Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Mở cửa thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

TRẦN HUỲNH KIM THOA
MỞ CỬA THƯƠNG MẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

TRẦN HUỲNH KIM THOA
MỞ CỬA THƯƠNG MẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Mở cửa thương mại tác động đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung
trích dẫn đều có ghi nguồn gốc và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được
công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TP.HCM, tháng 09 năm 2013
Học viên
Trần Huỳnh Kim Thoa
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài


GDP Tổng sản phẩm quốc nội
UNCTAD Diễn đàn thương mại và phát triển Liên Hiệp Quốc
VAR Phương pháp Vecto tự hồi quy
WB Ngân hàng Thế Giới
WTO Tổ chức thương mại quốc tế
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước 15
Bảng 4.1 Kết quả kiểm định tính dừng 32
Bảng 4.2 Kết quả độ trễ tối ưu 33
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger 34
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình VAR 37
Bảng 4.5 Phản ứng của GDP thực với cú sốc độ mở thương mại 40
Bảng 4.6 Phản ứng của FDI với cú sốc độ mở thương mại 42
Bảng 5.7 Phản ứng của độ mở thương mại với cú sốc của chính nó 43
Bảng 4.8 Phản ứng của GDP thực với cú sốc FDI 44
Bảng 4.9 Phản ứng của GDP thực với cú sốc dân số 46
Bảng 4.10 Phản ứng của GDP thực đối với cú sốc lạm phát 47
Bảng 4.11 Phản ứng của GDP thực với cú sốc vốn đầu tư cố định trong nước49
Bảng 4.12 Phân rã phương sai GDP thực 51
Bảng 4.13 Phân rã phương sai độ mở thương mại 52
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 4.1 Biểu đồ kiểm định tính ổn định của mô hình VAR 38
Hình 4.2 Phản ứng của GDP thực với cú sốc độ mở thương mại 41
Hình 4.3: : Phản ứng của FDI với cú sốc độ mở thương mại 42
Hình 4.4: Phản ứng của độ mở thương mại với cú sốc của chính nó 43
Hình 4.5: Phản ứng của GDP thực với cú sốc FDI 45
Hình 4.6 Phản ứng của GDP thực với cú sốc dân số 46
Hình 4.7: Phản ứng của GDP thực đối với cú sốc lạm phát 48
Hình 4.8: Phản ứng của GDP thực với cú sốc vốn đầu tư cố định trong nước49
1

MỞ CỬA THƯƠNG MẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VIỆT NAM
Tóm tắt:
Bài nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa mở cửa thương mại và
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 đến 2012. Bằng cách
sử dụng mô hình vecto tự hồi quy (VAR) kết hợp với kỹ thuật phân rã
phương sai và hàm phản ứng xung, kết quả cho thấy mở cửa thương mại
có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này phù hợp với
một số nghiên cứu thực nghiệm cho rằng mối quan hệ ngược chiều này là
do ảnh hưởng của việc gia tăng mở cửa thương mại khiến nền kinh tế dễ
tổn thương và nếu chưa sẵn sàng cho quá trình hội nhập thì mở cửa thương
mại sẽ làm giảm tính cạnh tranh của sản xuất trong nước. Bài nghiên cứu
còn tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) với tăng trưởng kinh tế.
Từ khóa: mở cửa thương mại, tăng trường, vecto tự hồi quy, phân rã
phương sai, hàm phản ứng xung.
2
1. Giới thiệu
Thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển
của bất kỳ nền kinh tế nào với giả định là một động cơ của tăng trưởng.
Thương mại đang diễn ra không chỉ về hàng hóa mà còn về mặt công
nghệ, dòng chảy các ý tưởng và kiến thức.
Từ khi mối quan hệ giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế
được phân tích rộng rãi trên thế giới, nó vẫn gây tranh cãi giữa các nhà
hoạch định chính sách và các nhà kinh tế dựa trên kết quả thực nghiệm
(Chaudhry, IS. and Imran, A., 2009). Nhiều câu hỏi đã được đặt ra về mối
quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng ở các nước đang phát triển
(Kruger, 1997). Một số nhà kinh tế và các nhà hoạch định cho rằng tự do
hóa thương mại sẽ dẫn đến hiệu suất kinh tế vĩ mô tốt và nền kinh tế tăng
trưởng nhanh hơn (Henriques và Sadorsky, 1996). Tổ chức quốc tế như

Ngân hàng Thế Giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế và tổ chức Hợp Tác Kinh Tế Và
Phát Triển cho rằng tự do hóa thương mại có mối quan hệ tích cực đến
tăng trưởng kinh tế (Esfahani, 1991). Thương mại quốc tế ảnh hưởng đến
nền kinh tế thông qua các kênh khác nhau. Nó tạo ra việc làm, hình thành
vốn dẫn đến chất lượng cuộc sống tốt hơn với mức GDP và GDP bình
quân đầu người cao hơn (Edwards, 1997).
Trong vài năm qua, hệ thống thương mại thế giới đang dần dần trở
nên mở cửa và cạnh tranh. Mức thuế được giảm trong cả những nước phát
triển và đang phát triển và những hạn chế được loại bỏ. Các nền kinh tế
đang cố gắng thực hiện những chính sách kinh tế hướng ngoại, cũng như
3
đang tìm kiếm những cách thức để thúc đẩy tăng trưởng và việc làm thông
qua việc mở rộng sản xuất xuất khẩu và thu hút đầu tư (Pritchett, 1994).
Trong khi đó, theo quan điểm của những người phản đối tự do hóa,
việc bảo hộ được cho rằng có thể nâng cao hiệu suất kinh tế của một quốc
gia. Theo họ, một quốc gia nếu chưa sẵn sàng cho việc hội nhập sẽ làm
nền kinh tế trở nên xấu hơn do không có khả năng cạnh tranh với hàng hóa
và dịch vụ của các quốc gia phát triển.
Krugman (1994) và Rodrik (1995) là những nhà kinh tế hoài nghi
về tác động của việc mở cửa đối với một quốc gia. Câu hỏi về lợi ích của
mở cửa thương mại đối với nền kinh tế của một quốc gia lại được đưa ra
kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở các quốc gia Nam Mỹ trong những
năm 1980 và 1990 cũng như cuộc khủng hoảng xảy ra ở các nước Châu Á
năm 1997/1998. Mở cửa thương mại sẽ làm cho một quốc gia trở nên dễ
tổn thương hơn đối với các cú sốc đến từ bên ngoài cũng như không có
khả năng cạnh tranh với các quốc gia phát triển.
Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam đã phải đối mặt với các vấn
đề khác nhau trong nền kinh tế, đặc biệt là trong mối quan hệ với sự tác
động của mở cửa thương mại. Mở cửa thương mại thông qua các giao dịch
xuất nhập khẩu đã thành công trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Các

dòng vốn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng cường tăng
trưởng kinh tế Việt Nam trong suốt giai đoạn cuối những năm 1980 đến
1996. Tuy nhiên, trải qua các cuộc khủng hoảng 1997 và 2008 thì nền kinh
tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ với tốc độ tăng trưởng chậm
và gia tăng đói nghèo và thất nghiệp.
4
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “ Mở cửa thương mại tác động
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam” . Bài nghiên cứu được thực hiện với
mục tiêu nhằm kiểm định xem độ mở thương mại có tác động đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam hay không.
Để đạt được mục tiêu trên, bài nghiên cứu lần lượt trả lời các câu
hỏi cụ thể:
- Mở cửa thương mại có tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam hay không?
- Mở cửa thương mại tác động đến tăng trường kinh tế Việt Nam
như thế nào?
Tác giả sử dụng phương pháp Vecto tự hồi quy (VAR) kết hợp với
hàm phản ứng xung và kỹ thuật phân rã phương sai cho dữ liệu chuỗi thời
gian hằng năm với giai đoạn từ năm 1986 – 2012 .
Bài nghiên cứu được trình bày theo bố cục: sau phần giới thiệu,
phần 2 tóm tắt các bài nghiên cứu liên quan. Mô hình nghiên cứu và số
liệu sẽ được trình bày trong phần 3. Phần 4 trình bày về các kết quả nghiên
cứu và cuối cùng là phần kết luận.
5
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây:
Nguồn gốc của thương mại có thể phát sinh từ lý thuyết về lợi thế
tuyệt đối và lợi thế so sánh cũng như mô hình của Hecksher Ohlin (2001). Lý
thuyết về lợi thế tuyệt đối được thiết lập bởi Adam Smith trong cuốn sách nổi
tiếng của ông : “ Inquiry into the nature and the wealth of nation” năm 1776.
Smith cho rằng thương mại giữa hai quốc gia được dựa trên lợi thế so sánh

tuyệt đối. Khi một quốc gia sản xuất một hàng hóa có hiệu quả hơn so với
quốc gia khác nhưng kém hiệu quả hơn trong sản xuất hàng hóa thứ hai, hai
quốc gia có thể thu lợi ích bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất
và xuất khẩu hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối, nhập khẩu hàng hóa mà họ
không có lợi thế. Thông qua quá trình này, các nguồn lực được sử dụng hiệu
quả nhất và sản lượng của hai hàng hóa đều tăng. Sự tăng lên về sản lượng
của hai hàng hóa này đo lường thặng dư từ chuyên môn hóa sản xuất được
phân bố lại giữa hai quốc gia thông qua thương mại.
Vào năm 1817, “ Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế chính trị” của
David Ricardo đã được xuất bản. Ricardo đã chỉ ra rằng Adam Smith đã
không chú ý đến các tình huống mà một quốc gia không có lợi thế chi phí
tuyệt đối so với các quốc gia khác. Lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo
cho thấy mỗi nước nên chuyên môn hóa việc sản xuất và xuất khẩu loại hàng
hóa mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà các quốc gia
khác có lợi thế so sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Lý thuyết này đã
chứng minh sự tồn tại lợi ích mậu dịch quốc tế cho tất cả các quốc gia tham
gia, thậm chí đối với các quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản
phẩm.
6
Ricardo giải thích ngoại thương xảy ra là do sự khác nhau về năng
suất lao động giữa các nước. Tuy nhiên, trong thực tế ngoại thương xảy ra
còn phản ánh sự khác nhau về nguồn lực giữa các nước. Do đó, mô hình
Hecksher Ohlin cho rằng một nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất
khẩu hàng hóa tham dụng yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào một
cách tương đối.
Lợi ích động từ mở cửa có thể lớn hơn nhiều. Tuy nhiên để xác định
và đo lường chúng thì đòi hỏi phải có một sự thay thế cách tiếp cận lý
thuyết. Những quan tâm mới trong lý thuyết tăng trưởng chủ yếu bắt
nguồn từ học thuyết của Romer (1986) cung cấp một cách tiếp cận như
vậy.

Mô hình tăng trưởng nội sinh cho thấy một liên kết trực tiếp và liên
tục giữa mở cửa và tốc độ tăng trưởng, điều còn thiếu trong mô hình tăng
trưởng tân cổ điển ( Solow 1956). Mặc dù phù hợp với quan điểm lý
thuyết nhưng nhược điểm chính của mô hình tăng trưởng nội sinh là rất
khó dung hòa với các bằng chứng thực nghiệm ngày càng phát triển.
Nhiều nghiên cứu kinh tế đã được thực hiện nhằm phân tích tác
động của mở cửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế. Các bài nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy các kết quả khác nhau về tác động của mở cửa
thương mại đến tăng trưởng kinh tế. Một số tác giả cho rằng mở cửa
thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia
(Barro,1991; Dollar, 1992; Edwards, 1993,1998; ).
7
Mặt khác, các bài nghiên cứu của Harrison (1996), Yanikaya
(2003), Siddiqui và Iqbal (2005), Simorangkir (2006), Adhikary
(2011) cho rằng khó tìm thấy mối quan hệ cùng chiều rõ ràng hoặc thậm
chí là có mối quan hệ ngược chiều giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng
kinh tế.
Santos-Paulino (2002) phân tích tác động của tự do hóa thương mại
lên tăng trưởng xuất khẩu cho một mẫu 22 quốc gia đang phát triển giai
đoạn 1972 – 1998. Công thức tăng trưởng xuất khẩu của ông đưa ra ý
tưởng các yếu tố tác động đến khối lượng xuất khẩu là tỷ giá hối đoái thực
và thu nhập thế giới. Độ mở thương mại được đo bằng hai cách. Trước
tiên là bằng tỷ số giữa thuế xuất khẩu với tổng xuất khẩu, như là chỉ số về
định kiến chống xuất khẩu và thứ hai là sử dụng biến giả về thời gian đưa
ra các biện pháp tự do hóa thương mại. Kết quả của ước lượng OLS chỉ ra
rằng thuế xuất khẩu có tác động tiêu cực và có ý nghĩa đối với tăng trưởng
xuất khẩu và trong thươc đo độ mở thứ hai có tác động tích cực và có ý
nghĩa đến tăng trưởng sản lượng. Vì vậy, bài nghiên cứu kết luận rằng
xuất khẩu tăng trưởng nhanh hơn trong các nền kinh tế mở.
Nghiên cứu về vai trò của mở cửa thương mại và đầu tư trực tiếp

nước ngoài ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại Malaysia trong giai
đoạn 1975-2005, Baharom và các công sự (2008) đã sử dụng thử nghiệm
phương pháp tiếp cận Bounds được đề xuất bởi Pesaran và các cộng sự
(2001). Các kết quả thực nghiệm chứng minh rằng mở cửa thương mại có
quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng cả trong ngắn
8
hạn và dài hạn. Kết quả cũng cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác
động cùng chiều trong ngắn hạn và có tác động ngược chiều trong dài hạn,
cả hai đều có ý nghĩa. Ngoài hai biến này, biến kiểm soát khác là tỷ giá
hối đoái cũng có ý nghĩa trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Marelli và Signorelli (2011) đã phân tích tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc và Ấn Độ trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu. Bài
nghiên cứu bắt đầu với một cuộc thảo luận về một số sự kiện liên quan đến
tăng trưởng kinh tế, quan trọng nhất là cải cách thể chế, đặc biệt đề cập
đến quan hệ thương mại và tác động của chúng đến phát triển kinh tế. Sau
đó, bài nghiên cứu đề xuất một phân tích mô tả về tăng trưởng kinh tế, mở
cửa nền kinh tế và chuyên môn hóa thương mại bằng cách so sánh các đặc
tính và xu hướng của hai nước. Tác giả ước lượng một số quan hệ kinh tế
giữa tăng trưởng kinh tế và mở cửa thương mại và thêm vào các biến kiểm
soát. Ban đầu bài nghiên cứu sử dụng mô hình dữ liệu bảng cho hai nước,
được ước tính với hiệu ứng cố định; để kiểm tra quan hệ nhân quả đảo
ngược, bài nghiên cứu ước lượng lại mô hình hiệu ứng cố định bằng 2SLS
( bao gồm các biến công cụ cụ thể). Ảnh hưởng của các biến – độ mở và
FDI đến tăng trưởng kinh tế ( tính theo GDP bình quân đầu người) vẫn
tích cực và có ý nghĩa thống kê điều này khẳng định những phát hiện của
bài nghiên cứu ngay cả khi các biến này là biến nội sinh. Kết quả đã chứng
minh tác động tích cực của mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới đến tăng
trưởng cho cả hai nước.
Liargovas và Konstantinos (2012) đã phân tích tầm quan trọng của
mở cửa thương mại đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

9
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp GMM phân tích một mẫu 36
quốc gia đang phát triển giai đoạn 1990-2008. Bài nghiên cứu đo lường độ
mở thương mại bằng 8 chỉ số khác nhau. Kết quả của bài nghiên cứu cho
thấy trong dài hạn mở cửa thương mại góp phần tích cực vào dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Manni và Afzal (2012) đã nghiên cứu tác động của tự do hóa
thương mại đến nền kinh tế Bangladesh giai đoạn từ 1980 đến 2010. Bài
nghiên cứu này phân tích những thành tựu của nền kinh tế với các biến
quan trọng như tăng trưởng, lạm phát, xuất khẩu và nhập khẩu sau khi tự
do hóa thương mại. Bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật bình phương nhỏ
nhất (OLS) là phương pháp cho kết quả thực nghiêm. Các phân tích cho
thấy rõ ràng rẳng tăng trưởng GDP gia tăng là kết quả của tự do hóa. Tự
do hóa thương mại dường như không ảnh hưởng lạm phát trong nền kinh
tế. Phân tích định lượng cũng cho thấy rằng độ mở lớn hơn sẽ có tác động
tích cực đến sự phát triển kinh tế. Cả xuất khẩu và nhập khẩu thực đều
tăng khi mở cửa. Chính sách tự do hóa chắc chắn cải thiện xuất khẩu điều
đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn sau những năm 1990. Những phát
hiện của nghiên cứu này có thể là một ví dụ thú vị để nghiên cứu chính
sách tự do hóa thương mại ở các nước đang phát triển.
Trong “ Tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế: vai trò của
chính sách điều tiết”, Biwot, Moyi và Khainga (2013) đã nghiên cứu về
mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế tập
trung vào chính sách điều tiết trong một mẫu được chọn của 16 nước châu
Phi vùng cận Saharan (SSA). Trong khi tự do hóa thương mại quốc tế đề
10
cập đến việc gỡ bỏ các rào cản đối với thương mại quốc tế thì các chính
sách điều tiết đề cập đến việc cải thiện tín dụng, lao động và thị trường sản
xuất trong một nước. Bằng việc sử dụng dữ liệu bảng, bài nghiên cứu
dùng biến công cụ (IV) và phương pháp GMM ( the Generalize Method of

Moments) để giải quyết các vấn đề về nội sinh. Kết quả chỉ ra rằng chính
sách điều tiết tốt hơn sẽ góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Hơn
nữa, tự do hóa thương mại quốc tế tốt hơn khi các chính sách điều tiết
được cải tiến cùng với việc tự do hóa. Điều này ngụ ý rằng các quốc gia ít
bị kiểm soát được lợi từ tự do hóa quốc tế hơn so vơi các nước bị kiểm
soát chặt. Vì vậy, việc cải tiến trong các chính sách kiểm soát tín dụng, lao
động và thị trường sản xuất sẽ làm tăng lợi ích từ tự do hóa thương mại
quốc tế vùng cận Saharan Châu Phi. Hơn nữa, kết quả chỉ ra rằng việc tích
lũy nguồn vốn hữu hình sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, các
quốc gia châu Phi vùng cận Saharan nên cải cách các chính sách điều tiết
của họ khi tiếp tục tự do hóa thương mại sâu hơn.
Michael Kwami Asiedu (2013) đã thực hiện bài nghiên cứu nhằm
kiểm định tác động của chính sách tự do hóa thương mại như là một phần
của chương trình điều chỉnh cấu trúc (the Structural Adjustment Program
– SAP) đến tốc độ tăng trưởng của GDP thực của Ghana cho giai đoạn từ
1986-2010. Bài nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận ARDL ( the
Autoregressive Distributed Lag approach) để ước lượng các tham số ngắn
hạn và dài hạn cho mô hình cụ thể. Tác giả sử dụng độ mở thương mại
như là một đại diện cho tự do hóa, bài nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ
cùng chiều và có ý nghĩa giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng GDP
thực trong dài hạn ở Ghana. Vốn và dân số có tác động cùng chiều đến
11
tăng trưởng GDP thực trong cả ngắn hạn và dài hạn trong khi FDI được
tìm thấy có tác động ngược chiều đến tăng trưởng GDP thực. Lạm phát
mặc dù cho thấy một mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng GDP thực,
có vẻ mâu thuẫn với kỳ vọng ban đầu của tác giả nhưng lại không có ý
nghĩa thống kê. Giá trị chính của bài nghiên cứu là xác định các biến số
kinh tế vĩ mô quan trọng khác có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng GDP thực
của Ghana
Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại tìm thấy tác động không

rõ ràng hoặc tác động ngược chiều của mở cửa thương mại đến tăng
trưởng kinh tế.
Harrison (1996) sử dụng một hàm sản xuất tổng quát để phân tích
mối quan hệ giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế. Ông xác
định GDP là một hàm của vốn cổ phần, số năm giáo dục tiểu học và trung
học, dân số, lao động, đất canh tác và thay đổi công nghệ. Ông đã sử dụng
7 thước đo độ mở để kiểm tra các mối quan hệ thống kê giữa độ mở và
tăng trưởng GDP. Kết quả ước lượng chéo cho thấy chỉ có lãi suất thị
trường chợ đen là có ý nghĩa tiêu cực. Kết quả chuỗi thời gian cho từng
quốc gia chỉ ra rằng 3 biến số được tìm thấy có ý nghĩa. Hàng rào thuế
quan và phi thuế quan có dấu hiệu tích cực trong khi lãi suất thị trường
chợ đen và chỉ số sai lệch giá có dấu hiệu tiêu cực. Ước lượng với số liệu
hàng năm cho kết quả hai biến có ý nghĩa là hàng rào thuế quan và phi
thuế quan và lãi suất thị trường chợ đen, cả hai đều có quan hệ ngược
chiều với tăng trưởng GDP. Vì vậy, ông kết luận rằng việc lựa chọn thời
12
gian để phân tích về mới quan hệ giữa thước đo mở cửa thương mại và
tăng trưởng GDP là rất quan trọng.
Vamvakidis (2002) đã kiểm định mối quan hệ giữa mở cửa thương
mại và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia phát triển và đang phát triển sử
dụng dữ liệu chéo trong giai đoạn từ 1920-1990. Việc ước lượng tăng
trưởng kinh tế trong một giai đoạn dài đưa ra kết luận mạnh mẽ về mở cửa
thương mại và các biến giải thích khác trong mô hình thực nghiệm. Kết
quả chỉ ra rằng không có mối quan hệ cùng chiều giữa mở cửa thương mại
và tăng trưởng kinh tế trước năm 1970. Tác giả tìm thấy mối quan hệ
ngược chiều. Quan hệ cùng chiều giữa chúng chỉ là một hiện tượng gần
đây. Tuy nhiên, nó nhạy cảm với thước đo độ mở. Phát hiện này cho thấy
mở cửa thương mại trong nền kinh tế được bảo hộ cao thì không đem lại
lợi ích kinh tế.
Yanikkaya (2003) phân tích tác động của tự do hóa thương mại đến

tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người của 120 quốc gia cho giai
đoạn từ 1970 đến 1997. Bài nghiên cứu của ông đã sử dụng 2 loại thước
đo độ mở thương mại. Thước đo độ mở đầu tiên được ước tính bằng việc
sử dụng khối lượng thương mại trong đó bao gồm các tỷ lệ khác nhau của
biến thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu cộng nhập khẩu và
thương mại với các quốc gia phát triển) so với GDP. Thước đo thứ hai dựa
trên các hạn chế thương mại bằng cách tính toán các hạn chế về ngoại hối
của các khoản thanh toán song phương và các giao dịch hiện tại. Các kết
quả của ước lượng GMM ( Generalize Method of Movement) chỉ ra rằng
độ mở dựa trên khối lượng thương mại thì có mối quan hệ tích cực và có ý
13
nghĩa với tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người. Tuy nhiên, đối với
các quốc gia đang phát triển, độ mở dựa trên những hạn chế thương mại
cũng có quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa với tăng trưởng sản lượng bình
quân đầu người. Vì vậy ông kết luận rằng những hạn chế thương mại ở các
quốc gia đang phát triển có thể tác động làm tăng trưởng GDP nhanh hơn.
Siddiqui và Iqbal (2005) phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương
mại đến tăng trưởng GDP cho Pakistan, sử dụng phương pháp 3SLS với
dữ liệu chuỗi thời gian cho giai đoạn 1972 – 2002. Phân tích đồng liên kết
chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng
GDP.
Trong nghiên cứu về trường hợp của Indonesia, Simorangkir (2006)
sử dụng mô hỉnh SVAR để nghiên cứu mối quan hệ giữa mở cửa thương
mại và mở cửa tài chính đối với tăng trưởng kinh tế của Indonesia. Kết
quả chỉ ra tác động ngược chiều của mở cửa thương mại và mở cửa tài
chính lên sản lượng trong nước và vì vậy tác động ngược chiều lên tăng
trưởng kinh tế. Kết quả của tự do hóa thương mại có thể mạnh mẽ vì thiếu
sự chuyển bị cho quá trình mở cửa dẫn đến tính cạnh tranh của các sản
phẩm của Indonesia yếu hơn so với sản phẩm nước ngoài và cuối cùng
dẫn đến sản lượng thấp hơn. Bên cạnh đó, Tự do hóa tài chính cao làm cho

nền kinh tế Indonesia dễ bị tổn thương hơn với các dòng vốn đảo chiều,
gây nguy hiểm cho hoạt động kinh tế.
Adhikary (2011) đã làm đa dạng thêm các lý thuyết về thương mại
bằng cách nghiên cứu mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng kinh tế
kết hợp với FDI, vốn đầu tư và các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
14
khác trong trường hợp của Bangladesh. Bằng chứng thực nghiệm khẳng
định mối quan hệ lâu dài và cho rằng mở cửa thương mại cản trở tăng
trưởng kinh tế trong khi FDI và vốn đầu tư có tác động cùng chiều đến
tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho rằng chính phủ Bangladesh
nên khuyến khích để tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư vốn
cao.
15
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây:
Tác giả
Mẫu
Phương
pháp
Kết quả
Nghiên cứu cho rằng mở cửa thương mại tác động cùng chiều đến tăng
trưởng kinh tế
Santos-
Paulino
(2002)
mẫu 22 quốc gia
đang phát triển
giai đoạn 1972 –
1998
OLS
Xuất khẩu tăng trưởng

nhanh hơn trong các
nền kinh tế mở
Baharom và
các công sự
(2008)
Malaysia trong
giai đoạn 1975-
2005
ARDL
Mở cửa thương mại có
quan hệ cùng chiều và
có ý nghĩa thống kê
đến tăng trưởng cả
trong ngắn hạn và dài
hạn, đầu tư trực tiếp
nước ngoài có tác động
cùng chiều trong ngắn
hạn và có tác động
ngược chiều trong dài
hạn
16
Marelli và
Signorelli
(2011)
Trung Quốc và
Ấn Độ
2SLS
Ảnh hưởng của độ mở
thương mại và FDI đến
tăng trưởng kinh tế (

tính theo GDP bình
quân đầu người) cùng
chiều và có ý nghĩa
thống kê
Liargovas và
Konstantinos
(2012)
36 quốc gia đang
phát triển giai
đoạn 1990-2008
GMM
Trong dài hạn mở cửa
thương mại góp phần
tích cực vào dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Manni và
Afzal (2012)
Nền kinh tế
Bangladesh giai
đoạn từ 1980 đến
2010
OLS
Chính sách tự do hóa
chắc chắn cải thiện
xuất khẩu điều đó dẫn
đến tăng trưởng kinh tế
cao hơn sau những
năm 1990
17

Biwot, Moyi
và Khainga
(2013)
16 nước châu Phi
vùng cận Saharan
(SSA)
GMM
Chính sách điều tiết tốt
hơn sẽ góp phần đáng
kể vào tăng trưởng
kinh tế và tự do hóa
thương mại quốc tế tốt
hơn khi các chính sách
điều tiết được cải tiến
Michael
Kwami
Asiedu
(2013)
Ghana giai đoạn
từ 1986-2010
ARDL
Tìm thấy mối quan hệ
cùng chiều và có ý
nghĩa giữa tự do hóa
thương mại và tăng
trưởng GDP thực trong
dài hạn. Vốn và dân số
có tác động cùng chiều
đến tăng trưởng GDP
thực trong cả ngắn hạn

và dài hạn, FDI có tác
động ngược chiều đến
tăng trưởng GDP thực,
Lạm phát có mối quan
hệ cùng chiều nhưng
không có ý nghĩa
18
Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ không rõ ràng hoặc ngược chiều của mở
cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế
Harrison
(1996)
Các nước đang
phát triển
Panel data –
fixed effect
Kết quả không rõ ràng,
độ mở thương mại có
tác động vừa cùng
chiều vừa ngược chiều
tùy thuộc vào việc lựa
chọn thời gian để phân
tích
Vamvakidis
(2002)
các quốc gia
phát triển và
đang phát triển
giai đoạn từ
1920-1990
Trước 1970, mở cửa

thương mại và tăng
trưởng kinh tế có mối
quan hệ ngược chiều,
sau 1970 quan hệ cùng
chiều nhưng phụ thuộc
vào thước đo độ mở
Mở cửa thương mại
trong nền kinh tế được
bảo hộ cao thì không
đem lại lợi ích kinh tế
19
Yanikkaya
(2003)
120 quốc gia cho
giai đoạn từ
1970 đến 1997
GMM
Những hạn chế thương
mại ở các quốc gia
đang phát triển có thể
tác động làm tăng
trưởng GDP nhanh hơn
Siddiqui và
Iqbal (2005)
Pakistan giai
đoạn 1972 –
2002
3SLS
Tìm thấy mối quan hệ
ngược chiều giữa mở

cửa thương mại và
tăng trưởng GDP
Simorangkir
(2006)
Indonesia
SVAR
Chỉ ra tác động ngược
chiều của mở cửa
thương mại và mở cửa
tài chính lên sản lượng
trong nước và vì vậy
tác động ngược chiều
lên tăng trưởng kinh tế
Adhikary
(2011)
Bangladesh
Cho rằng mở cửa
thương mại cản trở
tăng trưởng kinh tế
trong khi FDI và vốn
đầu tư có tác động
cùng chiều đến tăng
trưởng kinh tế

×