Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mục lục
Trang
Danh mục từ viết tắt…………………………………………………………… 4
Danh mục các bảng số liệu…………………………………………………... 6
Lời mở đầu………………………………………………………………………..7
Chương I :Cạnh tranh trong kinh doanh Ngân hàng……………………… 9
1.1 Lý luận chung về cạnh tranh………………………………………….............. 9
1.1.1Khái niệm về cạnh tranh……………………………………………… 9
1.1.2 Lợi thế cạnh tranh………………………………………………......... 9
1.1.3 Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh trong
doanh nghiệp……………………………………………………………….. 9
1.2 Cạnh tranh trong kinh doanh Ngân hàng………………………………......... 10
1.2.1 Khái niệm và đặc trưng về cạnh tranh của NHTM……………......... 10
1.2.2 Các nhân tố tác động đến cạnh tranh của các NHTM……………… 10
1.2.3 Các nội dung về cạnh tranh trong kinh doanh của
các NHTM…………………………………………………………………... 12
1.3 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại……………………............. 15
1.4 Một ví dụ về cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng tại Trung
Quốc sau khi gia nhập WTO và các bài học kinh nghiệm………………………... 16
Chương II :Thực trạng năng lực cạnh tranh của Chi nhánh
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc Hải Dương……………………........ 22
2.1 Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát
Triển Bắc Hải Dương…………………………………………………………........ 22
2.2 Thực trạng về cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư
và Phát Triển Bắc Hải Dương…………………………………………………….. 22
2.2.1 Chất lượng sản phẩm dịch vụ……………………………………….. 23
2.2.2 Lãi suất tiền gửi, tiền vay, phí ngân hàng……………………........... 23
2.2.3 Hệ thống phân phối…………………………………………….......... 24
2.3 Thực trạng về năng lực canh tranh của chi nhánh ngân hàng
Đầu Tư và Phát Triển Bắc Hải Dương……………………………………........... 24
2.3.1 Thực trạng về năng lực tài chính……………………………………. 24
2.3.1.1 Vốn chủ sở hữu………………………………………………. 25
2.3.1.2 Khả năng phòng ngừa, chống đỡ rủi ro…………………....... 25
2.3.1.3 Khả năng sinh lời……………………………………………. 27
2.3.2 Thực trạng về năng lực hoạt động………………………………....... 28
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2.3.2.1 Năng lực huy động vốn…………………………………......... 28
2.3.2.2 Năng lực tín dụng và đầu tư……………………………......... 30
2.3.2.3 Năng lực phát triển dịch vụ………………………………….. 31
2.3.3 Thực trạng về tổ chức bộ máy và quản trị điều hành…………......... 33
2.3.3.1 Về tổ chức bộ máy………………………………………........ 33
2.3.3.2 Về quản trị điều hành……………………………………....... 37
2.3.4 Năng lực công nghệ thông tin của BIDV- Bắc Hải Dương……........ 37
2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng .
Đầu Tư và Phát Triển Bắc Hải Dương…………………………………………… 38
2.4.1 Những ưu điểm của BIDV- Bắc Hải Dương……………………....... 38
2.4.2 Những hạn chế của BIDV- Bắc Hải Dương……………………........ 39
Chương III :Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc Hải Dương…………….. 41
3.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Bắc Hải Dương đến năm 2015……………………………....41
3.1.2 Các định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh
ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hải Dương………………………….41
3.1.1 Mục tiêu về nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống
NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế………………………...42
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi
nhánh BIDV Bắc Hải Dương…………………………………………………....... 42
3.2.1 Tăng cường năng lực tài chính của chi nhánh BIDV
Bắc Hải Dương…………………………………………………………….. 42
3.1.1.1 Các giải pháp tăng quy mô vốn……………………………… 42
3.1.1.2 Giải pháp làm sạch bảng cân đối kế toán…………………….44
3.1.1.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro………………………………… 44
3.1.1.4 Giải pháp minh bạch tình hình tài chính…………………….. 47
3.2.2 Các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của BIDV
Bắc Hải Dương……………………………………………………………... 47
3.1.2.1 Các giải pháp về huy động vốn………………………………. 47
3.1.2.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng………………... 48
3.1.2.3 Các giải pháp phát triển dịch vụ…………………………...... 50
3.2.3 Nhóm giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế…………………..... 53
3.1.3.1 Nâng cao năng lực quản trị điều hành………………………. 53
3.1.3.2 Xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh……………... 54
3.1.3.3 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro…………… 55
3.2.4 Xây dựng thương hiệu Ngân hàng Đầu Tư và Phát
Triển Việt Nam trong tiến trình hội nhập…………………………………. 56
3.2.5 Giải pháp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin…………………... 58
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3.2.6 Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực…………………………………………………………………….. 59
3.2.7 Xây dựng chiến lược marketing và tăng cường thực hiện
công tác chăm sóc khách hàng…………………………………………….. 60
3.3 Các giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam………………………………………..62
3.3.1 Kiến nghị với Quốc hội về luật NHNN và luật các TCTD…………... 62
3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam và
các Bộ có liên quan…………………………………………………………. 63
PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………....64
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………66
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Danh mục từ viết tắt
Tiếng Anh
ATM Automated teller machine Máy giao dịch tự động
BIDV Bank for Investment and Ngân hàng Đầu tư và
Development of Vietnam Phát triển Việt Nam
GATs General Agreement on Trade Hiệp định chung về thương
in Services mại dịch vụ
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
MFN Most favoured nation Tối huệ quốc
ROE Return on Equity Thu nhập trên vốn cổ phần
ROA Return on Assers Thu nhập trên tổng tài sản
WTO World trade Organnization Tổ chức thương mại thế giới
SWIFT Society for Worldwide Hiệp hội truyền thông
interbank Financial tài chính liên ngân hàng
Telecommunication toàn cầu
Tiếng Việt
CBTD Cán bộ tín dụng
DNN Doanh nghiệp nhà nước
DPRR Dự phòng rủi ro
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM NN Ngân hàng thương mại Nhà
nước
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ
phần
NHNNg Ngân hàng nước ngoài
TCTD Tổ chức tín dụng
TCTK Tổ chức kinh tế
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
SXKD Sản xuất kinh doanh
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Danh mục các bảng số liệu
Trang
Bảng 2.1: Mức lãi suất VNĐ của một số NHTM trên địa bàn……………….23
Bảng 2.2: Mức lãi suất USD của một số NHTM trên địa bàn………………..24
Bảng 2.3:Vốn chủ sở hữu Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát
triển Bắc Hải Dương (tỷ VND)………………………………………………25
Bảng 2.4: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm
31/12/2009 của BIDV theo Quyết định của NHNN………………………….26.
Bảng 2.5 : Chỉ tiêu ROE của BIDV Bắc Hải Dương 2004-2009…………….27
Bảng 2.6: Chỉ tiêu ROA của BIDV Bắc Hải Dương từ 2004- 2009…………28
Bảng 2.7: Cơ cấu huy động vốn của BIDV- Bắc Hải Dương theo
nguồn huy động vốn………………………………………………………….29
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ và tốc độ tăng trưởng tín dụng BIDV-Bắc
Hải Dương 2003-2009………………………………………………………..30
Bảng 2.9: Mô hình tổ chức BIDV- Bắc Hải Dương………………………….36
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Qua 24 năm đổi mới và hội nhập, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày
càng tăng, đặc biệt từ khi VN là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
(WTO), quá trình đổi mới ngày càng toàn diện hơn, rõ nét hơn, đầy đủ hơn và tốc độ
càng nhanh hơn,cùng với sự phát triển của cả nước, hệ thống Ngân hàng (NH) đã thay
đổi cơ bản, nhất là việc hình thành hệ thống NH 02 cấp, phân định rõ chức năng quản lý
nhà nước của NHNN và chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng - NH của các TCTD, hoạt
động của các NH đã góp phần tích cực trong kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, góp phần vào việc đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa –hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh đó, hoạt động của hệ thống NH trong những năm qua, vẫn còn một số
hạn chế “ Hệ thống chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng chưa đáp
ứng được yêu cầu đổi mới triệt để…, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của hệ
thống ngân hàng Việt Nam còn yếu…” ( trích phát biểu của Thủ Tướng Phan Văn Khải
tại buổi lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ngành NH Việt Nam) , ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng hoạt động của ngành NH. Trong đàm phán về Việt Nam gia nhập WTO,
lĩnh vực hoạt động tài chính – NH là một trong những lĩnh vực được cam kết mở cửa
mạnh mẽ trong thời gian tới, các NH nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam,
được đối xử ngang bằng theo nguyên tắc tối huệ quốc của WTO.Khi đó các NH Việt
Nam sẽ gặp những đối thủ mạnh ( về thương hiệu, vốn, công nghệ, nhân lực, kinh
nghiệm sản phẩm…) tại thị trường Việt Nam.Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính
vừa qua thì việc quyết định liệu các ngân hàng Việt Nam có trụ vững được hay không?
Đây là một bài toán không đơn giản đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam nói chung và các
ngân hàng nói riêng.Ngay lúc này đây các NH Việt Nam cần chuẩn bị tốt để đối mặt với
các đối thủ này, trong đó Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Bắc Hải Dương
(BIDV Bắc Hải Dương) cũng cần có chiến lược cụ thể rõ ràng để xác định vị thế của
mình trong xu hướng hội nhập.
Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế kế hoạch,với kỳ vọng hoạt động BIDV
Bắc Hải Dương ngày càng hiệu quả trên địa bàn, góp phần vào sự tăng trưởng ổn định,
bền vững lâu dài của ngành và của nền kinh tế, nên em đã chọn đề tài :” NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN BẮC HẢI DƯƠNG ”để nghiên cứu làm đề tài thực thập cuối khóa cho
mình.
Bài thực tập của em được chia làm 03 chương:
Chương I: Cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng
Chương II: Thực trạng năng lực canh tranh của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và
Phát Triển Bắc Hải Dương.
Chương III: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng
Đầu Tư và Phát Triển Bắc Hải Dương.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Do thời gian thực tập hạn chế, sự hiểu biết về thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận
không cao nên bài thực tập cuối khóa không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự
đóng góp ý kiến của thầy cô, các anh chị cán bộ Ngân hàng, và các bạn để bài thực tâp
của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Kế
hoạch và phát triển, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng là thầy giáo trực tiếp hướng
dẫn chuyên đề thực tập của em, và các anh chị cán bộ Ngân hàng BIDV Bắc Hải Dương
đã giúp đỡ em hoàn thành khóa thực tập và hoàn thành bài thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chương I
Cạnh tranh trong kinh doanh Ngân hàng
1.1 Lý luận chung về cạnh tranh
1.1.1Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh trong một doanh nghiệp,một ngành,một quốc gia là mức độ mà trong
đó các điều kiện về thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng
hóa dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng
cao thu nhập thực tế.
Một doanh nghiệp được xem là có sức cạnh tranh khi nó có thể thường xuyên đưa
ra các sản phẩm thay thế, mà các sản phẩm này có mức giá thấp hơn so với các sản phẩm
cùng loại, hoặc cùng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất
lượng hay dịch vụ ngang bằng hay tốt hơn.
1.1.2 Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt so với
các đối thủ cạnh tranh.Đó là những thế mạnh mà tổ chức có hoặc khai thác tốt hơn đối
thủ cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp thể hiển ở hai khía cạnh sau:
- Chi phí: Theo đuổi mục tiêu giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể được.Doanh
nghiệp nào có chi phí thấp thì doanh nghiệp đó có nhiều lợi thế hơn trong quá trình cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp.Chi phí thấp mang lại cho doanh nghiệp tỉ lệ lợi nhuận cao
hơn mức bình quân trong ngành bất chấp sự hiện diện của các lực lượng cạnh tranh
mạnh mẽ.
- Sự khác biệt hóa: là lợi thế cạnh tranh có được từ những khác biệt xung quanh
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra thị trường.Những khác biệt này có
thể biểu hiện dưới nhiều hình thức như: sự điển hình về thiết kế hay danh tiếng sản
phẩm, công nghệ sản xuất, đặc tính sản phẩm, dịch vụ khách hàng, mạng lưới bán hàng.
1.1.3 Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh là một trong những thế mạnh mà doanh nghiệp có hoặc có thể
huy động để có thể cạnh tranh thắng lợi.Để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh, các doanh
nghiệp cần nghiên cứu các yếu tố sau:
- Nguồn gốc sự khác biệt: So với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có gì vượt trội
hơn về mặt giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa, chất lượng sản phẩm dịch
vụ, mạng lưới phân phối.
- Thế mạnh của doanh nghiệp về cơ sở vật chất, nhà xưởng trang thiết bị kỹ thuật.
- Khả năng phát triển sản phẩm mới,đổi mới dây chuyền công nghệ, hệ thống
phân phối.
- Chất lượng của sản phẩm.
9