B GIÁO DC VÀ ÀO TO
TRNG I HC KINH T TP.HCM
T HOÀNG ANH
ÁNH GIÁ BT BÌNH NG GII TRONG
THU NHP CA NGI LAO NG KHU
VC Ô TH VIT NAM
Chuyên ngành : Kinh t phát trin
Mã s : 60.31.01.05
LUN VN THC S KINH T
NGI HNG DN KHOA HC:
TS. NGUYN TIN DNG
TP. H CHÍ MINH – NM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu có tính độc lập riêng, chưa được công bố nội dung ở bất kì đâu; các số liệu, các
nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực.
Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2
4. Kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 5
1.1. Bất bình đẳng giới trong thu nhập 5
1.1.1. Một số khái niệm 5
1.1.2. Tác động của bất bình đẳng giới trong thu nhập đối với sự phát triển kinh
tế xã hội 6
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng giới trong thu nhập 7
1.2. Mô hình thực nghiệm 9
1.2.1. Mô hình Mincer (1974) 9
1.2.2. Phương pháp phân tích Oaxaca 10
1.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian gần đây 13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 15
2.1. Dữ liệu nghiên cứu 15
2.2. Các khái niệm và mô tả biến số 15
2.3. Xử lý số liệu 17
2.3.1 Trích dữ liệu 17
2.3.2 Kiểm định dữ liệu 19
2.3.3 Cách thức ước lượng 21
2.4 Quy trình phân tích 23
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 25
3.1 Tổng quan về bất bình đẳng trong thu nhập ở Việt Nam 25
3.2 Cấu trúc thu nhập của người lao động cả nước và ở khu vực Thành thị 26
3.2.1 Phân bố lao động 26
3.2.2 Trình độ 27
3.3.3 Thành phần kinh tế 28
3.3 Sự khác biệt trong thu nhập của người lao động ở khu vực thành thị 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG 33
4.1 Mô hình ước lượng 33
4.1.1 Mô hình Mincer 33
4.1.2 Mô hình phân tích Oaxaca 34
4.2 Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer 35
4.2.2 Kết quả mô hình 36
4.2.3 Đánh giá sự chênh lệch trong tiền lương của người lao động theo giới 40
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 44
5.1 Kết luận 44
5.2 Kiến nghị 45
5.3 Điểm mới - Hạn chế và hướng nghiên cứu mới cho đề tài 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các nghiên cứu thực nghiệm về bất bình đẳng giới theo thu nhập 13
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp thông tin trích lọc các biến số 18
Bảng 3.1: Phân bố lao động trên 6 vùng địa lý 26
Bảng 3.2: Phân bố lao động theo trình độ 27
Bảng 3.3: Phân theo thành phần kinh tế của người lao động 28
Bảng 4.1: Dấu kỳ vọng và ý nghĩa của các hệ số trong các hàm hồi qui 33
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả mô hình hồi quy theo phương pháp OLS 36
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả mô hình hồi quy theo phương pháp 2SLS 38
Bảng 4.4: Tổng hợp phương pháp phân tích sự khác biệt trong thu nhập giữa hai
phương pháp Oaxaca (1973) và Neumark (1988) 42
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tính toán các giá trị dựa theo thống kê mô tả của box 20
Hình 2.2: Kết hợp giữa biểu đồ histogram và box plot 21
Hình 2.3: Sơ đồ các bước thực hiện phân tích trong nghiên cứu 24
Hình 3.1: Hệ số phân tán Gini của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2010 25
Hình 3.2: Thu nhập người lao động ở thành thị theo giới tính và nhóm tuổi 29
Hình 3.3: Thu nhập người lao động nữ theo nhóm tuổi và bằng cấp chuyên môn 30
Hình 3.4: Thu nhập người lao động nam theo nhóm tuổi và bằng cấp chuyên môn 30
Hình 3.5: Thu nhập người lao động ở các khu vực kinh tế phân theo giới tính 31
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
BTB&DH Bắc Trung bộ và Duyên hải
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
MN Miền núi
NLTHS Nông lâm thủy hải sản
TCTK Tổng cục thống kê
TIẾNG ANH Ý NGHĨA TIẾNG VIỆT
CEDAW
Convention on the Elimination
of all Forms of Discrimination
against Women
Công ước Xoá bỏ tất cả các hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ
LIF Lower Inner Fence Phía dưới rào trong
LOF Lower Outer Fence Phía dưới rào ngoài
OLS Ordinary Least Square Bình phương thông thường tối thiểu
VHLSS
Vietnam Household Living
Standard Survey)
Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt
Nam
VIF Variance Inflation Factor Hệ số khuếch đại phương sai
UIF Upper Outer Fence Phía trên rào trong
UOF
Upper Outer Fence
Phía trên rào ngoài
2SLS 2 Stages Least Square Bình phương tối thiểu 2 giai đoạn
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã dành được nhiều thành tựu về tăng
trưởng kinh tế. Trong báo cáo phát triển con người năm 2010 của Liên Hiệp Quốc,
Việt Nam được đứng vào nhóm 10 quốc gia trên thế giới có những tiến bộ nhất về thu
nhập. Bản thân sự tiến bộ về tăng trưởng kinh tế chưa đủ lực để tạo nên những bước
đột phá về mặt xã hội cho con người. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận các vấn đề
về phát triển con người ở Việt Nam ngày càng cải thiện. Song song với việc thực hiện
đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã có những chính sách phù hợp đảm bảo quyền bình
đẳng cho phụ nữ và nam giới và đã có những tiến bộ đáng kể nhằm giảm khoảng cách
về giới trong lĩnh vực y tế và giáo dục cũng như cải thiện tình hình của phụ nữ nói
chung.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn phải đứng
trước nhiều vấn đề lớn cần giải quyết trong đó bất bình đẳng giới trong thu nhập là
một trong những thách thức lớn nhất, lâu dài và khó khăn nhất.
Hơn thế, cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ngày càng
mở rộng, những thách thức của bình đẳng giới cũng đang biến đổi song hành với sự
biến đổi của cơ cấu thị trường lao động nhằm đáp ứng quá trình tăng trưởng kinh tế
với tốc độ như hiện nay. Trong khi sự tăng trưởng mang đến các cơ hội mới về gia
tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống thì đồng thời cũng tạo ra vấn đề bất bình
đẳng giới. Vấn đề này được thể hiện trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất và cơ
hội đào tạo đã hạn chế khả năng cạnh tranh của phụ nữ và củng cố thêm những nguyên
nhân tạo nên sự cách biệt về thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ trên thị
trường lao động.
Việc tiếp cận các cơ hội việc làm, các nguồn lực sản xuất, cũng như các dịch vụ
chất lượng cao về giáo dục, y tế…ở khu vực đô thị là thuận lợi và dễ dàng hơn so với
khu vực nông thôn. Do vậy, vấn đề bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao
động sẽ thể hiện rõ nét hơn ở các đô thị.
2
Trước thực trạng như trên, rất cần thiết phải có những tính toán, phân tích chính
xác, đầy đủ hơn về bất bình đẳng trong thu nhập để có thể dự đoán được xu thế cũng
như đưa ra được những chính sách, thể chế và chương trình cho phù hợp nhằm đảm
bảo cho phụ nữ có thể được hưởng lợi ngang bằng với nam giới trong điều kiện kinh tế
đô thị phát triển nhanh chóng như hiện nay. Đề tài: “Đánh giá bất bình đẳng giới
trong thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị Việt Nam” cũng nhằm mục đích
làm sáng tỏ vấn đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là đánh giá, đo lường mức độ khác biệt về thu
nhập giữa lao động nam và lao động nữ ở khu vực đô thị và tìm ra các yếu tố chủ yếu
ảnh hưởng có ý nghĩa đến bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam. Từ kết quả
nghiên cứu, đề tài đề xuất một số kiến nghị nhằm hướng đến thực hiện bình đẳng giới
trong thu nhập của người lao động.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu nhập từ công việc chính của các cá nhân
người lao động làm công ăn lương được hưởng hàng tháng trong vòng 12 tháng trước
thời gian điều tra, và các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của lao động nam và nữ ở
khu vực đô thị Việt Nam. Thu nhập ở đây bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản
nhận được khác ngoài tiền lương tiền công như: tiền lễ, tết, trợ cấp xã hội, tiền lưu trú
đi công tác (kể cả các khoản nhận được bằng tiền và giá trị hiện vật được quy đổi)
(TCTK, 2010).
b. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này tìm hiểu về mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập và tìm
câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra là: Có sự phân biệt đối xử trong khoảng cách thu
nhập của người lao động ở khu vực đô thị Việt Nam hay không? Các yếu tố chủ yếu
nào ảnh hưởng có ý nghĩa đến bất bình đẳng giới trong thu nhập ở khu vực đô thị Việt
Nam?
c. Phạm vi nghiên cứu
3
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng
giới trong thu nhập ở đô thị Việt Nam năm 2010. Các yếu tố này bao gồm a) các yếu tố
kinh tế: đặc điểm cá nhân người lao động như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân ;
b) các yếu tố liên quan đến việc làm của người lao động: kinh nghiệm và trình độ nghề
nghiệp, khả năng tiếp cận việc làm trong khu vực chính thức, trình độ giáo dục, nhóm
ngành nghề.
d. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
năm 2010 (VHLSS 2010) của Tổng cục Thống kê. Ngoài phương pháp mô tả thống kê,
diễn dịch so sánh, nghiên cứu này dựa vào phương pháp định lượng bằng mô hình
kinh tế lượng - hồi qui hàm thu nhập Mincer và kết hợp phương pháp phân tích của
Oaxaca (1973), đồng thời kết quả này được đối chiếu với phương pháp tách biệt theo
đề xuất của Neumark (1988).
Mục tiêu của phương pháp nhằm tách biệt khoảng cách thu nhập giữa hai giới
thành hai phần: phần có thể giải thích được dựa trên các đặc tính như trình độ giáo dục
hay thâm niên lao động, và cấu phần “không thể giải thích được”, hay là sự phân biệt
đối xử giới trên thị trường lao động.
4. Kết cấu của đề tài
Phần mở đầu trình bày bối cảnh và tính cần thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng
nghiên cứu cũng như phương hướng, cách thức và các bước thực hiện để tìm ra kết
quả và các kết luận về bất bình đẳng giới trong thu nhập ở khu vực đô thị Việt Nam.
Chương 1 trình bày tổng quan lý thuyết về giới, bất bình đẳng giới và những tác
động của bất bình đẳng giới đến kinh tế xã hội đồng thời trình bày sơ lược những
phương pháp tính toán, phân tích và đánh giá về bất bình đẳng giới trong thu nhập.
Chương 2 trình bày diễn dịch toán học mô hình hồi quy hàm thu nhập Mincer
và phương pháp phân tách Oaxaca đồng thời trình bày phương pháp chọn mẫu và cách
thức tính toán các biến giải thích.
Chương 3 sẽ đưa ra những đánh giá tổng quan về thực trạng bất bình đẳng giới
trong thu nhập ở Việt Nam nói chung và ở khu vực đô thị Việt Nam nói riêng thông
4
qua phân tích các số liệu thống kê về dân số, lao động, thu nhập, giáo dục và việc
làm… qua đó phân tích sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới trong thu
nhập.
Chương 4 trình bày kết quả ước lượng và tính toán các hệ số hồi quy, khoảng
cách thu nhập và các hệ số từ mô hình phân tách Oaxaca.
Chương 5 tóm tắt lại những phát hiện chính của nghiên cứu từ chương 2 đến
chương 4. Từ đó tác giả đưa ra những gợi ý chính sách và hạn chế của đề tài nghiên
cứu.
Phần phụ lục 21 trang bao gồm những bảng biểu thống kê từ dữ liệu hoặc các
số liệu trích dẫn từ các nguồn khác, cũng như tất cả các tính toán kiểm định được thực
hiện trong đề tài. Nội dung phần phụ lục sẽ minh dẫn toàn bộ quá trình tính toán và
thực hiện đề tài.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
Chương 1 trình bày tổng quan lý thuyết về giới, bất bình đẳng giới và những tác
động của bất bình đẳng giới đến kinh tế xã hội đồng thời trình bày những phương pháp
tính toán, phân tích và đánh giá về bất bình đẳng giới trong thu nhập. Chương này sẽ
trình bày rõ dạng toán học của mô hình hồi quy thu nhập Mincer (1974) và phương
pháp phân tách khác biệt đối xử của Oaxaca (1994). Phần cuối chương 1 trình bày các
kết quả nghiên cứu thực nghiệm về bất bình đẳng giới trong thu nhập đã được thực
hiện trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1. Bất bình đẳng giới trong thu nhập
1.1.1. Một số khái niệm
Giới: là một thuật ngữ xã hội học, nói đến vai trò, trách nhiệm và quan hệ xã
hội giữa nam và nữ. Giới đề cập đến việc phân công lao động, phân chia nguồn lực và
lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Giới được hình thành qua quá
trình học tập và giáo dục, không đồng nhất, khác nhau ở mỗi nước, mỗi địa phương,
thay đổi theo thời gian, theo quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Lợi ích giới: là những lợi ích của phụ nữ và nam giới mà khi được áp dụng sẽ
biến đổi thực tế phân công lao động giới theo hướng tiến bộ, góp phần nâng cao bình
đẳng giới.
Bình đẳng giới: theo công ước CEDAW năm 1978 bình đẳng giới là tình trạng
(điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc ) mà trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị
trí như nhau, họ có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để mang lại
lợi ích cho mình, phát hiện và phát triển tiềm năng của mỗi giới nhằm cống hiến cho
sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát triển đó.
Như vậy, bất bình đẳng giới hay thuật ngữ “phân biệt đối xử với phụ nữ” có
nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính làm ảnh
hưởng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hoá việc phụ nữ được công nhận,
thụ hưởng, hay thực hiện các quyền con người và những tự do cơ bản trong lĩnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự và các lĩnh vực khác trên cơ sở bình đẳng
nam nữ bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào.
6
Bất bình đẳng giới trong thu nhập: xét riêng trong lĩnh vực lao động thì sự bất
bình đẳng giới thể hiện ở sự phân biệt trong việc tiếp cận các cơ hội, sự phân biệt đối
xử trong công việc và nghề nghiệp cũng như sự phân biệt trong việc thừa hưởng các
thành quả lao động giữa lao động nam và lao động nữ.
Đề tài này tập trung nghiên cứu và đi sâu vào vấn đề bất bình đẳng trong việc
tiếp cận các cơ hội kinh tế, cụ thể ở đây là bất bình đẳng giới trong thu nhập. Nó đề
cập tới mối quan hệ phân phối thu nhập và giới. Theo đó sự bất bình đẳng giới trong
thu nhập là phân biệt trong thu nhập được hưởng của lao động nam và lao động nữ
mặc dù có cùng các đặc tính năng lực và năng suất lao động như nhau.
1.1.2. Tác động của bất bình đẳng giới trong thu nhập đối với sự phát triển kinh tế
xã hội
Theo Ngân hàng Thế Giới (2001), bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là một
trong những căn nguyên gây ra nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với phát triển
kinh tế. Tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập dẫn đến người phụ nữ bị hạn chế
khả năng tái tạo sức lao động, hạn chế cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng, giáo
dục và đào tạo là những nguyên nhân làm cho tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao
hơn, sức khoẻ gia đình bị ảnh hưởng và trẻ em ít được đi học hơn, đặc biệt là trẻ em
gái.
Bên cạnh những cái giá phải trả mang tính cá nhân đó, bất bình đẳng giới trong
thu nhập còn làm giảm năng suất trong các nông trại và doanh nghiệp, do đó hạn chế
tiềm năng xóa đói giảm nghèo và duy trì tiến bộ kinh tế. Bằng cách cản trở quá trình
tích lũy vốn con người, hạn chế quyền tiếp cận các nguồn lực sản xuất, quyền tham gia
vào các hoạt động sản xuất dẫn đến không hiệu quả trong phân bổ các nguồn lực xã
hội. Thu nhập thấp hơn nam giới còn là nguyên nhân hạn chế khả năng sáng tạo cũng
như động lực cải tiến và nâng cao năng suất lao động ở người phụ nữ.
Giải quyết bất bình đẳng giới trong thu nhập là tạo quyền cho phụ nữ bị thiệt
thòi và thay đổi các quan hệ và cơ cấu bất bình đẳng. Phụ nữ và nam giới được coi là
có vị thế bình đẳng nghĩa là để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng
của mình; để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành quả phát
triển; được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
7
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng giới trong thu nhập
1.1.3.1. Yếu tố phi kinh tế
Theo Ngân hàng Thế Giới (2001), bất bình đẳng giới thường xuất phát từ những
quan niệm sai lầm và cố hữu về vai trò giới. Theo đó nam giới thường tập trung vào
vai trò sản xuất, làm kinh tế và có thu nhập nên được xã hội coi trọng, họ có quyền
tham gia việc ngoài xã hội, thực hiện chức năng sản xuất, gánh vác trách nhiệm và
quản lý xã hội, có toàn quyền chỉ huy định đoạt mọi việc lớn trong gia đình. Trong khi
phụ nữ đảm nhận vai trò tái sản xuất và cộng đồng, chăm sóc và tái tạo sức lao động,
ví dụ như việc nội trợ, việc chăm sóc con cái, chăm nom người ốm và các hoạt động
cải thiện cộng đồng. Đây là các việc không tạo ra thu nhập và thường do người phụ nữ
phải đảm nhận, ít được xã hội đánh giá đúng mức.
Quan niệm bất bình đẳng giới truyền thống hay định kiến giới qua quá trình xã
hội hóa về giới đã có những biến chuyển tích cực hơn song vẫn là rào cản gây khó
khăn cho phụ nữ trong tiếp cận công việc, tiếp cận các hoạt động kinh tế- xã hội và là
nguyên nhân tạo nên bất bình đẳng giới trong thu nhập.
1.1.3.2. Các yếu tố kinh tế
Nhóm yếu tố đặc điểm người lao động: nhóm này bao gồm những yếu tố liên
quan mặt thể chất và giới tính gồm: độ tuổi, tình trạng hôn nhân, sức khoẻ. Borjas
(2005) qua các bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy thu nhập của một người phụ
thuộc vào tuổi tác của người đó. Tiền lương tương đối thấp đối với người lao động trẻ,
tăng lên khi họ trưởng thành và tích lũy được vốn con người, rồi có thể giảm nhẹ đối
với những người lao động lớn tuổi. Đặc biệt, thu nhập của những lao động nam trẻ
thường tăng nhanh hơn thu nhập của người nữ trẻ.
Tình trạng hôn nhân tác động đến thu nhập của lao động nam và lao động nữ
tương tự nhau: khi đã lập gia đình và có con cái do những nhu cầu cuộc sống phát sinh
làm tăng nhu cầu làm việc để kiếm thêm thu nhập ở cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên,
có sự khác biệt giữa hai giới: do áp lực chăm sóc gia đình đè nặng trách nhiệm lên
người phụ nữ làm hạn chế cơ hội tham gia sản xuất và làm thu nhập của họ thấp hơn
nam giới.
8
Sức khỏe cũng là một trong những yếu tố tạo nên khoảng cách thu nhập giữa
nam và nữ. Những đặc điểm giới tính quy định thể trạng khác nhau ở nam và nữ,
những khác biệt này dẫn đến sự phân chia công việc trong đó sự tập trung của phụ nữ
vào một số ngành nghề tương đối ít làm cho mức lương của những việc phụ nữ làm
không tránh khỏi sụt giảm và gây ra khác biệt tiền lương giữa nam và nữ.
Nhóm yếu tố giáo dục - đào tạo: đây là nhóm yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng
đến thu nhập của người lao động. Công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kỹ năng
phức tạp có mức lương cao hơn nhiều so với các công việc mang tính giản đơn. Do
vậy người được tiếp cận với nền giáo dục cao hơn sẽ có cơ hội tìm kiếm công việc có
thu nhập cao hơn.
Borjas (2005) đã trình bày mối quan hệ giữa thu nhập và số năm đi học của một
người bằng “đường tiền lương theo học vấn” thể hiện mối quan hệ giữa mức lương mà
doanh nghiệp sẳn sàng trả theo số năm đi học. Đường cong này lồi theo số năm đi học.
Theo Mincer (1974), sự đầu tư của cá nhân được đo bằng sự tiêu tốn thời gian.
Chi phí thời gian cộng với số tiền chi trực tiếp cho việc đi học được xem là tổng chi
phí đầu tư. Vì những chi phí này, việc đầu tư sẽ không diễn ra nếu như không có khả
năng đem lại những khoản thu nhập lớn hơn trong tương lai. Mô hình ước lượng suất
sinh lợi từ giáo dục của Mincer cũng thể hiện quan hệ giữa thu nhập với số năm đi
học, số năm kinh nghiệm… theo đó một năm đi học tăng thêm sẽ mang lại cho người
lao động một khoản thu nhập tăng thêm nhất định.
Nhóm yếu tố lao động, công việc: nhóm này bao gồm các yếu tố: ngành nghề,
chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, tổ chức làm việc.
Theo Borjas (2005) Thông thường người lao động làm việc trong ngành nông
nghiệp được trả lương thấp hơn những người làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ
do yêu cầu về kỹ năng, trình độ của ngành này thấp. Bản thân trong cùng một ngành
nghề thì thu nhập của người lao động còn phụ thuộc vào chuyên môn (loại hình công
việc) và kinh nghiệm công tác của người lao động do những công việc phức tạp được
trả lương cao hơn những công việc giản đơn và những người có thời gian tiếp xúc với
công việc dài hơn thì có khả năng hoàn thành công việc nhanh và tốt hơn những người
ít kinh nghiệm nên được trả lương cao hơn.
9
Bất bình đẳng giới trong thu nhập còn xuất phát từ sự phân biệt có tính nghề
nghiệp giữa nam và nữ trên thị trường lao động. Borjas (2005) đã giải thích dựa trên
giả thiết về sự tập trung theo nghề, cho rằng phụ nữ muốn chọn riêng những nghề nhất
định. Sự tập trung theo nghề này không nhất thiết là kết quả phân biệt đối xử của
người sử dụng lao động mà do môi trường xã hội. Sự tập trung theo nghề này làm hạn
chế cơ hội tiếp cận việc làm và gây ra khác biệt tiền lương giữa nam và nữ.
Loại hình tổ chức cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự khác biệt thu
nhập giữa nam và nữ. Những tổ chức chịu sự chi phối chặt chẽ của pháp luật, thực thi
tốt các chính sách bình đẳng giới người phụ nữ sẽ nhận được mức thu nhập bình đẳng
hơn và ngược lại.
Nhóm yếu tố địa lý: 6 vùng địa lý từ đồng bằng Sông Hồng đến đồng bằng
Sông Cửu Long. Thu nhập được trả cho người lao động phải đảm bảo cho cuộc sống
của bản thân họ và gia đình. Do mức sống, mức chi tiêu ở các vùng khác nhau là khác
nhau nên thu nhập của người lao động tại các địa phương khác nhau sẽ khác nhau.
1.2. Mô hình thực nghiệm
1.2.1. Mô hình Mincer (1974)
Mincer (1974) trình bày mối quan hệ giữa thu nhập với giáo dục thông qua mô
hình học vấn với đường tiền lương theo học vấn cho thấy mối quan hệ giữa tiền lương
và số năm được giáo dục, đào tạo của người lao động làm thuê.
Độ dốc của đường tiền lương theo học vấn cho thấy mức tăng thu nhập khi
người lao động có thêm một năm học vấn. Người lao động sẽ quyết định chọn trình độ
học vấn tối ưu, quyết định dừng việc học khi mức lợi tức biên bằng với suất chiết khấu
kỳ vọng của họ. Đây là qui tắc dừng nhằm tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập.
Mô hình học vấn với giả thiết bỏ qua yếu tố kinh nghiệm, được Mincer diễn
dịch toán học cho thấy logarithm của thu nhập là hàm tỷ lệ thuận với số năm đi học:
lnY
S
= lnY
0
+ r.S (1.1)
10
Trong đó:
• S: là số năm đi học
• Y
0
: là thu nhập hàng năm của người không có đi học
• Y
S
: là thu nhập hàng năm của người có S năm đi học
• r: tỉ suất chiết khấu
Hệ số r của S biểu thị mức độ gia tăng thu nhập cũng chính là tỷ suất thu hồi nội bộ.
Đây là dạng thô sơ nhất của hàm thu nhập cá nhân. Mô hình học vấn trở nên đầy đủ
hơn khi xét đến cả yếu tố kinh nghiệm như là quá trình đào tạo sau khi thôi học. Diễn
dịch toán học của Mincer đã qui đổi yếu tố kinh nghiệm về đơn vị thời gian, từ đó dẫn
đến hàm thu nhập phụ thuộc vào cả số năm đi học và số năm kinh nghiệm, cho phép
ước lượng các hệ số bằng phương pháp kinh tế lượng:
ln(Y
h
) = α
0
+ α
1
.S + α
2
T + α
3
T
2
+ D + e (1.2)
Trong đó:
• Y
h
– Thu nhập bình quân một giờ của cá nhân làm công ăn lương có được trong
12 tháng qua; ln(Y
h
) là logarithm cơ số tự nhiên của Y
h
.
• S – Số năm đi học của người lao động
• T – Kinh nghiệm tiềm năng của người lao động
• T
2
– Bình phương kinh nghiệm tiềm năng của người lao động
• D: các biến Dummy
• e: sai số ước lượng
1.2.2. Phương pháp phân tích Oaxaca
Có thể nói các nghiên cứu định tính về bất bình đẳng giới trong thu nhập theo
cách tiếp cận của Oaxaca (1973) là một trong những phương pháp khá phổ biến. Theo
Oaxaca, khoảng cách thu nhập giữa hai nhóm sẽ là hiệu số của mức lương trung bình
của lao động nam và nữ:
M F
w w w
∆ = −
(1.3)
11
Tuy nhiên, hiệu số này không thể được gọi là phân biệt đối xử vì có nhiều yếu
tố tạo nên khác biệt tiền lương giữa lao động nam và nữ. Chẳng hạn nam giới có bằng
cấp chuyên môn cao hơn phụ nữ, trong trường hợp này ta không thể khẳng định doanh
nghiệp trả lương nam giới cao hơn phụ nữ do họ có bằng cấp cao hơn là phân biệt đối
xử. Một định nghĩa chính xác hơn về phân biệt đối xử về thu nhập trên thị trường lao
động phải so sánh mức lương của những người có cùng kỹ năng.
Như vậy, để điều chỉnh khác biệt tiền lương cơ bản bằng khác biệt về kỹ năng
giữa lao động nam và nữ sử dụng hàm hồi quy ước lượng thu nhập của nam, nữ theo
những đặc điểm kinh tế xã hội. Để đơn giản, giả sử chỉ có một yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập, hàm hồi quy thu nhập của mỗi nhóm sẽ là:
Hàm hồi quy thu nhập của nam: w
M
= α
M
+ β
M
S
M
(1.4)
Hàm hồi quy thu nhập của nữ: w
F
= α
F
+ β
F
S
F
(1.5)
S
M
, S
F
theo thứ tự là số năm đi học của nam và nữ. Giá trị α
M
và α
F
là mức thu nhập
khởi điểm của mỗi nhóm (α
M
= α
F
nếu doanh nghiệp đánh giá kỹ năng lao động của
nam và nữ có 0 năm học vấn là bằng nhau). Hệ số β
M
, β
F
cho biết thu nhập của lao
động nam/nữ tăng bao nhiêu nếu anh/chị ta có thêm một năm học vấn (nếu doanh
nghiệp đánh giá học vấn của nam như học vấn của lao động nữ, hai hệ số này sẽ bằng
nhau β
M
= β
F
).
Các nghiên cứu thực nghiệm về bất bình đẳng trong tiền lương của người lao
động theo giới đi sâu vào phân tách sự khác biệt trong tiền lương so với mức lương
công bằng trên thị trường. Mức công bằng về tiền lương β
*
của người lao động theo
giới được xác định từ công thức 1.6 như sau:
*
( )
m f
I
β β β
= Ω + − Ω
(1.6)
Trong đó: Ω, I lần lượt là ma trận trọng số và ma trận đơn vị
Các phương pháp phân tách được phát triển bởi Neumark (1988), Oaxaca -
Ransom (1988), và Oaxaca - Ransom (1994) ngày càng được áp dụng phổ biến. Tuy
nhiên, theo Sebaggala Richard (2007) phương pháp phân tách sự khác biệt của
Neumark được xem là tốt nhất trong các phương pháp phân tách sự khác biệt tiền
12
lương của lao động theo giới. Phương pháp Neumark (1988) về tách biệt sự khác biệt
trong tiền lương của lao động nam và nữ được trình bày như sau:
* * *
ln ln ( ) ( ) ( )
f m m f m m f f
W W X X X X
β β β β β
− = − + − + −
(1.7)
Theo cách tiếp cận này, sự khác biệt trong tiền lương có thể được giải thích qua
2 phần: (i) phần giải thích được, phụ thuộc vào các đặc điểm cụ thể của mỗi cá nhân.
(ii) phần không giải thích được, trong đó bao gồm phần thiên vị về lương dành cho lao
động nam khi mức lương nhận được cao hơn mức công bằng của thị trường
*
( )
m m
X
β β
−
và phần phân biệt đối với lao động nữ khi mức lương thực tế nhận được
thấp hơn mức công bằng của thị trường
*
( )
f f
X
β β
−
.
Cotton (1988) đơn giản hóa cách tính β
*
của công thức (1.6) bằng cách sử dụng
các trọng số là tỷ lệ số lao động nam và nữ trên tổng số lao động. Theo đó, mức công
bằng của thị trường β
*
được tính như sau:
*
ˆ ˆ
m m f f
f f
β β β
= +
(1.8)
Trong đó:
f
m
, f
f
là tỷ lệ số lao động nam và nữ trên tổng số lao động trong khảo sát
ˆ ˆ
,
m f
β β
là các hệ số ước lượng từ phương trình hàm hồi quy thu nhập của lao động
nam và nữ
Tuy nhiên, với cách tính theo công thức 1.8 thì β
*
phụ thuộc vào tỷ lệ lao động
nam nữ tham gia trên thị trường. Điều này không mang tính khách quan cao bởi thực
tế bất bình đẳng trong thu nhập theo giới, một phần nào đó do việc tiếp cận thị trường
việc làm của lao động nữ là khó khăn hơn lao động nam. Do đó, Cotton (1988) đề xuất
chỉ số phân tách sự khác biệt trong tiền lương theo giới tính như sau:
( ) ( ) ( )
M F F M F M M F
A B
w X X X
α α β β β
∆ = − + − + −
1 4 4 4 4 2 4 4 4 4 3 1 44 2 4 43
(1.9)
Trong những năm gần đây, công thức này được áp dụng ngày càng phổ biến
trong việc nghiên cứu bất bình đẳng trong thu nhập theo giới. Công thức (1.9) đi sâu
phân tích rõ sự khác biệt trong tiền lương của người lao động theo giới. Nó cho thấy sự
khác biệt tiền lương này bao gồm hai phần. Phần A nói lên sự phân biệt do đối xử.
13
Phần A của công thức (1.9) sẽ cho kết quả dương nếu doanh nghiệp xem trọng học vấn
của nam hơn nữ. Phần B nêu lên sự phân biệt do trình độ (thể hiện qua số năm đi học)
của người lao động. Phần B của công thức (1.9) sẽ bằng không nếu nam và nữ có cùng
số năm đi học, do vậy phần này sẽ chỉ phát sinh khi số năm đi học của nam và nữ
không bằng nhau.
Hạn chế của phương pháp phân tích Oaxaca đó là việc đo lường mức độ phân
biệt đối xử giới trong thu nhập tùy thuộc vào việc có kiểm soát được mọi yếu tố khác
biệt về kỹ năng giữa hai nhóm hay không. Nếu có những yếu tố bị bỏ sót trong mô
hình hồi quy, chúng ta sẽ đo lường mức độ phân biệt đối xử thiếu chính xác.
1.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian gần đây
Về các nghiên cứu thực nghiệm, phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm về bất
bình đẳng giới thu nhập đều dựa trên hoặc phát triển từ mô hình cơ bản về chênh lệch
thu nhập của nam và nữ lao động theo giờ của Oaxaca.
Bảng 1.1: Các nghiên cứu thực nghiệm về bất bình đẳng giới theo thu nhập
Tác giả Nội dung Kết quả
Nguyễn
Huy Toàn
(2010)
Bất bình đẳng giới trong
thu nhập của người lao
động Việt Nam sử dụng bộ
VHLSS 2004, VHLSS
2006
Thu nhập của phụ nữ bằng 92,4% thu nhập
nam giới năm 2006 và khoảng cách thu
nhập là 0.140. Khoảng cách thu nhập giữa
lao động nam và lao động nữ ở Việt Nam
năm 2006 có -22.5% là do khác biệt các
đặc tính năng suất và 122.5% do phân biệt
đối xử
Yolanda
Pena-
Boquete
và cộng sự
(2007)
Sử dụng phương pháp
Oaxaca để nghiên cứu về
bất bình đẳng giới trong
thu nhập của Ý và Tây Ban
Nha năm 2007.
Thu nhập của lao động nữ ở Ý bằng 93,9%
thu nhập của nam, phần trăm khoảng cách
lương do khác biệt các đặc tính năng suất
của người lao động là -57,90% và do sự
phân biệt đối xử là 157,9%
Ngan
Dinh
(2002)
Sử dụng mô hình Oaxaca
để tính toán mức độ phân
biệt đối xử trong nghiên
cứu về Lao động nhập cư
Thu nhập của lao động nữ Trung Quốc ở
khu vực Đô thị bằng 94,2% thu nhập lao
động nam, phần trăm khoảng cách thu nhập
do khác biệt về đặc tính năng suất là -
14
trong các doanh nghiệp ở
khu vực đô thị Trung
Quốc.
25,55% và do phân biệt đối xử là 125,55%
Tóm lược ý chính chương 1:
Nội dung của chương này tập trung tổng quan về khung lý thuyết chính của đề
tài là dựa vào hàm thu nhập Mincer và phương pháp phân tách sự khác biệt trong thu
nhập theo giới của Oaxaca. Các hệ số ước lượng của hàm thu nhập Mincer cho lao
động nam và nữ sẽ được dùng để đánh giá bất bình đẳng trong thu nhập. Điểm nhấn
quan trọng trong chương này, đề tài sử dụng phương pháp phân tách sự khác biệt theo
đề xuất của Cotton (1988) dựa trên phương pháp Oaxaca ban đầu, đồng thời kết quả
này được đối chiếu với phương pháp tách biệt theo đề xuất của Neumark (1988).
15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Mục đích của chương này là để trình bày ba vấn đề cụ thể sau: (i) Định nghĩa
các khái niệm, phương pháp tính toán các biến được sử dụng trong mô hình. (ii) Thực
hiện xử lý và tinh lọc dữ liệu từ bộ dữ liệu VHLSS 2010. (iii) Đưa ra quy trình phân
tích thực hiện nghiên cứu của đề tài.
2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm
2010 do tổng cục thống kê tiến hành điều tra trong cả nước. Dựa trên các đặc tính của
đối tượng nghiên cứu, việc chọn mẫu cho nghiên cứu này được dựa trên các tiêu chuẩn
các đối tượng trong độ tuổi lao động theo Bộ luật Lao động Việt Nam. Cụ thể người
lao động trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ,
làm công ăn lương, hưởng lương hàng tháng trong vòng 12 tháng trước thời gian điều
tra tính đến năm khảo sát (2010).
2.2. Các khái niệm và mô tả biến số
Thu nhập lao động bình quân một tháng: là thu nhập của người lao động tính
bình quân tiền lương, tiền công trong một tháng được tính theo logarithm.
Số năm đi học: số năm đi học của người lao động được xác định bằng tổng số
năm đi học ở cả 3 bậc học theo hệ thống giáo dục Việt Nam: giáo dục phổ thông, giáo
dục đại học và giáo dục dạy nghề.
Biến kinh nghiệm tiềm năng: Mincer (1974) giả định rằng mọi người đều được
đi học bắt đầu lúc 6 tuổi, khả năng học tập của mọi người là như nhau và thời gian đi
học là liên tục, chấm dứt khi bắt đầu làm việc. Kể từ khi thôi học ở trường lớp cho đến
tuổi nghỉ hưu, đó là số năm kinh nghiệm tiềm năng của họ cho việc làm. Như vậy, biến
số kinh nghiệm tiềm năng trong nghiên cứu được tính theo công thức (2.1):
T = tuổi – số năm đi học – 6 (2.1)
Theo công thức 2.1 thì số năm kinh nghiệm tiềm năng lại phụ thuộc vào số năm
đi học. Số năm đi học của một cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố khác từ gia đình, địa
điểm sinh sống. Do vậy, số năm kinh nghiệm tiềm năng của một người phụ thuộc vào
16
trình độ giáo dục của cha mẹ, phụ thuộc vào đặc điểm dân tộc của gia đình, phụ thuộc
vào vùng lãnh thổ sinh sống và tình trạng kinh tế của gia đình. Cụ thể, ý nghĩa các biến
được thể hiện như sau: (i) Biến trình độ giáo dục của cha mẹ là một biến thứ bậc từ
mức chưa đi học đến bậc sau đại học. (ii) Biến dân tộc của gia đình là một biến giả, có
giá trị là 1 nếu gia đình thuộc dân tộc Kinh hoặc Hoa, và giá trị 0 cho các dân tộc khác.
(iii) Biến vùng lãnh thổ là biến định danh có giá trị từ 1 đến 6 tương ứng với 6 vùng
địa lý từ Đồng bằng Sông Hồng đến Đồng bằng Sông Cửu Long. (iv) Biến tình trạng
kinh tế của gia đình được đại diện bởi biến hộ nghèo trong suốt giai đoạn năm 2006
đến 2010 theo đánh giá của Chính phủ. Hộ được xem là nghèo (nhận giá trị 1) nếu họ
nghèo trong suốt giai đoạn 2006 – 2010.
Biến tình trạng hôn nhân: Tình trạng hôn nhân của một cá nhân là 1 biến giả,
nhận giá trị là 1 nếu cá nhân đó đang có gia đình, ngược lại biến hôn nhân nhận giá trị
bằng 0 cho những trường hợp khác.
Biến trình độ học vấn của người lao động: Trình độ học vấn của người lao
động được phân thành 4 nhóm như sau: chưa đi học hoặc chưa học hết lớp 1, trình độ
dưới phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), trình độ cao đẳng
hoặc đại học và sau đại học. Trình độ học vấn của cá nhân được mã hóa thành 3 biến
giả, trong đó trình độ sau đại học được chọn làm biến cơ sở để so sánh với các biến
còn lại. Biến trình độ chưa đi học, dưới phổ thông, biến trình độ cao đẳng hoặc đại học
là 3 biến nhị phân, các biến đó sẽ nhận giá trị là 1 nếu cá nhân đó có đặc tính của trình
độ đó và nhận 0 nếu cá nhân đó không có đặc tính của trình độ đó.
Biến bằng dạy nghề: Biến bằng dạy nghề là biến nhị phân sẽ nhận giá trị là 1
nếu cá nhân đó có bằng đào tạo nghề nghiệp và nhận giá trị 0 nếu cá nhân đó không có
bằng đào tạo nghề nghiệp.
Biến chuyên môn kỹ thuật: Trình độ chuyên môn của một cá nhân được phân
thành 3 nhóm: lao động có chuyên môn kỹ thuật trung cao, lao động có chuyên môn
kỹ thuật thấp và lao động giản đơn. Biến lao động giản đơn được chọn làm biến tham
chiếu. Biến lao động có chuyên môn kỹ thuật trung cao và biến lao động chuyên môn
kỹ thuật thấp là 2 biến nhị phân, các biến đó sẽ nhận giá trị là 1 nếu cá nhân đó có đặc
17
tính của trình độ chuyên môn đó và nhận 0 nếu cá nhân đó không có đặc tính của trình
độ chuyên môn đó.
Biến khu vực kinh tế: Loại hình tổ chức mà người lao động làm việc được
phân thành 3 nhóm: (1) làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước, (2) làm việc trong
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và (3) làm việc trong khu vực kinh tế tập thể hoặc
khu vực kinh tế tư nhân hoặc khu vực hộ gia đình. Biến khu vực kinh tế tập thể hoặc
tư nhân hoặc hộ gia đình được chọn làm biến tham chiếu. Biến khu vực kinh tế nhà
nước và biến khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 2 biến nhị phân, các biến đó
sẽ nhận giá trị là 1 nếu cá nhân đó có đặc tính làm việc trong khu vực kinh tế đó và
nhận 0 nếu cá nhân đó không có đặc tính làm việc trong khu vực kinh tế đó.
2.3. Xử lý số liệu
2.3.1 Trích dữ liệu
Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được trích lọc và xử lý từ bộ dữ liệu
VHLSS 2010 bằng phần mềm thống kê Stata, phiên bản 12 của Stata Corporation. Kết
quả mô hình cũng được thực hiện trên phần mềm này. (xem thêm phụ lục 2.2 về cấu
trúc các lệnh của phần mềm Stata được sử dụng trong đề tài này).
Nguồn dữ liệu trong nghiên cứu được tổng hợp lại từ các dataset sau:
muc1a.dta, muc2a1.dta, muc4a1.dta, muc4a2.dta, muc4a3.dta, muc8.dta, ho11.dta.
18
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp thông tin trích lọc các biến số
Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010 (n = 4.116)
Tên biến Ý nghĩa Tên trường Tên file
age Tuổi m1ac5 muc1a
region Vùng địa lý tinh muc1a
urban Đô thị ttnt ho11
gender Giới tính m1ac2 muc1a
Yh Thu nhập bình quân giờ (1000đ/giờ) m4atn ho11 muc4a1
X1 Số năm đi học m2ac6 muc2a1
X2 Số năm kinh nghiệm yearexp = age – X1 - 6
X3 Số năm kinh nghiệm bình phương X3 = X2^2
X4 Tình trạng hôn nhân m1ac6 muc1a
X5 Chưa học hết lớp 1 m2ac1 muc2a1
X6 Từ cấp 1 đến cấp 3 m2ac2a muc2a1
X7 Trình độ cao đẳng, đại học m2ac2a muc2a1
X8 Có bằng dạy nghề m2ac2b muc2a1
X9 Khu vực Kinh tế nhà nước m4ac8a muc4a2
X10 Khu vực Kinh tế có vốn ĐTNN m4ac8b muc4a2
X11 Lao động CMKT bậc trung, cao m2ac2b muc2a1
X12 Lao động CMKT bậc thấp m2ac2b muc2a1
X13 Dân tộc dantoc ho11
X14 Giáo dục của cha mẹ m2ac6 muc2a1
X15 Tình trạng hôn nhân của cha mẹ m1ac6 muc1a
X16 Hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010 m8c1a,b,c,d,e
muc8.dta