BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
LÊ NGỌC TIẾN
QU
ẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH PHÂN BÓN TRÊN
ðỊA BÀN HUYỆN ðÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 60.62.01.15
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN
HÀ NỘI, 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc nghiên cứu ñã ñược cảm ơn và các thông tin
chỉ dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn
Lê Ngọc Tiến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của các
cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới tất cả tập thể và các
cá nhân ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Thị Thuận và Bộ
môn Phân tích ðịnh lượng ñã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội, các thày cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT và Ban ðào tạo thạc sĩ,
những người ñã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp ñỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp ñỡ của Huyện ủy, HðND&UBND
huyện ðông Anh, Phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Thống kê, Phòng
Kinh tế, Phòng Công thương, ðảng ủy, UBND, cán bộ chuyên môn cùng các
hộ dân các xã thuộc huyện ðông Anh ñã cung cấp tư liệu, tạo mọi ñiều kiện
giúp ñỡ cho tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin tri ân sâu sắc gia ñình, bạn bè, ñồng nghiệp ñã ñộng viên,
khích lệ và giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn
Lê Ngọc Tiến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
1. MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 5
1.2.1. Mục tiêu chung 5
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 5
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu 5
1.2.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ñề tài 5
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KINH DOANH PHÂN BÓN 7
2.1. Cơ sở lý luận 7
2.1.1. Lý luận về quản lý kinh doanh phân bón 7
2.1.2. ðặc ñiểm kinh tế - kỹ thuật trong kinh doanh phân bón 19
2.2. Thực tiễn quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón trên thế giới
và ở Việt Nam 31
2.2.1. Kinh nghiệm thế giới về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phân bón 31
2.2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón ở Việt Nam 43
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54
3.1. ðặc ñiểm kinh tế - xã hội huyện ðông Anh 54
3.1.1. ðặc ñiểm cơ bản của huyện ðông Anh 54
3.1.2. ðặc ñiểm kinh tế - xã hội huyện ðông Anh 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
iv
3.2. Phương pháp nghiên cứu 65
3.2.1. Phương pháp tiếp cận 65
3.2.2. Phương pháp chọn ñiểm khảo sát 65
3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 66
3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu 66
3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin 67
3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 67
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 68
4.1. Thực trạng quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón trên ñịa bàn
huyện ðông Anh 68
4.1.1. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón 68
4.1.2. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về kinh
doanh phân bón trên ñịa bàn huyện ðông Anh 75
4.1.3. ðánh giá kết quả quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón trên
ñịa bàn huyện ðông Anh 98
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến quản lý Nhà nước về kinh
doanh phân bón trên ñịa bàn huyện ðông Anh 110
4.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật 110
4.2.2. Số lượng, chất lượng của ñội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về
kinh doanh phân bón 112
4.2.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh
phân bón ở huyện ðông Anh 114
4.2.4. Kinh phí cho công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón
ở huyện ðông Anh 115
4.2.5. Cơ sở vật chất trang thiết bị cho công tác quản lý Nhà nước về
kinh doanh phân bón 116
4.2.6. Nhận thức của người kinh doanh, sử dụng phân bón 117
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
v
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón
trên ñịa bàn huyện ðông Anh 119
4.3.1. Căn cứ ñề xuất 119
4.3.2. ðịnh hướng quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón trêm ñịa
bàn huyện ðông Anh 120
4.3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về kinh doanh phân
bón trên ñịa bàn huyện ðông Anh 121
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128
5.1. Kết luận 128
5.2. Kiến nghị 130
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PTNT : Phát triển nông thôn
BNN : Bộ Nông nghiệp
HðND : Hội ñồng nhân dân
UBND : Uỷ ban nhân dân
KH-CN : Khoa học công nghệ
BVTV : Bảo vệ thực vật
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
HTX : Hợp tác xã
TQ : Trung Quốc
EU : Liên minh Châu Âu
QH : Quốc Hội
Qð : Quyết ñịnh
CT : Công thương
TC : Tài chính
KH-ðT : Kế hoạch - ðầu tư
ðVT : ðơn vị tính
GDP : Tổng thu nhập quốc nội
Nð-CP : Nghị ñịnh chính phủ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.4. Nhu cầu phân bón ở Việ Nam trong những năm qua 44
Bảng 3.1. Phân bố sử dụng ñất trong toàn huyện ðông Anh năm 2012 57
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế các huyện qua 3 năm 62
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ làm công tác thanh tra, quản lý hồ sơ và tư
vấn sử dụng phân bón huyện ðông Anh năm 2012 74
Bảng 4.2. Nhu cầu phân bón hàng năm cho sản xuất nông nghiệp ở
huyện ðông Anh 77
Bảng 4.3. Mức bón phân cho từng loại cây trồng chủ yếu 77
Bảng 4.4. Số lượng và quy mô các cơ sở kinh doanh phân bón trên ñịa
bàn huyện ðông Anh 79
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát thủ tục ñăng ký kinh doanh phân bón của
các cơ sở trên ñịa bàn huyện ðông Anh 81
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát các ñơn vị kinh doanh và sử dụng phân bón
trên ñịa bàn huyện ðông Anh 83
Bảng 4.7. Ý kiến ñánh giá của các ñối tượng tham gia tập huấn về chất
lượng kiến thức thu nhận ñược 85
Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm quy ñịnh
Nhà nước trong kinh doanh phân bón trên ñịa bàn huyện
ðông Anh 89
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát khối lượng phân bón hộ nông dân ñã sử
dụng ở các xã ñại diện huyện ðông Anh 91
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát các hộ nông dân ở 3 xã ñại diện huyện ðông
Anh về lý do và tiếp cận thông tin sử dụng phân bón vô cơ 93
Bảng 4.11. Kết quả ñiều tra về ưu, nhược ñiểm trong sử dụng phân vô cơ
ở các xã ñại diện huyện ðông Anh 94
Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến của hộ nông dân về thuận lợi, khó khăn
trong sử dụng phân vô cơ ở các xã ñiều tra huyện ðông Anh 97
Bảng 4.13. Khối lượng phân bón ñã cung ứng cho sản xuất nông nghiệp
huyện ðông Anh 99
Bảng 4.14. Quy mô kinh doanh của các loại hình kinh doanh phân bón
trên ñịa bàn huyện ðông Anh 100
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
viii
DANH MỤC SƠ ðỒ
Sơ ñồ 2.1. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về phân bón ở Việt Nam 11
Sơ ñồ 2.2. Giá phân urê theo tuần tại một số thị trường Trung Quốc
(NDT/tấn) 41
Sơ ñồ 4.1. Mạng lưới tổ chức quản lý Nhà nước về phân bón trên ñịa
bàn huyện ðông Anh 68
Sơ ñồ 4.2. Sơ ñồ và hệ thống kinh doanh của Công ty Hà Anh 102
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
1
1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu
Việt Nam là nước nông nghiệp với dân số khu vực nông thôn là 60,92
triệu người chiếm 70,1% dân số cả nước, 57% lao ñộng sinh sống và làm việc ở
khu vực nông thôn. Nông nghiệp ñóng góp gần 21% thu nhập quốc nội (GDP).
Sau hơn 25 năm thực hiện ñường lối ñổi mới do ðảng khởi xướng và
lãnh ñạo, nông nghiệp nước ta ñã có nhiều khởi sắc, sản lượng và chất lượng
sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng, từ nước phải nhập khẩu lương thực,
ñến nay với lợi thế về ñiều kiện tự nhiên ñã tạo thuận lợi cho Việt Nam xếp
thứ hạng cao hiện nay về xuất khẩu một số sản phẩm như gạo (thứ hai thế
giới), cà phê (thứ hai thế giới), hạt tiêu (số một thế giới), hạt ñiều (thứ ba thế
giới). ðóng góp vào thành công ñó, có sự góp mặt của một yếu tố ñầu vào
quan trọng không thể thiếu ñó là phân bón. Phân bón có vai trò hết sức quan
trọng và là ñầu vào không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, giúp cho cây
trồng sinh trưởng và phát triển tạo ra năng suất ngày càng tăng góp phần làm
tăng thu nhập cho người nông dân.
Việt Nam có ñiều kiện thuận lợi về tự nhiên và khí hậu phù hợp cho
việc phát triển nông nghiệp, trong ñó có ngành trồng trọt. Khai thác lợi thế của
nền nông nghiệp nhiệt ñới ñể phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất,
chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao nhằm tăng nhanh sản lượng
và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và ñời sống nông dân.
ðể làm ñược ñiều ñó, một trong những vấn ñề quan trọng là phải ñảm
bảo ñủ cả về số lượng, chủng loại và chất lượng phân bón phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp bảo ñảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
ðể ñáp ứng nhu cầu của thị trường, các ñơn vị sản xuất kinh doanh
phân bón ra ñời và phát triển như vũ bão. Theo thống kê, trên thị trường Việt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
2
Nam hiện nay có khoảng 300 doanh nghiệp sản xuất phân bón. Phần lớn các
doanh nghiệp làm ăn chân chính, tuy nhiên do chạy theo lợi nhuận, ñặt lợi
ích của doanh nghiệp lên tất cả nên trên thị trường hiện nay, tình trạng buôn
bán phân bón giả, phân bón kém chất lượng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại
lớn cho người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.
Kết quả thanh tra ở nhiều ñịa phương cho thấy, có ñến một nửa lượng phân
bón bán trên thị trường bị phát hiện là kém chất lượng. Công tác quản lý
phân bón lại chồng chéo, mức xử phạt nhẹ, v.v nên phân bón kém chất
lượng vẫn cứ ngang nhiên xuất hiện trên thị trường.
ðối với ngành nông nghiệp Việt Nam, phân bón luôn nằm trong số
các mặt hàng ñóng vai trò quan trọng trong sản xuất, góp phần ñảm bảo an
ninh lương thực, ổn ñịnh nền kinh tế. Tuy nhiên, việc kiểm soát giá của mặt
hàng thiết yếu này thực tế vẫn rất lỏng lẻo, thể hiện ở các cơn sốt giá trên thị
trường thời gian qua khiến nông dân lao ñao.
Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón
trong nước hiện nay mới ñáp ứng ñược một nửa nhu cầu phân urê trong nước.
Theo kế hoạch, ñến năm 2014, Việt Nam sẽ có ñủ nguồn cung về phân ñạm
và DAP. Tuy nhiên, ñối với phân kali và sun-phát, SA thì nước ta vẫn phải
nhập khẩu. Nghị ñịnh mới về sản xuất, kinh doanh phân bón cũng không hạn
chế các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh phân bón nếu ñáp
ứng ñủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sản xuất. Ðiều này ñồng nghĩa
với việc vừa bảo ñảm phát triển sản xuất phân bón trong nước vừa bảo ñảm
chất lượng phân bón cung ứng ra thị trường, bảo vệ lợi ích nông dân và những
doanh nghiệp kinh doanh chính ñáng.
Ðể quản lý chất lượng phân bón cần tập trung vào bốn yếu tố là hệ
thống pháp luật, năng lực của người dân, doanh nghiệp và Hiệp hội phân bón
cùng các cơ quan nghiên cứu khoa học. Về yếu tố luật pháp, trong Nghị ñịnh
của Chính phủ về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón sắp tới sẽ quy ñịnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
3
rõ thế nào là phân bón bảo ñảm chất lượng, phân kém chất lượng, phân bón
giả làm cơ sở cho việc thanh tra xử phạt các trường hợp vi phạm. Ðây ñược
xem là hành lang pháp lý quan trọng trong việc chấn chỉnh thị trường phân
bón và xử lý những hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
phân bón làm ảnh hưởng xấu ñến sản xuất nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi
nông dân và doanh nghiệp làm ăn chính ñáng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ñang phối hợp các Ban,
ngành liên quan xây dựng Nghị ñịnh của Chính phủ về quản lý sản xuất,
kinh doanh phân bón. Nghị ñịnh mới ñược xây dựng trên cơ sở sửa ñổi
Nghị ñịnh 113/2003/Nð-CP về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón ñược
ban hành vào năm 2003 và Nghị ñịnh 191/2007/Nð-CP sửa ñổi bổ sung
một số ñiều của Nghị ñịnh 113/2003/Nð-CP. Một trong những ñiểm mới
của Nghị ñịnh lần này, ñưa phân bón vào nhóm hàng sản xuất kinh doanh
có ñiều kiện. Theo ñó, tổ chức, cá nhân muốn tham gia sản xuất kinh doanh
mặt hàng này phải ñáp ứng các yêu cầu về giấy phép, chứng minh năng lực
sản xuất, trang thiết bị, nhà xưởng, các ñiều kiện về môi trường
Tại hội nghị quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phân bón ñến 2020
ñược tổ chức vào tháng 12/2010 tại Hà Nội, Cục trưởng Cục Hóa chất Bộ Công
Thương cho biết một trong những nguyên nhân của tình trạng bất cập này là do
hệ thống phân phối sản phẩm phân bón hiện vẫn phát triển tự phát, với mô hình
nhiều tầng nấc bao gồm hệ thống phân phối của nhà sản xuất, hệ thống phân phối
của nhà tiêu thụ kinh doanh từ ñại lý cấp 1 ñến ñại lý cấp 2, 3 và vô vàn các cửa
hàng kinh doanh nhỏ lẻ Chính vì vậy, giá phân bón thường không theo một
chuẩn mực nhất ñịnh mà phụ thuộc vào từng vùng miền.
Số liệu nghiên cứu của Khoa Kinh tế Truờng ðại học An Giang cũng
cho thấy nông dân hiện phải chấp nhận mua phân bón với giá bị ñội từ 30-
40% so với giá bán ra của nhà sản xuất. Với thực tế này, người nông dân
không chỉ bị thiệt thòi về giá, mà còn phải chấp nhận mua các sản phẩm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
4
phân bón kém chất lượng, trôi nổi trên thị trường do các cơ quan quản lý
Nhà nước mới chỉ ñủ sức quản lý các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn;
còn các doanh nghiệp sản xuất phân bón nhỏ lẻ vẫn hoạt ñộng ngoài tầm
kiểm soát. Hiện có quá nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón NPK và phân
bón hữu cơ không chú ý tới ñiều kiện kỹ thuật, phân tích, áp dụng công nghệ
cũ nên chất lượng phân bón sản xuất ra chất lượng kém. ðáng chú ý, việc
cấp giấy chứng nhận kinh doanh phân bón còn chồng chéo. Thêm vào ñó,
với quy ñịnh hiện nay “phân bón là mặt hàng kinh doanh có ñiều kiện nhưng
không cần giấy chứng nhận ñiều kiện kinh doanh” ñã tạo “kẽ hở” cho một số
doanh nghiệp có cơ hội tuồn phân bón giả, kém chất lượng ra thị trường.
Thị trường trong nước những năm gần ñây liên tục có bước phát triển
khá, ñáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và ñời sống, góp phần
không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế ñất nước. Tuy nhiên, thời gian qua thị
trường trong nước cũng ñã bộc lộ những hạn chế, yếu kém, nhất là hệ thống
phân phối bán lẻ hàng hóa, ñã gây ra những tác ñộng bất lợi cho sản xuất và
ñời sống, ñồng thời tạo ra những khó khăn nhất ñịnh trong việc thực hiện
việc bình ổn giá cả, thị trường.
ðông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của
Thủ ñô Hà Nội. ðây là huyện có lợi thế về ñiều kiện tự nhiên cho phát triển
nông nghiệp, công nghiệp, ñô thị, dịch vụ và du lịch. Trong những năm gần
ñây, tình hình buôn bán phân bón giả khá phức tạp trên ñịa bàn huyện ðông
Anh. Qua kiểm tra ñột xuất từ ñầu năm ñến nay, ñoàn công tác liên ngành
của thành phố Hà Nội ñã phát hiện ñược nhiều vụ làm phân bón giả. Cũng
theo thống kê, trong năm 2010, qua kiểm tra tình hình sản xuất phân bón của
các doanh nghiệp trên ñịa bàn thì có tới 50% số mẫu ñược kiểm nghiệm kém
chất lượng. Ðáng chú ý, những vùng phát triển mạnh về trồng trọt thì số
lượng phân bón kém chất lượng càng nhiều. Phân bón giả ñã gây thiệt hại
cho người nông dân. ðể góp phần giải quyết các bất cập nêu trên chúng tôi
chọn nghiên cứu ñề tài: “Quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón trên
ñịa bàn huyện ðông Anh, thành phố Hà Nội”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng mà
ñề xuất các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón
trên ñịa bàn huyện ðông Anh, Thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về kinh doanh
phân bón;
- ðánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón trên
ñịa bàn huyện ðông Anh trong những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến quản lý Nhà nước về kinh doanh
phân bón trên ñịa bàn huyện ðông Anh;
- ðề xuất giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về kinh doanh phân
bón trên ñịa bàn huyện ðông Anh trong các năm tới.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
1) Nội dung, phương pháp, công cụ và thực trạng quản lý Nhà nước về
kinh doanh phân bón trên ñịa bàn huyện ðông Anh như thế nào?
2) Công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón trên ñịa bàn
huyện ðông Anh ñược tiến hành ra sao?
3) ðiểm mạnh, yếu và yếu tố nào ảnh hưởng ñến quản lý Nhà nước về
kinh doanh phân bón trên ñịa bàn huyện ðông Anh?
4) Những giải pháp nào cần nghiên cứu, ñề xuất nhằm tăng cường
quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón trên ñịa bàn huyện ðông Anh?
1.2.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ñề tài
1.2.4.1. ðối tượng nghiên cứu ñề tài: là các hoạt ñộng quản lý Nhà nước về kinh
doanh phân bón.
* ðối tượng khảo sát của ñề tài là:
- Các ñơn vị kinh doanh phân bón: hộ gia ñình, ñại lý phân phối, HTX
dịch vụ, doanh nghiệp ñóng trên ñịa bàn huyện ðông Anh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
6
- Người sử dụng phân bón: hộ nông dân, trang trại;
- Chủng loại phân bón: phân vô cơ: ðạm, Lân, Kali, phân tổng hợp
NPK, phân vi sinh;
- Các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón;
- Các văn bản pháp quy quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón;
- Các tổ chức kinh tế xã hội khác: Khuyến nông, hệ thống quản lý
nông nghiệp.
1.2.4.2. Phạm vi nghiên cứu ñề tài
1.2.4.3. Phạm vi về nội dung
ðề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và các
giải pháp quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón của các ñơn vị kinh
doanh phân bón trên ñịa bàn huyện ðông Anh.
a. Phạm vi không gian
ðề tài nghiên cứu trên ñịa bàn huyện ðông Anh. Một số nội dung
chuyên sâu ñược khảo sát ở các ñơn vị kinh doanh phân bón ñại diện (hộ, ñại
lý, HTX dịch vụ).
b. Phạm vi về thời gian
Các dữ liệu phục vụ cho ñánh giá thực trạng kinh doanh phân bón
ñược thu thập từ năm 2008 ñến 2012.
Các dữ liệu khảo sát theo các nội dung chuyên sâu ñược thực hiện ở
năm 2012.
ðề xuất các giải pháp ñến năm 2015.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
7
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KINH DOANH PHÂN BÓN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận về quản lý kinh doanh phân bón
2.1.1.1. Một số khái niệm
a. Quản lý: chỉ sự ñặc trưng của quá trình ñiều khiển và hướng dẫn các bộ
phận của một tổ chức, tổ chức kinh tế cùng nhau thực hiện, hoàn thành các
mục tiêu ñặt ra. Nhà quản lý MaRy PaRker ñã ñịnh nghĩa ”Quản lý là nghệ
thuật ñiều khiển công việc ñược thực hiện bởi người khác. Quản lý theo
nghĩa chung nhất là sự tác ñộng có tổ chức và ñiều chỉnh quá trình xã hội và
hành vi hoạt ñộng của con người nhằm ñạt ñược mục tiêu ñã ñịnh”.
- Chủ thể quản lý: là con người hoặc tổ chức, tạo ra tác ñộng quản lý
và tác ñộng ñến ñối tượng quản lý thông qua công cụ, phương tiện và nguyên
tắc nhất ñịnh.
- ðối tượng quản lý: tiếp nhận trực tiếp sự tác ñộng của chủ thể quản
lý. Tùy theo từng loại ñối tượng khác nhau mà người ta chia ra các danh mục
quản lý khác nhau.
- Khách thể quản lý: chịu sự tác ñộng hay chịu sự ñiều chỉnh của chủ
thể quản lý, ñó là hành vi của con người và các quá trình xã hội.
- Mục tiêu quản lý: là các ñích cần phải ñạt tới do chủ thể quản lý
ñịnh trước.
- Chức năng của quản lý:
+ Lập kế hoạch: là một hoạt ñộng của quá trình quản lý mà con người
cần hướng vào mục tiêu ñể ñạt ñược mục ñích chung.
+ Tổ chức: là quá trình họat ñộng liên quan ñến mục tiêu, kế hoạch và
xác ñịnh trao trách nhiệm quyền quản lý cho các tổ chức, cá nhân ñể có hiệu
quả nhất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
8
+ ðiều hành: là những hoạt ñộng ñể xác ñịnh phạm vi, quyền hạn ra
quyết ñịnh, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, tăng cường quản lý có
sự tham gia của cộng ñồng và ñảm bảo ñúng mức ñộ, mục ñích.
+ Kiểm tra và ñánh giá: là một quá trình theo dõi và ñánh giá các kết
quả ñạt ñược. Quản lý ra ñời là nhằm ñạt hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao
hơn trong công việc. Nhưng quản lý lại là một hoạt ñộng rất phức tạp và phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như : yếu tố con người, yếu tố chính trị, tổ
chức, quyền lực, thông tin và yếu tố văn hóa.
b. Kinh doanh: là hoạt ñộng của một tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhằm tìm
kiếm lợi nhuận. Trong kinh tế, một tổ chức kinh tế hay doanh nghiệp là một tổ
chức hợp pháp ñược thừa nhận tồn tại ñộc lập trong nền kinh tế thị trường thực
hiện các hoạt ñộng bán hàng hóa, các loại hình dịch vụ và các loại hình kinh
doanh khác nhằm nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận. Tổ chức, cá nhân hoạt ñộng kinh
doanh phải xuất phát từ cái thị trường cần, chứ không phải cái mình có. Vì vậy
trong kinh doanh vừa phải năng ñộng vừa phải khai thác sử dụng có hiệu quả
ñồng vốn, vừa phải tìm kiếm thị trường, khắc phục khó khăn, vướng mắc ñể
giảm chi phí sản xuất nhằm ñem lại lợi nhuận cao.
Hoạt ñộng kinh doanh phân bón là những họa ñộng mua, bán và trao
ñổi các loại phân bón trên thị trường.
Tổ chức, cá nhân ñược phép kinh doanh các loại phân bón thành phẩm
có trong danh mục phân bón ñược phép sử dụng ở Việt Nam (ðiều 19 Nghị
ñịnh 191/ 2007/ Nð - CP).
Tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón phải có ñủ các ñiều kiện sau:
+ Có chứng chỉ hành nghề buôn bán phân bón.
+ Có cửa hàng và kho chứa ñúng quy ñịnh.
+ Có trang thiết bị cần thiết bảo ñảm an toàn cho người, vệ sinh môi
trường, phòng chống cháy nổ theo quy ñịnh của pháp luật (ðiều 16 - ðiều lệ
Quản lý thuốc BVTV).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
9
c. Quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón
Quản lý Nhà nước là sự tác ñộng của các chủ thể mang quyền lực Nhà
nước chủ yếu bằng pháp luật tới các ñối tượng quản lý là các quan hệ xã hội
ñể ñảm bảo cho các quan hệ xã hội phát triển theo những mục tiêu ñã ñịnh,
ngăn ngừa khuynh hướng phát triển sai lệch, ngăn chặn kịp thời các biểu
hiện phát triển sai trái.
Hay nói cách khác quản lý Nhà nước là sự ñiều khiển chỉ ñạo một hệ
thống hay là một quá trình ñể vận ñộng theo phương hướng ñạt mục ñích
nhất ñịnh trên cơ sở thực thi Luật pháp và chính sách, những nguyên tắc
tương ứng. ðiều kiện quản lý là phải có quyền uy, có tổ chức và sức mạnh
cưỡng chế.
ðể thực hiện quản lý Nhà nước phải thông qua các cơ quan hành chính
Nhà nước hay còn gọi là các cơ quan quản lý Nhà nước. Cơ quan quản lý
hành chính Nhà nước tác ñộng bằng việc ban hành mệnh lệnh cụ thể bắt
buộc các ñối tượng quản lý phải thực hiện. Như vậy cơ quan hành chính Nhà
nước (hay cơ quan quản lý Nhà nước) sử dụng quyền lực Nhà nước ñiều
khiển hoạt ñộng của ñối tượng quản lý. Hoạt ñộng ñiều hành là nội dung cơ
bản của hoạt ñộng chấp hành Nhà nước.
Như vậy chủ thể của quản lý hành chính Nhà nước là các cơ quan Nhà
nước, các cán bộ Nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội và cá nhân
ñược Nhà nước trao quyền quản lý hành chính. Khách thể của quản lý hành
chính Nhà nước là các quá trình xã hội, các hành vi của con người, hoặc các
tổ chức của con người. Khách thể của quản lý hành chính Nhà nước hay
quản lý Nhà nước, nó có ñặc ñiểm ña dạng bao gồm những hành vi, nhiều
quá trình lĩnh vực khác nhau, nó luôn luôn vận ñộng biến ñổi và chịu sự chi
phối của nhiều yếu tố khác.
Quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón là tác ñộng của Nhà nước
(cơ quan quyền lực Nhà nước) thông qua các cơ quan quản lý Nhà nước (hay
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
10
còn gọi là các cơ quan hành chính Nhà nước) về phân bón ñể thực hiện chấp
hành pháp luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản chính sách trong sản
xuất, lưu thông và sử dụng phân bón nhằm ñưa công tác quản lý kinh doanh
phân bón ñạt ñực mục tiêu ñề ra, là ñáp ứng ngày càng cao nhu cầu phân bón
các loại, ñảm bảo về số lượng và nâng cao về chất lượng cho sản xuất nông
nghiệp ñạt hiệu quả kinh tế cao.
Hay nói cách khác quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón là sự tác
ñộng của Nhà nước bằng sự ñiều khiển chỉ ñạo ñối với hệ thống sản xuất và
lưu thông phân phối phân bón thông qua cơ quan quản lý hành chính Nhà
nước ñể thực hiện chấp hành pháp luật, pháp chế và chính sách về quản lý
phân bón ñể hệ thống sản xuất, lưu thông phân phối phân bón ñạt hiệu quả
cao, ñáp ứng ngày càng cao cho sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón
Theo Nghị ñịnh 113/2003/Nð - CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 thì nội
dung quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh phân bón nông nghiệp
ñược quy ñịnh bao gồm những nội dung sau:
a) Thành lập hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về kinh doanh phân
bón. Ở Việt Nam, hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về kinh doanh phân
bón thường theo sơ ñồ sau:
Quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón theo ngành dọc do Bộ
Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm, các Sở Nông nghiệp và PTNT chịu
trách nhiệm quản lý Nhà nước ở cấp tỉnh. Hệ thống quản lý dọc này ñược
triển khai ñến Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp. Bên cạnh quản lý dọc, quản
lý Nhà nước về kinh doanh phân bón ñều chịu sự quản lý của UBND các cấp
từ tỉnh, huyện, xã.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
11
Sơ ñồ 2.1. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về phân bón ở Việt Nam
UBND Tỉnh
Sở NN & PTNT
B
ộ NN & PTNT
(Cục Trồng trọt)
Các ngành
có liên quan
UBND Huyện
Phòng NN&PTNT
Huyện
Các phòng
có liên quan
UBND xã
Trạm vật tư
nông nghiệp
Cửa hàng
ñại lý
Hợp tác xã Hộ nông dân
Th
ủ
tư
ớng
Chính phủ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
12
b) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh phân bón
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về sản xuất kinh doanh phân bón bao gồm:
- Ban hành trình cấp có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện các
văn bản pháp luật về quản lý phân bón, các quy trình, quy phạm sản xuất
phân bón, tiêu chuẩn phân bón, cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất và
sử dụng phân bón.
- Khảo nghiệm và công nhận phân bón mới.
- Thu thập và quản lý thông tin, tư liệu về phân bón.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các
hoạt ñộng trong lĩnh vực phân bón.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về quản lý và sử dụng
phân bón.
- Kiểm tra thanh tra việc chấp hành quy ñịnh của Nhà nước, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và các tranh chấp về phân bón.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phân bón.
Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh phân bón
trong những năm gần ñây ñã ñược Nhà nước ta quan tâm chú ý vì phân bón
là tư liệu sản xuất rất quan trọng ñối với sản xuất nông nghiệp, nhằm ñáp
ứng nhu cầu ngày càng lớn cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, nâng cao
năng suất và hiệu quả trên một ñơn vị diện tích ñất nông nghiệp. Công tác
quy hoạch, kế hoạch phải ñược hoạch ñịnh từ sản xuất ñến lưu thông phân
phối và sử dụng phân bón. Trước hết phải căn cứ vào nhu cầu ña dạng các
loại phân bón của nhiều loại cây trồng ñể xây dựng các nhà máy sản xuất,
tiếp ñến tổ chức hệ thống cung ứng phân bón trong cả nước, tạo nên một
mạng lưới cung cấp phân bón ñến từng vùng, từng ñịa bàn thôn, bản, thậm
chí xuống từng hộ, ñảm bảo phân bón xuống ñến ñồng ruộng thuận lợi, chất
lượng ñảm bảo, giá thành rẻ và ổn ñịnh. ðể ñáp ứng ngày càng cao nhu cầu
phân bón cho sản xuất Nhà nước cần có chiến lược về phát triển phân bón
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
13
dài hạn, không chỉ ñáp ứng về số lượng của từng loại phân bón, mà còn ñáp
ứng ña dạng các loại phân bón với nhiều chủng loại cho nhiều loại cây trồng,
cho từng loại ñất và phương pháp bón khác nhau.
Tuy nhiên, cho ñến nay ở nước ta chưa có một chiến lược phát triển
phân bón dài hạn, công tác quy hoạch, kế hoạch về phân bón mới dừng lại ở
ñịnh hướng ngắn hạn. Bộ Công thương mới chỉ có chiến lược phát triển
ngành công nghiệp hóa chất tới năm 2010 có tính ñến năm 2020 trong ñó có
ñịnh hướng phát triển phân bón với một số loại phân bón chủ yếu: phân ñạm,
phân lân, phân N.P.K, phân hữu cơ sinh học.
c) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật quản lý Nhà nước về
kinh doanh phân bón
* Hệ thống văn bản chính sách
Nhà nước thực hiện quản lý kinh doanh phân bón thông qua ban hành
và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật và chính sách.
Trong những năm gần ñây Nhà nước ñã ban hành nhiều văn bản pháp
luật có liên quan trực tiếp ñến quản lý Nhà nước ñối với lĩnh vực phân bón,
nhưng quan trọng nhất là 3 (ba) bộ luật và các văn bản hướng dẫn dưới luật
của các bộ Luật này là:
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11.
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 5/2007/QH12.
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11.
Ba bộ Luật trên ñược xem là văn bản khung ñể trên cơ sở ñó xây dựng văn
bản hướng dẫn (Nghị ñịnh, Thông tư) quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phân bón.
Hệ thống văn bản chính sách quản lý Nhà nước về phân bón bao gồm:
- Các Nghị ñịnh, Quyết ñịnh, Thông tư của Chính phủ, Bộ ngành quy
ñịnh về chức năng, quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về phân bón.
- Các Nghị ñịnh, Quyết ñịnh, Thông tư của Chính phủ, Bộ ngành quy
ñịnh về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phân bón.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
14
- Các Nghị ñịnh, Thông tư của Chính phủ, các bộ ngành liên quan quy
ñịnh về kiểm tra, kiểm soát, chế tài ñối với sản xuất kinh doanh phân bón.
ðối với cấp ban hành văn bản, ở nước ta theo quy ñịnh hiện hành thì
tồn tại hai cấp ban hành văn bản pháp lý và chính sách trong lĩnh vực phân
bón là cấp Trung ương và cấp ñịa phương. Ở cấp Trung ương, văn bản quản
lý Nhà nước về phân bón chủ yếu do hai bộ chủ trì và phối hợp là: Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương. Ở cấp tỉnh có nhiệm vụ
ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền nhằm cụ thể hóa các quy ñịnh
trong các Nghị ñịnh, Quyết ñịnh, Thông tư của Chính phủ và của các Bộ
ngành có liên quan ñến quản lý Nhà nước về phân bón.
ðối với Bộ nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm soạn thảo ban
hành văn bản và tổ chức thực hiện các văn bản chính sách, quy chuẩn kỹ
thuật về sản xuất (trừ phân vô cơ) và sử dụng các loại phân bón. Bộ Công
thương chịu trách nhiệm soạn thảo ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản về chính sách, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất và lưu thông phân vô cơ.
* Những văn bản về chính sách hiện hành
Trong thời gian qua, Nhà nước ta ñã ban hành nhiều văn bản pháp luật
và chính sách về quản lý phân bón. Nhìn chung các văn bản ñó ñã ñi vào
cuộc sống, bước ñầu công tác quản lý kinh doanh phân bón ñã ñi vào nề nếp,
hạn chế ñược hàng giả, ñảm bảo ñủ số lượng và chất lượng ñáp ứng có hiệu
quả cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Tuy nhiên, các văn bản chính sách về quản lý kinh doanh phân bón
vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế ñó là hệ thống văn bản pháp quy
chưa ñồng bộ, chưa thống nhất, còn nhiều bất cập.
d) Thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm và báo cáo ñánh giá tổng kết
Hàng năm các ñơn vị thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phân bón
ñược phân cấp như Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp, Ban Chỉ ñạo
127, Phòng Kinh tế ở các huyện, ðội Quản lý thị trường tiến hành thanh,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
15
kiểm tra phát hiện kịp thời những sai phạm trong quản lý Nhà nước về kinh
doanh phân bón ñể xử lý, ñồng thời lập báo cáo tổng kết ñánh giá gửi cấp có
thẩm quyền xem xét việc tạm ñình chỉ hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh
phân bón ñối với các ñơn vị, cơ sở vi phạm về quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực phân bón.
2.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón
Quản lý kinh doanh phân bón có hiệu quả hay không phụ thuộc rất
nhiều vào những nhân tố sau:
a) Nhân tố về cơ cấu tổ chức quản lý
Như chúng ta ñã biết mọi quyết ñịnh quản lý ñược thực hiện thông qua
các bộ phận, các ñơn vị ở các cơ quan quản lý từ cấp Trung ương xuống các
tỉnh và ñơn vị kinh doanh, các bộ phận ñó ñược xác ñịnh vị trí, chức năng,
quyền hạn, trách nhiệm thông qua cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý Nhà
nước. Vì thế tính ổn ñịnh, khoa học của cơ cấu tổ chức ñảm bảo cho việc
triển khai quyết ñịnh quản lý ñược nhanh chóng, ñúng kế hoạch ñặt ra. Mặt
khác thông qua cơ cấu tổ chức quá trình truyền thông ñược thực hiện, tính
hiệu quả của quá trình này gắn liền với cơ cấu tổ chức, gắn liền với hiệu lực
quản lý của các quyết ñịnh ñược triển khai nhanh chóng và có hiệu quả cao.
b) Các nhân tố về năng lực quản lý
* ðội ngũ cán bộ quản lý
Trình ñộ và năng lực của cán bộ quản lý Nhà nước về phân bón, cũng
như của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phân bón là yếu tố có tính quyết
ñịnh ñến công tác quản lý phân bón ñạt hiệu quả cao.
Trình ñộ của ñội ngũ cán bộ thể hiện bằng những kiến thức chuyên
môn về ngành phân bón, hiểu biết sâu ñặc ñiểm kỹ thuật của từng loại phân
bón, mặt khác nắm vững các chính sách, pháp luật và vận dụng vào thực tế
quản lý. Trình ñộ của quản lý này không chỉ ñơn thuần là trình ñộ học vấn
mà còn thể hiện những kiến thức rộng lớn và phức tạp liên quan ñến hoạt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
16
ñộng quản lý phân bón như: hiểu biết sâu về luật pháp quốc tế, thị trường,
ngành hàng ñến các kiến thức về xã hội, nhân văn
ðể làm ñược những ñiều ñó phải không ngừng nâng cao nhận thức
cho ñội ngũ cán bộ quản lý ñể có ý thức về hành ñộng của họ. Qua ñó ñể rèn
luyện năng lực làm việc, kỷ luật lao ñộng, tính trung thực trong thực hiện
hoạt ñộng quản lý, ñảm bảo hiệu lực quản lý ñược thực hiện có hiệu quả.
* Trang thiết bị công nghệ
ðó là tổng thể các yếu tố phục vụ cho ño lường, kiểm tra giám sát
như: máy móc thiết bị ño lường, phân tích có ñộ chính xác cao, phương tiện
xử lý thông tin, truyền thống Những yếu tố này ñược trang bị tốt sẽ ñáp
ứng tốt ñòi hỏi của hoạt ñộng quản lý, ñảm bảo cho quá trình quản lý triển
khai ñược tốt hơn.
Trong thực tế chúng ta phải kết hợp giải quyết tốt giữa lý luận và thực
tiễn. Nếu chúng ta chỉ ñơn thuần thực thi chính sách bằng các quy ñịnh
trong các Nghị ñịnh, Thông tư mà thiếu trang bị kiểm tra, ñánh giá mức ñộ
sai phạm thì dẫn tới hiệu lực quản lý kém. Thí dụ: việc ñánh giá chất lượng
phân bón giả hay kém chất lượng ñòi hỏi phải có thiết bị phân tích phân bón
mới có cơ sở ñánh giá, ñưa ra quyết ñịnh xử phạt.
Tóm lại, trang thiết bị là yếu tố có ảnh hưởng lớn ñến hiệu lực của công tác
quản lý phân bón.
c) Thể chế chính sách
Thể chế chính sách là tiền ñề quan trọng cho hoạt ñộng quản lý phân
bón. Nội dung thể chế chính sách bao gồm các quy ñịnh của pháp luật, các
quy ñịnh trong các Nghị ñịnh, Thông tư quản lý Nhà nước về phân bón. ðây
là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất trong hoạt ñộng quản lý Nhà nước về phân bón.
Nếu các quy ñịnh trong văn bản pháp quy ñược xây dựng phù hợp với thực
tiễn, ñáp ứng ñược những vấn ñề thực tiễn ñặt ra thì sẽ tạo ñiều kiện cho
công tác quản lý phân bón ñạt ñược kết quả cao và ngược lại sẽ khó thực