Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN kinh nghiệm của bản thân sau khi dạy bài Mẹ hiền dạy con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.47 KB, 21 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngữ văn là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
chung của trường THCS. Tuy nhiên trong đó lấy văn bản làm ngữ liệu chính để
khai thác kiến thức về văn học, tiếng việt và tập làm văn, nhưng mỗi phân môn
đều có nét đặc trưng riêng của nó. Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến cái
đẹp, cái hay, nó mang đến cho mỗi chúng ta nhiều điều hiểu biết về con người,
về cuộc sống, cách sống, cách ứng xử , về những tâm tư, nguyện vọng Đúng
vậy, phần văn bản truyện trung đại được đưa vào học ở lớp 6 nó mang ý nghĩa
giáo huấn với con người về tình cảm, cách ứng xử
“ Mẹ hiền dạy con” là văn bản nói về bài học nói về bài học cách răn dạy con
cái sao cho nên người. Đây là phần văn bản mới được đưa vào học đầu cấp để
phù hợp với chương trình mới theo quan theo quan điểm tích hợp, bởi chương
trình bắt đầu từ văn bản tự sự, phương thức tự sự, ngữ liệu phải lấy từ văn bản
tự sự dân gian, tự sự trung đại Những tác phẩm được đưa vào học ở phần này
nói chung và văn bản “ Mẹ hiền dạy con ” nói riêng không phải là quá phức tạp ,
nhưng vấn đề đặt ra cần phải quan tâm ở đây là cách hướng dẫn, tổ chức của
giáo viên như thế nào cho phù hợp để từ đó mỗi học sinh tự khám phá, cảm thụ
được cái hay, cái đẹp, ý nghĩa sâu sắc của các vấn đề, sự việc được đưa ra trong
văn bản, bởi cách hướng dẫn tổ chức trọng tài, cố vấn cho học sinh là những yếu
tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến chất lượng học tập của các em.
Chính vì vậy việc dạy học là cả một quá trình lâu dài và không đơn giản chút
nào. Hơn nữa bản thân tôi là một giáo viên số năm công tác chưa nhiều, song
qua quá trình công tác, tìm tòi và học hỏi về đồng nghiệp, đúc rút từ thực tế tôi
có rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ nhưng rất thiết thực trong việc giảng
dạy một tiết Ngữ văn 6, bài “ Mẹ hiền dạy con ”( được trích từ “ Liệt nữ truyện
” của Lưu Hướng ở đời Hán ở Trung Quốc cổ đại.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG
1. Cơ sở lý luận
1
Trong chương trình Ngư Văn 6, phần văn bản truyện trung đại có nội dung


phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn
với truyện hiện đại. Ở đây vừa có loại truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật)
vừa có loại truyện gần với ký (ghi chép sự việc) , với sử (ghi chép chuyện thật).
Cốt truyện hầu hết đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn
ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của
nhân vật. Riêng truyện Mẹ hiền dạy con (trích Liệt nữ truyện) của Trung Quốc
tuy ra đời sớm hơn các truyện trung đại Việt Nam nhưng cũng tạm xếp vào cụm
bài gọi là “truyện Trung đại” vì cách viết giống nhau. Truyện ngắn gọn chỉ gồm
hai nhân vật là thầy Mạnh Tử (lúc nhỏ) và bà mẹ của thầy. Truyện diễn ra giữa
mẹ con thầy Mạnh Tử qua năm sự việc của thời thơ ấu. Giáo viên cần giúp học
sinh hiểu thái độ, tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của
bà mẹ thầy Mạnh Tử. Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời
trung đại.
2.Thực trạng giảng dạy
Sau đây là sự trình bày của tôi về việc nhận thức cùng các giải pháp đã thực
hiện ở các lớp.
Trước đây khi dạy bài này, giáo viên thường tổ chức theo trình tự như sau:
Sau khi hỏi bài cũ, giáo viên giới thiệu bài mới rồi đi vào khâu tiếp cân, tìm
hiểu văn bản
Trước hết về khâu đọc, hiểu văn bản, giáo viên hướng dẫn cách đọc cho HS
rồi gọi lần lượt 3 em đọc bài, cả lớp theo dõi. Sau khi học sinh đọc bài xong,
giáo viên chỉ nhận xét qua loa chưa cụ thể
Ở phần tìm hiểu nội dung văn bản: Tôi tiến hành khai thác dàn trải các sự
việc, không đặt mục tiêu cho từng phần. Việc liên hệ mở rộng kiến thức, vấn đề
có liên quan đến bài học giáo viên đã đưa ra nhưng còn hạn chế và đưa ra không
đúng lúc, đúng chỗ, làm cho học sinh còn lúng túng, mà vấn đề này đối với học
sinh khá trở lên lại rất cần thiết. Hơn thế nữa giáo viên chưa chú trọng tới đối
tượng học sinh để có câu hỏi phù hợp với từng đối tượng. Trong tiết dạy, giáo
2
viên cũng chưa kết hợp tốt các phương pháp để phát huy tính tích cực, sáng tạo

ở người học sinh, ở đây chủ yếu mới dùng phương pháp đàm thoại gợi mở bằng
câu hỏi. Cụ thể ở phần nội dung được khai thác như sau:
? Văn bản “ Mẹ hiền dạy con” có mấy sự việc? Em hãy nêu sự việc đầu tiên?
Sự việc thứ hai là gì ? Sự việc thứ ba là gì ? Vì sao cậu bé Mạnh Tử lại quyết
tâm chuyển nhà đến hai lần ? qua sự việc đầu em thấy vai trò của môi trường
sống có ảnh hưởng như thế nào đối với con người ?
Học sinh sẽ lần lượt nêu ba sự việc đầu và lí giải các vấn đề đưa ra, rồi giáo
viên nhận xét, tổng hợp ý kiến, bổ sung cho học sinh hiểu được: Môi trường
sống có tác động sâu sắc tới sự phát triển nhân cách con người( Đặc biệt là trẻ
em)
Sau đó tôi hỏi tiếp học sinh:
? Sự việc thứ tư là gì? Bà mẹ Mạnh Tử đã có suy nghĩ gì và hành động như thế
nào? Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động đó ? ở sự việc này đã đề cập
đến cách dạy con đối với các bà mẹ như thế nào ?
Sau khi học sinh nêu sự việc thứ tư và lí giải các vấn đề đã nêu trên, giáo viên
nhận xét, bổ sung ý kiến và chốt lại: Nói năng với trẻ không được tùy tiện,
không được nói dối, dạy chữ “Tín”, đức tính thật thà.
Tiếp tục tôi đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ và trả lời:
? Em hãy cho biết sự việc thứ năm ? Vì sao bà mẹ Mạnh Tử hành động như
vậy? Hành động đó thể hiện thái độ tính cách của bà mẹ Mạnh Tử khi dạy con
như thế nào ? Ý nghĩa của sự việc đó ?
Cho học sinh nêu sự việc và giải thích vấn đề đưa ra ở câu hỏi giáo viên nhận
xét bổ sung ý kiến và chốt lại những ý sau:
- Động cơ: Muốn con nên người
- Thái độ: Kiên quyết, dứt khoát
- Tính cách: Quyết liệt


Hướng con vào việc học tập chuyên cần để về sau trở thành bậc đại hiền.
3

Sau khi phân tích xong văn bản, giáo viên cho một học sinh đọc ghi nhớ ở SGK
rồi chuyển qua phần luyện tập: Trước hết giáo viên cho học sinh tìm những câu
tục ngữ, thành ngữ nói về ảnh hưởng của môi trường sống đối với con
người( Có thể tốt hoặc xấu)
Tiếp đó giáo viên cho học sinh làm các bài tập ở phần luyện tập trong SGK.
Học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên và nhận xét bổ sung ý kiến.
Với tiến trình tiết dạy ở lớp 6A như trên, tôi nhận thấy rằng” Tiết dạy đã phát
huy được sự sáng tạo trong khả năng của học sinh nhưng chưa đồng bộ, chưa
thực sự gây hứng thú ở người học. Số học sinh xây dựng bài còn hạn chế, nhiều
em chưa hiểu sâu sắc về nội dung ý nghĩa văn bản. điều đó được thể hiện ở kết
quả bài trắc nghiệm sau tiết dạy:
Qua kết quả trắc nghiệm cho thấy tỉ lệ học sinh giỏi không có, tỉ lệ học sinh
khá quá ít ỏi, mà học sinh yếu kém chiếm tỉ lệ cao. Phải chăng tiến trình bài dạy
theo phương pháp trên chưa phù hợp với các em, chất lượng còn thấp. Chính
khả năng lĩnh hội kiến thức của các em còn quá thấp làm cho tôi thật sự lo lắng,
băn khoăn, trăn trở, tự dằn vặt lương tâm và đặt ra câu hỏi cho mình suy nghĩ:
Bây giờ mình phải làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong tiết dạy?
Làm thế nào để nâng cao chất lượng ở người học? đó là những vấn đề đặt ra với
bao nhiêu suy nghĩ về sự thiếu sót qua tiết dạy để tìm ra giải pháp khắc phục có
hiệu quả hơn.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. GIẢI PHÁP MỚI
Xuất phát từ nhận thức và htực trạng nói trên, là một giáo viên chưa có nhiều
kinh nghiệm và cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhưng bản thân tôi
cũng đã cố gắng học hỏi đồng nghiệp, tìm hiểu qua sách báo, đúc rút từ thực tế.
Sau đây tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân sau khi dạy bài “
Mẹ hiền dạy con”
Để tiết dạy văn bản “Mẹ hiền dạy con” có hiệu quả, học sinh hiểu bài ta cần đi
trình tự những bước như sau:
4

Trước hết về khâu chuẩn bị: Đối với giáo viên cần có thời gian tham khảo, học
hỏi, nghiên cứu kỹ bài giảng, chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối
tượng học sinh, phóng to tranh trong sách giáo khoa.
Đối với học sinh: Giáo viên hướng dẫn kỹ cho các em đọc kỹ văn bản và trả lời
câu hỏi ở phần Đọc- hiểu văn bản. Trên cơ sở đó giáo viên sẽ khơi sâu phát triển
việc cảm thụ đúng đắn và loại trừ đi những suy nghĩ ban đầu còn lệch lạc của
học sinh về văn bản.
Như vậy chúng ta đã biết, con đường khám phá văn bản, trước hết là khâu
đọc. Đọc diễn cảm, sáng tạo là khâu cần thiết không chỉ với tư cách một biện
pháp khêu gợi tưởng tượng độc giả mà còn là một phương pháp phân tích. Đọc
để năm bắt được giọng điệu,cảm xúc tác giả, để phát huy ý đồ nghệ thuật của tác
giả. ở đây trước khi cho học sinh đọc, giáo viên nêu yêu cầu đọc đối với văn bản
này cần phân biệt giọng của bà mẹ khi nói với mình, khi nói với con. Và gọi ba
học sinh lần lượt đọc văn bản, sau đó cho học sinh khác nhận xét cách đọc của
bạn rồi giáo viên nhận xét, đọc mẫu một đoạn.
Để học sinh kể diễn cảm câu chuyện này, giáo viên hướng dẫn các em kể phải
chú ý tới tâm trạng, giọng điệu của nhân vật chính – Người mẹ. Mỗi sự việc xẩy
ra đều biểu hiện qua giọng điệu, thái độ và hành động khác nhau.
Tiếp đó tôi cho học sinh tìm hiểu cấu trúc văn bản, trong phần này tôi sẽ tích
hợp với phân môn Tiếng Việt ở việc giải nghĩa từ, khái niệm về tính từ qua việc
xác định từ loại của từ
“ Chuyên cần”. Tích hợp với phân môn Tập làm văn ở thứ tự kể và ngôi kể.
Sang phần tìm hiểu nội dung văn bản, ở tiết này tôi không phân tích dàn trải như
tiết trước mà tôi sẽ phân mục cụ thể: ở ba sự việc đầu sau khi phân tích giúp học
sinh rút ra mục 1: Dạy con bằng cách chuyển nơi ở. Sau khi tìm hiểu hai sự việc
bốn và năm học sinh rút ra mục 2: Dạy con bằng cách ứng xử hàng ngày trong
gia đình. Để từ đó các em dễ dàng cảm thụ được sâu sắc ý nghĩa của văn bản và
rèn được năng lực khái quát vấn đề cho các em.
5
Để học sinh nắm vững nội dung trên và hứng thú trong học tập, giáo viên

phải sử dụng kết hợp tốt các phương pháp. Trong đó phương pháp đàm thoại gợi
tìm bằng một hệ thống câu hỏi phù hợp chiếm một vị trí xứng đáng trong một
quá trình lên lớp. Phương pháp này có những khả năng riêng biệt mà các
phương pháp khác khó có được. Bằng con đường giáo viên hướng dẫn, nêu lên
những vấn đề, đặt ra những câu hỏi gợi mở, đàm thoại tạo cho lớp học một
không khí tự do tư tưởng, tự do bộc lộ những nhận thức trực tiếp của mình trước
tập thể: Mạch kín của giờ dạy được thực hiện dễ dàng. phương pháp này phù
hợp với nêu vấn đề phát triển tư duy của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cần sử
dụng thêm phương pháp giảng bình(Ví dụ: bình về người mẹ Mạnh Tử qua ba
sự việc đầu) sẽ làm cho giờ học mang màu sức cảm xúc văn học rõ rệt: Giúp
học sinh biết rung cảm trước cái đẹp, cái hay Hiểu biết đúng đắn , sâu sắc hơn
về văn bản. Việc sử dụng tranh minh họa để tái hiện lại sự việc năm trong bài
học cũng rất cần thiết gây được ấn tượng lạ cho học sinh.
Cùng với việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp trên, giáo viên cần phải
nắm vững các đối tượng học sinh( giỏi, khá, trung bình, yếu, kém) để có hệ
thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt giáo viên nên đưa ra một vài
câu hỏi cho học sinh thảo luận, nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh được hoạt
động đều, được tự do bộc lộ suy nghĩ, nhận thức của mình về vấn đề giáo viên
đưa ra, giờ học sôi nổi có chất lượng.
Trong mỗi phần nội dung được khai thác, giáo viên cần cho học sinh tìm thêm
một số câu tục ngữ, thành ngữ có ý nghĩa liên quan đến bài học hoặc giáo viên
kể câu chuyện có nội dung tương tự để mở rộng kiến thức giúp học sinh hiểu
sâu hơn về văn bản.
Sau khi phân tích toàn bộ sự việc, giáo viên phải đặt câu hỏi để học sinh khái
quát lại ý nghĩa và đặc điểm nghệ thuật của văn bản.
Cụ thể tôi tiến hành tiết dạy này ở lớp 6B như sau:
2.Giáo án minh họa
I. Mục tiêu bài học
6
Giúp học sinh:

- Hiểu thái độ, tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà
mẹ Mạnh Tử. Đề cao tấm lòng về mẹ trong việc dạy con thành người: khẳng
định sự thành đạt của con, không tách rời cách dạy dỗ đúng đắn của cha mẹ.
- Hiểu cách viết truyện gần với cách viết ký, viết sử ở thời Trung đại: Dùng
chuyện người thật, việc thật để giáo huấn (Truyền dạy điều tốt)
- Tích hợp với Tiếng Việt ở khái niệm tính từ, Với tập làm văn ở kỹ năng viết
bài văn sáng tạo ngắn.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ:
? Kể lại truyện” Con hổ có nghĩa” và nêu ý nghĩa của truyện ?
? Nêu đặc điểm của truyện Trung đại ?
Học sinh trả lời Học sinh khác nhận xét Giáo viên nhận xét bổ
sung
Hoạt động 2: Giáo viên giới thiệu bài mới
Là người mẹ, ai chẳng nặng lòng thương yêu con, muốn con nên người, nhưng
khó hơn nhiều là cần biết cách dạy con, giáo dục con sao cho có hiệu quả. Mạnh
Tử sinh năm 372 và mất năm 289 TCN là một nhà hiền triết lỗi lạc của Trung
Hoa thời chiến quốc - Người nối theo Khổng Tử phát triển và hoàn chỉnh Nho
giáo. Sở dĩ trở thành bậc đại hiền chính là nhờ công lao giáo dục, dạy dỗ của bà
mẹ. Sách “Liệt nữ truyện” cổ xưa có nhắc tới bà qua bài “ Mẹ hiền dạy con” mà
tiết học này cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 3 I . Đọc- Hiểu văn bản
Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Phân biệt
giọng của bà mẹ khi nói với con, khi
nói với mình.
Khi kể cần chú ý giọng điệu tâm
trạng của người mẹ: ở hai đoạn đầu thể
- Đọc
- Kể
7

hiện với giọng điệu băn khoăn, không
yên tâm của bà mẹ. ở đoạn 3 giọng nhẹ
nhàng như trút được mối lo âu về con.
ở đoạn thứ 4 thể hiện với giọng điệu ân
hận, sau đó hành động dứt khoát. ở
đoạn thớ 5: Giọng điệu kiên quyết dứt
khoát.
- Giáo viên gọi một học sinh kể lại
truyện.
- Giáo viên nhận xét cách kể của học
sinh và bổ sung.
- Giáo viên: “Mẹ hiền dạy con” là một
truyện trong sách “ Liệt nữ truyện”
(Truyện về các bậc liệt nữ) : liệt nữ:
Người đàn bà có tiết nghĩa, có khí
phách anh hùng của Trung Quốc xưa.
? Dựa vào chú thích ở sách giáo khoa
và sự hiểu biết của mình em hiểu gì về
Mạnh Tử?
- Giải nghĩa từ khó.
- Mạnh Tử tên là Mạnh Kha,thuộc tỉnh
Sơn Đông – Trung Quốc - là một
học trò của Tử Tư, cháu của
Khổng Tử. Mạnh Tử là một bậc
hiền triết nổi tiếng của Trung
Hoa thời chiến quốc được các
nhà nho suy tôn là Á Khánh (Vị
thánh thứ hai) sau Khổng Tử.

Thầy: Mạnh Tử, Khổng Tử

Tử Con: Thiên tử
Chết: Sinh tử, bất tử
8
? Từ “Tử” được hiếu với những nghĩa
nào ? Lấy ví dụ?
? Em hãy giải nghĩa từ” Chuyên cần”?
Nó thuộc từ loại gì ?
? Truyện này được kể theo ngôi thứ
mấy và kể theo trình tự nào ?
? Truyện có mấy sự việc?

Giáo viên: Nội dung và ý nghĩa của
các sự việc đó như thế nào ta chuyển
sang phần II.
Hoạt động 4:
GV: Ở tiết học trước tôi tiến hành khai
thác dàn trải các sự việc không đặt
mục tiêu cho từng phần làm cho học
sinh còn lúng túng không phát huy
được tính tích cực sáng tạo trong tiết
học. Còn ở tiết dạy thể nghiệm này tôi
không phân tích dàn trải như tiết trước
mà tôi sẽ phân mục cụ thể theo cách
quy nạp: ở ba sự việc đầu sau khi phân
tích giúp học sinh rút ra mục 1: Dạy
con bằng cách chuyển nơi ở. Sau khi
tìm hiểu hai sự việc 4 và 5 học sinh rút
ra mục 2: Dạy con bằng cách ứng xử
Một phần tử nhỏ của vật chất:
Nguyên tử, phân tử


Chuyên cần: Chăm chỉ làm việc


thuộc tính từ.
- Ngôi thứ 3.
- Thứ tự kể: Theo mạch thời gian và sự
việc.
- Có năm sự việc.
II. Tìm hiểu nội dung văn bản.
9
hằng ngày trong gia đình. Để từ đó các
em dễ dàng cảm thụ được sâu sắc ý
nghĩa của văn bản và rèn được năng
lực khái quát vấn đề cho các em.
Sau đay là sự trình bày cụ thể của tôi
về tiết dạy:
? Em hãy cho biết sự việc đầu tiên là
gì?
? Sự việc thứ hai là gì ?
? Sự việc thứ ba là gì ?
? Tại sao khi ở cả hai môi trường gần
nghĩa địa, gần chợ bà mẹ đều nói” Chỗ
này không phải chỗ con ta ở được”
? Khi dọn nhà đến gần trường, qua
hành động của người con, bà mẹ vui
lòng nói “ chỗ này là chỗ con ta ở được
đây” em có nhận xét gì về môi trường
sống nơi này?
? Qua ba sự việc trên, em thấy Mạnh

Tử có điều gì đáng lưu ý?
? Vì sao Mạnh Tử ở đâu cũng bắt
chước cách sống ở đó ?
1.
- Nhà ở gần nghĩa địa. Mạnh Tử bắt
chước đào, chôn, lăn, khóc.
Mẹ dọn nhà đến gần chợ.
- Mạnh Tử bắt chước nô nghịch buôn
bán điên đảo. Mẹ dọn nhà đến
gần trường.
- Mạnh Tử bắt chước học tập lễ pháp.
Mẹ vui lòng.
- Vì môi trường ở đây không phù hợp.
Cuộc sống hai nơi này dễ ảnh
hưởng xấu đến tính nết Mạnh
Tử. Mạnh Tử còn nhỏ dễ bắt
chước thói hư tật xấu ở hai nơi
này.
- Môi trường sống phù hợp: Sống gần
trường học đã ảnh hưởng tốt đến
tính nết Mạnh Tử ( Bắt chước lễ
phép, học hành)
- Tính bắt chước.
- Vì trẻ em có tính hiếu động, bắt
chước, tư duy độc lập chưa phát triển,
còn làm theo vô ý thức.
- Vì con( Mạnh Tử)
- Bà hiểu được tính tình của Mạnh
10
? Vậy bà mẹ Mạnh Tử đã hai lần dời

nhà là vì con hay vì chỗ ở?
? Tại sao các quyết định dời nhà lại vì
con ?
? Ở ba sự việc này, em có nhận xét gì
về phương pháp giáo dục con của bà
mẹ Mạnh Tử?
? Tại sao bà mẹ không dùng lời nói để
khuyên răn con hay nghiêm cấm con
mà lại chọn cách chuyển nhà vừa phức
tạp vừa tốn kém? và phương pháp đó
nếu đặt vào hoàn cảnh bây giờ liệu có
đem lại hiệu quả hay không? Vì sao?
- Học sinh thảo luận nhóm, đại diện
nhóm trả lời ý 1, giáo viên nhận xét và
nhấn mạnh.
Về phần liên hệ cho học sinh đưa ra
một số ý kiến, giáo viên nhận xét và bổ
sung ý kiến của học sinh.
? Qua đó em thấy vai trò của môi
trường sống có tác động như thế nào
tới sự phát triển của con người?
? Như thế, vấn đề đặt ra cho công tác
giáo dục tốt cho bà mẹ là gì?
? Vậy các em hãy tìm một vài câu tục
Tử( Hiếu động, bắt chước), hiểu
được tác động của hoàn cảnh tới
tính cách trẻ thơ( Có thể tốt hoặc
xấu)
- Thương con, lo cho tương lai của
con.

- Bằng thực hành – hành động( dọn
nhà)
- Vì đây là phương pháp tối ưu nhất để
ngăn ngừa triệt để các tính cách
xấu của trẻ con. Do đó phải đưa
đối tượng giáo dục hòa vào môi
trường sống phù hợp với nó bằng
cách chuyển chỗ ở.
- Môi trường sống có tác động sâu sắc
tới sự hình thành và phát triển
nhân cách con người.
- Lựa chọn môi trường sống có lợi
nhất.
11
ngữ, thành ngữ có ý nghĩa trên?
Học sinh tìm ví dụ
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
? Từ ba sự viêc trên , em thấy bà mẹ
Mạnh Tử dạy con bằng cách nào?
Giáo viên nói: Đó chính là tiêu mục
một của bài học và giáo viên ghi tiêu
mục đó lên bảng ở phần 1
=> Dạy con bằng cách chuyển nơi ở.
Giáo viên: Qua phương pháp giáo dục con ở ba sự việc đầu cho ta thấy Mạnh
Mẫu rất quan tâm đế con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của
con. Muốn con thành ngừơi tốt trước hết cần phải tạo cho con một môi trường
sống trong sạch, môi trường học tập tốt cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực,
rất tiến bộ.
- Ngoài việc dạy con bằng cách chuyển

nơi ở, bà mẹ Mạnh Tử còn dạy con
bằng cách nào nữa, ta sẽ tìm hiểu tiếp ở
sự việc 4 và sự việc 5
- Giáo viên gọi một học sinh đọc từ
“Một hôm, thầy Mạnh Tử thấy ” cho
đến hết
? Sự việc thứ tư là gì?
? Với câu nói đùa , bà mẹ đã có hành
2.
-> Thấy nhà hàng xóm giết Lợn
Mạnh Tử: “Người ta giết Lợn để làm
gì thế?”
Mẹ: Nói đùa: “Để cho con ăn đấy”
->Nhận ra sai lầm về phương pháp dạy
con, bà hối hận: “Ta nói lỡ mồm rồi” –
12
động và suy nghĩ như thế nào?
? Đó có phải là việc nuông chiều con
không?
? Qua đó em có nhận xét gì về suy nghĩ
và hành động của bà mẹ?
Mạc Tử.
? Từ việc này, các bà mẹ đã rút ra được
bài học gì trong việc dạy con?
Giáo viên kể cho HS nghe câu chuyện
về mẹ con Tăng Sâm: (Ngày còn bé,
một hôm mẹ đi chợ, Tăng Sâm đòi đi
theo.
Mẹ dỗ: “ở nhà mẹ đi chợ mua cho
miếng gan Lợn mà ăn.”

Ra chợ không còn gan Lợn để mua.
Về nhà để giữ chữ “tín” với con bà mẹ
đã mổ Lợn nhà lấy một miếng gan cho
con ăn)
? Vì sao các bà mẹ lai quan tâm dạy
con chữ “tín” đức tính thật thà
? Từ ý nghĩa đó em hãy tìm một số câu
tục ngữ thành ngữ có ý nghĩa tương tự?
- HS tìm chẳng hạn
- Lời nói đi đôi với việc làm
> Vô tình dạy con nói dối.
-> Mua thịt cho con ăn.
- Hành động bắt buộc “chữa
cháy”không có nghĩa nuông chiều con.
- Suy nghĩ của bà thật sâu sắc, chín
chắn, thấu lý đạt tình, ý thức rõ việc
làm cần thiết: Giữ uy tín với con, tính
trung thực sẽ được củng cố và phát
triển trong tâm hồn con người.
-> Không nói năng tùy tiện với con,
dạy con chữ “tín”, tính trung thực
Vì đây là đức tính đáng quý của mỗi
con người
13
- Nói một làm một nói một làm hai
- GV: các em chú ý đoạn chuyện còn
lại GV treo bức tranh và hỏi:
? Cảnh trong bức tranh đã dựng lại sự
việc thứ mấy ? Đó là sự việc gì
? Động cơ nào khiến bà mẹ Mạnh Tử

hành động như vậy?
? Tại sao bà mẹ lại không dùng lời nói
mà dùng hành động?
- HS thảo luận trả lời, GV nhận xét,
nhấn mạnh.
? Hành động đó đã thể hiện thái độ và
tính cách của bà mẹ khi dạy con như
thế nào?
? Lời nói và hành động của bà mẹ đã
đem lại hiệu quả ra sao?
? Người kể chuyên đã bình luận thầy
Mạnh tử trở thành một bậc đại hiền ra
sao?
- Sự việc thứ năm: Mạnh Tử bỏ học về
nhà chơi: Mẹ cắt đứt tấm vải đang dệt
trên khung.
- Động cơ: Thương con muốn con nên
người.
- Bà không muốn giảng giải dài dòng
hay khuyên răn con, đó là những biện
pháp quen thuộc ít đem lại hiệu quả.
- Dùng hành động lạ thường này, là
một biện pháp quyết liệt, bất ngờ, vừa
cụ htể, dễ hiểu, vừa kiên quyết nhất
định tác động mạnh mẽ tới đứa
con,khiến con thấm thía lâu. Đó là một
bài học sâu sắc, lời phê bình nghiêm
khắc về khuyết điểm con vừa mắc
phải.
- Thái độ: Kiên quyết, dứt khoát,

không một chút nương tay.
- Tính cách: Quyết liệt.
Mạnh Tử học tập rất chuyên cần và
trở thành một bậc đại hiền.
- “Thế chăng là nhờ có công lao giáo
dục của bà mẹ hay sao”.
- Rất quan trọng.
14
? Qua kết quả giáo dục của bà mẹ và
lời bình của người kể chuyện ta thấy
được vai trò của giáo dục như thế nào?
? Từ sự việc 4 và 5 cho ta thấy bà mẹ
đã dạy con bằng cách nào?
- Giáo viên nói: Đó chính là mục 2 mà
chúng ta đã rút ra hai sự việc 4, 5 và
giáo viên ghi lên bảng tiêu mục 2.
Hoạt động 5:
? Qua năm sự việc trên cho thấy bà mẹ
Mạnh Tử là người như thế nào?
? Phương pháp giáo dục của bà mẹ
Mạnh Tử giúp người đọc rút ra được
những bài học gì trong cách dạy con?
? Truyện “Mẹ hiền dạy con” có mang
những đặc điểm của truyện Trung đại
hay không? đó là những đặc điểm gì ?
? Điểm khác với truyện “Con hổ có
nghĩa” đó là gì ?
- Truyện “Mẹ hiền dạy con” không
nghiêng về tính hư cấu tưởng tượng mà
gần với ký (Ghi chép sự việc) và sử

=> Dạy con bằng cách ứng xử hàng
ngày trong gia đình.
III. Tổng kết:
- Bà mẹ Mạnh Tử: Thông minh, khéo
léo, tinh tế,kiên quyết trong giáo dục
con.
- Tạo cho con một môi trường sống tốt
đẹp.
- Dạy con vừa có đạo đức, vừa có học
hành.
- Thương con nhưng không nuông
chiều con, ngược lại rất kiên quyết.
- Cốt truyện đơn giản, nội dung mang
tính giáo huấn, nhân vật được miêu tả
chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của
người kể và hành động, ngôn ngữ đối
thoại của nhân vật.
- Câu chuyện gần với sử ký.
- Ghi nhớ: ( SGK trang 153)
15
(chép chuyện thật)
GV gọi một học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 6:
IV Luyện tập.
Bài tập 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng mà em cho là đầy
đủ nhất.
Phương pháp giáo dục của bà mẹ Mạnh Tử giúp người đọc rút ra được bài học
về cách dạy con là:
A. Tạo cho con môi trường sống có lợi
B. Dạy con vừa có đạo đức, vừa có chí học hành

C. Thương con nhưng không muốn nuông chiều con mà ngược lại rất kiên
quyết
D. Cả 3 phương án trên
Học sinh làm giáo viên thu phiếu, gọi một học sinh lên chữa – Giáo viên nhận
xết và khẳng định đáp án D là đúng.
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập
? Từ truyện mẹ con Mạnh Tử xưa, em
có suy nghĩ gì về đạo làm con của
mình?
HS suy nghĩ, trả lời, giáo viên chốt lại.
Bài tập 2:
- Thấy được sự hy sinh của cha mẹ.
- Thấy sự quan tâm chăm sóc sẵn sàng
hi sinh tất cả cho con.
- Phải cố gắng học hành, không ham
chơi bời lêu lổng.
Họat động 7: Củng cố và dặn dò.
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung, ý nghĩa của bài học.
- Về nhà: + Học thuộc lòng ghi nhớ, làm bài tập
+ Soạn bài: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”.
Sau khi áp dụng thực hiện giải pháp mới đã nêu trên tôi đã nhận thấy rằng: Số
học sinh nắm vững bài và hiểu bài nhiều hơn, học sinh hứng thú học hơn, số
học sinh phát biểu, xây dựng bài chiếm tỉ lệ 3/4 số học sinh trong lớp làm cho
16
không khí tiết học sôi nổi hẳn lên. Bên cạnh đó, số học sinh được giáo viên chỉ
định trả lời câu hỏi cũng trả lời đúng. Điều đáng chú ý hơn nữa là khâu thảo
luận nhóm thao tác các em nhanh, sôi nổi đưa ra câu trả lời chính xác. Như vậy
tiết dạy này đã phát huy được tính tích cực, bổ sung sáng tạo của học sinh một
cách đồng bộ có chất lượng, đem lại hiệu quả cao.
C. KẾT LUẬN

1. Kết luận
Sau khi khai thác bài học ở hai lớp cùng lực học ngang nhau, theo hai cách dạy
khác nhau thì tôi tiến hành cho các em làm bài tập sau đề thấy được hiệu quả
giảng dạy theo cách quy nạp như tôi đã thể hiện ở lớp 6B.
Bài tập 1: Giáo viên đưa ra bài tập trắc nghiệm.
( Phát phiếu học tập cho các em làm bài)
? Hãy khoanh tròn chữ cái ở đầu lời nhận xét đúng nhất về truyện “Mẹ hiền dạy
con”.
A.Truyện thể hiện tình thương của người mẹ đối với đứa con.
B.Truyện thể hiện lòng kính yêu của con đối với mẹ.
C.Truyện đề cao tình nghĩa mẫu tử thiêng liêng.
D. Truyện nêu lên những bài học sâu sắc về việc dạy con sao cho nên người.
Học sinh làm giáo viên thu phiếu, gọi một học sinh lên chữa- Giáo viên nhận
xét và khẳng định đáp án D là đúng
Bài tập 2: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh tử đang
ngồi dệt vải thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt
trên khung.
- Học sinh suy nghĩ, rồi trả lời
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Cho học sinh về nhà viết thành một đoạn văn ngắn.
Đáp án:
Ngày xưa dệt một tấm vải phải có sự kiên trì, phải chăm chú và rất lâu mới có
sản phẩm. Vải là mặt hàng quý hiếm và đắt giá.
17
- Cắt đứt, phá hỏng một sản phẩm tốn rất nhiều công sức và có giá trị ai chẳng
tiếc. Vậy mà mẹ Mạnh Tử đã làm như vậy để gây ấn tượng mạnh mà răn dạy
con.
- Đang đi học mà bỏ về nhà chơi cũng giống như tấm vải đang dệt bị cắt ngang
phũ phàng.
- Dùng hành động kiên quyết để đứa con hiểu thấm thía một điều nếu nói bằng

lời thì rất dài dòng và khó hiểu
Loại
Kết quả lớp 6A – Tổng số 25
HS
Kết quả lớp 6B – Tổng số 27
HS
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Giỏi 0 0 5 18.5
Khá 5 20 15 55
Trung bình 13 52 5 18.5
Yếu 5 20 2 7
Kém 2 8 0 0
Qua kết qủa bài tập cho thấy tỷ lệ học sinh sau khi tiếp thu bài theo cách dạy
quy nạp kết quả tăng lên rõ rệt so với cách dạy trước ở lớp 6A, học sinh tích cực
tiếp thu bài hơn, học sôi nổi hơn so với tiết học trước.
Nhìn vào kết quả trên tôi thấy được đây là một thành công tuy không lớn
nhưng đã phần nào xoa dịu nỗi lo lắng, băn khoăn, sự dằn vặt trong lương tâm
tôi và điều đáng nói ở đây là nó góp phần vào việc nâng cao chất lượng của tiết
dạy và học lên rõ nét, giúp học sinh có hứng thú học, ý thức tìm tòi, sáng tạo,
nâng cao kiến thức. Với người hướng dẫn, tổ chức, trọng tài, cố vấn (Giáo viên)
góp phần từng bước hoàn thiện phương pháp đúng đặc trưng bộ môn. Qua tiết
dạy trên tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau
2. Bài học kinh nghiệm
Qua tiết dạy mà tôi đã dành nhiều thời gian trăn trở suy nghĩ, nghiên cứu tôi
đã rút ra được một vài kinh nghiệm để dạy tốt văn bản “ Mẹ hiền dạy con” như
sau:
- Người giáo viên phải nắm chắc các đối tượng học sinh để giáo viên có cách
hướng dẫn, tổ chức, có hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng để phát huy
tính tích cực ở người học sinh một cách đồng bộ, giúp các em phát hiện ra được
18

vấn đề cốt lõi, thâm nhập, cảm thụ văn bản một cách dễ dàng hơn, hiểu sâu sắc
hơn ý nghĩa của văn bản.
- Bước đầu giúp học sinh cảm thụ tốt văn bản bằng việc đọc, kể giáo viên phải
hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về cách đọc, kể. Đối với văn bản này, đọc phải phân
biệt được giọng của bà mẹ khi nói với mình, khi nói với con, kể phải thể hiện
giọng điệu tâm trạng của người mẹ ở từng sự việc để học sinh thấy được bà mẹ
Mạnh Tử dù ở mọi hoàn cảnh nào bà đều theo dõi, quan tâm, lo lắng cho tương
lai của con và những suy nghĩ về phương pháp dạy con sao cho nên người.
- Dạy văn bản này, giáo viên nên đặt tiêu mục. Trước hết giáo viên hướng dẫn,
tổ chức cho học sinh tìm hiểu ba sự việc đầu rồi rút ra tiêu mục 1 và tìm hiểu
tiếp hai sự việc 4, 5 để rút ra mục 2.
- Trong phần khai thác nội dung, giáo viên phải sử dụng nhuần nhuyễn linh hoạt
các phương pháp phù hợp. Ngoài phương pháp gợi mở, giáo viên cần bình giảng
những chi tiết sự việc hay nhất trong bài để gây hứng thú cho học sinh, đem lại
hiệu quả cho tiết dạy.
- Sử dụng tranh minh họa để tái hiện lại sự việc thứ 5 nhằm gây ấn tượng lạ cho
học sinh nhớ lâu hơn bài học. Nêu những vấn đề có liên quan, liên hệ thực tế
cho học sinh thảo luận nhóm và các nhóm đưa ra câu trả lời, nhận xét, bổ sung
cho nhau nhằm tạo điều kiện cho các em được hoạt động một cách đồng đều và
bộc lộ những suy nghĩ của mình làm cho tiết dạy sinh động hơn, hứng thú học
hơn và nắm vững bài hơn.
- Giáo viên phải nắm vững thi pháp truyện trung đại như về không gian, thời
gian, con người để giúp học sinh hiểu rõ hơn xuất xứ của truyện và hiểu hơn
về văn bản này.
- Phải dành lượng thời gian phù hợp vào việc khai thác các sự việc trong văn
bản, đó chính là vấn đề cốt lõi để rút ra bài học sâu sắc cần ghi nhớ, bài học đó
phải chính tự học sinh rút ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
19
- Cần tích hợp với phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn để học sinh thấy được
mỗi liên quan giữa các phân môn nhằm kích thích trí nhớ và sự tò mò về kiến

thức đã học, đang học để các em dễ dàng vận dụng các kiến thức trong học tập.
Trên đây là một vài kinh nghiệm khi dạy bài “Mẹ hiền dạy con” đã đem lại
hiệu quả cùng với bài học được rút ra. Mặc dầu kinh nghiệm còn hữu hạn,
nhưng cũng là dấu hiệu làm mốc để bản thân phấn đấu và tôi mạnh dạn trình
bày, xin được trao đổi với bạn bè đồng nghiệp. Rất mong được sự góp ý của
đồng nghiệp, của chuyên môn và hội đồng giám khảo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Nội dung Trang
A. Đặt vấn đề. 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Cơ sở lý luận và thực trạng 1
B. Nội dung đề tài 4
I. Giải pháp mới 4
II. Giáo án minh họa 6
C. Kết luận và bài học kinh nghiệm 17
D. Taì liệu tham khảo
- Sách giáo khoa Ngữ văn 6 - Tập I
- Sách giáo viên Ngữ văn 6 – Tập I
20
- Sách bài tập Ngữ văn 6 – Tập I
- Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 – Tập I
- Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 6
- Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 6
- Các tạp chí văn học và tuổi trẻ

21

×