Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Tuyển tập 60 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn (có đáp án và thang điểm chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.04 MB, 209 trang )














































UBND QUẬN NGÔ QUYỀN
TRƯỜNG THCS AN ĐÀ

THI THỬ LẦN 1
Ngày: 12/4/2015
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Năm học 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
Lưu ý: Đề thi gồm 01 trang, học sinh làm bài vào tờ giấy thi.

Phần I: Đọc hiểu: (3 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không…
(SGK Ngữ văn 8 – Tập 2, NXB Giáo dục)
Câu 1: (1 điểm)
a/ Đoạn thơ trích từ văn bản nào? Của ai ?
b/ Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
c/ Phương thức biểu đạt chủ yếu đã được nhà thơ sử dụng.
d/ Cặp từ “càng… càng” thuộc từ loại gì ?
Câu 2: (1 điểm)
a/ Nội dung chính của đoạn thơ.
b/ Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ. Hình ảnh đó gợi cho em nhớ tới văn bản thơ nào.
Hãy chép lại một câu thơ cũng có hình ảnh như thế.
Câu 3: (1 điểm)
Phân tích cái hay cái đẹp trong việc sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn thơ (Bằng một đoạn
văn 6-8 câu có sử dụng thành phần biệt lập, chỉ rõ thành phần biệt lập đó)
Phần II: Làm văn: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Phân tích khổ thơ cuối trong văn bản Đồng chí của Chính Hữu (SGK Ngữ văn 9,Tập 1 – NXB
Giáo dục) (Bài viết khoảng 1 trang giấy thi)
Câu 2: (4 điểm) Viết bài văn ngắn: Cảm nhận của em về những phẩm chất tốt đẹp và số phận đau
khổ của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (SGK
Ngữ văn 9, Tập 1 – NXB Giáo dục)
……………………………………Hết………………………………………

HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN: NGỮ VĂN

A. HƯỚNG DẪN CHUNG
Do yêu cầu của kỳ thi và đặc thù môn thi, giám khảo cần:
1. Nắm vững yêu cầu của bản Hướng dẫn chấm thi.
2. Trên cơ sở bám sát biểu điểm, chủ động linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho

điểm.
3. Tôn trọng và khuyến khích :
- Sự đa dạng trong cách tổ chức bài làm của học sinh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cơ
bản (với từng câu) được gợi ý trong bản Hướng dẫn chấm thi.
- Sự độc đáo, sáng tạo trong cảm nhận và diến đạt.
4. Điểm của bài thi không làm tròn. Điểm bài thi bằng điểm tổng các câu, không làm tròn.
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
PHẦN I: Đọc hiểu
CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT THANG
ĐIỂM
1
a/ Đoạn thơ trích từ văn bản “ Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu. 0,25
1 điểm

b/Bài thơ “Khi con tu hú” được Tố Hữu sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ
tháng 7 năm 1939, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.
0,25

c/ Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm kết hợp với miêu tả. 0,25

d/ Thuộc từ loại quan hệ từ. 0,25
2
1 điểm
a/ Cảnh mùa hè được miêu tả qua trí tưởng tượng của thi sĩ – chiến sĩ -
người tù cách mạng.
0,25

b/- Hình ảnh con chim tu hú.
- Gợi nhớ tới bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
* HS chỉ cần chép được 1 câu trong những câu sau:

- Tu hú kêu trên những cách đồng xa
- Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
- Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
-Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
0,25
0,25
0,25
3 1 điểm
Hình
thức
- Đúng cấu trúc 1đoạn văn Sử dụng thành phần biệt lập.
- Gọi đúng tên thành phần biệt lập ấy .
0,25
0,25
Nội
dung
Vẻ đẹp của bức tranh mùa hạ được tác giả miêu tả với những từ ngữ
,hình ảnh nổi bật và tiêu biểu:
- Hình ảnh: Lúa chiêm, trái cây, vườn, bắp rây, nắng, diều…
- Màu sắc: vàng của lúa và trái cây, hồng đào của nắng, sắc xanh khu

0,5
vườn,của bầu trời…
- Hương vị: hương thơm của lúa chiêm,vị ngọt của trái cây đang ở độ
chín…
- Âm thanh: tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, sáo diều
Sử dụng các tính từ, phó từ , cặp quan hệ từ tăng tiến …-> bức tranh
mùa hè trong tâm tưởng: thanh bình, chan hòa ánh sáng, rực rỡ sắc màu,
rộn rã âm thanh, ngọt ngào hương vị, tràn đầy sức sống…
Thể hiện một tâm hồn thật trẻ trung và yêu đời khát khao tự do nồng

cháy của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu.

PHẦN II: Làm văn: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
TIÊU
CHÍ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT THANG
ĐIỂM
HÌNH
THỨC
* HS có thể viết đoạn hoặc bài văn ngắn.
- Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần. Mở bài, thân bài, kết bài.
- Đoạn văn phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.
* Diễn đạt rõ ràng; câu chữ đúng văn phạm

0,25
NỘI
DUNG
- Giới thiệu tác giả , tác phẩm, nội dung của khổ thơ cuối bài thơ.
Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng
đẹp về cuộc đời người chiến sĩ-> bức tượng đài sừng sững về người lính


0,75



- Trong bức tranh, nổi lên trong cảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn
kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng
hoang sương muối, những người lính phục kích chờ giặc, đứng bên

nhau trong tư thế chủ động. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ
vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu
thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa
đông, sương muối.

1.0

- Đầu súng trăng treo là hình ảnh độc đáo , bất ngờ là điểm nhấn ,
điểm sáng toàn bài ….được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích
của chính tác giả…Hình ảnh này còn mang ý nghĩa biểu tượng , được
gợi ra từ những liên tưởng phong phú . Súng và trăng là gần và xa, thực
taị và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình , chiến sĩ và thi sĩ… Đó

1.0
là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính
cách mạng -> là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến – nền thơ kết hợp
chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn

Câu 2: (4 điểm)
TIÊU
CHÍ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT THANG
ĐIỂM
HÌNH
THỨC
Bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ
Diễn đạt rõ ràng; câu chữ đúng văn phạm
0,25
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt
chuẩn kiến thức sau:

1. Giới thiệu :
- Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện người con gái Nam
Xương (xuất xứ, đặc điểm thể loại…)
- Vấn đề cần nghị luận: những phẩm chất tốt đẹp và số phận khổ đau
của Vũ Nương



0,25
NỘI
DUNG
2. Cảm nhận về những phẩm chất tốt đẹp và số phận đau khổ của
nhân vật Vũ Nương.
a. Những phẩm chất tốt đẹp.
- Vũ Nương hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ
Việt Nam theo quan niệm truyền thống:
+ Nàng là người phụ nữ hiền thục, thủy chung, hết lòng vun đắp hạnh
phúc gia đình (biết chồng có tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn
phép, không từng để lúc nào vợ chồng dẫn đến thất hòa; khi chồng đi
lính, nàng không mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được bình an
trở về; nhớ chồng, thương con, nàng trỏ bóng mình trên vách coi đó là
Trương Sinh; khi bị chồng nghi oan, nàng phân trần để cố gắng hàn gắn
hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ; bình tĩnh nhưng quyết liệt
dùng cái chết để bảo vệ danh dự và phẩm hạnh của mình.
+ Nàng là người con dâu hết mực hiểu thảo (chăm sóc mẹ khi chồng đi
xa; động viên khi mẹ buồn bằng những lời dịu dàng,ân cần; hết sức
thuốc thang lễ bái thần phật khi mẹ ốm; thương xót, lo liệu ma chay tế
lễ chu đáo khi mẹ qua đời). Đặc biệt lời trăng trối của mẹ chồng là sự
đánh giá xác đáng và khách quan về nhân cách cũng như công lao của
nàng đối với gia đình nhà chồng.

- Nhà văn đã đặt nhân vật trong tất cả các mối quan hệ, trong nhiều


1,5
hoàn cảnh để toát lên những vẻ đẹp ấy. Mặt khác, những phẩm chất của
Vũ Nương được thể hiện nhất quán trong suốt cuộc đời, lúc sống trên
dương gian cũng như lúc sống dưới thủy cung (sẵn sàng tha thứ cho
Trương Sinh, một mực thương nhớ chồng con nhưng không trở về
dương thế vì nặng ân nghĩa với Linh Phi, khao khát phục hồi danh dự)

a. Số phận
- Sống dưới chế độ phong kiến đầy bất công, cũng như bao người phụ
nữ khác, Vũ Nương phải gánh chịu một số phận oan nghiệt.
+ Cuộc hôn nhân có phần mất bình đẳng (Trương Sinh xin với mẹ đem
trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về, sự mặc cảm của Vũ Nương: “Thiếp
vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”).
+ Danh dự,sinh mệnh bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông (bị nghi
oan mà không có cơ hội tự thanh minh hay người khác thanh minh
giúp; bị sỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tìm đến cái chết để
tự minh oan, tự giải thoát khỏi cuộc đời đau khổ, bi kịch; bị chết oan ức
mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can).
+ Sự trở về của Vũ Nương ở phần kết của tác phẩm chỉ là ảo ảnh,tô
đậm bi kịch của nhân vật: dù oan được giải nhưng người chết không thể
sống lại, người phụ nữ trong xã hội ấy không thể tìm được hạnh phúc
trên cuộc đời trần thế.
- Nguyên nhân của những khổ đau, bất hạnh: chế độ nam quyền, tính đa
nghi và cách cư xử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh, chiến tranh phong
kiến (chiến tranh chia lìa đôi lứa, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở
thành nguyên nhân gây bất hạnh), những rủi ro có tính ngẫu nhiên trong
cuộc sống…

1,75

3. Đánh giá chung:
- Nguyễn Dữ đã thành công trong xây dựng nhân vật Vũ Nương bằng
ngòi bút sắc sảo,già dặn: lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tô đậm số
phận và những đức tính tốt đẹp của nhân vật, đan xen hài hòa giữa chất
liệu hiện thực và yếu tố hoang đường, kỳ ảo…
- Qua hình tượng Vũ Nương, nhà văn vừa trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp
truyền thống của người phụ nữ Việt Nam vừa cảm thương, xót xa cho
số phận oan nghiệt của họ dưới chế đọ phong kiến (HS liên hệ thêm tới
nhân vật Thúy Kiều…). Chính tình cảm nhân đạo sâu sắc ấy đã làm
rung động trái tim độc giả bao thế kỷ qua -> Xứng đáng là áng thiên cổ
kỳ bút.
0,25

PHÒNG GD&ĐT ĐOAN HÙNG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Năm học: 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
(Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)

Đề số 1

Câu 1 (2 điểm):
Cho đoạn thơ sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”
(Trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, SGK Ngữ văn 9- Tập một)
a. Liệt kê các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên?
b. Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình
qua đoạn trích?
Câu 2 (2 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn (10- 15 câu) theo cách diễn dịch trình bày cảm
nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi
sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê (SGK Ngữ văn 9 - Tập hai)
(Yêu cầu: đánh số thứ tự sau mỗi câu trong đoạn văn)
Câu 3 (6 điểm): Cảm nghĩ về nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích “Rô-bin-xơn
ngoài đảo hoang” (Trích “Rô-bin-xơn Cru-xô” của nhà văn Đi-phô)








PHÒNG GD&ĐT ĐOAN HÙNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Năm học 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9

Đề số 1

Câu 1 (2.0 điểm)
1. Yêu cầu kiến thức
a. Chỉ đúng, đủ các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh (1

điểm)
b. Phân tích ý nghĩa các từ láy (1 điểm)
+ thấp thoáng, xa xa: không chỉ diễn tả trạng thái lúc ẩn lúc hiện và ngày càng xa
dần của con thuyền nơi cửa bể mà còn gợi sự trông ngóng của Thúy Kiều về ngày
đoàn tụ càng trở nên vô vọng, xa vời.
+ man mác: gợi hình ảnh bông hoa trôi theo dòng nước, đồng thời thể hiện nỗi
buồn về thân phận trôi nổi, vô định.
+ rầu rầu: gợi dáng vẻ héo úa của nội cỏ nhưng cũng nói lên nỗi héo hon, ngậm
ngùi buồn đau không nói thành lời.
+ xanh xanh: không chỉ gợi ra màu xanh của cỏ đang lan tới tận chân trời mà còn
gợi được cảm giác cô đơn, chán chường, tuyệt vọng trong lòng người.
-> Các từ láy không chỉ có tác dụng gợi tả bức tranh thiên nhiên mà còn góp phần
thể hiện tâm trạng buồn bã, xót xa, lo sợ, hãi hùng, tuyệt vọng của nhận vật trữ
tình.
2. Biểu điểm
- Điểm 2: Đáp ứng được các yêu cầu trên.
- Điểm 1-1,75: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên hoặc đáp ứng 1/2 yêu cầu
- Điểm 0- 0,25: Chỉ trình bày được 1 yêu cầu kiến thức hoặc sai nội dung hoặc
không làm bài.
Câu 2 (2 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu về hình thức: (0,5 điểm)
+ Viết đoạn văn 10-15 câu (có đánh số thứ tự) theo phương pháp diễn dịch.
+ Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.
+ Văn viết có cảm xúc.
2. Yêu cầu về kến thức:
Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Phương Định:
+ Dũng cảm, có trách nhiệm với công việc: trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
Đối mặt với cái chết nhưng cô luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ ( thể hiện qua những
công việc hàng ngày và rõ nhất trong một lần phá bom). (0,75 điểm)

+ Giàu tình yêu thương đồng đội: gắn bó với Nho và Thao như chị em ruột, hiểu sở
thích của từng người, quan tâm chăm sóc đồng đội ( Khi Nho bị thương) (0,25
điểm)
+ Tâm hồn mơ mộng, hồn nhiên, trong sáng, lạc quan, mặc dù sống nơi chiến
trường thiếu thốn, gian khổ nhưng cô vẫn giữ nguyên nét hồn nhiên của một cô gái
Hà Nộ, trẻ trung (hay hát, thích ngắm mình trong gương, luôn nhớ về thành phố
với những kỉ niệm tuổi thơ ) (0,5 điểm)
3. Biểu điểm:
- Điểm 1,75- 2: Đáp ứng được các yêu cầu trên. Trình bày mạch lạc, thuyết phục.
- Điểm 1- 1,5: Đáp ứng được ½ yêu cầu trên. Còn mắc một số lỗi nhỏ về dùng
diễn đạt, ngữ pháp
- Điểm 0- 0,75: Bài làm sơ sài, không hiểu đề yêu cầu của đề, sai nội dung hoặc
không làm bài.
Câu 3 (6 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( đoạn trích truyện)
- Các thao tác lập luận:phân tích, bình luận, kết hợp biểu cảm để làm bổi bật cuộc
sống, tinh thần của Rô-bin-xơn qua diện mạo của anh. Qua đó rút ra bài học cho
bản thân và mọi người trong cuộc sống.
- Bài văn có bố cục rõ ràng. Các phần, các ý trong bài được sắp xếp hợp lý; dẫn
chứng phù hợp, có phân tích, đánh giá; ít mắc lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt
2. Yêu cầu về kiến thức:
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, khái quát cảm nghĩ về nhân vật (0,5 điểm)
- Giới thiệu Đe-ni-ơ Đi-phô và tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô
- Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang giúp người đọc hình dung được cuộc
sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin xơn ca ngợi sức sống mạnh mẽ,
đầy nghị lực và sáng tạo của một thanh niên giữa một thiên nhiên hoang dã, ngoài
hoang đảo.
* Cảm nhận về nhân vật Rô-bin-xơn:
- Tóm tắt nội dung: Rô-bin-xơn là một chàng trai say mê phiêu lưu. Sau nhiều lần

vượt biển để đến những vùng đất mới lạ, Rô-bin-xơn đã bị đắm tàu, may mắn sống
sót dạt vào một đảo hoang. Với lòng yêu đời, ham sống và nghị lực kiên cường,
chàng đã tự xây dựng cho mình một cuộc sống khá đầy đủ. Rô-bin-xơn cứu được
anh chàng tù binh da màu khỏi tay những kẻ hành hình, đặt tên cho anh là Thứ sáu.
Từ đó hai người gắn bó với nhau. Sau hai mươi tám năm sống xa cách xã hội loài
người, Rô-bin-xơn đã được trở về quê hương nhờ một con tàu bất ngờ ghé qua đảo.
(0,5 điểm)
- Qua bức chân dung tự họa của Rô- bin –xơn đã thể hiện được cuộc sống gian
nan và tinh thần lạc quan của nhân vật khi sống một mình ngoài đảo hoang
mấy chục năm trời: (3,5 điểm)
+ Trang phục: từ mũ đến quần, áo, dép, đai lưng đều làm bằng da dê, trông kì
quái nhưng lại có tác dụng che nắng, che mưa rất tốt
-> Qua bộ trang phục kì dị của chàng, chúng ta có thể hình dung phần nào thời tiết
khắc nghiệt và sức chịu đựng của Rô- bin-xơn. (1 điểm)
+ Trang bị: đeo quanh thắt lưng bên này là chiếc cưa nhỏ, bên kia là chiếc rìu con.
Phía dưới cánh tay trái đeo hai cái túi bằng da dê, đựng thuộc súng và đạn ghém,
gùi trên lưng, súng trên vai, chiếc ô trên đầu cũng làm bằng da dê khô, trông thật
xấu xí
-> Nhờ có cây súng và đạn ghém mà Rô-bin-xơn duy trì được cuộc sống bào nhiêu
năm bằng cách săn bắn , Rô-bin-xơn không đeo kiếm và dao găm mà lại đeo một
cây cưa nhỏ và một cái rìu nhỏ chứng tỏ trên đảo hoang chàng không có kẻ thù,
nhưng các công cụ lao động ấy lại rất cần thiết cho chàng vào rừng chặt cây, cưa
gỗ, dựng lều lấy chỗ che nắng, mưa, rào giậu chỗ ở đề phòng thú dữ (1 điểm)
-> Cuộc sống của Rô- bin xơn hết sức khó khăn, nhưng chân dung kì dị ấy cũng
thể hiện bản lĩnh, ý chí nghị lực tuyệt vời của rô-bin-xơn. Khi khắc họa chân dung
của mình chàng không hề thốt ra lời than phiền đau khổ nào. Trong trang phục kì
dị ấy Rô-bin-xơn chẳng khác nào người rừng, lại kèm theo các đồ lỉnh kỉnh khiến
chàng chẳng giống ai. Rô-bin-xơn hiện lên trước mắt chúng ta như một vị chúa đảo
trị vì trên đảo quốc của mình. (0,5 điểm)
+ Bộ mặt: đặc tả ở bộ ria “ chiều dài và hình dáng kì quái của chúng cũng khiến

cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh”.
-> Giọng văn hóm hỉnh của Rô-bin-xơn thể hiện rõ khiếu hài hước và tinh thần lạc
quan của chàng (1 điểm)
- Rút ra bài học: (1 điểm)
+ Rô-bin-xơn rơi vào hoàn cảnh cực kì khó khăn. Một người khác rơi vào hoàn
cảnh ấy có lẽ đã chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi Rô-bin-xơn không như vậy.
Chàng bám chắc lấy cuộc sống, không phải là để sống lay lắt mà luôn luôn phấn
đấu để ngày sống tốt hơn, chàng đã không để thiên nhiên khuất phục mà đã khuất
phục được thiên nhiên
+ Bức chân dung tự họa thể hiện óc sáng tạo, bản lĩnh cứng cỏi, ý chí và nghị lực
phi thường của Rô-bin-xơn trong cuộc sống một mình đối mặt với muôn vàn khó
khăn, thách thức nơi đảo hoang.
* Đánh giá, khái quát: (0,5 điểm)
- Rô-bin-xơn là gương sáng về ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan trong cuộc
sống
- Đoạn trích chứa đựng bài học nhân sinh có tác dụng giáo dục sâu sắc đối với tất
cả chúng ta: Chiến thắng vinh quang lớn nhất của con người là chiến thắng chính
mình.
3. Biểu điểm:
- Điểm 5-6: Đáp ứng tốt được các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, trong sáng. Bố
cục rõ ràng.
- Điểm 3-4,75: Đáp ứng ở mức độ tương đối các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng. Còn
mắc một vài sai sót nhỏ trong diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 2- 2,75: Cơ bản đáp ứng yêu cầu của đề, bài làm sơ sài, diễn đạt lủng củng
- Điểm 0 - 1,75: Chưa xác định rõ yêu cầu của đề, bài sơ sài hoặc sai kiểu bài
Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng mang tính chất gợi ý, thầy cô giáo
khi chấm cần linh hoạt vận dụng, khuyến khích các bài làm mang tính sáng tạo,
giàu chất văn…





TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ


KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
LẦN 3 - NĂM HỌC: 2014 -2015
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề

Phần I (6.0 điểm):
Cho đoạn thơ sau:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?
3. Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử
dụng từ tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Hãy phân
tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ ngữ đó.
4. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về
những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị
động và một phép thế để liên kết (gạch dưới câu bị động và từ ngữ sử dụng trong phép thế).


Phần II (4.0 điểm):
Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê):
Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này
khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ
như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.
Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “ Định ở nhà. Lần
này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa.
Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi
cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các
bạn tôi không quay về?
(Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục, 2010)
1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên.
3. Tìm hai câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn
đó.
4. Từ tình đồng chí, đồng đội của những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi
sao xa xôi và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về sức
mạnh của tình đoàn kết trong cuộc sống hiện nay.

HẾT
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN NGUYỄN HUỆ


KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2014 -2015
MÔN NGỮ VĂN
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I

1
(0.5 điểm)

Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

0.5
2
(1.0 điểm)
- Tìm được hai điển cố: Sân Lai, gốc tử
- Hiệu quả:
+ Bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với mẹ cha; ngầm so sánh Kiều
với những tấm gương chí hiếu xưa.
+ Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với việc ca
ngợi tình cảm hiếu thảo hiếm có của Kiều
0.5

0.25

0.25
3
(1.0 điểm)
- Từ tưởng trong câu thơ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng nghĩa là:
nhớ về, hồi tưởng lại, mơ tới. Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim
Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với
những kỉ niệm ngọt ngào.
- Từ xót trong câu thơ Xót người tựa cửa hôm mai nghĩa là yêu thương
thấm thía, xót xa. Từ này đã bộc lộ rõ lòng tình yêu thương, lòng hiếu
thảo hết mực của nàng với cha mẹ trong hoàn cảnh phải cách xa, li biệt.
-> Cách sử dụng từ ngữ hết sức chuẩn xác và tinh tế.
0.5




0.5

4
(3.5 điểm)
- Đoạn văn quy nạp
- Nội dung: Đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về những phẩm chất của
Kiều được thể hiện ở đoạn trích
+ Lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt
. Nhớ Kim Trọng da diết
. Xót xa khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày đêm ngóng chờ mình
. Khẳng định tình yêu của mình với Kim Trọng không bao giờ phai nhạt.
+ Lòng hiếu thảo hết mực với mẹ cha:
. Hiểu rõ tấm lòng đau đớn, nhớ nhung con của cha mẹ, vì thế mà càng
xót xa hơn khi nghĩ đến cảnh cha mẹ vì mình mà vò võ ngóng trông
. Lo lắng vì mình không thể ở gần để ngày đêm phụng dưỡng song thân.
. Xót xa nghĩ tới cảnh cha mẹ mỗi ngày một già yếu mà mình thì vẫn ở
“bên trời góc bể”
+ Lòng vị tha hết mực:
. Trong cảnh ngộ bị lưu lạc, đọa đầy trong chốn lầu xanh, nàng vẫn luôn
nghĩ và lo lắng cho người thân hơn cả lo nghĩ cho mình
. Nàng luôn tự trách, tự nhận lỗi về mình trong mọi việc.
* Viết đúng câu bị động (gạch dưới)
* Sử dụng đúng phép thế để liên kết(gạch dưới)
Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm
0.5



1.0



1.0





0.5



0.25
0.25

Phần II
1
(0.5 điểm)

Truyện Những ngôi sao xa xôi được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến
chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt

0.5


2 Đoạn trích tái hiện lại những cảnh tượng bom đạn chiến tranh khốc liệt
(1.0 điểm) trên tuyến đường Trường Sơn. Ở nơi đó có những nữ thanh niên xung
phong dũng cảm chiến đấu, phá bom. Họ có tình đồng đội keo sơn, họ vô

cùng gắn bó, yêu thương, quan tâm hết mực đến nhau
1.0
3
(1.0 điểm)
- Hai câu rút gọn trong đoạn trích:
Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét
Không thấy mây và bầu trời đâu nữa
- Hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn: Làm cho câu văn ngắn gọn,
tránh lặp từ; thông tin nhanh, nhịp văn dồn dập phản ánh được sự khốc
liệt của chiến trường
0.5


0.5
4
(1.5 điểm)
Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu về:
- Nội dung: Từ tình đồng chí, đồng đội của những nữ thanh niên xung
phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi, nêu được những suy nghĩ
của về sức mạnh của tình đoàn kết: giúp con người hòa nhập, gắn kết
trong cộng đồng; tạo nên sức mạnh lớn lao để vượt qua khó khăn, đạt
được thành công trong mọi hoàn cảnh
- Hình thức: kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt rõ ý, độ dài theo
qui định

1.0





0.5





PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
CẨM GIÀNG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI VÀO THPT
NĂM HỌC: 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút
Đề gồm 01 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau:
“Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam,
phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng
dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân
dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi .”
a. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Đây là lời của nhân vật nào?
b. Ý nghĩa lời nói của nhân vật?
Câu 2. (3,0 điểm)
Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu
thương, dìu dắt của thầy cô giáo.
Suy nghĩ của em về vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
(“Bếp lửa”- Bằng Việt)
…………………………Hết……………………………
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
CẨM GIÀNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI VÀO THPT
NĂM HỌC: 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Hướng dẫn chấm gồm 05 trang
Câu 1 (2,0 điểm):
a.
+ Mức tối đa (0,75 điểm): Đảm bảo các yêu cầu sau
- Đoạn văn trích trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” (0,25 điểm)
- Tác giả: Ngô gia văn phái (Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì) (0,25 điểm)
- Đây là lời của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ (0,25 điểm)
+ Mức chưa tối đa (0,25 – 0,5 điểm): Chưa đáp ứng hết các yêu cầu trên.
(Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm từ 0,25đ đến 0,5đ)
+ Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm sai.
b.
- Mức tối đa (1,25 điểm)
Học sinh đạt các yêu cầu sau:

- Hình thức: Viết đoạn văn hoàn chỉnh (có câu mở đoạn, các câu phát triển và câu kết
đoạn); không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; lời văn có hình ảnh và cảm xúc.
- Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách song cần đảm bảo các ý sau:
+ Lời dụ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trước quân lính đã khẳng định đanh thép,
hùng hồn chủ quyền của dân tộc về lãnh thổ, về biên giới.
+ Vạch rõ dã tâm của kẻ thù cùng như những tội ác tày trời của chúng.
+ Quyết tâm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của đất nước.
+ Lời dụ quân lính của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ rất có sức thuyết phục, vừa khéo
léo, mềm mỏng vừa rất kiên quyết, hợp tình, hợp lí. Lời dụ của ông đã khơi gợi được lòng
yêu nước của quân lính, kích thích lòng tự hào, tự tôn dân tộc, Lời dụ làm ngời sáng
phẩm chất cao quý của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
- Mức chưa tối đa (0,25 -> 1,0 điểm): Học sinh chưa có câu trả lời đảm bảo đủ các yêu
cầu trên. Tùy vào mức độ mà giáo viên cho điểm phù hợp.
- Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không làm bài.
(Nếu học sinh có cách lí giải khác nhưng thuyết phục thì giáo viên vẫn cho điểm song
không quá 0,75 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
I. Tiêu chí về nội dung (2,5 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau:
1. Mở bài (0,25 điểm)
- Dẫn dắt vào vấn đề.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng.
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có
mở bài.
2. Thân bài (2,0 điểm)
2.1. Giải thích:
- Hạnh phúc là trạng thái, là cảm giác sung sướng nhất của con người vì cảm thấy hoàn
toàn đạt được ý nguyện.
- Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu
thương, dìu dắt của thầy cô giáo: Nghĩa là đến trường các em không chỉ được trau dồi

kiến thức mà còn được nhận tình yêu thương, chăm sóc của thầy, cô.
-> Câu nói đã đề cao vai trò, công lao to lớn vĩ đại của người thầy với cuộc đời mỗi người.
2.2. Phân tích, chứng minh:
- Khẳng định sự đúng đắn của vấn đề: Trong cuộc đời của mỗi người, người thầy có vai
trò rất quan trọng.
- Chứng minh:
+ Mỗi trẻ thơ khi đến trường đều được gặp và học một hoặc nhiều thầy cô giáo. Các thầy
cô đã truyền dạy cho học trò kiến thức, kĩ năng, dạy đọc, dạy viết, dạy làm văn, làm
toán Dạy cho học trò biết cách học để khám phá kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại.
+ Thầy không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn dạy cách làm người, dạy biết điều hay, lẽ
phải, dìu dắt nâng đỡ học trò lớn lên hoàn thiện về nhân cách. Dạy trò biết yêu thương
người, yêu quê hương đất nước, biết sống nhân ái, đoàn kết, …
+ Thầy cô còn là những người thắp sáng niềm tin và ước mơ cho học trò để các em biết
sống có hoài bão, có lý tưởng
+ Những điều mà người thầy truyền dạy cho chúng ta sẽ theo ta trong suốt hành trình của
cuộc đời.
(Học sinh lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống, trong văn học để chứng minh)
2.3. Bàn bạc mở rộng:
- “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp của nhiều dân tộc, trong đó có dân tộc Việt
Nam. Truyền thống ấy được thể hiện trong mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò.
- Tuy nhiên bên cạnh một số học sinh biết tôn trọng thầy giáo, cô giáo thì vẫn còn một số
học sinh không biết nghe lời, ham chơi, bỏ học, thậm chí còn vô lễ cãi lại lời thầy cô. Một
số người thì xúc phạm hoặc cố ý hạ thấp vai trò của người người thầy. Đó thực sự là
những học sinh hư, những phần tử xấu, những con người mất nhân cách.
- Để bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô, mỗi học sinh phải biết kính yêu, phải biết ơn và tôn
trọng thầy cô giáo. Đồng thời phải biết nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức để đền đáp công
ơn của thầy cô,
+ Mức tối đa (2,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên, biết sử dụng hợp lí các yếu tố tự sự,
miêu tả, biểu cảm.
+ Mức tối chưa tối đa (Từ 0,25 điểm-> 1,75 điểm): Chưa đáp ứng đủ các yêu cầu nêu

trên. Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh cho điểm phù hợp.
+ Mức không đạt (0 điểm): Viết linh tinh hoặc không làm bài.
3. Kết bài (0,25 điểm)
- Khẳng định lại vấn đề.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo yêu cầu nêu trên.
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có
kết bài.
II. Các tiêu chí khác (0,5 điểm)
1. Hình thức (0,25 điểm)
- Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); ý được sắp
xếp trong thân bài hợp lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
- Luận điểm rõ ràng, phù hợp với luận đề, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch
lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc
lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, các ý lộn xộn.
2. Sáng tạo, lập luận (0,25 điểm)
- Bài văn bày tỏ suy nghĩ riêng, kiến giải riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận.
- Học sinh lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần
trong bài; thực hiện tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không sáng tạo, không biết cách lập luận, hầu hết
các phần trong bài viết rời rạc, các ý trùng lặp, lộn xộn
Câu 3. (5,0 điểm)
I. Tiêu chí về nội dung (4,0 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau:
1. Mở bài (0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn đoạn thơ.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Những suy nghĩ sâu sắc về người bà kính yêu, về bếp
lửa và niềm thương nhớ của cháu.
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng

tạo.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề phù hợp nhưng
chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ.
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có
mở bài.
2. Thân bài (3,0 điểm)
2.1. Khái quát:
- Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể
hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà.
- Đoạn thơ cuối của bài thơ là dòng hồi tưởng của người cháu về cuộc đời lận đận, gian
khó của bà. Sự hồi tưởng được bắt đầu từ cảm nhận của người cháu về cuộc đời bà, về
bếp lửa. Từ đó để người cháu suy nghĩ về tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu
quê hương, đất nước.
2.2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
- Tám câu thơ ở đầu khổ thơ là những suy nghĩ sâu sắc của đứa cháu về người bà kính
yêu, về bếp lửa. Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về
cuộc đời và lẽ sống của bà. Hình ảnh bà luôn gắn liền vời hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa. Có
thể nói bà là “người nhóm lửa”, lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và toả
sáng trong gia đình. Hình ảnh bà càng hiện rõ nét cụ thể với những phẩm chất cao quý:
Bà tần tảo, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cả một đời.
+ “Lận đận”, “nắng mưa” là những từ láy biểu cảm gợi ra cuộc đời gian nan, vất vả của
bà. Cụm từ “mấy chục năm” kết hợp với phó từ “tận”, “vẫn” chỉ thời gian dài. Trong suốt
thời gian ấy đến nay “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. “dậy sớm” là “thói quen” nhưng
đấy không phải là thói quen vô thức mà là trong ý thức của bà. Từ “giữ” đã khẳng định
điều đó.
+ Tác giả sử dụng điệp ngữ “nhóm” với những ý nghĩa khác nhau, bồi đắp cao thêm, toả
sáng dần dần: Từ nhóm bếp lửa để xua tan thời tiết giá lạnh đến nuôi dưỡng “niềm yêu
thương”; khơi dậy tình xóm láng và thắp sáng hoài bão, ước mơ tuổi trẻ Như vậy, bà
“nhóm lửa” đâu chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài mà bằng cả tấm lòng “ấp iu nồng đượm”.
+ Nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị, thân thuộc sự kỳ diệu,

thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa”. Bếp lửa luôn đi cùng hình ảnh người bà-
người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại và đầy yêu thương. Bếp
lửa là tình bà ấm nóng. Bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những gian khổ đời
bà,…
- Bếp lửa và hình ảnh người bà thân yêu đã trở thành một mảnh tâm hồn, một phần ký ức
không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.
2.3. Khổ thơ cuối thể hiện một cách đằm thắm tình th

ương nhớ, lòng kính yêu, biết
ơn của cháu với bà:
- Sau câu thơ tự sự “Giờ cháu đã đi xa”, ý thơ mở ra ở các chiều không gian, thời gian,
cảm xúc nhờ điệp từ “trăm” trong cấu trúc liệt kê “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”,
“niềm vui trăm ngả”. Cháu đã đi xa, biết nhiều, hiểu nhiều cuộc đời đổi thay theo hướng
thật vui, thật đẹp
- “Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:/ – Sớm mai này bà nhóm bếp lên ch

ưa”. Từ
“Nhưng” mang ý nghĩa khẳng định, đó là lời hứa đinh ninh rằng dù ở nơi đâu cháu vẫn
không quên quá khứ, không nguôi nhớ bà, nhớ một thời ấu thơ gian nan đói khổ mà ấm áp
nghĩa tình. Mỗi chữ trong câu thơ cuối cứ hồng lên tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa. Đó là
đạo lý uống nước nhớ nguồn, là tình cảm thuỷ chung tốt đẹp của con người Việt Nam
xưa nay
* Khái quát: Mở ra và khép lại bằng hình ảnh “bếp lửa” vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu
tượng, cảm xúc dạt dào, lời thơ tha thiết, hình tượng thơ độc đáo, bài thơ là dòng hồi
tưởng, suy tưởng của người cháu về những năm tháng tuổi thơ được sống bên bà. Qua đó,
nhà thơ ngợi ca đức hi sinh, sự tần tảo và tình yêu thương bao la của bà; đồng thời bộc lộ
nỗi thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của mình với bà cũng là với gia đình, quê
hương, đất nước.
+ Mức tối đa (3,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên, biết sử dụng hợp lí các yếu tố tự sự,
miêu tả, biểu cảm khi phân tích.

+ Mức tối chưa tối đa (Từ 0,25 điểm-> 2,75 điểm): Chưa đáp ứng đủ các yêu cầu nêu
trên. Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh cho điểm phù hợp.
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai về kiểu bài.
3. Kết bài (0,5 điểm)
- Khẳng định thành công của bài thơ.
- Đoạn thơ đánh thức những kỉ niệm tuổi ấu thơ về ông bà trong mỗi người. Bài thơ chứa
đựng ý nghĩa triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có
sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết viết kết bài nhưng chưa hay, còn sơ sài.
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có
kết bài.
II. Các tiêu chí khác (1,0 điểm)
1. Hình thức (0,5 điểm)
- Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); ý được sắp
xếp trong thân bài hợp lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
- Luận điểm rõ ràng, phù hợp với luận đề, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch
lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh chưa đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc
lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, các ý lộn xộn.
2. Sáng tạo (0,25 điểm)
- Bài văn viết giàu hình ảnh, bày tỏ suy nghĩ riêng, kiến giải riêng, sâu sắc về vấn đề
nghị luận.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức không đạt (0 điểm): Bài viết không có tính sáng tạo.
3. Lập luận (0,25 điểm)
- Học sinh lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần
trong bài; thực hiện tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.

+ Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài
viết rời rạc, các ý trùng lặp, lộn xộn.

Hết

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐOAN HÙNG
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 9 - NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút (Không kể thời gian giao đề )
Đề thi có 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm):
“Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”
(Trích “Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Hai câu thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy chỉ rõ và phân tích giá trị
của biện pháp tu từ ấy?
Câu 2 (2,0 điểm):
Mở đầu một khổ thơ có câu:
Trăng cứ tròn vành vạnh.
a. Hãy chép lại chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ.
b. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào? Hình ảnh đó giúp
em hiểu gì về chủ đề bài thơ? (Hãy trình bày thành đoạn văn tổng phân hợp hoặc
diễn dịch, từ 10 đến 12 câu).
Câu 3 (6,0 điểm):
“Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện
người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt
của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ
đẹp truyền thống của họ”.
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của

Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ nhận định trên.
Hết
Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐOAN HÙNG
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 9 - NĂM HỌC 2014-2015
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
Câu Yêu cầu Điểm

Chỉ rõ và phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật so sánh ở
hai câu thơ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
2,0
Chỉ rõ câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh 1,0
+ Câu thơ thứ hai được trích dẫn: “Ngựa xe như nước áo quần như
nêm” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh
0,25
+ Câu thơ này lại có hai mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so
sánh. Mô hình thứ nhất: vế A1 (sự vật được so sánh) là “ngựa xe”
và B1 (sự vật dùng để so sánh) là “nước”; mô hình thứ hai: Vế A2
(áo quần) và vế B2 (nêm).
0,5
+ Hai vế A và B được gắn với nhau bằng từ so sánh “như” 0,25
- Phân tích giá trị biểu hiện 1,0
+ Khung cảnh lễ hội ngày xuân thật tưng bừng, náo nhiệt. Từng
đoàn người nhộn nhịp, nô nức kéo nhau đi thanh minh. Đây là d
ịp
hội ngộ của tuổi thanh xuân (Dập dìu tài tử giai nhân). Những ngư-

ời trẻ tuổi là nam thanh nữ tú, trai tài gái sắc dập dịu gặp gỡ, hẹn
hò: “ngựa xe” tấp nập “như nước”, “áo quần như nêm”.
0,25
+ Hình ảnh “nước” diễn tả cụ thể sinh động, thể hiện sự vô cùng vô
tận của phương tiện tham gia thanh minh (dùng phương tiện để
thay cho con người).
0,25
+ “Nêm” được hiểu theo nghĩa đen là kín đặc, chặt chẽ, chật chội
còn nghĩa bóng trong văn cảnh câu thơ này lại thể hiện sự đông
đúc, chen lấn như đan cài vào nhau và chật như nêm.
0,25
+ Hình ảnh “nước” và “nêm” trong văn cảnh câu thơ này có giá trị
khơi gợi hình ảnh con người (ngựa xe, áo quần) tham gia lễ hội
thanh minh đông đúc vui nhộn làm cho ngôn ngữ chính xác, giàu
hình tượng và vô cùng sinh động.
0,25
1
+ Mức độ tối đa: Trả lời đúng tất cả các ý trên.
+ Mức độ chưa tối đa: Trả lời được 1/2 các ý trên.
+ Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Chép chính xác những câu thơ tiếp theo,ý nghĩa của hình ảnh
vầng trăng, hình ảnh đó giúp em hiểu gì về chủ đề bài thơ. Trình
bày đoạn văn theo cách tổng phân hợp hoặc diễn dịch
2,0 2
a, Chính xác khổ thơ: Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.


0,25
b, Viết đoạn văn:
* Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 10-12 câu, viết theo
đúng yêu cầu của đề bài ra
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể có các cách trình bày khác
nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: Hình ảnh vầng trăng mang
nhiều tầng ý nghĩa:
0,5
- Trăng là hình ảnh tươi mát, là bạn của người trong những năm
tháng tuổi thơ và cả thời chiến tranh ở rừng.
0,25
- Trăng là quá khứ nghĩa tình, là biểu tượng của vẻ đẹp vĩnh hằng
của cuộc sống.
0,25
- Trăng là quá khứ vẹn nguyên không phai mờ, là bạn và cũng là
nhân chứng đầy tình nghĩa. Nhưng đó cũng là lời nghiêm khắc
nhắc nhở con người về đạo lí sống: Con người có thể vô tình nhưng
quá khứ lịch sử thì mãi mãi nguyên vẹn.
0,25
Hình ảnh vầng trăng cũng làm rõ thêm chủ đề tác phẩm: Nhắc nhở
thái độ sống đúng đắn, biết ơn và thủy chung với quá khứ của dân
tộc (truyền thống uống nước nhớ nguồn….)
0,5
+ Mức độ tối đa: Trả lời đúng được các ý trên, viết đoạn văn
mạch lạc rõ ràng, làm sáng rõ nội dung .
+ Mức độ chưa tối đa: Trả lời được 1/2 các ý trên.
+ Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời được.

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái
Nam Xương” để làm sáng tỏ nhận định.

6,0
+ Mức độ tối đa: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a, Yêu cầu chung:
- Về hình thức: Học sinh viết bài văn nghị luận, lập luận chặt chẽ,
thuyết phục, bố cục bài đầy đủ ba phần, trình bày rõ ràng, không
mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi câu.
- Về nội dung:
Đ
ây là kiểu bài phân tích nhân vật có định hướng: niềm cảm
thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của Vũ Nương và sự
khẳng định vẻ đẹp truyền thống của nàng (số phận của Vũ Nương
rất điển hình cho người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến
và vẻ đẹp của nàng cũng chính là vẻ đẹp truyền thống của người
phụ nữ Việt Nam). Học sinh có thể chọn bố cục bài viết một cách
sáng tạo khác nhau, nhưng việc phân tích phải hướng vào yêu cầu
của đề.
b, Yêu cầu cụ thể:

a) Giới thiệu vài nét về tác giả và “Chuyện người con gái Nam
Xương”.
0,5
3
- Tác giả: Nguyễn Dữ là người sống ở thế kỷ XVI, thời kì triều
đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê
Mạc, Trịnh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.
Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ về
0,25
nhà nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương
thời.
- Tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong 20

truyện của “Truyền kỳ mạn lục” (Ghi chép tản mạn những điều kỳ
lạ vẫn được lưu truyền). “Truyền kỳ mạn lục” được viết bằng chữ
Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và truyền thuyết lịch sử, dã
sử của Việt Nam. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ
đức hạnh, khao khát cuộc sống bình yên, hạnh phúc, nhưng các thế
lực tàn bạo cùng lễ giáo phong kiến khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào
những cảnh ngộ éo le, oan khuất và bất hạnh.
- Trích dẫn nhận định: “…….”.
0,25

b) Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định
5,5
b1. Số phận oan nghiệt của Vũ Nương 2,5
- Tình duyên ngang trái 0,25
Nguyễn Dữ đã cảm thương cho Vũ Nương người phụ nữ nhan sắc
và đức hạnh lại phải lấy Trương Sinh, một kẻ vô học hồ đồ vũ phu.
Thương tâm hơn nữa, người chồng còn “có tính đa nghi” nên đối
với vợ đã “phòng ngừa quá sức”.

- Mòn mỏi đợi chờ, vất vả gian lao. 1,0
Đọc tác phẩm, ta thấy được nỗi niềm đau đớn của nhà văn với
Vũ Nương – người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là sự xót xa
cho hoàn cảnh éo le của người phụ nữ: lấy chồng chưa được bao
lâu, “chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh”,
nàng đã phải tiễn biệt chồng lên đường đi đánh giặc Chiêm. Cảnh
tiễn đưa chồng của Vũ Nương mới ái ngại xiết bao. Nàng rót chén
rượu đầy ứa hai hàng lệ: “Chàng đi chuyến này m
ẹ hiền lo lắng”.
Thật buồn thương cho Vũ Nương, trong những ngày vò võ một
mình ngóng trông tin chồng với bao nhớ thương vời vợi: “Mỗi

khi ngăn được”. Hẳn rằng Nguyễn Dữ vô cùng đau đớn cho Vũ
Nương nên chỉ cần một câu văn ấy cũng đủ làm người đọc cảm
thấy xót xa với người mệnh bạc có chồng chia xa. Tâm trạng nhớ
thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của
những người chinh phụ trong thời phong kiến loạn lạc. Trương
Sinh đi, để lại gánh nặng gia đình, để lại gánh nặng cho người vợ
trẻ. Vũ Nương thay chồng vất vả nuôi mẹ, nuôi con. Sau khi mẹ
chồng mất, chỉ còn hai mẹ con Vũ Nương trong căn nhà trống vắng
cô đơn. Đọc đến những dòng tả cảnh đêm, người vợ trẻ chỉ biết san
sẻ buồn vui với đứa con thơ dại, chúng ta không khỏi chạnh lòng
thương xót cho mẹ con nàng.


- Cái chết thương tâm ( Nỗi oan khuất của Vũ Nương) 1,0
Qua năm sau, “Việc quân kết thúc ”,Trương Sinh từ miền xa
chinh chiến trở về, nhưng Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc
trong cảnh vợ chồng sum họp. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng
đứa con thơ mới tập nói mà Trương Sinh lại đinh ninh rằng vợ

×