Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.54 KB, 52 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong
luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn



Lê Hồng Vân Nhi


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng dạy tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong 2 năm học tập tại
Trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị nhân viên, quản lý của Trường đã cung cấp cho
tôi một môi trường học tập tốt nhất và sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần thiết.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa – người
đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn; và Tiến
sĩ Vũ Thành Tự Anh đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị thành viên lớp MPP4, đặc biệt là Châu, Triết, Nghĩa,
Dung đã luôn là những người bạn thân thiết, giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá


trình thực hiện đề tài.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn yêu thương và ủng hộ tôi.
Lê Hồng Vân Nhi


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HỘP vii
DANH MỤC HÌNH VẼ vii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1
1.1 Bối cảnh chính sách 1
1.2 Lý do chọn đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu 3
1.7 Nguồn thông tin 3
1.8 Kết cấu đề tài và khung phân tích 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1 Một số khái niệm 5
2.1.1 Đại học tư thục 5
2.1.2 Quản lý nhà nước về giáo dục đại học 6
2.2 Cơ sở để nhà nước can thiệp vào hoạt động của các trường đại học NCL 6
2.3 Các hình thức can thiệp của nhà nước 8

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI
CÔNG LẬP 10
3.1 Sự hình thành và phát triển của các trường đại học NCL 10
3.2 Những vấn đề các trường đại học NCL đang phải đối mặt 13
3.2.1 Số lượng tăng nhanh chưa tương xứng với nguồn lực 13
3.2.2 Chất lượng đào tạo chưa cao 15
iv

3.2.3
Tình hình tuyển sinh tại các trường NCL 16
3.2.4 Vấn đề về quyền sở hữu khi chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục 17
3.3 Cơ sở pháp lý quản lý các trường ĐHTT 19
3.4 Mô hình quản lý nhà nước đối với các trường ĐHTT 20
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC 21

4.1 Cơ sở can thiệp của nhà nước 21
4.2 Các tiêu chí đánh giá chính sách theo OECD 22
4.3 Tiêu chí “Phục vụ các mục tiêu chính sách” 23
4.4 Tiêu chí “Nền tảng pháp lý và kinh nghiệm hợp lý” 23
4.5 Tiêu chí “Lợi ích – chi phí và phân bổ tác động” 26
4.6 Tiêu chí “Giảm thiểu tối đa chi phí và biến dạng thị trường” 27
4.7 Tiêu chí “Rõ ràng, đơn giản và thực tế với người sử dụng” 28
4.8 Tiêu chí “Khuyến khích đổi mới” 30
4.9 Tiêu chí “Phù hợp với các quy định và chính sách khác” 31
4.10 Tiêu chí “Tương thích với các nguyên lý cạnh tranh, thương mại và thuận lợi cho
đầu tư” 32

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 33
5.1 Kết luận 33

5.2 Kiến nghị chính sách 34
5.2.1 Nâng cao chất lượng đào tạo 34
5.2.2 Nới lỏng nguồn tuyển sinh đầu vào cho các trường ĐHTT 35
5.2.3 Vấn đề bảo toàn vốn khi chuyển từ loại hình dân lập sang loại hình tư thục 36
5.3 Tính khả thi của kiến nghị chính sách 36
5.4 Hạn chế và hướng phát triển của đề tài 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 41

v

TÓM TẮT
Chính sách xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa đang được nhà nước thực
hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Trong xu hướng đó, các trường đại học ngoài công
lập đã liên tục hình thành, tạo nên một đối trọng với các trường đại học công lập trong sự
nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của các trường đại học ngoài công lập, đặc biệt là các
trường đại học tư thục hiện nay gặp phải những trở ngại lớn. Công tác quản lý của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, các cơ quan ban ngành liên quan, bằng Luật, quy định, quy chế, quyết định đã
gây ra những rào cản trong hoạt động của các trường đại học tư thục.
Đề tài khái quát những vấn đề tồn tại mà các trường đại học tư thục gặp phải, cũng như thực
trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục này. Đó là những vấn đề về chất lượng đào
tạo, năng lực giảng viên, nguy cơ tan rã do không tìm được nguồn tuyển sinh đầu vào cũng
như vấn đề về quyền sở hữu tài sản khi chuyển từ loại hình dân lập sang tư thục. Quyền sở
hữu trong quá trình chuyển đổi từ trường đại học dân lập sang loại hình đại học tư thục nổi lên
như một vấn đề chính khi Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 63/2011/QĐ-TTg về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban
hành kèm theo quyết định số 61/2009/QĐ-TTg.
Trước những khó khăn của các trường đại học ngoài công lập, nhà nước có cơ sở và đã can
thiệp vào hoạt động của những trường này. Tuy nhiên, chính sách nhà nước cần được đánh giá

một cách khách quan. Luận văn đi sâu phân tích đánh giá chính sách can thiệp này dựa vào 8
tiêu chí của OECD.
Từ những thực tế đó, đề tài đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm cải thiện thực trang quản
lý nhà nước trong lĩnh vực này. Các kiến nghị bao gồm nâng cao chất lượng đào tạo của hệ
thống trường đại học tư thông qua chính sách sử dụng giảng viên của trường, cụ thể hóa các
tiêu chuẩn về chất lượng đào tạo; nới lỏng nguồn tuyển sinh đầu bằng cách giao quyền tự chủ
cho các trường và giải quyết vấn đề sở hữu thông qua xác định rõ mục tiêu vì lợi nhuận hay
không vì lợi nhuận và cổ phần hóa khi chuyển từ loại hình dân lập sang tư thục.
vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
CNTT
CSVC
Công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất
ĐHTT
Đại học tư thục
GD&ĐT
GDĐH
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục đại học
HĐQT
Hội đồng quản trị
OECD
Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế


QTKD
Quyết định
Quản trị kinh doanh
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
UBND
Ủy ban nhân dân
WTO
World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới



vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Danh sách các trường Đại học NCL năm 1995 10
Bảng 3.2 Các trường đại học NCL ở Việt Nam năm 2001 12
Bảng 3.3 Thực tế tuyển sinh tại một số trường đại học NCL 17
Bảng 4.1 Hệ thống văn bản nhà nước quản lý các trường đại học NCL 25
Bảng 4.2 So sánh sự tương đồng giữa công ty cổ phần và đại học NCL 26
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Mười tiêu chuẩn giáo dục đại học (theo Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục trường đại học 65/2007/QĐ-BGDĐT) 30
Hộp 4.2 Mâu thuẫn nội bộ tại trường Đại học Hùng Vương 31
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.2 Cây quyết định sự can thiệp của nhà nước 8
Hình 3.1 Số lượng các trường đại học, cao đẳng và sinh viên các cơ sở GDĐH 14
Hình 3.2 Tỉ lệ sinh viên/giảng viên ở các trường đại học 15
Hình 5.1 Năng lực của một giảng viên 35


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Bối cảnh chính sách
Giáo dục đại học (GDĐH) có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội, mở ra cánh cửa
hiểu biết cho con người. Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định “giáo
dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động
lực trực tiếp của sự phát triển.” Đó là một sự khẳng định hết sức đúng đắn xuất phát từ lợi
ích của nhân dân ta, đồng thời phù hợp với chân lý phổ biến của lịch sử thế giới. Vì vậy
đầu tư vào giáo dục sẽ tích luỹ vốn con người, là chìa khoá để cho sự tăng trưởng kinh tế
và tăng thu nhập. Từ quan điểm trên có thể thấy sự nghiệp giáo dục đào tạo có vị trí và vai
trò hết sức to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi đất nước.
Những năm 80 thế kỷ trước, giáo dục, y tế được xem là lĩnh vực mà nhà nước phải chịu
trách nhiệm hoàn toàn và phải đầu tư phát triển và quản lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát
triển kinh tế thị trường như nước ta hiện nay, vai trò chủ thể của nhà nước trong hoạt động
kinh tế - xã hội đã thay đổi, khu vực tư nhân dần có những đóng góp vào sự phát triển của
đất nước; và cũng theo xu hướng tất yếu của xã hội, nhà nước cũng đã chuyển giao một số
lĩnh vực cho tư nhân. Đó là nền tảng của “xã hội hóa”, thuật ngữ được sử dụng gần đây ở
Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế.
Gần 25 năm xây dựng và phát triển, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập (NCL)
đã đóng góp đáng kể cho nền giáo dục. Hiện nay, hệ thống trường NCL đã chiếm 1/5 số
trường, chiếm 1/7 số sinh viên cả nước, trong khi đó Nhà nước lại không tốn ngân sách
cho việc đào tạo. Một số chính sách của Nhà nước trong những năm gần đây liên quan
đến xã hội hóa GDĐH và lưu ý nhiều đến loại hình các trường tư thục. “Chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể
thao” cũng đã đưa ra những biện pháp khuyến khích các loại hình nhà trường NCL.
Tuy nhiên, sự phát triển về số lượng của các trường đại học NCL lại không đi kèm với
chất lượng đào tạo. Lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, đặc biệt là các
trường đại học tư thục (ĐHTT) không có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường việc

làm, tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp là một hiện tượng đáng báo động. Bên cạnh
đó, các phương tiện truyền thông báo chí hiện nay thường xuyên đưa tin về sự bất ổn
2

trong quản lý và sở hữu tại các trường ĐHTT, cũng như nguy cơ tan rã của các trường
này. Bên cạnh những thành tựu không thể chối cãi trong những năm trước đây, các trường
đại học NCL hiện nay đang đứng trước những thách thức to lớn. Nhìn chung, chất lượng
của hệ thống trường NCL còn thấp, cơ sở vật chất (CSVC) chưa được đầu tư thích đáng,
đội ngũ giảng dạy và cán bộ quản lý thiếu và yếu, sinh viên đầu vào có chất lượng thấp
hơn so với các trường công lập… Các trường đại học NCL được xem là một tổ chức tư
nhân hoạt động không theo ngân sách nhà nước. Nhưng lĩnh vực GDĐH, ở bất cứ nước
nào, đều mang một vị thế hết sức quan trọng và thị trường giáo dục không phải là thị
trường hoàn hảo, luôn gặp phải những thất bại… Điều này chứng tỏ sự can thiệp của nhà
nước trong việc quản lý các trường này là một chính sách đúng đắn. Tuy nhiên đến nay về
mặt luật pháp và cơ chế chính sách cho loại hình này còn nhiều bất cập, chưa phù hợp,
gây ra tình trạng khó kiểm soát và thanh kiểm tra cho cơ quan quản lý, cụ thể là Bộ Giáo
dục và Đào tạo (GD&ĐT) đối với hoạt động của những trường này.
1.2 Lý do chọn đề tài
Hàng loạt những bất cập của GDĐH hiện nay như mở trường, mở ngành ồ ạt, tuyển sinh
vượt chỉ tiêu, CSVC, đội ngũ giảng viên không đáp ứng yêu cầu… được chỉ ra không chỉ
trên các phương tiện truyền thông mà còn là đề tài bàn thảo của Quốc hội. Do đó việc tìm
hiểu cơ sở can thiệp của nhà nước, đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động của các
trường đại học là cần thiết để tìm hiểu rõ hơn những vấn đề còn tồn tại, từ đó có những
kiến nghị chính sách phù hợp nhằm phần nào tháo gỡ những vướng mắc, giúp các trường
đại học NCL phát triển tốt hơn, góp phần vào sự nghiệp chung của cả nước.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các trường NCL nhằm
mục tiêu xác định những ưu điểm, khuyết điểm của công tác quản lý nhà nước đối với các
trường đại học NCL nói chung, và các trường ĐHTT nói riêng, rút ra nguyên nhân của ưu
khuyết điểm đó đồng thời đề xuất những cơ sở khoa học để đổi mới công tác quản lý nhà

nước, thúc đẩy các trường ĐHTT phát triển ổn định, bền vững.
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trường đại học NCL, bao gồm các trường ĐHTT,
dân lập, không bao gồm các trường quốc tế, có vốn đầu tư 100% nước ngoài, thông qua
3

đánh giá và phân tích các văn bản Luật, Thông tư, Quy chế, Quyết định… liên quan đến
hệ thống giáo dục NCL.
Đề tài chỉ nghiên cứu quản lý của nhà nước đối với hoạt động của các trường ĐHTT, dân
lập không đi sâu nghiên cứu quá trình thành lập trường.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nhằm trả lời hai câu hỏi sau:
Thứ nhất, những khó khăn, vấn đề nổi cộm của hệ thống đại học NCL hiện nay là gì?
Thứ hai, vai trò của nhà nước trong việc sửa chữa, khắc phục khó khăn của hệ thống giáo
dục tư thục?
Thứ ba, những chính sách nào cần áp dụng để nhà nước giải quyết những khó khăn đó?
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính. Tác giả phân tích các Chính sách và
Luật, Thông tư, Quy định, Quyết định của Chính phủ, Bộ, UBND đối với các trường đại
học NCL, trong điều kiện tương quan so sánh với các trường đại học công lập. Trong quá
trình thực hiện, tác giả cũng phỏng vấn ý kiến của một số chuyên gia đang công tác tại
lĩnh vực này.
1.7 Nguồn thông tin
Nghiên cứu dựa trên các nguồn thông tin có sẵn như: Luật Giáo dục Đại học 2012, Luật
Giáo dục 2005, Luật doanh nghiệp 2005; các Thông tư, Quyết định của Chính phủ,
UBND trong lĩnh vực giáo dục. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng một số thông tin từ
phỏng vấn chuyên gia.
1.8 Kết cấu đề tài và khung phân tích
Ngoài phần Tổng quan (Chương 1), đề tài gồm 4 chương chính. Chương 2 nêu lên cơ sở
lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin. Chương 3 khái quát thực trạng

hoạt động của các trường ĐHTT ở Việt Nam hiện nay. Chương 4 tập trung phân tích đánh
giá chính sách của nhà nước đối với các trường ĐHTT thông qua các văn bản quy phạm
4

pháp luật. Chương 5 kết luận và đưa ra những kiến nghị chính sách, đánh giá tính khả thi
cũng như những hạn chế của nghiên cứu.

5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Đại học tư thục
Theo từ điển Cambridge, giáo dục tư thục (Private Education) là giáo dục được thực hiện
bởi cá nhân hay tổ chức xã hội, công ty ngoài chính phủ (Cambridge University Press,
2005). Ngoài ra, một số thuật ngữ khác như Owned-run Education, Community-run
Education để chỉ giáo dục ngoài chính phủ được điều hành bởi các cá nhân và cộng đồng
xã hội cũng được sử dụng.
Căn cứ vào những quy định pháp luật về loại hình ĐHTT, (i) “trường tư thục do các tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư
xây dựng CSVC và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước”
(Điều 48 - Luật giáo dục 2005); (ii) “trường Đại học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng
CSVC và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước hoạt động theo
quy chế này và Điều lệ trường đại học, các quy định pháp luật” (Điểu 1 - Quy chế Tổ
chức và hoạt động của trường ĐHTT ban hành kèm QĐ 61 ngày 17/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ; QĐ 63 ngày 10/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHTT ban hành kèm theo QĐ 61 ngày
17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ); (iii) “Cơ sở GDĐH tư thục thuộc sở hữu của tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ

chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư,
xây dựng CSVC.” (Điều 7 - Luật Giáo dục Đại học 2012 (có hiệu lực năm 2013))
Theo những quy định pháp luật trên, có thể định nghĩa về trường ĐHTT một cách ngắn
gọn như sau: Trường ĐHTT là một cơ sở GDĐH thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do cá
nhân hoặc tổ chức thành lập và hoạt động bằng vốn đầu ngoài ngân sách nhà nước.
Các trường ĐHTT được chia thành hai loại, trường ĐHTT vì lợi nhuận - được tổ chức và
hoạt động như các công ty đối vốn và các trường ĐHTT phi lợi nhuận - không được tổ
chức như các công ty cổ phần, không có vốn cổ phần, cổ đông cũng như không chia lợi
tức (Phạm Duy Nghĩa, 2012).
6

2.1.2 Quản lý nhà nước về giáo dục đại học
Quản lý nhà nước về GDĐH là việc nhà nước sử dụng quyền lực công để điều tiết hoạt
động GDĐH theo mục tiêu của mình. Đó là việc quyết định các chủ trương quản lý; tổ
chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ và chủ trương quản lý; lựa chọn, sắp xếp cán bộ và bộ
máy; giáo dục, bồi dưỡng và ra chính sách khích lệ; kiểm tra và đánh giá kết quả của việc
quản lý (Lê Văn Giang, 2001). Quản lý nhà nước về GDĐH là những tác động tự giác của
chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu
quả mục tiêu phát triển GDĐH (Trần Kiểm, 2006).
2.2 Cơ sở để nhà nước can thiệp vào hoạt động của các trường đại học NCL
Nhà nước sẽ can thiệp vào thị trường khi thị trường xuất hiện một trong các thất bại về
phân bổ nguồn lực không hiệu quả hoặc nền kinh tế vận hành không đạt được những kết
quả theo mong muốn của nhà nước (Vũ Thành Tự Anh, 2012). Những biểu hiện của thất
bại thị trường là: tồn tại thế lực thị trường, thông tin bất cân xứng, hàng hóa công, ngoại
tác và bất ổn vĩ mô. Nguyên nhân gây nên thất bại của thị trường chủ yếu là do bản chất
hàng hóa và cách thức mà thị trường đang vận hành. Cần phải xem xét đặc điểm của thị
trường GDĐH tư nhân để xác định cơ sở can thiệp của nhà nước trong thị trường này.
Thứ nhất, khi xem xét ở góc độ hàng hóa công – với hai đặc điểm là không có tính cạnh
tranh và tính loại trừ (Pindyck & Rubinfeld, 1999, tr.691) - GDĐH được xem là một dịch
vụ tư thuần túy.

Tính loại trừ: một hàng hóa, dịch vụ không mang tính loại trừ khi không thể loại trừ mọi
người khỏi việc tiêu dùng nó (Pindyck & Rubinfeld, 1999, tr.691). Đối với GDĐH tính
loại trừ thể hiện ở việc người học khi muốn sử dụng dịch vụ phải tham gia thi tuyển, phải
đóng học phí… Nếu người học không thỏa mãn những điều kiện đó sẽ không được hưởng
thụ dịch vụ GDĐH.
Tính cạnh tranh: hàng hóa, dịch vụ không có tính cạnh tranh là khi một cá nhân có thể tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ đó mà không làm giảm đi sự hiện diện hay lợi ích của hàng hóa,
dịch vụ đó đối với sự tiêu dùng của người khác, hay nói cách khác, chi phí biên cho việc
cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó cho một người tiêu dùng bổ sung bằng không (Pindyck &
Rubinfeld, 1999, tr.690). Rõ ràng chi phí biên cho việc cung cấp dịch vụ GDĐH cho một
sinh viên bổ sung là lớn hơn không. Trường đại học bị hạn chế về CSVC, số lượng sinh
7

viên được tuyển sinh, số lượng sinh viên trên một giảng viên… nên nếu tăng thêm một
sinh viên thì phát sinh thêm chi phí nhất định về CSVC, tiền lương cho giảng viên, chi phí
quản lý sinh viên… hoặc ảnh hưởng đến việc học của các sinh viên khác.
Tuy nhiên, GDĐH mang lại ngoại tác tích cực. Lợi ích tư nhân của việc học luôn nhỏ hơn
lợi ích xã hội do tồn tại lợi ích ngoại tác của việc đi học. Lợi ích ngoại tác là người đi học
đem lợi ích cho người khác và xã hội. Việc học sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội, dễ dàng hơn cho
nhà nước trong việc phổ biến và thực hiện các chính sách kinh tế văn hóa và xã hội. Hơn
nữa, các doanh nghiệp và cơ quan tuyển dụng cũng có lợi nhuận trong việc học của các cá
nhân. Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có lợi ích trong việc học, sẽ làm việc cho các doanh
nghiệp, sự chênh lệch giữa tiền lương và hiệu quả lao động của người được đào tạo là lợi
nhuận mà doanh nghiệp có được do việc học mang lại.
Do đó, dịch vụ GDĐH phải được nhà nước đảm bảo về chất lượng đào tạo để phục vụ tốt
cho nhu cầu xã hội.
Thứ hai, thị trường giáo dục vận hành không hiệu quả. Hiện nay, hầu hết các trường ĐHTT
được sinh viên, phụ huynh đánh giá là có chất lượng đào tạo yếu kém và đứng trước nguy
cơ tan rã khi không có nguồn tuyển sinh đầu vào. Về chất lượng đầu ra, các sinh viên tốt
nghiệp tại các trường NCL có tỉ lệ thất nghiệp rất cao, không được thị trường lao động đón

nhận như nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khi đó, chất lượng đầu vào được đảm bảo
một phần bằng hình thức thi tuyển, trong khi chất lượng đầu ra lại chưa kiểm định chặt chẽ
bởi một cơ quan nào mà giao trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục.
Từ những điều trên, GDĐH tư thục có xuất hiện sự thất bại của thị trường, nhà nước có cơ
sở để can thiệp. Nhiều chuyên gia giáo dục và các chính sách gia cũng không đồng tình với
việc giao giáo dục hoàn toàn cho thị trường điều phối. Theo quan điểm của UNESCO
(UNESCO, 1996, tr.160, trích từ Bùi Chí Bình, 2012), “Giáo dục là tài sản chung không
thể phó mặc cho thị trường.” Vì thế, dù là tổ chức nào hay cấp độ phân quyền nào hoặc đa
dạng hóa như thế nào trong một hệ thống, nhà nước phải thể hiện trách nhiệm đối với công
dân của mình, bao gồm việc tạo ra sự thống nhất trên cả nước về giáo dục, đảm bảo rằng
hệ thống đó tạo ra một thể nhất quán và đưa ra cách nhìn dài hạn cho tương lai.

2.3 Các hình th
ức can thi
Hình 2.1 Cây quyết định s
Nguồn: ADB (
2003
Nhà nướ
c có hai phương th
Ủy quyền.
Phương thức duy trì thẩ
m q
Hệ thống các quy định:
Nhà
ứng dịch vụ trên thị trườ
ng
nước đề ra. Trong lĩnh vự
c
chuẩn CSVC, trình độ giả
ng

cung ứ
ng cho sinh viên theo
Tài chính: Hai đối tượ
ng ch
vụ và ngườ
i tiêu dùng. Nhà
cho nhà cung cấp. Việ
c làm
tiêu dùng. Nhà nướ
c có th
cấp cho người tiêu dùng.
LỰA CHỌN
CHÍNH SÁCH
Không can thiệp
Can thiệp
8
an thiệp của nh
à nước
h s
ự can thiệp của nhà nước
003
), trích trong S. Chiavo-Campo và P.S.A. Sundara
m
ng th
ức cơ bản để can thiệp vào thị trườ
ng: Duy trì th
m quy
ền
Nhà nư
ớc dùng các quy định nhằm mục đích đi


ng đ
ể hạn chế tối đa các thất bại vố
n có, theo đ
c
GDĐH, nhà nước ban hành những quy chế
, qu
ng viên, ch
ỉ tiêu tuyển sinh… để đảm bảo chấ
t l
n theo h
ọc.
ng ch
ủ yếu nhà nước sử dụng dịch vụ
này là các nhà
. Nhà nư
ớc có thể dùng công cụ thuế (miễn, giả
m thu
c làm này nh
ằm chuyển một phần lợi ích từ
nhà cung
ó th
ể dùng tiền, hiện vật hoặc gián tiế
p qua chính s
thiệp
Duy trì thẩm
quyền
Cung cấp trực
tiếp
Cơ quan nhà

nước khác
Bộ, ngành
Tài chính
Các nhà cung
cấp dịch vụ
Người tiêu dùng
Quy định
Ủy quyền
Thực thể có mục
đích
Chính quyền cấp
dưới
LỰA CHỌN
CHÍNH SÁCH

m
(1999)
trì th
ẩm quyền và

u tiết việc cung
theo đ
ịnh hướng nhà
, quy đ
ịnh về tiêu
t lư
ợng nhất định
ác nhà cung c
ấp dịch
m thu

ế) hoặc trợ cấp
cung c
ấp sang người
hính sách
thuế để trợ
Chính quyền cấp
dưới
Các tổ chức phi
chính phủ
Doanh nghiệp tư
nhân
Tài trợ thu nhập
Phiếu trả tiền và
Trợ giúp đặc biệt
Can thiệp
Không can thiệp
9

Cung cấp trực tiếp:
Nhà nước có thể cung ứng dịch vụ cho thị trường thông qua các doanh
nghiệp nhà nước hoặc các đơn vị do nhà nước thành lập và vận hành.
Phương thức ủy quyền
Ủy quyền cho cấp dưới:
Tùy từng loại dịch vụ, chính quyền có thể ủy quyền cho cấp thấp
hơn lựa chọn chính sách trên cơ sở phân cấp, phân quyền hiện hữu.
Ủy quyền cho các thực thể có mục đích xác định:
Nhà nước có thể ủy quyền cho các chủ
thể khác, như các doanh nghiệp tư nhân, cung ứng dịch vụ. Nhà nước có thể dùng biện
pháp ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp tư nhân để mua lại các dịch vụ và giữ
quyền phân phối dịch vụ. Nhà nước cũng có thể ký hợp đòng với các doanh nghiệp tư nhân

để doanh nghiệp tự cung ứng các dịch vụ theo các điều khoản nhất định. Tất cả các hoạt
đoọng cung ứng dịch vụ nói trên, dù được tiến hành dưới hình thức nào thì Nhà nước cũng
là người chịu trách nhiệm trước xã hội về việc cung ứng chúng

(Lê Chi Mai, 2003, tr. 47).



10

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGOÀI CÔNG LẬP
3.1 Sự hình thành và phát triển của các trường đại học NCL
Trước 1986, hệ thống GDĐH ở Việt Nam hoàn toàn được vận hành và tài trợ bởi chính
phủ. Sau thời kỳ đổi mới, nhà nước nhận thức được vai trò của nền kinh tế tư nhân, dần
cho phép các cá nhân, tổ chức tham gia vào lĩnh vực giáo dục.
Trước xu thế đó, năm 1988, Trường Đại học (ĐH) Thăng Long, đại học tư nhân đầu tiên
của Việt Nam ra đời tại Hà Nội dưới chính sách đổi mới của chính phủ Việt Nam. Trường
được thành lập bởi một nhóm những nhà trí thức, dẫn đầu là Tiến sĩ Hoàng Xuân Sính.
Việc này tạo tiền đề cho sự phát triển của hệ thống GDĐH NCL sau này. Vào thời điểm
thành lập, ĐH Thăng Long chỉ đào tạo một khoa duy nhất là “Toán và Khoa học máy
tính”, năm 1989 tuyển sinh khóa đầu tiên. Đến 1993, trường chỉ đào tạo 150 sinh viên khoa
Toán và Khoa học máy tính và 54 sinh viên khoa Quản trị nhằm đảm bảo chất lượng đào
tạo. Kinh phí hoạt động của Trường lúc này phụ thuộc vào học phí và tài trợ từ nước ngoài
(Việt kiều, các giáo sư ở các trường đại học tại Pháp, các tổ chức phi chính phủ…). Tuy
nhiên, do nhận thức của phụ huynh và học ở thời điểm đó chưa đánh giá cao các trường tư,
nên chất lượng sinh viên của trường chưa đạt được như kỳ vọng và mục tiêu đã đề ra
Tiếp theo sau trường ĐH Thăng Long, trong khoảng thời gian 3 năm 1993-1995, 7 trường
đại học tư được hình thành: 2 ở miền Bắc (ĐH Phương Đông và ĐH Đông Đô); 4 ở miền

Nam (ĐH Ngoại ngữ Tin học (HUFLIT), ĐH Văn Lang, ĐH Hùng Vương và ĐH Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) (HUTECH)); và ĐH Duy Tân ở Đà Nẵng, miền
Trung Việt Nam (Lam, 1995).





11

Bảng 3.1 Danh sách các trường đại học ngoài công lập năm 1995
STT Trường Đại học Địa điểm Khoa ngành đào tạo Số lượng
sinh viên
Đội ngũ
giảng viên
1 Thăng Long Hà Nội Toán và khoa học máy tính,
Quản trị, Luật, Ngoại ngữ
600
2 Phương Đông Hà Nội Tin học, Quản trị kinh doanh
(QTKD), Luật, Kế toán ngân
hàng, Ngoại ngữ
2,250 9
3 Đông Đô Hà Nội Tin học, QTKD, Luật, Ngoại
ngữ
800 3
4 HUFLIT TPHCM Ngoại ngữ, Công nghệ thông
tin (CNTT), Văn hóa và đông
phương học, QTKD quốc tế
1,250 34
5 Văn Lang TPHCM CNTT, QTKD, Ngoại ngữ,

Tài chính kế toán, Quản lý kỹ
thuật môi trường
4,700 62
6 Hùng Vương TPHCM Tin học, QTKD, Luật, Ngoại
ngữ
1,200
7 HUTECH TPHCM Điện tử viễn thông, Tin học,
Ngoại ngữ
1,353 15
8 Duy Tân Đà Nẵng Công nghệ, Kinh doanh, Kế
toán
830 58
Nguồn: Lam (1995)
Bảng 3.1 cho thấy hầu hết những trường đại học NCL đào tạo những ngành như quản trị
kinh doanh, ngoại ngữ, CNTT, kế toán bởi vì những ngành này không đòi hỏi cơ đầu tư sở
vật chất cao hay những yêu cầu đặc biệt. Trong điều kiện phát triển lúc đó, CNTT là một
ngành thời thượng trong hầu hết các trường cao đẳng và đại học cả công lập và NCL. Bảng
trên cũng cho thấy số lượng sinh viên dao động từ 500 đến 4,700. Tổng số lượng sinh viên
năm 1995 là khoảng 13,000 ở các trường NCL, cộng với khoảng 22,000 sinh viên các
trường bán công, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên (Lam, 1995).
Nhiều trường đại học NCL được thành lập sau đó ở TPHCM như: ĐH Hồng Bàng (1997),
ĐH Kỹ thuật Tôn Đức Thắng (1997). Trường ĐH Kỹ thuật Tôn Đức Thắng được thành lập
12

trực tiếp bởi Liên đoàn Lao động TPHCM, không nhận tài trợ từ tư nhân mà được quản lý
tài chính như một trường công lập. Trường đổi tên thành ĐH Tôn Đức Thắng năm 2003 và
hiện nay đã chuyển đổi thành trường bán công. Những trường này hoạt động dưới sự quản
lý của Bộ GD&ĐT. Sau vài năm hoạt động, một số trường đã mở thêm nhiều ngành mới.
Bảng 3.2 Các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam năm 2001
STT Trường đại học Địa điểm Khoa ngành đào tạo

1 Thăng Long Hà Nội Toán và khoa học máy tính, Quản trị, Ngoại ngữ
2 Phương Đông Hà Nội Tin học, QTKD, Luật, Kế toán, Ngân hàng, Ngoại ngữ
3 Đông Đô Hà Nội Tin học, QTKD, Luật, Ngoại ngữ
4 Mở Hà Nội Hà Nội Điện tử viễn thông, Công nghệ sinh học, CNTT, Du
lịch, Kinh tế, Luật, Mỹ thuật công nghiệp
5 Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
Hà Nội QTKD, Tin học, Tiếng Anh, Thương mại và
Marketing, Tài chính kế toán
6 Hải Phòng Hải Phòng CNTT, Điện điện tử, Điện tử viễn thông, Công nghệ
môi trường, Xây dựng, Công nghệ khoáng sản, Nông
nghiệp, Văn hóa và du lịch, Ngoại ngữ
7 HUFLIT TPHCM Ngoại ngữ, CNTT, Văn hóa và đông phương học,
QTKD quốc tế, Du lịch, Quan hệ quốc tế
8 Văn Lang TPHCM CNTT, QTKD, Kiến trúc, Công nghệ Kỹ thuật môi
trường, Cơ khí, Ngoại ngữ, Tài chính kế toán, Kỹ thuật
công trình xây dựng, Tài chính kế toán, Ngoại ngữ, Mỹ
thuật công nghiệp.
9 HUTECH TPHCM Điện điện tử, CNTT, Xây dựng, Cơ khí, Công nghệ Kỹ
thuật môi trường, QTKD, Thiết kế thời trang, Ngoại
ngữ
10 Hùng Vương TPHCM CNTT, QTKD, Ngoại ngữ, Luật
11 Hồng Bàng TPHCM Sinh học và môi trường, CNTT, Kỹ thuật xây dựng,
Điện tự động, Mỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật dệt may
và da giày, Kinh tế, Ngoại ngữ, Châu Á Thái Bình
Dương học
12 Tôn Đức Thắng TPHCM Khoa học ứng dụng, Khoa học xã hội và nhân văn,
CNTT và Toán ứng dụng, Kỹ thuật xây dựng, Điện
13


điện tử, Khoa học môi trường, Kinh tế, Ngoại ngữ, Mỹ
thuật và thiết kế
13 Văn Hiến TPHCM CNTT, Điện tử viễn thông, Kinh tế, Vật ký, Tâm lý
học, Văn hóa học, Xã hội học, Du lịch, Ngoại ngữ
14 Duy Tân Đà Nẵng CNTT, QTKD, Luật, Ngoại ngữ
15 Lạc Hồng Đồng Nai Đông phương học, Điện tử, Công nghệ thực phẩm,
CNTT, Điện ứng dụng, Công nghệ sinh học và môi
trường, QTKD, Tài chính kế toán
Nguồn: Thi Xa Phuong Pham (2006), tr.46
Hiện nay, các trường ĐHTT phát triển khác đa dạng, đào tạo ở hầu hết các ngành nghề (trừ
một số ngành đặc trưng có rất ít trường đào tạo như an ninh quốc phòng, sư phạm, y
khoa…). Trong những năm trước đây, một số trường đại học NCL đã tìm những đường đi
tắt để tăng doanh thu. Chẳng hạn như một số trường đã tuyển sinh quá chỉ tiêu mà Bộ
GD&ĐT cấp, một số sinh viên được tuyển vào trường với khả năng có thể vào học ở bậc
đại học là không đáng tin cậy; và một số trường đào tạo lượng sinh viên nhiều hơn khả
năng về CSVC, đội ngũ giảng viên gây nên tình trạng quá tải (Welch, 2007, tr.47). Thực tế
tồn tại một xu hướng ở các trường đại học NCL là họ chỉ tập trung đào tạo những ngành
nghề có chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng lại thu được lợi nhuận cao, như những ngành về
kinh doanh, kinh tế, CNTT, ngoại ngữ. Sự đầu tư ngắn hạn và tập trung vào việc tìm kiếm
lợi nhuận khiến cho nhưng trường đại học NCL trở thành nơi thu gom “rác” do những
trường công lập để lại (Hayden & Khanh, 2010). Tình trạng này vẫn còn tồn tại cho đến
hiện nay.
3.2 Những vấn đề các trường đại học NCL đang phải đối mặt
3.2.1 Số lượng tăng nhanh chưa tương xứng với nguồn lực
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2008-2020 của Bộ GD&ĐT, đặc biệt,
với GDĐH, sẽ nâng tỉ lệ sinh viên đạt 450/vạn dân vào 2020, mở rộng quy mô GDĐH
NCL, phấn đấu đến 2020 tỉ lệ sinh viên trong các cơ sở NCL chiếm 30-40% tổng số sinh
viên cả nước. Cùng với chính sách xã hội hóa, trong 10 năm trở lại đây (2001-2011), quy
mô của các cơ sở GDĐH NCL tăng từ 23 trường lên 82 trường, trong khi các cơ sở công
14


lập tăng từ 168 trường lên 337 trường. Trong 10 năm, số lượng các trường công lập tăng
201%, trong khi các trường NCL tăng 357%, cao gấp rưỡi các trường công lập.
Hình 3.1 Số lượng các trường đại học, cao đẳng và sinh viên các cơ sở GDĐH.

Nguồn: Tác giả tự vẽ theo số liệu của Tổng cục thống kê (2012)
Số lượng sinh viên ở các trường NCL cũng tăng nhanh, từ 101.1 ngàn sinh viên (2001) lên
đến 335 ngàn (2011), tăng 331% sau 10 năm.
Mặc dù số lượng trường cũng như số lượng sinh viên tăng với tốc độ cao, các trường NCL
vẫn còn rất nhiều thách thức phải đối mặt. Chất lượng đào tạo nổi lên như một vấn đề thiết
yếu. Bên cạnh đó, những khó khăn còn tồn tại như tuyển dụng được những giảng viên có
chất lượng, lương thấp, nguồn lực phân phối cho nghiên cứu khoa học quá ít, sự quản lý
chặt chẽ về chương trình đào tạo
Theo dữ liệu của UNESCO, GDĐH Việt Nam có chỉ số giáo viên/sinh viên là 30/1. Đây là
một tỉ lệ rất cao, không chỉ so sánh với tiêu chuẩn thế giới mà còn rất cao so với các nước
khác trong khu vực (UNESCO, 2006)
1
.



1
Tỉ lệ sinh viên/giảng viên tương ứng là 23/1 ở Philippines, 20/1 ở Malaysia và 15/1 ở Indonesia.
0.0
200.0
400.0
600.0
800.0
1000.0
1200.0

1400.0
1600.0
1800.0
2000.0
0
50
100
150
200
250
300
350
400
Sinh viên (Ngàn người)
Năm
Số lượng trường và sinh viên các cơ sở GDĐH
Số lượng trường công lập
Số lượng trường ngoài công
lập
Số sinh viên trường công lập
Số sinh viên trường ngoài
công lập
15

Hình 3.2 Tỉ lệ sinh viên/giảng viên ở các trường đại học

Nguồn: Tác giả tự vẽ theo số liệu của Tổng cục thống kê (2012)
Theo hình 3.2, tỉ lệ này ở các trường NCL rất không ổn định qua các năm, đỉnh điểm là
39.3/1 năm 2007. Số lượng giảng viên có tăng lên qua các năm, nhưng lại không đuổi kịp
sự tăng trưởng của số lượng sinh viên theo học tại các trường NCL. Tỉ lệ này có xu hướng

giảm trong những năm gần đây do quy định về chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, một
phần là do số liệu thống kê không đưa vào số lượng các sinh viên tại chức, văn bằng 2, liên
thông,… từ 2009. Để đảm bảo đào tạo, các trường NCL dựa vào giảng viên thỉnh giảng.
Các trường đại học, cao đẳng NCL chỉ có khoảng 30% là giảng viên cơ hữu, trên 60% đội
ngũ giảng viên là thỉnh giảng, mà những giảng viên này sẽ không thể đầu tư vào công việc
bán thời gian nhiều hơn công việc chính của họ ở trường công lập. Một vấn đề chung của
các trường NCL là các giảng viên dành quá nhiều thời gian cho công việc giảng dạy hơn là
công tác nghiên cứu (Pham & Gerald, 2005). Theo tiêu chuẩn quốc tế, tỉ lệ nghiên cứu
được công bố ở Việt Nam là rất thấp, đặc biệt là ở khu vực NCL, chỉ chiếm tỉ lệ 1 nghiên
cứu được công bố trên 100 giảng viên, tỉ lệ này là 39 ở các trường công lập (World Bank,
2008, tr. xiv).
3.2.2 Chất lượng đào tạo chưa cao
Chất lượng đào tạo đáng báo động hiện nay còn thể hiện ở tỷ lệ sinh viên ra trường có
được việc làm và lượng sinh viên phải làm việc trái ngành nghề được đào tạo. Thực tế cho
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
45.0
Tỉ lệ sinh viên/giảng viên
Công lập
Ngoài công lập
16

thấy nền GDĐH Việt Nam đang đặt dưới sự đánh đổi giữa chất lượng và số lượng.

Theo
khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM
về nhu cầu tìm việc làm của trên 10,000 sinh viên 2009-2012 cho thấy: có 80% sinh viên
sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc
phải chuyển đổi ngành học hoặc làm công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng số
sinh viên tìm được việc làm, chỉ 50% có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50%
vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp; việc làm chưa thật sự ổn định và có thể
phải chuyển việc làm khác. Theo một thống kê gần đây của Trường ĐH Khoa học Xã hội
và Nhân văn: Có 26.2% cử nhân đại học ra trường không có việc làm; 70.8% cử nhân có
việc làm nhưng phần lớn làm trái ngành nghề; chỉ 19% làm đúng ngành nghề được đào tạo.
Đó là những con số tính chung cho cả sinh viên tốt nghiệp ở trường công lập và NCL.
Theo nhận định của Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các trường
ĐHTT thì 10 em mới có một em đạt chất lượng đại học thực sự (giaoduc.net, 2013). Các
sinh viên tốt nghiệp các trường NCL không được thị trường việc làm công nhận. Điều này
không chỉ tồn tại ở các doanh nghiệp nước ngoài trong yêu cầu tuyển dụng, mà còn không
được chấp nhận ở khu vực nhà nước. Trong đợt thi công chức diễn ra vào ngày 16-
17/10/2011, tỉnh Nam Định thông báo công khai danh sách thí sinh dự thi, nhưng có năm
người dù nộp hồ sơ vẫn không được tham dự. Lý do khiến họ bị loại là tốt nghiệp trường
dân lập và một người tốt nghiệp ngành học không đúng yêu cầu (Hoàng Thùy, 2011).
Nhìn sâu hơn vào các trường đại học cao đẳng NCL, chúng ta có thể thấy rằng những
trường này ra đời nhằm thẩm thấu những sinh viên không thể vào các trường công lập,
chênh lệch cung cầu khi khả năng đáp ứng của hệ thống các trường đại học, cao đẳng thấp
hơn nhu cầu học của xã hội. Học phí ở các trường này cao hơn ở các trường công lập
(Pham & Gerald, 2005) trong khi chất lượng đào tạo thì được chứng minh là thấp hơn.
Những sinh viên theo học ở hầu hết các trường NCL đều là những người bị coi là “sinh
viên hạng hai”, những người thi trượt trong kỳ thi đại học vào các trường công. Chính điều
này làm cho chất lượng đào tạo của các trường NCL trở nên yếu kém.
3.2.3 Tình hình tuyển sinh tại các trường NCL
Liên quan đến sự việc nhiều trường NCL vượt ra khỏi tầm kiểm soát và bị chỉ trích về việc
không đảm bảo chất lượng đào tạo, Bộ GD&ĐT đã cho ra đời một loạt văn bản pháp luật

17

nhằm để hạn chế tình trạng các trường tuyển sinh một cách ồ ạt, hạn chế sự ra đời của các
trường NCL. Năm 2004, Bộ GD&ĐT quyết định mức “điểm sàn”, là mức tối thiểu mà sinh
thí sinh phải đạt được trong kỳ thi tuyển sinh mới có thể đăng ký vào các trường đại học,
kể cả công lập và NCL. Kết quả của việc này là năm học 2003–2004 và 2005-2006 có sự
giảm đi đáng kể trong số lượng sinh viên theo học tại các trường NCL (Le, 2006, tr.80)
Tuy nhiên, trong thời gian vài năm sau đó cho đến 2 năm trở lại đây, con số này có xu
hướng tăng lên trở lại (Hình 3.1 và 3.2).
Các trường ĐHTT phần lớn gặp vấn đề về CSVC nên thực tế nhiều trường đã xác định chỉ
tiêu tuyển sinh vượt quá quy định
1
. Cụ thể, trong đợt thanh tra sau tuyển sinh năm 2012 đối
với 30 trường đại học thì có 21 trường xác định vượt chỉ tiêu tuyển sinh (bao gồm cả công
lập và tư thục). Trong đó, trường ĐH dân lập Ngoại ngữ - Tin học TPHCM không còn
năng lực tuyển sinh nhưng đã tự xác định 2000 chỉ tiêu; ĐH Văn Lang chỉ có năng lực
tuyển 1021 chỉ tiêu nhưng đã tự xác định 2000 chỉ tiêu; ĐH Lương Thế Vinh chỉ có năng
lực 473 chỉ tiêu nhưng đã tự xác định 1800 chỉ tiêu. Đây là 3 trường ĐHTT trên tổng số 30
trường được thanh tra kiểm tra có sai phạm, trên thực tế, con số này chắc chắn cao hơn
nhiều (Tuệ Anh, 2012).
3.2.4 Vấn đề về quyền sở hữu khi chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục
Theo Luật Giáo dục 2005, cơ sở giáo dục dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập,
đầu tư xây dựng CSVC và bảo đảm kinh phí hoạt động; cơ sở giáo dục tư thục do tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng CSVC và bảo đảm kinh
phí hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Nghị định 75 hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục năm 2005 được ban hành năm 2006 quy
định đối với GDĐH chỉ có loại hình công lập và tư thục, không tồn tại loại hình dân lập.
Do đó, ngày 29/5/2006, bằng Quyết định 122, Chính phủ đã cụ thể hóa chủ trương chuyển
các trường đại học dân lập sang hoạt động theo mô hình tư thục nhằm làm rõ vấn đề “lợi

nhuận” hay “phi lợi nhuận”, tạo điều kiện giúp các trường phát triển đúng hướng theo chủ
trương xã hội hóa của nhà nước (thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình
thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát


1
Tiêu chí thứ hai dựa trên diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo/01
sinh viên. Quy định này đối với các trường đại học là bình quân 01 sinh viên không thấp hơn 2m
2

18

triển sự nghiệp giáo dục). Theo Quyết định 122 của Chính phủ, có 19 trường đại học dân
lập phải hoàn thành chuyển đổi trước thời hạn 30/6/2007. Nhiệm vụ này được giao cho Bộ
GD&ĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành để ban hành quy định, hướng dẫn việc chuyển
đổi. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 2 trường đã chuyển đổi thành công là ĐH Thăng Long và
ĐH Hồng Bàng.
Chủ trương chuyển các trường dân lập sang tư thục được các trường ủng hộ, nhưng không
thể giải quyết được vấn đề chủ sở hữu. Theo quy chế tạm thời ban hành kèm Quyết định số
196/TCCB ngày 21/04/1994 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì đại học dân lập do các cá
nhân, tập thể hoặc các tổ chức kinh tế - xã hội đầu tư xây dựng với mục đích không kinh
doanh, không vụ lợi cá nhân. Quy chế tạm thời này đã là cơ sở ra đời nhiều trường đại học
dân lập trong thời điểm đó. Đến năm 2000, quy chế trường đại học dân lập ban hành kèm
theo Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định
tài sản của trường đại học dân lập thuộc quyền sở hữu tập thể của những người góp vốn
đầu tư, các giảng viên, cán bộ và nhân viên của trường.
Các trường đại học, cao đẳng NCL hiện nay đều được thành lập và hoạt động theo cơ chế
này, nhưng nguồn tài sản đã không được quy định rõ. Sau một thời gian hình thành, tài sản
của các trường tăng lên một cách nhanh chóng, chỉ từ một vài tỷ đồng vốn ban đầu, đến
nay tài sản các trường có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng, nhưng không thể xác định được

chủ sở hữu của khối tài sản tăng lên đó. Nếu khẳng định đây là tài sản của những người
góp vốn ban đầu thì đi ngược lại quy định; nếu cho rằng đây là tài sản thuộc sở hữu chung
thì các cá nhân góp vốn không đồng tình.
Trường hợp tại Trường ĐH Văn Lang, Tiến sĩ Nguyễn Dũng, Hiệu trưởng Trường cho
biết: tháng 11/1999, trường mua khu đất tại cơ sở chính trên đường Nguyễn Khắc Nhu
quận 1 với giá 13.9 tỷ đồng (từ quỹ tích lũy xây dựng CSVC) do nhà nước bán lại theo
Nghị định 60. Khi chuyển sang tư thục thì phải định giá lại tài sản này. Tại thời điểm mua,
công ty thẩm định giá trị đất là 8 tỷ đồng và giá trị nhà là 5.9 tỷ đồng. Nhưng hiện nay, tính
theo giá thị trường thì khu đất rộng 1,200 m
2
của trường có giá 80 triệu đồng/m
2
, tương
đương 96 tỷ đồng. Khối tài sản này không được xác định sở hữu một cách rõ ràng, của
cộng đồng, của tập thể cán bộ nhân viên trường hay của cá nhân góp vốn ban đầu.

×