TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÙI THỊ THU HƯỜNG
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU THẢO
HÀ NỘI, NĂM 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
TÓM TẮT LUẬN VĂN I
LUẬN VĂN ĐƯA RA MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ RRTK VÀ QUẢN TRỊ RRTK: II
Đo lường RRTK: Công việc lượng hóa RRTK một cách chính xác là một thử thách lớn với các nhà quản trị.
Tuy vậy, dựa vào một số các giả thuyết, các nhà quản trị có thể ước lượng gần đúng mức độ rủi ro tại thời điểm
nhất định bằng nhiều công cụ khác nhau. Trong số đó, NH có thể lựa chọn một hoặc một nhóm các phương
pháp sau: Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, Phương pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn, Phương
pháp xác định xác suất mỗi tình huống, Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản, Phương pháp sử dụng thang
đáo hạn iii
Kiểm soát – xử lý rủi ro thanh khoản: Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro. Đó là việc sử dụng các
biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các hương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu
những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng. iii
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RRTK TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) X
Thứ hai, Giải pháp về chính sách quản trị RRTK x
Một là, Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và triển khai các thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống x
Ba là, Thực hiện phân tích hành vi của tài sản và nợ xi
Thứ tư, Nhóm giải pháp về kiểm soát – xử lý RRTK xi
Thứ năm, Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát xii
Eximbank nên chú trọng công tác giám sát và báo cáo trong nội bộ, nâng cao vai trò và sự tham gia của Kiểm
toán nội bộ đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định về báo cáo lên NHNN xii
Thứ sáu, Nhóm giải pháp về nhân sự xii
Thứ bảy, Nhóm giải pháp về công nghệ xii
Một là, Eximbank cần chú trọng nâng cao chất lượng QTRRTK dưới sự giúp đỡ của các tổ chức tư vấn xii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1. RỦI RO THANH KHOẢN TRONG KINH DOANH NHTM 4
1.1.1. Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong kinh doanh NHTM 4
1.1.2. Các nguyên nhân dẫn đến RRTK 6
1.1.3. Hậu quả của rủi ro thanh khoản 7
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NHTM 8
1.2.1. Khái niệm quản trị RRTK 8
1.2.2 Quy trình quản trị RRTK của NHTM 9
1.2.2.1. Tổ chức quản trị RRTK 9
1.2.2.2. Nhận diện RRTK 10
1.2.2.3. Đo lường RRTK 12
1.2.2.4. Kiểm soát – xử lý rủi ro thanh khoản 19
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RRTK CỦA NHTM 22
1.3.1. Nhân tố khách quan 22
1.3.2. Nhân tố chủ quan 23
1.4. BÀI HỌC TRONG QUẢN TRỊ RRTK CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG LỰA CHỌN. 26
1.4.1. Khái quát về quản trị RRTK của một số ngân hàng lựa chọn 26
1.4.2. Bài học rút ra cho Eximbank 32
CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 35
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG EXIMBANK 35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 35
2.1.2. Mô hình tổ chức 36
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI EXIMBANK 46
2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản trị RRTK 47
2.2.2. Nội dung quản trị RRTK tại Eximbank 49
2.2.2.1. Nhận diện RRTK 49
2.2.2.2. Đo lường RRTK 50
2.2.2.3. Kiểm soát và xử lý RRTK 53
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA EXIMBANK
65
2.3.1. Những kết quả đã đạt được 65
2.3.2. Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân 68
2.3.2.1.Khó khăn, vướng mắc: 68
2.3.2.2.Nguyên nhân 71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RRTK 75
TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) 75
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA EXIMBANK VÀ YÊU CẦU TĂNG CƯỜNG
QUẢN TRỊ RRTK 75
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Eximbank 75
3.1.2. Yêu cầu tăng cường quản trị RRTK của Eximbank 76
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RRTK CỦA EXIMBANK 77
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro 77
3.2.2.Nhóm giải pháp về chính sách quản trị RRTK 78
3.2.3. Nhóm giải pháp về nhận biết, đo lường và theo dõi RRTK 79
3.2.3.1.Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và triển khai các thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống 79
3.2.3.2. Tiếp tục triển khai áp dụng một cách có hiệu quả cơ chế chuyển vốn nội bộ 80
3.2.3.3. Thực hiện phân tích hành vi của tài sản và nợ 81
3.2.4. Nhóm giải pháp về kiểm soát – xử lý RRTK 82
3.2.4.1.Tiến hành xây dựng kế hoạch tài trợ dự phòng (CFP) 82
3.2.4.2. Nâng cao chất lượng quản lý tài sản nợ 82
3.2.5.Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát 83
3.2.5.1.Chú trọng công tác giám sát và báo cáo trong nội bộ 83
3.2.5.2.Nâng cao vai trò và sự tham gia của Kiểm toán nội bộ 83
3.2.5.3. Tuân thủ quy định về báo cáo lên NHNN 83
3.2.6. Nhóm giải pháp về nhân sự 84
3.2.7. Nhóm giải pháp về công nghệ 85
3.2.8. Nhóm giải pháp khác 86
3.2.8.2.Thắt chặt mối quan hệ tương tác giữa NH và khách hàng 86
3.2.8.3. Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và đẩy mạnh phối kết hợp với các NH khác trên thị
trường 87
3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NHNN 87
3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 87
3.3.2.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát 89
3.3.3. Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt 89
3.3.5. Nâng cao chất lượng trung tâm thông tin tín dụng (CIC) 91
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
ALCO Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có
BCTC Báo cáo tài chính
BCTN Báo cáo thường niên
DTBB Dự trữ bắt buộc
Eximbank, EIB Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam
HĐQT Hội đồng quản trị
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng nhà nước
LNH Liên ngân hàng
QLRR Quản lý rủi ro
RRTK Rủi ro thanh khoản
TCTD Tổ chức tín dụng
TSC Tài sản có
TSN Tài sản nợ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1. Bảng cân đối tài sản ACB tại ngày 30/09/2003
Error: Reference
source not found
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Eximbank giai đoạn 2009-2011 Error:
Reference source not found
Bảng 2.2: Tình hình chất lượng tín dụng tại Eximbank giai đoạn 2009-2011
Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Eximbank giai đoạn 2009-2011
Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Trạng thái thanh khoản ròng của Eximbank Error: Reference source
not found
Bảng 2.5: Vốn điều lệ và hệ số CAR của Eximbank giai đoạn 2009-2011 Error:
Reference source not found
Bảng 2.6: Chỉ số trạng thái tiền mặt của Eximbank Error: Reference source not
found
Bảng 2.7: Chỉ số chứng khoán thanh khoản tại Eximbank Error: Reference
source not found
Bảng 2.8: Tương quan kỳ hạn tiền gửi và cho vay của Eximbank tại Qúy 2/2012
Error: Reference source not found
BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
TÓM TẮT LUẬN VĂN I
LUẬN VĂN ĐƯA RA MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ RRTK VÀ QUẢN TRỊ RRTK: II
Đo lường RRTK: Công việc lượng hóa RRTK một cách chính xác là một thử thách lớn với các nhà quản trị.
Tuy vậy, dựa vào một số các giả thuyết, các nhà quản trị có thể ước lượng gần đúng mức độ rủi ro tại thời điểm
nhất định bằng nhiều công cụ khác nhau. Trong số đó, NH có thể lựa chọn một hoặc một nhóm các phương
pháp sau: Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, Phương pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn, Phương
pháp xác định xác suất mỗi tình huống, Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản, Phương pháp sử dụng thang
đáo hạn iii
Kiểm soát – xử lý rủi ro thanh khoản: Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro. Đó là việc sử dụng các
biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các hương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu
những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng. iii
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RRTK TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) X
Thứ hai, Giải pháp về chính sách quản trị RRTK x
Một là, Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và triển khai các thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống x
Ba là, Thực hiện phân tích hành vi của tài sản và nợ xi
Thứ tư, Nhóm giải pháp về kiểm soát – xử lý RRTK xi
Thứ năm, Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát xii
Eximbank nên chú trọng công tác giám sát và báo cáo trong nội bộ, nâng cao vai trò và sự tham gia của Kiểm
toán nội bộ đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định về báo cáo lên NHNN xii
Thứ sáu, Nhóm giải pháp về nhân sự xii
Thứ bảy, Nhóm giải pháp về công nghệ xii
Một là, Eximbank cần chú trọng nâng cao chất lượng QTRRTK dưới sự giúp đỡ của các tổ chức tư vấn xii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1. RỦI RO THANH KHOẢN TRONG KINH DOANH NHTM 4
1.1.1. Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong kinh doanh NHTM 4
1.1.2. Các nguyên nhân dẫn đến RRTK 6
1.1.3. Hậu quả của rủi ro thanh khoản 7
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NHTM 8
1.2.1. Khái niệm quản trị RRTK 8
1.2.2 Quy trình quản trị RRTK của NHTM 9
1.2.2.1. Tổ chức quản trị RRTK 9
1.2.2.2. Nhận diện RRTK 10
1.2.2.3. Đo lường RRTK 12
1.2.2.4. Kiểm soát – xử lý rủi ro thanh khoản 19
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RRTK CỦA NHTM 22
1.3.1. Nhân tố khách quan 22
1.3.2. Nhân tố chủ quan 23
1.4. BÀI HỌC TRONG QUẢN TRỊ RRTK CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG LỰA CHỌN. 26
1.4.1. Khái quát về quản trị RRTK của một số ngân hàng lựa chọn 26
1.4.2. Bài học rút ra cho Eximbank 32
CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 35
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG EXIMBANK 35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 35
2.1.2. Mô hình tổ chức 36
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI EXIMBANK 46
2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản trị RRTK 47
2.2.2. Nội dung quản trị RRTK tại Eximbank 49
2.2.2.1. Nhận diện RRTK 49
2.2.2.2. Đo lường RRTK 50
2.2.2.3. Kiểm soát và xử lý RRTK 53
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA EXIMBANK
65
2.3.1. Những kết quả đã đạt được 65
2.3.2. Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân 68
2.3.2.1.Khó khăn, vướng mắc: 68
2.3.2.2.Nguyên nhân 71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RRTK 75
TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) 75
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA EXIMBANK VÀ YÊU CẦU TĂNG CƯỜNG
QUẢN TRỊ RRTK 75
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Eximbank 75
3.1.2. Yêu cầu tăng cường quản trị RRTK của Eximbank 76
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RRTK CỦA EXIMBANK 77
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro 77
3.2.2.Nhóm giải pháp về chính sách quản trị RRTK 78
3.2.3. Nhóm giải pháp về nhận biết, đo lường và theo dõi RRTK 79
3.2.3.1.Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và triển khai các thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống 79
3.2.3.2. Tiếp tục triển khai áp dụng một cách có hiệu quả cơ chế chuyển vốn nội bộ 80
3.2.3.3. Thực hiện phân tích hành vi của tài sản và nợ 81
3.2.4. Nhóm giải pháp về kiểm soát – xử lý RRTK 82
3.2.4.1.Tiến hành xây dựng kế hoạch tài trợ dự phòng (CFP) 82
3.2.4.2. Nâng cao chất lượng quản lý tài sản nợ 82
3.2.5.Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát 83
3.2.5.1.Chú trọng công tác giám sát và báo cáo trong nội bộ 83
3.2.5.2.Nâng cao vai trò và sự tham gia của Kiểm toán nội bộ 83
3.2.5.3. Tuân thủ quy định về báo cáo lên NHNN 83
3.2.6. Nhóm giải pháp về nhân sự 84
3.2.7. Nhóm giải pháp về công nghệ 85
3.2.8. Nhóm giải pháp khác 86
3.2.8.2.Thắt chặt mối quan hệ tương tác giữa NH và khách hàng 86
3.2.8.3. Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và đẩy mạnh phối kết hợp với các NH khác trên thị
trường 87
3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NHNN 87
3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 87
3.3.2.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát 89
3.3.3. Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt 89
3.3.5. Nâng cao chất lượng trung tâm thông tin tín dụng (CIC) 91
KẾT LUẬN 92
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức ngân hàng EXIMBANK Error: Reference source not
found
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÙI THỊ THU HƯỜNG
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng
HÀ NỘI, NĂM 2012
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thanh khoản và quản trị RRTK là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt
động của bất kỳ NHTM nào. Chính vì ảnh hưởng lớn,vừa mang tính cục bộ vừa
mang tính toàn cầu của loại rủi ro này, quản trị RRTK trở thành một vấn đề thường
trực mang tính sống còn cho ngành ngân hàng cũng như cả nền kinh tế. Khủng
hoảng thanh khoản trong hệ thống các TCTD tại nhiều nước trên thế giới bắt nguồn
đã dóng lên hồi chuông báo động cho cơ chế quản lý rủi ro thanh khoản còn bị xem
nhẹ. Một loạt các chính sách, các quy chuẩn mới được ban hành nhằm đổi mới và
thắt chặt an toàn công tác quản trị RRTK ở các ngân hàng trên toàn thế giới. Còn tại
Việt Nam, việc tăng cường nhận thức, đổi mới và phát triển hệ thống quản trị rủi ro
nói chung và RRTK nói riêng đã trở nên vô cùng cấp bách.
Trong thời gian vừa qua, vấn đề đảm bảo an toàn hoạt động đã và đang dần
được ban lãnh đão Eximbank quan tâm nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững, ổn định tình hình kinh tế vĩ mô. Trong xu thế chung của thế giới và của Việt
Nam, với định hướng của mình, đánh giá và củng cố lại công tác quản trị RRTK là
một việc nên làm và cần làm đối với Eximbank hiện nay. Xác định tầm quan trọng
của vấn đề, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn cao học “Quản trị rủi ro
thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank)”.
Mục đích nghiên cứu đề tài: Hệ thống hóa lý luận cơ bản về RRTK và quản
trị RRTK tại NHTM; phân tích thực trạng quản trị RRTK tại Eximbank. Từ đó đề
xuất một số giải pháp tăng cường quản trị RRTK tại Ngân hàng này.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro thanh
khoản và quản trị Rủi ro thanh khoản. Phạm vị nghiên cứu thực hiện tại Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2011, vì chưa có báo cáo
năm 2012 nên một số số liệu dừng ở 30/6/2012.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính,
báo cáo thường niên của Ngân hàng; tổng hợp tính toán, so sánh sự tăng giảm, mức
độ tăng giảm giữa các năm, tính toán các tỷ lệ từ dữ liệu thu thập được để có nhận
i
xét về vấn đề nghiên cứu;
Kết cấu của luận văn
Chương 1. Tổng quan về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản
trong Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất
nhập khẩu VIệt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu VIệt Nam
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH
KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Luận văn đưa ra một số khái niệm về RRTK và quản trị RRTK:
Khái niệm rủi ro thanh khoản:
Có nhiều ý kiến khác nhau về rủi ro thanh khoản, nhưng có thể tổng hợp lại và
nhìn từ góc độ NHTM, có thể hiểu: Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh từ trạng
thái mà NHTM không có được đủ vốn khả dụng – cung thanh khoản vào thời điểm
mà NHTM cần để đáp ứng cầu thanh khoản, trạng thái này tác động xấu tới uy tín,
thu nhập và khả năng thanh toán cuối cùng của NHTM.
Khái niệm quản trị RRTK
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các ngân hàng luôn ưa thích có được
một trạng thái thanh khoản ròng thích hợp sao cho vừa đảm bảo an toàn và vừa có
lợi nhuận là tối đa. Tuy nhiên công việc này không hề đơn giản, RRTK luôn tiềm ẩn
trong hoạt động thường ngày của ngân hàng. QTRRTK là quy trình tác động liên
tục, có chủ đích của các nhà quản trị ngân hàng lên các nguồn cung và nguồn cầu
thanh khoản nhằm đảm bảo các yêu cầu thanh toán, chi trả và yêu cầu cấp tín dụng
của ngân hàng với những hao tổn nhỏ nhất.
Quản trị RRTK NHTM là sự kết hợp khéo léo và bền chặt của 4 nội dung
chính bao gồm: Tổ chức QTRRTK, Nhận biết RRTK qua các tín hiệu thị trường,
Đo lường RRTK và Các biện pháp hạn chế và xử lý RRTK.
ii
Tổ chức QTRRTK: Quản trị RRTK nằm trong thể thống nhất của hệ thống
quản trị rủi ro và là một trong những hoạt động trọng tâm của quản trị tài sản–nợ
(ALM) tại NHTM. Do đó QTRRTK cần được thực hiện bởi các bộ phận sau: Hội
đồng quản lý rủi ro, Hội đồng quản lý tài sản-nợ (ALCO), Bộ phận ALM, Khối
Nguồn vốn, Bộ phận kiểm soát nội bộ.
Nhận diện RRTK: Điều tiên quyết để quản trị rủi ro là phải nhận diện được rủi
ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh
của ngân hàng bao gồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động.
Ngân hàng có thể nhận dạng được rủi ro thanh khoản thông qua việc tính toán các
tỷ lệ đảm bảo an toàn của mình, các chỉ số phản ánh tính thanh khoản so sánh với
thông lệ quốc tế, quy định của Ngân hàng trung ương và các NHTM khác có cùng
quy mô, địa bàn hoạt động. Ngân hàng cũng có thể nhận dạng RRTK qua các tín
hiệu của thị trường như: uy tín trong dân cư, giá trị cổ phiếu của NH trên thị trường,
các mức lãi suất ngân hàng đang sử dụng, giá tài sản ngân hàng bán ra, khả năng
đáp ứng nhu cầu vốn từ phía khách hàng, và tần suất và khối lượng vay từ NHNN.
Đo lường RRTK: Công việc lượng hóa RRTK một cách chính xác là một thử
thách lớn với các nhà quản trị. Tuy vậy, dựa vào một số các giả thuyết, các nhà
quản trị có thể ước lượng gần đúng mức độ rủi ro tại thời điểm nhất định bằng nhiều
công cụ khác nhau. Trong số đó, NH có thể lựa chọn một hoặc một nhóm các
phương pháp sau: Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, Phương pháp
tiếp cận cấu trúc nguồn vốn, Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống,
Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản, Phương pháp sử dụng thang đáo hạn
Kiểm soát – xử lý rủi ro thanh khoản: Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản
trị rủi ro. Đó là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các
hương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất,
những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng.
Sau khi đã theo dõi nhận biết dấu hiệu rủi ro, thực hiện đo lường RRTK tại
ngân hàng, các ngân hàng có trách nhiệm lựa chọn thực hiện các biện pháp đối đầu
phù hợp với RRTK. Quản trị thanh khoản tài sản nợ, Quản trị thanh khoản tài sản
iii
có, hay Quản trị thanh khoản phối hợp (tài sản và nợ).
Luận văn cũng đã khái quát về quản trị RRTK của một số ngân hàng lựa chọn
như NHTM cổ phần Sumitomo Mitsui (SMBC) Nhật Bản, NH Deustche Bank –
Đức, Tập đoàn tài chính Lloyds Banking Group – Anh, NH TMCP Á Châu (ACB),
từ đó rút ra một số bài học hữu ích cho các NHTM ở Việt Nam nói chung và
Eximank nói riêng.
Chương 2- THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT
của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt
động ngày 17/01/1990 và đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng
có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Số liệu tài chính cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng tài sản biến động liên tục
qua các năm và bình quân từ năm 2009 đến nay đạt 44%. Tốc độ tăng trưởng vốn chủ
sở hữu có xu hướng giảm. Nguyên nhân vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu do ngân hàng
sử dụng thặng dư vốn cổ phần của EIB để tăng vốn điều lệ và trả cổ tức cho cổ đông.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank trong những năm gần đây (từ
2009 -2011) khá tốt Eximbank duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao dần
qua các năm. Năm 2010 lợi nhuận trước thuế đạt 1.533 tỷ đồng, có mức tăng
55,1%, lợi nhuận sau thuế đạt 1.133 tỷ đồng, tăng 682 tỷ, tương ứng 60,2% so với
năm trước đó. Môi trường kinh doanh năm 2011 gặp khá nhiều khó khăn nhưng nhờ
sự vận dụng một cách linh hoạt và khéo léo các biện pháp nghiệp vụ thích hợp,
Eximbank đã tận dụng tốt các cơ hội đem lại lợi nhuận với kết quả lợi nhuận trước
thuế đạt 4.056 tỷ đồng, tăng 71% so với năm 2010, đạt 135% kế hoạch. Với mức lợi
nhuận trên, các chỉ số tài chính của Eximbank đã được cải thiện đáng kể. Tỷ suất lợi
nhuận/vốn chủ sở hữu tăng liên tục và đạt mức 20,39% năm 2011. Tỷ suất lợi
iv
nhuận/tổng tài sản ổn định ở mức 1,9%.
Các nhà quản trị Eximbank đã bước đầu quan tâm nhiều tới quản trị RRTK
thông qua việc cơ cấu, phân cấp, ủy quyền, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của
các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc quản lý khả năng chi trả, khả năng
thanh khoản. gồm Ủy ban về vấn đề quản lý rủi ro, Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Tài
sản Có (ALCO), Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính, Các khối liên quan (Khối
Khách hàng doanh nghiệp – KHDN, Khách hàng cá nhân – KHCN), Khối giám sát
hoạt động, Khối Công nghệ thông tin và Các đơn vị kinh doanh là Sở giao dịch, Chi
nhánh, Đơn vị trực thuộc.
Eximbank nhận diện RRTK của Ngân hàng thông qua việc xây dựng, theo dõi
các chỉ tiêu hạn mức đảm bảo thanh khoản trên cơ sở mức độ chấp nhận rủi ro của
Ngân hàng, đồng thời đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo
quy định của NHNN.
Bên cạnh đó, Hệ thống cảnh báo sớm được Eximbank xây dựng nhằm phát
hiện sớm việc sụt giảm khả năng chi trả đề đề ra các biệp pháp xử lý đồng thời đảm
bảo tuân thủ tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN. Khối Giám sát hoạt
động – phòng QLRR chịu trách nhiệm vận hành hệ thống và báo cáo hàng ngày.
Kết quả báo cáo sẽ được gửi cho Khối NQ-ĐTTC (cụ thể là phòng điều hành TSC-
TSN, phòng KDTT), đồng thời sẽ báo cáo cho ALCO theo định kỳ 2 tuần/lần.
Eximbank sử dụng phương pháp thang đáo hạn đo lường RRTK: Các phòng,
ban nghiệp vụ: Phòng đầu tư tài chính, Kế toán tổng hợp, Dịch vụ khách hàng, Tín
dụng thực hiện đăng ký nguồn vốn dự kiến sẽ thu về và nhu cầu sử dụng vốn trong
thời gian tới đối với nghiệp vụ của từng phòng, ban. Trên cơ sở số liệu đăng ký,
Phòng điều hành TSC-TSN (thuộc Khối Ngân quỹ – ĐTTC) thực hiện xây dựng
báo cáo cung cầu thanh khoản theo từng ngày và từng thời hạn nhất định, từ đó
lượng hóa RRTK của Ngân hàng, báo cáo Tổng giám đốc, ALCO quyết định các
biện pháp xử lý nhằm đảm bảo yếu tố an toàn thanh khoản bao gồm: Báo cáo theo
dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán của TSC và kỳ hạn phải trả của TSN của từng ngày
trong 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau, báo cáo cung – cầu thanh khoản và xác
v
định mức chênh lệch thanh khoản ròng theo các kỳ hạn.
Thang đáo hạn dạng rút gọn của tài sản và nợ của Eximbank tại ngày cuối
cùng của các năm từ 2009 đến năm 2011 và của quý 2 năm 2012 cho thấy về dài
hạn, Eximbank luôn có khả năng đáp ứng chi trả tuy nhiên lại luôn phải đối đầu với
RRTK trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, Eximbank cũng đã bắt đầu triển khai thực hiện mô hình Stress –
test, đây là chương trình thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản của Eximbank
trong điều kiện thanh khoản khác nhau thông qua việc sử dụng phương pháp mô
phỏng (simulation model). Mô hình này do Khối giám sát hoạt động chịu trách
nhiệm vận hành, phòng QLRR định kỳ báo cáo 2 tuần/lần trên cơ sở các giả định có
liên quan dựa theo điều kiện thanh khoản thực tế của Ngân hàng và thị trường.
Để thực hiện các chiến lược kiểm soát xử lý RRTK, Eximbank đã thực hiện các
biện pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, Eximbank chú trọng việc đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy định
của NHNN
Eximbank liên tục tăng vốn với mức tăng trên 17%/năm là để đảm bảo an toàn
cho hệ thống tài chính, tăng cường khả năng hoạt động của mình. Hệ số CAR của
Eximbank đều đã đạt được theo yêu cầu của NHNN.Tuy nhiên, hệ số CAR của
Eximbank lại giảm dần từ 26,8% năm 2009 xuống 17,79% năm 2010 và 12,94%
năm 2011. Điều này cho thấy, Eximbank đã tăng cường các hoạt động kinh doanh
nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhưng bên cạnh đó do hệ số vẫn thỏa mãn yêu
cầu của NHNN nên về mặt lý thuyết, Ngân hàng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống.
Thứ hai, Eximbank dự trữ thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản có tính
thanh khoản cao
Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản của EIB ngày càng được cải thiện,
tăng từ 24,34% năm 2009 lên 39,69% vào Quý 2/2012. Tỷ lệ khả năng chi trả (tổng
tài sản có khả năng thanh toán ngay trên tổng nợ phải trả) của EIB có xu hướng tăng
và luôn cao hơn mức quy định 15% của NHNN. So với một số ngân hàng cùng quy
mô tài sản trên tại thời điểm 30/6/2012, trạng thái tài sản thanh khoản của
vi
Eximbank hoàn toàn có lợi thế hơn, do đó, nguy cơ RRTK cũng phần nào thấp hơn.
Thứ ba, Eximbank đã bước đầu chuyển từ cơ chế quản lý vốn phân tán sang
cơ chế quản lý vốn tập trung nhằm quản trị RRTK tốt hơn
Với cơ chế này toàn hệ thống là một ngân hàng duy nhất, xóa bỏ cơ chế điều
vốn bằng tiền và cân đối vốn “thủ công”, chuyển sang áp dụng hệ thống định giá
chuyển vốn nội bộ để xác định thu nhập, chi phí vốn định kỳ của chi nhánh. Chi
nhánh không cần quan tâm tới việc tự tìm nguồn vốn để thanh toán tức là không cần
tự quản trị rủi RRTK.
Thứ tư, Eximbank thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn, tăng cường huy động
các nguồn vốn có tính ổn định cao
Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng có sự biến động qua các năm và tập
chủ yếu ở nhóm khách hàng cá nhân chiếm trên 60%. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn
của EIB chủ yếu tập trung ở tiền gửi có kỳ hạn chiếm 88% vào Quý 2/2012. Cơ cấu
tiền gửi của EIB đang có xu hướng giảm tiền gửi không kỳ hạn và tăng tiền gửi có
kỳ hạn. Hai nguồn cung vốn huy động chủ yếu của ngân hàng vẫn là tiền gửi của
khách hàng và tiền gửi, vay từ các TCTD khác. Lượng tiền gửi của khách hàng giữ
vai trò quyết định trong ổn định dòng vốn trong hoạt động kinh doanh của
Eximbank, tuy nhiên đang có xu hướng giảm tỉ trọng. Tỉ trọng tiền vay và tiền gửi
của các TCTD lại đang có xu hướng tăng thể hiện sự phụ thuộc vào thị trường 2
đang tăng lên, và cũng thể hiện nỗ lực đa dạng hóa nguồn vốn huy động của
Eximbank.
Thứ năm, Eximbank đa dạng hóa sử dụng vốn, tăng cường khả năng thu hồi vốn
đúng hạn
Trong danh mục tổng tài sản của EIB, hoạt động cho vay trên thị trường 1
và thị trường 2 chiếm đến hơn 70% tổng tài sản và vẫn là hoạt động chủ yếu của
ngân hàng. Tỷ trọng cho vay trên thị trường 1 trong cơ cấu tài sản đang có xu
hướng giảm trong khi tỷ trọng cho vay trên thị trường 2 có xu hướng tăng từ năm
2009 đến nay. Trong điều kiện thanh khoản của các ngân hàng nhỏ vẫn còn gặp khó
khăn, lãi suất trên thị trường giảm mạnh, với cơ cấu cho vay trên thị trường 2 quá
vii
lớn so với các ngân hàng khác trong cùng ngành, EIB có thể gặp rủi ro trong thanh
khoản.
Nhìn chung, kết quả của việc quản trị RRTK của Eximbank là khá tốt. Thanh
khoản của ngân hàng trong thời gian qua rất khả quan do khả năng huy động vốn tốt
với mức tăng trưởng vốn ổn định, đặc biệt là trong tình hình năm có nhiều ngân
hàng lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng, Eximbank vẫn dồi dào thanh
khoản và là một trong những nhà cho vay thường xuyên trên thị trường LNH . Cụ
thể các thành tựu của Eximbank trong việc triển khai QTRRTK như sau:
Eximbank đã xây dựng được cho mình một bộ máy quản trị rủi ro nói chung
và QTRRTK nói riêng với đầy đủ các cơ quan, đặc biệt là sự tham gia của cả ủy ban
quản trị rủi ro và ủy ban ALCO.
Eximbank đã ban hành chỉ số hạn mức thanh khoản của Ngân hàng, từ đó có
căn cứ theo dõi, nhận diện RRTK dựa trên việc đánh giá thực hiện các chỉ số này.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng xây dựng hệ thống cảnh báo sớm được thiết kế để
nhận dạng các mối lo ngại về thanh khoản ngay từ giai đoạn đầu.
Eximbank đã sử dụng thang đáo hạn và đã bước đầu triển khai xây dựng các
kịch bản thanh khoản). Quản trị RRTK theo kịch bản cũng hứa hẹn tăng tính chủ
động cho Eximbank trong việc đối phó với tình huống xấu.
Eximbank đã giám sát chặt chẽ tình hình thanh khoản, đảm bảo an toàn hoạt
động trong bối cảnh các NHTM chịu nhiều áp lực về thanh khoản do nguồn vốn
huy động sụt giảm trong các năm qua. Eximbank ý thức được tầm quan trọng của
việc bảo đảm an toàn hoạt động nên luôn duy trì các tỷ lệ này cao hơn quy định.
Eximbank đã chủ động duy trì một lượng tài sản thanh khoản gồm tiền mặt và
các khoản tiền gửi tại TCTD nhằm đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng kịp thời
trong trường hợp căng thẳng.
Bên cạnh đó, Eximbank đã và đang dần tạo cho mình thương hiệu thị trường về
cả huy động và tín dụng, thể hiện qua các kết quả huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn
trung và dài hạn. Eximbank có lợi thế về huy động vốn. Các nguồn này chủ yếu vẫn có
cơ sở là nguồn vốn huy động từ dân cư tương đối ổn định. Ngoài ra, MB đã thiết lập
viii
được mối quan hệ và tên tuổi tốt trên thị trường LNH tạo điều kiện cho ngân hàng có
thể vay vốn trên thị trường này dễ dàng và nhanh chóng hơn nếu cần.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản trị RRTK của Eximbank
vẫn còn những khó khăn, vướng mắc những hạn chế nhất định:
Mô hình QTRRTK đã được đề ra nhưng việc đưa vào thực tế hoạt động còn
chậm, và chưa được quan tâm như rủi ro tín dụng, Năng lực của cán bộ quản trị
RRTK còn nhiều bất cập.
Eximbank chưa xây dựng mô hình nhận diện RRTK qua các tín hiệu thị
trường. Việc tìm kiếm, thu thập thông tin và dữ liệu cho việc phân tích và dự báo
trong quy trình này cũng tồn tại như một thử thách đối với Eximbank.
Vai trò cũng như chất lượng hoạt động của quản trị tài sản – nợ nói chung và
trong QTRRTK nói riêng còn yếu, mức độ trưởng thành chủ yếu mới ở trình độ
phân tích khe hở truyền thống kết hợp với một số đặc điểm của của mức độ cao hơn
như dự báo dòng tiền
Mặc dù đã bước đầu xây dựng và vận hành mô hình Stress-test, tuy nhiên, mô
hình này vẫn có những hạn chế nhất định.
Ngân hàng chưa đa dạng hóa các tài sản “Có” nhằm giảm thiểu rủi ro do
Ngân hàng ưu tiên việc dự trữ tiền – tài sản “Có” và sử dụng tiền dự trữ này đáp
ứng nhu cầu thanh khoản của mình. Ngân hàng chưa lựa chọn cho mình chiến lược
quản lý thích hợp cho việc quản lý thanh khoản hàng ngày, dựa trên các phương
pháp tiếp cận tổng hợp của ngân hàng về thanh khoản bao gồm các mục tiêu định
tính và định lượng. Nguồn vốn huy động ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao, Cơ chế
quản lý vốn chưa hiệu quả.
Công tác dự báo và phân tích thị trường của Eximbank còn nhiều hạn chế,
Tính liên kết hệ thống giữa Eximbank và các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán
còn yếu, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh. Việc hoạt động trong môi trường thiếu
lành mạnh này có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đẩy Eximbank vào
RRTK trong tương lai.
ix
Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RRTK TẠI
NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK)
Quản trị RRTK là phải hoạt động quản trị lâu dài, thường xuyên và liên tục
hàng ngày. Một số giải pháp được đưa ra với Eximbank nhằm tăng cường quản trị
RRTK như sau:
Thứ nhất, Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro
Tăng cường nhận thức cũng như ý thức và sự chủ động của các ban quản lý
cấp cao trong việc quản trị rủi ro thanh khoản theo những chuẩn mực an toàn.
Tăng cường ý thức và năng lực của hệ thống quản trị tài sản – nợ trong việc
theo dõi và quản lý sự bất cân xứng của các danh mục tài sản và nợ trong bảng cân
đối, từ đó góp phần quản trị tốt rủi ro thanh khoản ngân hàng.
Gắn kết công tác QTRRTK với công tác quản trị các rủi ro khác đã, đang và sẽ
được Eximbank thực hiện quản lý bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (lãi suất
và tỉ giá) và rủi ro hoạt động.
Thứ hai, Giải pháp về chính sách quản trị RRTK
Eximbank cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách quản trị RRTK vững
chắc trên cơ sở kết hợp các chuẩn mực an toàn của NHNN (thông tư 13/2010/TT-
NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung) với điều kiện và định hướng cụ thể của
Eximbank.
Thứ ba, Nhóm giải pháp về nhận biết, đo lường và theo dõi RRTK.
Một là, Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và triển khai các thử nghiệm khả năng
chi trả và phân tích tình huống.
Eximbank nên tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và triển khai xây dựng các kịch
bản theo các nhóm kịch bản sau sao cho phù hợp nhất với mục tiêu của NH bao
gồm các kịch bản chuẩn, các kịch bản đặc biệt và đặc biệt là các nhóm kịch bản
kinh tế vĩ mô, kịch bản ngoài quy chuẩn.
Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời chi trả và các biện
pháp xử lý: ngoài việc cảnh báo thông qua các tỷ lệ đảm bảo thanh toán cần thiết
lập các cảnh báo đối với các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác. Cần chú ý là các quy trình,
x
cảnh báo này không ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng thanh khoản, song nó
có thể là chỉ báo sớm của nhiều rủi ro.
Hai là, Tiếp tục triển khai áp dụng cơ chế chuyển vốn nội bộ: Eximbank cần
thực hiện hiệu quả việc gắn kết giá mua bán vốn nội bộ với giá thị trường qua việc
thực hiện định giá mua bán vốn nội bộ có tính đến các chi phí quản lý rủi ro nói
chung và chi phí duy trì tài sản thanh khoản nói riêng.
Ba là, Thực hiện phân tích hành vi của tài sản và nợ
Dòng tiền vào và ra khỏi ngân hàng luôn có tính chu kì, tính mùa vụ và tính xu
hướng do đó qua việc thống kê các số liệu trong lịch sử của ngân hàng về lượng tiền
gửi và cho vay có thể dự đoán được những nguy cơ RRTK và lượng thanh khoản
cần trong các trường hợp đó.
Thứ tư, Nhóm giải pháp về kiểm soát – xử lý RRTK
Một là, Tiến hành xây dựng kế hoạch tài trợ dự phòng (CFP): Dựa vào kết
quả của các cuộc thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống, Eximbank
nên xây dựng hệ thống kế hoạch tài trợ dự phòng nhằm có kế hoạch cụ thể giảm
thiểu tổn thất và duy trì khả năng tài trợ cho hoạt động NH diễn ra trôi chảy khi
RRTK xảy ra theo từng tình huống đã được phân tích.
Hai là, Nâng cao chất lượng quản lý tài sản nợ
Tiếp tục tăng cường huy động vốn từ thị trường dân cư, đảm bảo mức tăng
trưởng huy động tiền gửi phù hợp với mức tăng trưởng tín dụng, tiếp tục thực hiện
đa dạng hóa nguồn vốn theo nhóm khách hàng, theo loại tiền và theo thời hạn, để
làm giảm sự nhạy cảm của tài sản nợ với các biến động của nền kinh tế.
Eximbank cần tiếp tục tham gia và tạo sự tín nhiệm trên thị trường LNH để
nắm chắc lợi thế có thể vay vốn hoặc chiết khấu giấy tờ có giá với NHNN và các
NH khác một cách nhanh chóng để đảm bảo thanh khoản. Tuy nhiên, Eximbank
không nên quá phụ thuộc vào nguồn vốn từ thị trường này và cần ước tính hạn mức
huy động vốn tối đa an toàn đối với thị trường này dựa vào khả năng của thị trường
trong điều kiện bình thường và trong điều kiện căng thẳng.
xi
Thứ năm, Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát
Eximbank nên chú trọng công tác giám sát và báo cáo trong nội bộ, nâng cao
vai trò và sự tham gia của Kiểm toán nội bộ đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định về
báo cáo lên NHNN
Thứ sáu, Nhóm giải pháp về nhân sự
Đào tạo và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có bằng cách liên tục hướng
dẫn và đào tạo đội ngũ nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình QTRRTK về tầm
quan trọng cũng như các quy trình quản trị theo các chuẩn mực và thông lệ mới
nhất. Yêu cầu ban quản lý lãnh đạo đặc biệt là những người có trách nhiệm trong
ALCO tự nâng cao kiến thức của bản thân về QTRRTK qua khóa đào tạo và các hội
thảo về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng nói riêng.
Bên cạnh đạo tại nhân lực hiện có, cũng cần có chính sách tuyển dụng và thu
hút nhân lực có trình độ và tạo môi trường làm việc tốt và chế độ đãi ngộ hợp lý để
giữ nhân lực.
Thứ bảy, Nhóm giải pháp về công nghệ
Cần có sự đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng về máy móc, trang thiết bị phụ trợ
việc truyền tin và thường xuyên theo dõi, nâng cấp theo yêu cầu. Xây dựng và phát
triển kho dữ liệu cho toàn Eximbank cũng như đóng góp cho hệ thống thông tin của
toàn hệ thống ngân hàng. Chú tâm vào việc phát triển công nghệ theo chiều sâu
bằng việc mua ngoài hoặc đầu tư nghiên cứu phát triển các phần mềm, tiện ích phù
hợp với yêu cầu của hoạt động theo dõi, đo lường và giám sát rủi ro thanh khoản,
đặc biệt phải kể đến các phần mềm hỗ trỡ hoạt động định giá chuyển nội bộ, tính
toán chênh lệch dòng tiền và hoạt động xây dựng, phân tích kịch bản .
Thứ tám, Nhóm giải pháp khác
Một là, Eximbank cần chú trọng nâng cao chất lượng QTRRTK dưới sự giúp
đỡ của các tổ chức tư vấn
Hai là, Thắt chặt mối quan hệ tương tác giữa NH và khách hàng: Eximbank cần
tiếp tục đẩy mạnh việc marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm gây dựng
niềm tin trong lòng dân chúng nói chung và các khách hàng nói riêng, thu hút khách
hàng mới và thỏa mãn khách hàng hiện tại, tạo ra nhóm khách hàng trung thành.
xii
Eximbank cần thực hiện công khai quy trình quản trị rủi ro nói chung và
QTRRTK nói riêng một cách chi tiết hơn trong báo cáo thường niên, không những
tạo điều kiện cho giới chức trách kiểm tra, giám sát mà còn tạo được niềm tin và
hình ảnh đẹp trong mắt dư luận. Ngoài ra, cần có những biện pháp nhanh chóng và
kịp thời để trấn an dư luận và khách hàng nếu có tin đồn thất thiệt hoặc thực sự có
căng thẳng thanh khoản xảy ra.
Ba là, Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và đẩy mạnh phối kết hợp
với các NH khác trên thị trường
RRTK là rủi ro hệ thống, do đó khi tham gia thị trường, đặc biệt là trong điều
kiện nền kinh tế như hiện nay, Eximbank cần thiết lập mối quan hệ bền chặt với các
NH khác, nhằm học hỏi trao đổi kinh nghiệm trong quản trị RRTK và góp phần
nâng cao tính bền vững của cả hệ thống, tham gia thị trường LNH một cách năng
động nhưng vẫn phải đặt an toàn chung lên đầu, Thực hiện giám sát các nguồn vốn
cho vay trên LNH một cách chặt chẽ, tránh tình trạng nhận tiền gửi từ chính khoản
vốn đã cho vay trên LNH gây mất an toàn cơ cấu tài sản – nợ và giảm hiệu quả việc
sử dụng vốn.
Học viên cũng đã đưa ra một số kiến nghị với chính phủ và NHNN để tạo điều
kiện cho Eximbank nói riêng và các NHTM khác nói chung có điều kiện tăng
cường quản trị RRTK.
xiii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÙI THỊ THU HƯỜNG
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU THẢO
HÀ NỘI, NĂM 2012
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh khoản và quản trị RRTK là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt
động của bất kỳ NHTM nào. Một khi RRTK xảy ra, tùy vào mức độ và sức lan
truyền, có thể làm ngưng trệ hoạt động của một hay nhiều ngân hàng, kéo theo cả cỗ
máy tài chính tại một hay nhiều nước. Chính vì ảnh hưởng lớn,vừa mang tính cục
bộ vừa mang tính toàn cầu của loại rủi ro này, quản trị RRTK trở thành một vấn đề
thường trực mang tính sống còn cho ngành ngân hàng cũng như cả nền kinh tế.
Trong hơn một thập kỉ qua, sự phát triển của thị trường tài chính cũng như
sự bùng nổ của thị trường xuyên quốc gia đã dần làm chuyển hóa bản chất của
RRTK trong ngành ngân hàng với xu hướng ngày càng phức tạp và nguy hiểm.
Khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống các TCTD tại nhiều nước trên thế giới bắt
nguồn từ sự gia tăng nợ xấu trong các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ
2007-2008 đã dóng lên hồi chuông báo động cho cơ chế quản lý rủi ro thanh khoản
còn bị xem nhẹ. Từ đó đến nay, một loạt các chính sách, các quy chuẩn mới được
ban hành nhằm đổi mới và thắt chặt an toàn công tác quản trị RRTK ở các ngân
hàng trên toàn thế giới.
Còn tại Việt Nam, căng thẳng thanh khoản năm 2008, cùng với diễn biến
trên thị trường nửa cuối 2010 cho đến nay đã cho thấy tầm quan trọng của quản trị
RRTK trong các NHTM. Việc tăng cường nhận thức, đổi mới và phát triển hệ thống
quản trị rủi ro nói chung và RRTK nói riêng đã trở nên vô cùng cấp bách.
Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh còn
nhiều bất ổn, tuy vậy, toàn hệ thống Eximbank đã từng bước vượt qua khó khăn
hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Eximbank đã trải qua chặng đường phát triển từ một
ngân hàng trung bình đến ngân hàng vững mạnh và nay đã trở thành một ngân hàng
lớn. Trở thành một trong những NHTM Cổ phần lớn, cơ hội & thách thức đối với
Eximbank là không nhỏ. Vấn đề đảm bảo an toàn hoạt động đã và đang dần được
ban lãnh đão Eximbank quan tâm nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, ổn
định. Trong xu thế chung của thế giới và của Việt Nam, với định hướng của mình,
1