Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘP THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CHO KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 103 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH





NGUYỄN THỊ BÍCH LIỄU



PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘP THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU CHO KHÁCH HÀNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ





Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ BÍCH LIỄU


PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘP THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU CHO KHÁCH HÀNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH


Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho
khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Những thông tin và nội dung được viết trong
đề tài đều dựa trên quá trình nghiên cứu thực tế của tôi. Trong quá trình nghiên cứu,

tôi cũng đã tham khảo một số tài liệu có liên quan và các nội dung tham khảo được
đưa vào đề tài hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn.
Tác giả đề tài



Nguyễn Thị Bích Liễu


MỤC LỤC
 
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NỘP THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
CHO KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1. Các dịch vụ của ngân hàng thương mại (NHTM) 1
1.1.1. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống 1
1.1.2 Các dịch vụ ngân hàng hiện đại 2
1.2. Dịch vụ thanh toán qua NHTM 3
1.2.1 Các yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ thanh toán qua NHTM 4
1.2.2 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTM 6
1.3. Dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại NHTM 10
1.3.1 Khái niệm dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại NHTM 10
1.3.2 Quy trình dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại NHTM 11
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho

khách hàng tại NHTM 12
1.3.4 Các yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ nộp thay thuế xuất nhập
khẩu cho khách hàng tại NHTM 13
1.4. Tình hình triển khai dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại
một số NHTM 15
1.4.1 Dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần ngoại thương Việt Nam 16


1.4.2 Dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam 17
1.4.3 Kinh nghiệm đối với Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt
Nam 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘP THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU CHO KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 20
2.1. Giới thiệu về ngân hàng thương mạicổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam 20
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 20
2.1.2. Các dịch vụ của Eximbank 21
2.1.3. Một số kết quả kinh doanh của Eximbank 22
2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung 22
2.1.3.2. Tình hình tăng trưởng tổng tài sản 23
2.1.3.3. Kết quả một số mặt hoạt động chính 24
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng
tại Eximbank 27
2.2.1. Yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho
khách hàng tại Eximbank 27
2.2.2. Cơ sở hạ tầng về công nghệ để phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu
cho khách hàng tại Eximbank 29

2.2.3 Quá trình phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại
Eximbank 30
2.2.4 Quy trình thực hiện dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại
Eximbank 33
2.2.5 Kết quả phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại
Eximbank 36
2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng
tại Eximbank qua khảo sát ý kiến khách hàng và nhân viên Eximbank 43


2.3.1. Mô tả cách thức thực hiện khảo sát 44
2.3.1.1. Chọn mẫu khảo sát 44
2.3.1.2. Bảng câu hỏi khảo sát 45
2.3.1.3. Cách thức khảo sát 45
2.3.1.4. Phân tích dữ liệu từ khảo sát 45
2.3.2. Kết quả khảo sát về dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại
Eximbank 46
2.3.2.1. Đánh giá về dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại
Eximbank 46
2.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập
khẩu cho khách hàng tại Eximbank 47
2.4. Đánh giá chung về thành công và hạn chế của dịch vụ nộp thuế xuất nhập
khẩu cho khách hàng tại Eximbank 52
2.4.1. Thành công của dịch vụ 52
2.4.2. Hạn chế của dịch vụ 54
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘP THUẾ XUẤT NHẬP
KHẨU CHO KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 59

3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển và tầm nhìn của Eximbank 59
3.2. Định hướng hiện đại hóa quy trình thu nộp NSNN và thủ tục Hải quan 59
3.3. Giải pháp phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại
Eximbank 61
3.3.1. Giải pháp đối với Eximbank 61
3.3.1.1. Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp nộp thuế xuất nhập khẩu 61
3.3.1.2. Phát triển gói sản phẩm dành riêng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu 64
3.3.1.3. Hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn của
nhân viên thực hiện dịch vụ 64


3.3.1.4. Nâng cao chất lượng các dịch vụ của Eximbank 66
3.3.1.5. Đa dạng hóa kênh thực hiện dịch vụ 66
3.3.1.6. Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu dịch vụ 67
3.3.1.7. Xúc tiến đẩy nhanh hợp tác để KBNN mở tài khoản tại Eximbank 67
3.3.2. Giải pháp về phía các cơ quan Nhà nước 68
3.3.2.1. Đẩy nhanh tốc độ cập nhật tờ khai Hải quan lên hệ thống dữ liệu
điện tử của Tổng cục Hải quan 68
3.5.2.2. Nghiên cứu triển khai chương trình nộp thuế tự động 68
3.5.2.3. KBNN nên mở tài khoản ở nhiều NHTM hơn 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 70
KẾT LUẬN CHUNG
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
















DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ATM Automatic Teller Machine - Máy rút tiền tự động
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BKNT/GNT Bảng kê nộp thuế/Giấy nộp thuế
Citad Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
Eximbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
HSBC Hongkong Shanghai Banking Corporate
KBNN Kho bạc Nhà nước
L/C Thư tín dụng
MaritimeBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải
MB Bank Ngân hàng Quân đội
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NSNN Ngân sách Nhà nước
SWIFT
Society for Worldwide Interbank and Financial
Telecommunication - Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và
tài chính quốc tế
Techcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

TTV Thanh toán viên
VIB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Vietcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
VNACCS/VCIS
Vietnam Automated Cargo Clearance System/Vietnam
Customs Intelligent Database System - Hệ thống thông quan
hàng hóa tự động Việt Nam và hệ thống cơ sở dữ liệu thông
tin tình báo
VPbank Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động Eximbank 23
Bảng 2.2: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ qua các năm 26
Bảng 2.3 Kết quả đánh giá các tiêu chí về dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu của
Eximbank 47
Bảng 2.4 Kết quả đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ
nộp thuế xuất nhập khẩu 48



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản hợp nhất của Eximbank qua các năm 24
Biểu đồ 2.2: Vốn huy động và tổng dư nợ của Eximbank qua các năm 25
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thu nhập hoạt động của Eximbank 27
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua
các năm 28
Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng số lượng khách hàng nộp thuế xuất nhập khẩu 37

Biểu đồ 2.6: Số lượng giao dịch và doanh số nộp thuế xuất nhập khẩu 38
Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng số giao dịch và doanh số thuế xuất nhập khẩu trong
tương quan với dư nợ và tiền gửi và tình hình xuất nhập khẩu 39
Biểu đồ 2.8: Thu phí dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu 41
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu thu phí dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu theo khu vực 42
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng vốn huy động và dư nợ từ doanh nghiệp xuất nhập khẩu .43






MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng gặp nhiều
khó khăn. Trong bối cảnh hoạt động tín dụng và huy động vốn đang rất hạn chế do
nền kinh tế vẫn còn dấu hiệu trì trệ, tín dụng tăng trưởng rất chậm, tiềm ẩn nhiều rủi
ro thì việc đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng để gia tăng tiện ích phục vụ
khách hàng và tăng thu nhập hoạt động từ các dịch vụ ngoài tín dụng là điều hết sức
cần thiết. Hơn nữa, cạnh tranh trên lĩnh vực ngân hàng ngày càng lớn cũng đặt ra
yêu cầu phải đa dạng hóa dịch vụ và hoàn thiện hơn nữa dịch vụ đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng.
Chính vì vậy, với thế mạnh là ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập
khẩu Việt Nam (Eximbank) đã luôn cố gắng nghiên cứu, triển khai nhiều sản phẩm
phục vụ tốt phân khúc khách hàng xuất nhập khẩu.
Bên cạnh những sản phẩm thế mạnh như tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay bảo
hiểm tỷ giá, bảo lãnh thanh toán, phát hành L/C các dịch vụ thanh toán khác cũng
đang được Eximbank chú trọng phát triển. Đặc biệt, khi Tổng cục Hải Quan triển
khai hiện đại hóa hoạt động thu thuế, kê khai thuế bằng phương thức điện tử,

Eximbank là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc phối hợp với Tổng
cục Hải Quan xây dựng chương trình nộp thuế xuất nhập khẩu hiện đại hơn.
Nhận thấy rằng, nộp thuế xuất nhập khẩu là dịch vụ hỗ trợ tốt cho doanh
nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế một cách nhanh chóng, an toàn, chính xác, tiết kiệm
được thời gian, chi phí, vừa có ý nghĩa trong việc cải cách thủ tục hành chính theo
hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch. Đồng thời, phát triển dịch vụ cũng góp phần
phục vụ tốt hơn nhóm khách hàng mục tiêu của Eximbank để từ đó tạo điều kiện
phát triển các dịch vụ khác. Tuy nhiên, cho đến nay, sau một năm triển khai chương
trình nộp thuế mới theo phương án hiện đại hóa thủ tục nộp thuế của Tổng cục Hải


quan, chưa có nhiều giao dịch thực hiện được thành công qua hệ thống kết nối dữ
liệu với Tổng cục Hải quan.
Do đó, cần thiết phải đánh giá lại quá trình phát triển dịch vụ, tìm ra điểm
mạnh, điểm hạn chế cần khắc phục cũng như nghiên cứu phương hướng, giải pháp
nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng tốt hơn
nhu cầu khách hàng. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Phát triển dịch vụ nộp thuế xuất
nhập khẩu cho khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập
khẩu Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu qua
ngân hàng.
- Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách
hàng tại Eximbank.
- Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách
hàng tại Eximbank.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu của Eximbank.
Nghiên cứu thực trạng dịch vụ dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu của
Eximbank, các yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ. Thuế xuất nhập

khẩu trong dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu của Eximbank được hiểu là thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và các
loại thuế khác tính trên hàng hóa xuất nhập khẩu theo tờ khai thuế của doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tại chi cục Hải quan.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Eximbank, đối
tượng khảo sát ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Hà Nội
- Đối tượng khảo sát: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,
nhân viên Eximbank đang trực tiếp cung cấp dịch vụ.


- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian
từ tháng 08/2013 đến tháng 10/2013. Số liệu thứ cấp, sơ cấp thu thập từ
01/01/2008 đến 30/06/2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả, định tính: Nghiên cứu về thực tế triển khai dịch vụ của
Eximbank.
Phương pháp định lượng: Thống kê mô tả từ khảo sát lấy ý kiến nhân viên
Eximbank và khách hàng sử dụng dịch vụ.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Xuất phát từ thực tế công tác phát triển sản phẩm tại Eximbank, người viết
nhận thấy dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu phải được hoàn thiện để đáp ứng nhu
cầu, gia tăng tiện ích cho khách hàng mục tiêu của Eximbank là doanh nghiệp hoạt
động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, đem lại sự hài lòng, gắn bó, từ đó tạo điều kiện
phát triển các dịch vụ khác. Tuy nhiên, quá trình triển khai dịch vụ vẫn còn nhiều
hạn chế. Do đó, đề tài sẽ nghiên cứu, đánh giá toàn diện về dịch vụ, tìm hiểu những
yếu tố ảnh hưởng để đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ tại Eximbank.
6. Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương với nội dung mỗi chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại ngân
hàng thương mại trình bày về cơ sở lý luận về dịch vụ thanh toán qua ngân hàng,

các yếu tố tác động đến dịch vụ thanh toán; các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển
của dịch vụ nộp thuế qua ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam trình bày thực trạng
phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu thông qua phân tích số liệu tại Eximbank
và phân tích kết quả khảo sát thực tế ý kiến nhân viên Eximbank và khách hàng sử
dụng dịch vụ.


Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam. Trên cơ sở xem xét,
đánh giá thực tế triển khai tại Eximbank và từ kết quả khảo sát ý kiến khách hàng
và nhân viên Eximbank, chương 3 trình bày một số đề xuất giải pháp phát triển dịch
vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại Eximbank.

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NỘP THUẾ XUẤT NHẬP
KHẨU CHO KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Các dịch vụ của ngân hàng thương mại (NHTM)
Ngoài hai chức năng chính là trung gian tài chính và trung gian thanh toán,
Peter S.Rose (2004) cho rằng ngân hàng ngày nay còn thực hiện chức năng lập kế
hoạch đầu tư, chức năng quản lý tiền mặt, chức năng ngân hàng đầu tư và bảo lãnh,
chức năng môi giới, chức năng bảo hiểm, chức năng ủy thác.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh
vực ngân hàng, dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng. Bên cạnh các dịch vụ truyền
thống như giữ hộ tiền, cho vay, huy động vốn ngày nay ngân hàng còn cung cấp
các dịch vụ hiện đại như tư vấn tài chính, bảo hiểm, cho thuê tài chính
1.1.1. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống
- Trao đổi ngoại tệ

Trao đổi ngoại tệ là một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên, tạo điều
kiện cho sự ra đời của NHTM. Lúc đầu, dịch vụ này chỉ đơn thuần là việc ngân
hàng đổi loại tiền này lấy loại tiền khác cho khách hàng và hưởng chênh lệch giữa
giá mua và giá bán. Sau đó, khi thị trường ngoại hối quốc tế hình thành, NHTM
thực hiện dịch vụ kinh doanh ngoại tệ với số lượng lớn, đem lại lợi nhuận cao
nhưng rủi ro cũng cao.
- Cho vay và chiết khấu thương phiếu
Cho vay thương mại và chiết khấu thương phiếu cũng là một trong những
dịch vụ đầu tiên của NHTM. NHTM huy động vốn để cho vay, đáp ứng nhu cầu
kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế.
- Nhận tiền gửi
Để có nguồn vốn cho vay, NHTM đứng ra tập trung, huy động các nguồn
vốn rải rác trong nền kinh tế thành nguồn vốn đủ lớn. Nguồn vốn dùng để cho vay
của NHTM chủ yếu là từ huy động tiền gửi tiết kiệm.

2

- Bảo quản vật có giá
Ngay từ khi mới hình thành, NHTM đã cung cấp dịch vụ bảo quản vàng và
các vật có giá khác cho khách hàng. Giấy chứng nhận bảo quản vật có giá được
ngân hàng phát hành có thể được lưu hành như tiền.
- Cung cấp các tài khoản giao dịch, thanh toán
Trung gian thanh toán là một trong hai chức năng quan trọng hàng đầu của
NHTM. NHTM cung cấp các tài khoản giao dịch, các công cụ và hình thức thanh
toán khác nhau, cải thiện đáng kể hiệu quả quá trình thanh toán. Nhờ dịch vụ này
mà các giao dịch mua bán, kinh doanh dễ dàng, nhanh chóng và an toàn hơn.
- Dịch vụ ủy thác
NHTM cung cấp đến khách hàng dịch vụ quản lý tài sản cũng như quản lý
tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp để thu phí. Đây được gọi là dịch vụ ủy
thác. Các dịch vụ ủy thác phổ biến bao gồm quản lý và đầu tư tiền tiết kiệm cho con

đi học, quản lý tài sản thừa kế, quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng
1.1.2. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại
Bên cạnh các dịch vụ ngân hàng truyền thống nêu trên, cùng với sự phát triển
của nền kinh tế, NHTM cung cấp đến khách hàng nhiều dịch vụ hiện đại hơn.
- Cho vay tiêu dùng
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, cho vay tiêu dùng không được các ngân
hàng chú trọng do quy mô nhỏ và rủi ro cao. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gia tăng
trong việc nhận tiền gởi và cho vay đã buộc các ngân hàng chú trọng đến đối tượng
khách hàng này. Cho vay tiêu dùng giờ đây cũng là một trong những dịch vụ quan
trọng, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
- Tư vấn tài chính
Ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng cho khách hàng
như chuẩn bị các kế hoạch tài chính cho cá nhân, tư vấn về cơ hội thị trường trong
và ngoài nước cho doanh nghiệp

3

- Dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán
Ngày nay, khi thị trường chứng khoán phát triển, NHTM cũng tham gia vào
dịch vụ môi giới chứng khoán, giúp khách hàng mua cổ phiếu, trái phiếu và các
chứng khoán khác mà không cần đến người kinh doanh chứng khoán.
- Dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn
Thị trường tài chính phát triển và các hoạt động đầu tư, sáp nhập, hợp nhất
trở nên phổ biến đã tạo điều kiện cho NHTM tham gia cung cấp các dịch vụ như
xác định mục tiêu hợp nhất, tài trợ mua lại công ty, mua bán chứng khoán cho
khách hàng (bảo lãnh phát hành chứng khoán), cung cấp các công cụ marketing
chiến lược, bảo đảm các khoản nợ cho các doanh nghiệp.
Ngoài các dịch vụ nêu trên, ngày nay NHTM cung cấp đến khách hàng nhiều
dịch vụ đa dạng khác như quản lý tiền mặt, thuê mua tài sản, cho vay tài trợ dự án
1.2. Dịch vụ thanh toán qua NHTM

Như trên đã trình bày, chức năng trung gian thanh toán là một trong những
chức năng quan trọng nhất và dịch vụ thanh toán là một dịch vụ truyền thống của
NHTM. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu và Châu Mỹ đã đánh dấu sự ra
đời nhiều hoạt động và dịch vụ ngân hàng mới. Một dịch vụ được đánh giá là mới
và quan trọng nhất được phát triển trong thời kỳ này là tài khoản tiền gửi giao dịch
(demand deposit) - cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán mua hàng hóa, dịch
vụ. Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới này được xem là một trong những bước
đi quan trọng nhất trong ngành ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của
quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng, nhanh
chóng và an toàn hơn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, theo yêu cầu phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, các dịch
vụ của ngân hàng cũng được mở rộng hơn. Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cũng
vậy, các công cụ thanh toán, phương thức thanh toán ngày càng đa dạng, hiện đại.

4

1.2.1 Các yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ thanh toán qua NHTM
- Sự gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Trên thực tế, các tổ chức bảo hiểm, chứng khoán, quỹ tín dụng… cũng cung
cấp nhiều dịch vụ tài chính tương tự như ngân hàng. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò
quan trọng như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ trong tương lai. Ngân hàng
ngày càng gia tăng nhanh chóng danh mục dịch vụ dưới áp lực cạnh tranh gia tăng
từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng và
từ sự thay đổi công nghệ. Các dịch vụ mới tạo ra những nguồn thu mới cho ngân
hàng – các khoản phí của dịch vụ không phải lãi, một bộ phận có xu hướng tăng
trưởng nhanh hơn so với nguồn thu truyền thống từ lãi cho vay.
- Cách mạng công nghệ trong ngân hàng
Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, nhiều năm gần đây, các ngân hàng đã
và đang chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động điện tử thay thế cho hệ thống dựa

trên lao động thủ công, đặc biệt là trong việc nhận gửi tiền, thanh toán. Những ví dụ
nổi bật nhất như máy thanh toán tiền thay thế cho các phương tiện thanh toán hàng
hóa dịch vụ bằng giấy, và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch
một cách nhanh chóng trên toàn thế giới. Ngày nay, khách hàng không cần phải đến
trực tiếp ngân hàng, mà có thể ở nhà giao dịch tại mọi thời điểm thông qua dịch vụ
ngân hàng điện tử.
Trước khi có hệ thống máy tính nối mạng toàn cầu, việc thanh toán chuyển
khoản từ ngân hàng này đến ngân hàng khác được thực hiện bằng phương pháp thủ
công, ngân hàng liên lạc với nhau qua thư tín, điện thoại. Sự phát triển của mạng
máy vi tính giúp cho việc thanh toán giữa các ngân hàng trở nên dễ dàng, nhanh
chóng hơn. Các dịch vụ thanh toán của ngân hàng cũng được mở rộng bao gồm
thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thu hộ, chi hộ, các công cụ thanh toán
như séc, ủy nhiệm chi, thẻ được phát triển. Các phương thức thanh toán nhờ thu,
hối phiếu, tín dụng chứng từ cũng được áp dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.

5

Trong giao dịch thanh toán quốc tế, trước đây các ngân hàng liên lạc bằng
thư tín hoặc Telex, nhưng điện Telex là phương tiện chung công cộng nên tính an
toàn được đánh giá là không cao. Số lượng giao dịch ngày càng tăng đặt ra yêu cầu
về một hệ thống xử lý thông tin riêng của các tổ chức tài chính ngân hàng. Tổ chức
Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication (SWIFT) -
Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế được thành lập từ năm 1973
dưới sự hỗ trợ của 239 ngân hàng và 15 nước đã tháo gỡ các khó khăn đó. Đến năm
1977, thông điệp đầu tiên đã được gửi đi thông qua hệ thống SWIFT. Mạng truyền
thông SWIFT chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nên
tính bảo mật và an toàn cao, tốc độ thực hiện nhanh, chi phí thấp, các tiêu chuẩn
được áp dụng thống nhất trên toàn thế giới.
Hơn nữa, với sự phát triển của công nghệ thông tin, dịch vụ ngân hàng điện
tử ra đời là một bước tiến hiện đại. Ngân hàng điện tử mang đến sự thuận tiện cho

khách hàng, tạo điều kiện phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ
thanh toán nói riêng. Ngày nay ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán rất đa
dạng, không chỉ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, tiền điện, nước theo hóa đơn mà
còn thanh toán nợ vay, lãi vay, chi lương theo danh sách, thanh toán thuế…
- Sự phát triển của thương mại điện tử
Thương mại điện tử phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây đặt
ra yêu cầu hệ thống ngân hàng phải đáp ứng được nhu cầu thanh toán của các giao
dịch thương mại điện tử ngày càng nhiều. Thương mại điện tử cho phép các bên
tham gia giao dịch kinh doanh mà không cần phải gặp gỡ nhau và phạm vi giao dịch
về mặt địa lý cũng không có sự cách trở. Do đó, yêu cầu về dịch vụ thanh toán cũng
phải phát triển tương ứng.
- Sự củng cố và mở rộng hoạt động về địa lý
Để sử dụng hiệu quả quá trình tự động hóa và những đổi mới công nghệ đòi
hỏi các hoạt động ngân hàng phải có quy mô lớn. Vì vậy, ngân hàng cần phải mở
rộng cơ sở khách hàng bằng cách vươn tới các thị trường mới xa hơn, và gia tăng số

6

lượng tài khoản. Với việc phân bổ mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch rộng khắp
yêu cầu ngân hàng phải phát triển hệ thống thanh toán tương ứng.
- Quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại
Sự mở rộng mạng lưới hoạt động và hợp nhất các ngân hàng đã vượt khỏi
ranh giới lãnh thổ một quốc gia đơn lẻ và lan rộng ra với quy mô toàn cầu. Ngày
nay, những ngân hàng lớn trên thế giới cạnh tranh với nhau trên tất cả các lục địa và
trở thành đối thủ mạnh của các ngân hàng trong nước, ngân hàng địa phương. Các
ngân hàng lớn trên thế giới cạnh tranh và nắm được thị phần ngày càng tăng trên thị
trường toàn cầu về dịch vụ ngân hàng. Các Hiệp ước về mậu dịch tự do cho phép
thương mại quốc tế dễ dàng phát triển hơn. Thương mại quốc tế nói riêng và thương
mại nói chung mở rộng đặt ra yêu cầu dịch vụ thanh toán qua ngân hàng phải được
nâng cấp đảm bảo việc thanh toán giữa các bên thuận tiện, nhanh chóng.

1.2.2 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTM
- Thanh toán bằng séc
Séc là một hối phiếu hoặc một lệnh ký phát vô điều kiện thể hiện dưới dạng
chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích tiền từ tài khoản của
mình để trả cho người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người đó, hoặc trả cho
người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.
Séc là công cụ thanh toán ra đời sớm và được sử dụng phổ biến. Séc thường
được áp dụng theo nguyên tắc ghi nợ trước, ghi có sau. Thông thường, đơn vị phát
hành séc chỉ được phép phát hành séc trong phạm vi số dư tiền gửi của mình.
Tùy theo tiêu chí phân loại, séc có nhiều hình thức khác nhau. Phân loại theo
tính chất chuyển nhượng bao gồm séc vô danh (Cheque to Beare) và séc đích danh
(Nominal cheque); phân loại theo thời gian luân chuyển chứng từ có séc chuyển
khoản (Account Payee cheque) và séc bảo chi (Certified cheque); séc du khách
(Travelers cheque).
- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi

7

Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền được chủ tài khoản lập theo mẫu của ngân hàng
ấn hành, yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình để chi trả cho bên thụ hưởng.
Ủy nhiệm chi được sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền.
- Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
Ủy nhiệm thu là giấy đòi tiền do người thụ hưởng lập gửi ngân hàng để ủy
nhiệm ngân hàng thu hộ tiền hàng hóa mà trong giao dịch hai bên mua bán thống
nhất dùng hình thức thanh toán này với điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp
đồng kinh tế và đã được bên mua ký xác nhận trên phương thức thanh toán như hóa
đơn, vận đơn Bên mua phải có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho ngân hàng
phục vụ mình biết về thỏa thuận dùng hình thức thanh toán ủy nhiệm thu. Bên bán
sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất cung ứng dịch vụ, lập ủy nhiệm thu theo mẫu
của ngân hàng, kèm theo hóa đơn, vận đơn gửi ngân hàng nơi mình giao dịch để

yêu cầu thu tiền hộ.
Khi nhận được giấy ủy nhiệm thu, ngân hàng bên mua trích tài khoản bên
mua trả ngay cho bên bán để hoàn tất việc thanh toán.
- Thanh toán bằng thư tín dụng
Thư tín dụng (L/C) là một sự thỏa thuận trong thanh toán, trong đó ngân
hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành mở và
chuyển đến cho chi nhánh hay đại lý của ngân hàng này ở nước ngoài (ngân hàng
thông báo L/C) một L/C để trả cho người được hưởng (người xuất khẩu) một số tiền
nhất định, trong phạm vi và thời gian xác định, với điều kiện người được hưởng
phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với những nội dung đã ghi trong L/C.
- Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
Cơ sở lý luận tiền tệ hiện nay chưa có một định nghĩa chính xác về thẻ nhưng
có thể hiểu “Thẻ là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách
hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi
số dư của mình ở tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được cấp theo hợp đồng

8

đã ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Hoá đơn thanh toán thẻ chính là
giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ và đơn
vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ thẻ thông qua ngân hàng thanh toán
thẻ và ngân hàng phát hành thẻ” (Bùi Văn Danh, 2011).
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại, gắn liền với kỹ thuật
tin học ứng dụng trong ngân hàng. Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán
cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, để lĩnh tiền mặt tại
ngân hàng hay rút tiền tại máy rút tiền tự động (ATM).
Mặc dù mới mẻ, nhưng thẻ cũng có lịch sử hình thành và phát triển từ nhiều
thập kỷ qua. Quan hệ giữa khách hàng và cơ sở cung ứng hàng hoá dịch vụ là tâm
điểm của kinh doanh thẻ.
Hình thức sơ khai của thẻ là Charg-it, một hệ thống mua bán chịu do John

Biggins sáng lập ra năm 1946, cho phép khách hàng trả tiền cho các giao dịch mua
bán lẻ tại địa phương. Các cơ sở chấp nhận thẻ nộp biên lai bán hàng vào ngân hàng
của Biggins, ngân hàng sẽ trả tiền cho họ và thu lại từ khách hàng đã sử dụng
Charg-it.
Hệ thống mua bán chịu này cũng mở đường cho thẻ tín dụng ra đời do ngân
hàng Franklin National Bank ở Long Island NewYork phát hành lần đầu tiên năm
1951. Trong những năm sau đó ngày càng nhiều các tổ chức tham gia vào thị
trường thẻ ngân hàng. Vào năm 1959, một số ngân hàng phát hành thẻ tín dụng đã
cung ứng thêm một dịch vụ mới là thẻ tín dụng tuần hoàn. Với dịch vụ này, các chủ
thẻ có thể duy trì số dư có trên tài khoản vay bằng một hạn mức tín dụng nếu họ
hoàn thành việc thanh toán hàng tháng. Khi đó số tiền thanh toán hàng tháng của
chủ thẻ sẽ được cộng thêm một khoản phí tính từ những khoản vay của chủ thẻ.
Vào năm 1960, Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ đầu tiên của mình
– Bankamericard. Thẻ Bankamericard phát triển rộng khắp vào những năm tiếp
theo và đạt được rất nhiều thành công. Sau đó nhiều tổ chức thẻ, nhiều loại hình thẻ
khác ra đời.

9

Nếu đứng trên nhiều góc độ khác nhau để phân loại thì thẻ thanh toán rất đa
dạng. Người ta có thể phân loại nó theo đặc tính kỹ thuật, người phát hành, công
nghệ sản xuất hay theo phương thức hoàn trả. Theo đặc tính kỹ thuật có Thẻ băng từ
(Magnetic Stripe) và Thẻ thông minh (Smart Card). Theo tiêu thức chủ thể phát
hành có Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank Card) và Thẻ do tổ chức phi ngân hàng
phát hành như: Dinner Club, Amex, thẻ được phát hành bởi các công ty xăng dầu
(Oil Company Card), các cửa hiệu lớn Theo tính chất thanh toán thẻ có Thẻ tín
dụng (Credit Card); Thẻ ghi nợ (Debit Card). Theo phạm vi sử dụng có Thẻ nội địa
và Thẻ quốc tế.
Thẻ thanh toán giúp hạn chế một lượng lớn tiền mặt trong lưu thông để thanh
toán các khoản mua hàng hóa, dịch vụ. Loại hình thanh toán này cũng không đòi

hỏi nhiều thủ tục giấy tờ, do đó tiết kiệm được chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển
Đây là hình thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và có thể giúp
nhà nước quản lí nền kinh tế cả về vi mô và vĩ mô.
- Thanh toán qua ngân hàng điện tử
Dịch vụ ngân hàng điện tử được thực hiện trên nền tảng khoa học công nghệ
phát triển. Vào thập niên 70 của thế kỷ trước có sự xuất hiện của hệ thống ATM và
mạng lưới này đã lan rộng nhanh chóng. Đến những năm 80, ngân hàng cung ứng
chương trình phần mềm cho khách hàng có thể xem số dư tài khoản, đồng thời thực
hiện một số lệnh thanh toán cho vài dịch vụ công như tiền điện, tiền nước…
Theo Bùi Văn Danh (2011) ngân hàng điện tử (tiếng Anh Electronic
Banking) được hiểu là một loại hình thương mại về tài chính ngân hàng có sự trợ
giúp của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính và công nghệ mạng. Ngân hàng
điện tử là hình thức thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua các
phương tiện điện tử.
Năm 1995, ngân hàng điện tử chính thức được triển khai qua phần mềm của
công ty Intuit Inc, với sự tham gia của 16 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Well Fargo
là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng qua Internet.

10

Ứng dụng của dịch vụ ngân hàng điện tử rất phổ biến. Việc rút tiền từ ATM,
trả tiền cho hàng hóa dịch vụ bằng thẻ tín dụng, kiểm tra số dư tài khoản qua mạng
Internet hoặc điện thoại Mobile Banking, dịch vụ ngân hàng tại nhà Home
Banking đều có thể gọi là dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong đó, dịch vụ ngân hàng
qua mạng máy tính toàn cầu - Internet Banking đang được nhiều ngân hàng đầu tư
nghiên cứu phát triển, đặc biệt là mở rộng các hình thức thanh toán. Mọi giao dịch
như chuyển tiền, mở thư tín dụng, truy vấn thông tin số dư tài khoản, kiểm tra các
giao dịch phát sinh trong quá khứ, thanh toán hóa đơn, mở tài khoản, chi lương cho
nhân viên, trả nợ vay… đều có thể được khách hàng thực hiện thông qua Internet
Banking mà không cần phải đến trực tiếp ngân hàng.

Ngân hàng điện tử đem lại nhiều lợi ích đối với cả ngân hàng và khách hàng.
Đối với khách hàng, ngân hàng điện tử đem lại sự tiện lợi trong giao dịch, là kênh
quan trọng để thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh chóng, giúp khách hàng tiết
kiệm được thời gian và chi phí giao dịch. Với dịch vụ ngân hàng điện tử, khách
hàng không cần phải đến trực tiếp ngân hàng mà có thể ở tại nhà, văn phòng hoặc
bất kỳ nơi đâu có kết nối Internet để thực hiện các giao dịch thanh toán một cách dễ
dàng, tiện lợi. Về phía ngân hàng, ngân hàng điện tử là một kênh phân phối quan
trọng các sản phẩm và dịch vụ. Ngân hàng điện tử giúp các ngân hàng cắt giảm chi
phí giao dịch, tăng khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng của ngân hàng. Ngoài ra,
phát triển ngân hàng điện tử giúp ngân hàng có thể thực hiện chiến lược mở rộng
hoạt động mà không cần phải tăng thêm nhiều chi nhánh.
1.3. Dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại NHTM
1.3.1 Khái niệm dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại NHTM
Nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng là một bộ phận của dịch vụ thanh
toán truyền thống của ngân hàng. Theo đó, NHTM thực hiện yêu cầu của khách
hàng trích tiền từ tài khoản thanh toán của khách hàng để chuyển khoản vào tài
khoản cơ quan có chức năng tổ chức thực hiện việc thu nộp thuế vào quỹ ngân sách
nhà nước (NSNN), thanh toán cho số tiền thuế xuất nhập khẩu của khách hàng.

11

Mặc dù thanh toán qua ngân hàng là một dịch vụ truyền thống, tuy nhiên
dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu chỉ phát sinh từ khi các cơ quan chức năng cho
phép NHTM được tham gia vào quy trình thu nộp NSNN.
1.3.2 Quy trình dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng tại NHTM
Về cơ bản, dịch vụ nộp thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng của các NHTM
được thực hiện theo nghiệp vụ chính là thanh toán bằng chuyển khoản. Tuy nhiên,
giữa những NHTM kết nối và không kết nối dữ liệu với Cơ quan Hải quan, dịch vụ
có một vài khác biệt trong quy trình thực hiện.
- Trường hợp NHTM không kết nối dữ liệu với Cơ quan Hải quan

Bước 1: NHTM tiếp nhận yêu cầu của người nộp thuế, kiểm tra tính hợp lệ
của chứng từ nộp thuế và yêu cầu khách hàng bổ sung thông tin hoặc các điều kiện
chuyển tiền phù hợp (nếu có).
Bước 2: NHTM chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng
đến tài khoản của cơ quan có chức năng thu nộp thuế vào NSNN - ở Việt Nam là tài
khoản của Kho bạc Nhà nước (KBNN).
Bước 3: NHTM xác nhận đã nộp tiền trên giấy nộp tiền của khách hàng.
Khách hàng dùng chứng từ đó để cung cấp cho Cơ quan Hải quan để được thông
quan hoặc giải phóng hàng hóa.
- Trường hợp NHTM kết nối dữ liệu với Cơ quan Hải quan
Bước 1: NHTM tiếp nhận yêu cầu của người nộp thuế, kiểm tra tính hợp lệ
của chứng từ nộp thuế và yêu cầu khách hàng bổ sung thông tin hoặc các điều kiện
chuyển tiền phù hợp (nếu có).
Bước 2: Truy vấn thông tin nợ thuế của khách hàng qua hệ thống dữ liệu kết
nối với Cơ quan Hải quan, đối chiếu yêu cầu nộp thuế của khách hàng với thông tin
nợ thuế của khách hàng trên hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan.

×