Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Thực trạng, giải pháp tăng cường thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam – Định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.84 KB, 71 trang )



Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
***
Chuyên đề thực tập
cuối khóa
Đề tài:
THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI VÀO NGÀNH
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến
GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Lớp: KTQT - 48B
MSV: CQ482933
Hà Nội 2010
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
1
1
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới đang vận động phát triển không ngừng đòi hỏi từng
quốc gia phải từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để giảm khoảng
cách của sự nghèo nàn với các nước tư bản phát triển. Đặc biệt trong những
năm gần đây khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế có thể nói
là năng động nhất trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực
này và cũng chịu ảnh hưởng của quy luật phát phát triển.


Trong mỗi một quốc gia thì nguồn vốn là không thể thiếu được trong
việc phát triển nền kinh tế. Đối với các nước phát triển luôn có một lượng vốn
dồi dào và rất muốn đầu tư ra nước ngoài bằng cách có thể là đầu tư trực tiếp
hoặc gián tiếp. Còn đối với các nước đang phát triển và các nước kém phát
triển đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong đó có Việt
Nam. Đầu tư là động lực quan trọng để tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản
xuất.
Ở Việt Nam trong những năm qua, Đảng và nhà nứớc đã quan tâm nhiều
đến công nghiệp coi trọng công nghiệp hoá- hiện đại hoá phát triển công
nghiệp mũi nhọn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ
sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội.
Cho đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt
Nam vẫn còn vấn đề cần phải được xem xét giải quyết. Do đó việc tìm hiểu
nghiên cứu để có được sự đánh giá về những kết quả đã đạt được tìm ra những
hạn chế khắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành công nghiệp trong thời gian tới là thực sự cần thiết nhất là sau cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu, bên cạnh những mặt được còn có những
hạn chế, bất cập chưa thu hút có hiệu quả điều đó có thể thấy số vốn xin vào
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
2
2
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
đầu tư đã giảm. Trong bài viết này để có thể thấy rõ và có những phương
hướng giải quyết vấn đề này, em chọn đề tài: “ Thực trạng, giải pháp tăng
cường thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt
Nam – Định hướng đến năm 2020”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài
nước ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam nói chung. Đồng thời

qua việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu hút đầu tư FDI của ngành
công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2004 - 2009, đề tài xin đề xuất một số giải
pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động thu hút FDI của ngành công nghiệp
Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu hoạt động thu hút đầu tư FDI
của ngành công nghiệp Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động
thu hút FDI của ngành công nghiệp Việt Nam thông qua việc sử dụng các số
liệu và tài liệu từ năm 2004 đến năm 2009, phương hướng và các giải pháp đề
xuất đến năm 2020.
4. Kết cấu của chuyên đề:
Chuyên đề gồm có ba phần chính:
Chương 1: Những thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam
Chương 2: Thực trạng FDI vào ngành công nghiệp Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế Việt Nam trông điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế
.
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
3
3
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ TRƯC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA VIỆT NAM
1.1.1 Quy mô vốn đầu tư
Sau năm 1975, nước ta đã ban hành những điều lệ quy định về đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam để điều tiết hoạt động của các dự án đầu tư chủ yếu từ

các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc. Các dự án đầu tư lúc bấy giờ dựa
trên nền tảng hợp tác giúp đỡ Việt Nam khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau
chiến tranh.
Cùng với chính sách đổi mới đất nước, tháng 12/1987, Luật Đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam đã được ban hành đánh dấu mới bước ngoặt trong
thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Tính đến 15/12/2009 theo số liệu thống
kê của Cục đầu tư nước ngoài cả nước có tổng số 10960 dự án hiệu lực với
tổng số vốn đăng ký hơn 117,11 tỷ USD, và vốn thực hiện 57,16 tỷ USD ( bằng
48,8% vốn đăng ký ).
Bảng 1.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép
giai đoạn 2002 - 2009
Năm Số dự án
Vốn đăng ký
(triệu USD)
Vốn thực hiện
(triệu USD)
Vốn bình quân 1 dự
án (triêu USD)
2002 808 2998,8 2591,0 3,71
2003 791 3191,2 2650,0 4,03
2004 811 4547,6 2852,5 5,61
2005 970 6839,8 3308,8 7,05
2006 987 12004,0 4100,1 12,16
2007 1544 21347,8 8030,0 13,82
2008 1557 71726,0 11500,0 46,07
2009 839 21482,0 10000,0 25,60
Nguồn: Tổng cục thống kê & Cục đầu tư nước ngoài
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
4
4

Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
Theo số liệu bảng 1.1 thì từ năm 2002 đến năm 2008 nguồn vốn FDI
vào Việt Nam có sự tăng mạnh cả về vốn đăng ký, vốn thực hiện và vốn bình
quân trên 1 dự án. Năm 2002 số vốn đăng ký đạt xấp xỉ 3 tỷ USD, bình quân
3,71 triệu USD/1 dự án nhưng đến năm 2006 con số này đã là hơn 12 tỷ USD,
bình quân 12,16 triệu USD/1 dự án và tới năm 2008 thì số vốn đăng ký cao kỷ
lục 71,7 tỷ USD, bình quân 46,07 triệu USD/1 dự án. Điều này cho thấy việc
thu hút vốn FDI của Việt Nam rất hiệu quả và chính điều này đã góp phần thay
đổi diện mạo của nền kinh tế Việt Nam.
Năm 2009, số dự án FDI vào Việt Nam là 839 dự án với tổng số vốn
đăng ký 21,4 tỷ USD bằng 29,8% về vốn so với năm 2008. Nguyên nhân của
sự thụt giảm này là do sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nền
kinh tế của các nước trên thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã tác động
trực tiếp đến lượng vốn FDI vào Việt Nam.
1.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng và lãnh thổ
Qua hơn 20 năm thu hút, vốn FDI đã trải rộng khắp cả nước, không còn
địa phương “trắng”. Tuy nhiên, cho đến nay, vốn FDI mới chỉ tập trung chủ
yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế về cơ sở hạ tầng, giao thông, liên lạc,
tài nguyên thiên nhiên.
Bảng 1.2 Cơ cấu FDI theo vùng
Vùng Kinh Tế Từ năm 1989 đến 2008 Năm 2009
Số dự
án
Vồn ĐK
(Triệu USD)
Số dự án
Vốn ĐK
(Triệu USD)
Đồng bằng sông
Hồng.

2790 33627,1 2718 32073,7
Trung du và miền núi
phí bắc
325 1823,1 398 2916,7
Bắc trung bộ và
duyên hải miền trung
690 43886,8 526 38452,5
Tây nguyên 147 1334,3 138 756,4
Đông nam bộ 6462 71857,8 6680 62611,0
Đồng bằng sông Cửu
Long
505 7876,5 457 7748,3
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
5
5
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
Nguồn : Tổng cục thống kế & Cục đầu tư nước
ngoài
Bảng 1.3 Cơ cấu FDI theo địa phương
Địa Phương Từ năm 1989 đến 2008 Năm 2009
Số dự án
Vốn ĐK
(Triệu
USD)
Số dự án
Vốn ĐK
(Triệu
USD)
1.TP Hồ Chí Minh
2.Hà Nội

3.Đồng Nai
4.Bình Dương
5.Bà Rịa Vũng Tàu
6.Hải Phòng
7.Vĩnh Phúc
8.Long An
9.Tây Ninh
10. Lâm Đồng
3234
1498
1031
1734
226
352
182
273
173
125
29245,8
20228,2
14752,8
9984,2
16896,1
3499
2215,2
2896,3
778,2
1185,4
3140
1644

1028
1946
211
302
129
280
188
118
27214,86
19473,33
16339,13
13394,13
23641,92
4289,89
1978,49
2952,65
796,00
554,21
Nguồn : Tổng cục thống kê & Cục đầu tư nước ngoài
Từ bảng 1.2 và 1.3 ta thấy cho thấy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
có ưu thế vượt trội hơn về cơ sở hạ tầng, thuận lợi về giao thông đường thủy,
bộ, hàng không, và sự năng động trong tư duy kinh doanh, đã tạo sức hấp dẫn
FDI mạnh nhất: Chiếm 59% về số dự án (6680 dự án), chiếm 45% về số vốn
đăng ký (62,6 tỷ USD).Tỷ trọng doanh thu của khu vực vốn đầu tư nước ngoài
ở vùng kinh tế này trong tổng doanh thu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
trong cả nước, cố xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là giá trị xuất khẩu.Thành phố
Hồ Chí Minh vẫn đứng đầu vùng, tiếp đó là Đồng Nai, Bình Dương và Bà
Rịa- Vũng Tàu.
Vùng trọng điểm phía Bắc, năm 2009 có 3116 dự án còn hiệu lực với
vốn đầu tư trên 35 tỷ USD, chiếm 28.52% về số dự án, 22.1% tổng vốn đăng

SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
6
6
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
ký cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước.Năm 2009, Hà Nội đứng
đầu (1644 dự án với tổng vốn đăng ký 19,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký
và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (302 dự án với
tổng vốn đăng ký 4,3 tỷ USD), Vĩnh Phúc (129 dự án với tổng vốn đăng ký
1,96 tỷ USD), , Bắc Ninh (143 dự án với tổng vốn đăng ký 1,93 tỷ USD) và
Quảng Ninh (107 dự án với tổng vốn đăng ký 1,17 tỷ USD)
Vùng trọng điểm miền Trung, năm 2009 thu hút được 526 dự án với
tổng vốn đăng ký 43,89 tỷ USD, chiếm 27.3% tổng vốn đăng ký của cả nước,
trong đó: Phú Yên (49 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD) hiện đứng đầu
các tỉnh miền Trung. Tiếp theo là Quảng Nam (65 dự án với tổng vốn đăng ký
4.89 tỷ USD), Đà Nẵng (145 dự án với tổng vốn đăng ký 2.7 tỷ USD) đã có
nhiều tiến bộ trong thu hút vốn ĐTNN, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du
lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp
phần giảm tình trạng “cháy” buồng, phòng cho khách du lịch, nhưng nhìn
chung vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng
Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn ĐTNN còn khiêm tốn như
vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, Lâm Đồng (118 dự án với tổng vốn đăng
ký 554,2 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm
tỷ trọng 1% về số dự án ( năm 2009). Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn
ĐTNN còn thấp so với các vùng khác, chiếm 4.6% về số dự án và 4,9% về vốn
đăng ký của cả nước( năm 2009). Qua số liệu trên cho thấy, cơ cấu FDI theo
vùng lãnh thổ không những không thực hiện được mục tiêu của Việt Nam là
làm xích lại gần nhau hơn về trình độ, cũng như tốc độ phát triển giữa các vùng
mà trái lại còn làm dãn xa hơn. Do đó, trong những năm tới nhà nước cần phải
điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho vùng lãnh thổ, từng bước phù hợp với kế
hoạch phát triển kinh tế.

1.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành
- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:
Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú
trọng thu hút ĐTNN vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Qua mỗi giai đoạn
các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xác định tại Danh
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
7
7
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Trong những
năm 90 thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN, Chính phủ ban hành chính sách
ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập
khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên),
(iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao.
Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2007), Việt Nam
đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không
yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước.
Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng
tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng
khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông
tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện
điện tử Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và
Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN. Nhờ vậy, cho đến nay các dự
án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất
các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản
xuất hàng dệt may ) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh
tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu
lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng
tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT)
với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic,

Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại
xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng
cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành.
Bảng 1.4 Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế
Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009
TT Chuyên ngành
Số dự
án
Tổng vốn đầu
tư đăng ký
(USD)
Vốn điều lệ
(USD)
1 CN chế biến,chế tạo 6,766 88,850,994,612

29,634,570,710
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
8
8
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
2 KD bất động sản 315 40,117,953,638

9,990,957,249
3
Dvụ lưu trú và ăn
uống 258 14,964,511,189

2,433,438,420
4 Xây dựng 501 9,103,498,618


3,250,878,311
5
Thông tin và truyền
thông 548 4,673,509,012

2,911,662,190
6 Nghệ thuật và giải trí 120 3,680,589,178

1,046,333,799
7 Khai khoáng 66 3,079,334,407

2,385,813,016
8
Nông,lâm nghiệp;thủy
sản 480 3,002,667,405

1,467,414,502
9 Vận tải kho bãi 286 2,324,750,704

843,673,485
10
Sản xuất,phân phối
điện,khí,nước,điều hòa 53 2,236,203,675

676,377,653
11
Bán buôn,bán lẻ;sửa
chữa 307 1,203,191,541

551,787,585

12
Tài chính,n.hàng,bảo
hiểm 72 1,181,695,080

1,084,363,000
13 Y tế và trợ giúp XH 65 956,849,074

237,855,506
14 Dịch vụ khác 80 625,730,000

140,541,644
15
HĐ chuyên môn,
KHCN 807 597,750,432

275,028,133
16 Giáo dục và đào tạo 127 269,037,416

105,066,210
17
Hành chính và dvụ hỗ
trợ 91 185,158,416

85,758,006
18
Cấp nước;xử lý chất
thải 18 59,423,000

37,123,000
Tổng số 10,960 177,112,847,397 57,158,642,419

Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
9
9
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
Tính đến hết năm 2009, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng
lớn nhất với 7386 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 102 tỷ USD,
chiếm 67.39% về số dự án, 58.29% tổng vốn đăng ký và 62,89% vốn thực hiện
( Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài).
- ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ:
Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài
(1987). Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy
nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh
doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy
xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong
WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn FDI, phát triển các ngành dịch
vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, năm 2009, trong khu
vực dịch vụ vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản,
bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn FDI trong khu vực dịch vụ), du lịch-
khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%)
Tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp
(58.29%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch
vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước với nhiều dự án xây dựng cảng
biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí.v.v.( Nguồn cục
đầu tư nước ngoài 2009 )

- ĐTNN trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư :
Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp đã
được chú trọng ngày từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay
do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh
vực này, nên kết quả thu hút ĐTNN vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được
như mong muốn.
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
10
10
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
Đến hết năm 2009, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 480 dự án còn
hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 3.002 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 1,467 tỷ
USD; chiếm 4.37% về số dự án ; 2.56% tổng vốn đăng ký và 2,57% vốn thực
hiện. Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn
nhất 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có
hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo
là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký
của ngành. Rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%.
Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 130 dự án
thuỷ sản với vốn đăng ký là 450 triệu USD.( Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
2009)
Cho hết năm 2009, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp
vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp nước ta, trong đó, các nước châu Á ( Đài
Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, ) chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào
ngành nông nghiệp (riêng Đài Loan là 28%). Các nước thuộc EU đầu tư vào
Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands
(11%) ( Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài 2009). Một số nước có ngành nông
nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australi)a vẫn chưa thực sự đầu tư
vào ngành nông nghiệp nước ta.
Các dự án ĐTNN trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở

phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng
bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu
vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông
Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả
nước.( Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài 2009).
1.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác đầu tư
Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ hợp tác Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu
vực và thế giới ” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài,
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
11
11
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
qua hơn 20 năm đổi mới đã có 89 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt
Nam với tổng vốn đăng ký trên 177 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, các nước Châu Á
chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước
châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 5%,
riêng Hoa Kỳ chiếm 12.42%, đứng vị trí thứ 6 trong tổng số 89 quốc gia và
vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, ví dụ Tập đoàn Intel không đầu tư thẳng
từ Mỹ vào Việt Nam mà thông qua chi nhánh tại Hồng Kông. Hai nước châu
Úc (New Zealand và Australia) chỉ chiếm 1% tổng vốn đăng ký ( Nguồn: Cục
đầu tư nước ngoài)
Bảng 1.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác đầu tư
Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009
TT Đối tác
Số dự
án
Tổng vốn
đầu tư đăng
ký (USD)

Vốn điều lệ
(USD)
1 Đài Loan 2,023

21,344,405,807

8,628,729,342
2 Hàn Quốc 2,327

20,572,892,316

6,933,403,450
3 Malaysia 341

18,064,514,601

3,871,213,032
4 Nhật Bản 1,160

17,816,524,080

5,157,821,224
5 Singapore 776

17,003,489,911

5,448,066,282
6 Hoa Kỳ 495

14,539,123,313


2,627,224,710
7 BritishVirginIslands 453

13,194,840,649

4,345,974,936
8 Hồng Kông 564

7,718,774,719

2,660,042,606
9 Cayman Islands 44

6,630,072,851

1,226,052,618
10 Thái Lan 220

5,773,990,708

2,471,157,622
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
12
12
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Hiện tại, theo bảng 1.4 đứng đầu về nguồn vốn đăng ký đầu tư vào Việt
Nam là Đài loan ( Chiếm 18.46% về số dự án, 12.05% về vốn đăng ký), thứ hai
là Hàn Quốc với số vốn 20.57 tỷ USD, thứ ba là Malayxia với số vốn là 18.064

tỷ USD.Tuy nhiên nếu tình về tình hình thực hiện vốn thì đứng đầu là Đài Loan
với số vốn thực hiện là 8.628 tỷ USD chiếm 15.1% tổng số vốn thực hiện cả
nước, thứ hai vẫn là Hàn Quốc số vốn 6.933, thứ ba là Singapore số vốn là
5.448 tỷ USD.
1.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO VIỆT
NAM
1.2.1 Những thành tựu
Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách thu hút vốn FDI chúng ta đã đạt
được các thành tựu sau
Thứ nhất: Đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn
đầu tư phát triển, khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới.
Đặc điểm của nền kinh tế nước ta vào thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 là
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với rất nhiều những nhược đIểm của nó,
trong đó tỷ lệ vốn đầu tư và tiết kiệm rất thấp, thậm chí còn âm. Từ sau đổi mới
thì tỷ lệ này tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu
vốn đầu tư. Hơn nữa, chúng ta còn phải trả quá nhiều nợ nước ngoài trong khi
thâm hụt ngân sách còn ở mức khá cao. Vì vậy FDI trở thành một nguồn vốn
cần thiết cho sự nghiệp đổi mới của nước nhà.
Chỉ tính riêng giai đoạn 2002 – 2008 lượng vốn FDI vào Việt Nam đạt
hơn 122 tỷ USD ( Nguồn Cục đầu tư nước ngoài ). Đây là một con số đáng kể
phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước.
Nguồn vốn FDI chủ yếu là ngoại tệ mạnh và máy móc thiết bị tương đối
hiện đại nên đã đóng góp cơ sở vật chất mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ
sở hạ tầng, tăng thêm năng lực sản xuất mới của toàn bộ nền kinh tế quốc dân,
nhất là khu vực công nghiệp.
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
13
13
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương

Thứ hai:Thông qua việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật, FDI đã góp
phàn làm tăng năng suất lao động, khả năng sản xuất, kinh nghiệm quản lý ở
một số ngành.
Việt Nam bước vào công cuộc hồi phục và phát triển kinh tế với xuất
phát đIểm thấp về mặt công nghệ. Do đó chất lượng sản phẩm thấp, khó có thể
tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác, trình độ
công nghệ thấp còn dẫn đến ô nhiễm môi trường. Sau khi thực hiện luật đầu tư
nước ngoài, việc đổi mới nước ta đã thực hiện với quy mô và tốc độ cao hơn
nhiều so với trước đó.
Nước ta đã tiếp nhận được một số công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong
nhiều ngành kinh tế như: thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, hóa chất, sản
xuất công nghiệp, xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, sản xuất lắp
ghép ôtô, công nghệ điện tử, xe máy, sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng có
chất lượng Cụ thể trong các ngành dầu khí, nhiều thiết bị và công nghệ tiên
tiến của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Mobile của Mỹ, BHP Rertolium,
CKA của Úc và các công ty khác của Hà Lan, Ý, Pháp, Anh, Nga, Ấn độ đã
được đưa vào Việt Nam để thực hiện thăm dò và khai thác dầu khí cũng như
xây dựng các nhà máy lọc dầu. Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, các thiết
bị hiện đại của công ty OCTVT đã được đưa vào nước ta để lắp đặt đài thông
tin viễn thông đầu tiên. Phần lớn thiết bị đưa vào nước ta ìuy thuộc lọai trung
bình trên thế giới nhưng vẫn tiên tiến hơn những thiết bị mà ta đang có.
Như vậy, thông qua chuyển giao công nghệ FDI đã góp phần nâng cao
chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, từ đó mà nâng cao kim ngạch xuất
khẩu, cải thiện môi trường lao động, đồng thời kích thích các doanh nghiệp
trong nước và cả ở nước ngoài.
Thứ ba: đầu tư FDI đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
ta và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, tăng thu ngân sách.
Đầu tư nước ngoài thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và các hoạt
động dịch vụ trong nền kinh tế nước ta. Trong cơ cấu vùng lãnh thổ, đầu tư
nước ngoài góp phần hình thành khu kinh tế trọng điểm của 3 miền Bắc-Trung-

Nam, mỗi vùng là một khu vực kinh tế ta nhanh, có tác dụng đầu tư đối với
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
14
14
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, FDI đã góp phần chủ yếu đầy nhanh quá trình
hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng kinh tế trọng điểm, ngành
công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế. Khu vực FDI, năm 2008 tạo ra trên
18,6% GDP, hơn 44,6% giá trị sản lượng sản xuất công nghiệp, hơn 9% nguồn
thu ngân sách của cả nước, hơn 50% giá trị xuất khẩu cả nước, dịch vụ thu
ngoại tệ và đóng góp vào ngân sách.( Nguồn: Tổng cục thống kê ).
Thứ tư: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải
quyết vấn đề khó khăn về an sinh xã hội.
Tính đến hết năm 2008, cả nước có khoảng 44,915 triệu lao động. Trong
đó lao động trong khu vực đầu tư FDI 1,67 triệu lao động chiếm 3,7% tổng số
lao động cả nước ( Nguồn: Tổng cục thống kê ). Sự đóng góp này tuy nhỏ bé,
song lại đáng quý trong điều kiện nhà nước ta đang có gắng giải quyết vấn đề
thiếu việc làm ở nước ta.
Trên đây là những lợi ích ban đầu mà chúng ta thu được thông qua việc thu
hút FDI. Tuy còn rất khiêm tốn nhưng nó cũng đã góp một phần quan trọng
vào sụ nghiệp đổi mới của nước ta.
1.2.2. Những hạn chế
Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động
ĐTNN tại Việt Nam còn những mặt hạn chế như sau:
Thứ nhất: Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ:
Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó những lĩnh
vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm,
còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa
lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự

án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng
không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án đầu tư FDI nhất. Trong
khi đó, các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương
có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm.
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
15
15
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
Tình trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý, những địa phương có trình độ
phát triển cao thì thu hút được vốn FDI nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế
vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng
có trình độ kém phát triển thì có ít dự án FDI, dẫn đến tăng trưởng kinh tế vẫn
thấp.
Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự, các nhà đầu tư
nước ngoài chỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn
các ngành, lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao không được sự quan
tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai: Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn FDI chưa được giải
quyết kịp thời.
Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm
doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về
sản xuất kinh doanh. Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao
động thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không thỏa đánh với nhu cầu của
người lao động. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và
người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi công làm thiệt hại cho doanh
nghiệp.
Đầu tư FDI ở nước ta đã thu hút được hàng nghìn doanh nghiệp của các
nước và vũng lãnh thổ khắp thế giới. Điều đó cho thấy tính hấp dẫn của môi

trường đầu tư ở Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện tính đa dạng của các nền
văn hóa trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong
các doanh nghiệp vốn FDI.
Thứ ba: Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ
Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp vốn FDI
thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại
nước ta.
Tuy vậy, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở
của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các
cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc
hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Tính phổ biến của việc nhập
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
16
16
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
máy móc thiết bị là giá cả đươc ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung
bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi
dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam.
Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực
hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học
công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt đông cực kỳ khó khăn đối với các
nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá
chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau,
đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua
thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì
ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÔNG
NGHIỆP CỦA VIỆT NAM
2.1 THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ NHU

CẦU THU HÚT VỐN FDI
2.1.1 Thực trạng ngành công nghiệp Việt Nam
Trong thời gian đầu, do môi trường kinh tế trong nước và quốc tế có
nhiều thuận lợi nên mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt cao:
14,2% vào năm 1996 và 13,8% vào năm 1997. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm
1998, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, làm cho thị
trường xuất khẩu bị thu hẹp, trong khi đó nhu cầu thị trường trong nước tăng
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
17
17
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
chậm, nên tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 12,5% vào
năm 1998 và 11,6% vào năm 1999.
Bảng 2.1: Tăng trưởng các ngành trong giai đoạn 2002-QI/2009
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ năm 2000 đến nay, tình hình kinh tế trong nước và khu vực đã có
nhiều chuyển biến tích cực và dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng; đồng thời
với những cải cách mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, đầu tư trong nước và
tác động của các biện pháp kích cầu, nên phát triển công nghiệp đã bắt đầu
phục hồi trở lại, đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định. Đến năm 2008, tăng
trưởng công nghiệp và dịch vụ đã chậm lại đáng kể. Công nghiệp và xây dựng
từ mức 10.6% năm 2007 giảm xuống chỉ còn 6.33% năm 2008, và 1.5% trong
quý1/2009. Năm 2008 và Q1/2009, ngành công nghiệp và xây dựng bị ảnh
hưởng mạnh do bất ổn vĩ mô trong nước và suy thoái toàn cầu.
Năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp cả năm ước đạt 696.577 tỷ đồng tăng
7.6% so với năm 2008, và 3 tháng đầu năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp
ước đạt 173.492 tỷ đồng tăng 13,6% so với cùng kỳ (cao hơn kế hoạch cả năm
là 12%).
Trong giai đoạn 1996-2001, các thành phần kinh tế hoạt động trong
công nghiệp đều tăng trưởng khá, song khu vực công ngiệp quốc doanh tăng

thấp hơn so với khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp
ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 đến nay, xu hướng tăng trưởng
công nghiệp theo các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi: khu vực công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu giảm dần trong khi đó khu vực công
nghiệp trong nước bắt đầu tăng dần.
Năm 2009, theo số liệu của bộ công thương giá trị sản xuất công nghiệp
khu vực ngoài quốc doanh đạt mức tăng trưởng 9,9%; khu vực có vốn đầu tư
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
18
18
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
nước ngoài tăng 8,1%, tính đến 3 tháng đầu năm 2010 trong đó khu vực kinh tế
nhà nước tăng 7% chiếm tỷ trọng 21,9% toàn ngành, khu vực ngoài nhà nước
tăng 14,6% chiếm tỷ trọng 36,3% toàn ngành, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 16,4% chiếm tỷ trọng 41,8% toàn ngành. Giải thích cho hiện tượng
đó có một số lý do như sau: Do vốn đầu tư nước ngoài là từ các nước châu Á
nên mặc dù Việt Nam không nằm trong tâm cơn bão tài chính tiền tệ khu vực,
nhưng cuộc khủng hoảng này đã làm giảm đáng kể vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam. Do cuộc khủng hoảng này, các công ty, tập đoàn quốc tế rơi vào tình
trạng khó khăn về tài chính nên họ đã rút vốn đầu tư ra khỏi các nước được đầu
tư trong đó có Việt Nam. Tình hình cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài
trên thế giới và trong khu vực đang ngày càng trở nên rất gay gắt. Cộng đồng
quốc tế đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam còn chưa hấp dẫn, có nhiều
rủi ro, chi phí đầu tư cao, hệ thống tài chính ngân hàng chưa hoàn thiện, sức
mua của thị trường Việt Nam còn chưa cao, chưa tương xứng với một nước có
trên 80 triệu dân.
Mặc dù vậy phát triển công nghiệp trong thời gian qua đạt nhiều kết quả
tích cực: tỷ trọng công nghiệp trong GDP tiếp tục thay đổi theo hướng tăng
dần, đã tăng lên đáng kể từ mức 31,9% năm 2001 lên 41,6% năm 2007, năm
2009 tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32% khu vực công nghiệp và xây dựng

đóng góp 5,52% và Tổng sản phẩm trong nước quý I/2010 ước tính tăng
5,83% so với cùng kỳ năm 2009 khu vực công nghiệp và xây dựng đóng
góp 2,44% góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế
( Hình 2.2 và Hình 2.3)
Hình 2.2: Tỷ trọng đầu tư các khu vực.
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
19
19
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 2.3: Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP
Nguồn Tổng cục thống kê.
Cơ cấu công nghiệp dịch chuyển mạnh từ nền công nghiệp hướng nội,
thay thế nhập khẩu sang nền công nghiệp hướng ngoại, định hướng xuất khẩu
song trước yêu cầu đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đến gần và
thực tế phát triển công nghiệp những năm qua cũng đã đặt ra nhiều vấn đề:
* Hiệu quả sản xuất công nghiệp giảm.
Phát triển công nghiệp trong thời gian qua chủ yếu mới chỉ là phát triển
theo chiều rộng, gia công, lắp ráp là chủ yếu, chưa chú trọng đầu tư và phát
triển công nghiệp theo chiều sâu, nâng tỷ trọng chế biến sâu, đảm bảo cung cấp
nguyên nhiên vật liệu đầu vào và dịch vụ hạ tầng hợp lý nên hiệu quả sản xuất
công nghiệp chưa ổn định và thiếu vững chắc. Phần lớn các sản phẩm công
nghiệp có sức cạnh tranh kém trên thị trường. Mức chênh lệch giữa tốc độ tăng
giá trị sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp có xu
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
20
20
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
hướng doãng rộng ra. Sự tăng trưởng của nhiều ngành công nghiệp như: chế
biến thực phẩm và đồ uống, dệt, may, da giày, sản phẩm thép và kim loại mầu,

máy móc thiết bị cơ khí, sản phẩm thiết bị điện, hoá chất, phân bón, lốp ô tô, ô
tô, xe máy, giấy, hàng điện tử, sản phẩm nhựa chủ yếu phụ thuộc vào nguồn
nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu có giá thành cao và luôn có xu hướng
tăng trong những năm qua. Nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước chưa đáp
ứng nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp chế biến như: nguyên liệu nhựa sản
xuất trong nước mới đáp ứng được 10% nhu cầu; khoảng 20%-30% vải sản
xuất trong nước đáp ứng đủ yêu cầu may mặc xuất khẩu; nguyên phụ liệu giầy-
da sản xuất trong nước chỉ chiếm 25-30% nhu cầu; phần lớn cácloại nguyên
liệu chính phục vụ sản xuất các sản phẩm kỹ thuật điện phải nhập khẩu; sản
xuất phôi thép trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu ( Nguồn: Bộ Công
Thương 2009).Điều này làm hạn chế khả năng tăng giá trị nội địa sản xuất
công nghiệp và góp phần làm cho hiệu quả sản xuất công nghiệp giảm.
* Trình độ công nghệ trang thiết bị lạc hậu .
Thực trạng công nghệ trong một số ngành công nghiệp hiện đang là một
vấn đề đáng lo ngại hạn chế năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Cụ thể
là: trình độ công nghệ và thiết bị của ngành điện tử thấp hơn so với các nước
trong khu vực khoảng từ 15-20 năm. Phần lớn các thiết bị công nghệ của ngành
cơ khí đã qua sử dụng trên 20 năm, lạc hậu về kỹ thuật, độ chính xác kém, quy
mô sản xuất khép kín, thiếu sự chuyên môn hoá. Công nghệ và thiết bị sản xuất
động cơ diezel chủ yếu được đầu tư từ những năm 60 và 70 và có tỷ lệ đầu tư
đổi mới rất hạn chế. Khoảng 30% sản lượng clinker được tạo ra từ những nhà
máy có công nghệ cũ kỹ và lạc hậu và trình độ công nghệ sản xuất ở hầu hết
các cơ sở nghiền xi măng đầu ở mức dưới trung bình. Phần lớn thiết bị công
nghệ sản xuất giấy in báo, giấy bao bì lạc hậu từ 3-5 thập kỷ, sản xuất giấy in,
viết đã qua sử dụng trên 20 năm. Công nghệ lạc hậu được đầu tư từ vài chục
năm trước với qui mô nhỏ trong ngành thép chiếm khoảng 53% sản lượng toàn
ngành, công nghệ tiến tiến chiếm khoảng 31%. Trình độ công nghệ và thiết bị
sản xuất các loại hoá chất cơ bản hiện tại rất lạc hậu và có quy mô sản xuất nhỏ
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
21

21
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
từ vài trăm tấn/ năm đến tối đa từ vài chục ngàn tấn/ năm trong khi đó quy mô
sản xuất của các nước trong khu vực đã đạt được từ hàng chục ngàn tấn/năm
đến hàng trăm ngàn tấn/ năm. Máy móc và công nghệ sản xuất phân bón hầu
hết là lạc hậu, đã sử dụng trên 25-30 năm (trừ công nghệ sản xuất xút, sản
phẩm cao su, ắc quy, pin, chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm trong những năm qua đã
được tiến hành đầu tư đổi mới và áp dụng công nghệ mới loại trung bình tiên
tiến). Các nhà máy sợi dệt-nhuộm trong ngành dệt may mới thay thế được
khoảng 30% công nghệ-thiết bị hiện đại, còn lại khoảng 70% công nghệ-thiết
bị đã sử dụng trên 20 năm và hầu như đã hết khấu hao.
Ngoài ra, vấn đề chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế. Kết quả
khảo sát gần đây ở 90 doanh nghiệp công nghiệp với 147 công nghệ được
chuyển giao cho thấy, chất lượng và hiệu quả chuyển giao công nghệ còn hạn
cế do thiếu sự lựa chọn công nghệ tối ưu, trình độ công nghệ chưa phù hợp và
đặc biệt là giá trị chuyển giao phần mềm về bí quyết công nghệ còn rất thấp (tỉ
lệ phần mềm chỉ chiếm 17%, đầu tư trang thiết bị 83%). Do đó, nhìn chung khả
năng vận hành công nghệ mới còn nhiều hạn chế; trình độ hiểu biết và kỹ năng
thực hành của đội ngữ kỹ sư, cán bộ kỹ thụat và công nhân vận hành còn yếu
kém; hiệu suất sử dụng thực tế chỉ đạt tối đa 70-80% công suất, nhiều dây
chuyền thiết bị đã qua sử dụng có ứng dụng công nghệ tự động điều khiển
trong ngành dệt nhưng chỉ đạt hiệu suất sử dụng 50-60%.
Có thể đánh giá chung trình độ công nghệ và trang thiết bị sản xuất của
ngành công nghiệp nước ta ở mức trung bình yếu (không kể các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài) so với các nước công nghiệp phát triển là lạc hậu từ
2 đến 3 thế hệ: tỷ lệ trang thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm
60-70%, công nghệ tiến tiến và hiện đại khoảng 30-40%. Điều này là một trong
những nguyên nhân chính làm giảm đáng kể năng suất và sức cạnh tranh của
các sản phẩm công nghiệp khi hội nhập.
* Chất lượng và năng suất lao động công nghiệp thấp

Lao động công nghiệp hiện còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lực
lượng lao động của cả nước. Trình độ lao động, trình độ nghề nghiệp trong
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
22
22
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
ngành công nghiệp chưa thể đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của quá trình
phát triển công nghiệp trong thời gian tới và là một trong những nguyên nhân
quan trọng làm hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất và
quản lý ở các doanh nghiệp. Hiện có khoảng 73% của lực lượng lao động công
nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ này cao nhất trong ngành
công nghiệp khai thác (80%) và thấp nhất trong ngành sản xuất và phân phối
điện, khí đốt và nước (41%). Ngoài ra, tỷ lệ đào tạo công nhân, kỹ thuật viên và
kỹ sư chưa phù hợp. Tỷ lệ đại học/ trung cấp/ công nhân kỹ thuật là 1/0,83/4,7
trong khi của thế giới tỷ lệ đại học/ trung cấp/ công nhân kỹ thuật là 1/2,5/3,5.
Công tác đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật
chưa được quan tâm đúng mức, hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp với các cơ
sở đào tạo trường học chưa có hiệu quả dẫn đến tình trạng thừa lao động giản
đơn, thiếu lao động kỹ thuật; chất lượng lao động thấp, lạc hậu, bỡ ngỡ trước
kỹ thuật, quản lý và công nghệ mới. Do trình độ công nghệ và trang bị lạc hậu
cùng với trình độ lao động hạn chế nên năng suất lao động công nghiệp và chất
lượng sản phẩm công nghiệp không cao. Năng suất lao động trung bình trong
ngành công nghiệp tính theo giá trị gia tăng công nghiệp của Việt Nam thấp
hơn so với các nước ASEAN khác như: Indonexia 2,5 lần; Philippines 5 lần;
Thái Lan 3,8; Singapore 7,3; Singapore 22,8 lần.
* Đầu tư cho công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức và hiệu quả
thấp
Tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp mặc dù chiếm khoảng 40% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội, song tổng vốn đầu tư cho công nghiệp chưa đủ để cơ cấu lại
ngành. Cơ cấu đầu tư của các ngành công nghiệp cũng như tỷ trọng vốn tham

gia của các thành phần kinh tế chưa thực sự hướng tới một nền kinh tế thị
trường hoà nhập và cạnh tranh quyết liệt. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công
nghiệp có vai trò và tác động lớn như cơ khí chế tạo máy móc và thiết bị, công
nghiệp nguyên liệu chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Trong khi đó có
những chương trình đầu tư lớn trong ngành xi măng, thép không mang lại kết
quả như mong muốn.
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
23
23
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
Từ những phân tích trên có thể nói công nghiệp nước ta tăng trưởng
nhanh nhưng hiệu quả không cao, xu hướng diễn ra là giá trị sản xuất ngày
càng tăng, nhưng tỷ lệ giá trị tăng thêm trong giá trị sản xuất ngày càng giảm,
nếu trước đây tỷ lệ giá trị tăng thêm khoảng trên dưới 38% thì những năm gần
đây giảm dần còn 32% và nay chỉ còn 30-31%. Nghĩa là chi phí trung gian tăng
dần từ 67% lên 69-70%. Nguyên nhân chính là các ngành gia công lắp ráp tăng
nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu như: lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị gia
đình, hàng điện tử, gia công kim loại và phụ kiện. Trong khi đó các ngành có tỷ
lệ giá trị tăng thêm lớn lại giảm đi như: khai thác dầu khí, phân bón, hoá chất
Tất cả những yếu kém trên là nhân tố tiềm ẩn luôn tạo ra khả năng mất
ổn định, làm giảm tính cạnh tranh và không vững chắc của công nghiệp nước
ta. Biết được những nhân tố bất lợi để khắc phục, đồng thời tranh thủ khai thác
triệt để các điều kiện thuận lợi đang có, đó là tình hình chính trị ổn định, đường
lối phát triển kinh tế đúng đắn, những ưu đãi về chính sách đầu tư, đặc biệt là
việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ mở ra cơ hội phát triển
cho ngành công nghiệp cũ và mới trong những năm tới. Theo dự đoán của các
chuyên gia, nhịp độ tăng trưởng công nghiệp của nước ta dự tính trong những
năm tới có khả năng đạt từ 14-16%. Riêng khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao từ 16-20%. Các doanh
nghiệp FDI vào ngành Công nghiệp hoạt động trên thị trường Việt Nam đã thể

hiện được sức mạnh của mình. Với những ưu thế về kỹ thuật, công nghệ, khả
năng dồi dào về vốn, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong nền kinh tế thị
trường và lĩnh hội được các bí quyết kinh doanh từ các công ty mẹ. Các doanh
nghiệp FDI thường có quy mô lớn, trình độ trang bị kỹ thuật hiện đại, khả năng
quản lý và điều hành tốt hơn các doanh nghiệp trong nước.
Tiền lương trả cho người lao động tại các doanh nghiệp FDI cao hơn
hẳn các doanh nghiệp trong nước, góp phần tăng thu nhập cho người lao động.
Việc trả lương cao ở các doanh nghiệp FDI như một nam châm vô hình thu hút
dần các bàn tay khéo léo và trí tuệ người Việt Nam vào làm việc. Tính đến cuối
năm 2009, lương bình quân một lao động trong các doanh nghiệp FDI là 2,65
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
24
24
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương
triệu đồng/ tháng trong khi đó lương bình quân ở các doanh nghiệp tư nhân là
2.05 triệu đồng trên tháng. Bên cạnh mục đích các nhà đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm thì phần lớn các doanh
nghiệp vào Việt Nam để sử dụng lao động với giá rẻ hoặc sử dụng nguồn
nguyên liệu tại chỗ nhằm chế biến cho xuất khẩu. Một khối lượng lớn sản
phẩm của Việt Nam được xuất khẩu ra thị trường quốc tế bởi các doanh
nghiệp FDI, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp liên doanh, đem lại nguồn
ngoại tệ đáng kể, góp phần mở rộng giao lưu thương mại quốc tế. Tính đến
cuối năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI là 792 tr. USD,
chiếm 33% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Theo số liệu thống kê của bộ công thương, Cộng dồn 3 tháng đầu năm
2010 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 173.492 tỷ đồng tăng 13,6% so với
cùng kỳ (cao hơn kế hoạch cả năm là 12%), trong đó khu vực kinh tế nhà nước
tăng 7% chiếm tỷ trọng 21,9% toàn ngành, khu vực ngoài nhà nước tăng 14,6%
chiếm tỷ trọng 36,3% toàn ngành, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
16,4% chiếm tỷ trọng 41,8% toàn ngành.

Tính theo ngành kinh tế cấp 1, 3 tháng đầu năm 2010 ngành công
nghiệp khai thác tăng 1%, công nghiệp chế biến tăng 14,1%, công nghiệp điện,
gas, nước tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2009.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá thực tế) quý I/2010 đạt 99.462
tỷ đồng tăng 17,4% so cùng kỳ, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng
17,9% chiếm tỷ trọng 27,5%, khu vực ngoài nhà nước tăng 17,3% chiếm tỷ
trọng 69,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,8% chiếm tỷ trọng
2,6%.
Ba tháng đầu năm 2010 nhiều sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị
sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao hơn mức kế hoạch ngành (12%)
gồm: các sản phẩm năng lượng như điện sản xuất tăng 19,9%, khí đốt thiên
nhiên dạng khí tăng 24,3%, khí hoá lỏng tăng 66,7% (do có thêm sản phẩm của
nhà máy lọc dầu Dung Quất); các sản phẩm tiêu dùng như bia tăng 15,9%, điều
hoà nhiệt độ tăng 102,3%, tủ lạnh tủ đá tăng 36,8%, bình đun nước nóng tăng
SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B
25
25

×