợ 21
1.2.4.3 Chiến lược cân đối thanh khoản giữa tài sản Có và tài sản Nợ 22
1.3 Giới thiệu về quy định cơ cấu vốn và giám sát ngân hàng Basel 2 23
1.3.1 Các chuẩn mực của Basel 2 về quản lý rủi ro thanh khoản 23
1.3.2 Một số khía cạnh thiếu sót của Basel 2 về quản lý rủi ro thanh khoản 24
1.4 Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam ngày nay về quản lý
rủi ro thanh khoản 26
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần SMBC Nhật Bản 26
1.4.2 Kinh nghiệm từ các sự cố trong quản lý rủi ro thanh khoản 27
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 29
2.1 Quá trình phát triển và lợi thế kinh doanh của Ngân hàng Thương
mại cổ phần Quân Đội (MB) 29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của MB 29
2.1.2 Lợi thế kinh doanh của MB 33
2.1.3 Sơ lược hoạt động kinh doanh của MB từ 2009 đến 2013 35
2.1.3.1 Hoạt động tín dụng 35
2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn 39
2.1.3.3 Hoạt động đầu tư 43
2.1.4 Đánh giá kết quả kinh doanh của MB từ 2009 đến 2013 44
2.2 Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân
Đội 46
2.2.1 Khung pháp lý cho quản lý rủi ro thanh khoản 46
2.2.1.1 Quy định của Nhà nước 46
2.2.1.2 Quy định của Ngân hàng TMCP Quân đội 48
2.2.2 Quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) 50
2.2.2.1 Về nhân sự và tổ chức 50
2.2.2.2 Về quy trình quản lý rủi ro thanh khoản 53
2.2.2.3 Phương pháp và công cụ quản lý rủi ro thanh khoản 54
2.3 Phân tích các chỉ số thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quân Đội 56
2.3.1 Các chỉ số theo quy định của Ngân hàng Nhà nước 56
2.3.2 Phân tích các chỉ số đo lường thanh khoản của MB 58
2.4 Đánh giá tình hình thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quân đội 61
2.5 Đánh giá khâu quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quân đội 62
2.5.1 Những kết quả đạt được 62
2.5.2 Những tồn tại và hạn chế 64
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
66
3.1 Định hướng kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân
đội trong thời gian tới 66
3.1.1 Giả thuyết và căn cứ dự báo kế hoạch 66
3.1.2 Định hướng chiến lược của NHTMCP Quân đội trong những năm tới 67
3.1.3 Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận của NHTMCP Quân
đội 68
3.2 Một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện việc quản lý rủi ro thanh
khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội 69
3.2.1 Các giải pháp về phía Ngân hàng TMCP Quân đội 69
3.2.2 Kiến nghị đối với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 74
3.2.2.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ 74
3.2.2.2 Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 76
Kết luận 79
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ALCO Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (Asset – Liability Management
Committee)
CAR Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio)
CBCNV Cán bộ công nhân viên
I.A.S Chuẩn kế toán Quốc tế (International Accounting System)
ICAAP Quy trình đánh giá Mức độ đầy đủ vốn nội bộ
(
Internal Capital Adequacy
Assessment Process)
MB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Military Commercial Joint
Stock Bank)
MBS Công ty Cổ phần Chứng khoán MB
MIS Hệ thông tin quản trị doanh nghiệp (Management Information System)
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
NHTM Ngân hàng thương mại
QE Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing)
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and medium enterprise)
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước
V.A.S Chuẩn kế toán Việt Nam (Vietnam Accounting System)
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp quá trình tăng vốn từ năm 2006 đến 2013 30
Bảng 2.2: Cơ cấu cổ đông vào 30/12/2013 31
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng từ 2009 đến 2013 36
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của MB từ 2009 đến 2013 36
Bảng 2.5: Phân loại nợ và tỷ lệ nợ xấu của MB từ 2009 đến 2013 38
Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn của MB từ 2009 đến 2013 39
Bảng 2.7: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng từ 2009 đến 2013 41
Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi theo hình thức huy động từ 2009 đến 2013 41
Bảng 2.9: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền từ 2009 đến 2013 42
Bảng 2.10: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB từ 2009 đến 2013 45
Bảng 2.11: Chỉ tiêu thanh khoản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước 56
Bảng 2.12: Phân tích các chỉ tiêu thanh khoản 58
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của MB 31
Đồ thị 2.1: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng (theo đối tượng khách hàng) 40
Đồ thị 2.2: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo hình thức và thời hạn huy động 42
Đồ thị 2.3: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo loại tiền 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống Kê, TP Hồ Chí Minh
2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo
cáo thường niên
3. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tiền tệ ngân hàng, Nxb Thống Kê, TP Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài Chính, Hà Nội
5. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống
kê, Hà Nội
6. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Lao động xã hội, Hà
Nội
Tiếng Anh
1. Andrew Crokett (2008), Market Liquidity and financial stability, JB Morgan Chase
International
2. Anthony Sauders, Marcia Millon Cornett (2008), Financial Institutions
Management - A Risk Management Approach, McGraw Hill, New York
3. Basel (2008), Principles for Sound Liquidity Risk Management and Supervision,
Bis
4. Brendan van de Vossen (2010), Bank Liquidity Management, Albany, State
University of New York
5. Denis G. Uyemura, Donald R. Van Deventer (1993), Financial risk management in
banking, A bank line publication
6. ICRA Rating Figure (2007), Liquidity Management in Banks - An Increasingly
complex affair, www.icraratings.com
7. Manish Kumar (2013), Liquidity Risk Management in Bank : a conceptual
Framework, Delhi
Website
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn hai thập kỷ qua, từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện quá trình
cải cách, các ngân hàng thương mại đã có bước phát triển mới về lượng và chất, nhưng
vấn đề rủi ro thanh khoản vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Từ năm 2007, hệ thống
ngân hàng Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh với hàng loạt thành viên chuyển đổi, phần
lớn là những cổ đông trước đây kinh doanh trong ngành thương nghiệp. Khi tham gia
vào lĩnh vực ngân hàng, họ mạnh dạn dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn vì
những khoản lợi nhuận trước mắt. Khi tín dụng phát triển quá nhanh, nợ xấu của các
ngân hàng này trở thành hiểm họa và để lại những tác hại nặng nề.
Từ bài học trong năm 2007, không bất ngờ khi vấn đề thanh khoản được đặt lên
hàng đầu ở các ngân hàng trong những năm 2008 và 2009. Tuy nhiên, việc quản lý
thanh khoản chỉ dừng lại ở mức độ quản lý theo dữ liệu sổ sách và cơ cấu các kỳ hạn.
Các ngân hàng đã đánh đổi lợi ích chi phí với khả năng rủi ro bằng việc lách kỳ hạn
của các khoản tiền gửi. Nói một cách ví von, các ngân hàng cố gắng xây tường chận rủi
ro thanh khoản nhưng lại chừa những khoảng trống để rủi ro có thể thoát ra gây tác hại
bất cứ lúc nào.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý ngân hàng là đảm
bảo thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Nếu ngân hàng bị thiếu thanh khoản sẽ dễ bị
mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống. Với xu thế
hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với những thực
trạng trên thị trường tiền tệ Việt Nam, thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản của
các ngân hàng thương mại có ý nghĩa bức thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trên cơ sở
vận dụng những lý thuyết tiếp thu trong quá trình đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh, Luận văn này phân tích vấn đề thanh khoản và quản lý thanh khoản
tại một đơn vị cụ thể, là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội.
2
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hiện có các công trình tiêu biểu nghiên cứu về hoạt động quản lý rủi ro thanh
khoản tại các ngân hàng thương mại như sau.
Basel (2008), "Principles for Sound Liquidity Risk Management and Supervi-
sion", BIS, được xem là thông lệ tốt nhất về quản lý thanh khoản của các ngân hàng
thương mại, bao gồm các nguyên tắc quan trọng đối với công tác quản lý thanh khoản
của ngân hàng. Cụ thể việc phân tích thanh khoản của ngân hàng thông qua các chỉ số
đảm bảo thanh khoản đòi hỏi phải được đo lường liên tục và phải lưu ý xem xét thanh
khoản trong nhiều tình huống khác nhau. Ngoài ra, việc xây dựng cơ cấu quản lý thanh
khoản cần được thực hiện ở cấp quản lý cao nhất của ngân hàng. Các cơ quan giám sát
phải độc lập đánh giá các chính sách liên quan đến thanh khoản.
Brendan van de Vossen (2010), "Bank Liquidity Management", các ngân hàng
luôn phải đối mặt với hai vấn đề chính liên quan đến thanh khoản đó là việc tạo ra
thanh khoản cho thị trường và bảo đảm an toàn thanh khoản cho bản thân ngân hàng.
Chức năng tạo ra tính thanh khoản cho thị trường giúp những người gửi tiền và doanh
nghiệp duy trì thanh khoản của họ. Chức năng quản lý rủi ro thanh khoản giúp cho
ngân hàng an toàn để thực hiện vai trò đối với thị trường. Nghiên cứu mối liên hệ giữa
hai chức năng này và việc thực hiện nó, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế căng thẳng hay
khủng hoảng là nội dung chính của nghiên cứu này.
Manish Kumar (2013), "Liquidity Risk Management in Bank: a conceptual
Framework", tính thanh khoản trong hoạt động ngân hàng có thể được hiểu như là khả
năng gia tăng tài sản và đáp ứng được các nghĩa vụ nợ đến hạn. Do đó, dường như có
mối liên hệ chặt chẽ giữa tính thanh khoản và khả năng trả được nợ khi đến hạn của
ngân hàng. Việc quản lý rủi ro thanh khoản sẽ làm giảm khả năng ngân hàng bị rơi vào
khủng hoảng và tệ hơn là đi đến phá sản. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung giải
thích ý nghĩa của tính thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản.
3
Ngoài ra, tác giả cũng tập trung vào việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro thanh
khoản cho ngân hàng.
A. Vento (2009), "Bank Liquidity Risk Management and Supervision: Which
Lessons from Recent Market Turmoil?", Journal of Money, Investment and Banking,
là nghiên cứu phân tích các kỹ thuật quản lý thanh khoản tại một số nước Châu Âu
nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và giám sát thanh khoản ngân
hàng. Tuy nhiên, đó không phải là giải pháp tối ưu khi các ngân hàng phải đối mặt với
việc thanh khoản bị cạn kiệt. Không có một công cụ đầy đủ để chống lại rủi ro thanh
khoản, nhưng các yếu tố cơ bản không thể thiếu đối với các ngân hàng là phải có
những nguyên tắc quản trị rõ ràng để xây dựng chiến lược về quản lý rủi ro thanh
khoản. Nghiên cứu này cũng đánh giá cao vai trò của các tổ chức đánh giá xếp hạng
trong việc cung cấp thông tin và đưa ra những cảnh báo cho thị trường tài chính.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Duy Sinh (2009), "Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong
các ngân hàng thương mại Việt Nam", nghiên cứu những đặc điểm của việc quản lý
thanh khoản trong các ngân hàng thương mại thông qua phương pháp tiếp cận các chỉ
số đảm bảo khả năng thanh toán, từ đó đưa ra đánh giá chung về sự yếu kém trong
quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Qua việc đo lường, đánh giá mức độ an toàn thanh khoản tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Quân Đội, tác giả mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
khâu quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội, và nói rộng
hơn, cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể là:
• Hệ thống lại lý thuyết về thanh khoản và quản lý thanh khoản của ngân hàng
• Giới thiệu về thực trạng quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quân Đội
• Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý thanh khoản tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội
4
4. Phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện các phân tích dựa trên thông tin về hoạt động của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội trong giai đoạn 2009-2013, khi ngành ngân hàng
có những biểu hiện căng thẳng về thanh khoản. Số liệu thu thập thông qua các Báo cáo
thường niên và các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cùng các phân tích từ bộ phận
quản lý rủi ro của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội. Đối tượng nghiên cứu là
hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội.
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên việc thống kê
mô tả, đánh giá các số liệu thu được từ các nguồn chính thống.
5. Nội dung kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm ba
chương, cụ thể là:
Chương 1: Tổng quan về quản lý thanh khoản trong ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quân Đội
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân Đội
5
CHƯƠNG 1
T
ỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ngân hàng là một định chế tài chính quan trọng, được xem là “hệ thần kinh, hệ
tuần hoàn của nền kinh tế”. Khi hệ thống này làm việc hiệu quả, dòng tiền trong nền
kinh tế vận động điều hòa, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng bao gồm nhiều
loại tùy thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và hệ thống tài chính, trong đó
ngân hàng thương mại thường chiếm đa số. Ngân hàng thương mại giao dịch trực tiếp
với các tổ chức kinh tế và cá nhân, qua việc nhận tiền gửi để cho vay, chiết khấu, cung
cấp các phương tiện thanh toán và dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng cần đến. Ở đâu
có một hệ thống ngân hàng mạnh, ở đó nền kinh tế sẽ phát triển với tốc độ cao. Trong
nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản: trung gian tín
dụng, trung gian thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng.
Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro khi ngân hàng thường
xuyên phải đối mặt với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái,
rủi ro thanh khoản và rủi ro đầu tư), rủi ro vận hành, rủi ro tác nghiệp….
1.1. Vấn đề thanh khoản trong ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản
1.1.1.1 Khái niệm thanh khoản
Crockett đã nói: "Tính thanh khoản dễ nhận ra hơn là định nghĩa nó". Theo Ủy
ban Basel về giám sát Ngân hàng, “thanh khoản là khả năng của ngân hàng vừa có thể
tăng thêm tài sản, vừa đủ sức đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn mà không phải đắn đo,
cân nhắc nhiều như trong bài toán kinh tế cơ bản cổ điển” (được cái nọ phải chịu mất
cái kia, khó lưỡng toàn).
6
Trong hoạt động ngân hàng, "tính lỏng" khác với "thanh khoản". "Tính lỏng"
(liquid) là thuật ngữ chỉ khả năng nhanh chóng chuyển đổi một khoản mục tài sản
thành tiền. Ngân hàng quản lý nhiều khoản mục tài sản khác nhau, đều được thể hiện
dưới hình thái giá trị. Có tài sản có thể sử dụng tức thì như tiền mặt tại quỹ, có thể lấy
ra chi trả ngay. Trên số dư tiền gởi tại Ngân hàng Nhà Nước hay các tổ chức tín dụng
khác, ngân hàng có thể phát hành séc hay lệnh chi theo nhu cầu chi trả hay đi rút tiền
mặt về chi trả tại quầy. Ngoại tệ hay vàng phải ra thị trường ngoại hối bán theo thời giá
mới có tiền theo thời gian T+2. Ngân hàng phải mất công sức và thời gian đi đòi các
khoản phải thu. Muốn bán bất động sản thuộc tài sản cố định, phải theo thủ tục luật
định, không thu tiền nhanh theo ý muốn được.
"Thanh khoản" (liquidity) là khả năng đáp ứng tức thì các món nợ phải trả đến
hạn trước mắt. Một ngân hàng được đánh giá có thanh khoản tốt khi không phải hoãn
lại bất cứ món tiền nào cần chi trả hay thanh toán ngay trong ngày.
Chúng ta phải xem xét thanh khoản của ngân hàng thương mại trong trạng thái
động, nghĩa là phải xem xét thanh khoản trong mối tương quan giữa cung-cầu thanh
khoản của ngân hàng trong một giai đoạn nhất định. Tác giả xin làm rõ khái niệm
“thanh khoản” là một trạng thái tại một thời điểm nhất định nên chỉ có “quản lý/duy
trì/bảo đảm thanh khoản” chứ không có “hoạt động thanh khoản”.
1.1.1.2. Khái niệm rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản bắt đầu xuất hiện khi ngân hàng phải vất vả xử lý các món
chi trả cần giải quyết ngay trong hoạt động của ngân hàng, có thể do biến cố bất khả
kháng hay do quản lý yếu kém.
Nói khác, rủi ro thanh khoản xuất hiện khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả,
không chuyển đổi kịp tài sản thành tiền hay không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn
để đáp ứng yêu cầu thanh toán biết trước hay đột xuất.
7
Rủi ro thanh khoản buộc ngân hàng tăng chi phí để đáp ứng nhu cầu chi trả, làm
giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ở mức nặng hơn, ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán
và phá sản. Hiện tượng thiếu hụt thanh khoản là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho
thấy ngân hàng đang gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng và có thể ngừng hoạt động
nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, mặc dù, nó vẫn còn khả năng trả nợ.
Ở một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc chậm thực hiện các yêu cầu chi
trả, được xem là bình thường, nhưng ngân hàng lại giao dịch trên cơ sở tin cậy lẫn
nhau. Chỉ cần vài người biết chuyện ngân hàng chậm thanh toán, tin đồn lan truyền rất
nhanh, thậm chí bị thổi phồng, khiến người gởi tiền hoang mang ồ ạt đến rút vốn, có
thể gây thảm họa cho toàn hệ thống ngân hàng trong nước nếu không khéo xử lý.
Hiện nay, các ngân hàng đặt việc đảm bảo đủ thanh khoản là một nhiệm vụ lớn.
Để đảm bảo thanh khoản không bị thiếu hụt, hoặc ngân hàng có sẵn lượng vốn khả
dụng trong tầm tay, hoặc có thể tiếp cận các nguồn vốn vay mượn bên ngoài đúng lúc
cần đến với chi phí hợp lý, hoặc có thể nhanh chóng bán bớt một số tài sản ở mức giá
thỏa đáng để kịp thời đáp ứng nhu cầu thanh toán.
1.1.2. Các nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt thanh khoản và dấu hiệu của rủi ro
thanh khoản
1.1.2.1. Nguyên nhân bên trong
Nguyên nhân đầu tiên là tình trạng bất xứng về ngày đáo hạn giữa các khoản
sử dụng vốn với các nguồn vốn huy động. Các ngân hàng thường lạm dụng các nguồn
vốn huy động ngắn hạn, chủ yếu là các khoản tiền gửi ngắn hạn của cá nhân và vay của
định chế tài chính khác, để đi đầu tư dài hạn trước hấp lực của lợi nhuận kỳ vọng. Vốn
đầu tư chưa thu hồi đủ do thời hạn còn xa, ngân hàng phải hoàn trả vốn và lãi cho
người gởi tiền. Ngay với kỳ hạn ngắn, kỳ hạn huy động do người gởi tiền quyết định
còn kỳ hạn vay phải đáp ứng yêu cầu của khách nợ, giữa tài sản và nguồn vốn khó
trùng khớp nhau về hạn kỳ. Trong kinh doanh, người ta hay phê phán việc huy động
8
tiền của người sau để trả cho người trước, song đó lại là nguyên tắc cơ bản trong hoạt
động ngân hàng. Như vậy, rủi ro kỳ hạn đưa đến rủi ro thanh khoản.
Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ khâu điều hành hoạt động ngân hàng. Trên
nguyên tắc, ngân hàng đi huy động vốn để sử dụng vào các hoạt động kinh doanh bình
thường của mình theo phương châm “đi vay để cho vay”. Ngân hàng thương mại ngày
nay có chức năng kinh doanh tổng hợp, song luật pháp có những ràng buộc chặt chẽ
cho từng loại hình kinh doanh, mà khi các nhà điều hành ngân hàng vượt qua giới hạn
này, nguy cơ phát sinh rủi ro sẽ tăng lên.
Luật pháp quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cùng quỹ đảm bảo thanh toán tính trên
nguồn huy động theo từng kỳ hạn nhằm mục đích:
+ Hạn chế khả năng cho vay ra tức khả năng gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
+ Hạn chế khả năng tạo bút tệ với hệ số gia tốc, tác động lên lưu thông tiền tệ,
tạo áp lực lạm phát cho nền kinh tế.
+ Bổ sung cho vốn chủ sở hữu, tăng cường thanh khoản tức tăng thêm khả năng
chịu đựng các loại rủi ro cho ngân hàng.
Quy định này ngầm nhắc ngân hàng không được cho vay vượt quá khả năng huy
động nguồn vốn rồi tự chuốc lấy nguy cơ thiếu hụt thanh khoản.
Luật pháp cũng khống chế tỷ lệ sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để đầu
tư trung dài hạn. Một cách chính thống nhất, ngân hàng chỉ nên dùng nguồn huy động
trung dài hạn để đầu tư sau khi đã trích lập dự trữ bắt buộc và chừa phần đảm bảo
thanh toán theo luật định. Điều này nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng và rủi ro kỳ hạn.
Luật pháp chỉ cho phép sử dụng có giới hạn một phần vốn điều lệ để mua cổ
phần tại một số doanh nghiệp và mua sắm tài sản cố định phục vụ cho kinh doanh ngân
hàng. Quy định này loại bỏ việc đầu cơ bất động sản hay cổ phiếu bằng nguồn vốn huy
động để bảo vệ quyền lợi của người gởi tiền.
9
Ngoài ra, còn quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng, hay một
nhóm khách hàng có liên quan với nhau, đồng thời nghiêm cấm các thân thuộc trực hệ
của thành viên Hội đồng quản trị và Ban điều hành vay tiền tại ngân hàng liên quan,
xây dựng danh mục cho vay phân bố đều cho các ngành nghề để phân tán rủi ro….
Nguyên nhân thứ ba là các rủi ro tác nghiệp, rủi ro vận hành, rủi ro đạo đức
đều dẫn đến rủi ro thanh khoản. Khi các rủi ro này mang tính chất nghiêm trọng với
quy mô lớn cộng hưởng với tin đồn lan truyền khiến dư luận hoang mang, nếu không
sớm cắt ngang xử lý, ngân hàng khó tránh khỏi rủi ro thanh khoản. Một sơ xuất tác
nghiệp nhỏ, ngân hàng có thể khắc phục với một ít chi phí tăng thêm. Với số lượng vài
tỷ đồng sai đơn vị tiền tệ từ VND thành GBP, nếu để khách hàng kịp chuyển đi rồi trốn
mất, đó là tai họa cho cả ngân hàng.
Như vậy, mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động ngân hàng đều có khả năng đổ về
rủi ro thanh khoản.
Nguyên nhân cuối cùng là chiến lược quản trị thanh khoản của ngân hàng
không phù hợp và kém hiệu quả. Các ngân hàng phải luôn đảm bảo việc đáp ứng nhu
cầu thanh khoản, nếu không, có thể làm tổn hại đến bản thân đơn vị rồi lan ra toàn hệ
thống ngân hàng, và nghiêm trọng hơn hết là việc đánh mất niềm tin của công chúng
vào lĩnh vực ngân hàng.
Một ngân hàng đang gặp vấn đề về thanh khoản có thể có những dấu hiệu sau:
+ Sự gia tăng tập trung cho một khoản mục tài sản cụ thể.
+ Tốc độ tăng các khoản cho vay > tốc độ tăng của nguồn vốn huy động.
+ Các xu hướng bất lợi hoặc rủi ro gia tăng liên quan đến một dòng sản phẩm cụ
thể.
+ Dư luận xấu trên thị trường.
+ Chỉ số tín dụng, tín nhiệm giảm.
10
+ Chi phí tài trợ vốn trên thị trường bán lẻ, bán buôn tăng.
+ Tiền gửi có kỳ hạn bị rút trước hạn gia tăng.
+ Các món thanh toán thường xuyên bị chậm trễ.
+ Khách hàng khó rút tiền tại ngân hàng.
1.1.2.2. Nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân thứ nhất là rủi ro trong cho vay. Rủi ro tín dụng là những tổn
thất xảy ra khi người vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng hạn
theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro tín dụng có nguyên nhân khách quan –
khách hàng kinh doanh không thuận lợi, bị mất khả năng thanh toán – và chủ quan –
khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích, chây ì, lừa đảo…. Trong lúc đó, ngân
hàng phải trả đủ tiền gốc và lãi đúng hạn cho người gởi. Khi rủi ro tín dụng phát sinh
với quy mô đáng kể, các tổn thất ăn mòn hết vốn chủ sở hữu, sẽ tiếp tục xâm thực vào
nguồn vốn huy động, ngân hàng tiến gần đến nguy cơ mất khả năng thanh toán. Như
vậy, rủi ro tín dụng cũng đưa đến rủi ro thanh khoản.
Nguyên nhân thứ hai là sự thay đổi lãi suất thị trường, tác động đến cả người
gửi lẫn người vay tiền. Lãi suất tiền gởi và tiền vay trong ngân hàng có thể không thay
đổi cùng lúc và cùng mức độ. Lúc đó, tùy vào khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest
Sensitive Gap-ISG) và khe hở kỳ hạn (Duration Gap) thực tế trong ngân hàng, người ta
lượng hóa được tác động cụ thể của thay đổi lãi suất lên lợi nhuận cùng thanh khoản
của ngân hàng.
Khi lãi suất tăng,
+ Người gửi tiền có thể rút tiền đang gửi để chuyển sang nơi đang chào lãi suất
cao hơn. Ngân hàng có thể được lợi khi người gởi tiền chấp nhận bỏ lãi suất đang
hưởng (và trở về lãi suất không kỳ hạn), nhưng thiệt mất nguồn huy động khi người gởi
rút vốn đi khỏi ngân hàng. Nếu người gởi tiền chấp nhận mức lãi suất cũ, ngân hàng
11
được thêm lợi nếu cho vay ngay được theo lãi suất mới vừa tăng lên. Lợi ích này chỉ
kéo dài đến khi hết kỳ hạn gởi vốn cũ.
+ Khách hàng vay tiền sẽ cố tình trì hoãn trả nợ để kéo dài thời gian được hưởng
lãi suất cũ đang còn thấp. Trong khi chưa thu được nợ cũ, ngân hàng vẫn phải trả đủ
cho người gởi muốn rút vốn.
Khi lãi suất hạ,
+ Người gởi tiền đòi duy trì lãi suất cũ đến hết kỳ hạn gởi. Tiếp theo, họ luôn
chọn ngân hàng chịu trả lãi suất hay tìm phương án đầu tư có mức sinh lợi cao hơn.
Ngân hàng buộc phải chạy theo hiệu ứng domino hay chấp nhận giảm nguồn huy động.
+ Người vay tiền lo trả nợ cũ, thậm chí tìm cách trả trước hạn để có thể xin vay
lại theo lãi suất thấp hơn. Hơn nữa, nếu lãi suất đã giảm, đủ sức hấp dẫn, áp lực xin vay
tăng cao gây mất cân đối giữa nguồn và sử dụng vốn trong ngân hàng.
Như thế, rủi ro lãi suất có khả năng gây rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
Nguyên nhân cuối cùng là sự thay đổi tỷ giá hối đoái trên thị trường. Do tổng
hợp từ nhiều nguyên nhân, tỷ giá hối đoái biến động liên tục ngày cũng như đêm. Khi
tự xác định trạng thái ngoại tệ, ngân hàng đã chọn luôn “khẩu vị rủi ro hối đoái” cho
mình, đó là mức tối đa ngân hàng có khả năng chịu đựng được tổn thất (nếu có). Trong
kinh doanh ngoại tệ ở ngân hàng, có hai khuyến cáo thường xuyên là phải luôn cân
bằng trạng thái ngoại hối và tuyệt đối không lao theo việc đầu cơ đầy mạo hiểm. Trong
thực tế, trên thế giới đã có không ít trường hợp bán rẻ ngân hàng có bề dày hàng trăm
năm lịch sử (với giá 1 USD) sau các bản tuyên án phá sản do đầu cơ mạo hiểm dưới
sức hấp dẫn của chênh lệch tỷ giá kỳ vọng.
Nguyên nhân này cũng đồng thời ứng cho việc kinh doanh chứng khoán. Giá cả
thay đổi liên tục từ các nguyên nhân khó tiên lượng thường đẩy nhanh tổn thất đến mức
ngân hàng đã sụp đổ trước khi kịp nhận thức sự việc đang diễn ra. Cho nên, rủi ro thị
12
trường (tên gộp chung của rủi ro giá ngoại tệ và chứng khoán) thường đưa nhanh đến
rủi ro thanh khoản.
1.1.3. Đánh giá rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản được đánh giá qua chỉ tiêu Trạng thái thanh khoản ròng
(Net Liquidity Position - NLP)
với:
∑Cung thanh khoản = S
1
+
S
2
+
S
3
+
S
4
+
S
5
(S
1
) : Các khoản tiền gửi đang đến
(S
2
) : Doanh thu từ việc bán các khoản dịch vụ
(S
3
) : Thu hồi tín dụng đã cấp
(S
4
) : Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng
(S
5
) : Vay mượn từ thị trường tiền tệ
∑Cầu thanh khoản = D
1
+
D
2
+
D
3
+
D
4
+
D
5
(D
1
) : Khách hàng rút các khoản tiền gửi
(D
2
) : Yêu cầu cấp các khoản tín dụng có chất lượng cao
(D
3
) : Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi
(D
4
) : Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ
(D
5
) : Thanh toán cổ tức cho các cổ đông
Trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng tại một thời điểm có thể rơi vào một trong
những trường hợp sau:
Trạng thái thanh khoản ròng (NLP
t
) = ∑Cung thanh khoản - ∑Cầu thanh khoản
13
* Thặng dư thặng khoản (Liquidity Surplus) khi NLP
t
> 0
Ngân hàng ở trong trạng thái thừa thanh khoản. Thừa thanh khoản là một trạng
thái mất cân bằng, xảy ra khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, ngân hàng không
tiếp cận được khách hàng hoặc không lựa chọn được nhiều khách hàng để cho vay.
Trong phạm vi của một ngân hàng, đây là việc không khai thác hết tiềm năng sinh lời
của tài sản Có, chiếm giữ quá nhiều tài sản Có ở dạng trực tiếp hay gián tiếp không có
khả năng sinh lời (tồn quỹ tiền mặt quá lớn), hoặc ngân hàng tăng vốn quá nhanh khi
chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả.
Khi ngân hàng rơi vào trạng thái thừa thanh khoản, nhà quản trị phải kịp thời sử
dụng khoản thừa để tạm thời đầu tư kiếm lời cho đến khi có nhu cầu về thanh khoản
trong tương lai. Thanh khoản thừa có thể được ngân hàng dùng để kinh doanh chứng
khoán theo dạng lướt sóng (scalp), cho vay trên thị trường tiền tệ (phù hợp với thời
gian nhàn rỗi của thanh khoản thừa), hoặc gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác
* Thiếu hụt thanh khoản (Liquidity Deficit) khi NLP
t
< 0
Ngân hàng ở trong trạng thái thiếu vốn hoạt động. Khi ngân hàng không đủ vốn
đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng, nhu cầu vay vốn trong xã hội thì ngân hàng
gặp tình trạng thiếu vốn tuyệt đối. Thiếu vốn tuyệt đối có thể khiến ngân hàng mất
những cơ hội đầu tư tốt mang lại lợi nhuận, thậm chí có khả năng mất khách hàng khi
họ phải đến ngân hàng khác để được đáp ứng kịp thời nhu cầu vay. Việc mất khách
hàng vay vốn sẽ dẫn đến mất khách hàng gửi tiền, vì ngân hàng thiếu vốn làm giảm
lòng tin nơi người gửi tiền.
Khi ngân hàng rơi vào trạng thái thiếu hụt thanh khoản, nhà quản trị phải kịp
thời bổ sung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu vốn với chi phí thấp nhất. Ngân hàng có
thể xử lý bằng các biện pháp như sử dụng dự trữ bắt buộc dư ra nếu có (do tiền gửi này
giảm so với kỳ trước), bán dự trữ thứ cấp (các chứng khoán ngắn hạn do Chính phủ