Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 101 trang )








BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
oOo


TRẦN LÊ THANH HẢI


NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI
LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM.




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ






TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013









BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
oOo

TRẦN LÊ THANH HẢI


NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI
LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM.



Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ LANH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013






LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự
giúp đỡ của Cô hướng dẫn và những người mà tác giả đã cảm ơn. Số liệu thống kê
được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay.


Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
Tác giả




Trần Lê Thanh Hải






MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN VÀ
CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN CÁC
NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 4
2.1 Khung lý thuyết và các quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới
về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế:
4

2.1.1 Nợ nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: 5
2.1.2 Nợ nước ngoài kìm hãm tăng trưởng kinh tế: 5
2.1.3 Nợ nước ngoài vừa thúc đẩy vừa kìm hãm tăng trưởng kinh tế: 6
2.1.4 Nợ nước ngoài không tác động đến tăng trưởng kinh tế: 11
2.2 Các nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới về tác động của nợ
nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế. 11

2.2.1 Nghiên cứu của Maureen Were (2001) “Tác động của nợ nước ngoài đối
với tăng trưởng kinh tế ở Kenya”. 11
2.2.2 Nghiên cứu của Frimpong, J.M.and Oteng-Abayi,E.F. (2006), “Tác động
của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Ghana. Một nghiên cứu thực
nghiệm” 14





2.2.3 Nghiên cứu của
Shahnawaz Malik
, Muhammad Khizar Hayat


Muhammad Umer Hayat (2010)
“Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu thực nghiệm từ Pakistan
” 16
2.2.4 Nghiên cứu của Sulaiman, L.A và Azeez, B.A (2012) "Tác động của nợ
nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Nigeria" 17
2.2.5 Nghiên cứu của Okonkwa, C.S & Odularu, G.O. (2013): "Mối quan hệ
giữa nợ nước ngoài, gánh nặng nợ và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực
nghiệm và bài học chính sách từ các nước Tây Phi" 18
2.3 Các nghiên cứu của các tác giả trong nước về mối quan hệ giữa nợ nước
ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: 21

2.3.1 Nghiên cứu của Lâm Xiêm Dung (2011) "Tác động của nợ công đối với
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam" 21
2.3.2 Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Châu (2012)
"Tác động của nợ nước ngoài
đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam" 23
2.3.3 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Song Hoanh (2012) "Tác động của nợ nước
ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam" 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Thu thập dữ liệu cho mô hình nghiên cứu: 27

3.2 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu: 28

3.3 Mô hình nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế
tại Việt Nam: 31

3.4 Phương pháp nghiên cứu: 33


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị riêng lẻ từng biến để xác định thuộc tính dừng
của các chuỗi số thời gian: 35

4.2 Chọn bước trễ tối ưu cho các biến trong mô hình: 37

4.3 Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen (Johansen
Cointegration Test) để xem xét mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến
trong mô hình: 38






4.4: Kiểm định mối quan hệ trong dài hạn bằng mô hình VECM (Vector Error
Correction Model): 42

4.5: Hiệu chỉnh sự mất cân bằng giữa động thái ngắn hạn và giá trị dài hạn bằng
mô hình hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Model): 47

4.5.1 Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư: 48
4.5.1.1 Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn (Kiểm định Histogram-
Normality của phương trình (1): 49
4.5.1.2 Kiểm định phương sai của sai số là đồng nhất: 50
4.5.2 Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM hai bước trễ: 51
4.5.3 Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM một bước trễ: 53
Kết quả hồi quy mô hình hiệu chính sai số ECM với một bước trễ được trình
bày trong bảng 4.11 53
* Kiểm định các khuyết tật của mô hình ECM một bước trễ: 58

4.5.3.1 Kiểm định ý nghĩa thống kê của mô hình ECM một bước trễ (kiểm định
RESET của Ramsey): 58
4.5.3.2 Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn (Kiểm định Histogram -
Normality)của mô hình ECM một bước trễ: 58
4.5.3.3 Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy (kiểm định Wald) mô hình
ECM một bước trễ: 60
4.5.3.4 Kiểm định tự tương quan (Kiểm định Breusch-Godfrey) mô hình ECM
một bước trễ: 60
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu: 61

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 63
5.1 Kết luận: 63

5.2 Một số gợi ý chính sách đối với nền kinh tế Việt Nam: 64

5.3 Hạn chế của đề tài và bước nghiên cứu tiếp theo: 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC






DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

hiệu Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
ECM Error correction model Mô hình hiệu chỉnh sai số
EXDY


Total external debt as a percentage
of GDP
% Dư nợ trên tổng sản phẩm
quốc nội.
FDIY
Foreign direct investment as a
percentage of GDP
% Đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên tổng sản phẩm quốc nội.
GDIY
Gross domestic investment as a
percentage of GDP
% Đầu tư trong nước trên tổng
sản phẩm quốc nội.
GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
HIPC Highly Indebted Poor Country
Các nước nghèo có dung lượng
nợ lớn
ODA Office Development Assistance Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
OLS Ordinary Least Square
Phương pháp bình phương nhỏ
nhất
RYPC Real GDP per capita
Thu nhập quốc dân thực tế tính
theo đầu người
TDSE
Total debt service as a percentage
of exports % Nợ phải trả trên xuất khẩu

VND Đồng Việt Nam
USD US Dollar Đô la Mỹ
WB World Bank Ngân hàng thế giới







DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Bảng kết quả kiểm định nghiệm đơn vị
Bảng 4.2. Bảng độ trễ tối ưu
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen theo thống kê Trace
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen theo thống kê Max-Eigen
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy ước lượng vector sai số ngẫu nhiên VECM
Bảng 4.6: Hồi quy đồng liên kết
Bảng 4.7 Kiểm định phần dư để kiểm tra đồng liên kết
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp kết quả phần dư có phân phối chuẩn
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi
Bảng 4.10 Hồi quy mô hình ECM hai bước trễ
Bảng 4.11 Hồi quy mô hình ECM một bước trễ
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê của mô hình ECM một bước trễ
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Histogram - Normality mô hình ECM một bước trễ
Bảng 4.14 Kiểm định Wald mô hình ECM một bước trễ
Bảng 4.15 Bảng kết quả kiểm định tự tương quan










DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Đường cong Laffer nợ
Hình 1.2 Mối liên hệ “threshold effect” giữa nợ và tăng trưởng.
Hình 4.1 Kết quả kiểm định Histogram – Normality của phần dư
Hình 4.2 Kết quả kiểm định Histogram - Normality mô hình ECM một bước trễ







1

TÓM TẮT
Nghiên cứu này thực hiện nhằm kiểm tra sự tác động của nợ nước ngoài
đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn bằng cách sử
dụng số liệu chuỗi thời gian từ năm 1986 đến năm 2012. Trong bài nghiên cứu
này các yếu tố sau được coi là yếu tố chính tác động lên tăng trưởng kinh tế:
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP,
nợ nước ngoài trên GDP,
đầu tư trong
nước trên GDP và tỷ lệ tổng nợ phải trả trên xuất khẩu.
Bài viết tham khảo nghiên cứu của tác giả
Okonkwa, C.S & Odularu,

G.O.(2013)
sử dụng phương pháp
kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) của

Augmented Dickey-Fuller
(ADF) để kiểm định tính dừng của số liệu chuỗi thời
gian, lý thuyết đồng liên kết (Co-integration) của Johansen để đo lường các mối
quan hệ trong dài hạn giữa các biến (quan hệ đồng liên kết) và cuối cùng là sử dụng
mô hình điều chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) theo Engle - Granger hai
bước (1987) để thực hiện khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn giữa các biến
vĩ mô.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến nghiên cứu đều có mối tương quan
đồng liên kết. Trong dài hạn, các biến vĩ mô có sự tác động lên tăng trưởng kinh tế
đó là biến đầu tư trực tiếp nước ngoài tương quan dương với tăng trưởng kinh tế và
biến đầu tư trong nước trên GDP, nợ nước ngoài trên GDP và nợ phải trả trên xuất
khẩu tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trong khi đó, xét về ngắn
hạn, biến tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng bởi chính nó ở độ trễ một kỳ. Ngoài ra
nó còn còn bị tác động bởi biến nợ nước ngoài trên GDP ở kỳ hiện tại và nợ phải
trả trên xuất khẩu ở độ trễ thứ nhất. Các biến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư
trong nước không thể hiện sự tác động của nó lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn
hạn. Bài viết cũng đưa ra một số gợi ý chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm
giúp cho nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng ổn định và bền vững.

Từ khóa: Nợ nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, đồng liên kết, mô hình ECM,
đầu tư.



2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN VÀ
CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nguồn vốn vay nợ luôn đóng vai
trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, thị trường vốn ngày càng phát triển đã
tạo điều kiện cho hoạt động vay nợ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn từ đó góp phần
gia tăng nợ nước ngoài của các quốc gia trong quá trình phát triển.
Theo Tokunbo và cộng sự (2006), các nghiên
cứu ban đầu
của các nhà kinh
tế trong những thập niên 50 và 60 đã tìm thấy một lý thuyết chung về nợ nước
ngoài và tăng trưởng kinh tế. Tất cả họ đều chia sẻ quan điểm chung rằng
việc
chuyển giao các nguồn lực
nước ngoài (thông qua các khoản vay, viện trợ và tài
trợ) tại các nước kém phát triển là cần thiết, nó bổ
sung nguồn vốn thiếu hụt trong
nước. Với nguồn vốn được bổ
sung sẽ giúp các nước chuyển đổi nền kinh tế để
tạo ra mức tăng trưởng cao hơn.
Trong những năm qua, Việt Nam liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao, đó không chỉ dựa vào yếu tố nội sinh mà còn có sự tác động của yếu tố bên
ngoài. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện vốn trong nước còn hạn
chế, các nước đang phát triển thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều
cách khác nhau, trong đó vay nợ là một phương thức phổ biến.
Tuy nhiên, nợ nước ngoài cũng có mặt bất lợi khi nó được tích lũy vượt quá
một giới hạn nhất định. Nếu nguồn vốn vay này không được phân bổ hiệu quả sẽ
không tạo được nguồn để trả nợ. Theo Nakatani và Herara (2007) vấn đề nợ nước
ngoài nhìn chung sẽ dẫn đến "nợ dư thừa" (debt overhang) và tạo ra "hiệu ứng chèn
lấn" (crowding out effect) trong đầu tư công tại các quốc gia khác nhau. Việc tích

lũy nợ lớn của các quốc gia đang phát triển sẽ cản trở quá trình tăng trưởng và lợi
nhuận đạt được từ tăng trưởng sẽ bị kìm hãm bởi các khoản nợ phải thanh toán,
nguồn dự trữ ngoại tệ giảm do được sử dụng để trả nợ sẽ ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán làm giảm khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính bên ngoài từ đó có
những tác động bất lợi đến đến đầu tư.



3

Như vậy, thật khó để nói liệu nợ nước ngoài có tác động nghịch chiều hay
thuận chiều đến tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, việc nắm rõ sự tác động này
trong thực trạng cụ thể của nền kinh tế là hết sức cần thiết để hoạch định những
chính sách quản lý hoạt động vay nợ nước ngoài một cách có hiệu quả nhất.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài "Nghiên cứu
tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam'' làm luận văn tốt
nghiệp cho mình nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Liệu rằng có tồn tại hay không tồn tại mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam?
2. Mức độ tác động của mỗi biến đến tăng trưởng kinh tế là như thế nào trong ngắn
hạn và trong dài hạn?
Luận văn sẽ trả lời các câu hỏi trên và hi vọng đóng góp một phần hoàn thiện
trong việc nghiên cứu tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế.
Bài viết đánh giá tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế và xác
định sự tồn tại của gánh nặng nợ ở Việt Nam với chuỗi dữ liệu thời gian từ năm
1986-2012. Người viết dựa vào nghiên cứu của tác giả Okonkwa, C.S & Odularu,
G.O.(2013) để xây dựng mô hình cho Việt Nam.
Bài nghiên cứu gồm năm phần:
Chương 1: Giới thiệu nội dung chính của bài viết và vấn đề cần nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày khung lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây

của các tác giả trong và ngoài về tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh
tế.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Chương 5: Kết luận và nêu ra các hạn chế của bài làm và đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo.
Ngoài ra, luận văn còn có các phần phụ lục bao gồm những nội dung cần
thiết nhằm chi tiết hóa, minh họa và bổ trợ cho nội dung luận văn. Phụ lục được
xem như một phần không thể tách rời của luận văn.



4

CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN CÁC
NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.1 Khung lý thuyết và các quan điểm của các nhà kinh tế học trên
thế giới về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế:
Nợ nước nước ngoài gia tăng là do Chính phủ cần bù đắp cho thâm hụt ngân
sách, khi nguồn thu không đủ tài trợ cho nhu cầu đầu tư và chi tiêu công. Do đó, nợ
nước ngoài tăng cũng không ngoài mục tiêu nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không
bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản
vay nước ngoài của quốc gia. Hay nói cách khác, nợ nước ngoài là tổng số tiền mà
một quốc gia có trách nhiệm và bị ràng buộc phải thanh toán cho các chủ thể có
quyền sở hữu chính thức đối với khoản tiền đó. Các chủ thể trong quan hệ nợ là chủ
nợ và con nợ. Chủ nợ là người cho vay có trách nhiệm cung cấp các khoản tiền cho
người đi vay, có thể là một quốc gia, một tổ chức quốc tế, một doanh nghiệp hoặc
một cá nhân nước ngoài.

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh ở nhiều
chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu thường được sử dụng là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP),
tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc dân (GNI),
tốc độ tăng trưởng
GDP thực bình quân đầu người (real GDP per capita),
tăng trưởng vốn, lao động,
sự gia tăng dung lượng thị trường Sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành GDP
như tiêu dùng nội địa, đầu tư, chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại sẽ làm thay
đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Quá trình tăng trưởng thể hiện các nguồn lực tăng trưởng như tài nguyên
thiên nhiên, vốn, lao động, công nghệ, quản lý, quan hệ, thị trường được khai thác
và sử dụng có hiệu quả cao nhất. Tăng trưởng kinh tế bao hàm cả tăng trưởng theo
chiều rộng và chiều sâu, số lượng và chất lượng, ngắn hạn và dài hạn Nhiều công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã lượng hoá tác động của các nguồn lực tăng



5

trưởng đến chất lượng và động thái tăng trưởng thông qua các mô hình như mô hình
tái sản xuất giản đơn của C.Mác, tái sản xuất mở rộng của V.I. Lênin, mô hình các
giai đoạn tăng trưởng kinh tế của W.Rostow hoặc Solow, hoặc hàm sản xuất Cob
Douglas.
Quá trình tăng trưởng kinh tế có thể có nhiều mô hình khác nhau như tăng
trưởng kinh tế nội sinh, tăng trưởng kinh tế ngoại sinh hoặc sự kết hợp của cả hai
mô hình này tùy điều kiện và sự lựa chọn chiến lược của các quốc gia. Như vậy,
tăng trưởng kinh tế là quá trình tích luỹ giá trị gia tăng của một nền kinh tế từ các
nguồn lực trong và ngoài nước và nó phải được thúc đẩy bằng những động lực đủ
mạnh của chính sách hoặc những yếu tố khác trong điều kiện toàn cầu hoá và hội

nhập kinh tế quốc tế.
Nợ gia tăng là do Chính Phủ cần bù đắp cho thâm hụt ngân sách, khi nguồn
thu không đủ tài trợ cho nhu cầu đầu tư và chi tiêu công, do đó nợ tăng cũng không
ngoài mục tiêu nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế nợ nước ngoài gia
tăng luôn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay không là một câu hỏi còn gây rất nhiều
tranh cãi. Đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm xoay quoanh mối quan
hệ này, dưới đây tác giả trích dẫn một số quan điểm nổi bật của các nhà kinh tế học
trên thế giới về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế xoay quoanh
bốn trường phái: Nợ thúc đẩy tăng trưởng, Nợ kìm hãm tăng trưởng, Nợ vừa thúc
đẩy lại vừa kìm hãm tăng trưởng (tùy theo quy mô nợ), Nợ không tác động đến tăng
trưởng kinh tế.
2.1.1 Nợ nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:
Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của nợ trong ngắn hạn hầu hết đều cho
thấy mối quan hệ cùng chiều giữa nợ và tăng trưởng.
Elmendorf & Mankiw (1999), Frimpong et al (2006) cho rằng, trong ngắn
hạn, nợ có thể kích thích nhu cầu và sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.1.2 Nợ nước ngoài kìm hãm tăng trưởng kinh tế:
Các nghiên cứu về nợ trong dài hạn hầu hết cho thấy mối quan hệ nghịch
biến giữa nợ và tăng trưởng kinh tế.



6

Các nghiên cứu của Fosu (1996) chỉ ra rằng có tồn tại một mối quan hệ
ngược chiều giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các nước Cận Châu
Phi. Bằng cách sử dụng phương pháp bình phương bé nhất, nghiên cứu cho
thấy, hầu hết các nước có nợ cao đều giảm 1% tăng trưởng GDP hàng năm.
Nghiên cứu của Okonkwa, C.S & Odularu, G.O.(2013) cũng cho thấy nợ
nước ngoài tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế ở cả 4 nước gồm Ivory

Coast, Gambia, Ghana và Senegal giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2007.

Theo Benedict Clements và các cộng sự (2003), thanh toán nợ nước ngoài
cũng có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế do làm giảm đầu tư tư nhân.
Khi các yếu tố khác không đổi, thanh toán nợ cao có thể làm tăng thâm hụt ngân
sách, giảm tiết kiệm công, điều này lần lượt có thể làm tăng lãi suất hoặc làm giảm
nguồn tín dụng sẵn có của đầu tư tư nhân từ đó làm giảm tăng trưởng kinh tế. Trả
nợ cao cũng có thể có những tác động bất lợi đến các thành phần của chi tiêu công
bằng cách siết chặt các nguồn lực sẵn có cho cơ sở hạ tầng làm ảnh hưởng không tốt
đến tăng trưởng kinh tế.
Savvides (1992) khẳng định rằng nếu một quốc gia có con nợ không thể trả
nợ nước ngoài thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của đất nước. Quốc gia đó chỉ
được hưởng lợi một phần từ sự gia tăng sản lượng hoặc xuất khẩu bởi vì một phần
của sự gia tăng đó được dùng để thanh toán các món nợ cho các chủ nợ. Như vậy,
đối với quốc gia con nợ nói chung, nợ cao có thể làm giảm lợi nhuận để đầu tư và
không khuyến khích việc hình thành vốn trong nước, điều này có thể ảnh hưởng đến
tiết kiệm và đầu tư tư nhân, ngay cả khi các khoản nợ nước ngoài được vay bởi
Chính phủ. Chính phủ có ít động lực để tiến hành những chính sách thúc đẩy sự
hình thành nguồn vốn trong nước hoặc làm giảm tiêu dùng hiện tại để nền kinh tế
tăng trưởng cao trong tương lai và có thể trả nợ cao hơn.
2.1.3 Nợ nước ngoài vừa thúc đẩy vừa kìm hãm tăng trưởng kinh tế:
Các nhà kinh tế học vẫn còn tranh luận về tác động thuận chiều hoặc nghịch
chiều của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế. Mặc dù, có thể thấy đa số đều kết
luận rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng, tuy nhiên



7

ở một mức độ nào đó, rõ ràng không thể phủ nhận vai trò của nợ trong việc bổ sung

nguồn vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế cũng như bù đắp thiếu hụt trong chi
tiêu Chính phủ, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, nghĩa là nợ nước ngoài
góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Vậy phải chăng giữa nợ nước ngoài đã không
chỉ dừng lại ở mối quan hệ tuyến tính. với lập luận này, nhiều nhà nghiên cứu cũng
đã tìm kiếm và phát hiện ra bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước
ngoài và tăng trưởng kinh tế.
Các lý thuyết kinh tế cho rằng mức vay nợ hợp lý ở các nước đang phát triển
sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia ở giai đoạn phát triển đầu với dung
lượng vốn nhỏ hơn sẽ có những cơ hội đầu tư với tỷ suất hoàn vốn cao hơn so với
các nền kinh tế phát triển, mức nợ tích lũy cao quá mức hợp lý có thể dẫn tới tăng
trưởng kinh tế thấp hơn.
Một số nghiên cứu khác đã xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế tại các nước phát triển. Hầu hết các nghiên cứu này đã được thúc đẩy
bởi giả thuyết "nợ dư thừa" - một tình huống mà khi gánh nặng nợ quốc gia trở nên
quá lớn, sẽ có một phần lớn sản lượng chỉ để dành chi trả cho các chủ nợ nước
ngoài và do đó tạo ra tác động không khuyến khích đầu tư. Pattillo và cộng sự
(2002) đã nghiên cứu trên một bộ dữ liệu của 93 nước đang phát triển trong giai
đoạn 1969 - 1998 và nhận thấy rằng ảnh hưởng của nợ nước ngoài lên tăng trưởng
GDP bình quân đầu người là ngược chiều với mức hiện giá thuần của nợ đạt trên 35
- 40% GDP. Tại mức nợ thấp, nợ gần như có tác động cùng chiều lên tăng trưởng
nhưng khi trên một ngưỡng nào đó hay thường gọi là một điểm ngoặt (turning
point), việc gia tăng thêm nợ bắt đầu gây tác động trái chiều lên tăng trưởng. Đồng
thời, sử dụng đường cong nợ Laffer để phản ánh tác động của nợ lên tăng trưởng.




8



Hình 1.1 Đường cong Laffer nợ
(Nguồn: Catherine Pattillo, Hélène Poirson and Luca Ricci, "External Debt and
Growth" (2002), IMF Working Paper Rearch Department)
Đường cong Laffer nợ cho thấy tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm khả năng trả nợ
càng giảm. Đường cong nợ Laffer thể hiện rằng cùng phía bên trái, hoặc là mặt "tốt"
của đường cong, khi nghĩa vụ nợ gia tăng thì sẽ tương ứng với sự gia tăng khả năng
trả nợ, tuy nhiên, dọc theo mặt bên phải hay mặt "xấu" của đường cong nợ Laffer,
khi tổng nợ càng tăng lên sẽ dẫn đến khả năng trả nợ càng giảm. Đỉnh đường cong
Laffer nợ đã gợi ý điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh
nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác. Đây là điểm
mà tại đó nợ bắt
đầu ảnh hưởng
ngược chiều đến tăng trưởng. Vì vậy đỉnh của đường cong Laffer nợ
là mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà không phải lo ngại vấn đề
“nợ dư thừa”.
Mô hình "debt overhang" không trực tiếp phân tích ảnh hưởng của nợ nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại gợi ý rằng tổng nợ lớn sẽ kìm hãm tăng
trưởng và sẽ làm giảm đầu tư. Do đó, ở mức hợp lý, vay nợ tăng lên sẽ khuyến
khích tăng trưởng nhưng tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng. Từ đó
có thể kết luận rằng nợ và tăng trưởng có mối liên hệ phi tuyến.
Lý thuyết “debt overhang” còn đi đến một kết quả rộng hơn, đó là mức nợ
nước ngoài quá cao sẽ làm giảm các ưu đãi của Chính phủ cho các hoạt động cải tổ
cơ cấu và tài khóa do việc củng cố tình hình tài khóa quốc gia có thể làm tăng áp



9

lực trả nợ nước ngoài. Những bất lợi này đối với công cuộc cải tổ đang là mối quan
ngại lớn ở các nước có thu nhập thấp, nơi mà việc cải cách cơ cấu là cần thiết để

duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nợ nước ngoài sẽ tác động cùng chiều
đến tăng trưởng cho đến một ngưỡng nợ nhất định, gọi là “threshold level”. Tuy
nhiên, khi vượt qua ngưỡng này, nợ bắt đầu tác động ngược chiều đến tăng trưởng.
Theo Cohen (1993), mối quan hệ giữa giá trị của nợ và đầu tư có thể được mô tả
tương tự với đường cong Laffer: Khi tổng nợ tăng cao hơn mức “threshold level”,
các khoản chi trả thực tế cho nợ nước ngoài sẽ giảm. Điều này hàm ý rằng sự tăng
lên trong giá trị của nợ sẽ làm cho số tiền chi trả cho nợ tăng lên đến mức
“threshold level”, tức là ở phía bên trái đường cong Laffer. Ngược lại, giá trị nợ
tăng lên thì số tiền thực dùng cho việc trả nợ của quốc gia đó giảm đi tương đối.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra đó chính là mối liên hệ “threshold level” giữa
mức nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, nợ nước ngoài có mối liên hệ
hình chữ U ngược với tăng trưởng kinh tế (hình 1.2). Khi các nước bắt đầu vay nợ,
các khoản nợ này có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng (chuyển từ mức nợ 0 đến điểm
A trong hình 1.2). Khi tỷ lệ nợ tăng lên quá điểm A, việc vay nợ gia tăng sẽ cản trở
tăng trưởng mặc dù nợ đóng góp dương trong tăng trưởng. Do đó, điểm A được coi
là điểm biểu diễn "mức nợ tối đa hóa tăng trưởng". Khi nợ tiến đến điểm B, nợ bắt
đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng, tình hình của nền kinh tế lúc này sẽ tồi
tệ hơn trước khi nước đó vay nợ.












10

Đóng góp của nợ vào tăng trưởng
sản lượng bình quân đầu người hàng
năm (%)

Hình 1.2 Mối liên hệ “threshold effect” giữa nợ và tăng trưởng.
Một số nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra các bằng chứng ủng hộ lý thuyết
“debt overhang”. Có không ít các bài nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật kinh tế lượng
để đánh giá ảnh hưởng trực tiếp của dung lượng nợ đến đầu tư. Trong đó, dung
lượng nợ được dự đoán sẽ gây ra cả những ảnh hưởng trực tiếp (qua việc cản trở các
ưu đãi để tiến hành cải cách cơ cấu) và gián tiếp (thông qua ảnh hưởng đến đầu tư).
Ở các nước có thu nhập trung bình, Warner (1992) kết luận rằng khủng hoảng nợ
không ảnh hưởng đến đầu tư, trong khi Chowdhury (2001) lại tìm ra các bằng
chứng ủng hộ cho lý thuyết “debt overhang”. Fosu (1999) trong bài nghiên cứu cho
55 nước Châu Phi cũng đã chứng minh sự tồn tại của lý thuyết “debt overhang”.
Đây là lý thuyết và quan điểm của các nhà kinh tế trên thế giới về nợ nước
ngoài và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để có cơ sở mở rộng và tìm hiểu về các tác
động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế đồng thời làm căn cứ vận dụng
các nghiên cứu đó tại Việt Nam, tác giả sẽ tìm hiểu thêm một số công trình nghiên
cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.
Kể từ nửa sau thập niên 90, các nhà làm chính sách trên thế giới đã nhận ra
mối liên hệ giữa việc mắc nợ nước ngoài cao trong nhiều nền kinh tế đang phát triển
với nguy cơ giới hạn sự tăng trưởng và phát triển ở các quốc gia này.
Were (2001) cũng đã đánh giá tác động của nợ nước ngoài đối với tăng



11


trưởng kinh tế và đầu tư tư nhân tại Kenya. Nghiên cứu sử dụng mô hình đầu
tư tăng trưởng dựa trên nghiên cứu của Elbadawi (1996) sử dụng dữ liệu chuỗi
thời gian từ năm 1970 đến năm 1995. Kết quả cho thấy nợ nước ngoài tác
động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế, vì vậy tồn tại vấn đề “nơ dư thừa"
(debt overhang) tại Kenya.
Folorunso S. Ayadi, Felix O.Ayadi (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa
nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria và Nam Phi cho thấy nợ nước
ngoài tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Tại Nigeria, nợ nước
ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nhưng sau đó nó tác động ngược chiều
với tăng trưởng. Xuất khẩu ít ảnh hưởng đến tăng trưởng ở Nigeria nhưng
cùng chiều với tăng trưởng kinh tế tại Nam Phi.

2.1.4 Nợ nước ngoài không tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Trong nghiên cứu của Chowdhury (1994) lại cho thấy rằng không có tác
động đáng kể của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu sử dụng
chuỗi dữ liệu thời kỳ 1970 đến 1988 đối với các nước Châu Á Thái Bình Dương
bao gồm: Bangladesh, Indonesia, Malaysia, Philippines, South Korea, Srilanka và
Thailand. Kết quả chỉ ra rằng nợ nước ngoài chỉ có tác động nhỏ đối với tổng sản
phẩm quốc dân (GNP). Adegbite và các cộng sự (2008) cũng không tìm thấy mối
quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria.
2.2 Các nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới về tác động của
nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế.
Tác giả nghiên cứu các công trình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ
giữa tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trên thế
giới mang tính đại diện và có thể ứng dụng vào phân tích đối với Việt Nam. Tóm
lược các công trình nghiên cứu cụ thể như sau:
2.2.1 Nghiên cứu của Maureen Were (2001) “Tác động của nợ nước
ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Kenya”.
Bài viết này xem xét cơ cấu nợ nước ngoài của Kenya và tác động của nó đối
với tăng trưởng kinh tế.

Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu thời gian từ năm
1970-1995



12

để tiến hành các bước thực nghiệm.
Trong cơ cấu nợ nước ngoài của Kenya, những năm 1970, chủ yếu là nợ
song phương. Từ đầu năm 1980 trở đi, chủ yếu là nợ dài hạn khu vực công, nợ
đa
phương chính thức. Kể từ đầu những năm 1990, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GNP
rất cao 39% (1970-1980), 67% (1981-1990) và 89% (1991-1999). Tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế bình quân 5,1% (1970-1980), 4.2% (1981-1990) và 2.3% (1991-1999). Tỷ lệ
nợ nước ngoài trên xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bình quân 121% (1970-1980),
260% (1981-1990) và 268% (1991-1999).
Để đo lường các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, tác giả đã sử
dụng phương pháp Dickey-Fuller (DF) và Augmented
Dickey-Fuller (ADF) để
kiểm định tính dừng và không dừng (unit roots or non-
stationary tests) của các
chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình, và tiếp
tục sử dụng phương pháp phân tích
đồng tích hợp (Cointegration) của Engle -
Granger (1987) để đo lường các mối
quan hệ trong dài hạn giữa các biến (quan hệ đồng liên kết). Cuối cùng, tác giả sử
dụng mô hình điều chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) để thực hiện khảo
sát mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến vĩ mô. Từ đó, rút ra kết luận, nhận xét
và đề xuất.
Mô hình nghiên cứu:

. GRATE = a
0
+ a
1
DEDGDP + a
2
DDSR + a
3
FFDC + a
4
PINV +
a
5
DTOT + a
6
SER + a
7
INFL + a
8
GPUIV + a
9
DRER + u
1t
. PINV = b
0
+ b
1
DEDGDP + b
2
DDSR + b

3
FFDC + b
4
DTOT + b
5
DINT +
b
6
SER + b
7
DRER + b
8
INFL + b
9
GRATE + b
10
GPUIV + u
2t
Trong đó :
+ GRATE là tỷ lệ tăng trưởng GDP thực
+ Biến INT là tỷ lệ lãi suất
+ Biến EDGDP là tỷ lệ của nợ nước ngoài trên GDP
+ Biến DSR nợ phải trả trên giá trị xuất khẩu
+ Biến FFDC là tài trợ nước ngoài ròng bù đắp thâm hụt
+ Biến PINV tỷ lệ đầu tư tư nhân trên GDP



13


+ Biến TOT là các điều khoản thương mại
+ Biến SER tỷ lệ nhập học tiểu học như đào tạo phát triển nguồn nhân lực
+ Biến INFL là tỷ lệ lạm phát
+ Biến RER là tỷ giá hối đoái thực
+ Biến GPUIV là tỷ lệ đầu tư công trên GDP
Kết quả chỉ ra rằng, sự tích lũy nợ nước ngoài có tác động ngược chiều với
tăng trưởng kinh tế và đầu tư tư nhân. Điều này khẳng định sự tồn tại về vấn đề
gánh nặng nợ ở Kenya. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy dòng vốn nợ hiện tại kích
thích đầu tư tư nhân. Việc thanh toán nợ không thể hiện tác động âm đến tăng
trưởng nhưng có một vài
“hiệu ứng chèn lấn” đối với đầu tư tư nhân.
Nguyên nhân gia tăng nợ nước ngoài ở Kenya có thể được truy nguồn từ cả
yếu tố bên trong và bên ngoài. Yếu tố nội bộ chủ yếu là qua chính sách mở rộng tài
khóa và chính sách thương mại bị bóp méo, đặc biệt là các chính sách hạn chế xuất
khẩu. Các yếu tố bên ngoài bao gồm sự suy giảm về thương mại dẫn đến thâm hụt
cán cân thanh toán, tỷ lệ lãi suất cao trên thế giới và
chủ nghĩa bảo hộ gia tăng bởi
các nước phát triển có xu hướng phân biệt đối xử
chống lại xuất khẩu ở nước kém
phát triển. Ngoài những yếu tố này, tình trạng hạn hán cũng đã góp phần vào gánh
nặng nợ nước ngoài tại Kenya.
Bằng cách sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số, kết quả cho thấy vấn đề nợ dư
thừa thể hiện ở cả hai phương trình. Trong phương trình đầu tư tư nhân, nợ nước
ngoài khuyến khích đầu tư tư nhân, trong khi đó việc tích lũy nợ ngăn cản đầu tư.
Có vài “hiệu ứng lấn át” được thể hiện trong mô hình, đó là kết quả liên quan đến
việc thanh toán các khoản nợ phải trả nước ngoài. Nhưng việc thanh toán nợ không
tương quan âm đến tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ trả nợ ở Kenya được coi là tương đối
thấp so với những nước nghèo (HIPCs) có thu nhập thấp khác. Nhìn chung, kết quả
nghiên cứu hỗ trợ cho lập luận nợ nước ngoài vẫn ảnh hưởng trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế thậm chí nếu đầu tư không bị những tác động bất lợi.

Những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài đã không có kết
quả. Kenya đã không thể đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa



14

vào năm 2020 mà không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Kết quả này là sự hỗ
trợ cần thiết cho Kenya để được xem xét các biện pháp giảm nợ toàn diện. Việc đạt
được đồng thời nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế bền vững thật sự khó đạt được
nếu các biện pháp khả thi không được thực hiện. Chính phủ có thể đóng vai trò
quan trọng trong việc kích thích nền kinh tế nếu các nguồn lực thu được từ các
khoản giảm nợ được chú trọng vào đầu tư công một cách hiệu quả thông qua việc
Chính phủ mở rộng khu vực sản xuất tư nhân không những không gây ra sự chèn
lấn cho đầu tư tư nhân mà còn có tác dụng kích thích hiệu ứng đầu tư cùng chiều.
2.2.2 Nghiên cứu của Frimpong, J.M.and Oteng-Abayi,E.F. (2006), “Tác
động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Ghana. Một nghiên cứu
thực nghiệm”
Trọng tâm của nghiên cứu này là đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến
tăng trưởng kinh tế của Ghana. Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu thời gian từ năm
1970-1999, để tiến hành các bước thực nghiệm.
Những năm của thập niên 80, Ghana phải đối mặt với một vấn đề nợ rất
nghiêm
trọng, các khoản thanh toán nợ nước ngoài là 577.000.000 USD (114%
GDP) vào cuối năm 1982. Cuộc khủng hoảng nợ này là do sự tăng vọt giá dầu trên
thị trường quốc tế, và việc tăng lãi suất cho vay ở các nước phương Tây, trong bối
cảnh các chính sách kinh tế và quản lý kinh tế trong nước yếu kém. Vào cuối năm
2000, nợ của Chính phủ Ghana và nợ bảo lãnh đã lên đến 6 tỷ USD, chiếm khoảng
571% của doanh thu tài chính, 157% xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ và 78% của
GDP.

Tình trạng nợ nước ngoài của Ghana cũng giống như các nước HIPC hay
Sub
Sahara, quốc gia pha trộn bởi đói nghèo, cơ cấu kinh tế yếu kém, là một nước
có lịch sử khó khăn về trả nợ và đã được nhóm nước G8 xóa nợ vào tháng 7 năm
2005. Tỷ lệ về nợ nước ngoài trên GDP rất cao chỉ ra rằng Ghana đứng trước nguy
cơ của việc tích lũy nợ, có thể là không bền vững trong dài hạn. Xu hướng này nếu
không được kiểm soát có thể khiến Ghana lâm vào một
cuộc khủng hoảng nợ, có
thể làm cho đất nước bị rủi ro về tài chính
nghiêm trọng.



15

Để đo lường các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình
thực
nghiệm, tác giả đã sử dụng phương pháp Augmented Dickey-Fuller
(ADF),
Phillips-Perron (PP) và KPSS để kiểm nghiệm đơn vị và tiếp tục sử dụng phương
pháp phân tích đồng tích hợp (Co-integration) của Johansen-Juselius để đo lường
các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến (quan hệ đồng liên kết). Cuối cùng, tác
giả sử dụng mô hình điều chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model) để
thực hiện khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn giữa các biến vĩ mô. Từ đó, rút
ra kết luận và nhận xét đề xuất. Mô hình cụ thể như sau:
Y
t
= α
0
+ α

1
lnEDT
t
+ α
2
lnTDS
t
+ α
3
lnINV
t
+ α
4
lnFDI
t
+ α
5
EXP
t
+ ε
t
Trong đó :
+ Biến Y là biến phụ thuộc đại diện cho mức tăng trưởng kinh tế;
+ Biến EDT là tỷ số giữa tổng số nợ nước ngoài trên GDP;
+ Biến FDI là tỷ lệ đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên GDP;
+ Biến INV là tỷ lệ đầu tư trong nước trên GDP;
+ Biến TDS là tỷ lệ nợ phải trả trên xuất khẩu (%)
+ Biến EXP là chỉ tiêu đại diện cho biến đo lường độ mở của nền kinh tế (%)


Kết quả thực nghiệm cho thấy t
rong dài hạn, dòng nợ nước ngoài (EDT), nợ
phải trả (TDS) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ảnh hưởng đến tăng trưởng
GDP. Sự gia tăng dòng vốn nợ nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng GDP. Tuy nhiên,
sự gia tăng nợ phải thanh toán làm giảm tăng trưởng kinh tế và có bằng chứng cho
thấy có sự tồn tại của “hiệu ứng lấn át” ở Ghana. Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) tác động cùng chiều và có ý nghĩa đối với tăng trưởng GDP.
Trong khi đó, đầu tư trong nước ở mức thấp không thể thúc đẩy được tăng trưởng
kinh tế. Kết quả thực nghiệm của mô hình VECM cũng cho thấy, trong ngắn hạn
vẫn tồn tại vấn đề “nợ dư thừa” ở Ghana thông qua biến đầu tư trong nước cho thấy
nó có ý nghĩa thống kê và ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng GDP
giảm khi nợ phải trả tăng.



16

2.2.3 Nghiên cứu của
Shahnawaz Malik
, Muhammad Khizar Hayat

Muhammad Umer Hayat (2010)
“Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu thực nghiệm từ Pakistan

Trọng tâm của nghiên cứu này là khám phá mối quan hệ giữa nợ nước ngoài
và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan cho
giai đoạn năm 1972 đến năm 2005, từ đó
đưa ra những nhận xét và khuyến nghị về nợ
nước ngoài của Pakistan.

Mặc dù, tình hình chính trị thường xuyên bất ổn nhưng Pakistan có tốc độ
tăng
trưởng kinh tế rất cao. Tuy nhiên, Pakistan lại thường xuyên phải đối mặt với
vấn
đề nghiêm trọng trong cán cân thanh toán do thâm hụt ngân sách. Để giải
quyết
thâm hụt cán cân thanh toán quốc gia họ đã dựa vào nợ nước ngoài. Do quá
phụ thuộc
vào nguồn lực bên ngoài và không kiểm soát được nguồn vốn vay,
Ngân hàng Thế giới đã
phân loại Pakistan là quốc gia mắc nợ nghiêm trọng của
Nam Á vào năm 2001. Nợ nước ngoài của Pakistan bình quân trên 50% GDP.
Pakistan đã được sắp xếp lại nợ nước ngoài hai lần giữa năm 1998 và 2001 bởi vì
nước này không thể trả nợ nước ngoài. Trong đó nợ nước ngoài năm 1972-1973 là
4.385 triệu USD đã tăng lên 29.630 triệu USD (năm 2005-2006) cho thấy một sự
gia tăng liên tục nợ nước ngoài. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình như
sau:
GDP = α
0
+ α
1
ED + α
2
DS + u
t
Trong đó :
+ Biến GDP là biến phụ thuộc đại cho tổng sản phẩm quốc nội ;
+ Biến ED là biến tổng nợ nước ngoài
+ Biến DS là biến nợ phải trả.
Để đo lường các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình

thực
nghiệm, tác giả đã sử dụng phương pháp Augmented Dickey-Fuller (ADF) để
kiểm định tính dừng và không dừng (unit roots or non-stationary tests) của các
chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình thực nghiệm. Sau đó, áp dụng phương pháp
bình phương bé nhất (OLS) để hồi qui mô hình. Từ đó đưa ra kết luận, nhận xét và
đề xuất.

×