BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
___________________
NGUYỄN KHÁNH HÀ
TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
___________________
NGUYỄN KHÁNH HÀ
TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trầm Thị Xuân Hương
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và
số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và đều được dẫn nguồn tài liệu tham khảo
đầy đủ.
Tác giả luận văn
Nguyễn Khánh Hà
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1. SỞ HỮU CHÉO 1
1.1.1. Khái niệm sở hữu chéo 1
1.1.2. Hình thức tồn tại của sở hữu chéo 2
1.1.2.1. Theo hình thức sở hữu 2
1.1.2.2. Theo cấu trúc đầu tư 2
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA SỞ HỮU CHÉO VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 5
1.2.1. Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng thương mại 5
1.2.1.1.Tác động tích cực 5
1.2.1.2.Tác động tiêu cực 8
1.2.2. Tác động của hệ thống ngân hàng thương mại đến sở hữu chéo 12
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sở hữu chéo và hệ thống ngân
hàng thương mại 14
1.2.3.1. Môi trường quốc gia 14
1.2.3.2. Môi trường nội bộ ngành ngân hàng 16
1.2.3.3. Môi trường thị trường và áp lực cạnh tranh 17
1.3. KINH NGHIỆM VỀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO
CỦA MỘT SỐ NHTM THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM 18
1.3.1. Kinh nghiệm về hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo của một số ngân
hàng thương mại 18
1.3.1.1. Nhật Bản 18
1.3.1.2. Hàn Quốc 20
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23
CHƯƠNG 2 24
THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM 24
2.1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 24
2.1.1. Tăng trưởng về số lượng 24
2.1.2. Hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam 25
2.1.4. Hiệu quả của hoạt động giám sát ngân hàng thương mại 32
2.2. THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 33
2.2.1. Sự hình thành và phát triển của SHC trong hệ thống NHTM Việt Nam 33
2.2.2. Các hình thức sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam 35
2.2.2.1. Sở hữu của NHTM Nhà nước tại các ngân hàng liên doanh 35
2.2.2.2. Cổ đông chiến lược tại NHTM Nhà nước và NHTM Cổ phần 35
2.2.2.3. Sở hữu của các NHTM Nhà nước tại các NHTM Cổ phần 36
2.2.2.4. Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM Cổ phần 39
2.2.2.5. Sở hữu NHTM Cổ phần bởi các doanh nghiệp Nhà nước 39
2.2.2.6. Sở hữu NHTM Cổ phần bởi các cá nhân và nhóm cổ đông 41
2.2.3. Một số trường hợp điển hình 42
2.2.3.1. SHC giữa ACB, Eximbank và Sacombank 42
2.2.3.2. SHC giữa NHTMCP Sài Gòn, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47
CHƯƠNG 3 48
TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM 48
3.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 48
3.1.1. Ổn định cơ cấu sở hữu và quản trị 48
3.1.2. Nâng cao tiềm lực về vốn, công nghệ và kinhnghiệm quản lý 50
3.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 52
3.1.4. Sở hữu chéo tạo tiền đề cho hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng 53
3.2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 54
3.2.1. Các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của NHTM chưa được tuân thủ
nghiêm ngặt thông qua sở hữu chéo 54
3.2.1.1. Vốn và hệ số an toàn vốn (CAR) 54
3.2.1.2. Giới hạn tín dụng 57
3.2.1.3. Giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần 59
3.2.1.4. Phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro 62
3.2.2. Sở hữu chéo làm suy yếu năng lực quản trị của các NHTM 64
3.2.3. Sở hữu chéo làm lũng đoạn cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính 65
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 68
3.3.1. Kết quả 68
3.3.2. Những vấn đề tồn tại 69
3.3.3. Nguyên nhân 71
3.3.1.1. Môi trường quốc gia 72
3.3.1.2. Môi trường nội bộ ngành ngân hàng 74
3.3.1.3. Môi trường thị trường và áp lực cạnh tranh 76
CHƯƠNG 4 78
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SỞ
HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 78
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CỦA NHNN ĐỐI VỚI SỞ HỮU93 CHÉO 78
4.2. CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM GIẢM SHC TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT
NAM 80
4.2.1. Đối với các DNNN và các NHTMNN đang sở hữu các NHTMCP 80
4.2.1.1. DNNN và NHTMNN thoái vốn khỏi các NHTMCP 80
4.2.1.2. Thực hiện tái cấu trúc DNNN song song với giải quyết vấn đề SHC 81
4.2.2. Đối với các NHTMCP 82
4.2.2.1. Tiến hành thoái vốn để cắt bỏ dần sở hữu chéo 82
4.2.2.2. Tái cấu trúc thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập 83
4.2.2.3. Tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư ra khỏi NHTM 84
4.2.2.4. Nới tỷ lệ sở hữu ở NH trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài 85
4.2.2.5. Nâng cao đạo đức kinh doanh 86
4.3. CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SHC
ĐẾN HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 87
4.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về sở hữu chéo và các bên liên quan 87
4.3.2. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng 89
4.3.3. Quy định về công bố thông tin 90
4.3.4. Tăng cường pháp chế và chế tài 91
4.3.5. Xây dựng quỹ đầu tư ETF 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 93
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
CAR
Capital Aquedacy Ratio
Hệ số an toàn vốn
DN
Doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
ETF
Exchange Traded Fund
Quỹ đầu tư chỉ số ETF
HĐQT
Hội đồng Quản trị
HTTC
Hệ thống tài chính
M&A
Mergers and acquisitions
Mua bán và sáp nhập
NH
Ngân hàng
NHLD
Ngân hàng Liên doanh
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng Thương mại
NHTMCP
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
NHTMNN
Ngân hàng Thương mại Nhà nước
ROA
Return On Assets
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
ROE
Return On Equity
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
SHC
Sở hữu chéo
TCTD
Tổ chức Tín dụng
TTCK
Thị trường chứng khoán
USD
Untited State Dollar
Đô la Mỹ
VND
Vietnam Dong
Đồng Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tổng tài sản và vốn của TCTD đến 31/12/2012 26
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống TCTD cho đến ngày 31/12/2012 30
Bảng 3.1: Nguồn tăng vốn điều lệ của các NHTMCP
trong giai đoạn 2006-2010 55
Bảng 3.2: Tỷ lệ sở hữu chéo giữa các NHTMCP tại thời điểm 31/12/2012 59
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sở hữu chéo song phương 2
Hình 1.2: Sở hữu chéo đa phương 2
Hình 1.3: Sở hữu chéo đường thẳng 3
Hình 1.4: Sở hữu chéo vòng tròn 3
Hình 1.5: Sở hữu chéo mạng lưới 4
Hình 1.6: Sở hữu chéo mạng không gian 4
Hình 1.7: Sở hữu chéo dạng phức tạp 5
Hình 2.1: Cơ cấu sở hữu của NHTMNN 38
Hình 2.2: Sở hữu chéo giữa các NHTM và giữa DNNN và NHTM 40
Hình 2.3: Văn phòng Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu NHTM 41
Hình 2.4: Sở hữu chéo giữa ACB – Eximbank – Sacombank 44
Hình 2.5: Cấu trúc sở hữu của ba NH hợp nhất 46
Hình 3.1: Cơ cấu nhóm cổ đông của ACB, Eximbank và Sacombank 49
Hình 3.2: Cơ cấu sở hữu của Vietinbank 51
Hình 3.3: Sở hữu chéo giữa NHTM và cổ đông lớn, doanh nghiệp 56
Hình 3.4: Sở hữu chéo – Đầu tư chéo của ACB 61
Hình 3.5: Sở hữu chéo giữa NHTMNN và DNNN 66
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hệ thống NHTM Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm trong giai đoạn
từ năm 2006 - 2012. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng và nguồn vốn là
việc gia tăng sở hữu chéo trong ngành ngân hàng với việc hàng loạt các ngân hàng
thương mại (“NHTM”) Nhà nước lẫn cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp
phi Nhà nước và cá nhân tham gia sở hữu các NHTM. Sở hữu chéo (“SHC”) đã mang
lại những tác động tích cực nhất định đối với sự lành mạnh của hệ thống NHTM, thể
hiện ở việc tạo ra cơ cấu cổ đông và quản trị ổn định; nâng cao tiềm lực về vốn, công
nghệ và kinh nghiệm quản lý cho các ngân hàng.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là sở hữu chéo đang dần bộc lộ những tác động
tiêu cực đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam thể hiện (i) các quy định về
đảm bảo an toàn hoạt động, bao gồm giới hạn về vốn, cấp tín dụng, góp vốn đầu tư
chưa được tuân thủ nghiêm ngặt thông qua sở hữu chéo; (ii) SHC làm suy yếu năng lực
quản trị của các NHTM mà biểu hiện là việc thâu tóm quyền lực, tích tụ quyền kiểm
soát và điều hành tại nhiều ngân hàng vào tay thiểu số cổ đông, tạo khả năng lạm
quyền và gây tổn hại đến lợi ích của các cổ đông khác. Mối quan hệ sở hữu giữa
NHTM cổ phần và các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp và khó xác định rõ
ai là người chủ thực sự của ngân hàng; (iii) SHC làm lũng đoạn cơ sở hạ tầng hệ thống
tài chính mà biểu hiện sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, sự
thâu tóm các ngân hàng thông qua đầu tư chéo và đi ngược lại định hướng minh bạch
hóa thông tin.
Sở hữu chéo ngày càng trở nên nghiêm trọng khi mà những hệ lụy của nó ngày
càng lan tỏa sâu rộng trong hệ thống tài chính ngân hàng như Báo cáo Kinh tế vĩ mô
năm 2012 đã đề cập “vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng và ngân hàng trở thành
sân sau của các tập đoàn kinh tế, kể cả Nhà nước lẫn tư nhân, ở mức báo động”.
Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu chính thức về vấn đề sở hữu chéo trong
hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn khá hạn chế, nhất là trong điều kiện mà các thông
tin về sở hữu còn chưa được công khai, minh bạch. Các nghiên cứu trước đây chưa đưa
ra được một bức tranh toàn cảnh về sở hữu chéo giữa các ngân hàng và giữa ngân hàng
với các doanh nghiệp cũng như chưa đánh giá được tác động của sở hữu chéo đến sự
lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam.
Từ những trăn trở muốn tìm hiểu về thực trạng, tác động hai mặt của SHC đến
sự lành mạnh của hệ thống NHTM cũng như nguyên nhân của hiện trạng này, tác giả
đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của sở hữu chéo đến của hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến hệ thống
NHTM Việt Nam. Từ đó đề xuất các khuyến nghị để giảm tình trạng SHC và hạn chế
tác động tiêu cực của SHC nhằm nâng cao sự lành mạnh của các NHTM Việt Nam. Để
đạt được mục đích này, nghiên cứu cần giải quyết các vấn đề sau đây:
- Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về SHC và tác động của SHC đến hệ thống
NHTM;
- Thứ hai, phân tích thực trạng SHC trong hệ thống NHTM Việt Nam và tác động
của SHC đến hệ thống NHTM Việt Nam;
- Thứ ba, đề xuất các khuyến nghị khả thi nhằm hạn chế SHC và hạn chế các tác
động tiêu cực của SHC đến hệ thống NHTM Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu, phân
tích cấu trúc sở hữu của 5 NHTM Nhà nước và 34 NHTM Cổ phần để đánh giá tác
động của SHC đến sự lành mạnh của các NHTM trong giai đoạn 2006 – 2012. Do hạn
chế về mặt thông tin và số liệu, luận văn sẽ tập trung vào phân tích tình huống của một
số NHTM tiêu biểu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phân tích, tổng hợp; thống kê,
mô tả, so sánh, đối chiếu trên cơ sở các thông tin và dữ liệu thu thập được về sở hữu
chéo cũng như tác động tiêu cực của SHC đến các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
2006 – 2012.
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Với những nghiên cứu tình huống và tổng hợp, phân tích các dữ liệu, đề tài
nghiên cứu có ý nghĩa:
- Về mặt lý thuyết, luận văn đưa ra cơ sở lý thuyết của SHC, mối quan hệ tác
động qua lại giữa SHC và hệ thống NHTM cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến mối
quan hệ này.
- Về mặt thực tiễn, với những phân tích cụ thể, luận văn đưa ra bức tranh về SHC
trong hệ thống NHTM, đánh giá tác động hai mặt của SHC đến hệ thống các NHTM
Việt Nam. Từ đó rút ra các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ tác
động này. Những phân tích này là cơ sở để luận văn đề xuất các khuyến nghị nhằm hạn
chế SHC và hạn chế tác động tiêu cực của SHC đến hệ thống NHTM Việt Nam.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục
các bảng biểu, hình vẽ, luận văn gồm bốn chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động của sở hữu chéo đến hệ thống NHTM
- Chương 2: Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam
- Chương 3: Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống NHTM Việt Nam
- Chương 4: Một số khuyến nghị để hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo
đến hệ thống NHTM Việt Nam.
1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. SỞ HỮU CHÉO
1.1.1. Khái niệm sở hữu chéo
Sở hữu chéo là một hiện tượng phổ biến ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới
như Nhật Bản, Đức, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia và một số quốc gia khác.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, SHC nói chung và SHC trong hệ thống ngân hàng nói riêng trở
thành hiện tượng đáng chú ý trong khoảng từ năm 2006 trở lại đây.
SHC là việc một hoặc một nhóm công ty tham gia sở hữu một hoặc một nhóm
công ty khác thông qua việc nắm giữ các chứng khoán vốn của nhau để có ảnh hưởng
quyết định hoặc khả năng kiểm soát đối với nhau.
SHC không những thể hiện dưới hành động nắm giữ cổ phần của đối tác mà còn
được thể hiện thông qua việc có những ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng
trong hoạt động và quản lý công ty cũng như có khả năng kiểm soát đối với công ty đó.
Như vậy có nghĩa là việc sở hữu còn được hiểu theo nghĩa định tính (mức độ ảnh
hưởng) hơn là định lượng (số lượng cổ phần nắm giữ) như từ trước đến giờ chúng ta
vẫn nhầm tưởng. Đây cũng là một trong những giới hạn trong các quy định của cơ
quan chức năng về việc trình bày và công bố thông tin của các bên liên quan trên báo
cáo tài chính.
Hay có thể hiểu đơn giản, SHC là việc các tổ chức nắm giữ cổ phần lẫn nhau
(Ogishima and Kobayashi, 2002). Chẳng hạn như công ty A đầu tư vào công ty B và
công ty B cũng đầu tư ngược lại vào công ty A. SHC khác với mở rộng sở hữu, là việc
cho phép nhiều đối tượng, nhiều thành phần kinh tế cùng nắm giữ vốn của một đơn vị.
Theo Junning Cai và Jiameng (2008) thì mối liên kết chéo giữa các công ty
thường được đo bằng tỷ lệ “nắm giữ cổ phần chéo” được định nghĩa là giá trị nắm giữ
cổ phiếu của công ty này so với tổng cổ phần của công ty kia. Công thức này giúp xác
2
định mức độ SHC của công ty nhưng chưa phản ánh được sự phức tạp của mạng lưới
SHC.
1.1.2. Hình thức tồn tại của sở hữu chéo
1.1.2.1. Theo hình thức sở hữu
Sở hữu chéo có thể tồn tại dưới hình thức đầu tư trực tiếp (SHC trực tiếp hay
còn gọi là SHC song phương) hoặc đầu tư gián tiếp (SHC gián tiếp hay còn gọi là SHC
đa phương).
Sở hữu chéo song phương là việc công ty A sở hữu trực tiếp công ty B và ngược
lại, công ty B cũng sở hữu công ty A. Hình thức này được mô tả như hình 1.1.
Hình 1.1: Sở hữu chéo song phương
Nguồn: Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010
Sở hữu chéo đa phương là hình thức công ty A sở hữu công ty B, công ty B đầu
tư vào công ty C và cuối cùng C mua cổ phần của A.
Hình 1.2: Sở hữu chéo đa phương
Nguồn: Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010
1.1.2.2. Theo cấu trúc đầu tư
Theo Guo Li và Yakura Shinsuke (2010) thì SHC có thể chia làm hai loại là
SHC cổ phần các công ty trong cùng một tập đoàn (SHC theo chiều dọc) và SHC cổ
phần phản ánh các mối quan hệ kinh doanh bên ngoài một tập đoàn, chẳng hạn như
giữa các nhà cung cấp và khách hàng (SHC theo chiều ngang). Với hai loại hình nhưng
SHC có thể tồn tại dưới các cấu trúc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp.
Công ty A
Công ty B
Công ty A
Công ty B
Công ty C
3
a. Sở hữu chéo giản đơn
Đây là hình thức SHC đơn giản nhất, công ty A mua cổ phần công ty B và
ngược lại, công ty B cũng nắm giữ cổ phần của công ty A (Hình 1.1).
b. Sở hữu chéo đường thẳng
Trong hình thức này, các bên tham gia sở hữu một hoặc nhiều công ty khác dưới
hình thức trực tiếp. Chẳng hạn như công ty B đầu tư trực tiếp vào công ty A và ngược
lại, công ty B lại đầu tư trực tiếp vào công ty C, nhưng A và C không có quan hệ đầu tư
trực tiếp với nhau.
Hình 1.3: Sở hữu chéo đường thẳng
Nguồn: Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010
c. Sở hữu chéo vòng tròn
Các mối liên kết sở hữu tạo thành một thành vòng khép kín, trong đó các công
ty sở hữu lẫn nhau. Tuy nhiên, hình thức sở hữu mới chỉ dừng lại ở cấp độ trực tiếp.
Hình 1.4: Sở hữu chéo vòng tròn
Nguồn: Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010
d. Sở hữu chéo mạng lưới
Các công ty đã hình thành các mối quan hệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp lẫn
nhau tạo thành một mạng lưới SHC. Dưới cấu trúc này, SHC đã trở nên phức tạp và
khó xác định được tỷ lệ sở hữu thực tế của các công ty.
Công ty A
Công ty B
Công ty C
Công ty D
Công ty D
Công ty C
Công ty A
Công ty B
4
Hình 1.5: Sở hữu chéo mạng lưới
Nguồn: Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010
Có thể thấy, các công ty trên mạng lưới SHC đều có cổ phần của các công ty
khác dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ công ty A đầu tư trực tiếp vào công
ty B, C, D; ngoài ra công ty A còn sở hữu gián tiếp công ty C thông qua công ty B.
e. Sở hữu chéo mạng không gian
SHC theo hình thức mạng không gian cho thấy kết cấu chính - phụ trong mối
liên kết giữa các công ty. Có thể thấy, các công ty B, C, D nắm giữ cổ phần công ty A
và công ty A cũng đầu tư vào các công ty B, C và D. Tuy nhiên, các công ty B, C và D
không có mối quan hệ sở hữu với nhau.
Hình 1.6: Sở hữu chéo mạng không gian
Nguồn: Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010
f. Sở hữu chéo dạng phức tạp
Đây là cấp độ phức tạp nhất trong các hình thức SHC. Các công ty liên quan gắn
kết chặt chẽ với nhau thông qua việc sở hữu lẫn nhau và cùng sở hữu một công ty khác
tạo nên mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng lớn đan xen nhiều lĩnh vực khác nhau.
Công ty D
Công ty C
Công ty A
Công ty B
Công ty C
Công ty D
Công ty B
Công ty A
5
Hình 1.7: Sở hữu chéo dạng phức tạp
Nguồn: Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt với đặc thù là hoạt động kinh
doanh tiền tệ. Tuy nhiên, về mặt cơ cấu sở hữu thì NH cũng có những đặc điểm tương
đồng với DN. Vì vậy, SHC trong ngân hàng cũng tồn tại dưới các hình thức từ đơn
giản đến phức tạp như trong các DN.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả nghiên cứu mối quan hệ SHC giữa
ngân hàng – ngân hàng, giữa doanh nghiệp (DN) – ngân hàng và giữa cá nhân – ngân
hàng. Đây vừa là mối quan hệ SHC trực tiếp vừa là SHC gián tiếp.
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA SỞ HỮU CHÉO VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
Có thể nói, mối quan hệ giữa SHC và hệ thống NHTM là mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau. Mặc dù, về cơ bản, SHC có tác động tích cực đến hoạt động kinh
doanh NH, tuy nhiên, bên cạnh mỗi nhân tố tích cực đó luôn tiềm ẩn rủi ro. Yếu tố tích
cực chỉ phát huy tác dụng khi mà hoạt động NH dưới cơ chế SHC tuân thủ những quy
định pháp luật nhất định. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, tác động tiêu cực thường
lấn át các tác động tích cực vốn có. Có thể thấy điều này phụ thuộc rất nhiều vào nhân
tố con người - yếu tố mang tính chủ quan.
1.2.1. Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng thương mại
1.2.1.1.Tác động tích cực
Công ty C
Công ty D
Công ty B
Công ty A
6
Không phải tất cả các hình thức SHC đều đáng lo ngại, mà trái lại SHC luôn có
những tác động tích cực nhất định đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM và các DN
trong hệ thống SHC.
Thứ nhất, SHC giúp ổn định cơ cấu sở hữu và quản trị trong NHTM.
Sở hữu chéo giữa NH với NH và giữa NH với các DN giúp ổn định cơ cấu sở
hữu trong NHTM và DN với sự cam kết dài hạn của các chủ sở hữu. Việc ổn định cơ
cấu sở hữu giúp ban quản trị điều hành NH yên tâm để thực hiện các chiến lược phát
triển NH, mà không phải lo lắng bởi các bất đồng giữa các nhóm cổ đông trong
NHTM.
Việc góp vốn đầu tư vào NHTM hay DN thường đi kèm với việc cử đại diện
trong hội đồng quản trị (HĐQT), hay ban giám đốc điều hành của NHTM hay DN đó
để có ảnh hưởng đến các quyết định quản trị. Hơn nữa, SHC gia tăng càng làm tăng sự
lồng ghép của cơ cấu quản trị NH này vào NH khác. Với sự tham gia của các lãnh đạo
có uy tín và kinh nghiệm của NH này vào ban điều hành hay ban kiểm soát của các NH
khác, ở một mức độ nhất định, sẽ nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của
NHTM.
Thêm nữa, sự tham gia của các cổ đông chiến lược, mang tính độc lập sẽ giúp
nâng cao hiệu quả quản trị điều hành (corporate governance). Một cơ chế quản trị điều
hành tốt là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh của
NHTM.
Thứ hai, SHC giúp nâng cao tiềm lực về vốn, công nghệ và kinh nghiệm
quản lý của NHTM.
SHC thiết lập mối dây liên kết bền vững giữa các chủ thể sở hữu. Với sự liên kết
giữa các NH thông qua hình thức sở hữu, các NHTM thường nhận được sự hỗ trợ lẫn
nhau về vốn, công nghệ và nhất là kinh nghiệm quản lý, quản trị tài chính, rủi ro. Điều
này đặc biệt quan trọng đối với các NHTM có quy mô nhỏ trong việc tạo nguồn tài trợ
ổn định nhằm nâng cao tiềm lực về vốn, năng lực quản trị để nâng cao hiệu quả kinh
7
doanh và có thể cạnh tranh được với các NH có quy mô lớn hơn. Từ đó, năng lực hoạt
động của hệ thống tài chính ngân hàng nhìn chung sẽ được gia tăng. Khả năng chống
đỡ với các cú sốc kinh tế, vì vậy, sẽ được nâng cao khi năng lực quản trị rủi ro của các
NH được cải thiện.
Trong trường hợp sở hữu chéo giữa NH và DN, đặc biệt đối với các DN là công
ty con, công ty liên doanh, liên kết hoặc công ty mà có cổ đông chi phối là NH thì NH
đóng vai trò cổ đông đồng thời cả vai trò chủ nợ, giúp các DN này tiếp cận được với
nguồn vốn kinh doanh với chi phí hợp lý, nhất là trong điều kiện thị trường vốn chưa
phát triển, hoặc khi DN chưa thể khẳng định được mình để huy động được vốn trên thị
trường chứng khoán (“TTCK”). Các DN này, đồng thời, cũng sẽ là nguồn khách hàng
tiềm năng cho hoạt động của NH. Sự kết hợp giữa NH và DN, trong chừng mực và
khuôn khổ cho phép, sẽ tạo ra giá trị gia tăng và mang lại những lợi ích tích cực cho cả
đôi bên.
Thứ ba, SHC tăng cường sự nhất quán trong chiến lược quản trị, tầm nhìn,
sứ mệnh và định hướng phát triển của NHTM.
Định hướng phát triển và chiến lược quản trị mang ý nghĩa sống còn đối với một
NH. Các yếu tố này phụ thuộc nhiều vào quan điểm và mong muốn dài hạn của chủ sở
hữu. Việc nắm giữ cổ phần chiếm ưu thế khiến nhà đầu tư có khả năng đưa ra quyết
định nhanh chóng và kịp thời, đồng thời có thể dẫn dắt NHTM phát triển đúng định
hướng đã vạch ra. Sự lớn mạnh của mỗi NHTM, cộng hưởng lại, sẽ tạo nên sức mạnh
cho cả hệ thống NH.
Với cơ cấu sở hữu ổn định, hạn chế tranh chấp nội bộ, các NHTM từ đó có thể
lựa chọn chính sách, tập trung nguồn lực để phát triển kinh doanh, tạo giá trị lớn nhất
cho cổ đông. Chính sách cổ tức, vì vậy được thiết kế không phụ thuộc vào kết quả hoạt
động kinh doanh, mà chủ yếu được đưa vào vốn kinh doanh để tái đầu tư.
Thứ tư, SHC giúp NHTM gia tăng ưu thế trong hoạt động mua bán và sáp
nhập cũng như tránh được sự thâu tóm thù địch từ các thế lực bên ngoài.
8
SHC là công cụ có hiệu quả cao của các NHTM trong việc muốn nắm ưu thế
trên bàn đàm phán và thương lượng của một thương vụ mua bán sáp nhập (Merger &
Acquisition - M&A). Nghiên cứu của Harford và các cộng sự (2008) về cổ đông nắm
giữ cổ phần chéo và tác động đến quyết định thâu tóm đã kết luận rằng sở hữu chéo
gián tiếp giữa các nhà đầu tư tổ chức là phổ biến, nhất là trong các thương vụ mua lại
công ty, và có ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định quản trị.
Bỏ qua những yếu tố khác, giả sử quyền biểu quyết phụ thuộc hoàn toàn vào số
lượng cổ phần nắm giữ thì có thể dễ dàng nhận thấy nhà đầu tư có tỷ lệ nắm giữ cổ
phần cao hơn có quyền biểu quyết lớn hơn và quyết định phụ thuộc nhiều vào ý kiến
của phía nhà đầu tư này. Lợi thế này thúc đẩy quá trình M&A diễn ra nhanh chóng,
hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, việc các NHTM và công ty liên kết với
nhau thông qua cấu trúc SHC còn tăng cường sức mạnh nhằm tránh các nguy cơ bị
thâu tóm thù địch (Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010).
Như vậy, SHC góp phần hình thành cơ cấu sở hữu và quản trị ổn định trong NH
và DN, nhờ đó mà tăng cường sự nhất quán trong chiến lược phát triển. Sự liên kết
giữa các NH và giữa NH với DN giúp nâng cao tiềm lực về vốn, công nghệ và kinh
nghiệm quản lý cho NH, để từ đó cải thiện hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
SHC còn là tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động M&A trong ngân hàng.
1.2.1.2.Tác động tiêu cực
Bên cạnh các tác động tích cực, SHC đã bộc lộ những tác động tiêu cực đến hệ
thống NHTM, thể hiện ở chỗ (i) thông qua SHC, các quy định về đảm bảo an toàn hoạt
động NH chưa được tuân thủ nghiêm ngặt, (ii) SHC làm suy giảm năng lực quản trị
của các NHTM và hơn nữa (iii) SHC làm lũng đoạn cơ sở hạ tầng HTTC khi vượt ra
ngoài tầm kiểm soát.
Thứ nhất,các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng chưa được
tuân thủ nghiêm ngặt thông qua SHC.
9
Việc đề ra các quy định và quy chế giám sát hoạt động NH nhằm đảm bảo hệ
thống NH hoạt động lành mạnh và ổn định thị trường tài chính. Tuy nhiên, các quy
định về an toàn hoạt động của NHTM có thể bị vô hiệu hóa bởi SHC bằng các phương
thức khác nhau.
Một là, SHC có thể dẫn tới tình trạng tăng vốn ảo. Cụ thể, các NHTM và DN
phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhau, hạch toán sở hữu cổ phiếu (bù trừ cho nhau) và
không kèm theo việc thanh toán bằng tiền. Trong trường hợp tăng vốn ảo từ việc SHC,
các cổ đông khác sẽ bị thiệt hại do tác động của hiện tượng pha loãng (số lượng cổ
phiếu tăng trong khi năng lực tạo lợi nhuận không tăng), làm sụt giảm giá thị trường
của cổ phiếu. Nghiên cứu của Ogishima và Kobayashi (2002) đưa ra kết luận rằng SHC
có tác động tiêu cực lên giá trị của DN và tác động đến giá của cổ phiếu thông qua tác
động đến giá trị của DN. Các chỉ số tài chính khác như đòn bẩy tài chính hay chỉ số nợ
có thể bị đánh giá sai lệch bởi ban quản trị điều hành có thể dễ dàng tăng vốn chủ sở
hữu bằng cách tăng tỷ lệ sở hữu (Boren and Michalsen, 1994).
Nguy hiểm ở chỗ tình trạng tăng vốn ảo làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ
thống NH vì rất nhiều chỉ số dựa trên vốn tự có, trong khi vốn đó là vốn ảo. Các chỉ số
không chính xác lại dẫn đến sai lệch về quản trị NH cũng như việc giám sát đối với
HTTC. Điều này gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống NHTM.
Hai là, SHC cho phép một DN hay NHTM có tỷ lệ cổ phần lớn trong các
NHTM có thể gây áp lực để NH này cấp vốn đầu tư vào những dự án của chủ thể trong
mạng lưới SHC. Lúc đó, quyết định cấp tín dụng không dựa trên năng lực của bên đi
vay và tính khả thi của phương án vay vốn mà dựa trên mối quan hệ giữa các bên cho
vay và đi vay. Điều này gây rủi ro lớn cho các NH trong việc thu hồi tiền gốc và lãi
đúng hạn, cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng nợ xấu
của NHTM. Hơn nữa, SHC với sự liên kết chặt chẽ giữa các NH và DN sẽ làm tăng
nhanh hơn nữa khả năng truyền dẫn và lây lan của các rủi ro tín dụng, làm ảnh hưởng
đến an toàn hệ thống NH.
10
Ba là, các quy định về giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần thường được đưa ra
nhằm tránh việc tập trung vốn đầu tư quá lớn vào một số đối tượng, cũng như hạn chế
việc đầu tư quá nhiều vào những lĩnh vực rủi ro, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của
hệ thống NH như bất động sản, chứng khoán. Tuy nhiên, bằng hình thức SHC, thông
qua các công ty con và công ty liên kết, NHTM vẫn có thể tham gia thực hiện đầu tư
vượt ngưỡng an toàn một cách “hợp lý”.
Các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động NH càng thiếu chặt chẽ và thiếu
tính bao phủ thì các chủ thể trong hệ thống SHC càng dễ lợi dụng các khe hở này để
không tuân thủ.
Như vậy, bằng nhiều phương thức và kỹ thuật khác nhau, SHC giúp NHTM vô
hiệu hóa các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu
về vốn, chất lượng tài sản và tính thanh khoản của NHTM; làm suy giảm mức độ an
toàn và lành mạnh của hệ thống NHTM, tăng nguy cơ đổ vỡ của HTTC khi mà các tác
động tiêu cực tích tụ lại.
Thứ hai, SHC làm suy giảm năng lực quản trị của NHTM.
Trong nhiều trường hợp, SHC thường tích tụ quyền kiểm soát và điều hành vào
thiểu số cổ đông. Các cổ đông này thường liên kết với nhau hình thành bộ máy lãnh
đạo có quyền chi phối đến các hoạt động, quyết định của NH hay DN. Nguy hiểm hơn,
các quyết định này thường vì lợi ích nhóm hơn là vì lợi ích của đa số cổ đông, khiến
hoạt động tài chính bị méo mó nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho NH và DN.
Hoạt động kiểm soát nội bộ, dưới sức ép của ban lãnh đạo, sẽ giảm tính hữu hiệu.
Hơn nữa, các vị trí quản lý chủ chốt được chọn thường là những người nắm giữ
cổ phần chi phối mà bỏ qua năng lực quản trị điều hành của họ. Điều đó gây ảnh hưởng
lớn đến hoạt động NH khi ban quản trị không đủ sức xây dựng được một chiến lược
phát triển và quản lý NH một cách có hiệu quả.
Thứ ba, SHC làm lũng đoạn cơ sở hạ tầng hệ thống tài chính.
11
Sự sẵn có của các thông tin cần thiết cho các quyết định tài chính lành mạnh,
khả năng phản ứng trước các khuyến khích tài chính và khả năng thực hiện các giao
dịch tài chính một cách có hiệu quả, tất cả phụ thuộc vào chất lượng của cơ sở hạ tầng
HTTC (Donath và Cismas, 2008).
SHC làm lũng đoạn cơ sở hạ tầng HTTC thể hiện ở (i) SHC làm giảm sự cạnh
tranh lành mạnh giữa các NHTM; (ii) sự minh bạch hóa thông tin cần thiết cho các
quyết định tài chính không được đảm bảo.
Có thể nói SHC càng tăng thì khả năng cạnh tranh và mức độ kiểm soát thị
trường của các chủ thể thực hiện SHC càng tăng. Trong chừng mực nào đó, điều này
thúc đẩy các chủ thể khác phải cải tiến, thay đổi để phát triển hơn nếu không muốn bị
cơ chế cạnh tranh loại bỏ. Khi đó, SHC không ảnh hưởng tiêu cực đến tính cạnh tranh
và hiệu quả của thị trường tài chính và không gây ra nguy cơ rủi ro hệ thống nghiêm
trọng.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Maxwell và các cộng sự (1999) và O'Brien và Salop
(2000) đã chỉ ra rằng khi các nhà đầu tư lớn sở hữu cổ phần trong nhiều công ty trong
cùng một ngành công nghiệp sẽ tạo ra những thay đổi liên quan đến thị phần cũng như
quyền kiểm soát thị trường dẫn đến hiện tượng độc quyền trong cạnh tranh. Đặc biệt
đối với lĩnh vực tài chính NH, việc độc quyền về nguồn lực tài chính sẽ không thể là
động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế mà ngược lại dẫn đến việc phân bổ nguồn lực
không hợp lý và suy giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của Gilo và Spiegel (2003) cho thấy SHC có thể làm giảm
cạnh tranh, bởi vì các công ty có thể tạo ra các điều kiện ngầm thông đồng với nhau,
tạo ra các mối quan hệ liên kết chặt chẽ, giúp tiếp cận các nguồn lực, đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh. Như vậy, SHC làm giảm sự minh bạch, sự cạnh tranh lành mạnh giữa
các NHTM và DN cũng như giảm động lực phát triển, dẫn đến những bất công, nghịch
lý trên thị trường do mối quan hệ chồng chéo, liên kết chặt chẽ với những thỏa thuận
ngầm.
12
Về mặt hiệu quả thông tin, cổ đông hay nhóm cổ đông lớn và bộ máy quản lý
điều hành chồng chéo giữa các NH và DN làm giảm tính bảo mật của thông tin. Có thể
nói, SHC làm giảm sự bất cân xứng thông tin giữa các thành viên trong hệ thống SHC,
nhờ đó làm giảm chi phí giao dịch, nhưng ngược lại làm tăng tính bất cân xứng thông
tin giữa các thành viên trong hệ thống SHC với bên ngoài.
Việc thông đồng trao đổi thông tin giữa các NH chiếm lĩnh thị trường có thể dẫn
đến tiêu cực, các giao dịch bất hợp lý và phi thị trường. Nếu ban quản trị NH này nằm
trong ban kiểm soát NH kia hoặc ban lãnh đạo của NH này vừa là chủ sở hữu hoặc ban
lãnh đạo của NH kia thì vấn đề bảo mật thông tin bị vô hiệu hóa. Mặt khác, việc trao
đổi thông tin giữa những NH, công ty hoặc nhóm tổ chức có ảnh hưởng trên thị trường
dễ dàng dẫn đến các hành vi tiêu cực như làm giá trên TTCK, thông đồng che dấu sai
phạm hoặc hợp tác trong những giao dịch bất hợp lý và phi thị trường. Chính những
hành vi này khiến cho hệ thống NH hoạt động thiếu lành mạnh và tiềm ẩn nhiều rủi ro,
sai phạm.
Sở hữu chéo, một khi hình thành và phát triển thành mạng lưới phức tạp trong
khi cơ chế giám sát vẫn còn chưa theo kịp và bộc lộ nhiều hạn chế, sẽ tạo kẽ hở cho
các thế lực làm khuynh đảo thị trường tài chính, ảnh hưởng đến sự an toàn của cả hệ
thống tài chính NH.
1.2.2. Tác động của hệ thống ngân hàng thương mại đến sở hữu chéo
Hệ thống NHTM lành mạnh có tác động tích cực trở lại đến sự hình thành và
phát triển SHC, làm giảm thiểu những tác động tiêu cực của SHC đến sự an toàn, hiệu
quả hoạt động của các NH.
Hệ thống NHTM lành mạnh được tạo nên từ sức mạnh của các NHTM riêng lẽ,
cùng với cơ chế giám sát hiệu quả. Các NHTM hoạt động hiệu quả, tuân thủ các quy
định về đảm bảo an toàn hoạt động, tuân thủ các quy định về công bố thông tin làm
tăng tính minh bạch của thị trường thì việc hình thành SHC không còn đáng lo ngại.