Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

Bài giảng Kiểm tra, đánh giá trong Giáo dục - Dành cho Cán bộ quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.63 KB, 37 trang )

Bài giảng
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
(Dành cho CBQL)
PGS.TS.Lê Đức Ngọc
Giám đốc CAMEEQ-VIPUA
TpHCM, 18-19/ 4-2014
1


Khung năng lực chung về đánh giá giáo dục
Khung năng lực chung về đánh giá giáo dục
2
Khung năng lực chung
Khung năng lực chung
3
mục tiêu
2.1. Về kiến thức
Người học được rèn luyện và phát triển những kiến thức tổng quan về đánh giá trong
giáo dục và kiến thức cơ bản về quản lý lập kế hoạch đánh giá và triển khai các bước
đánh giá trong giáo dục; quản lý đánh giá kết quả học tập trên lớp; tổ chức và quản lý
các kỳ thi; tổ chức và quản lý các hoạt động khảo sát đánh giá giáo dục trên phạm vi
rộng (cấp sở, cấp quốc gia, cấp quốc tế).
2.2. Về kỹ năng

Kết thúc chương trình bồi dưỡng chuyên môn, người tốt nghiệp khóa học sẽ có năng
lực thực hiện được các nhiệm vụ sau:

Năng lực tích hợp và vận dụng mục tiêu đánh giá, đặc điểm, bản chất, phương pháp,
quy trình và công cụ đánh giá đã được chuẩn hóa với các xu hướng cải cách đánh
giá tại Việt Nam vào những bối cảnh cụ thể để quản lý và chỉ đạo việc lập các kế
hoạch đánh giá hoặc cải tiến các kế hoạch đánh giá và chỉ đạo điều hành, huy động


sự tham gia của các bên liên quan vào việc triển khai các bước đánh giá đáp ứng
mục tiêu đánh giá;

Năng lực chỉ đạo và tổ chức triển khai các kỳ thi với những quy mô khác nhau;

Năng lực quản lý và chỉ đạo các hoạt động khảo sát đánh giá giáo dục trên phạm vi
rộng;

Năng lực chỉ đạo việc sử dụng các kết quả thi và khảo sát ĐG vào việc cải tiến, nâng
cao chất lượng giáo dục.
2.3. Về thái độ
Người học được rèn luyện và nâng cao ý thức nghề nghiệp, đạo đức và tác phong thực
hiện nhiệm vụ đánh giá của người cán bộ quản lý giáo dục; phát triển lòng say mê và
hứng thú thực hiện hoạt động đánh giá; thể hiện thái độ khách quan, khoa học trong
chỉ đạo, tổ chức và quản lý việc đánh giá trong các cơ sở giáo dục và ngành giáo
dục.
4
Modun 1:
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
1. Các quan điểm, tiếp cận đánh giá trong giáo dục tr.5
1.1. Một số khái niệm cơ bản tr.5
1.2. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo dục tr.11
1.3. Mục đích, xu hướng và triết lý đánh giá tr.12
1.4. Các loại hình đánh giá tr.16
1.5. Các yêu cầu đối với đánh giá tr.39
2. Lập kế hoạch đánh giá giáo dục tr.40
2.1. Đối tượng và chủ thể đánh giá giáo dục tr.40
2.2. Xác định mức độ đạt mục tiêu giáo dục, kết quả đầu ra tr.41
2.3. Gắn kết các thành tố của chương trình với mục tiêu, kết quả đầu
ra tr.46

2.4. Các bước tiến hành quy trình đánh giá tr.47
2.5. Sử dụng thông tin thu thập được trong đánh giá tr.50
3. Một số vấn đề hiệu trưởng trường phổ thông cần biết khi tổ chức
triển khai đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giai đoạn
hiện nay tr.51
5
I. Các quan điểm, tiếp cận đánh giá trong giáo dục
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Đo lường (Measurement)
Theo Peter W. Airasian (1997) đo lường là quá
trình xác định số lượng hoặc gán một con số
cho việc thể hiện kỹ năng.
Theo Nitko & Brookhart (2007) đo lường trong giáo
dục là một thủ pháp/thủ thuật gán điểm số (cho
điểm) cho một thuộc tính/đặc tính, đặc điểm cụ
thể nào đó , theo một cách thức mà điểm số mô
tả/biểu hiện được mức độ một cá nhân sở hữu
đặc tính hoặc đặc điểm đó.
6
I. Các quan điểm, tiếp cận đánh giá trong giáo dục
(tiếp)
1.1.2. Đánh giá (Assessment)
- Theo Jean-Marie De Ketele (1989), đánh giá có nghĩa là “thu thập một tập
hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy và xem xét mức độ
phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với
các mục tiêu định ra ban đầu hay đã được điều chỉnh trong quá trình thu
thập thông tin nhằm đưa ra một quyết định”.
- Theo P.E. Griffin (1996): “Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị của một sự
kiện, nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trong việc định giá của
một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng

ứng dụng của một cách thức đưa ra, nhằm đạt mục đích nhất định”.
- Theo Peter W. Airasian (1997) kiểm tra đánh giá (Assessment) là quá trình
thu thập, tổng hợp và diễn giải thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định.
- Theo Nitko & Brookhart (2007) đánh giá trong giáo dục là một khái niệm
rộng, nó được định nghĩa như là một quá trình thu thập thông tin và sử
dụng các thông tin này để ra quyết định về học sinh, về chương trình, về
nhà trường và đưa ra các chính sách giáo dục. Các quyết định liên quan
đến học sinh bao gồm quản lý hoạt động giảng dạy trong lớp, xếp lớp (xếp
chỗ cho học sinh vào các chương trình học khác nhau), hướng dẫn và tư
vấn, tuyển chọn học sinh để cấp học bổng, , xác nhận năng lực của học
sinh.
7
I. Các quan điểm, tiếp cận đánh giá trong giáo dục
(tiếp)
1.1.3. Kiểm tra (Testing)
Theo Peter W. Airasian (1999), kiểm tra trên lớp học là
quá trình dùng giấy bút có hệ thống, được sử dụng để
thu thập thông tin về sự thể hiện kiến thức, kỹ năng
của học sinh. Bài kiểm tra (15 phút, 1 tiết…) thường là
một trong những công cụ phổ biến, được giáo viên sử
dụng để thu thập thông tin, vì thế bài kiểm tra cũng
chính là một cách đánh giá. Ngoài ra trên lớp học, giáo
viên cũng hay sử dụng các cách kiểm tra quan trọng
khác là quan sát, hỏi vấn đáp, ra bài tập và sưu tập các
sản phẩm của chính học sinh làm.
8
I. Các quan điểm, tiếp cận đánh giá trong giáo dục
(tiếp)
1.1.4. Trắc nghiệm (Test)
Theo Nitko & Brookhart (2007) trắc nghiệm là một công

cụ hoặc một thủ pháp có tính hệ thống cho việc quan
sát và mô tả một hoặc một số đặc tính của một học
sinh, sử dụng một thang đo được điểm hóa theo mức
độ hoặc một sơ đồ phân loại theo tiêu chí. Trắc nghiệm
có thể làm với từng học sinh, trường hay một quốc gia.
1.1.5. Định giá trị (Evaluation)
Theo Peter W. Airasian (1999), định giá là quá trình nhận
xét chất lượng hoặc giá trị của việc thể hiện kiến thức
kỹ năng hay một chuỗi hành động. Khi các thông tin
đánh giá đã được thu thập, giáo viên sẽ sử dụng nó để
ra quyết định hoặc cho ý kiến nhận xét về học sinh, về
việc giảng dạy, hoặc về không khí trong lớp học.
9
10

1.2. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo
dục

1.2.1. Kiểm tra đánh giá là một bộ phận
không thể tách rời của quá trình dạy học

1.2.2. Kiểm tra đánh giá là công cụ hành
nghề quan trọng của giáo viên

1.2.3. Kiểm tra đánh giá là một bộ phận quan
trọng của quản lý giáo dục, quản lý chất
lượng dạy và học
11

1.3. Mục đích, xu hướng và triết lý đánh giá

1.3.1. Mục đích
- Cấp độ trực tiếp dạy và học:
- Cấp độ hỗ trợ hoạt động dạy và học:
- Cấp độ ra chính sách:
Các mục tiêu học tập cụ thể
- Các mục tiêu về nhận thức
- Các mục tiêu về suy luận
- Các mục tiêu về kĩ năng
- Các mục tiêu về năng lực tạo sản phẩm
- Các mục tiêu về tình cảm- thái độ
Mục tiêu tổng hợp – mục tiêu năng lực
12

1.3.2. Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực
- Chuyển từ chủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học
(đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng đa dạng
các loại hình đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, định kì sau từng phần,
từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập
(đánh giá quá trình);
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của
người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức…
(đánh giá kiểu truyền thống) sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những
vấn đề của thực tiễn cuộc sống (đánh giá hiện đại - phi truyền thống), đặc biệt chú
trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo, siêu nhận thức
(nghĩ về cách suy nghĩ).
- Chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá), sang đánh giá đa chiều
(không chỉ giáo viên đánh giá mà học sinh cùng tham đánh giá - tự đánh giá,
đánh giá lẫn nhau);
- Chuyển đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang việc
tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một phương pháp

dạy học;
- Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá: sử dụng các phần mềm
thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ
giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh
giá.
13
Nghị quyết 29/TW8
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế”
Đế án ĐM CB TD GD của Bộ GD&ĐT trình TW:
“Đổi mới tư duy giáo dục”, “Đổi mới quản lý giáo dục”,
trong đó có “Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính” và
“Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”
là các giải pháp then chốt, “Đổi mới kiểm tra, thi và
đánh giá” là khâu đột phá.
14
NGHỊ QUYẾT 29-TW8
Trích 9 Nhiệm vụ và Giải pháp:
“2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ
bản của giáo dục đào tạo theo hướng coi trong phát
triển phẩm chất và năng lực người học”
Nhiệm vụ và giải pháp thứ hai nhằm chuyển từ giáo dục
chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang mục tiêu phát
triển phẩm chất và năng lực người học.
“3. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi,
kiểm tra, và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm
trung thực, khách quan”
Nhiệm vụ và giải pháp thứ ba nhằm xây dựng hệ thống

đánh giá kết quả giáo dục một cách khoa học, hiệu
quả, góp phần tạo ra một nền giáo dục thực chất, đáp
ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

15
Khái niệm năng lực

Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị,
cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/củng
cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí (John Erpenbeck
1998).

Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và
thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”
(OECD, 2002).

Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân
hay có thể học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc
sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành
động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng
một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong
những tình huống thay đổi (Weinert, 2001).
16
Các định nghĩa phù hợp về năng lực

Năng lực: là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một
cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng
của cuộc sống” (Québec- Ministere de l’Education, 2004);


Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức,
kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách
hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết
hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống (N.C.K, 2012)
17
Năng lực của HS phổ thông
Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống
kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành
(kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công
nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho
chính các em trong cuộc sống (N.C.K, 2012).
Năng lực của HS là một cấu trúc động (trìu tượng), có tính mở,
đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến
thức, kỹ năng, mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội
thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi
trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang
thay đổi của xã hội (N.C.K, 2012).
18
Bảng 1. So sánh sự khác biệt: đánh giá năng lực và
đánh giá kiến thức, kĩ năng
Tiêu chí
so sánh
Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kĩ năng
1. Mục
đích chủ
yếu nhất
- Đánh giá khả năng học sinh vận dụng các
kiến thức, kĩ năng đã học được vào giải quyết
vấn đề thực tiễn của cuộc sống
- Vì sự tiến bộ của người học so với chính mình

- Xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng theo
mục tiêu của chương trình giáo dục
- Đánh giá, xếp hạng giữa những người học
với nhau
2. Ngữ
cảnh
đánh giá
- Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc
sống của học sinh.
- Gắn với nội dung học tập (những kiến thức,
kĩ năng, thái độ) được học trong nhà trường
3. Nội
dung
đánh giá
- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở nhiều
môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những
trải nghiệm của bản thân học sinh trong cuộc
sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện)
- Qui chuẩn theo các mức độ phát triển năng
lực của người học
- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở một
môn học cụ thể
- Qui chuẩn theo việc người đó có đạt hay
không một nội dung đã được học
4. Công
cụ đánh
giá
Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống bối cảnh
thực
Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống

hàn lâm hoặc tình huống thực
5. Thời
điểm
đánh giá
Đánh giá ở mọi thời điểm của quá trình dạy
học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.
Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định
trong quá trình dạy học, đặc biệt là: trước và
sau khi dạy.
6. Kết
quả đánh
giá
Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của
nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.
Thực hiện được nhiệm vụ càng khó và phức tạp
hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn.
Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng
câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành.
Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kĩ
năng thì càng được coi là có năng lực cao
hơn.
19
PHÂN LOẠI CÁC CÂU HỎI


Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan
- Hỏi tổng quát gộp nhiều ý - Hỏi từng ý
- Cung cấp đáp án - Chọn đáp án




Đúng-sai Chọn trả lời Ghép câu Điền thêm

Diễn giải Tiểu luận Luận văn
Khoá luận Luận án


20
SO SÁNH CÂU HỎI/ĐỀ THI TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN
Nội dung so sánh Tự luận Trắc nghiệm
KQ
1- Độ tin cậy Thấp hơn Cao hơn
2- Độ giáo trị Thấp hơn Cao hơn
3- Đo năng lực nhận thức Như nhau
4- Đo năng lực tư duy Như nhau
5- Đo Kỹ năng, kỹ sảo Như nhau
6- Đo phẩm chất Tốt hơn Yếu hơn
7- Đo năng lực sáng tạo Tốt hơn Yếu hơn
8- Ra đề Dễ hơn Khó hơn
9- Chấm điểm Thiếu chính
xác và khách
quan hơn
Chính xác và
khách quan
hơn
10- Thích hợp Qui mô nhỏ Qui mô lớn
21

1.3.3. Triết lý đánh giá


Đánh giá để phát triển học tập hay đánh giá
vì sự tiến bộ của người học (assessment for
learning)

Đánh giá như một quá trình học/ đánh giá là
hoạt động học tập (assessment as learning)

Đánh giá về kết quả học tập (assessment of
learning)
22
1.4. Các loại hình đánh giá (Types of Assessment) trong
giáo dục
1. Đánh giá tổng kết (Summative Assessment) và đánh giá quá trình (Formative
Assessment).
2. Đánh giá sơ khởi (Placement Assessment) và đánh giá chẩn đoán (Dignostic
Assessment).
3. Đánh giá cá nhân (Individual Assessment) và đánh giá cơ sở giáo dục
(Institutional Assessment).
4. Đánh giá khách quan (Objective Assessment) và đánh giá chủ quan
(Subjective Assessment).
5. Đánh giá chính thức (formal Assessment) và đánh giá không chính thức
(informal Assessment).
6. Đánh giá trong (internal) và đánh giá ngoài (external).
7. Đánh giá dựa theo tiêu chí (Criterion- referenced assessment) và đánh gía
dựa theo chuẩn mực (Norm- referenced assessment).
8. Đánh giá trên lớp học (Classroom Assessment), đánh giá dựa vào nhà trường
(school- based assessment) và đánh giá trên diện rộng (broad assessment).
9. Đánh giá xác thực (Authentic Assessment)
10.Đánh giá năng lực sáng tạo (Alternative Assessment).

23
1.5. Các yêu cầu đối với đánh giá
a)- Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan
b)- Đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện
c)- Đánh giá phải đảm bảo tính hệ thống
d)- Đánh giá phải công khai minh bạch
e)- Đánh giá phải đảm bảo tính phát triển
24
II. Lập kế hoạch đánh giá trong giáo dục
2.1. Đối tượng và chủ thể đánh giá
2.2. Xác định mức độ đạt mục tiêu giáo dục, kết
quả đầu ra
2.3. Gắn kết các thành tố của chương trình với mục
tiêu, kết quả đầu ra
2.4. Các bước tiến hành qui trình đánh giá
2.5. Sử dụng thông tin thu thập được trong đánh giá
25

×