Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

báo cáo thực tập chuyên ngành tại nhà xưởng cơ sở 3 trường đh bà rịa – vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.62 KB, 14 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
1
MỤC LỤC
Trang
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 1
Mục lục 2
Lời nói đầu 3
Giới thiệu về công trình
I.Các công tác thực hiện tại công trình 4
A. Công tác cốp pha
1. Công dụng của cốp pha
2. Gia công cốp pha
3. Trình tự lắp đặt và đóng cốp pha
B.Công tác gia công cốt thép 8
1.Cắt và uốn cốt thép
2.Buộc cốt thép, nối cốt thép
3.Lắp dựng cốt thép
a.Lắp đặt cốt thép cột
b.Lắp đặt cốt thép sàn
4.Lớp bảo vệ
C.Công tác bê tông 10
1.Vặt liệu, thiết bị khi trộn bê tông
2.Cấp phối và trộn bê tông
3. Đổ và đầm bê tông

4.Bảo dưỡng bê tông
5.Tháo dỡ cốp pha
D.Công tác xây tô 13
1.Công tác xây
2.Công tác trộn vữa
3.Vệ sinh
II. Nhận xét chung
2
LỜI NÓI ĐẦU
 Qua thời gian thực tập 2 tháng tại nhà xưởng cơ sở 3 trường ĐH Bà Rịa – Vũng
Tàu, em đã rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường
em chưa nắm bắt và chưa hiểu nhiều.
 Để có kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thực tập, em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô trong khoa Xây Dựng và Cơ Khí Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu đã
giảng dạy, trang bị cho em nhiều kiến thức cơ bản và tạo điều kiện thuận lợi cho em
đi thực tập, và chân thành cảm ơn thầy Lưu Văn Quang đã trực tiếp hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực tập.
 Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu kinh nghiệm và còn bỡ ngỡ
với thực tiếp, nên em không tránh khỏi thiếu sót. Em mong thầy cô chỉ bảo thêm để
em có thể hoàn thành và đạt kết quả tốt. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô !
3
GIỞI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH THỰC TẬP
Địa điểm : Khu thực hành xây dựng, cơ sở 3, trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tảu.
Chủ đầu tư: Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu.
Lịch thực hành: thứ sáu hàng tuần.
I. CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TRƯỜNG:
A.Công tác cốp pha:
1. Công dụng của cốp pha:
− Cốp pha là ván khuôn tạo hình kết cấu công trình, giữ cho vữa bê tông không chảy
ra và bảo vệ bê tông trong thời gian ngắn cho tới khi bê tông đủ cường độ mới thôi.

− Để có công trình bê tông cốt thép tồn tại lâu năm thì chúng ta phải tạo dưng một
công trình tạm thời bằng vật liệu khác giống hệt công trình mà ta cần xây dựng đó
là công trình cốp pha.
− Là tạm thời nhưng nó phải đảm bảo tính chắc chắn ổn định để chịu lực và dễ dàng
tháo lắp, đồng thời phải bền để sử dụng được sử dụng được nhiều lần.
− Cốp pha gồm 2 phần chủ yếu:
• Phần lát mặt và tạo hình kết cấu.
4
• Phần chống đỡ để đảm bảo vị trí ổn định vững chắc.
-Tại phòng thực hành thì thường là dùng cốp pha bằng thép, chúng có đặc điểm:
• Bề mặt (có 2 mặt): 1 mặt nhẵn phẳng không cong vênh, mặt còn lại có các sườn
ngang và đứng ghép vào bản thép, giữ những thanh sườn có chứa nganng và đứng
ghép vào bản ghép, giữa những thanh sườn có chứa những lỗ để ghép các tấm cốp
pha lại với nhau.
• Những kết cấu như vách tường người ta dùng nó kết hợp với khung sườn các thanh
giằng, chống để liên kết chúng thành 1 khung cứng.
2. Gia công cốp pha:
− Tùy theo kết cấu mà lắp đặt bố trí cốp pha, thường đối với cốp pha sàn chúng ta ít
phải gia công.
5
− Đối với cốp pha móng người ta tính toán và lắp đặt nhiều tấm cứng trực tiếp xuống
đài móng, chúng được liên kết với nhau bằng đinh đóng.
− Những chỗ nối người ta dùng đinh đóng để nối các tấm cốp pha lại với nhau.
3. Trình tự lắp đặt và đóng cốp pha:
Khi đã chuẩn bị đủ các phương tiện đóng cốp pha như ván, cột chống, dàn giáo, ta
tiến hành đưa đóng cốp pha và ghép vào cấu kiện:
6
− Mặt cốp pha phải không được cong vênh, không bị hở hay bị thiếu hụt, phải đúng
các bộ phận của công trình đúc.
− Liên kết các vị trí chắc chắn để cốp pha không bị xê dịch hay mất ổn định khi đổ

bê tông.
a. Cốp pha cột:
− Sau khi thi công xong công đoạn nối cốt thép cột, ta tiến hành lắp cốp pha cột, ba mặt
cột được lắp bằng ván ép, 2 bên cột có đóng các thanh chống để chịu lực ngang khi đổ
bê tông và giữ cho ván khuôn cột đúng kích thước thiết kế.
− Để vị trí cột không bị xê dịch người ta dùng các ông chống xiên tì xuống nền ( hoặc
sàn)
− Trong quá trình lắp cốp pha để kiểm tra các phương, công nhân tại công trường đã
dùng các quả rọi (để kiểm tra theo phương đứng).
b. Cốp pha sàn:
− Cốp pha dầm sàn được lắp ghép ở hai mặt và liên kết với nhau bằng những thanh
giằng
− Khóa xoay:
7
− .
Cốp pha sàn được lắp ghép từ những tấm cốp pha ván định hình. Tại những kích thước
tấm cốp pha không phù hợp thì dùng những tám bù, hoặc kích chân, kích đầu cho cây
chống.
kích đầu: kích chân:
8
c. Nghiệm thu công tác cốp pha:
Để đảm bảo chất lượng các cấu kiện được đúc bằng bê tông ta phải tiến hành công tác
nghiệm thu:
− Sự vững chắc của các cốp pha
− Cột chống luôn thẳng đứng và phải thật chắc chắn.
− Sai lệch về vị trí và kích thước ván khuôn và dàn giáo đã dựng xong không được
vượt quá trị số cho phép.
− Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng và vị trí của ván
khuôn nếu có biến dạng do dịch chuyển phải xử lý kịp thời.
− Không tháo dỡ cốp pha quá sớm.

B. Công tác gia công cốt thép:
1. Cắt và uốn cốt thép:
Cắt cốt thép bằng sức người hoặc bằng máy. Tuy nhiên sức người chỉ có thể cắt
được nhưng thanh thép có đường kính nhỏ dưới 12mm. Máy cắt bằng động cơ có thể cắt
được cốt thép tới 40mm.
− Máy cắt bằng động cơ có lưỡi bằng đá là dụng cụ rất phổ biến tại các công trường
nhỏ, máy này chỉ cắt được các loại thép nhỏ 20mm.
9
− Uốn cốt thép bằng tay hoặc bằng máy, với dụng cụ uốn bằng tay người ta có thể
uốn được đến 22mm.
− Ở công trình nhà phố, khong dùng đến máy uốn thép mà thực hiện uốn thép bằng
tay.
2. Buộc cốt thép, nối cốt thép:
− Buộc cốt thép dùng để nối thép hoặc đan sàn, lưới … được sử dụng tại hiện trường.
− Có nhiều kiểu buộc thép: buộc đơn giản, buộc kiểu hình nơ, buộc hình số 8,
thường thì buộc kiểu hình nơ hoặc số 8 sẽ đảm bảo cốt thép không bị xê dịch.
− Dây kẽm dùng buộc có đường kính 0.8-1 mm, chiều dài dây buộc phụ thuộc vào
đường kính các thanh cốt thép cần buộc.
− Để có những thanh thép dài hoặc tận dụng thanh thép ngắn người ta nối chúng, có
2 cách nối: nối buộc bằng dây kẽm và nối hàn.
− Chiều dài nối buộc cốt thép chịu lực trong các dầm sàn cốt thép không được nhỏ
hơn 250mm đối với cốt thép chịu kéo và 200mm đối cốt thép chịu nén.
− Đối với các vị trí khác là 30d-40d (d:đường kính thanh thép).
− Trong các mối nối sử dụng từ 2 – 3 dây kẽm buộc.
3. Lắp dựng cốt thép
Cốt thép được gia công cắt uốn từ bên dưới theo thiết kế và được lắp đặt vào các vị trí
thích hợp.
a. Lắp đặt cốt thép cột:
Trình tự của chúng như sau:
− Dùng vam uốn thép cho đúng vị trí tiến hành nối thép chiều cao nối được thực hiện

phải bẳng chiều cao thép chờ, phải có ít nhất 3 mối kẽm liên kết.
− Cốt thép dọc được cắt theo tính toán và được dựng lên ( cùng với cốt đai) trước
tiên chúng được buộc nối với thép chở dưới chân cột.
− Sau đó buộc thép đai đã được gia công từ trước khoảng cách theo thiết kế.
− Phải thả rọi ngắm để cốt thép được dựng lên phải tương đối thẳng để khi ghép cốp
pha được dễ dàng.
b. Lắp đặt cốt thép sàn:
10
Đặt cốt thép móng trước rồi mới đặt cốt thép sàn sau cùng. Vì cốt thép sàn thường
luồn qua khung cốt thép dầm cho nên sau khi đã đỗ xong móng mới rải và buộc cốt thép
sàn.
4. Lớp bảo vệ:
− Để đảm bảo chiều dày quy định của lớp bê tông bảo vệ người ta dùng thước đo và
cắt 1 đoạn nêm có chiều dày bằng chiều dày lớp bảo vệ những miếng này sẽ
được đặt nằm giữa cốt thép đứng và cốp pha đứng, được buộc chặt vào cốt thép
bằng dây kẽm
− Hoặc giữa hay nhiều lớp cốt thép thì phải đảm bảo lớp trên và lớp dưới bằng cách
đặt miếng kê này vào.
C. Công tác bê tông
1. Vật liệu thiết bị khi trộn bê tông:
− Đây là công trình nhà phố, vì là công trình nhỏ nên không cần phải mua bê tông
tươi, bê tông ở đây được trộn tại công trình, bằng tay và cả bằng máy trôn nhỏ.
− Xi măng dùng ở đây là xi măng PC 40 (Holcim đa dụng). Xi măng đem dùng
không được đóng cục khi đem sử dụng.
− Cát phải đúng chủng loại như: cát hạt trung hay nhỏ, hạt tinh hay thô và phải rửa
sạch trước khi đưa vào sử dụng.
− Cốt liệu cũng phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật trước khi đưa vào sử dụng, cốt liệu
phải đảm bảo sạch.
− Nước dùng trộn bê tông phải đảm bảo sạch, không chứa rác, bùn.
2. Cấp phối và trộn bê tông:

Ở công trình này công nhân trộn bê tông bằng máy khi đổ sàn và bằng tay khi đổ
cột
Đổ cấp phối cho máy trộn bê tông
− Cấp phối trộn
− Bê tông: 4 xô cát + 6 xô đá + 1 bao xi măng
− Hồ: 10 xô cát + 1 bao xi măng
− Trình tự trộn như sau:
• Vật liệu được tập kết gần máy cuộn
11
• Trước tiên cho khoảng 1/5 lượng nước vào cối, nước được đong bằng xô hoặc
thùng. Rồi cho đá, cát vào (được đong bằng thùng hoặc xô), sau đó đổ xi măng xen
kẽ giữa các lớp đá cát. Trong khi trộn đổ tiếp lượng nước còn lại để đảm bảo độ
dẻo cho bê tông.
• Sau khi trộn cối phải luôn được quay để đảm bảo rằng bê tông luôn dẻo.
• Máy trộn quay càng lâu cường độ bê tông càng tăng, nếu quá nhiều năng suất sẽ
giảm.
3. Đổ và đầm bê tông:
− Đây là công trình không cần kiểm tra độ sụt của bê tông , không cần lấy mẫu thí
nghiệm
− Chuẩn bị sàn công tác , dàn giáo trước khi đổ bê tông
− Kiểm tra cốt thép đặt đúng yêu cầu thiết kế
− Vệ sinh cốt thép , cốt pha , chuẩn bị công tác đổ bê tông
Vệ sinh cốt thép trước khi đổ bê tông
Trước khi đổ bê tông cần phải làm những việc sau
• Kiểm tra lại vị trí đặt cốp pha , cốt thép
• Quét sạch rác , tẩy các vết dơ bên trong
• Kiểm tra thanh chống , thanh giằng cũng như cốp pha
• Tiến hành đổ bê tông theo cách rơi tự do để cốt liệu được rải đều bê tông không bị
phân tầng , phân lớp , đổ liên tục.
Đầm bê tông :

Bê tông đổ đến đâu thì đầm tới đó , nhằm đảm bảo hồ bê tông đồng nhất , chắc đặc
không xảy ra hiện tượng rỗng bên trong , rỗ bên ngoài và để bê tông bám chắc vào cốt
thép.
Khi đầm cần chú ý :
− Không đầm quá gần cốp pha , cốp thép
− Thả đầm nhanh , rút đầm nhanh để bọt khí không lọ vào
− Không dùng đầm chạm vào cốt thép sẽ làm cho vị trí cốt thép sai lệch
− Không đầm quá lâu
Thi công bề mặt
− Đối với thi công cột , người ta đầm bằng búa và dùng đầm bằng búa và dùng đầm
chọc
− Trước khi đổ bê tông người ta đổ 1 lít xi măng phía trên sàn ,chổ liên kết giửa sàn
và cột , để tạo liên kết tốt hơn
12
4.Bảo dưỡng bê tông
− Điều kiện bảo dưỡng bê tông là giữ cho bê tông là giử cho bề mặt bê tông luôn ẩm,
không bị rung động, không bị va chạm, cung cấp đủ độ ẩm cho bê tông (tưới nước)
nếu không bê tông sẽ nứt.
− Đổ sàn khoăn 2 ngày có thể đimlại bình thường , đổ cột 1 ngày có thể tháo cốp
pha.
5.Tháo dỡ cốp pha
Đối với cột bê tông thì sau khi đổ 1 ngày ta có thể cho tháo cốp pha
Trình tự tháo dỡ cốp pha :
− Dỡ các tấm cốp pha bên phía đổ bê tông
− Sau đó dỡ nguyên 3 mặt của cốp pha để tận dụng cho các cột tiếp theo.
− Thu dọn các cây chống , dàn giáo
− D.Công tác xây tô
− 1. Công tác xây :
13
− Vệ sinh mặt sàn thật sạch , ghim cao độ hai đầu , trét hồ đầu tại vị trí tiếp giáp giữa

tường vách và bê tông
− Tưới gạch đủ ẩm trước khi xây 12h
− Mạch vữa phải điểu và thẳng , đúng kích thước theo quy phạm ( ngang 1cm, đứnng
1.5cm).
− Tại các vị trí có bổ trụ đặt râu
− Lớp gạch tiếp giáp giữa tường và trần , đà xây gạch nghiêng 45 – 60 độ , trám kín
gạch.
− Tường xây phải đảm bảo đứng vị trí mực trắc đạc và bản vẻ kỹ thuật , thẳng đứng .
− Trét vữa bít tất cả các lỗ gạch quay ngang của 2 lớp tường và cạnh cửa
− Vệ sinh 2 mặt tường thật sạch không để hồ bám.
2 Công tác trộn vữa
− Vữa trộn theo đúng tỉ lệ yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật
− Đo lường cát bằng thùng
− Vữa được chứa trong máng\
3. Vệ sinh
− Sau khi kết thúc công việc phải vệ sinh thật kỹ vị trí thi công và máy sau thi công
− Dọn sạch xà bần
− Chuyển gạch thừa tới vị trí thi công tiếp theo
− Chuyển gạch thừa tới vị trí thi công tiếp theo
− Trước khi trát phải quét dọn thật sạch vị trí chân tường và trong lúc trát phải lót
ván hoặc nilong hứng vữa rơi
NHẬN XÉT CHUNG:
− Qua đợt thực hành này trang bị cho em những kiến thức cơ bãn về công tác thi
công , giúp cho em thấy rõ được thực tiễn những gì mà mình đã học và nó cũng
giúp ít cho quá trình học tập và làm việc sau này.
− Qua đó em thấy rõ được vai trò và trách nhiệm cua người kỹ sư xây dựng sau này.
− Trong đợt thực tập này , chúng em được đi thực tập ở công trình nhà phố , những
kiến thức cơ bản về lý thuyết đã được thấy rõ bằng các công tác trên công trường.
14

×