Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Luận văn thạc sĩ Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em các gia đình nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 62 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN VĂN TRINH

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM
CÁC GIA ĐÌNH NHẬP CƯ
VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUÂN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ






TP. HỒ CHÍ MINH – 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT


NGUYỄN VĂN TRINH

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
GIÁO D
ỤC CỦA TRẺ EM


CÁC GIA
ĐÌNH NHẬP CƯ
VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành chính sách công
Mã s: 603114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. Dwight H. Perkins
ThS. Đinh Vũ Trang Ngân

TP. HỒ CHÍ MINH – 2012
i

LỜI CAM KẾT


Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số
liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điển của Trường Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Người thực hiện luận văn



Nguyễn Văn Trinh



ii

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cm ơn GS. TS. Dwight H. Perkins và ThS inh Vũ Trang
Ngân đã nhiệt tình, tận tâm và kiên nhẫn trong quá trình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý ban giảng viên của Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cần thiết làm nền tảng cho tôi thực hiện
luận văn tốt nghiệp.




iii

TÓM TẮT
Nghiên cu v “Nâng cao kh năng tip cn giáo dc ca tr em các gia đình nhập
cư đến Thành phố Hồ Chí Minh” cho thấy trẻ em thuộc các gia đình nhập cư, bao gồm các
trẻ em tự lên TP.HCM để sinh sống và làm việc, trẻ em theo cha mẹ lên TP.HCM và trẻ em
ở lại quê khi cha mẹ di cư có khả năng tiếp cận giáo dục bị hạn chế so với các nhóm trẻ em
bản địa. Các em này có tỉ lệ đến trường thấp hơn, tỉ lệ theo học trong hệ thống công lập ít
hơn và tỉ lệ nghỉ học hoặc không đi học cao hơn mức trung bình. Việc đi học của các trẻ
em nhập cư gặp khó khăn do vấn đề về chi phí học tập, thu nhập của gia đình và sự thiếu
quan tâm của một số bậc cha mẹ, đặc biệt là những cha mẹ là người lao động di cư có công
việc bấp bênh và thu nhập thấp.
Nghiên cứu đề xuất việc hình thành một hệ thống giáo dục bắt buộc và miễn phí ít
nhất trong cấp tiểu học dành cho toàn bộ trẻ em trong dài hạn. Trong ngắn hạn, nghiên cứu

đề xuất sự mở rộng sự tham gia của cộng đồng để hỗ trợ cùng nhà nước, thông qua việc
chuẩn mực hóa và nâng cấp các lớp học tình thương, tiếp tục chính sách miễn giảm học phí
mở rộng, xây dựng khung pháp lý đảm bảo cho lao động trẻ em và nâng cao khả năng tiếp
cận thông tin của những người chăm chính.
Từ khoá: di cư, nhập cư, trẻ em, tiếp cận giáo dục

iv

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MC LC iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC HÌNH viii

1.

DN NHP 1

1.1.

Bi cnh chính sách 1


1.1.1.

Thực trạng lao động nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh 1

1.1.2.

Vai trò của giáo dục và thực trạng giáo dục của trẻ em nhập cư 3

1.2.

Mc tiêu nghiên cu: 5

1.3.

Câu hi nghiên cu: 5

1.4.

Các định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu 6

1.4.1.

Khái niệm người nhập cư 6

1.4.2.

Khái niệm trẻ em nhập cư 6

1.4.3.


Khái niệm khả năng tiếp cận giáo dục 7

1.5.

Cấu trúc luận văn 7

2.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 8

2.1.

Tác động của giáo dục đến việc cải thiện các điều kiện sống 8

2.2.

Di cư và khả năng tiếp cận giáo dục 10

3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1.

Phương pháp nghiên cứu 13

3.2.

Các nguồn dữ liệu chủ yếu 13


4.

PHÂN TÍCH VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN 16

4.1.

Đặc điểm nhân khẩu học 16

4.2.

Thực trạng tiếp cận giáo dục của nhóm trẻ em thuộc gia đình nhập cư 17

4.3.

Những nhân tố tác động đến việc tiếp cận giáo dục 23

4.3.1.

Chi phí dành cho giáo dục 23

4.3.2.

Thu nhập và điều kiện sống của người nhập cư 29

4.3.3.

Sự quan tâm và trình độ giáo dục của cha mẹ và/hoặc người chăm sóc chính
34


v

4.3.4.

Chính sách hộ khẩu và hỗ trợ cho người nghèo 37

5.

KT LUN VÀ KIN NGH 40

5.1.

Kt lun 40

5.2.

Các kin ngh chính sách nhm nâng cao kh năng tip cn giáo dc ca tr em
thuc các gia đình nhập cư 41

Trong dài hạn 41

5.2.1.

Xây dựng hệ thống giáo dục bắt buộc và miễn phí 41

Trong ngắn hạn 42

5.2.2.

Xây dựng cơ chế hoạt động để nâng cao tính bền vững của hệ thống lớp học

tình thương 42

5.2.3.

Tiếp tục các chính sách miễn học phí, giảm học phí 42

5.2.4.

Chính sách đảm bảo quyền của trẻ em tham gia lao động 43

5.2.5.

Chính sách tăng cường tiếp cận thông tin về giáo dục và các kiến thức xã hội
cho cha mẹ và người chăm sóc của trẻ em 44

5.3.

Kết luận của Luận văn 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

PHỤ LỤC 49



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KSDC 2011


GSO
TP.HCM
Kho sát di cư “K sinh nhai ca các h di cư và con cháu  Thành ph
H Chí Minh và nơi xut x” (2011)
Tng cc Thng kê
Thành ph H Chí Minh
UPS 2009
UNICEF
Kho sát Nghèo ô th 2009
Qu nhi đồng Liên hiệp quốc
VHLSS 2008 Khảo sát Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2008




vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1-1:Tăng trưởng GDP Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước, 2005 – 2010 1

Biểu đồ 1-2: Mức chi tiêu cho giáo dục tính trên tổng GDP 4

Biểu đồ 2-1:Tăng lương theo trình độ giáo dục 9

Biểu đồ 4-1: Cơ cấu nhóm tuổi và giới tính 16

Biểu đồ 4-2:Trình độ học vấn của người dân từ 15 tuổi trở lên 18

Biểu đồ 4-3:Phân chia dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ học vấn cao nhất (%) 19


Biểu đồ 4-4: Loại hình cơ sở giáo dục trẻ em TP.HCM theo học 19

Biểu đồ 4-5:Trình độ học vấn cao nhất đã hoàn thành theo tuổi của nhóm trẻ 1 20

Biểu đồ 4-6: Trình độ học vấn cao nhất đã hoàn thành theo tuổi của nhóm trẻ 2 20

Biểu đồ 4-7:Trình độ học vấn cao nhất đã hoàn thành của nhóm trẻ 3 21

Biểu đồ 4-8:Trình độ học vấn cao nhất tại thời điểm phỏng vấn của trẻ em các gia đình
nhập cư 21

Biểu đồ 4-9:Tình trạng học tập của trẻ em được khảo sát 22

Biểu đồ 4-10:Tỷ lệ dân số 5- 18 tuổi bỏ học 1989-2009 22

Biểu đồ 4-11:Nguồn đóng góp chi phí cho

giáo dục ở

Việt Nam và các nước 23

Biểu đồ 4-12:Chi phí dành cho việc học của trẻ em các gia đình nhập cư (2010 – 2011) . 24
Biểu đồ 4-13: Thống kê các khoản chi phí cho một người đi học 26
Biểu đồ 4-14: Phân chia lao động theo nhóm ngành nghề sử dụng nhiều thời gian nhất
trong vòng 12 tháng 30

Biểu đồ 4-15: Việc làm của nhóm cha mẹ mang con lên TP.HCM và để con lại quê 31
Biểu đồ 4-16: Nguồn trợ giúp về tài chính khi gặp khó khăn 33
Biểu đồ 4-17: Tình trạng học tập của trẻ em phân theo mức ràng buộc kinh tế (tần suất chu

cấp) 34

Biểu đồ 4-18: Tỉ lệ đi học và bỏ học của trẻ em nhập cư dựa trên tình trạng học vấn của
người chăm sóc (2010 – 2011) 37



viii

DANH MỤC HÌNH

Hình

2-1: Hệ thống hộ tịch và ưu tiên tiếp cận dịch vụ công 11

Hình

3-1: Hệ thống các cơ sở dữ liệu chủ yếu và thuộc tính 15

1

1. DẪN NHẬP
1.1. Bối cảnh chính sách
1.1.1. Thực trạng lao động nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh
Thành ph H Chí Minh (TP.HCM) là mt khu vc kinh t quan trng và năng
động hàng đầu cả nước. GDP của TP.HCM vào khoảng 414,068 tỷ đồng (2010), chiếm
20,9 % tổng GDP cả nước (GSO, 2010). GDP bình quân đầu người của TP.HCM cũng ở
mức rất cao (2.800 USD/người/năm so với trung bình cả nước là 1.168 USD/người/năm –
GSO, 2010). Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của TP.HCM từ năm 2001 đến 2010 vào
khoảng trên 11% mỗi năm, luôn ở mức cao hơn so với mức chung của cả nước.

Biểu đồ 1-1:Tăng trưởng GDP Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước, 2005 – 2010
Nguồn: GSO, 2010
Là đô thị lớn nhất Việt Nam, TP.HCM hiện có khoảng 7,396 triệu dân (GSO,
2010), trong đó có một lượng không nhỏ người dân nhập cư từ các địa phương khác đến.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng một lượng lớn dân lao động nhập cư từ
các địa phương khác chuyển đến TP.HCM. Thứ nhất, lượng lao động di cư có thể xuất phát
từ các yếu tố đẩy từ địa phương. Tình trạng nghèo đói tại một số địa phương không phát
triển nhanh về kinh tế đã đẩy một lượng lớn người lao động vào tình trạng thất nghiệp,
thiếu cơ hội việc làm. Đặc biệt tại một số địa phương, khi tình trạng đô thị hoá diễn ra
11.20%
12.20%
12.60%
10.70%
8.60%
11.80%
8.44%
8.23%
8.46%
6.31%
5.32%
6.78%
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tốc độ tăng GDP của TP HCM
Tốc độ tăng GDP của cả nước
2

nhanh nhưng không đi kèm với việc hình thành công việc mới trong lĩnh vực công nghiệp,
dịch vụ đã khiến một lượng đáng kể lao động trong khu vực nông nghiệp rơi vào tình trạng
phải ly hương để sinh nhai.
Thứ hai, di cư có thể diễn ra do các yếu tố kéo. TP.HCM với một nền kinh tế năng
động luôn có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn mức trung bình cả nước 3-4 điểm % tạo ra
một lượng cầu lớn việc làm, từ lao động phổ thông đến lao động trình độ cao. Dân số hàng
triệu người của thành phố này cũng tạo ra cầu dịch vụ to lớn. Người nhập cư đến TP.HCM
làm việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, học tập và nâng cao điều kiện sống.
Xu hướng nhập cư vào TP.HCM đã diễn ra từ nhiều năm qua. Số lượng người nhập
cư được cho là chiếm khoảng gần 30% tổng dân số TP.HCM. Đặc biệt, xu hướng nhập cư
tại TP. HCM tăng rất mạnh trong 2 thập niên gần đây, từ 12,9% năm 1998 (Lê Văn Thành,
2005) lên đến gần 30% năm 2010.
Đóng góp của người nhập cư cho nền kinh tế TP.HCM cũng rất đáng kể. Những lập
luận ủng hộ người di cư từ nơi khác đến nhập cư tại các đô thị lớn cho rằng người di cư
giúp thúc đẩy phát triển kinh tế với chi phí rất thấp, thậm chí là bằng không đối với người
dân bản địa do người di cư có khuynh hướng làm những công việc mà người dân bản địa
không muốn làm. Đồng thời, người di cư cũng giúp cải thiện đời sống nơi quê nhà, cải
thiện tình trạng tiếp cận giáo dục, y tế…của người thân của mình và điều này có tác động
lan toả đến cộng đồng xung quanh (UNDP, 2011).
Năm 2010, số liệu nghiên cứu cho thấy người lao động nhập cư đóng góp đến 30%
GDP (Thu Thảo, 2006). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng số liệu này chưa tính hết đóng
góp thực tế của người nhập cư. Theo Đỗ Văn Bình (2011), có đến gần 90% người nhập cư
nằm trong độ tuổi lao động. Lượng lao động nhập cư này chiếm đến 70% lao động trong
các khu công nghiệp và trên 55% lượng người buôn bán lưu động (Thu Thảo, 2006). Như
vậy, nhóm lao động nhập cư về cơ bản có những tác động rất tích cực lên sự phát triển kinh
tế của TP.HCM.

Mặc dù được xem là có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế – xã hội
tại địa phương, lao động nhập cư phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc
biệt là nhóm lao động phổ thông. Tình trạng dễ bị tổn thương của lao động nhập cư so với
3

lao động tại địa phương khá cao do sự bấp bênh trong việc làm. Đa phần những người
nhập cư tham gia các công việc đơn giản, lương thấp, không ký kết hợp đồng lao động, dễ
bị thay thế và do đó dễ dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Đa phần các lao động nhập cư đang
làm việc trong những ngành nghề không đòi hỏi chuyên môn cao, đồng thời cũng có thu
nhập hạn chế như giày da, xây dựng, chế biến thực phẩm (Đỗ Văn Bình, 2011). Ngoài ra,
có đến khoảng 30% người nhập cư là lao động tự do. Nghiên cứu của Lê Xuân Bá và các
đồng sự (2006) cho thấy gần 60% lao động nhập cư có trình độ thấp hơn cấp trung học cơ
sở. Những lao động phổ thông này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch
vụ công ích như y tế, giáo dục, tư vấn pháp luật,…
Một trong những thiệt thòi lớn nhất của lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ
thông nhập cư, là sự hạn chế trong khả năng tiếp cận giáo dục của bản thân người lao động
và trẻ em trong các gia đình lao động nhập cư. Không có nhiều chính sách cải thiện khả
năng tiếp cận giáo dục của nhóm trẻ em trong các gia đình nhập cư. Do đó, trẻ em trong
các gia đình này chịu nhiều thiệt thòi và xã hội cũng chịu những tác động tiêu cực từ tình
trạng này.
1.1.2. Vai trò của giáo dục và thực trạng giáo dục của trẻ em nhập cư
Giáo dục được xem là một trong những tiêu chí đánh giá sự thịnh vượng của một
quốc gia (World Bank, 2008). Giáo dục cũng là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng và
phát triển vì giáo dục tác động đến dân trí và nâng cao năng suất lao động. Tác động lan
toả của giáo dục sẽ góp phần làm giảm tình trạng nghèo của những gia đình có con được đi
học, tiếp thu tri thức và nâng cao tính di động trong việc tìm kiếm công việc.
Việt Nam là một trong những quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có đầu tư rất lớn
cho giáo dục, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách hàng năm (Trần Trọng Thức, 2008),
cao hơn mức đầu tư của nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan và thậm chí là các
quốc gia phát triển như Singapore, Nhật Bản, trong lĩnh vực này. Giáo dục cũng được xem

làm một trong những quốc sách hàng đầu Việt Nam.


4

Biểu đồ 1-2: Mức chi tiêu cho giáo dục tính trên tổng GDP
Nguồn: số liệu Ngân Hàng Thế Giới


Hiu qu đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam, tính về mặt số liệu tỉ lệ, là rất đáng kể.
Năm 2009, 94% dân số (người lớn) biết đọc và viết, tỉ lệ học sinh phổ trên tổng dân số
trong độ tuổi học phổ thông (6 đến 17) là 87,39% (Sách trắng CNTT & Truyền thông Việt
Nam, 2010). Tuy nhiên, còn rất nhiều bất cập trong việc tiếp cận giáo dục ở Việt Nam mà
trong đó, nhóm trẻ em thuộc các gia đình nhập cư làm lao động phổ thông là nhóm gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp tục học hành.
Là một địa phương đông dân nhập cư vào loại hàng đầu tại Việt Nam, thành phố
Hồ Chí Minh cũng phải đối mặt với những bất cập trong quá trình tiếp cận giáo dục của trẻ
em các gia đình nhập cư. Các chính sách giáo dục truyền thống của thành phố chủ yếu
nhắm đến nhóm đối tượng là trẻ em ở địa phương, chưa xét nhiều đến nhóm trẻ em nhập
cư. Trước năm 2007, chính sách hộ khẩu phân theo 4 khu vực (KT) đã khiến cho nhiều trẻ
em nhập cư không thể theo học ở các trường công lập, đồng nghĩa với việc các em phải bỏ
học vì gia đình không có điều kiện để gửi con đến các trường tư có mức học phí và các chi
phí khác cao hơn nhiều lần. Sau năm 2007, các chính sách hộ khẩu cởi mở hơn về nguyên
tắc giúp cho người nhập cư có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận giáo dục nhưng sự vận
dụng lúng túng của các địa phương, hệ thống trường công hạn chế cũng không khiến cho
tình hình được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, trẻ em thuộc các gia đình có “sổ hộ nghèo” chỉ
được hưởng những chính sách ưu đãi miễn, giảm học phí khi đi học ở tại địa phương đăng
0 1 2 3 4 5 6
Campuchia (2010)
Singapore (2008)

Nhật Bản (2010)
Thái Lan (2008)
Malaysia (2008)
Hàn Quốc (2008)
Việt Nam (2008)
Mỹ (2008)
% của GDP
5

ký h khu. Nu chúng theo cha m lên Thành ph H Chí Minh để sinh sống, những ưu
đãi này sẽ mất đi. Như vậy, trẻ em trong các gia đình lao động nhập cư, đặc biệt là những
nhóm lao động phổ thông, có khả năng tiếp cận giáo dục hạn chế hơn trẻ em bản địa. Điều
này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, hạn chế khả năng tìm
việc và cải thiện mức sống trong tương lai của nhóm trẻ em này.
Trước bối cảnh chính sách trên, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng tiếp cận
giáo dục phổ thông của trẻ em thuộc các gia đình nhập cư, bao gồm các trẻ em theo cha mẹ
đến TP.HCM để sinh sống và các trẻ em có cha mẹ di cư đến TP.HCM trong khi bản thân
vẫn đang ở lại quê. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, số liệu thống kê sẽ lấy chủ yếu từ bộ
dữ liệu của Khảo sát di cư "Kế sinh nhai của các hộ di cư và con cháu ở TP.HCM và nơi
xuất xứ" (“KSDC 2011”) do UNICEF liên kết với Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright thực hiện vào năm 2011. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng những dữ liệu trong
nghiên cứu Nghèo đô thị 2009 (UPS 2009) và các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê
(GSO). Hy vọng với việc sử dụng hỗ trợ và đối chiếu các nhóm dữ liệu này, nghiên cứu có
thể phác thảo được bức tranh tương đối chân thực về hiện trạng tiếp cận giáo dục của nhóm
trẻ em thuộc các gia đình nhập cư vào TP.HCM và đề ra được những kiến nghị chính sách
phù hợp để nâng cao khả năng đến trường của các trẻ em thuộc các gia đình nhập cư.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu khả năng tiếp cận giáo dục và các yếu tố
tác động đến khả năng này của trẻ em nhập cư, qua đó đề xuất những kiến nghị chính sách
nhằm cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập cư tại TP HCM.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài hướng tới việc trả lời hai câu hỏi
nghiên cứu. Thứ nhất, có cần thiết phải đưa ra chính sách nhằm nâng cao việc tiếp cận giáo
dục của trẻ em nhập cư ở TP Hồ Chí Minh hay không? Thứ hai, nếu cần thiết thì đó là
những chính sách nào ?
6

Hộp 1: Phân nhóm trẻ em trong nghiên cứu
• Nhóm 1: nhóm tr em lên TP.HCM để làm việc. Nhóm này thường không đi chung
với gia đình mà đi một mình hay đi cùng bạn bè lên TP.HCM để tìm việc làm. Một
phần các em vẫn tiếp tục tham gia các lớp học tình thương bán thời gian trong khi một
số khác đã hoàn toàn nghỉ học. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chỉ nhóm trẻ em lên
TP.HCM làm việc trong nhóm tuổi dưới 16 được nghiên cứu.
• Nhóm 2: nhóm trẻ em theo cha mẹ hoặc người chăm sóc chính từ nơi khác đến sinh
sống tại TP.HCM.
• Nhóm 3: nhóm trẻ em có cha, hoặc mẹ, hoặc cả cha và mẹ bỏ quê lên sinh sống và làm
việc tại TP.HCM. Nhóm trẻ em này hiện được chăm sóc bởi người chăm sóc chính ở
địa phương nơi các em đang sinh sống, có thể là ông bà, cô chú bác, hay một người
thân khác.
1.4. Các định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu
1.4.1. Khái niệm người nhập cư
Lê Văn Thành (2005) cho rằng dân nhập cư được xác định là những người từ các
tỉnh khác đến sinh sống, làm việc tại TP.HCM và chưa có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM.
Trong chuyên khảo về Di cư và Đô thị hoá ở Việt Nam (2009), các tác giả định nghĩa
người nhập cư là người có nơi thường trú tại thời điểm năm năm trước thời điểm điều tra
khác với nơi thường trú hiện tại. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, người nhập cư vào
TP.HCM được xem là người di chuyển từ địa phương khác đến TP.HCM để sinh sống vì
mục đích công việc trong thời gian dưới năm năm (tức là sau năm 2006 – tính tại thời điểm
Khảo sát Di cư 2011). Như vậy, những người nhập cư đến TP.HCM với mục đích chính là
học tập sẽ không được xem là đối tượng của nghiên cứu.

1.4.2. Khái niệm trẻ em nhập cư
Khái niệm trẻ em nhập cư trong nghiên cứu này được xác định là những đối tượng
từ sáu đến mười lăm tuổi trong các gia đình nhập cư. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, các
trẻ em thuộc các gia đình nhập cư sẽ được phân loại trong 3 nhóm chính.
7

1.4.3. Khái niệm khả năng tiếp cận giáo dục
Kh năng tip cn vi giáo dc trong nghiên cu này là kh năng tr em được đến
trường, tham gia các chương trình học ở bậc phổ thông, được đào tạo và phát triển các kỹ
năng cần thiết cho tương lai trong các cơ sở giáo dục. Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục
là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình phát triển theo chiều sâu của một
quốc gia. Nếu không nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khoẻ có chất
lượng và sự bảo vệ đối với trẻ em, trẻ em nói riêng và xã hội nói chung sẽ không thoát ra
được vòng luẩn quẩn của nghèo đói, tình trạng bị gạt ra lề và mất cơ hội phát triển tối đa
tiềm năng.
1.5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 phần. Phần dẫn nhập giới thiệu bối cảnh chính sách của nghiên
cứu, tính bức thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, giới
hạn của nghiên cứu và các định nghĩa. Phần Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu trước giới
thiệu các khái niệm, định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu, các phân tích về việc tiếp
cận giáo dục của trẻ em nhập cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
Phần ba, phương pháp nghiên cứu, giới thiệu phương pháp và cách thức tiến hành nghiên
cứu. Chương phân tích và phát hiện phân tích những kết quả có được từ những dữ liệu
nghiên cứu tổng hợp từ nhiều nguồn. Phần cuối cùng, kết luận và kiến nghị, tác giả đưa ra
những nhận định, đúc kết từ những phân tích đồng thời đề xuất những chính sách để giúp
nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em thuộc các gia đình nhập cư.


8


Hộp 2: Quan điểm của UNICEF về vai trò của giáo dục
“Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển và an sinh của người
ch
ưa thành niên. Để có thể giải quyết thành công rất nhiều các nguy cơ đối với sự phát
tri
ển và các quyền của mình, trẻ vị thành niên cần được trang bị nhiều kiến thức và kỹ
n
ăng thiết yếu, trong đó có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, tìm hiểu và đánh
giá thông tin d
ựa một cách tư duy và giao tiếp hiệu quả. Ở những nơi có giáo dục trung
h
ọc, các trường tiểu học thường có chất lượng cao hơn và có nhiều học sinh hơn, đồng
th
ời địa phương đó có sự tham gia lớn hơn của người dân, mức độ xảy ra bạo lực thanh
thiếu niên thấp hơn, nghèo đói giảm và năng lực xã hội lớn hơn”.
UNICEF, 2011
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Tác động của giáo dục đến việc cải thiện các điều kiện sống
Có nhiu nghiên cu  các nưc phát trin v kh năng tip cn giáo dc ca tr em
nhp cư t các quc gia khác, đặc biệt là các quốc gia đang và chậm phát triển. Tuy nhiên,
không có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về những hạn chế trong tiếp cận giáo dục của trẻ
em nhập cư đến các đô thị lớn ở Việt Nam. Các nghiên cứu về đời sống của người nhập cư
thường chỉ đề cập đến đời sống của trẻ em và việc đi học của nhóm trẻ em nhập cư như
một phần rất nhỏ trong nội dung nghiên cứu.
Theo Jon Sward và Nitya Rao (2009), giáo dục và di cư được xem là hai nhân tố
tác động đến sự phát triển. Giáo dục được xem là có ảnh hưởng tích cực đến phát triển, và
nó đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống của người dân nghèo thông qua
việc cung cấp cho họ kỹ năng, khả năng phân tích, sự tự do và tự tin. Bên cạnh đó, di cư
đóng vai trò như một nhân tố tiềm tàng tạo ra sự phát triển nhưng đồng thời cũng tạo ra
những chi phí và sự rủi ro nhất định cho xã hội (Sward và Rao, 2009). UNICEF (2011) cho

rằng giáo dục làm tăng khả năng di động và tiếp cận cơ hội nghề nghiệp và qua đó, nâng
cao khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống.
Giáo dục được xem là lĩnh vực đầu tư quan trọng hàng đầu, bên cạnh y tế. Đầu tư
cho giáo dục không chỉ được cho là mang đến suất sinh lợi cao, mà còn thể hiện rất rõ tác
động của nó đến sự phát triển của cá nhân người được đầu tư và xã hội.
9

Tr em cn được đầu tư đúng mức trong việc tiếp cận giáo dục và đầu tư vào trẻ em
được xem là một trong những khoản đầu tư tối ưu, không chỉ cho bản thân trẻ em,gia đình
và xã hội. Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em là một minh chứng cho tính
quan trọng và đúng đắn của loại hình đầu tư này. Đầu tư cho trẻ em được cho là sẽ có tác
động rất tích cực đến “cuộc đấu tranh chống đói nghèo, bất bình đẳng kinh tế – xã hội và
phân biệt đối xử giới và giúp giải quyết các thách thức lớn của thời đại” như biến đổi khí
hậu, đô thị hoá và di dân,… (UNICEF, 2011).
Giáo dục là một lĩnh vực phát triển đặc trưng cho trẻ em, là nhu cầu cơ bản và
quyền con người.“Mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu giáo dục cho bản thân để có thể thực hiện
vai trò như một chủ thể kinh tế độc lập trong tương lai và đảm bảo cuộc sống của mình”
(Bộ LĐ, TB & XH, 2008, tr.27). Quyền tiếp cận giáo dục được quy định trong Công ước
về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc (UNHCHR 1989), trong Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ (UN, 2008) và Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam (2004).
Ian Coxhead và các đồng sự (2009) đã chỉ ra rằng trong giai đoạn 1998 – 2006, ở
Việt Nam mức độ gia tăng thu nhập của người lao động tỷ lệ thuận với trình độ giáo dục
của người lao động. Như vậy, giáo dục có tác động tích cực trong việc cải thiện cơ hội việc
làm và thu nhập của người lao động, đồng thời, làm tăng khả năng cải thiện mức sống.
Biểu đồ 2-1: Tăng lương theo trình độ giáo dục

Nguồn: Ian Coxhead và các đồng sự (2009)
29%
11%
22%

75%
51%
48%
-2%
120%
76%
63%
1%
190%
159%
54%
0%
301%
-50%
0%
50%
100%
150%
200%
250%
300%
350%
93-98 98-02 02-06 93-06
Không bằng cấp và trình độ tiểu học
Trung học phổ thông
Phổ thông trung học
Cao đẳng trở lên
10

Hộp 3: Hạn chế tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập cư – vấn đề về vốn xã hội

Trong mt nghiên cu v tình trng tip cn giáo dc ca tr em nhp cư  các quc
gia Châu Âu, Hechmann và các đồng sự (2008) chỉ ra rằng trẻ em nhập cư có tỉ lệ
nhập học đúng tuổi thấp hơn trẻ em thuộc các gia đình bản địa, đồng thời các trẻ em
nhập cư cũng thường theo học tại những trường “ít đòi hỏi về học thuật”, tức là
những trường được xem như có chất lượng đào tạo thấp hơn trung bình trong hệ
thống giáo dục, hơn là những trẻ em khác và kết quả học tập của các em cũng tương
đối thấp. Ngoài ra, tỉ lệ bỏ học, ngưng học của trẻ em nhập cư cũng ở mức cao hơn so
với trung bình và bằng cấp người nhập cư đạt được ở lứa tuổi trưởng thành cũng có
dấu hiệu thấp hơn so với người bản địa. Nghiên cứu này đưa ra kết luận là các trẻ em
nhập cư chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận với giáo dục. Một trong những
nguyên nhân quan trọng được cho là nền tảng kinh tế – xã hội của gia đình. Ngoài ra,
những yếu tố quan trọng khác khiến trẻ em nhập cư gặp khó khăn khi tiếp cận với
giáo dục là do vốn văn hoá, xã hội và kinh tế của các gia đình nhập cư. Hechmann và
các đồng sự (2008) cho rằng các gia đình nhập cư thường không chỉ thiếu vốn làm ăn
(economic capital) mà còn thiếu vốn xã hội (cultural and social capital), là những nền
tảng quan trọng hàng đầu cho sự hội nhập xã hội và tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập
cư, và do đó, trẻ em nhập cư khó có thể cạnh tranh một cách bình đẳng với trẻ em
bản địa trong nhiều trường hợp.
Trích Hechmann và các đồng sự (2008)
2.2. Di cư và khả năng tiếp cận giáo dục
Di cư tác động đến giáo dục theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực (GSO, 2011).
Đối với một số hộ gia đình, di cư là để nhằm đạt được trình độ học vấn cao hơn và điều
kiện giáo dục tốt hơn.Tuy nhiên, đối với nhiều gia đình khác, di cư có thể tạo ra sự gián
đoạn học hành và các tác động tiêu cực đến người di cư và các thành viên trong hộ gia
đình.
Đã có nhiều nghiên cứu về tác động qua lại của di cư và giáo dục ở các nước trên
thế giới, và đa phần các nghiên cứu chỉ ra rằng các trẻ em thuộc các gia đình nhập cư phải
đối mặt với những khó khăn khi muốn được đến trường so với các nhóm trẻ khác.
11


Báo cáo “đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí
Minh” của nhóm nghiên cứu Trịnh Hồ Hạ Nghi, Huỳnh Thị Ngọc Tuyết và sự hỗ trợ của
Bill Tod (2003) đã chỉ ra rằng trẻ em thuộc các gia đình nhập cư ít có cơ hội được theo học
tại hệ thống trường công hơn do sự hạn chế khả năng cung ứng của ngành giáo dục ở
TP.HCM. Nhóm trẻ em có hộ khẩu KT-3 chỉ được vào trường công khi trường còn chỗ
trống, còn xác suất để nhóm trẻ em trong gia đình có hộ khẩu KT-4 vào hệ thống trường
công là hầu như không thể. Trẻ em nhập cư, do đó, phải tham gia các lớp học phổ cập buổi
tối có chất lượng thấp hơn. Một số trẻ em nhà ở xa lớp học lại không thể tham gia các lớp
này để đảm bảo an toàn (nhất là đối với trẻ em gái). Việc rời ghế nhà trường quá sớm khiến
nhiều trẻ em gặp nhiều cám dỗ. Đồng thời, các gia đình nhập cư cũng không được hưởng
các khoản trợ cấp thường xuyên do không có hộ khẩu thường trú.
Hình 2-1: Hệ thống hộ tịch và ưu tiên tiếp cận dịch vụ công
Nguồn: Waibel (2007)
Trước đó, trong nghiên cứu của mình, Michael Waibel (2007) cũng cho rằng chính
sách hộ khẩu là một trong những chính sách có tác động lớn đến việc trẻ em nhập cư theo
cha mẹ lên TP.HCM có được đến trường hay không do chính sách phân người dân theo
bốn dạng cư trú hạn chế những quyền tiếp cận giáo dụng công của trẻ em tạm trú.

NGƯỜI NHẬP CƯ
KT4 KT3
Người di cư từ tỉnh
khác, ở dài hạn
(trên 12 tháng)
Có quyền theo học
ở trường công khi
còn chỗ (sau KT1
và KT2)
Người di cư từ tỉnh
khác, ở ngắn hạn
(dưới 12 tháng)

Hầu như không
được theo học ở
trường công
NGƯỜI BẢN ĐỊA
KT1
KT2
Người địa phương
sống tại quận đăng
ký hộ khẩu.
Có đầy đủ các
quyền cư trú với ưu
tiên cao nhất (tiếp
cận giáo dục, y tế
công,…)
Người địa phương
sống tại quận
KHÁC quận đăng
ký hộ khẩu.
Có các quyền cư trú
(tiếp cận giáo dục,
y tế công,…) nhưng
hạn chế (chỉ ở khu
vực đăng ký hộ
khẩu
)

12

Hộp 4: Khó khăn của người nhập cư
Ngưi nhp cư chưa có h khu thành ph xin cho con hc, đăng ký các dịch vụ xã hội

rất khó, gần như bị đẩy khỏi các dịch vụ này, không được xét vào diện hộ nghèo nên
con cái họ không được miễn giảm học phí, không được hỗ trợ tiền mua bảo hiểm y tế.
Giả như họ muốn phát triển kinh doanh cũng rất khó vay vốn vì không có nhà cửa thế
chấp, không có hộ khẩu thường trú. Dân nhập cư còn gặp khó khăn khi làm các thủ tục
như khai sinh, kết hôn, vay vốn xoá đói giảm nghèo.
Trung Vũ (2011)

Bên cạnh những tác động đã đề cập, báo cáo về xu hướng và cấu trúc di cư ở Việt
Nam tại hội thảo vùng về Di cư, phát triển và các chính sách giảm nghèo của nhóm nghiên
cứu Đặng Nguyên Anh, Cecilia Tacoli và Hoàng Xuân Thành (2003) quan tâm nhiều đến
tác động của di cư đến cấu trúc gia đình, và gián tiếp ảnh hưởng đến việc tiếp cận giáo dục
của trẻ em thuộc nhóm các gia đình nhập cư. Mặc dù việc di cư có thể giúp cải thiện kinh
tế của người dân nông thôn, những ảnh hưởng của nó đến các đời sống cũng rất đáng kể.
Người di cư thường để lại vợ hoặc chồng và con cái và điều này có thể ảnh hưởng đến sự
bền vững của gia đình, nhiều gia đình ly tán, nhiều làng quê chỉ còn lại những đứa trẻ và
người già (Đặng Nguyên Anh và các đồng sự, 2003, trang 15-17). Các khoản tiền gửi về
quê đôi khi quá khiêm tốn, không đủ để trang trải những chi phí như tiền chi tiêu, tiền học
của trẻ em và tiền chữa bệnh. Trẻ em sống xa cha mẹ cũng thiếu đi sự chăm sóc trực tiếp,
gần gũi nhất, điều này ít nhiều tác động đến kết quả học tập của các trẻ em ở lại nông thôn
khi cha mẹ đi làm ăn ở xa. Báo cáo này cũng đề xuất các nhà làm chính sách nên có những
hỗ trợ để cải thiện an sinh xã hội cho người nhập cư, nhằm giúp hạn chế những thiệt thòi
của nhóm người này.
Chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của việc di cư lên khả năng
tiếp cận giáo dục của trẻ em thuộc các gia đình lao động nhập cư, và nhóm đối tượng này
thường không được đề cập đến trong các bộ dữ liệu chính thống. Cụ thể hơn, các nghiên
cứu về việc nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em thuộc các gia đình nhập cư đến
TP.HCM càng hiếm hoi hơn và do đó các nhà làm chính sách, đặc biệt là các chính sách về
giáo dục và an sinh xã hội, sẽ khó có cơ sở để làm nền tảng cho các chính sách của mình.

13


3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cu dùng phương pháp định tính, sử dụng các số liệu để minh hoạ cho các
nhận định và đánh giá. Nghiên cứu sử dụng các số liệu thống kê thứ cấp về dân số, xã hội,
kinh tế,…tại TP.HCM và trên địa bàn cả nước. Các số liệu về di cư, lao động và việc làm
từ các nghiên cứu trước cũng được sử dụng. Những số liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm
STATA và Excel và được trình bày trong chương 4 của nghiên cứu.
3.2. Các nguồn dữ liệu chủ yếu
Do đặc thù của các bộ số liệu về dân cư ở Việt Nam thường thiếu hẳn hoặc thu thập
không toàn diện các mẫu nghiên cứu là người nhập cư, đặc biệt là người tạm trú ngắn hạn
hoặc tạm trú không đăng ký do các nhóm đối tượng này thường bị “bỏ qua” trong các
nhóm đối tượng mục tiêu phỏng vấn, nghiên cứu “Khảo sát Di cư 2011” nhắm trực tiếp
đến nhóm đối tượng bị bỏ sót này nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng
đời sống của nhóm người nhập cư. Nghiên cứu này do chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright phối hợp cùng UNICEF thực hiện, trong đó tác giả là thành viên trực tiếp tham
gia nghiên cứu. Các khảo sát được tiến hành dựa trên 332 mẫu phỏng vấn sâu, bao gồm
bảng hỏi và ghi chú bảng hỏi (field notes). Các đối tượng phỏng vấn mục tiêu trong nghiên
cứu bao gồm những người lao động nhập cư làm lao động phổ thông đến TP.HCM dưới 5
năm. Đây là một nhóm đối tượng thường bị “bỏ quên’ trong các cuộc khảo sát. Bộ dữ liệu
này bao gồm 332 mẫu người nhập cư được phỏng vấn, thoả mãn các điều kiện theo như
định nghĩa người nhập cư của nghiên cứu này (từ nơi khác đến TP.HCM sinh sống dưới 5
năm). Mô tả chi tiết hơn về các mẫu được sử dụng trong bộ dữ liệu này được cung cấp
trong phần phụ lục. Không chỉ các số liệu trong các mẫu phỏng vấn được sử dụng mà các
ghi chú phỏng vấn (field notes) cũng được tham khảo để xây dựng một bức tranh rõ nét
hơn về thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em thuộc các gia đình nhập cư đến TP.HCM.
Quá trình lọc từ 332 mẫu phỏng vấn đã giới hạn còn 194 mẫu phỏng vấn phù hợp với các
điều kiện của nghiên cứu là có các trẻ em phù hợp với các tiêu chí đã đề cập trong phần
khái niệm.
14


Bên cnh b d liu “Kho sát Di cư 2011”, nghiên cu còn s dng ngun d liu
t nghiên cu Nghèo ô th 2009 (UPS 2009) do UNDP phi hp vi U Ban Nhân Dân
Thành ph Hà Ni và TP.HCM thc hin vào năm 2009. B d liu này bao gm hơn
3.000 mu phng vn  2 đô thị lớn này và phân nhóm mẫu chủ yếu theo phân loại “người
dân địa phương” (bản địa) tức là những người có đăng ký hộ tịch theo nhóm KT1 và KT2
và “người nhập cư” – người có đăng ký hộ tịch KT3 và KT4, cùng với một số lượng nhỏ
các mẫu không đăng ký hộ tịch. Ngoài ra, dữ liệu trong nghiên cứu VHLSS 2008 và số liệu
trong một số nghiên cứu về mức sống và nghiên cứu về người nhập cư cũng được sử dụng.
Bảng 3-1: Cơ cấu mẫu trong bộ dữ liệu UPS 2009
Tổng cộng
Thành phố Tình trạng hộ tịch
Hà Nội

TP.HCM

Thường trú

Tạm trú

Tổng số bảng hỏi 3.349 1.637 1712 1610 1739
Bảng hỏi dành cho hộ

1.748

875

873

1479


269

Bảng hỏi dành cho cá nhân 1.601 762 839 131 1470
Tổng số người 8.208 4.197 4.011 5.859 2.349
Nguồn: UPS 2009
Các bộ dữ liệu khác nhau đóng vai trò tương hỗ trong việc lý giải các phân tích liên
quan đến thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em thuộc các gia đình nhập cư. Các bộ dữ
liệu quốc gia của GSO, bao gồm cả VHLSS 2008 và UPS 2009 đưa ra những số liệu tổng
quát và có tính định hình vấn đề trong khi bộ dữ liệu của nghiên cứu “Khảo sát di cư 2011”
xoáy trọng tâm vào một nhóm đối tượng chuyên biệt (người nhập cư trong thời gian ngắn)
và đi sâu vào phân tích các điều kiện sống, khó khăn của nhóm này, trong đó có việc tiếp
cận giáo dục của trẻ em thuộc các gia đình nhập cư.
Bộ dữ liệu này cùng với các bộ dữ liệu quốc gia và địa phương đã đề cập ở trên là
nền tảng chính cho các phân tích trong nghiên cứu này và cũng là nền tảng cho các kiến
nghị chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập cư tại TP.HCM
nói riêng và có thể được nhân rộng trên địa bàn cả nước trong những điều kiện thích hợp

15

Hình 3-1: Hệ thống các cơ sở dữ liệu chủ yếu và thuộc tính







Kho sát di cư 2011
UPS 2009

VHLSS 2008
Trẻ em các
gia đình nhập
cư đến
TP.HCM
Đề xuất chính
sách
Số lượng mẫu nhỏ
Phỏng vấn chuyên sâu
Nhóm đối tượng lao động nhập cư phổ thông
Số lượng mẫu tương đối lớn
Địa bàn TP.HCM, Hà Nội
Nhóm người bản địa & nhập cư
Các chỉ báo về tình trạng nghèo
Số lượng mẫu rất lớn
Địa bàn toàn quốc
Các chỉ báo về mức sống

×