BỘ GIÁO DỤC VÀ TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
LÊ THÙY DƢƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU
ĐẾN CHI PHÍ ĐẠI DIỆN TRONG CÔNG TY
CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
LÊ THÙY DƢƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU
ĐẾN CHI PHÍ ĐẠI DIỆN TRONG CÔNG TY
CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN TP.HCM
Chuyên ngành
: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số
: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “ Tác động của cấu trúc sở
hữu đến chi phí đại diện trong công ty cổ phần niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng
khoán TP.HCM” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Thị Uyên Uyên.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày
trong luận văn này.
TP.HCM, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Lê Thùy Dương
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Uyên Uyên đã tận tình chỉ
bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô, những người đã tận tình truyền đạt
kiến thức cho tôi trong cả khóa học vừa qua.
Tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hết lòng quan tâm và tạo điều
kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này.
Lê Thùy Dương
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT 1
CHƢƠNG 1 – GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 2
1.1. Lý do chọn đề tài 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Vấn đề nghiên cứu 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài 4
1.6. Kết cấu của đề tài 4
CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT CHI PHÍ ĐẠI DIỆN VÀ BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ
HỮU ĐẾN CHI PHÍ ĐẠI DIỆN 6
2.1. Cơ sở lý thuyết về chi phí đại diện 6
2.1.1. Chi phí đại diện là gì? 6
2.1.2. Nguyên nhân phát sinh chi phí đại diện 7
2.1.2.1 Các nhà quản lý không thực sự cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa hóa
giá trị công ty 7
2.1.2.2 Thông tin bất cân xứng 8
2.1.3. Kiểm soát chi phí đại diện 8
2.2. Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về cấu trúc sở hữu tác động đến
chi phí đại diện 9
CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Cơ sở phân loại dữ liệu và chọn mô hình hồi quy 15
3.2 Mô hình kiểm định 16
3.3 Các biến phân tích 17
3.3.1 Biến phụ thuộc 17
3.3.2 Biến giải thích 17
3.4 Dữ liệu nghiên cứu 21
3.5 Xử lý dữ liệu và phƣơng pháp ƣớc lƣợng 22
CHƢƠNG 4 – NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỠ HỮU
ĐẾN CHI PHÍ ĐẠI DIỆN CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở TẠI HOSE 24
4.1. Thống kê mô tả dữ liệu 24
4.1.1 Thống kê mô tả về cấu trúc sỡ hữu 24
4.1.2 Thống kê mô tả về cấu trúc vốn, quy mô công ty và độ tuổi công ty 26
4.2 Phân tích phi biến 29
4.3 Phân tích hồi quy 31
4.3.1 Hệ số tương quan 31
4.3.2 Kiểm định T-test 32
4.3.3 Kiểm định hồi quy 32
4.3.3.1 Chi phí đại diện được đo lường bởi độ hữu dụng của tài sản 32
4.3.3.2 Chi phí đại diện được đo lường bởi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 35
4.3.3.3 Chi phí đại diện theo chiều ngang 37
CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN 44
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu 44
5.2. Hạn chế của đề tài 45
5.3. Những gợi ý và hƣớng nghiên cứu tiếp theo 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 49
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến quan sát 20
Bảng 3.2: Số công ty quan sát từ 2007 -2012 22
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các yếu tố về cấu trúc sở hữu các công ty niêm yết
tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM 24
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các yếu tố về cấu trúc sở hữu các công ty có sự kiểm
soát của tổ chức hoặc gia đình 25
Bảng 4.3 Thống kê mô tả các yếu tố về csở hữu các công ty không có sự kiểm
soát của tổ chức hoặc gia đình 25
Bảng 4.4 Thống kê mô tả về cấu trúc vốn, quy mô và độ tuổi các công ty niêm
yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM 26
Bảng 4.5 Thống kê mô tả về cấu trúc vốn, quy mô và độ tuổi các công ty có sự
kiểm soát của tổ chức hoặc gia đình 28
Bảng 4.6 Thống kê mô tả về cấu trúc vốn, quy mô và độ tuổi các công ty
không có sự kiểm soát của tổ chức hoặc gia đình 28
Bảng 4.7 Thống kê về hiệu quả sử dụng tài sản và ROA giữa hai nhóm
công ty có kiểm soát và không có kiểm soát của tổ chức gia đình 29
Bảng 4.8 Hệ số tương quan giữa Asset turnover và ROA với các biến giải thích .31
Bảng 4.9 Kiểm định T-test biến Asset turnover và ROA giữa hai nhóm công
ty có và không có sự kiểm soát của tổ chức/ gia đình 32
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy với Asset turnover là biến phụ thuộc 33
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy với ROA là biến phụ thuộc 35
Bảng 4.12 Thống kê mô tả về chênh lệch giữa vốn góp lớn và cổ đông nhỏ 38
Bảng 4.13 Kết quả hồi quy với Asset turnover là biến phụ thuộc, biến kiểm
soát DIF 39
Bảng 4.14 Kết quả hồi quy với ROA là biến phụ thuộc, biến kiểm soát DIF 40
1
TÓM TẮT
Với mẫu quan sát 241 công ty cổ phần niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng
khoán TP.HCM giai đoạn năm 2007 đến 2012, tác giả kiểm định tác động của cấu
trúc sở hữu đến chi phí đại diện trong các công ty cổ phần Việt Nam. Kết quả bài
nghiên cứu này kết luận rằng các công ty cổ phần không có sự kiểm soát của một
tổ chức hoặc gia đình có chi phí đại diện cao hơn các công ty có sự kiểm soát
của một tổ chức hoặc gia đình. Cụ thể, chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản (Asset
turnover) và tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) trong công ty có kiểm soát của một
tổ chức hoặc gia đình sẽ cao hơn so với các công ty có phần vốn góp dàn trải. Sự
phân tán sở hữu càng lớn, chi phí đại diện càng tăng. Mức độ tập trung quản lý của
hội đồng quản trị tác động mạnh đến chi phí đại diện. Vốn góp của hội đồng quản
trị, tiền mặt, quy mô công ty càng lớn sẽ làm giảm chi phí đại diện. Nợ có tác động
cùng chiều với chi phí đại diện. Tuy nhiên, không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm
về tác động của vốn góp cổ đông lớn đến chi phí đại diện.
Từ khóa: Chi phí đại diện, cấu trúc sở hữu, vốn góp hội đồng quản trị, vốn góp ban
điều hành, mức độ tập trung quản lý, chênh lệch vốn giữa cổ đông lớn và cổ đông
nhỏ.
2
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong nghiên cứu của Anderson, R.C., and Reeb, D.M., 2003 tại thị trường
Tây Âu phát hiện ra rằng các công ty cổ phần có sự kiểm soát của một gia đình thì
chi phí đại diện thấp hơn so với công ty không được kiểm soát bởi một gia đình.
Hongxia Li and Liming Cui 2003 nghiên cứu các công ty niêm yết tại sàn chứng
khoán Trung Quốc đã chỉ ra rằng chi phí đại diện sẽ giảm đi khi quyền sở hữu trong
công ty chỉ tập trung chủ yếu vào một nhóm cổ đông lớn. Mike Burkart, Denis
gromb, Fausto Panunzi, 1997 lập luận rằng khi cấu trúc sở hữu phân tán thì các cổ
đông sẽ không can thiệp quá mức được vào hoạt động của giám đốc. Khi sự tập
trung sở hữu gia tăng, quyền kiểm soát của các cổ đông sẽ hiệu quả hơn vì vậy sẽ
giúp gia tăng hiệu quả công ty. Riêng Gogineni, Scott C. Linn, Pradeep K. Yadav,
2009 trong một nghiên cứu tại Anh ngụ ý chi phí đại diện gia tăng từ cấu trúc sở
hữu đơn giản đến phức tạp, công ty do một tổ chức nắm giữ thì chi phí đại diện thấp
hơn công ty cổ phần đại chúng. Nhìn chung, có rất nhiều bằng chứng thực nghiệm
trên thế giới chứng minh cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng đến chi phí đại diện trong
công ty cổ phần.
Vậy liệu rằng cấu trúc sở hữu có tác động đến chi phí đại diện trong công ty
cổ phần Việt Nam hay không? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả chọn đề tài nghiên
cứu “tác động của cấu trúc sở hữu đến chi phí đại diện trong công ty cồ phần
niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Với mẫu quan sát 241 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM
trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là kiểm
định có hay không sự tác động của cấu trúc sở hữu đến chi phí đại diện trong công
ty cổ phần Việt Nam. Trong đó, tác giả kiểm định sự khác biệt về độ lớn của chi phí
đại diện ở công ty có sự kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình và công ty không
bị kiểm soát bởi một tổ chức hoặc gia đình. Cụ thể là sự ảnh hưởng của cấu trúc sở
3
hữu đến chi phí đại diện lần lược qua các yếu tố: vốn góp của thành viên hội đồng
quản trị, vốn góp ban điều hành, vốn góp cổ đông lớn, mức độ tập trung quản lý của
hội đồng quản trị, mức độ đại diện, chênh lệch vốn góp giữa cổ đông lớn và cổ đông
nhỏ. Yếu tố độ tuổi và quy mô công ty và cấu trúc vốn được kiểm soát để giải thích
cho hiệu quả hoạt động của công ty.
1.3 Vấn đề nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết các vấn đề
sau:
Một là, đúc kết các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới cho thấy cấu trúc sở hữu
có tác động đến chi phí đại diện trong công ty cổ phần.
Hai là, mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu và chi phí đại diện được xác định tại
nhiều quốc gia, vậy tại thị trường Việt Nam, cấu trúc sở hữu có tác động đến chi phí
đại diện hay không?
Ba là, nghiên cứu sự tác động của cấu trúc sở hữu lên chi phí đại diện trong công ty
cổ phần niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM thông qua hai nhóm:
công ty cổ phần có sự kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình và công ty không có
sự kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình. Từ đó đưa ra kết quả kiểm định tại thị
trường Việt Nam.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS, phương trình hồi quy
tuyến tính trên phần mềm SPSS để kiểm định sự tác động của cấu trúc sở hữu đến
chi phí đại diện trong công ty cổ phần Việt Nam. Sử dụng Microsoft Excel 2007 để
tính toán và lọc các dữ liệu về hiệu quả sử dụng tài sản và ROA. Với mẫu quan sát
là 241 công ty cổ phần niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, số liệu
thu thập từ báo cáo tài chính tại wibsite Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM,
website chính thức của công ty cổ phần và tại website: vietstock.vn. Tác giả sử dụng
kết quả nghiên cứu của Anderson, R.C., and Reeb, D.M., 2003 để phân loại hai
nhóm công ty cổ phần với cấu trúc sở hữu khác nhau bao gồm: công ty cổ phần có
sự kiểm soát vốn lớn của một tổ chức hoặc gia đình và công ty không có sự kiểm
4
soát vốn của một tổ chức hoặc gia đình. Đồng thời cũng sử dụng kết quả nghiên cứu
của Gogineni, Scott C. Linn, Pradeep K. Yadav 2009 để đo lường chi phí đại diện
thông qua các yếu tố: vốn góp của thành viên hội đồng quản trị, vốn góp ban điều
hành, vốn góp cổ đông lớn, mức độ tập trung quản lý của hội đồng quản trị , mức độ
đại diện, chênh lệch vốn góp cổ đông lớn cổ đông nhỏ, độ tuổi, quy mô công ty và
cấu trúc vốn. Các dữ liệu sẽ được mô tả chi tiết tại Chương 3 dữ liệu và phương
pháp nghiên cứu.
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
Bài nghiên cứu mang đến cho các nhà đầu tư cái nhìn khái quát hơn, sâu hơn về chi
phí đại diện đặc biệt là khía cạnh cấu trúc sở hữu ảnh hưởng đến hoạt động công ty.
Khi mua cổ phần của một công ty, chúng ta cũng quan tâm đến công ty đó có bao
nhiêu thành viên hội đồng quản trị tham gia điều hành công ty, vốn góp của họ
nhiều hay ít, có hoặc không sự tập trung sở hữu trong công ty. Tất cả những yếu tố
đó phần nào giúp nhà đầu tư thận trọng hơn trong quyết định đầu tư của mình.
Đứng trên góc độ nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành doanh nghiệp hiệu quả
cần kiểm soát được chi phí đại diện. Công ty sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, kém
hiệu quả thậm chí dẫn đến phá sản nếu không kiểm soát được chi phí này. Nhà quản
lý phải quản trị được chi phí đại diện ở tầm chấp nhận được. Đây chính là mục tiêu
mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần hướng đến.
1.6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần tóm tắt, danh mục bảng, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 5
chương, bao gồm:
Chƣơng 1: Giới thiệu về đề tài
Chƣơng 2: Lý thuyết chi phí đại diện và bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về
tác động của cấu trúc sở hữu đến chi phí đại diện. Trong chương này, tác giả tóm
tắt các nghiên cứu trước đó về chi phí đại diện và các nghiên cứu trên thế giới về tác
động của cấu trúc sở hữu đến chi phí đại diện.
Chƣơng 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Ở chương này, tác giả trình bày
phương pháp và nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu cũng như mô tả các biến sử
5
dụng trong bài nghiên cứu. Các nội dung được trình bày ở chương này làm cơ sở
cho các phân tích tiếp theo ở Chương 4.
Chƣơng 4: Nghiên cứu tác động của cấu trúc sỡ hữu đến chi phí đại diện của
các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Trong chương này,
tác giả ước lượng tỷ lệ vốn góp theo cấu trúc sở hữu và quản lý trong công ty bằng
mô hình hồi quy để tìm ra mối tương quan giữa các hình thức góp vốn khác nhau có
tác động đến chi phí đại diện hay không.
Chƣơng 5: Kết luận. Ở chương này, tác giả tổng kết lại vấn đề nghiên cứu và các
hạn chế của bài nghiên cứu.
6
CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT CHI PHÍ ĐẠI DIỆN VÀ BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN CHI PHÍ ĐẠI DIỆN
2.1 Cơ sở lý thuyết về chi phí đại diện
2.1.1 Chi phí đại diện là gì?
Theo Shleifer and Vishny, 1997 chi phí đại diện là tất cả các khoản chi phí mà các
cổ đông bỏ ra để giám sát việc điều hành của các nhà quản lý, chi phí phải chi ra để
khích lệ tinh thần làm việc cho nhà quản lý, chi phí phát sinh và cả những mất mát
tổn hao cho công ty liên quan tới các quyết định sai lầm của nhà quản lý.
Theo Hongxia Li and Liming Cui, 2003 chi phí đại diện còn tồn tại giữa cổ đông
nhỏ và cổ đông lớn trong công ty cổ phần. Mặc dù cùng chung mục đích là tối đa
hoá lợi nhuận nhưng cổ đông nhỏ thường bị thiệt thòi và bị chèn ép bởi các cổ đông
lớn, họ không can thiệp được các quyết định của cổ đông lớn gây thiệt hại cho
mình. Tuy nhiên, nếu số cổ phần mà cổ đông nhỏ nắm giữ càng lớn thì khả năng chi
phối của họ đến cổ đông lớn và ban giám đốc càng nhiều.
Jensen và Mecking, 1976 thì cho rằng sự tách biệt về lợi ích giữa cổ đông và các
nhà quản lý là nguyên nhân phát sinh chi phí đại diện. Vì sở hữu và quản lý là khác
nhau nên cổ đông và giám đốc tuy về hình thức là cùng hướng đến lợi ích cho công
ty nhưng về bản chất thì lại thường có đối kháng về lợi ích. Cổ đông luôn mong
muốn tối đa hoá lợi ích của mình thông qua việc tăng giá trị của doanh nghiệp, còn
lợi ích của nhà quản lý thường gắn trực tiếp với thu nhập nhận được. Chi phí đại
diện sẽ không còn nữa trong trường hợp một cá nhân duy nhất điều hành chính công
ty của mình. Mô hình doanh nghiệp tư nhân của một cá nhân trực tiếp quản lý
doanh nghiệp của mình được xem là công ty không có chi phí đại diện – mô hình
“zero agency costs”.
7
2.1.2 Nguyên nhân phát sinh chi phí đại diện
Chi phí đại diện chỉ phát sinh khi có sự mâu thuẩn về lợi ích giữa các cổ đông và
nhà quản lý, giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ. Các nhà quản lý sẽ có những hành
động làm phát sinh chi phí đại diện. Các hành động này được biểu hiện qua:
2.1.2.1 Các nhà quản lý không thực sự cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa hóa giá
trị công ty.
Nhà quản lý thực hiện các quyết định sai lầm: Do nhà quản lý là người trực
tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp nên họ có thể thực hiện những hành vi
hay quyết định như không đầu tư nguồn lực vào một dự án có khả năng sinh lời cao
trong tương lai vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trong ngắn hạn nếu thu
nhập của nhà quản lý được xác định dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp
trong ngắn hạn.
Kỹ xảo trong việc thể hiện nỗ lực làm việc: liên quan đến đạo đức làm việc
của nhà quản lý. Nhà quản lý cố gắng thể hiện trước cổ đông là mình đang nỗ lực
làm việc nhưng thực chất không như vậy, đó chỉ là kỷ xảo. Và như vậy sẽ làm giảm
doanh thu của công ty.
Các khoản thu nhập liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp: các nhà quản
lý sẽ mua những tài sản không hiệu quả cho việc sản xuất, thuê các văn phòng, mua
sắm trang thiết bị, các phương tiện liên lạc và các tài sản khác không có lợi cho
công ty nhưng có lợi ích thực sự cho nhà quản lý.
Các hành vi liên quan đến chế độ thưởng, phạt đối với các nhà quản lý: Các
nhà quản lý có thể báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của doanh
nghiệp nhằm đạt mức lợi nhuận kế hoạch kèm theo đó là tiền thưởng hoặc để tránh
các hình phạt sẽ làm giảm lợi ích của mình, các nhà quản lý cũng có thể không
trung thực. Những hành vi như vậy sẽ làm tổn hại tới lợi ích dài hạn của các cổ
đông.
Các cổ đông lớn đẩy chi phí cho cổ đông thiểu số: cổ đông nhỏ lẻ, cổ đông
thiểu số luôn bất lợi so với các cổ đông lớn. Cổ đông lớn luôn có quyền quyết định
các vấn đề quan trọng của công ty, nhưng khi thất bại các cổ đông nhỏ phải chịu
8
chung thiệt hại, thậm chí phải gánh thiệt hại nhiều hơn. Bằng quyền lực của mình
cổ đông lớn luôn tối đa hoá lợi ích của mình, các mất mát xảy ra sẽ do cổ đông nhỏ
lẻ gánh chịu.
2.1.2.2 Thông tin bất cân xứng: Nhà quản lý có những thông tin mà cổ đông không
thể có hoặc không muốn có do chi phí để thu thập các thông tin đó là quá cao. Nhà
quản lý có thể tự biết được mức độ nỗ lực của mình trong khi cổ đông không biết
được nỗ lực làm việc của nhà quản lý đến mức độ nào; nhà quản lý nhờ trực tiếp
điều hành nên có được những thông tin nội bộ mà các cổ đông hoặc không biết
được hoặc biết không đầy đủ. Do thông tin không cân xứng này mà nhà quản lý có
cơ hội để thực hiện các hành động chỉ có lợi cho bản thân mình.
2.2.3 Kiểm soát chi phí đại diện
Theo Mihnea Moldoveanu và Roger Martin 2001 đã thiết kế các kỹ thuật quản trị
công ty hiệu quả theo lý thuyết làm giảm chi phí đại diện thì cho rằng công ty nên
ban hành quy định về quyền mà các nhà quản lý được phê chuẩn và thông qua các
vấn đề của công ty cũng như các quy định để cổ đông có thể giám sát các quyền phê
chuẩn của nhà quản lý. Xây dựng các cơ chế để cổ đông thông qua hoặc phủ quyết
các quyết định của nhà quản lý, nhà quản lý không được vượt quyền trong một số
vấn đề quan trọng mà không thông qua ý cổ đông. Bên cạnh đó phải có một cơ chế
thưởng phạt nghiêm minh, xây dựng các kỹ thuật để đo lường nổ lực làm việc của
nhà quản lý, có xử phạt linh hoạt hay khuyến khích đúng lúc sẽ là biện pháp rất hữu
hiệu, giúp gia tăng giá trị cho cổ đông. Vai trò của Hội đồng quản trị trong việc đưa
ra các cơ chế, các quy định là rất quan trọng, hội đồng quản trị chịu trách nhiệm
trước cổ đông về các quyết định của nhà quản lý công ty cũng như các quyết định
về xử phạt và khen thưởng các nhà quản lý. Các quy chế được đặt ra một mặt để hội
đồng quản trị công ty và các cổ đông kiểm soát hành động của nhà quản lý, một mặt
tự kiểm soát hoạt động của chính mình. Đây là mô hình mà các công ty hiện đại
phải hướng đến nhằm giảm thiểu chi phí đại diện. Tác giả cũng đưa ra hai vấn đề cơ
bản trong quản trị công ty về thông tin ẩn và hành động ẩn của các nhà quản lý làm
phát sinh chi phí đại diện.
9
Các nghiên cứu trước đây cho rằng tác dụng của nợ sẽ làm giảm chi phí đại diện.
Khi đòn bẩy tài chính tăng lên đồng nghĩa với chi phí đại diện giảm xuống. Tuy
nhiên vay nợ nhiều quá mức sẽ làm cho chi phí đại diện của nợ tăng lên. Kiểm soát
đòn bẩy tài chính trong khuôn khổ cấu trúc vốn tối ưu là biện pháp kiểm soát chi
phí đại diện hiệu quả.
Ngoài ra nếu các giám đốc là người nội bộ trong công ty thì sẽ là biện pháp hữu
hiệu làm giảm chi phí đại diện. Các công ty có quy mô lớn, được tổ chức chặt chẻ
sẽ có một hệ thống quản trị rủi ro tốt và vì vậy làm giảm được chi phí đại diện.
2.2 Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về cấu trúc sở hữu tác động đến chi
phí đại diện
Jensen M.C và W.H Mecking, 1976 nổi tiếng với lý thuyết về người đại diện
với bài viết “Theory of the firm: managerial behavior, Agency cost and Ownership
Structure”: Đây chính là một trong những lý thuyết sớm nhất và rất có giá trị về
chi phí đại diện. Jensen và Mecking dẫn ra rằng: bởi sự tồn tại của chi phí đại diện
mà các nhà quản lý được thuê từ bên ngoài, không phải cổ đông công ty luôn đưa
ra các quyết định tạo ra giá trị doanh nghiệp ít hơn so với các cổ đông thực sự khi
mà có sự phân định giữa quyền sở hữu và điều hành; giá trị và hiệu quả hoạt động
của công ty thường tương xứng với sự thất bại của các nhà quản lý trong các quyết
định của họ; nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp bỏ ra không tương xứng với lợi
nhuận thu được và thậm chí trong một số tình huống nhà quản lý đã cố tình không
tối đa giá trị công ty cho các cổ đông mà chỉ làm giàu riêng cho bản thân. Cấu trúc
sở hữu với nhà quản lý đến từ bên ngoài sẽ làm gia tăng chi phí đại diện so với
nhà quản lý nội bộ.
Jensen và Meckling còn đề cập đến mối quan hệ giữa chi phí đại diện và cấu trúc
vốn của một công ty. Tác giả nhận thấy rằng cấu trúc vốn tối ƣu tồn tại khi công
ty tối thiểu hóa đƣợc tổng chi phí đại diện. Vì vậy, việc giảm thiểu chi phí đại
diện đối với cả nợ và vốn cổ phần có thể thay đổi cấu trúc vốn tối ưu và mức độ nợ
của công ty. Sử dụng đòn bẩy nợ và nên sử dụng hợp đồng khuyến khích để tạo sự
10
tập trung nỗ lực của người quản lý vào lợi ích của cổ đông sẽ làm giảm thiểu được
chi phí đại diện.
Fama và Jensen, 1983 – “Agency problems and residual claims”: lập luận
rằng các doanh nghiệp thường tách riêng quyền quyết định của nhà quản lý và
quyền kiểm soát doanh nghiệp. Có nghĩa là quyền quyết định của nhà quản lý liên
quan đến việc thực hiện chức năng của doanh nghiệp trong khi quyền kiểm soát
liên quan đến việc giám sát thực hiện các quyết định của nhà quản lý. Lý do có sự
tách biệt này là các nhà quản lý khi không có cổ phần trong công ty sẽ không
hết sức mình vì lợi ích của doanh nghiệp mà chỉ hành động để tối đa lợi ích
của mình. Nếu nhà quản lý là thành viên hội đồng quản trị thì đây được xem như
là một biện pháp quản trị doanh nghiệp hữu hiệu cho công ty để làm giảm chi phí
đại diện. Việc bổ nhiệm các giám đốc ở bên ngoài là nhằm đảm bảo cho tính khách
quan của các quyết định so với giám đốc trong nội bộ. Tuy nhiên, để các giám đốc
bên ngoài nổ lực vì lợi ích cổ đông thì các hợp đồng khuyến khích như chế độ
lương thưởng, ưu đãi cổ phần là rất cần thiết, đó cũng là biện pháp hiệu quả giảm
vấn đề đại diện.
Mike Burkart, Denis gromb, Fausto Panunzi, 1997- Large Shareholders,
Monitoring, And The Value Of The Firm tranh luận rằng: Quyết định của giám
đốc không chỉ mang đến chi phí mà còn mang đến lợi nhuận. Các giám sát chặt chẽ
từ cổ đông bên ngoài tuy hiệu quả nhưng sẽ làm giảm các cơ hội đầu tư của các
giám đốc. Khi cấu trúc sở hữu phân tán thì các cổ đông sẽ không can thiệp quá
mức đƣợc vào hoạt động của giám đốc. Khi sự tập trung sở hữu gia tăng,
quyền kiểm soát của các cổ đông sẽ hiệu quả hơn vì vậy sẽ giúp gia tăng hiệu
quả công ty. Hiệu quả hoạt động công ty sẽ tăng lên khi các cổ đông nhỏ không
nhất nhất tin vào mọi báo cáo của các cổ đông lớn mà tin vào sự phân tích của cá
nhân cổ đông nhỏ. Công ty hoạt động hiệu quả hơn chứng tỏ chi phí đại diện
đã giảm đi.
Andrei Shleifer and Robert W.Vishny (1997)- A survey of Corporate
Governance – Quản trị công ty là cách mà các cổ đông phải làm để chắc chắn rằng
11
họ sẽ nhận được lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ, là cách để các quản lý tận tâm
đem lại lợi nhuận cho họ. Các quản lý không thể đánh cắp tiền của cổ đông vào các
dự án tồi tệ hoặc lãng phí tiền đầu tư. Tuy nhiên, thực tế các kỹ thuật quản trị
không phải lúc nào cũng hoàn hảo, có những cách thức rất hiệu quả và ngược lại.
Việc hiểu rõ về quản trị công ty không chỉ làm lóe lên các lợi ích biên tế của việc
cải tiến kỹ thuật quản trị mà còn tạo sự khích lệ trong việc thay đổi các hình thức
quản trị công ty hiệu quả. Quản trị công ty hiệu quả, cấu trúc sở hữu và quản lý
trở nên minh bạch sẽ làm giảm chi phí đại diện.
James S.Ang, Rebel A. Cole and James Wuh Lin*, 1999 – “Agency Costs
and Ownership Structuer”- trong một nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu của
các doanh nghiệp quy mô nhỏ tại Mỹ, tác giả đã chỉ ra rằng chi phí đại diện sẽ cao
hơn khi có các nhà quản lý từ bên ngoài; và có quan hệ nghịch biến với số cổ phần
của nhà quản lý đang nắm giữ trong công ty, khi giám đốc sở hữu càng nhiều cổ
phần công ty, họ sẽ càng nổ lực vì lợi ích công ty, cũng chính là vì lợi ích của
chính bản thân họ. Chi phí đại diện gia tăng khi các ông chủ không nắm nhiều
quyền quản lý công ty tức là tỷ lệ cổ đông điều hành công ty càng nhỏ thì chi phí
đại diện càng tăng. Khi công ty vay nợ, chi phí đại diện sẽ được giảm đi bởi sự
giám sát của các ngân hàng cho vay. Bằng cách so sánh hiệu quả hoạt động của các
công ty có ông chủ là người trực tiếp điều hành công ty và công ty có người điều
hành từ bên ngoài chúng ta sẽ thấy được hiệu quả hoạt động và lợi nhuận công ty
có sự khác biệt nhau bởi sự tồn tại của chi phí đại diện.
Hongxia Li and Liming Cui, 2003 – “Empirical study of capital structure on
Agency cost in Chinese Listed Firms”: khi nghiên cứu các công ty niêm yết tại Sở
Giao dịch chứng khoán Trung Quốc phát hiện ra rằng có mối quan hệ đồng biến và
tương quan đáng kể giữa sự tập trung quyền sở hữu và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ
phần. Tập trung quyền sở hữu là một cổ đông lớn nắm trong tay phần vốn rất lớn
đủ sức chi phối các quyết định của công ty. Công ty càng tập trung quyền sở
hữu thì sức sinh lợi trên vốn cổ phần ( ROE) cao hơn các công ty có sở hữu
dàn trải. Các cổ đông lớn có lợi ích cao trong công ty sẽ hành động bảo vệ lợi
12
ích của mình và vì vậy làm giảm chi phí đại diện. Tác giả cũng đề cập đến chi
phí đại diện phát sinh do mâu thuẫn về lợi ích giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ của
công ty cổ phần, theo đó các cổ đông nhỏ cũng phải gánh chịu chi phí đại diện để
giám sát các cổ đông lớn cho lợi ích của chính mình. Khi phần vốn góp của các
cổ đông nhỏ dần tăng lên thì chi phí đại diện dần giảm đi.
Anderson, R.C., and Reeb, D.M., 2003 “Founding-family ownership and
firm performance: evidence from S&P 500”: nghiên cứu các công ty phi tài chính
tại thị trường Tây Âu phát hiện ra rằng khi có quyền kiểm soát gia đình có thể làm
tăng hiệu suất hoạt động trong các công ty. Quyền kiểm soát gia đình làm thấp
hơn vấn đề đại diện giữa ngƣời chủ và ngƣời quản lý, tuy nhiên làm phát sinh
đối kháng giữa cổ đông gia đình và cổ đông thiểu số .
Enya He and David W. Sommer 2006 - Separation of Ownership and
Control: Implications for Board Composition: nghiên cứu các công ty tại Mỹ cho
rằng sự tách biệt giữa quyền sở hữu và điều hành là nguyên nhân phát sinh chi phí
đại diện và tác giả muốn xây dựng một hệ thống quản trị doanh nghiệp để kiểm
soát các đối kháng về lợi ích của vấn đề đại diện. Mức độ của sự tách biệt giữa
quyền sở hữu và điều hành cũng khác nhau giữa công ty cổ phần, sự tách biệt
càng lớn thì chi phí đại diện càng lớn và cần sự giám sát của nhà quản lý bên
ngoài. Sự tách biệt giữa sở hữu và điều hành được hiểu khi các cổ đông tham gia
vào việc điều hành công ty càng nhỏ thì sự tách biệt càng cao. Chính sự tách biệt
giữa sở hữu và điều hành gây ra chi phí đại diện trong công ty bảo hiểm và chứng
khoán tại Mỹ.
Sridhar Gogineni, Scott C. Linn, Pradeep K. Yadav, 2009 - “Empirical
Evidence on Ownership Structure, Management Control and Agency Costs”:
nghiên cứu các công ty tại Anh năm 2009 về cấu trúc sở hữu tác giả thấy rằng chi
phí đại diện tăng lên khi chuyển từ công ty do một cá nhân nắm giữ và điều
hành sang công ty cổ phần có cấu trúc sở hữu và điều hành phức tạp hơn. Đây
được xem là có sự tồn tại của chi phí đại diện theo chiều dọc. Ngoài ra, tác giả còn
cho rằng chi phí đại diện sẽ giảm đi khi quyền kiểm soát công ty được chia sẽ
13
nhiều hơn, có nghĩa là khi vốn góp của nhóm cổ đông lớn thứ hai trong công ty
gia tăng lên sẽ giảm bớt chi phí đại diện trong công ty cổ phần. Đây được xem là
chi phí đại diện theo chiều ngang. Tác giả đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm qua
nghiên cứu hơn 55.000 công ty với sáu nhóm sở hữu khác nhau từ hình thức công
ty tư nhân sang công ty công ty cổ phần đại chúng. Tác giả chứng minh được có
sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động của các nhóm công ty qua các hình thức sở
hữu và quản lý khác nhau.
Như vậy với các nghiên cứu thực nhiệm trên thế giới cho thấy tác động của cấu
trúc sở hữu đến chi phí đại diện ở các khía cạnh như sau:
- Các tác giả đều khẳng định có sự tác động của cấu trúc sở hữu và quản lý
của doanh nghiệp đến chi phí đại diện. Sự tách biệt về quyền sở hữu và quản lý
chính là nguyên nhân dẫn đến chi phí đại diện.
- Cấu trúc sở hữu với nhà quản lý đến từ bên ngoài công ty sẽ làm gia tăng chi
phí đại diện so với nhà quản lý nội bộ (Jensen M.C và W.H Mecking 1976, James
S.Ang, Rebel A. Cole and James Wuh Lin* 1999), nhà quản lý khi không có cổ
phần trong công ty sẽ không hết sức mình vì lợi ích của doanh nghiệp mà chỉ hành
động để tối đa lợi ích của mình (Fama và Jensen, 1983), chi phí đại diện gia tăng
khi các ông chủ không trực tiếp điều hành công ty (James S.Ang, Rebel A. Cole
and James Wuh Lin* 1999.
- Sự tập trung sở hữu càng lớn, hiệu quả hoạt động của công ty càng cao và
góp phần làm giảm chi phí đại diện (Mike Burkart, Denis gromb, Fausto Panunzi
1997, Hongxia Li and Liming Cui 2003, Anderson, R.C., and Reeb, D.M., 2003.
- Chi phí đại diện còn phát sinh giữa cổ đông nhỏ và cổ đông lớn (Hongxia Li
and Liming Cui 2003, Anderson, R.C., and Reeb, D.M., 2003, Sridhar Gogineni,
Scott C. Linn, Pradeep K. Yadav 2009.
- Nợ được xem là yếu tố mạnh mẽ tác động đến chi phí đại diện, sự gia tăng
của nợ đồng nghĩa với việc giám sát của các chủ nợ càng cao, đặc biệt là nợ ngân
hàng sẽ làm giảm chi phí đại diện (Rebel A. Cole and James Wuh Lin* 1999,
Hongxia Li and Liming Cui 2003, James S.Ang, Sridhar Gogineni, Scott C. Linn,
14
Pradeep K. Yadav 2009). Các tác giả còn xây dựng các mô hình quản trị công ty
hiệu quả để kiểm soát vấn đề đại diện trong công ty(Andrei Shleifer and Robert
W.Vishny 1997, Mihnea Moldoveanu và Roger Martin 2001).
15
CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở phân loại dữ liệu và chọn mô hình hồi quy
Các bài nghiên cứu của các tác giả trên thế giới hầu như đều sử dụng mô
hình hồi quy tuyến tính để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở
hữu và chi phí đại diện. Tương tự các tác giả trước, trong bài nghiên cứu này, tác
giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định cấu trúc sở hữu công ty cổ
phần qua hai hình thức: công ty có kiểm soát của một tổ chức hoặc gia đình và công
ty không có sự kiểm soát của một tổ chức gia đình.
Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc sở hữu ảnh hưởng đến chi
phí đại diện, nhận thấy để phù hợp với thị trường Việt Nam và yêu cầu của bài
nghiên cứu này tác giả sử dụng kết quả và cách phân loại dữ liệu của ba bài nghiên
cứu: Anderson, R.C., and Reeb, D.M., 2003 ; James S.Ang, Rebel A. Cole and
James Wuh Lin*, 1999 và Sridhar Gogineni, Scott C.Linn* và Pradeep K Yadav,
2009. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Anderson, R.C., and Reeb, D.M., 2003 để
phân chia các công ty cổ phần niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM
thành hai nhóm: công ty có kiểm soát vốn của một tổ chức hoặc gia đình và công ty
không có sự kiểm soát vốn của tổ chức gia đình. Dựa vào nghiên cứu của James
S.Ang, Rebel A. Cole and James Wuh Lin, 1999 để phân loại công ty có kiểm soát
vốn của một tổ chức hoặc gia đình là công ty có số vốn góp của tổ chức, gia đình từ
50% vốn điều lệ của công ty trở lên, các công ty không thoả điều kiện là công ty cổ
phần không bị kiểm soát vốn bởi tổ chức, gia đình. Dựa vào nghiên cứu của Sridhar
Gogineni, Scott C.Linn* và Pradeep K Yadav, 2009 để chọn các biến thuộc về cấu
trúc sở hữu tác động đến chi phí đại diện bao gồm: vốn góp của thành viên hội đồng
quản trị, vốn góp của ban điều hành, vốn góp cổ đông lớn, mức độ quản lý của hội
đồng quản trị, mức độ đại diện, quy mô công ty, độ tuổi công ty, và cấu trúc vốn.
Biến phụ thuộc gồm hai biến hiệu quả sử dụng tài sản và suất sinh lợi trên tài sản.
16
3.2 Mô hình kiểm định
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính chi phí đại
diện theo các yếu tố tác động, qua đó cho thấy chi phí đại diện khác nhau qua hai
hình thức sở hữu khác nhau. Mô hình đo lường qua hai biến phụ thuộc là Asset
turnover và ROA lần lượt qua các biến giả thích, trong đó giá trị các biến được ước
lượng là giá trị bình quân qua các năm giai đoạn 2007 đến 2012. Mô hình có dạng
như sau:
Agency costs = β
0
+ β
1
VGHDQT + β
2
VGBDH + β
3
VGCDL + β
4
CON
+ β
5
REP + β
6
NNH + β
7
NDH + β
8
TM + β
9
SIZE + β
10
AGE
Trong đó:
Agency costs: Chi phí đại diện
VGHDQT: Tổng vốn góp của hội đồng quản trị
VGBDH: Tổng vốn góp ban điều hành
VGCDL: Tổng vốn góp cổ đông lớn
CON: Mức độ tập trung quản lý của Hội đồng quản trị
REP: Mức độ đại diện
NNH: Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản
NDH: Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản
TM: Tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản
SIZE: Quy mô công ty
AGE: Độ tuổi công ty
Trong phần kiểm định độ phân tán của cấu trúc sở hữu có tác động đến chi phí đại
diện hay không tác giả đưa vào mô hình biến chênh lệch vốn góp giữa cổ đông lớn
và cổ đông nhỏ (DIF). Mô hình có dạng như sau:
Agency costs = β
0
+ β
1
VGHDQT + β
2
VGBDH + β
3
VGCDL + β
4
CON +
β
5
REP + β
6
NNH + β
7
NDH + β
8
TM + β
9
SIZE + β
10
AGE + β
11
DIF
Trong đó: DIF: Chênh lệch vốn góp giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ
17
3.3 Các biến phân tích
3.3.1 Biến phụ thuộc
Như nghiên cứu của Sridhar Gogineni, Scott C.Linn* và Pradeep K Yadav
2009, tác giả chọn biến phụ thuộc là hệ số hiệu quả sử dụng tài sản (Asset turnover)
và suất sinh lợi trên tài sản (ROA). Hai biến số này thể hiện kết quả quá trình đầu tư
của nhà quản lý, sự cố gắng không hiệu quả của nhà quản lý sẽ dẫn đến doanh thu
hay lợi nhuận thấp. Bằng cách so sánh hệ số Asset turnover và ROA giữa hai hình
thức công ty có cấu trúc sở hữu và quản lý khác nhau chúng ta suy ra được chi phí
đại diện là khác nhau giữa các hình thức sở hữu.
Hiệu quả sử dụng tài sản (Asset turnover)
Được đo lường bằng tỷ lệ tổng doanh thu chia cho tổng tài sản. Tỷ lệ này
ngụ ý từ một đồng tài sản bỏ ra nhà đầu tư thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
∑Doanh thu
Asset turnover =
∑Tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản(ROA)
Được đo lường bằng tỷ lệ lãi ròng chia cho tổng tài sản. Tỷ lệ này ngụ ý từ
một đồng tài sản bỏ ra nhà đầu tư thu được bao nhiêu đồng lãi ròng .
∑Lãi ròng
ROA =
∑Tài sản
3.3.2 Biến giải thích
Vốn góp của thành viên hội đồng quản trị: Là tổng vốn góp của tất cả các
thành viên hội đồng quản trị. Tỷ lệ này thể hiện số phần trăm vốn góp của các thành
viên hội đồng quản trị đang nắm giữ, là mức độ kiểm soát vốn của ban quản trị,
những người trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động công ty. Vốn góp của ban quản trị
cũng được Gogineni, Scott C.Linn* và Pradeep K Yadav 2009 đưa vào mô hình
phân tích.
18
Vốn góp của ban điều hành: Là tổng vốn góp của các thành viên ban điều
hành. Theo James S.Ang, Rebel A. Cole and James Wuh Lin*, 1999 khi nhà quản lý
không nắm giữ cổ phần trong công ty thì họ sẽ không tận lực hết sức mình để mang
lại lợi nhuận cho công ty. Kiểm soát phần vốn góp của ban điều hành tác giả mong
muốn có mối tương quan thuận giữa phần vốn góp của ban điều hành và hiệu quả
hoạt động của công ty.
Vốn góp cổ đông lớn: Là tổng vốn góp của tất cả cổ đông lớn trong công ty.
Nghiên cứu của Mike Burkart, Denis gromb, Fausto Panunzi 1997 cho rằng các cổ
đông lớn có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả làm việc của nhà quản lý. Gogineni,
Scott C.Linn* và Pradeep K Yadav 2009 đưa vốn góp của cổ đông lớn nhất vào mô
hình phân tích của mình như biến kiểm soát hiệu quả hoạt động công ty khi phần sở
hữu tập trung vào nhóm cổ đông lớn. Vốn góp cổ đông lớn càng lớn sẽ làm gia tăng
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Anderson, R.C., and Reeb, D.M., 2003).
Mức độ tập trung quản lý của hội đồng quản trị - Concentration
“Concentration” (CON) là tỷ lệ nhà quản lý đồng thời cũng là thành viên
hội đồng quản trị. Đây chính là tỷ lệ tham gia vào ban quản lý của các thành viên
hội đồng quản trị . Tỷ lệ này được tính toán:
Số lượng thành viên hội đồng quản trị tham gia điều hành
Concentration=
Số lượng ban điều hành
Nếu concentration =1 ngụ ý rằng công ty hoàn toàn được quản lý bởi các
thành viên hội đồng quản trị và ngược lại nếu = 0 ngụ ý rằng công ty được quản lý
bởi người bên ngoài.
Mức độ đại diện - Representation
“Representation” (REP) là tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị tham gia điều
hành công ty. Tỷ lệ này đo lường mức độ đại diện của số thành viên hội đồng quản
trị khi quản lý công ty và được tính toán: