Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

chọn giống hồ tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.91 KB, 27 trang )

CHỌN GIỐNG HỒ TIÊU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây công nghiệp quan trọng
có giá trị kinh tế cao và là cây gia vị được sử dụng rộng rãi
trên thế giới, do hạt tiêu có vị nóng cay và mùi thơm hấp dẫn,
nên rất thích hợp cho việc chế biến thức ăn. Ngo ài ra, hạt tiêu
còn được dùng trong ngành công nghiệp chế biến hương liệu,
nước hoa và trong y dược. Trong những năm gần đây, sản
xuất và xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đã có bước phát triển
mạnh mẽ. Từ sản lượng 10.000 tấn và xuất khẩu 7.000 tấn năm
1996 đến năm 2009 ước tính sản lượng và xuất khẩu đạt hơn
100.000 tấn và Việt Nam hiện nay, chiếm vị trí số một thế giới
cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu hạt tiêu. Tuy nhiên để giữ
vững vị trí số một như hiện nay, sản lượng hồ tiêu khó tăng
nhanh trong những năm tới, do năng suất còn thấp, chi phí
cho hóa chất phòng trừ bệnh hại hồ tiêu cao, làm hạn chế khả
năng tăng năng suất và diện tích gieo trồng. Muốn tăng năng
suất của hồ tiêu cả về số lượng và chất lượng, vấn đề đặt ra là
làm sao tạo được những giống hồ tiêu sạch bệnh có khả năng
kháng virus, nấm…
II. NỘI DUNG

2.1. giá trị kinh tế
Có hai loại hạt tiêu: tiêu đen và tiêu trắng
(tiêu sọ). Muốn có hạt tiêu đen thì phải hái
lúc quả chưa chín, đem phi khô, quả nhăn
nheo, có màu đen. Muốn có tiêu trắng
phải hái lúc quả thật chín, loại bỏ vỏ
ngoài, chỉ giữ phần hạt đem phơi nắng sẽ
có hạt trắng ngà, xám. Tiêu sọ ít thơm


ngon hơn nhưng cay nồng hơn.
2.1. giá trị kinh tế
2.1. giá trị kinh tế

Hạt tiêu có vị nóng, cay, có mùi thơm hấp
dẫn nên rất thích hợp cho việc chế biến
các món ăn. Vì vậy mà hạt tiêu trở thành
gia vị rất phổ biến trên thế giới.

Hạt tiêu còn được sử dụng làm thuốc
chữa một số loại bệnh như: tiêu chảy, nôn
khi ăn phải món ăn lạ, giải cảm.

Ngoài ra hạt tiêu còn được dùng trong
công nghiệp hương liệu, trừ côn trùng…
2.1. giá trị kinh tế

Cây tiêu được trồng ở nhiều nước trên thế giới
như: Việt Nam, Ấn Độ, Srilanka, Indonexia,
Braxil, Malayxia,… với sản lượng đạt 290 nghìn
tấn.

Tại nước ta, cây tiêu được trồng ở nhiều tỉnh
thành phía nam nhưng tập trung chủ yếu ở 6
tỉnh là Đồng Nai, Đăk Lăk, BR-VT, Bình Phước,
Gia Lai, Đăk Nông, có diện tích gần 58 ngàn ha
và cho sản lượng 95 ngàn tấn, năng suất bình
quân đạt 26 tạ/ha.
2.1. giá trị kinh tế


Năm 2009, nước ta xuất khẩu 134 nghìn
tấn đạt kim ngạch 348tr USD. Thị trường
xuất khẩu : Châu Mỹ ( 16,2 nghìn tấn),
Châu Âu (53 nghìn tấn), Châu Á (52 nghìn
tấn), Châu Phi (11,9 nghìn tấn)
2.2. giá trị dinh dưỡng

Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí
còn nhiều hơn cả cà chua. Trong hạt tiêu
có chứa 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin,
2,2-6% chanvixin, 8% chất béo, 36% tinh
bột, 4% tro.

Trong đó, có hai ankaloid quan trọng là
piperin và chanvixin. Chính 2 chất này đã
tạo nên hương vị cho hạt tiêu.
Máy xay hạt tiêu
Một số món ăn
2.3. Đặc điểm sinh vật học

A. hệ rễ
-
Rễ cọc: chỉ những cây trồng
bằng hạt mới có rễ cọc. Rễ
này ăn sâu xuống 2,5m làm
nhiệm vụ hút nước.
-
Rễ cái: có thể ăn sâu 2m,
nhiệm vụ chính cũng là hút
nước.

-
Rễ phụ: các rễ phụ mọc
thành chùm, phát triển theo
chiều ngang, phân bố ở độ
sâu 15-40cm, làm nhiệm vụ
hút nước và dinh dưỡng.
-
Rễ bám: mọc ra từ các đốt
trên thân làm nhiệm vụ giúp
cây tiêu bám vào cọc, vách
tường.
2.2 Đặc điểm sinh vật học
B. Thân, cành
Cây tiêu thuộc loại thân
thảo mềm dẻo được
phân thành nhiều đốt, tại
các đốt có thể phát sinh
các cành sau:
-cành vượt: phát sinh từ
mầm nách cây tiêu nhỏ
hơn 1 tuổi. Có góc độ
phân cành nhỏ (<45o),
cành mọc tương đối
thẳng, sinh trưởng khỏe,
thường được dùng để
giâm cành nhân giống.
B. Thân, cành
-
Cành lươn: cành phát sinh
từ mầm nách gần sát gốc

của cây trưởng thành, luôn
bò sát đất và có lóng rất dài.
Cành lươn cũng đc sử dụng
để giâm cành nhưng tỷ lệ
sống thấp, sinh trưởng
chậm bù lại có tuổi thọ và
năng suất cao.
-
Cành cho trái: đó là cành
mang trái, thường phát sinh
từ mầm nách trên cây tiêu
lớn hơn 1 năm tuổi. Có góc
độ phân cành lớn, mọc
nganh độ dài của cành
thường ngắn hơn 1m.
2.2 Đặc điểm sinh vật học
C.Lá
Mọc từ các đốt thân, là
lá đơn, mọc cách,
hình trái tim.
2.2 Đặc điểm sinh vật học
D. Hoa
Cây tiêu ra hoa dưới
dạng hoa tự hình gié,
dài 7-12cm tùy giống
tiêu và điều kiện
chăm sóc. Trên gié có
bình quân 20-60 hoa,
xếp hình xoăn ốc,
đơn tính hoặc lưỡng

tính. Là hoa tự thụ.
2.2 Đặc điểm sinh vật học
E. Quả
Thuộc loại quả hạch,
không có cuống,
mang 1 hạt hình cầu.
Quả còn non thì có
màu xanh, khi quả
chín thì chuyển dần
dần sang vàng và đỏ
2.2 Đặc điểm sinh vật học

F. Hạt
2.3. Nguồn gốc, phân loại, quỹ gen
A. Nguồn gốc

Cây hồ tiêu có nguồn gốc từ vùng Ghats miền tây Ấn
Độ, ở đây có nhiều giống tiêu hoang dại, mọc rất lâu
đời. Sau đó được người Hindu mang đến trồng ở
Java vào khoảng 600 năm sau CN, sau đó được
trồng nhiều ở các nước nhiệt đới như: Malayxia,
Srilanka, Campuchia, Braxil, Mexico, Congo…

Cây tiêu được đưa vào Đông Dương từ TK 17 nhưng
mãi đến TK 18 mới được phát triển mạnh, cây tiêu
vào nước ta qua Hà Tiên –Kiên Giang, sau đó lan ra
các tỉnh miền trung như TT-Huế, Quảng Trị…
2.3. nguồn gốc, phân loại, quỹ gen
B. Phân loại
Hồ tiêu thuộc bộ

Piperales, họ
Piperaceae, chi Piper,
loài P. nigrum
2.3. nguồn gốc, phân loại, quỹ gen

C. quỹ gen.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 80 giống
tiêu chia làm hai nhóm là nhóm lá to và
nhóm lá nhỏ. Việt Nam hiện có các giống
tiêu địa phương như: tiêu Quảng Trị, tiêu
sẻ, tiêu Di Linh, tiêu Bà Rịa, tiêu Phú
Quốc, tiêu Trầu. Các giống nhập nội như
tiêu Campot, Nam Vang, Lada
Belangtoeng.
C. Quỹ gen

Tiêu Lada Belangoteng (tiêu Trâu) là giống tiêu
lá lớn nhập nội từ Madagasca. Đặc điểm: sinh
trưởng khỏe, chống đc bệnh thối rễ, cho năng
suất cao hơn các giống khác, chịu thâm canh.

Tiêu sẻ đất đỏ: giống địa phương tại miền Đông
nam bộ. Kích thước lá rất nhỏ (dài 10-12cm,
rộng 4,5-5cm) lá dạng hơi thuôn và xanh đậm,
chùm quả ngắn, quả to.thích nghi rộng, mau ra
quả, chịu hạn khá, không kháng đc bệnh chết
héo và thối rễ.
C. Qũy gen

Các giống tiêu Campuchia (Campot, Nam Vang,

Phú Quốc) là hỗn hợp nhiều giống mang đặc
tính trung gian giữa giống lá nhỏ và lá lớn. Kích
thước lá trung bình dài 18-20cm, trùm quả dài,
trái to, đóng quả dày, ra hoa hơi muộn tuổi thọ
cao (trên 30 năm). Nănh suất cao, phẩm chất
thuộc loại tốt. Khả năng chống chịu khá, chịu đc
thời tiết khắc nghiệt, tuy nhiên lại ra hoa muộn,
năng suất không ổn định, bị nhiễm bệnh chết
héo.
2.4 Mục tiêu tạo giống

Năng suất cao

Chất lượng tốt

Chống chịu tốt với sâu bệnh:
+ bệnh thối rễ thối gốc do nấm gây ra
+ bệnh do tuyến trùng
+bệnh thối trái
+ bệnh vằn lá
+ rệp sáp
2.4 Mục tiêu tạo giống

Có hàm lượng tinh dầu cao để phục vụ
cho sản xuất hương liệu

Chọn giống chịu hạn

Quả trên cùng 1 gié chín đồng đều.
2.5 phương pháp chọn tạo

A. Phương pháp lai
Tổ chức lai hai dòng bố mẹ đã xác định rõ
nguồn gốc, rồi thu hạt, gieo trồng chọn
lọc theo mục tiêu.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×