Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn thạc sĩ Dựng lại bức tranh ngân sách đánh giá tính bền vững tài khóa của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 85 trang )



B GIÁO DC VÀ ÀO TO
TRNG I HC KINH T TP. H CHÍ MINH




N
N
G
G
U
U
Y
Y


N
N


T
T
H
H




N


N
G
G


C
C


Q
Q
U
U


N
N
H
H





DNG LI BC TRANH NGÂN SÁCH
ÁNH GIÁ TÍNH BN VNG TÀI KHÓA
CA VIT NAM


LUN VN THC S KINH T


CHNG TRÌNH GING DY KINH T FUBRIGHT

CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG
MÃ S: 60.31.14


NGI HNG DN: TS V THÀNH T ANH






TP.H CHÍ MINH – NM 2012




i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.



Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 04 năm 2012


Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh





ii



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, mà đại diện là
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và các đơn vị đã tài trợ cho chương trình, để tôi
có điều kiện được tham gia học tập trong suốt thời gian 2 năm vừa qua.
Tôi xin cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe tới các thầy giáo, cô giáo, những người đã dìu dắt
và hướng dẫn, giúp đỡ tôi tham gia học tập trong thời gian vừa qua.
Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi, những người đã
nuôi dưỡng, dạy dỗ và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện. Cảm ơn thầy giáo
Vũ Thành Tự Anh đã tận tình giúp đỡ tôi từ thời điểm đầu tiên cho đến nay. Cảm ơn sự chia
sẻ kinh nghiệm, tư liệu của các anh chị công tác tại Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước và cơ

quan thuế.
Cảm ơn những đồng nghiệp công tác tại CafeF, bạn bè đã cùng chia sẻ, hỗ trợ tôi trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!








iii



TÓM TẮT LUẬN VĂN

Những khó khăn mà cả nền kinh tế đang phải gánh chịu do bất ổn kinh tế vĩ mô đặt ra
yêu cầu sử dụng công cụ chính tài khóa sao cho hiệu quả để giúp doanh nghiệp, người dân
thoát khỏi tình trạng trì trệ. Tuy nhiên, đến nay chưa có bức tranh tương đối đầy đủ về thực
trạng thu và chi tiêu công. Do đó rất khó để có bất kỳ kết luận hay kiến nghị xác đáng cho
chính sách ngân sách khi mà độ tin cậy của ngân sách cũng như tính toàn diện và tính minh
bạch đã bị “làm mờ”.
Dựng lại bức tranh ngân sách nhà nước cho thấy thâm hụt ngân sách kéo dài do chính
sách thu chi ngân sách. Chính sách tài khóa của Việt Nam có tính thuận chu kỳ, kỷ luật tài
khóa chưa nghiêm, thâm hụt ngân sách ít bị tác động bởi yếu tố chu kỳ kinh doanh.
Giai đoạn 2007 – 2010, BCNSNN tăng cao được xác định bởi 3 lý do chính: (i) Kỷ luật
tài khóa chưa nghiêm, không có kế hoạch ngân sách trung hạn, thu vượt dự toán được phục
vụ cho chi thay vì nhằm giảm nợ; (ii) Gói kích thích kinh tế thực hiện năm 2009; (iii) Định

hướng phát triển kinh tế theo chiều rộng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế qua đó tăng chi
đầu tư mạnh mẽ.
Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá lớn để tiến đến bền vững tài khóa. Bởi, tính bền
vững còn hạn chế do: (i) Kỷ luật tài khóa chưa nghiêm, năng lực xây dựng dự toán và dự
báo ngân sách còn kém; (ii) Thu từ xuất nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng cao điều này cho thấy
một thái cực khác của việc đảm bảo nguồn thu ngân sách là nguy cơ nhập siêu tăng; (iii)
Doanh nghiệp và người dân chịu gánh nặng thuế khóa do cơ sở thuế chưa cải thiện, thuế suất
cao, tính thực thi kém. Chính phủ vẫn còn dư địa để giảm thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp từ 25% xuống 24% ngay trong năm 2012 khi cải thiện tình trạng thất thu thuế hiện
nay; (iv) Thuế nhà và đất chưa được khai thác nghiêm túc để trở thành nguồn thu có giá trị
trong tương lai cho địa phương qua đó giảm gánh nặng chi tiêu cho ngân sách trung ương.
Chống thất thu thuế; giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; cơ cấu lại khung thu
nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập cá nhân; trường hợp miễn, giảm, giãn thuế nhằm
iv



mục đích kích thích nền kinh tế nên xem xét phối hợp cho cả loại thuế trực tiếp và gián tiếp
là những gợi ý chính sách quan trọng trong tăng thu ngân sách.
Trong khi đó, chi đầu tư đe dọa tính bền vững tài khóa và phản ánh Việt Nam rất khó để
thoát khỏi chính sách tài khóa “thuận chu kỳ” và khó đạt được mục tiêu giảm bội chi, tiến tới
bền vững tài khóa, khi mà kỷ luật tài khóa từ trung ương đến địa phương vẫn chưa nghiêm,
Nhà nước “làm quá nhiều”. Bên cạnh đó, bản thân các khoản chi có hỗ trợ cho tăng trưởng
kinh tế phản ánh phần nào thất bại của nhà nước trong thiết kế chính sách chi tiêu.
Đối với giảm chi, Chính phủ nên giảm/điều tiết vốn phục vụ đầu tư công hoặc chuyển
hướng chi tiêu công ra khỏi những dự án thâm dụng vốn; thay đổi cách quản trị đầu tư công
ở các dự án bắt buộc Nhà nước phải thực hiện để hiệu quả hơn. Nên chăng để tư nhân tham
gia cung cấp dịch vụ công bao gồm cả dịch vụ hành chính, sự nghiệp kinh tế xã hội nhằm cắt
giảm chi tiêu; đạt hiệu quả chi tiêu và tránh được tình trạng chèn ép vốn tư nhân. Cần có giới
hạn trần chi tiêu ngân sách, tăng tính minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan

ban ngành trực thuộc trung ương để từ đó quản lý nguồn lực công hiệu quả hơn.
Về phía địa phương, nên tăng kỷ luật tài khóa đối với ngân sách địa phương qua việc
tăng trách nhiệm giải trình, minh bạch tài chính, loại bỏ cơ chế “xin – cho”, giới hạn trần bổ
sung ngân sách; cải thiện nguồn thu từ thuế nhà và đất.
Cuối cùng, Chính phủ nên chuyển giao vai trò “trung gian tài chính” cho các tổ chức tài
chính, ngân hàng hiện có; không nên xác định chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới có thể đảm
nhận và thực hiện các công trình công ích; hay doanh nghiệp quốc doanh đóng vai trò quan
trọng trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô để tránh những thất bại nhà nước như thời gian qua.
Luận văn này sử dụng phương pháp định tính trên cơ sở khung phân tích chính sách chi
tiêu (Stiglitz, 1998) và (S. Chiavo – Campo và P.S.A. Sundaram, 2003), tác động kinh tế của
thuế; và dựa vào dữ liệu thu thập được để phân tích, đánh giá thực trạng thu chi ngân sách
trong giai đoạn 2003-2010 từ đó đưa ra những gợi ý chính sách.
v



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ x
DANH MỤC HỘP VÀ PHỤ LỤC xi
Chương 1 DẪN NHẬP 1
1.1. Bối cảnh chính sách 1
1.2. Lý do chọn đề tài 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
1.5. Câu hỏi nghiên cứu 4

1.6. Kết cấu của nghiên cứu 4
2. Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6
2.1. Các khái niệm 6
2.1.1. Tính bền vững của ngân sách 6
2.1.2. Kỷ luật tài khóa 7
2.1.3. Bội chi ngân sách nhà nước 8
2.2. Các nghiên cứu trước về chủ đề liên quan 9
2.3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin 10
vi



3. Chương 3 NHỮNG KHIẾM KHUYẾT TRONG CÁCH TÍNH BỘI CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA CÁC TỔ CHỨC GIAI ĐOẠN 2003-2010 12
3.1. Bội chi ngân sách nhà nước theo tiêu chuẩn Việt Nam 12
3.2. Bội chi ngân sách nhà nước theo tiêu chuẩn Quốc tế GFS - Việt Nam 15
3.3. Bội chi ngân sách nhà nước theo IMF 15
4. Chương 4 DỰNG LẠI BỨC TRANH BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI
ĐOẠN 2003 – 2010 17
4.1. Bức tranh thu – chi ngân sách trung ương toàn diện 17
4.2. Bức tranh thu – chi ngân sách trung ương tiêu chuẩn GFS có điều chỉnh 21
4.3. Nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước tăng cao giai đoạn 2007-
2010 22
5. Chương 5 TÍNH BỀN VỮNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 28
5.1. Những vấn đề chung 28
5.2. Tính bền vững của nguồn thu 31
5.3. Chi thường xuyên và “bất thường” thường xuyên 40
5.4. Chi đầu tư phát triển 44
5.5. Rút viện trợ và vay nợ nước ngoài về cho vay lại 48
6. Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 50

6.1. Kết luận 50
6.2. Gợi ý chính sách 51
6.3. Hạn chế của nghiên cứu 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54


vii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á
: (Asian Development Bank)
BCNS : Bội chi ngân sách
BCNSNN : Bội chi ngân sách nhà nước
CP : Chính phủ
CTGD : Công trái giáo dục
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
Đvt : Đơn vị tính
EIU : Economist Intelligence Unit
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GFS : Hệ thống Thống kê Tài chính Chính phủ
: (Government Finance Statistics Systerm)
HDI : Chỉ số phát triển con người
: (Human Development Index)
IMF : Quỹ Tiền tệ Quốc tế
: (International Monetary Fund)
KD : Kinh doanh

KT-XH : Kinh tế - Xã hội
LHQ : Liên Hiệp Quốc
MOF : Bộ Tài chính Việt Nam
: (Ministry of Finance - Vietnam)
NK : Nhập khẩu
NS : Ngân sách
NSĐP : Ngân sách địa phương
NSNN : Ngân sách nhà nước
NSTW : Ngân sách trung ương
viii



ODA :
Hỗ trợ phát triển chính thức
: (Official Development Assistance)
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
: (Organization for Economic Co-operation and Development)
QLTCC - CT : Quản lý tài chính công – Chi tiêu
TNCN : Thu nhập cá nhân
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TNTC : Trách nhiệm tài chính
TPCP : Trái phiếu chính phủ
TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt
USD : Đô la Mỹ
: (United States dolla)
XNK : Xuất nhập khẩu
XK : Xuất khẩu
VAT : Giá trị gia tăng
: (Value Added Tax)

WTO : Tổ chức thương mại thế giới
: (World Trade Organization)
WB : Ngân hàng Thế giới
: (World Bank)
WDI : Chỉ số phát triển thế giới
: (World Development Indicators)

ix



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.0.1: Sự khác biệt trong mỗi phương pháp tính BNSNN của các tổ chức 12
Bảng 3.1.1: Thu chi ngân sách trung ương qua các năm – MOF 13
Bảng 3.1.2: Rút vốn viện trợ và vay nước ngoài về cho vay lại, chi đầu tư nguồn TPCP 14
Bảng 3.3.1: Thu chi ngân sách trung ương qua các năm – IMF 15
Bảng 4.1.1: Thu – chi ngoài ngân sách 18
Bảng 4.1.2: Bức tranh thu – chi ngân sách toàn diện 19
Bảng 4.1.3: Tỷ lệ thu nguồn TPCP và nợ nước ngoài được giải ngân trên tổng thu NSNN 20
Bảng 4.2.1: Thu – chi NSTW tiêu chuẩn GFS có điều chỉnh 21
Bảng 4.2.2: Chi ngoài ngân sách 22
Bảng 4.3.1: Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước qua các năm 23
Bảng: 4.3.2: Tổng chi cân đối NSNN qua các năm 23
Bảng 4.3.3: Tỷ trọng vốn đầu toàn xã hội/GDP 25
Bảng 4.3.4: Vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm 25
Bảng 4.3.5: Tăng trưởng chi đầu tư phát triển 25
Bảng 5.2.1: Tổng thu NS so với GDP qua các năm 31
Bảng 5.4.1: Chi đầu tư NSTW và NSNN trong vào ngoài NS so với GDP, tổng chi 45
Bảng 5.4.2: Vốn TPCP phục vụ đầu tư qua các năm 47
Bảng 5.5.1: Tỷ trọng rút vốn vay nước ngoài cho vay lại so vay nợ nước ngoài của CP trong

kỳ 48


x



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ: 4.3.1: Bội chi ngân sách qua các năm 22
Biểu đồ 5.1.1: Phát hành nợ tài trợ thâm hụt NSNN 28
Biểu đồ 5.1.1: Thu/chi NSTW so với GDP qua các năm 30
Biểu đồ 5.2.1: Cơ cấu thu không viện trợ 32
Biểu đồ 5.2.2: Cơ cấu thu có viện trợ 32
Biểu đồ 5.2.3: Tỷ trọng thu thuế, phí so với tổng thu, GDP 33
Biểu đồ 5.2.4: Huy động NSNN giai đoạn 2003 – 2010 phân theo sắc thuế 34
Biểu đồ 5.2.5: Thuế XNK trong tổng nguồn thu (%) của các nước thu nhập trung bình thấp,
bình quân giai đoạn 2003 - 2009 35
Biểu đồ 5.2.6: Tỷ lệ thu thuế/GDP của Việt Nam và các khu vực kinh tế 37
Biểu đồ 5.2.7: Tỷ trọng thuế TNCN/tổng số thu thuế của Việt Nam và quốc gia trong khu
vực 37
Biểu đồ 5.2.9: Tỷ trọng số thu thuế TNCN và tỷ trọng người nộp thuế TNCN phân theo bậc
thuế năm 2010 39
Biểu đồ 5.2.8: Tỷ lệ huy động GDP vào NS của Việt Nam và các nước thu nhập trung bình
thấp 40
Biểu đồ 5.3.1: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN qua các năm 41
Biểu đồ 5.3.2: Cơ cấu chi NSTW qua các năm 43
Biểu đồ 5.4.1: Tỷ trọng vốn TPCP phân bổ 46
Biểu đồ 5.4.2: Cơ cấu chi đầu tư nguồn TPCP 46
Biểu đồ 5.4.3: Cơ cấu chi ứng trước NSTW một số năm 47

Biểu đồ 5.4.1: Tự chủ ngân sách của 36 tỉnh thành qua các năm 61


xi



DANH MỤC HỘP
Hộp 5.3.1: Địa phương sử dụng ngân sách để cho vay trái luật NSNN 44
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I 57
PHỤ LỤC II: SỐ LIỆU CHI NGOÀI BẢNG, NGUỒN TỔNG HỢP .62
PHỤ LỤC III: BÁO CÁO PHÂN TÍCH RỦI RO TÁC ĐỘNG SỐ THU THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU 65















1




Chương 1
DẪN NHẬP
1.1. Bối cảnh chính sách
Sử dụng chính sách tài khóa như một công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế là một giải pháp khó tránh khỏi ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh việc theo đuổi chính sách tài khóa mở rộng, tăng
chi tiêu Chính phủ (CP), giảm các khoản thuế sẽ kích thích tổng cầu tăng trưởng, gia tăng
sản xuất qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực hiện chính sách tài khóa mở
rộng đồng nghĩa CP phải chấp nhận gia tăng mức thâm hụt ngân sách (NS), phải vay nợ để
bù đắp các khoản chi đầu tư, đối mặt với rủi ro ngân sách. Vì vậy, CP phải lựa chọn thời
điểm, mức độ cũng như sử dụng công cụ thuế hay mở rộng chi tiêu công để kích thích tổng
cầu. Sự lựa chọn của Chính phủ phụ thuộc vào dư địa tài khóa và tính bền vững ngân sách
nhà nước (NSNN)/tính bền vững tài khóa.
Đánh giá tính bền vững NSNN sẽ cho biết khả năng dư địa tài khóa của một quốc gia,
qua đó có kiến nghị chính sách phù hợp, để đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp tài khóa
nhằm đạt hiệu quả kinh tế như đã kỳ vọng. Để đạt được điều này cần thiết phải có bức tranh
NS rõ ràng, toàn diện. Cho đến nay, mặc dù cả Bộ Tài chính Việt Nam (MOF) và các tổ
chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Economist Intelligence Unit (EIU) đã dựng nên
bức tranh NS, nhưng các bức tranh này không phản ánh gần thực tế tình trạng NS do những
khiếm khuyết trong số liệu và quan điểm.
Trong khi đó, bất ổn kinh tế vĩ mô từ năm 2007 đến nay tại Việt Nam, ngoài những yếu
tố tác động đến từ bên ngoài nền kinh tế, khó có thể phủ nhận sự đóng góp tích cực yếu tố
sức khỏe tài chính của quốc gia – tính bền vững NS mà ẩn chứa sau đó là vai trò của Nhà
nước. Đồng thời, những khó khăn mà cả nền kinh tế đang phải gánh chịu do bất ổn kinh tế vĩ
mô đặt ra yêu cầu sử dụng công cụ chính tài khóa sao cho hiệu quả để giúp doanh nghiệp,
người dân thoát khỏi khó khăn. Trong lúc này Việt Nam có thể giảm thuế khóa không? nên
cắt giảm, thắt chặt chi tiêu công hay duy trì tỷ lệ chi tiêu công/tổng chi NSNN như bình quân

2



8 năm qua có khả thi không? Đánh giá tính bền vững NS mà cơ bản là cơ cấu thu – chi NS
sẽ giúp “xác định liệu chính sách tài khóa có bền vững không, chi tiêu sinh ra từ NS có đạt
được hiệu quả mong muốn trong việc giảm nghèo hay đạt được mục đích chính sách khác
hay không, hay liệu có đạt được giá trị tiền tệ trong việc cung cấp dịch vụ hay không”
1
. Qua
đó, sẽ có các kiến nghị chính sách nhằm giúp Việt Nam đạt được mục tiêu kiềm chế lạm
phát, ổn định vĩ mô; cụ thể hơn, đến năm 2015 giảm bội chi ngân sách nhà nước (BCNSNN)
xuống 4.5%GDP bao gồm cả trái phiếu Chính phủ (TPCP); tỷ lệ động viên thuế và phí vào
NS không quá 22-23%GDP/năm.
1.2. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, phản ánh chính sách thu và chi NSNN chung nhất là chỉ tiêu BCNSNN. Cho
đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về chính sách thu – chi NSNN của Việt
Nam mà xuất phát của nó là chưa có bức tranh tương đối đầy đủ về thực trạng thu và chi tiêu
công. Do đó, BCNSNN dưới 5%GDP hay vượt quá 5%GDP như MOF hay IMF đã từng
công bố vẫn không phản ánh đúng hiện trạng NSNN. Bởi MOF không ghi nhận khoản chi
đầu tư nguồn TPCP, chi từ rút vốn viện trợ và vay nợ nước ngoài về cho vay lại; còn IMF
chỉ có thể ước tính các chỉ tiêu này. Vì vậy, rất khó để có bất kỳ kết luận hay kiến nghị xác
đáng cho chính sách NS khi mà độ tin cậy của NS cũng như tính toàn diện và tính minh bạch
đã bị “làm mờ”. Tính lại BCNSNN cũng như xây dựng lại bức tranh về thu – chi ngân sách
trung ương (NSTW) sẽ giúp tăng độ tin cậỵ và minh bạch của NS đối với công chúng.
Thứ hai, một khi đã có bức tranh đáng tin cậy về về thu – chi NSTW, việc chỉ ra những
vấn đề trong chính sách thu – chi NS sẽ giúp CP giám sát rủi ro NS, tiến tới quản lý chặt các
vấn đề phát sinh từ việc sử dụng nợ vay tài trợ cho các hoạt động chi đầu tư, hạn chế khả
năng đe dọa tình bền vững của cấu trúc tài chính, ổn định vĩ mô.




1
WB (2005), Khung đánh giá kết quả thực hiện QLTCC – CT và TNTC, Tr.9.
3



Cuối cùng, BCNSNN tăng cao và những bất ổn vĩ mô trong giai đoạn 2007 – 2010 đặt ra
câu hỏi lớn là nguyên nhân chính nào đã dẫn đến kết quả trên và vai trò thích hợp của CP
trong nền kinh tế. Tôi hy vọng từ những dữ liệu quá khứ có thể chứng minh sự can thiệp của
CP theo cách mà CP đã làm trong thời gian qua đã ảnh hưởng gì đến kết quả kinh tế. Từ quá
khứ đến hiện tại và tương lai, CP nên can thiệp vào nền kinh tế như thế nào, nên có những
điều chỉnh/cải cách gì trong phương diện thu và chi NSNN để đạt được mục tiêu giảm bội
chi và ổn định vĩ mô, để tài khóa là một công cụ đắc lực cho mục tiêu phát triển bền vững.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm: (i) Chỉ ra những khiếm khuyết trong cách tính bội chi của MOF,
của Quỹ tiền tệ IMF, qua đó dựng lại bức tranh NS mang tính thực tế hơn; (ii) Chỉ ra những
trục trặc, nguyên nhân của những trục trặc trong cơ cấu thu – chi NSNN đã đe dọa tính bền
vững tài khóa như thế nào? (iii) Tìm giải pháp phù hợp để CP giải quyết những vấn đề
vướng mắc trong chính sách thu – chi nhằm hướng đến việc đạt được các chỉ tiêu phát triển
KT-XH đã đề ra cho giai đoạn 2011 – 2015 và tiến đến bền vững tài khóa trong dài hạn.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 2 nội dung thu và chi NSTW, NSNN bao gồm trong và ngoài
NS. Trong đó, dòng thu gồm: thu từ nội địa được hưởng theo phân cấp, thu từ dầu, viện trợ
không hoàn lại, thu hồi tiền cho vay của NSTW, thu từ quỹ dự trữ tài chính, thu từ phát hành
TPCP, và thu từ khoản viện trợ và vay nước ngoài. Dòng chi gồm: các khoản chi thường
xuyên, chi đầu tư phát triển trong NS và chi đầu tư phát triển nguồn TPCP, chi rút vốn viện
trợ và vay nước ngoài về cho vay lại, chi cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Bên
cạnh đó thu NS được hưởng theo phân cấp, chi thường xuyên và chi đầu tư của địa phương

cũng sẽ được xem xét.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2003 – 2006 và từ năm 2007 – 2010, trong đó năm 2010
các số liệu sử dụng là ước thực hiện lần 2, các năm còn lại là số liệu đã quyết toán. Mặc dù
giai đoạn phát triển KT-XH được Đảng và CP đề ra là 2001 – 2005 và 2006 – 2010, nhưng
4



thời gian và giai đoạn nghiên cứu của tác giả không gắn liền với kế hoạch phát triển KT-XH
và nhiệm kỳ chính trị. Bởi, (i) từ tháng 9/2003 CP mới bắt đầu phát hành TPCP để đầu tư
một số công trình giao thông, thủy lợi quan trọng cho giai đoạn 2003 – 2010; (ii) từ năm
2007 đến năm 2010, Việt Nam nhấn mạnh vào tăng trưởng GDP với đóng góp chủ yếu của
yếu tố vốn trong đó vốn đầu tư toàn xã hội được gia tăng mạnh mẽ.
Các vấn đề liên quan đến tín phiếu tài trợ thâm hụt NSNN sẽ không được đề cập trong
nghiên cứu này do tính ngắn hạn và tất toán nợ thường diễn ra ngay trong năm tài chính của
khoản vay tín phiếu.
Do đặc điểm của Việt Nam, trung ương phải chi bổ sung cho NSĐP, BCNSNN chính là
bội chi NSTW. Vì vậy nghiên cứu tập trung chủ yếu vào thu – chi NSTW khi tính lại
BCNSNN.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
Các phân tích trong nghiên cứu này tập trung trả lời các câu hỏi:
(1) Bội chi ngân sách nhà nước bắt nguồn từ đâu? Những nguyên nhân chính nào dẫn
đến thâm hụt NS tăng mạnh trong giai đoạn 2007 – 2010?
(2) Tính bền vững của thu – chi ngân sách nhà nước như thế nào?
(3) Nhà nước nên có những điều chỉnh gì nhằm giảm bội chi ngân sách và tăng tính
bền vững trong dài hạn?
1.6. Kết cấu của nghiên cứu
Nghiên cứu gồm có 6 chương như sau: chương 1– dẫn nhập, trình bày khái quát bối cảnh
chính sách, lý do lựa chọn vấn đề, câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu cũng như phạm vi và đối
tượng. Chương 2 là cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và quy trình được lựa chọn để tiến

hành nghiên cứu. Chương 3, trên cơ sở lý thuyết và bộ tiêu chí “Hệ thống Thống kê Tài
chính CP” (GFS), cơ sở tính và nguồn gốc số liệu những khiếm khuyết trong cách tính
5



BCNSNN của các tổ chức sẽ được chỉ ra. Chương 4 giải quyết những khiếm khuyết đã được
nêu ở chương 3 qua việc xây dựng lại bức tranh NS và tính lại BCNSNN. Chương 5, tác giả
sẽ sử dụng khung phân tích của mình để chỉ ra những vấn đề tồn tại trong chính sách thu –
chi, tính bền vững NSNN. Từ kết quả nghiên cứu này, chương 6 sẽ trình bày các kiến nghị
chính sách và những hạn chế của đề tài để mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo.

6



2. Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Tính bền vững của ngân sách
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Điều 1, Luật NSNN 2002).
“Tính bền vững NSNN đề cập đến vấn đề liệu tình trạng NS có thể duy trì được trong
trung hạn mà không làm tăng thái quá tổng gánh nặng nợ và ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô
hay không?”
2
. Hay “bền vững tài khóa là điều kiện cần cho tăng trưởng và xóa đói giảm
nghèo.”
3


Tính bền vững của NS bao gồm: Khả năng thanh toán của CP - Solvency; Tiếp tục tăng
trưởng kinh tế ổn định - Growth; Thuế ổn định - Stability; Sự công bằng giữa các thế hệ -
Fairness. Trong đó:
- Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính của CP.
- Tiếp tục tăng trưởng ổn định: Chính sách tài khóa phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
- Thuế ổn định: Năng lực của CP để đáp ứng các nghĩa vụ trong tương lai với gánh
nặng thuế hiện hành. Thuế ổn định cho các chương trình được tài trợ mà không phải
sửa đổi gánh nặng thuế cho công dân.
- Công bằng: Năng lực của CP để chi trả các nghĩa vụ hiện tại mà không chuyển gánh
nặng chi phí lên sang các thế hệ tương lai. Hay, khả năng trả tiền cho các dịch vụ



2
WB (2000), Việt Nam: Quản lý tốt hơn nguồn lực nhà nước. Đánh giá chi tiêu công 2000, Tr.5.
3
WB (2004), “Chương 2: Xu hướng Tài khóa và Bền vững tài khóa”, Việt Nam Quản lý Chi tiêu công để Tăng
trưởng và Giảm nghèo, Tr. 15
7



công cộng hiện nay với nguồn thu hiện nay, chứ không phải chuyển gánh nặng chi
phí cho các thế hệ tương lai hoặc từ chối các dịch vụ hiện có
4
.
Chính sách tài khóa bền vững nghĩa là tỷ lệ nợ công/GDP giữ ổn định trong trung và dài
hạn. Nếu lãi suất thực vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế thực, theo trường phái tân cổ điển,
để giữ tính bền vững của NS Chính phủ phải duy trì thặng dư NS cơ sở (primary surplus) ở

mức hợp lý trong trung đến dài hạn và giữ mức dự trữ trung bình
5
.
Ngân sách phải mang tính thực tế và được thực thi như dự kiến - độ tin cậy của NS; và
giám sát rủi ro NS và tài chính phải mang tính toàn diện, công chúng phải tiếp cận được với
thông tin về NS - Tính toàn diện và tính minh bạch
6
. Ngân sách phải là tấm gương phản ánh
chính sách của CP về mặt tài chính, nên phạm vi của nó phải toàn diện (bao gồm tất cả các
khoản thu chi, dù là nguồn trong nước hay thông qua viện trợ nước ngoài, và sử dụng tiêu
chí phân loại như nhau đối với tất cả các loại chi tiêu), và nó phải công khai hóa tất cả các
quyết định có ảnh hưởng hoặc rủi ro đối với tài chính nhà nước
7
.
Như vậy, tính bền vững tài khóa có thể hiểu ngắn gọn là nguồn thu có tính bền vững -
thu từ thuế và chi tiêu của CP hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế mà không chuyển gánh nặng
chi phí cho các thế hệ tương lai. “Hệ thống NS phải tuân thủ quy trình hợp lý và đáp ứng
được những tiêu chuẩn về quản lý nhà nước bao gồm cả tính công khai, minh bạch.”
8

2.1.2. Kỷ luật tài khóa
Kỷ luật tài khóa tổng thể (kỷ luật tài khóa/kỷ luật tài chính quốc gia), trước hết yêu cầu
giới hạn tổng chi tiêu phải được thiết lập dựa vào các chi tiêu tổng thể vĩ mô như: quy mô



4
Schick (2005), “Sustainable Budget Policy: Concepts and Approaches”, OECD Journal on Budgeting, Vol. 5,
No. 1, pp. 107-126
5

Fourie, F. v. and Burger, P. (2003), “Fiscal Sustianability and the South African Transformation Challenge”,
South African Journal of Economics, 71: 806–829
6
WB (2005), Khung đánh giá kết quả thực hiện QLTCC – CT và TNTC, Tr. 7
7
Dẫn S. Chiavo – Campo và P.S.A. Sundaram (2003), Phục vụ và duy trì
8
S. Chiavo – Campo và P.S.A. Sundaram (2003), Phục vụ và duy trì, Tr. 49
8



GDP; tỷ suất thu/GDP; sự gia tăng chi hàng năm trong tổng GDP; tỷ lệ nợ/GDP; tỷ lệ tiết
đầu tư/GDP; mức độ thâm hụt cán cân thanh toán Thứ hai, nó yêu cầu chi ngân sách phải
được thiết lập một cách độc lập và trước khi ra quyết định chi tiêu từng phần.
9

Kỷ luật tài chính (kiểm soát chi tiêu) đòi hỏi phải có sự kiểm soát ở tất cả các cấp, bắt
nguồn từ dự báo tốt về thu nhập cũng như chi tiêu. Ngắn gọn hơn kỷ luật tài chính trong
quản lý tài chính công là dự báo đáng tin cậy đối với chức năng thu nhập, kiểm soát chi tiêu
đối với chức năng chi tiêu và tổng thể ở cấp tổ chức.
10

2.1.3. Bội chi ngân sách nhà nước
NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số
chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp
còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi
NS
11
. BCNSNN là bội chi NSTW được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi

NSTW và tổng số thu NSTW của năm NS
12
.
BCNSNN là tình trạng chi NSNN vượt quá thu NSNN trong một năm, là hiện tượng
NSNN không cân đối trong sự so sánh giữa cung và cầu về nguồn lực tài chính của Nhà
nước. Phạm vi tính BCNSNN có thể là (i) BCNS toàn diện - là mức bội chi được xác định
cho toàn bộ khu vực công; (ii) BCNS chính phủ - số bội chi của tất cả các cấp chính quyền
gồm cả khoản nợ được cam kết, bảo lãnh của ngân hàng nhà nước; (iii) BCNS trung ương –
chỉ liên quan đến hoạt động NSNN do chính quyền trung ương trực tiếp thực hiện
13
.



9
Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2009), Tài chính công và Phân tích chính sách thuế, NXB: Lao động xã
hội, Tr. 266
10
S. Chiavo – Campo và Sundaram P.S.A. (2003), Phục vụ và Duy trì, NXB. Chính trị quốc gia, Tr 250 - 251
11
Quốc Hội (2002), Luật Ngân sách
12
Chính phủ (2003), “Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/6/2003 hướng dẫn thực hiện Luật
Ngân sách 2002”, Nghị định Chính phủ
13
Dẫn Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2009), Lý thuyết Tài chính công, NXB: Đại học Quốc Gia Tp. Hồ
Chí Minh, Tr. 228 -231
9




BCNSNN có 2 loại: BCNSNN cơ cấu – các khoản thâm hụt được quyết định bởi những
chính sách tùy biến của CP; BCNSNN chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng
của chu kỳ kinh tế
14
.
2.2. Các nghiên cứu trước về chủ đề liên quan
Đến nay, Việt Nam chưa có nghiên cứu tổng quát những trục trặc trong chính sách thu –
chi NSNN. Nhưng, riêng đối với chi tiêu, nghiên cứu “Phân tích cơ cấu chi tiêu CP và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam”
15
đã cho kết quả tổng quan về thực trạng và mối quan hệ giữa cơ
cấu chi NS và mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Trong đó, (i) các khoản chi đầu
tư có hiệu ứng tích cực hơn so với các khoản chi thường xuyên trong các ngành nông, lâm,
thuỷ sản, giáo dục và đào tạo, y tế, và ngành “khác”; ngược lại cho ngành giao thông vận tải.
(ii) Cả chi đầu tư và thường xuyên cho ngành giao thông vận tải, giáo dục và đào tạo, và
ngành khác có vai trò tích cực lớn hơn đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn so với các
khoản chi tương ứng cho ngành nông, lâm, thuỷ sản và ngành y tế. Hạn chế của nghiên cứu
này là bộ số liệu dùng cho phân tích trong ngắn hạn giai đoạn 2001-2005.
Cũng nghiên cứu về chi tiêu công với tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu “Tác động của chi
tiêu công tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt Nam”
16
dựa chủ yếu vào mô hình
lý thuyết về phân cấp chi tiêu CP của Davoodi và Zou (1998) để xây dựng mô hình xem xét
mối quan hệ giữa phân cấp chi tiêu địa phương tại Việt Nam. Căn cứ bộ số liệu thu thập
được của 31 địa phương trong hai năm 2004 và 2005, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích
hồi quy bằng phương pháp Pooled OLS và kết quả cho thấy mối quan hệ ngắn hạn giữa tăng
trưởng kinh tế và tỷ trọng chi tiêu các cấp. Nghiên cứu cho thấy tính hiệu quả tương đối giữa
chi đầu tư cấp huyện với chi đầu tư cấp tỉnh và chi khác của tỉnh (chi cho các trương trình
mục tiêu) với chi đầu tư cấp tỉnh. Nghiên cứu đưa ra kiến nghị nên chuyển dịch cơ cấu chi




14
Dẫn Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2009), Lý thuyết Tài chính công, NXB: Đại học Quốc Gia Tp. Hồ
Chí Minh, Tr. 233 - 235
15
Phạm Thế Anh (2008)
16
Hoàng Thị Chinh Thon, Phạm Thị Hương, Phạm Thị Thủy (2010)
10



tiêu các cấp ở các địa phương theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư cấp huyện, giảm tỷ trọng
chi đầu tư cấp tỉnh.
Nghiên cứu về tính bền vững tài khóa, bài đánh giá “Xu hướng tài khóa và bền vững tài
khóa”
17
dựa vào bộ số liệu thu thập giai đoạn 1997-2003 cho rằng các xu thế NS Việt Nam
phát triển theo hướng tích cực, cả về thu và chi, đảm bảo cân đối một cách khá vững chắc.
Tuy nhiên, vẫn còn có những nguy cơ đe dọa đến sự bền vững tài chính do phát hành TPCP
phục vụ chi đầu tư phát triển ghi nhận ngoài NS, các khoản cho vay lại, nợ đọng, cũng như
chưa có khuôn khổ tài chính trung hạn thực tế và bền vững như là một phần của mỗi chu
trình NS. Nghiên cứu kiến nghị đưa các khoản vay dưới hình thức TPCP vào cân đối NS,
xây dựng khuôn khổ tài chính trung hạn thực tế và bền vững.
2.3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính trên cơ sở khung phân tích chính sách chi
tiêu (Stiglitz, 1998) và (S. Chiavo – Campo và P.S.A. Sundaram, 2003), khung đánh giá kết
quả thực hiện quản lý tài chính công – chi tiêu công và trách nhiệm tài chính của WB

(2005), tác động kinh tế của thuế; và dựa vào dữ liệu thu thập được để phân tích, đánh giá
thực trạng thu chi NS trong giai đoạn 2003 – 2010 từ đó đưa ra những gợi ý chính sách. Bên
cạnh đó, để chỉ ra những ra những khiếm khuyết trong cách tính bội chi của MOF, IMF, tác
giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả cơ cấu thu – chi NSTW và tính lại BCNSNN dựa
trên cơ sở đúc rút những ưu nhược điểm cách tính của các tổ chức đã nêu.
Nguồn số liệu phục vụ cho công đoạn thống kê mô tả là báo cáo quyết toán NS hàng
năm, Bản tin Nợ nước ngoài, các báo cáo về thu chi nguồn vốn TPCP và công trái của MOF;
Báo cáo kiểm toán nhà nước về tình hình huy động và sử dụng vốn nguồn TPCP; Báo cáo
của Kho bạc Nhà nước; Niêm giám Thống kê 2005, 2010; Báo cáo liên quan của các tổ chức



17
WB (2007), “Chương 2: Xu hướng tài khóa và bền vững tài khóa”, Việt Nam: Quản lý chi tiêu công để tăng
trưởng và giảm nghèo, Tập 1, Tr. 15-34. Nhóm tác giả Albert de Groot, Đỗ Việt Đức, Vivek Suri, Nguyễn
Minh Tân
11



IMF, Tổ chức hợp tác & phát triển kinh tế (OCED). Số liệu thu chi ngoài NS trình bày trong
phần chính của nghiên cứu sẽ được giải thích chi tiết tại Phụ lục II.
Ngoài ra, phục vụ cho quá trình phân tích này, tác giả sử dụng lý luận về phân cấp NS,
thất bại nhà nước, thất bại thị trường, tính bền vững tài khóa.
Tác giả có tham chiếu một số nội dung trong Luật Ngân sách năm 2002, Nghị quyết Đại
hội Đảng, Kết quả thực hiện/kế hoạch phát triển KT-XH, Văn kiện trả lời chất tại các kỳ họp
Quốc Hội giai đoạn 2003 – 2012 trong quá trình nghiên cứu.
12




3. Chương 3
NHỮNG KHIẾM KHUYẾT TRONG CÁCH TÍNH BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CỦA CÁC TỔ CHỨC GIAI ĐOẠN 2003-2010
Những khiếm khuyết trong cách tính BCNSNN của các tổ chức bao gồm cả MOF Việt
Nam được tóm tắt trong bảng dưới đây và được thuyết minh trong 3 mục của chương này.
Bảng 3.0.1: Sự khác biệt trong mỗi phương pháp tính BNSNN của các tổ chức
Ghi nh

n v
ào
chi
Vi

t Nam

GFS
-
Vi

t
Nam
IMF

GFS

TPCP

Không


Không

Có, s


li

u ư

c tính



Lãi TPCP









Cho vay l

i

Không

Không


Có, s


li

u ư

c tính



Tr


n


g

c



Không

Không

Không



3.1. Bội chi ngân sách nhà nước theo tiêu chuẩn Việt Nam
Theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, tổng thu NSTW(A) bao gồm: các khoản thu nội
địa được hưởng theo phân cấp (1); thu từ dầu (2); viện trợ không hoàn lại (3); thu hồi tiền
cho vay của NSTW (4); thu từ quỹ dự trữ tài chính (5); không bao gồm thu vay nợ.
Tổng chi NSTW (B) gồm: chi thường xuyên (1) và chi đầu tư phát triển nguồn NS (2).
Trong đó, chi thường xuyên bao gồm: các khoản chi thường xuyên theo dự toán Quốc Hội -
là các khoản chi hành chính sự nghiệp, đảm bảo quốc phòng, an ninh xã hội, đảm bảo hoạt
động của bộ máy nhà nước; chi khác theo luật định; chi trả nợ; chi viện trợ; chi hỗ trợ tài
chính cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, chi trợ cấp thất nghiệp; chênh lệch chi –
thu các khoản chuyển nguồn/ứng trước và cải thiện tiền lương. Chi đầu tư phát triển không
bao gồm khoản chi đầu tư nguồn vốn TPCP. Mặc dù trong báo cáo quyết toán hàng năm của
MOF tách riêng thu và chi chuyển nguồn, kinh phí ứng trước. Tuy nhiên, để trình bày bảng
13



ngắn gọn tác giả tính chung số thu và chi 2 khoản mục này theo nguyên tắc chi – thu, ghi
nhận vào thành phần của khoản chi thường xuyên.
Bảng 3.1.1: Thu chi ngân sách trung ương qua các năm – MOF
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010e
613,443 715,307 839,211 974,266 1,143,715 1,485,038 1,658,389 1,951,174
A TỔNG THU (tỷ đồng) 110,092 125,401 153,195 190,078 213,391 288,458 285,201 559,170
1
Thu nội địa được hưởng theo
phân cấp 70,093 74,272 83,044 99,275 129,252 189,908 215,194 484,500
2 Thu từ dầu 36,773 48,562 66,558 83,346 78,634 89,603 61,137 69,170
3 Viện trợ không hoàn lại 2,662 2,504 3,481 7,344 5,505 8,947 7,272 5,500
4
Thu hồi tiền cho vay của ngân

sách trung ương 0 0 0 0 0 0 1,598 0
5 Thu từ quỹ dự trữ tài chính 564 63 112 113 0 0 0 0
B TỔNG CHI (tỷ đồng) 140,027 160,204 193,941 238,692 277,958 356,135 399,643 668,630
1 Chi thường xuyên 115,750 136,843 165,610 206,631 239,062 311,064 336,931 497,660
Chi thường xuyên theo dự
toán quốc hội 46,523 51,131 62,408 78,989 101,665 122,856 142,593
303,099
Chi trả nợ 23,877 30,675 34,450 40,201 48,390 48,843 64,861
79,370
Chi viện trợ 172 204 167 564 559 703 558
0
Chi các quỹ dự trữ và hỗ trợ
tài chính DN kinh doanh Xăng
dầu, trợ cấp thất nghiệp… 339 5,583 10,700 9,539 13,834 22,380 1,964
0
Bổ sung ngân sách địa phương 43,141 39,548 48,989 57,659 78,942 94,679 134,118
106,191
Chênh lệch thu chi chuyển
nguồn, kinh phí ứng trước 1,698 9,702 8,896 19,679 -4,328 21,603 -7,163
9,000
Chênh lệch chi cải thiện
tiền lương -971 6,943 7,539 9,305 -9,078 -5,578 5,020
0
Chênh lệch chi - thu kinh
phí chuyển nguồn 2,669 2,759 1,357 10,374 4,750 27,181 -12,183
9,000
2 Chi đầu tư 24,277 23,361 28,331 32,061 38,896 45,071 62,712 170,970
C
CÂN ĐỐI THU CHI
(tỷ đồng) -29,935 -34,803 -40,746 -48,614 -64,567 -67,677 -114,442 -109,460

%GDP -4.88% -4.87% -4.86% -4.99% -5.65% -4.56% -6.90% -5.61%
D Chi trả nợ gốc (tỷ đồng) 19,032 26,822 33,606 39,649 44,473 40,930 53,244 53,990
Bội chi NSNN loại nợ gốc (GFS)
-10,903 -7,981 -7,140 -8,965 -20,094 -26,747 -61,198 -55,470
%GDP -1.78% -1.12% -0.85% -0.92% -1.76% -1.80% -3.69% -2.84%
GDP (tỷ đồng)
Năm
Nguồn: MOF, Báo cáo quyết toán năm 2003 – 2009, Ước thực hiện năm 2010

Cân đối thu chi NS (C) = Tổng thu NS (A) - Tổng chi NS (B). Số cân đối thu chi NS (C)
cũng chính là con số bội chi MOF công bố hàng năm.
Xét về phạm vi thu và chi để tính BCNSNN, theo tiêu chuẩn Việt Nam BCNSNN là
BCNS trung ương. Cấp trung ương có thẩm quyền cao nhất trong các cấp NS và được phát

×