Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



TRẦN THỊ VIỆT NHI


QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA
BÀN TP. HỒ CHÍ MINH



LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG



Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


TRẦN THỊ VIỆT NHI

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.


HỒ CHÍ MINH

Ngành: Tài Chính - Ngân Hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
NGND.GS.TS. NGUYỄN THANH TUYỀN

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chƣa
công bố tại bất cứ nơi nào. Số liệu và nội dung trong luận văn này là xác thực, đƣợc
sử dụng từ những nguồn rõ ràng và đáng tin cậy.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013
Tác giả



Trần Thị Việt Nhi
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RRTD ĐỐI VỚI DNVVN CỦA
NHTM 4
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Phân loại RRTD 4
1.1.3. Các chỉ số đánh giá RRTD 5
1.1.4. Một số mô hình đo lƣờng RRTD 7
1.1.4.1. Mô hình định tính 7
1.1.4.2. Mô hình định lƣợng 8
1.1.5. Nguyên nhân của RRTD 9
1.1.5.1. Nguyên nhân khách quan 9
1.1.5.2. Nguyên nhân chủ quan 10
1.1.6. Tác động của RRTD 12
1.1.6.1. Đối với ngân hàng 12
1.1.6.2. Đối với khách hàng 12
1.1.6.3. Đối với nền kinh tế 13
1.2. TỔNG QUAN VỀ DNVVN 13
1.2.1. Khái niệm 13
1.2.2. Đặc điểm 14
1.2.3. Đặc thù RRTD đối với DNVVN 15
1.3. QUẢN TRỊ RRTD ĐỐI VỚI DNVVN 16
1.3.1. Khái niệm 16
1.3.2. Nội dung quản trị RRTD 17
1.3.3. Tầm quan trọng của hoạt động quản trị RRTD 19
1.3.4. Mô hình quản trị RRTD 19
1.3.5. Quy trình quản trị RRTD 21

1.3.6. Kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản trị RRTD 21
1.3.6.1. Kinh nghiệm của các NHTM Thái Lan 21
1.3.6.2. Kinh nghiệm của các NHTM Mỹ 22
1.3.6.3. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam 23
1.4. SƠ LƢỢC VỀ QUẢN TRỊ RRTD THEO HIỆP ƢỚC BASEL II 24
1.4.1. Yêu cầu về Quản trị RRTD theo Basel II 24
1.4.2. Ứng dụng của nguyên tắc Basel II trong xây dựng mô hình Quản trị
RRTD đối với tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM Việt Nam 25
KẾT LUẬN CHƢƠNG I 27
2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD DNVVN TẠI VIETINBANK TRÊN
ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH 28
2.1. SƠ LƢỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VIETINBANK VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA VIETINBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 28
2.1.2. Hệ thống mạng lƣới và thị phần 28
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh 29
2.1.3.1. Một số chỉ tiêu hoạt động của Vietinbank trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
29
2.1.3.2. Thuận lợi và khó khăn của Vietinbank trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh 31
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN CỦA
VIETINBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH 32
2.2.1. Tình hình tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng hàng năm 32
2.2.2. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng 33
2.2.3. Phân loại nợ vay 34
2.3. THỰC TRẠNG RRTD DNVVN CỦA VIETINBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ
CHÍ MINH 34
2.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng DNVVN so với tổng dƣ nợ của
Vietinbank trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 34

2.3.2. Tỷ lệ nợ xấu của tín dụng DNVVN so với tổng dƣ nợ của Vietinbank
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 36
2.3.3. Thực trạng tài sản bảo đảm 36
2.3.4. Nguyên nhân RRTD DNVVN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 38
2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan từ môi trƣờng kinh doanh trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh 38
2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan từ hoạt động của các DNVVN trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh 40
2.3.4.3. Nguyên nhân từ hoạt động cấp và quản lý tín dụng của Vietinbank .
41
2.3.4.4. Nguyên nhân từ tài sản bảo đảm 43
2.4. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RRTD DNVVN TẠI VIETINBANK TRÊN ĐỊA
BÀN TP. HỒ CHÍ MINH 45
2.4.1. Thực trạng hoạt động thẩm định cấp tín dụng 45
2.4.2. Mô hình quản trị RRTD 48
2.4.3. Quy định nhằm thực hiện quản trị RRTD DNVVN 49
2.4.3.1. Quy định về thẩm định cấp tín dụng 49
2.4.3.2. Quy định về chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ 49
2.4.3.3. Quy định về phân quyền mức phán quyết tín dụng 50
2.4.3.4. Quy định về kiểm soát giải ngân và giám sát trực tiếp khoản vay 51
2.4.3.5. Quy định về giám sát khoản vay trên hệ thống 51
2.4.3.6. Quy định về bảo đảm tín dụng 52
2.4.3.7. Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng 52
2.4.4. Quy trình Kiểm tra kiểm soát tín dụng nội bộ 53
2.5. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RRTD DNVVN TẠI VIETINBANK
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH 54
2.5.1. Thành tựu đạt đƣợc trong hoạt động quản trị RRTD DNVVN 54
2.5.1.1. Chuyển đổi mô hình Quản lý RRTD trên toàn địa bàn TP. Hồ Chí
Minh 54
2.5.1.2. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ vay 55

2.5.1.3. Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế 55
2.5.1.4. Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ
hoạt động độc lập, khách quan 55
2.5.1.5. Phát triển hệ thống thông tin cảnh báo và phòng ngừa rủi ro hoạt
động tín dụng 56
2.5.1.6. Xây dựng đƣợc hệ thống các quy định về tài sản bảo đảm chặt chẽ .
56
2.5.1.7. Xây dựng quy trình hợp tác với Công ty Quản lý nợ và khai thác
tài sản 57
2.5.1.8. Thiết lập đƣợc hệ thống thông tin quản lý việc tuân thủ mức phân
quyền phán quyết tín dụng 57
2.5.2. Tồn tại trong hoạt động quản trị RRTD DNVVN trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh 58
2.5.2.1. Mô hình Quản lý RRTD mới vận hành chƣa ổn định 58
2.5.2.2. Chƣa xây dựng đƣợc phƣơng pháp đo lƣờng mức độ RRTD 58
2.5.2.3. Hệ thống thông tin nội bộ chƣa hoàn thiện 59
2.5.2.4. Hệ thống báo cáo giám sát RRTD chồng chéo 59
2.5.2.5. Tồn tại trong kiểm tra giám sát sau khi cấp tín dụng 59
2.5.2.6. Tồn tại trong phân loại nợ tự động trên hệ thống 60
2.5.2.7. Tồn tại trong xử lý nợ có vấn đề 60
2.5.2.8. Tồn tại về năng lực nhân viên 60
2.5.3. Khảo sát, tập hợp ý kiến về hoạt động quản trị RRTD DNVVN tại
Vietinbank trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG II 62
3. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RRTD DNVVN CỦA
VIETINBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH 63
3.1. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RRTD DNVVN
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH CỦA VIETINBANK 63
3.1.1. Định hƣớng quản trị RRTD DNVVN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 63
3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản trị RRTD DNVVN trên địa bàn TP. Hồ Chí

Minh 65
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RRTD ĐỐI VỚI DNVVN TẠI
VIETINBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH 66
3.2.1. Xây dựng chiến lƣợc tín dụng đối với khách hàng là DNVVN 66
3.2.2. Đổi mới chính sách tín dụng phù hợp đặc điểm của địa bàn TP. Hồ Chí
Minh 66
3.2.3. Nâng cao hoạt động thẩm định cấp tín dụng 68
3.2.4. Giải pháp đối với tài sản bảo đảm 68
3.2.5. Nâng cao tính ổn định trong vận hành mô hình quản trị RRTD 70
3.2.5.1. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực 70
3.2.5.2. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin nội bộ 71
3.2.5.3. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kiểm tra kiểm soát 71
3.2.6. Hoàn thiện quy trình quản trị RRTD DNVVN 72
3.2.6.1. Xây dựng và hoàn thiện phƣơng pháp nhận diện và đo lƣờng mức
độ RRTD 72
3.2.6.2. Xây dựng phƣơng pháp đánh giá rủi ro theo hƣớng sử dụng công
nghệ hiện đại 72
3.2.6.3. Hoàn thiện phân loại nợ tự động trên hệ thống 73
3.2.6.4. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát sau khi cấp tín dụng 73
3.2.6.5. Cƣơng quyết và triệt để trong xử lý nợ xấu 74
3.2.7. Xây dựng chính sách nhân sự phù hợp với mô hình quản trị RRTD 75
3.2.8. Tăng cƣờng mối quan hệ với các hiệp hội, cơ quan ban ngành 76
3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN BAN NGÀNH LIÊN QUAN 76
3.3.1. Đối với các hiệp hội nghề nghiệp 76
3.3.2. Đối với Hiệp hội DNVVN 78
3.3.3. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc 79
3.3.4. Đối với Chính phủ 80
KẾT LUẬN CHƢƠNG III 81
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 01: SỐ LIỆU TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI TP. HCM
PHỤ LỤC 02: MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG CỦA
VIETINBANK
PHỤ LỤC 03: CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
PHỤ LỤC 04: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 05: KẾT QUẢ KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 06: CÁC CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI ĐỐI VỚI DNVVN
PHỤ LỤC 07: CÁC CỘT MỐC QUAN TRỌNG TRONG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
VIETINBANK VÀ SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
PHỤ LỤC 08: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC-ĐIỀU HÀNH VIETINBANK
PHỤ LỤC 09: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI CỘM CỦA DNVVN
PHỤ LỤC 10: BẢNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM CỦA MOODY’S VÀ STANDARD &
POOR
PHỤ LỤC 11: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ
MINH 2007 - 2012


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Nghĩa tiếng nƣớc ngoài
Nghĩa tiếng Việt
AMC
Asset Management Company
Công ty quản lý nợ
BIDV
Joint Stock Bank for
Investment and Development
of Vietnam
Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần

Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam
CBTD

Cán bộ tín dụng
CHLB Đức

Cộng hòa Liên Bang Đức
CIC
Credit Information Center
Trung tâm thông tin tín dụng
DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IPO
Initial Public Offering
Ra mắt chứng khoán lần đầu
KHDN

Khách hàng doanh nghiệp
NHTM

Ngân hàng thƣơng mại
NHTMCP


Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc
ODA
Official Development
Assistant
Hỗ trợ phát triển chính thức
RRTD

Rủi ro tín dụng
SWIFT
Society for Worldwide
Interbank Financial
Telecommunication
Hiệp hội Viễn thông Tài chính
Liên ngân hàng thế giới
TCTD

Tổ chức tín dụng
TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên
TSBĐ

Tài sản bảo đảm
Vietcombank
hay VCB
Joint stock Commercial Bank

for Foreign Trade of Vietnam
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
ngoại thƣơng Việt Nam
Vietinbank
Vietnam Joint Stock
Commercial Bank For
Industry and Trade
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần
Công Thƣơng Việt Nam
WTO
World Trade Organization
Tổ Chức Thƣơng Mại Thế giới



DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 2.1
Số liệu huy động vốn theo kì hạn của Vietinbank trên địa
bàn TP. HCM từ năm 2011 đến 8/2013
30
Bảng 2.2
Cơ cấu nợ vay theo loại tài sản bảo đảm trên địa bàn TP.
HCM năm 2012
37
Bảng 2.3
Một số chỉ tiêu tài chính nằm trong hệ điều kiện cấp tín
dụng DNVVN của Vietinbank

46

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Nội dung
Trang
Biểu đồ 2.1
Cơ cấu nợ vay theo thời hạn nợ của DNVVN trên địa bàn
TP. HCM 2012
30
Biểu đồ 2.2
Cơ cấu nợ vay theo ngành kinh tế của DNVVN trên địa bàn
TP. HCM 2012
35


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu và lý do nghiên cứu
Sau khi gia nhập WTO vào năm 2007 và bắt đầu lộ trình mở cửa, hội nhập
kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam chịu những tác động ngày càng rộng và
sâu từ những biến động trong nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh suy thoái
kinh tế toàn cầu và ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế năm 2011 đối với nền
kinh tế Việt Nam ngày càng sâu sắc thì sự chọn lọc và đào thải dựa trên hiệu quả
kinh doanh, năng lực cạnh tranh và sức chống đỡ trƣớc khó khăn của doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trên thị trƣờng ngày càng khốc liệt và rõ rệt. Theo
thống kê của Cục quản lý đăng kí kinh doanh, cả nƣớc trong năm 2012 có
39.936 DNVVN ngừng hoạt động, 8.537 doanh nghiệp đã giải thể, chƣa tính đến

con số các doanh nghiệp đang đứng trƣớc nguy cơ phá sản, trong đó địa bàn TP.
Hồ Chí Minh chiếm 30% trong tổng số. Trƣớc tình hình vô cùng khó khăn của
các doanh nghiệp và áp lực cạnh tranh, tất cả các Tổ chức tín dụng trên cả nƣớc
cũng nhƣ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đều phải đối mặt với RRTD ngày càng
tăng cao khi tài trợ vốn, đặc biệt là đối với tín dụng các DNVVN.
Bắt đầu hoạt động từ năm 1988 và đi cùng nhiều thời kì thăng trầm của nền
kinh tế, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, đặc biệt là các Chi nhánh
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - nơi có tỷ lệ doanh nghiệp bị đào thải khỏi thị
trƣờng cao nhất cả nƣớc- đang đứng trƣớc áp lực chung của ngành ngân hàng là
phát triển bền vững, lành mạnh trƣớc sức ép cạnh tranh vô cùng lớn giữa các Tổ
chức tín dụng trên cùng địa bàn. Điều đó đi kèm với tăng trƣởng lợi nhuận, mở
rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng phục vụ và giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu. Trong đó,
tình hình nợ xấu gia tăng là mối lo ngại lớn nhất của hệ thống Ngân hàng nói
chung, của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam và các chi nhánh trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy, chú trọng quản trị RRTD ngay từ khâu
tiếp xúc và chọn lựa khách hàng là yêu cầu cấp thiết, quan trọng của Ngân hàng
TMCP Công Thƣơng Việt Nam, đặc biệt của các chi nhánh trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh. Đó chính là lý do lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Quản trị RRTD đối
2

với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh” để thực hiện luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng từ đó đánh giá và đề ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích thống kê từ các báo cáo
hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại, cũng nhƣ của Ngân hàng
TMCP Công Thƣơng Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

 Phƣơng pháp phân tích trên cơ sở so sánh sự biến động của các dãy số qua
các năm (2007-2012)
 Phƣơng pháp khảo sát chuyên gia và thống kê mô tả kết quả thu thập đƣợc.
4. Phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: Quản trị RRTD đối với DNVVN tại Ngân hàng
TMCP Công Thƣơng Việt Nam
 Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh, có so sánh với một số ngân hàng thƣơng mại của Việt
Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
 Kỳ nghiên cứu: Năm 2007 – 2012
 Dữ liệu dự kiến: Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam và một số ngân hàng của Việt Nam từ 2007– 2012, nguồn số liệu nội bộ
của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam từ 2007-2012.
5. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa:
 Nghiên cứu tổng quan về RRTD và quản trị RRTD đối với DNVVN
tại các NHTM.
 Nêu lên thực trạng quản trị RRTD đối với DNVVN tại Ngân hàng
TMCP Công Thƣơng Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
3

 Ứng dụng các kết quả nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện và nâng cao hoạt động quản trị rủi tín dụng đối với DNVVN tại
Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh.
6. Kết cấu dự kiến của đề tài
 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị RRTD đối với DNVVN của NHTM
 Chƣơng 2: Thực trạng quản trị RRTD đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP
Công Thƣơng Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
 Chƣơng 3: Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD đối

với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh

4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RRTD ĐỐI VỚI DNVVN
CỦA NHTM
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG
1.1.1. Khái niệm
RRTD là tổn thất có khả năng xảy ra do không thu hồi hoặc thu hồi không đầy
đủ đƣợc số vốn ngân hàng và các TCTD đã cấp thông qua hoạt động tín dụng. Về
mặt pháp lý, RRTD đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc - Cơ quan chủ quản trực tiếp điều
hành hoạt động của ngân hàng và các TCTD tại Việt Nam quy định một cách chặt
chẽ hơn thông qua định nghĩa về RRTD tại Thông tƣ 02/2013/TT- NHNN ngày
21/01/2013 và sẽ áp dụng thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 (đang hiệu lực) vào 01/06/2014. Đây là tiền đề cho các NHTM có cái
nhìn đầy đủ và đƣa ra định hƣớng đúng đắn đối với RRTD.
Theo định nghĩa của Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam, RRTD đƣợc xác
định là rủi ro mất vốn, lãi hoặc các thu nhập liên quan khác phát sinh từ việc khách
hàng hoặc đối tác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ phát sinh
từ hợp đồng đã kí với ngân hàng. Về cơ bản, RRTD chủ yếu phát sinh từ các giao
dịch nội và ngoại bảng bao gồm hoạt động cấp tín dụng nhƣ cho vay, bảo lãnh, chiết
khấu, thấu chi, bao thanh toán và một số hoạt động đầu tƣ và hoạt động kinh doanh
có phát sinh RRTD.
Về đặc điểm, RRTD có tính tất yếu, gián tiếp và đa dạng:
 Tính tất yếu nghĩa là RRTD luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng.
 Tính gián tiếp: RRTD xảy ra sau khi ngân hàng giải ngân vốn vay và trong
quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng do tình trạng bất cân xứng thông tin.
 Tính đa dạng và phức tạp: đặc điểm này xuất phát từ sự đa dạng, phức tạp
của nguyên nhân dẫn đến RRTD, những diễn biến và những hậu quả mà RRTD có

thể gây ra.
1.1.2. Phân loại RRTD
Có nhiều cách phân loại RRTD khác nhau. Tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên
cứu, tiêu chí phân loại, RRTD có các loại khác nhau.
5

 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, RRTD đƣợc phân chia thành các loại:
 Rủi ro giao dịch: là một hình thức của RRTD phát sinh từ những hạn
chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Bao
gồm ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
 Rủi ro danh mục là một hình thức của RRTD phát sinh từ những hạn
chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đƣợc phân thành hai loại
là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
 Căn cứ vào tính chất khách quan, chủ quan gây ra rủi ro thì RRTD bao
gồm:
 Rủi ro khách quan: bắt nguồn từ các nguyên nhân khách quan nhƣ
thiên tai, biến động kinh tế vĩ mô, luật pháp, ngƣời vay bị chết hoặc mất tích
đột ngột và các nguyên nhân ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong
khi ngƣời vay thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ vay vốn của mình.
 Rủi ro chủ quan: bắt nguồn từ phía ngƣời vay nhƣ cố ý lừa đảo, năng
lực điều hành và quản lý doanh nghiệp yếu kém. Bắt nguồn từ phía ngân hàng
nhƣ năng lực nhân viên ngân hàng yếu kém, nhân viên ngân hàng cố ý làm trái
các quy định về thẩm định và cấp tín dụng, thẩm định và nhận tài sản bảo đảm
sai quy định của ngân hàng, cố ý không thực hiện hoặc thực hiện sai trong
quản lý khoản vay.
1.1.3. Các chỉ số đánh giá RRTD
 Hệ số nợ quá hạn: Là tỷ lệ phần trăm dƣ nợ ngắn hạn/Tổng dƣ nợ cho vay
Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi
đã quá hạn.
 Tỷ lệ dự phòng RRTD: Là tỷ lệ phần trăm Dự phòng RRTD đƣợc trích lập/

Tổng dƣ nợ vay
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN: tùy theo
số ngày quá hạn, nợ đƣợc phân vào 5 nhóm từ 1 đến 5. Dự phòng RRTD bao gồm
dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
 Dự phòng chung là số tiền phải trích lập dự phòng cho toàn bộ giá trị
khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5, tỷ lệ trích lập theo quy định là 0.75%.
6

Dự phòng cụ thể là số tiền phải trích lập dự phòng cho giá trị khoản vay của
một khách hàng cụ thể. Tỷ lệ trích lập dụ phòng cụ thể tùy thuộc vào phân loại nợ
của khoản vay.
Nợ nhóm 1-
Nợ đủ tiêu
chuẩn
Nợ nhóm 2-
Nợ cần chú
ý
Nợ nhóm 3-
Nợ dƣới
tiêu chuẩn
Nợ nhóm 4-
Nợ nghi ngờ
Nợ nhóm 5-
Nợ có khả
năng mất vốn
Nợ quá hạn
dƣới 10 ngày
Nợ quá hạn
đến 90 ngày
Nợ quá hạn

từ ngày 91
đến 180
Nợ quá hạn từ
181 đến 360
ngày
Nợ quá hạn
trên 360 ngày
Dự phòng
0%
Dự phòng
5%
Dự phòng
20%
Dự phòng
50%
Dự phòng
100%
 Tỷ lệ nợ xấu: Là tỷ lệ phần trăm dƣ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ vay
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN, nợ xấu
là nợ đƣợc phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu
dƣới 3% có thể coi là ngƣỡng khá tốt, tỷ lệ nợ xấu cho phép là 5%.
 Tỷ lệ cấp tín dụng xấu: Là tỷ lệ phần trăm Tổng dƣ nợ vay và cam kết
ngoại bảng xấu/ Tổng dƣ nợ vay và cam kết ngoại bảng.
Tổng dƣ nợ vay và cam kết ngoại bảng xấu là tổng dƣ nợ vay và cam kết
ngoại bảng đƣợc phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5.
Chỉ tiêu này chỉ ra cho NHTM thấy đƣợc tổng quát về chất lƣợng các khoản
tín dụng đã cấp, làm tiền đề cho việc đo lƣờng mức độ RRTD và trích lập dự phòng
rủi ro, tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận ngân hàng giảm do con số
trích lập dự phòng rủi ro tăng từ việc phải trích lập cho cả các cam kết ngoại bảng.
 Hệ số RRTD: Là tỷ lệ phần trăm Dƣ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ vay

Hệ số RRTD càng cao cho thấy tỷ trọng của hoạt động tín dụng càng lớn, ngân
hàng phải đối diện với RRTD càng lớn.
7

1.1.4. Một số mô hình đo lƣờng RRTD
1.1.4.1. Mô hình định tính
Mô hình 6C về phân tích tín dụng: Trƣớc khi cấp tín dụng đối với một khách
hàng, ngân hàng cần phải xem xét, nghiên cứu khách hàng vay ở khía cạnh 6C bao
gồm:
 Tƣ cách khách hàng (Character): thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, tính
trung thực, mục đích vay rõ ràng và có thiện chí trả nợ.
 Năng lực của khách hàng (Capacity): thể hiện ở năng lực hành vi và năng
lực pháp lý để kí kết các cam kết với ngân hàng.
 Thu nhập của khách hàng (Cash): đây là tiêu chí vô cùng quan trọng để ra
quyết định cho vay. Nếu khách hàng vay không chứng minh đƣợc nguồn trả nợ từ
phƣơng án vay vốn là khả thi, đầy đủ và kịp thời thì rủi ro không thu hồi đƣợc vốn
của khoản vay là rất lớn.
 Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thứ hai dùng để trả nợ trong trƣờng
hợp khách hàng không trả đƣợc nợ vay từ nguồn thu. Chính vì vậy, ngân hàng cần
đánh giá trung thực, khách quan và thận trọng về tài sản bảo đảm.
 Các điều kiện tín dụng (Conditions): tùy theo điều kiện kinh tế đất nƣớc,
kinh tế vùng miền, tình hình kinh doanh của từng ngành nghề mà ngân hàng quy
định các điều kiện cấp tín dụng phù hợp để đảm bảo an toàn vốn sau khi cấp tín
dụng.
 Kiểm soát (Control): tập trung đánh giá những vấn đề liên quan đến điều
kiện kinh tế vĩ mô để nhận định mức độ ảnh hƣởng đến khách hàng vay, đánh giá
yêu cầu tín dụng của khách hàng có đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn của ngân hàng và các
nhà quản lý về chất lƣợng tín dụng.
Việc sử dụng mô hình này tƣơng đối đơn giản. Tuy nhiên, hiệu quả của nó phụ
thuộc rất lớn vào chất lƣợng thông tin thu thập đƣợc, khả năng thu thập và sàng lọc

thông tin cũng nhƣ trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng, do đó, đòi hỏi
về chất lƣợng nhân sự của ngân hàng là rất cao.
Ngoài ra, còn có mô hình đánh giá 5P dựa trên đánh giá các yếu tố Purpose,
Payment, Protection, Policy, Pricing hoặc nhóm đánh giá CAMPARI dựa trên các
8

yếu tố Character, Ability, Magin, Purpose, Amount, Repayment, Insurance. Tuy tên
gọi tiêu chuẩn khác nhau, nhƣng về bản chất, cách xem xét các yếu tối thì ba
phƣơng pháp này đều tƣơng đồng nhau.
1.1.4.2. Mô hình định lƣợng
Các ngân hàng đã sử dụng mô hình cho điểm để lƣợng hóa RRTD. Các mô
hình này có ƣu điểm so với các mô hình định tính là nó cho phép xử lý nhanh chóng
một khối lƣợng lớn khách hàng vay với chi phí thấp và khách quan, vì vậy, nó có
những đóng góp tích cực trong việc kiểm soát RRTD của ngân hàng. Các mô hình
chấm điểm tín dụng sử dụng các số liệu phản ánh những đặc điểm của khách hàng
vay để lƣợng hóa xác suất vỡ nợ cũng nhƣ phân loại khách hàng thành các nhóm có
mức độ rủi ro khác nhau. Các mô hình lƣợng hóa RRTD cơ bản thƣờng đƣợc sử
dụng nhƣ:
Mô hình điểm số Z (Z- Credit Scoring model): do Edward I. Altman hình
thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ. Đại lƣợng Z là
thƣớc đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với khách hàng vay và phụ thuộc vào:
 Trị số của các chỉ số tài chính của khách hàng vay (Xj)
 Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của
khách hàng vay trong quá khứ. Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm sau:
Z = 1,2X
1
+ 1,4X
2
+ 3,3X
3

+ 0,6X
4
+ 1,0X
5
Trong đó:
X
1
là tỷ số “Vốn lƣu động ròng/ Tổng tài sản”
X
2
là tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản”
X
3
là tỷ số “Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi/ Tổng tài sản”
X
4
là tỷ số “Thị giá cổ phiếu/ Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

X
5
là tỷ số “Doanh thu/ Tổng tài sản”
Trị số Z càng cao thì khách hàng vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Theo đó,
bất cứ công ty nào có điểm số Z < 1,81 phải đƣợc xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD
cao, 1,81 < Z <2,99 không xác định đƣợc rủi ro, Z >2,99 ngƣời vay không có khả
năng vỡ nợ. Căn cứ vào kết quả này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách
hàng có điểm số thấp hơn 1,81.
9

Phát triển mô hình này, Altman đã xây dựng các hàm phân biệt Z’ và Z” phù
hợp hơn cho hầu hết các ngành nghề.

Mô hình xếp hạng tín nhiệm của Moody’s và Standard & Poor: Moody và
Standard & Poor là hai tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên
thế giới và có uy tín và lâu đời tại Mỹ. Các tổ chức này hoạt động trên các thị
trƣờng tài chính lớn. Kết quả xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức này đƣợc các nhà
đầu tƣ đánh giá rất cao.
Phƣơng pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh vực
chính là đánh giá môi trƣờng ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt
động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị của doanh nghiệp trong đó
chú trọng vào quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Đối với Moody’s, xếp hạng chất
lƣợng công cụ nợ dài hạn của doanh nghiệp cao nhất từ Aaa sau đó thấp dần đến C
tƣơng ứng với từ AAA đến C của Standard & Poor.
1.1.5. Nguyên nhân của RRTD
1.1.5.1. Nguyên nhân khách quan
Sự biến động nhanh, khó dự đoán của thị trƣờng thế giới: Sau khi gia nhập
WTO, nền kinh tế Việt Nam gắn liền với những biến động của kinh tế thế giới. Sự
biến động của kinh tế thế giới càng có ý nghĩa khi nguyên liệu đầu vào của một số
ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam phần lớn là nhập khẩu nhƣ sắt thép, xăng
dầu, phân bón… Đồng thời, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhƣ nông sản, dệt may
cũng bị ảnh hƣởng bởi các chính sách bảo hộ của quốc gia nhập khẩu.
Môi trƣờng về kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nƣớc: hoạt động
của doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng lớn từ môi trƣờng kinh tế, chính trị - xã hội trong
và ngoài nƣớc. Nếu môi trƣờng kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện
cho quá trình sản xuất của nền kinh tế diễn ra bình thƣờng, bảo đảm khả năng hấp
thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngƣợc lại, môi
trƣờng kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì việc phân tích, dự đoán hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở nên khó lƣờng.
Môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi: bao gồm tính chƣa đồng bộ và đầy đủ
của hệ thống luật, các văn bản dƣới luật và việc chấp hành luật. Hệ thống luật còn
10


nhiều thiếu sót, chƣa đầy đủ, quá trình sửa đổi bổ sung thƣờng xuyên gây ra tình
trạng chồng chéo giữa luật và các văn bản luật, đây là trở ngại lớn cho hoạt động
của các doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin chƣa minh bạch, đầy đủ và kịp thời: để giúp các ngân
hàng đánh giá, phân tích và đƣa ra quyết định cho vay chính xác thì nền kinh tế phải
có hệ thống thông tin bao gồm:
 Hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính minh bạch, độ tin cậy đủ để
phản ánh đúng năng lực tài chính và đo lƣờng chính xác “sức khỏe” của doanh
nghiệp.
 Hệ thống thông tin đầy đủ, có độ tin cậy và tính chính xác cao về doanh
nghiệp bao gồm thông tin về lịch sử hình thành và quá trình phát triển, năng lực tài
chính, mức độ tín nhiệm, đội ngũ điều hành, lịch sử giao dịch, xếp hạng tín dụng là
cơ sở hết sức quan trọng giúp cho việc thẩm định, xếp loại, lựa chọn khách hàng
trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Nếu hệ thống thông tin không đầy đủ sẽ
ảnh hƣởng lớn đến khả năng đánh giá, thẩm định khách hàng của ngân hàng.
Nguyên nhân bất khả kháng do thiệt hại bởi thiên tai, hạn hán, bão lụt, hỏa
hoạn, động đất.
1.1.5.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp, bao gồm:
 Tính pháp lý của doanh nghiệp: liên quan đến năng lực hành vi, năng lực
pháp lý của ngƣời đại diện doanh nghiệp chƣa đủ thẩm quyền kí kết các hợp đồng
tín dụng, hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố, khế ƣớc nhận nợ hoặc trong việc
triển khai thực hiện các phƣơng án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tƣ theo quy định
của pháp luật.
 Rủi ro trong kinh doanh: thể hiện ở mức biến động theo chiều hƣớng xấu
của kết quả kinh doanh. Rủi ro trong kinh doanh sẽ xảy ra khi việc thực hiện
phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ của doanh nghiệp không khoa học, việc dự
toán chi phí và xác định sản lƣợng không phù hợp hoặc xuất phát từ việc những dự
đoán thị trƣờng không có tính khả thi.
11


 Rủi ro tài chính của doanh nghiệp: thể hiện ở các doanh nghiệp không thể
đối phó với các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi tiền vay cho chủ nợ. Rủi ro tài chính diễn
ra cùng với mức độ sử dụng nợ và gắn liền với cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.
 Rủi ro từ đạo đức kinh doanh của nhà điều hành doanh nghiệp: đây là rủi ro
từ việc không có thiện chí trả nợ, cố tình lừa đảo, chiếm đoạt vốn ngân hàng thể
hiện ở việc cố ý sử dụng vốn vay sai mục đích so với mục đích vay vốn ban đầu sau
khi ngân hàng đã giải ngân.
Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng, bao gồm:
 Ban hành chính sách tín dụng không hợp lý, quá chú trọng vào mục tiêu
tăng trƣởng tín dụng và lợi nhuận dẫn đến chấp nhận cấp nhiều khoản tín dụng có
mức độ rủi ro cao hoặc tập trung vốn cho vay quá nhiều vào một ngành kinh tế.
 Do áp lực cạnh tranh gay gắt với đối thủ trên cùng địa bàn mà ngân hàng
cấp tín dụng sai các quy định nhằm bảo đảm an toàn cho khoản cấp tín dụng.
 Quy trình duyệt và cấp tín dụng thiếu chặt chẽ, ít chú trọng đến phân tích
đánh giá khách hàng theo đúng nguyên tắc tín dụng, cho vay dựa vào tài sản thế
chấp là chủ yếu, thẩm định khách hàng dựa trên ý kiến và kinh nghiệm của quan
của CBTD.
 Thiếu giám sát, quản lý sau khi cho vay: Một phần do tâm lý ngại gây
phiền hà cho khách hàng, một phần do nhân viên tín dụng chƣa nhận thấy đƣợc tầm
quan trọng của việc kiểm tra sau khi cho vay nên việc giám sát sau khi cho vay chỉ
đƣợc thực hiện mang tính chất hình thức, đối phó bề mặt hồ sơ.
 Định giá tài sản bảo đảm thiếu căn cứ định giá, không chính xác hoặc
không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết về công chứng hợp đồng bảo
đảm và đăng kí giao dịch bảo đảm.
 Nhân viên thẩm định tín dụng thiếu am hiểu thị trƣờng, trình độ nghiệp vụ
chuyên môn và năng lực hạn chế, chƣa đủ kĩ năng tổng hợp và phân tích thông tin
dẫn đến việc không đánh giá đúng tình hình khách hàng trong quá trình thẩm định.
 Nhân viên ngân hàng cố tình không tuân thủ quy trình, quy định cấp tín
dụng của ngân hàng và các quy định của pháp luật, vi phạm đạo đức kinh doanh.

12

1.1.6. Tác động của RRTD
RRTD là đƣơng nhiên và luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng. RRTD
xảy ra gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hƣởng nhiều mặt đến đời sống kinh
tế- xã hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
1.1.6.1. Đối với ngân hàng
Đối với hoạt động ngân hàng: khi RRTD xảy ra, ngân hàng không thu hồi
đƣợc nợ hoặc thu hồi không đầy đủ vốn và lãi cho vay trong khi vẫn phải trả vốn và
lãi huy động sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối thu chi, vòng quay vốn tín dụng
giảm kéo theo thu nhập giảm, chi phí tăng từ việc phải giải quyết các vấn đề phát
sinh liên quan đến khoản vay quá hạn. Nếu RRTD xảy ra liên tục, kéo dài sẽ làm
giảm tính thanh khoản và đe dọa sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Điều
này làm suy giảm năng lực tài chính, sức cạnh tranh của ngân hàng dẫn đến tình
trạng thua lỗ và có thể đối mặt với nguy cơ phá sản.
Đối với hệ thống ngân hàng: hoạt động ngân hàng trong một quốc gia có tính
hệ thống nghĩa là liên quan đến hệ thống ngân hàng, các tổ chức kinh tế, cá nhân
khác trong nền kinh tế. Vì vậy, nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, mất
khả năng thanh toán hoặc phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hƣởng
xấu đến các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Mặt khác, nếu không có sự can
thiệp kịp thời của chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ ngƣời gửi,
họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM làm cho các NHTM khác vô hình chung cũng
rơi vào tình trạng suy yếu khả năng thanh toán dẫn đến nguy cơ khủng hoảng hệ
thống ngân hàng.
1.1.6.2. Đối với khách hàng
RRTD kéo dài dẫn đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có
chiều hƣớng xấu đi, uy tín giảm sút, điều này ảnh hƣởng không ít đến hoạt động của
các doanh nghiệp tốt đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Uy tín ngân hàng giảm sút sẽ ảnh hƣởng đến hình ảnh của của doanh nghiệp
khi đặt quan hệ hợp tác với đối tác, đặc biệt là đối tác nƣớc ngoài. Các doanh

nghiệp tốt muốn giữ vững vị thế của mình trong hợp tác kinh doanh thì phải chuyển
13

quan hệ tín dụng sang một ngân hàng có uy tín hơn, RRTD ít hơn, điều này làm tiêu
tốn nhiều thời gian và chi phí chuyển đổi, có thể gây tắc nghẽn nguồn vốn trong một
thời gian ngắn.
1.1.6.3. Đối với nền kinh tế
Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm
tiền cho nền kinh tế. Vì vậy, “sức khỏe” yếu kém của các ngân hàng sẽ gây ảnh
hƣởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho doanh nghiệp thiếu vốn để duy
trì hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến thất nghiệp hàng loạt, sức mua giảm, xã
hội mất ổn định.
1.2. TỔNG QUAN VỀ DNVVN
1.2.1. Khái niệm
Tại Việt Nam, khái niệm DNVVN đƣợc định nghĩa tại Nghị định
56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2010, theo đó DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký
kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo
quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định
trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm
(tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên). Cụ thể:
 Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động từ 10 ngƣời trở
xuống.
 Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có tổng vốn dƣới 20 tỷ đồng và lao
động từ trên 10 đến 200 đối với các doanh nghiệp trong ngành nông-lâm- thủy sản,
công nghiệp và xây dựng; tổng vốn dƣới 10 tỷ đồng và lao động từ trên 10 đến 50
đối với doanh nghiệp thƣơng mại và dịch vụ.
 Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có tổng vốn từ trên 20 tỷ đến 100 tỷ và
lao động từ trên 200 đến 300 ngƣời đối với các doanh nghiệp trong ngành nông-
lâm- thủy sản, công nghiệp và xây dựng; tổng vốn trên 10 đến 50 tỷ đồng và lao
động từ trên 50 đến 100 đối với doanh nghiệp thƣơng mại và dịch vụ.

×