Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Một số giải pháp ứng xử trong giải quyết tình huống giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.56 KB, 22 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất cứ nhà trường hay một cơ quan giáo dục nào bao giờ cũng gồm
nhiều cá thể cùng chung sống, mỗi người đều có tính cách, hoàn cảnh, sở thích, nhu
cầu khác nhau. Người quản lý nhà trường trong quá trình thực thi công việc thường
nảy sinh nhiều quan hệ giao tiếp khác nhau: quan hệ giao tiếp giữa người quản lý
với người dưới quyền; giữa người quản lý với người quản lý; người quản lý với
những người thuộc tầng lớp khác nhau ngoài nhà trường và ngược lại … Do đó, có
rất nhiều cách ứng xử khác nhau trong mỗi tình huống quản lý giáo dục khi nảy
sinh.
Đời sống của nhà trường diễn ra vô cùng sinh động và có những nét đặc chưng
riêng của nó: vừa giống như một gia đình mở rộng, vừa giống như một xã hội thu
nhỏ lại, vừa mang cuộc sống của một đơn vị sản xuất đặc biệt mà trong đó “nguyên
liệu” và “sản phẩm” của nhà trường đều là con người. “Nguyên liệu” đặc biệt này
khi bắt đầu vào nhà trường thì thể chất, trí tuệ, đến thái độ hành vi, nhân cách, …
đều rất nhỏ bé so với “sản phẩm”. “Sản phẩm” mà nhà trường tạo ra mang tính đặc
thù nên người quản lý nhà trường phải thường xuyên xử lí các tình huống nhăm
ngăn ngừa sự rập khuôn, máy móc trong việc tạo ra “sản phẩm” cũng như không
được phép tạo ra “phế phẩm”.
Như chúng ta đã biết, mỗi hoạt động và quan hệ quản lý diễn ra trong cách
đối nhân xử thế giữa con người với con người với nhau, mà ở đó người quản lý
luôn phải ứng phó, xử lý với những tình huống đa dạng, phong phú nảy sinh trong
quá trình điều khiển các hoạt động và mối quan hệ quản lý để đưa chúng trở về
trạng thái ổn định, tiếp tục phát triển hường tới mục tiêu mong muốn. Và thực chất
của quản lý giáo dục là ứng xử các tình huống luôn xuất hiện trong quá trình quản
lý. Nhà trường chính là nơi diễn ra một cách sinh động các tình huống quản lý,
buộc người quản lý phải ứng xử để giải quyết, loại bỏ những mâu thuẫn xuất hiện
trong tổ chức mà họ phải trực tiếp phải đứng đầu. Công việc này đòi hỏi người cán
bộ quản lý phải hết sức linh hoạt, biết lựa chọn, sử dụng sáng tạo những tinh hoa
tiêu biểu nhất của các phương pháp quản lý, giáo dục và hơn hết phải nhạy cảm,
tinh tế để có thể khéo léo xử lý mọi việc một cách hoàn hảo. Rất nhiều trường hợp


xảy ra khiến người quản lý lúng túng vì không thể sử dụng phương pháp quản lý
thông thường, rập khuôn mà cần phải có tầm nhìn xa và thấu đáo mới có thể đạt kết
quả tốt. Trong điều kiện như thế, là một giáo viên tạo nguồn, đang công tác tại
trường Tiểu học Hà Hiệu – Ba Bể - Bắc Kạn, tôi luôn mong muốn được trở thành
một nhà quản lý giỏi để đưa trường mình trở thành một đơn vị trường đoàn kết –
thống nhất và vững mạnh về mọi mặt. Do đó: “Một số giải pháp ứng xử trong
giải quyết tình huống giáo dục” là rất cần thiết. Vì vậy tôi chon đề tài nghiên cứu
này mong muốn tổng hợp kinh nghiệm từ nhiều nguồn, giúp người cán bộ quản lý
hoàn thành tốt trọng trách của mình.
2. Mục đích của đề tài
1
Tìm ra các giải pháp cần thiết trong giải quyết tình huống để người quản lý
lựa chọn, khai thác những khía cạnh đặc trưng, tiêu biểu của từng phương pháp và
biến chúng thành các thủ pháp ứng xử phù hợp với từng tình huống cụ thể xảy ra
trong quản lý, vận dụng vào thực tế để xử lý các tình huống giáo dục ở trường Tiểu
học Hà Hiệu – Ba Bể - Bắc Kạn, nói riêng và của quản lý giáo dục nói chung một
cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và thấu tình đạt lý. Đồng thời đảm bảo những yêu
cầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển,
tính dân chủ … của quản lý giáo dục.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các tình huống quản lý giáo dục và phương pháp, cách ứng xử thông minh,
mang tính sư phạm, tính giáo dục ở trong và ngoài trường Tiểu học Hà Hiệu – Ba
Bể - Bắc Kạn, về quản lý thế giới hữu sinh như nguồn nhân lực (giáo viên, nhân
viên và học sinh, …); nguồn tin lực (hệ thống thông tin đi, đến, thông tin ngôn ngữ
và phi ngôn ngữ từ mỗi con người cụ thể trong và ngoài nhà trường …) quản lý xã
hội (quản lý nhà nước, chế độ chính sách, nội quy, quy chế …) thông qua hoạt
động giao tiếp và ứng sử. Bởi vây, Đối tượng nghiên cứu là việc giải quyết hay ứng
xử các tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các tình huống ứng xử trong quản lý giáo dục ở hoàn cảnh chứa mâu

thuẫn nảy sinh trong hoạt động trong mối quan hệ giữa con người với con người ở
các trường Tiểu học nói chung và vận dụng vào trường Tiểu học Hà Hiệu – Ba Bể
- Bắc Kạn, nói riêng để giải quyêt, ứng xử kịp thời nhằm hướng những bất lợi
thành có lợi, làm cho nó ổn định và phát triển cao hơn, bền vững hơn.

2
B. NỘI DUNG
Chương I – CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hơn nửa thế kỉ qua, ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đã có nhiều đóng
góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước và
xây dựng Tổ quốc Việt Nam theo định hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa vì
“Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; hướng tới từng bước
phát triển kinh tế tri thức vào những thập niên đầu của thế kỉ XXI. Tuy nhiên,
“Giáo dục nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu quản lý và
nhất là về chất lượng hiệu quả” (Văn kiện Hội nghị VIII – BCH TƯ Đảng CSVN
khóa VIII). Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang đứng trước mâu thẫn lớn giữa một
bên là yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo với quy mô lớn, hiệu quả giáo dục
toàn diện và chất lượng đào tạo nhân tài, hình thành nhân cách con người mới ngày
một nâng cao. Với một bên là mạng lưới giáo dục đào tạo chưa phát triển kịp. Cơ
chế quản lý giáo dục và đào tạo còn kém hiệu lực. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
và giáo viên giỏi kinh nghiệm, có nguy cơ hẫng hụt do chưa chuẩn bị kịp thời để
đáp ứng các yêu cầu mới cao hơn của đất nước. Trước tình hình đó, nghị quyết Đại
hội IX đã nêu định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới như sau:
“Đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống
trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa, dân chủ hóa”.
Công tác quản lý giáo dục vốn được Đảng và Nhà nước quan tâm từ lâu và
đã có không ít văn bản của Đảng và nhà nước chỉ đạo về quản lý trường học. Trong
thời đại mới, xu thế toàn cầu hóa, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kĩ thuật, công nghệ và nhiều ngành khoa học đã dẫn đến sự đổi mới toàn

diện của cuộc sống xã hội. Trước yêu cầu đó giáo dục cũng cần phải tiến hành đổi
mới một cách toàn diện, trong đó đổi mới công tác quản lý là rất cần thiết. Việc đổi
mới trong công tác quản lý trường học cần quan tâm đến nhiều vấn đề, song trong
đó cần đặc biệt chú ý đến nội dung và phương thức quản lý. Để thực hiện tốt nhiệm
vụ quản lý của mình, người hiệu trưởng cần tác động đến người giáo viên như thế
nào để họ làm việc tự giác với năng suất và chất lượng cao, đây là công việc khó
khăn và phức tạp. Một trong những cách thức quan trong mà người lãnh đạo và
quản lý cần làm là: tác động đến động cơ của giáo viên thông qua hệ thống tác
động hợp lý và đúng đắn.
Trong quá trình đổi mới quản lý giáo dục đã nảy sinh một loạt tình huống
trong công tác quản lý. Các cán bộ quản lý của chúng ta hiện nay hầu hết là những
giáo viên giỏi có chút năng lực quản lý, được lựa chon làm cán bộ quản lý nhưng
chưa được đào tạo quản lý giáo dục. ở họ, kinh nghiệm có nhiều nhưng lý luận
quản lý giáo dục còn hạn chế.
3
Đời sống nhà trường luôn có muôn hình, vạn trạng tình huống khiến chúng ta
không thể định riêng cho mỗi tình huống một công thức ứng xử cụ thể nào. Mỗi
tình huống đều có một diện mạo riêng. Bởi vậy, người quản lý không bao giờ được
né tránh, xoa dịu hay thủ tiêu mâu thuẫn mà phải luôn thẳng thắn nhìn vào sự thật,
vào tình huống cụ thể đang diễn ra mà ứng xử sao cho thấu tình đạt lí.
Nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, NGƯT. TS Đặng Huỳnh Mai cho
rằng “tình thương, trách nhiệm và tuân thủ các quy chế là các yêu cầu của một nhà
quản lý giáo dục, yêu cầu này liên kết với nhau một cách chặt chẽ, khoa học và rất
biện chứng. Thiếu một trong các yếu tố này, công tác quản lý dễ vấp phải thất bại”.
Vậy người quản lý phải nhuần nhuyễn kết hợp giữa tình thương, trách nhiệm, quy
chế với tính nhân văn, sự công bằng thì mới mong mang lại hiệu quả trong công tác
quản lý giáo dục.
Thực tiễn của đời sống giáo dục chữa đựng nhiều mâu thuẫn. Quản lý giáo
dục, quản lý nhà trường nhăm hóa giải các mâu thuẫn đó, đưa quá trình đào tạo,
quá trình giáo dục tới chất lượng mới, tầm cao mới.

Mâu thuẫn trong đời sống giáo dục, trong đời sống quản lý giáo dục khi được
mô tả qua hiện tượng giáo dục, sự kiện quản lý giáo dục gọi là “tình huống giáo
dục”, “tình huống quản lý giáo dục”.
Tình huống giáo dục, tình huống quản lý giáo dục, quản lý nhà trường phải
được phản ánh trung thực trong đời sống (cái tín), tình huống cũng phải bao quát
được một số khía cạnh tổ chức sư phạm gắn với các vấn đề kinh tế - xã hội tác
động vào nhà trường (cái đạt), tình huống còn phải thấu suốt ý nghĩa giáo dục, ý
nghĩa của việc nâng cao hoài bão và kĩ năng quản lý giáo dục (cái nhã).
Ba tiêu chí “Tín - Đạt - Nhã” có thể xem như cái cốt lõi cho một tình huống
giáo dục, tình huống quản lý giáo dục, quản lý nhà trường được dùng vào việc bồi
dưỡng cán bộ giáo dục.
Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, giáo dục và đào tạo có những
sứ mạng nhiệm vụ phù hợp với những đặc trưng của giai đoạn đó, cho nên người
cán bộ quản lý nhất thiết phải là người được đơn vị tín nhiệm để tạo được sức mạnh
của việc quản lý; tính hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ; không khí đồng thuận
của tập thể; khả năng thích ứng nhạy bén của đơn vị đối với môi trường xung
quanh. Với tầm quan trong như vậy, nghiên cứu đề tài này là một việc làm hết sức
cần thiết.
Để ứng xử thành công tình huống quản lý giáo dục, người quản lý cần phải
có tư duy sáng tạo và hành động hiệu quả trong quá trình điều hành.
Tư duy không phải là nguồn gốc của hành động mà chỉ là mắt xích trung
gian trong chuỗi nhu cầu – hành động. Do vậy, tư duy chịu tác động rất to lớn của
các nhu cầu, cảm xúc, thói quen. Trong rất nhiều trường hợp tư duy của mối con
người trở nên không khách quan.
Lời giải hoặc quyết định của chúng ta đưa ra để hành động bị điều khiển bởi
các nhu cầu, cảm xúc thói quen chủ quan. Tuy nhiên, khả năng của tư duy có thể
điều khiển ngược trở lại các nhu cầu, cảm xúc, thói quen và hành động. Nếu người
4
quản lý biết làm tốt việc điều khiển đó, số lương các tình huống không đáng nảy
sinh trong quá trình quản lý sẽ giảm đi một cách đáng kể.

Việc ứng xử tình huống trong quản lý giáo dục không chỉ giúp người quản lý
giải quyết thành công những công việc quản lý thông thường trong đời sống quản
lý thực tế ỏ nhà trường, mà còn giúp nâng cao được nghiệp vụ quản lý như: Tầm
nhìn khái quát, khả năng đưa ra các giải pháp thiết thực, có thể đưa ra nhiều chuẩn
mực lựa chọn để giải quyết và đưa ra vấn đề cần giải quyết, nghệ thuật giải quyết
vấn đề, ra quyết định đúng đắn, điều chỉnh, … truyền lại kinh nghiệm cho các thế
hệ sau.
Bởi vậy, khi ứng xử tình huống cần khai thác triệt để mọi hướng ứng xử khác
nhau, kết hợp mọi nguyên tắc có thể có để tìm ra cách ứng xử tối ưu. Khi ứng xử
tình huống không nên cố gắng tìm đáp số mà nên tìm tất cả những con đường cần
tránh để phát hiện ra một con đường tốt nhất cho tình huống mà thôi.
Dưới đây là một số hướng tiếp cận, chia sẻ và cách suy nghĩ để ứng xử thành
công tình huống quản lý giáo dục, đó là:
1. Ứng xử theo nguyên tắc “3 lý” (Pháp lý - Đạo lý - Tâm lý)
Trong nhà trường, điều mà hết thảy giáo viên,nhân viên quý nhất ở người
hiệu trưởng là tài lãnh đạo. Người hiệu trưởng biết thu phục, giáo viên, nhân viên
bằng chính năng lực chuyên môn và khả năng lãnh đạo, quản lý chứ không phải sự
áp đặt quyền uy để ra lệnh. Đó là tài động viên, dẫn dắt mọi người để làm sao thu
được hiệu quả công việc cao nhất với sự va vấp ít nhất và sự hợp tác nhiều nhất.
Không gì nguy hiểm hơn cho sự thống nhất và tính hiệu quả của một tập thể
bằnh những lời chỉ trích có hệ thống của một thái độ bất mãn lâu dài. Bởi vậy, để
có được một tập thể hoạt động có hiệu quả, phải có sự tương hợp giữa tư tưởng và
ý chí. Mỗi người không cần cùng làm một hoạt động, nhưng những hoạt động của
con người này phải không làm cản trở hoạt động của con người khác.
Trong nhà trường, Mỗi người ở vị trí của mình, phải tạo điều kiện cho sự
cộng tác của đồng nghiệp cùng phát triển bằng sự quan tâm những hoạt động của
nhau để hiệu chỉnh và đồng bộ hóa những hoạt động của mình. Công việc chung
của nhà trường luôn đòi hỏi sự tin tưởng chọn vẹn giữa người điều hành và những
người thực thi nhiệm vụ cũng như giữa các giáo viên, nhân viên với nhau. Sự thân
tình và vui vẻ bao giờ cũng tạo thành bầu không khí lý tưởng cho một đội ngũ lãnh

đạo, cho nên mỗi người cần thấy rõ bổn phận phải xây dựng được bầu không khí
đồng thuận ấy. Thông hiểu, thân tình, chân thành là đức hạnh đầu tiên mà mỗi
người phải thấm nhuần, nếu không muốn tập thể nhà trường mình tan rã. Một
người muốn đạp lên người khác mà tiến, hoặc thích thú khi nhấn mạnh sự khiếm
khuyết của đồng nghiệp, tức là người đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp hủy hoại sự
thống nhất của tập thể, sẽ khiến nó không thể thực hiện được nhiệm vụ. Để thông
hiểu lẫn nhau đòi hỏi mỗi người phải cố gắng làm cho người khác hiểu mình, và
mình cố gắng hiểu, chia sẻ tâm tư, tình cảm với người khác. Một chân lý tuy không
mới nhưng luôn luôn đúng ở mọi thời đại mà mỗi chúng ta luôn phải ghi nhớ sâu
sắc đó là: Đoàn kết tạo nên sức mạnh để thành công.
5
Nếu coi việc ứng xử tình huống quản lý như việc tìm ra một chân lí cho cuộc
sống, cho sự nghiệp thì chúng ta có thể khái quát một số căn cứ để ứng xử tình
huống theo sơ đồ sau:
Chân lý


Pháp lý Đạo lý
Tâm lý
* Chân lý là mục tiêu cần đạt đến
• Hành xử/ sống và làm việc theo pháp lý.
• Tu dưỡng, lập luận theo đạo lý.
• Ứng xử theo tâm lý (Thẩm thấu cả vào pháp lý và đạo lý là tâm lý. Tâm lý đồng
thời là cầu nối hai nhân tố pháp lý và đạo lý để đạt đến chân lý).
Điều quan trọng đối với người quản lý nhà trường trong ứng xử tình huống là
phải hiểu tâm tư, nguyện vọng, sở thích và hoàn cảnh của người giáo viên, nhân
viên làm việc dưới quyền của mình và biết làm cho họ tôn trọng mình. Hiểu rõ
nhau, đó là bí quyết của nghệ thuật quản lí. Câu chuyện “ Không ai bằng mình”
(trang 13) là một ví dụ. Nhờ hiểu cô Kim A, một giáo viên giỏi nhưng chưa khiêm
tốn đúng mức…; Nhờ khả năng biết thể hiện được vai trò dẫn dắt, định hướng để cô

Kim A hiểu mình bằng việc góp ý chân tình và tạo cơ hội dể cô Kim A dự giờ dạy
tương tự của đồng nghiệp, mà phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trường Tiểu
học XM đã giúp cô Kim A “ biết lắng nghe” và được mọi người yêu quý hơn.
2. Ứng xử theo nhu cầu
Các nhu cầu của cá nhân là nguyên nhân dẫn đến các tình huống. Với thời
gian, với điều kiện sống mỗi ngày một biến động, các nhu cầu cá nhân trở nên càng
nhiều, càng đa dạng. Điều đó dẫn đến số lượng các tình huống ngày một tăng lên
chứ không giảm đi. Các hành động của cá nhân có nguồn gốc sâu xa từ các nhu cầu
của cá nhân và họ hành động nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó. Chính vì vậy, người
quản lý cần nhận dạng và phân loại các cấp bậc nhu cầu của cá nhân để giải quyết
đúng người, đúng việc. Theo Maslow – nhà tâm lý học người Mĩ, các cấp bậc nhu
cầu của con người được chia làm 7 cấp bậc trong 3 nhóm chính như sau:
Nhóm 1 – Các nhu cầu sinh học: Ăn, uống, nghỉ ngơi, giữ thân nhiệt, tiết
kiệm sức lực, tự bảo vệ, duy trì giống nòi … (các nhu cầu cá nhân tồn tại và phát
triển như một cá thể, một giống loài sinh học).
Nhóm 2 – Các nhu cầu xã hội: Nhu cầu thuộc về cộng đồng xã hội và giữ
một vị trí nhất định trong cộng đồng xã hội nào đó. Đó là nhu cầu được để ý, chú ý
và quan tâm. Cao hơn nữa là nhu cầu được kính trọng, được yêu mến,… (các nhu
cầu để cá nhân tồn tại và phát triển trong xã hội).
6
Hai nhóm nhu cầu sinh học (nhóm 1) và nhu cầu xã hội (nhóm 2) nêu trên,
tạo thành nhóm nhu cầu thiếu hụt, bao gồm bốn cấp độ nhu cầu thấp hơn cần được
thỏa mãn đầu tiên.
Nhóm 3 – Các nhu cầu nhận thức / phát triển: Nhu cầu trả lời các câu hỏi nảy
sinh trong đầu của cá nhân (các nhu cầu biết, hiểu và giải thích thế giới xung
quanh cũng như chính bản thân mình), gồm có 3 cấp độ nhu cầu cao hơn.
Các nhu cầu cá nhân khác là tổ hợp của các nhu cầu nêu trên.
Trong thực tế mâu thuẫn được giải quyết khi nhu cầu con người được thỏa
mãn. Các nhu cầu có thể khác nhau về mức độ đòi hỏi thỏa mãn. Các nhu cầu có
mức độ đòi hỏi thỏa mãn cao được gọi là nhu cầu cấp bách. Chính nhu cầu cấp

bách này đòi hỏi người ta phải hành động. Chẳng hạn, trong câu chuyện “Bây giờ là
mấy giờ”, (trang 14) Mặc dù đưa con đến học muộn so với giờ quy định của trường
nhưng chị ta vẫn muốn cho con chị vào học đúng giờ mà không bị giữ lại ở ngoài
cổng trường để ghi tên trước khi cho vào lớp học. Cái muốn đó là nhu cầu cấp bách
của chị, chị cần phải hành động. Nhưng chị đã không xác định được hành vi đúng,
cho nên chị đã có ứng xử chưa đúng đối với nhân viên bảo vệ và cô giáo trực nhà
trường trước mặt con chị.
Có nhiều cách hành động khác nhau thậm chí ngược nhau lại có thể thỏa
mãn nhu cầu cho trước. Ngược lại, một hành động duy nhất có thể cùng một lúc dẫn
đến thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau.
Nhu
cầu
phát
Nhu cầu triển
tự khẳng định
Nhu cầu thẩm mĩ
Nhu cầu Nhu cầu hiểu biết
Xã hội Nhu cầu tự trọng Nhu
Nhu cầu về các mối quan hệ và cầu
tình cảm
Nhu cầu Nhu cầu về an toàn thiếu
Sinh học
Nhu cầu tâm lý hụt
7
Qua sơ đồ chúng ta thấy tình huống xảy ra trong câu chuyện vừa kể thể hiện
nhu cầu tâm lý của người mẹ muốn an toàn cho con khi vào lớp (đến muộn nhưng
không phải ghi tên là đi học muộn) song chị ta đã có ứng xử không phù hợp về các
mối quan hệ và tình cảm và đã làm mất đi hành vi chuẩn mực của người mẹ trước
mặt con, cũng như chuẩn mực của người công dân trước những người thi hành
công việc. Nếu chị ta bình tĩnh cho ghi tên con, để con vào lớp rồi dừng lại hỏi han,

trao đổi thì chị thấy ngay đó chỉ là việc nhà trường giáo dục, nhắc nhở học sinh đi
học đúng giờ chứ không ảnh hưởng gì đến việc thưởng phạt nặng nề đối với con
chị. Làm được điều đó thì không những tâm lý được giải tỏa, mà còn giữ được mối
quan hệ tình cảm.
Về phía nhà trường, nếu mọi vấn đề liên quan đến việc giáo dục con cái đều
thông báo thường xuyên, đầy đủ đến các bậc cha mẹ học sinh để họ hiểu và cùng
nhà trường nuôi dạy con cái cho tốt thì tình huống trên đã không xảy ra. Làm như
vậy, chính là nhà trường đã chỉ bằng một hành động phù hợp (có thông báo và giải
thích trước hành động đóng cổng trường trước giờ học chính thức) mà thỏa mãn
được nhiều nhu cầu một lúc (nhu cầu tâm lý của mẹ học sinh, nhu cầu an toàn cho
chị, nhu cầu quan hệ thân ái giữa người bảo vệ, cô giáo tổng phụ trách, mẹ em học
sinh và em học sinh…).
3. Ứng xử theo phương châm: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”
Người quản lý cần phải lấy cái bất biến, cái nguyên tắc, cái pháp lý để ứng
phó với các sự kiện, vụ việc cụ thể trong tình huống phức tạp, muôn hình vạn trạng
nảy sinh trong qua trình quản lý, nhằm đạt đến mục tiêu xác định của tổ chức. Do
đó, người quản lý phải thận trọng, xem xét, đắn đo, cân nhắc, vạch ra rất nhiều
phương án ứng xử khác nhau rồi chọn ra phương án tối ưu trong hoàn cảnh cụ thể
của mình, của tổ chức. Trong các nhà trường hiện nay, người quản lý thường phải
lấy “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm” và lấy thực tiễn là tiêu chuẩn, là thước đo
chân lý, là tiêu chí mà ứng xử.
Chặng hạn trong câu chuyện “Có thể làm như thế được không ?” (trang 16)
mối quan hệ “kỉ cương, tình thương, trách nhiệm” đã được người phó hiệu trưởng
vận dụng một cách hài hòa để làm cho người cha của em Th, học sinh lớp 3, hiểu kỉ
cương nhà trường thì không chỉ có học sinh và giáo viên mới phải tuân thủ mà cả
cha mẹ các em cũng phải chấp hành (Nếu con anh không đủ điều kiện lên lớp thì
phải học lại chứ không được). Từ đó, anh ta phải thấy rõ trách nhiệm của người cha
đối với con cái là phải yêu quý con, tạo điều kiện cho con học tập chứ không được
đánh đập, chửi bới khi thấy con không được lên lớp…
4. Ứng xử theo sự tích hợp “lục tri”

(1) “Tri kỉ”. Biết mình.
(2) “Tri bỉ”. Biết người.
(3) “Tri chỉ”. Biết dừng.
(4) “Tri túc”. Biết đủ.
(5) “Tri thời”. Biết thời thế.
(6) “Tri ứng”. Biết ứng xử.
8
Trong mỗi tình huống, nếu người quản lý có khả năng phán đoán, có tầm
nhìn xa, hiểu rộng, có kiến thức đầy đủ về những ngành hoạt động trong chuyên
môn của mình; biết tích hợp lục chi, có lòng nhân ái, biết tôn trọng nhân phẩm
người khác, biết đối xử công bằng, cương quyết và gương mẫu… thì sẽ luôn có tư
duy sáng tạo, hành động hiệu quả và ứng xử thành công.
Ứng xử thành công những tình huống thường gặp trong quản lý trường học
sẽ góp phần vào việc phát triển tư duy khoa học cho các nhà quản lý giáo dục, nâng
tư duy ở trình độ thói quen, thông thường và kinh nghiệm thực tế lên trình độ tư
duy lý luận, tư duy khoa học. Đồng thời góp phần bồi dưỡng, rèn luyện các nhà
quản lý trường học có khả năng ứng xử nhạy bén, linh hoạt, mềm dẻo tạo ra một
phong cách quản lý cụ thể, sâu sát với cuộc sống nhà trường. Luôn bám sát kịp thời
điều chỉnh những trạng thái và xu hướng biến đổi trong tư tưởng, hành vi của mỗi
người chịu sự quản lý của mình để đưa ra những quyết định quản lý phù hợp khi đã
nắm bắt đầy đủ những luận chứng khoa học về nó.
Để làm được như vậy người quản lý không chỉ là một người quản lý đơn
thuần, tận tụy mà phải thường xuyên rèn luyện để vừa là một nhà giáo dục, một nhà
tâm lý, vừa là một nhà sư phạm dày dặn kinh nghiệm, đặc biệt biết quan tâm chu
đáo đến người dưới quyền. Họ phải là những người biết lấy nhân mà dùng; lấy Lễ
mà dạy; lấy Đức mà trị; lấy Nghĩa mà cãi; khéo chuyển Mất thành Còn; Yếu thành
Mạnh; Thiếu thành Đủ; Nguy thành An.
CÁC TÌNH HUỐNG MINH HỌA CHO CHƯƠNG I
1. KHÔNG AI BẰNG MÌNH
Tôi mới từ trường khác được đề bạt về làm Phó hiệu trưởng trường Tiểu học

XM từ năm 2002 – 2003. Trường mới có cô giáo Nguyễn Thị Kim A là chủ nhiệm
giỏi, giáo viên dạy giỏi, hồ sơ, tư liệu giảng dạy của cô thường dẫn đầu trường.
Chính vì vậy, cô tự cho “mình là nhất, trường không ai bằng mình”, cô sẵn sàng cãi
vã với bất kì ai có ý định góp ý cho cô việc này, việc nọ. Tôi mới về trường nên
những cá tính đó của cô A tôi không biết, ngay từ buổi dự giờ của cô đầu tiên của
tôi với cô ở tiết toán lớp 3, trong hội giảng của trường, tôi bị phản ứng rất mạnh
mẽ. Tiết giảng được cô chuẩn bị rất công phu: tranh vẽ, bảng phụ, phiếu học tập,
máy chiếu overhead… Ngay sau khi tiết học vừa kết thúc, cô A tự hào bước ra khỏi
lớp và hỏi tôi: “Phó hiệu trưởng đã thấy A dạy như thế nào chưa ?”. Tôi cười và
chúc mừng thành công của cô.
Cuối buổi học là phần đóng góp ý kiến các tiết hội giảng. Phần nhiều là ý
kiến khen, ý kiến khen giờ dạy chuẩn bị công phu. Một số giáo viên không có ý
kiến gì. Cuối cùng tôi kết luận, giờ dạy có nhiều ưu điểm, tác phong sư phạm tốt,
giáo viên chuẩn bị công phu, tuy nhiên tôi cũng muốn đóng góp một số ý để bài sau
có hiệu quả hơn. Chẳng hạn, trong tiết giảng cô A đã sử dụng quá nhiều đồ dùng,
một số đồ dùng đã đưa lên không khai thác triệt để, dẫn tới chưa nêu bật được trọng
9
tâm của bài, tôi đưa ra dẫn chứng cụ thể như sau… Tôi chưa kịp nói tiếp, cô A đã
mất hết bình tĩnh, đứng phắc dậy phản đối kịch liệt… Khiến tôi phải tạm dừng cuộc
họp. Tôi hẹn cô A, buổi sau lên văn phòng gặpn tôi để cùng nhau thao luận tiếp.
Cô A chủ động lên như dã hẹn và nói luôn: “Cô mới về làm phó hiệu trưởng
trường này nên “tinh vi”. Chắc là cô cũng nghe nhiều người nói xấu tôi nên cô có
“ác cảm” với tôi mà cố tình đưa ra nhận xét như thế… ; Nếu giám hiệu có giỏi hơn
thì giám hiệu cứ cố mà dạy được như tôi nhe…!”
Tôi mời cô A uống nước và hỏi cô đã mất bao nhiêu thời gian để chuẩn bị
cho tiết dạy. Tôi hỏi han nhiều vấn đề liên qua đến phương pháp dạy học tích cực,
rồi nhẹ nhàng nói cô A cứ bình tĩnh, đừng suy nghĩ nặng nề về kết quả bài giảng đó
làm gì đâu sẽ vào đó cả thôi mà. Cô A về vẫn còn băn khoăn lắm.
Ngayb sau đó, tôi đã gặp khối trưởng khối 3, chon một bài tương tự như bài
cô A vừa giảng để xây dựng tiết chuyên đề. Chúng tôi cho họp khối, xây dựng giáo

án chi tiết, chọn người thể hiên là cô giáo Kh trong khối. Tiết dạy chuyên đề được
cả khối đến dự, trong đó có cô A. Sau tiết dạy của Kh, tựcoo giáo A đến tìm tôi và
nói: Đúng là tôi tham dùng dụng cụ quá, nhưng tôin không cố ý để biểu diễn đồ
dùng trong tiết học. Tôi xin nhận tiết dạy của tôi xếp loại khá.
Trường chúng tôi còn tổ chức nhiều tiết chuyên đề về phương pháp dạy học
tích cực như thế cho cả hội đồng sư phạm rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Cô
giáo A không còn thái độ “kênh kiệu” như trước nữa. Cô đóng góp ý kiến cho mọi
người và cô cũng vui vẻ nhận lại những ý kiến của đồng nghiệp một cách bình đẳng
hơn. Từ việc cô giáo A “biết lăng nghe”, một số giáo viên có tính “dĩ hòa vi quý”
hoặc “né tránh” cô A, nay đã gần gũi, cởi mở hơn trong những cuộc đánh giá, nhận
xét giơg dạy hoặc bình xét thi đua.
2. BÂY GIỜ LÀ MẤY GIỜ ?
Sau một tuần nghỉ Tết Nguyên đán. Trời lạnh, học sinh đi học muộn quá
nhiều. Chúng tôi đã nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm, cùng đội Sao đỏ đôn đốc các
em trong giờ học để hỗ trợ thêm cùng sự nhắc nhở trên loa nhà trường. Một tuần
trôi qua, số học sinh đi học muộn có giảm nhưng vẫn còn nhiều. Trời vẫn còn rét.
Nếu không có biện pháp tích cực, chắc kế hoạch học tập của trường sẽ bị ảnh
hưởng. Chúng tôi họp và quyết định: Từ buổi học sau, tổ Sao đỏ và anh bảo vệ phải
có trách nhiệm giữ học sinh đi học lại để ghi rõ họ, tên, lớp rồi mới cho vào lớp.
Ngay từ buổi đầu tiên thực hiện, chúng tôi đã gặp tình huống bất ngờ.
Trống tập trung học sinh xếp hàng vào lớp là 7 giờ 45 phút. Đúng 8 giờ tiết
học đầu tiên bắt đầu. Dứt tiếng trống vào lớp, cổng trường đóng lại. Học sinh đến
muộn phải dừng lại lần lượt ghi tên, lớp rồi mới được vào lớp. Sau khi học sinh thứ
8 đi muộn được vào lớp thì một chị đèo con, xông thẳng xe máy vào cổng trường.
Anh bảo vệ yêu cầu chị xuống và dắt xe và cho con chị vào ghi tên, ghi lớp đã rồi
để cháu tự vào lớp. Chị ta hầm hầm tắt máy xe, lôi con gái mình lên đòi ghi tên
trước (vì còn 3 - 4 em đang đứng chờ). Cô giáo tổng phụ trách yêu cầu chị cho cháu
xếp hàng. Chị ta giơ thẳng tay, vạch áo chìa ra chiếc đồng hồ, dí xát mặt cô tổng
10
phụ trách quát: “Bây giờ là mấy giờ?” Cô tổng phụ trách điềm tĩnh trả lời: “8 giờ 5

phút”. Chị ta rít lên, trời lạnh thế này, giờ học thay đổi nha trường phải thông báo
cụ thể chứ (chả là trước Tết các em được thông báo học sớm lên và cô chủ nhiệm
đã yêu cầu các em ghi vào vở).
Chị là phụ huynh học sinh nào? Lớp nào? – Cô tổng phụ trách vừa hỏi vừa
định ghi tên học sinh.
Lớp nào thì cô làm gì? – Chị ta lại hét tướng lên, giận gữ.
Thấy thế, anh bảo vệ kéo chị ta ra khỏi cổng trường trước sự kinh hãi của
con chị. Quay vào, anh dẫn cháu vào lớp học.
Ngay sau đó, tôi trao đổi với cô giáo chủ nhiệm lớp 2B, đề nghị giấy mời chị
đó mai đến gặp Ban giám hiệu để trao đổi. Hôm sau, anh chồng đến thay chị ta. Khi
nghe cô giáo tổng phụ trách thuật lại chuyện, anh chồng đứng phắc dậy nói: “Tôi
đã sống với vợ tôi hơn chục năm nay, tôi biết, vợ tôi là người rất tế nhị, không bao
giờ có chuyện ấy”. Thấy vậy, tôi mời anh về và hẹn anh cùng chị hôm sau đến gặp
tôi.
Khi cả hai vợ chồng đã ngồi trước mặt chúng tôi, tôi nhã nhặn hỏi chị sự
thực chuyện hôm trước xảy ra như thế nào. Chị tránh câu hỏi của tôi chỉ nói: “Em
chỉ đưa cháu đến muộn có 5 phút mà nhà trường đã ghi tên em lo cho con nên…
Thôi sự việc đã rồi. Em xin nhận khuyết điểm”.
Nhân dịp đó tôi giảng giải thêm cho anh, chị nghe về nề nếp kỷ cương của
trường; về yêu cầu tác phong, cách sống mẫu mực của cha mẹ để làm gương cho
con cái, liệu hôm qua chị đã để cho con chị chứng kiến cảnh không hay của mẹ
trước mặt bao nhiêu người, đó có là ấn tượng tốt về mẹ được không?; về nghĩa vụ
và quyền lợi của cha mẹ học sinh đối với việc xây dựng “Nề nếp, kỷ cương, tình
thương, trách nhiệm” của nhà trường; về việc chung sức với nhà trường hình thành
nhân cách cho con cái anh chị…
- Chị mở sổ liên lạc của con chị xem cháu có ghi đổi giờ học chưa?
- Da, hôm qua tôi đã xem, cháu có ghi rồi nhưng…
Anh cũng vội đỡ lời chị: “Hai chúng tôi chỉ vì lo cho con quá, mong các thầy
cô thông cảm, vợ chồng tôi thành thật xin lỗi nhà trường”.
3. CÓ THỂ LÀM NHƯ THẾ ĐƯỢC KHÔNG?

Trường tôi ở ven đô, dân trí thấp, hầu hết cha mẹ học sinh rất bận rộn trong
kiếm kế sinh nhai, không quan tâm đến việc học tập con em mình. Một hôm, đã hết
giờ học buổi chiều, giáo viên và học sinh đã về hết, tôi còn đi một vòng qua các lớp
kiểm tra lần cuối trước khi về. Vừa đến cửa phòng phó hiệu trưởng, thì thấy anh H,
bố em Th, học sinh lớp 3D đứng chắn giữa cửa. Anh nói: “ Tôi muốn gặp cô, cho
ttooi thưa một chuyện”. Linh tính cho tôi biết có chuyện không hay… Th học quá
yếu, em phải học lại lớp 3, chắc anh H đòi gặp tôi vì chuyện này. Giọng nói của H
có vẻ mềm mỏng, nhưng phả đầy hơi men, anh ta có tiếng là dân “đao búa” trong
phường, không coi ai ra gì cả. Ở đây chỉ có mình tôi với anh ta. Tôi cố gắng trấn
11
tĩnh. Để phòng thân, tôi vào bàn làm việc ngồi và mời anh H ngồi đối diện. Không
đợi tôi hỏi, H nói luôn:
- Tôi chỉ có một thằng con trai duy nhất là thằng Th, lớp 3. Nó không được
lên lớp, tôi sẽ giết nó. Cô muốn cứu nó, cô đừng bắt nó học lại. Đấy, tôi chỉ xin cô
có thế thôi. Cô có ý kiến ngay đi. Câu cuối cùng anh ta cố ý gằn giọng đe dọa.
- Mời anh xơi nước đi!
Tôi hơi run. Một thoáng tính toán, lúc này, nếu tôi giở quy chế để nói với
anh ta – một “Chí Phèo” sống lại – thì thật là bất lợi. Tôi hi vọng, không biết chén
trà đặc, nóng hổi này có giúp nồng độ rượu trong anh ta loáng đi không, hoặc ít ra
tôi cũng có thêm chút thời gian để tìm phương giải thoát. Anh ta uống nước. Tôi
thủng thẳng nói:
- Anh H ạ, tất cả chúng tôi ai cũng muốn cho con anh lên lớp, nhưng cháu Th
sẽ rất khổ tâm vì nó luôn thua kém bạn bè trong lớp, nó sẽ không muốn đến lớp
nữa, anh tính sao…
- Không… không … cô không có lựa chọn nào khác đâu hoặc là để nó học
lên hoặc là để tôi giết nó. Không học lại. Cô hiểu không? Con tôi không học lại!
- Thế này vậy, bây giờ anh về đi, sáng mai tôi xin ý kiến Ban giám hiệu rồi
trả lời anh.
Tôi cố gắng trì hoãn để ngày mai báo chính quyền địa phương để giải quyết
giúp. Nhưng một nỗi lo khác lại ập đến: Anh ta đâu có sợ chính quyền, sợ công

an… biết đâu Th lại chẳng phải chịu những đòn dã man nào đó cho đến chết cũng
nên.
Không được, anh ta lại quát lên.
- Thôi được rồi, tôi trả lời nhanh như điện. Tôi đồng ý cho Th lên lớp 4 với
điều kiện anh phải đến lớp học cùng con anh, dự một buổi học của nó tại lớp xem
nó học thế nào.
- Tôi đồng ý, anh ta đứng dậy.
Thật là may, tôi đã thoát khỏi anh ta. Tôi cố nói thêm:
- Đến lớp học với con anh, anh không được uống rượu vì quy chế không cho
phép người uống rượu vào lớp học đâu.
Anh ta gật đầu. Chào tôi rồi khật khưỡng đi về.
Buổi học hôm sau. Hai cha con Th đều vào lớp. Tôi bố trí cho anh ta ngồi
cuối lớp. Theo kế hoạch, tất cả giáo viên vào dạy học lớp đó đều gọi Th đọc bài,
lên bảng làm bài tập và kiểm tra bài tập về nhà của Th…
Kết quả học tập của Th thế nào, chắc không nói cũng đã rõ.
Thật bất ngờ, mới hết tiết thứ 2, anh H đã chủ động mời tôi về văn phòng để
thưa chuyện. Anh ta ngấp ngữ mãi mới nói được:
- Thưa cô, cô tha lỗi cho, tôi biết tôi sai rồi!
Tôi an ủi anh ta:
- Chúng ta đều có lối với cháu Th cả. Cả nhà trường và gia đình anh đều
chưa chăm lo thỏa đáng cho cháu. Bây giờ anh lo cho cháu ở nhà, chúng tôi sẽ lo
cho chàu ở trường, chắc chắn cháu sẽ tiến bộ.
12
Chương II
THỰC TRẠNG VỀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC HÀ HIỆU
1. Vài nét về trường Tiểu học Hà Hiệu
Trường Tiểu học Hà Hiệu được tách từ trường Phổ thông cơ sở Hà Hiệu năm
học 2000 – 2001. Trường nằm ở trung tâm xã Hà Hiệu, trong những năm qua được
sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo duc và Đào tạo Bắc Kạn, Phòng Giáo dục và Đào

tạo huyện Ba Bể, sự quan tâm giúp đỡ của câp ủy chính quyền cùng các ban ngành
đoàn thể địa phương và cùng với sự đồng tình ủng hộ của các bậc phụ huynh. Thầy
trò trường Tiểu học Hà Hiệu đã nỗ lực phấn đấu về mọi mặt và hoàn thành tốt
nhiệm vụ trong nhiều năm học và là một trong nhữn trường có thành tích cao trong
công tác dạy và học của huyện Ba Bể.
Năm học 2010 – 2011 được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng
cao chất lượng giáo dục”, tiếp tục thực hiện 3 cuộc vận động: “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Chú trọng rèn luyện phẩm chất, đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình,
tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, cách đánh giá, xếp loại học sinh. Chú trọng
giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.
Năm học 2010 – 2011 trường có 19 lớp với tổng số học sinh là 255 em; tỷ lệ
huy động trẻ vào lớp 1 là 94,59%. Trường Tiểu học Hà Hiệu gồm 01 điểm trường
chính và 07 điểm trường lẻ. Cơ sở vật chất đã từng bước được đầu tư xây dựng, ở
các điểm trường vùng cao đã dần được thay thế bằng các phòng học khang trang,
sạch đẹp tuy nhiên vẫn còn các phòng học tạm, nhà công vụ, phòng thư viện và các
phòng chức năng khác chưa được đầu tư xây dựng, thiếu công trình vệ sinh, sân
chơi, bãi tập, Do vậy đã ảnh hưởng đến một số hoạt động giáo dục của nhà trường
13
Đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên gồm 28 biên chế được giao, số
giáo viên nha trường đạt tỉ lệ 1,5 GV/ lớp, đủ giáo viên dạy năng khiếu, giáo viên
dạy ngoại ngữ. Đây cũng là điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động
chính khóa cũng như ngoại khóa. Số giáo viên dưới 30 tuổi chiếm 25% đây là lực
lượng giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác, năng động và sáng tạo. Tuy
nhiên Lực lượng giáo viên này kinh nghiệm chưa nhiều, hay nóng vội trong giải
quyết công việc và các tình huống sư phạm. Vì vậy người hiệu trưởng cần nắm
được đặc điểm này để phát huy được mặt mạnh và khắc phục những hạn chế của

họ. Số giáo viên từ 30 tuổi trở lên chiếm 70% đây là lực lượng giáo viên đã đạt độ
chín trong công tác và là lực lượng giáo viên có số đông nhất, lực lượng chủ yếu
phát huy tốt hiệu quả giáo dục của nhà trường. Số giáo viên từ 46 tuổi trở lên chiếm
5% có thâm niên công tác trên 20 năm. Họ có nhiều kinh nghiệm trong công tác,
trong ứng xử nhưng khả năng cập nhật kiến thức, ứng dụng các công nghệ hiện dại
vào việc dạy học, … còn nhiều bất cập. Với những đối tượng giáo viên như vậy
hiệu trưởng cần có các biện pháp và cách thức làm việc phù hợp để nâng cao hiệu
quả trong công tác giáo dục cũng như để tạo mối quan hệ tốt trong đơn vị.
Với những nét riêng của nhà trường và những cơ sở lý luận trên để vận dụng
các biện pháp ứng xử vào một số tình huống thường gặp tại trường Tiểu học Hà
Hiệu.
2. Một số tình huống thường gặp tại trường Tiểu học Hà Hiệu
* Tình huống 1:
CÓ PHẢI DO ĐỊNH KIẾN ?
Cô giáo Nông Thị H mới 30 tuổi mà đã tỏ ra là người có năng lực chuyên
môn tốt. Cô đã có gia đình riêng và đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện
nhiều năm nay. Nhân dịp Đại hội Công đoàn trường, cô H được giới thiệu vào danh
sách bầu ban chấp hành mới. Kết quả thật bất ngờ, phiếu bầu cho H quá ít. H tỏ ra
chán nản.
Là một tổ trưởng chuyên môn, phụ trách trực tiếp chuyên môn khối H dạy,
tôi không khỏi băn khoăn. Có lẽ giáo viên ở trường thấy H sớm có năng lực mà đố
kị chăng ? Có phải do định kiến mà H không đủ phiếu bầu vào Ban chấp hành
Công đoàn trường ? Tôi kín đáo tìm hiểu thái độ của mọi người trong Hội đồng sư
phạm với H. Không thấy có biểu hiện gì đặc biệt…
Một lần sau giờ ra chơi, tôi đi một vòng qua các lớp để xem xét nề nếp học
tập của toàn trường. Khi đến lớp 1A, lớp do cô H chủ nhiệm, không thấy cô, học
sinh vẫn tự quản trong lớp. Tôi đi tìm H, có thể H bị mệt và đang nằm ở phòng y tế
chăng ? Đến phòng nghỉ của giáo viên, tôi thấy H vẫn đang ngồi bình thản nói
chuyện phiếm với các cô giáo khác đang trống giờ dạy này. Tôi nhắc H lên lớp và
cuối giờ học lên văn phòng gặp tôi.

Qua sự việc này, tôi biết thêm H thường hay vào muộn giờ như vậy chỉ vì H
cho rằng cô có phương pháp rèn học sinh hiệu quả. Các em rất ngoan, chúng sẽ
không dám làm ồn và mỗi giờ học các em cần được nghỉ thêm cho đỡ căng thẳng.
H cho rằng, mình là giáo viên giỏi mà không được trọng dụng thì còn phấn đấu làm
14
gì nữa. Tôi chậm rãi hỏi thăm tình hình gia đình H, và từ từ chuyển hướng phân
tích cho H hiểu: Mỗi lần cô vào lớp muộn như vậy là mỗi lần cô đã đánh cắp giờ
học của cả 35 học sinh lớp cô. Cô có chuyên mộ giỏi nhưng thiếu trách nhiệm với
công việc, trước học sinh như vậy thì làm sao cô có được tín nhiệm của giáo viên
trong trường ? Đó là điều đáng tiếc, cô còn trẻ, cô phải phấn đấu cao hơn, nhiều
hơn và cô sẽ tiến xa hơn. Tôi hi vọng ở cô rất nhiều, vì cô là người có rất nhiều ưu
điểm, chỉ cần cô cố gắng thêm chút nữa, mọi người sẽ hiểu và đánh giá đúng cô…
Sau lần trò chuyện đó, cô giáo H đã tích cực phấn đấu mọi mặt. Cô gần gũi
mọi người hơn, thường tranh thủ trao đổi chuyên môn cởi mở mỗi khi có dịp. Cô
được mọi người yêu mến và được giới thiệu là đối tượng chuẩn bị kết nạp vào
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ tình huống trên tôi rút ra được bài học là: Gần gũi, lắng nghe và thấu
hiểu được giáo viên là bí quyết để quản lý thành công
* Tình huống 2:
NHẸ NHÀNG MÀ ĐƯỢC VIỆC
Như thường lệ tôi đến dự giờ và thăm lớp của cô N ở thôn KP cách xa trung
tâm xã 7km. Qua họp Hội đồng sư phạm và sinh hoạt chuyên môn, tôi đã nhiều lần
nhắc nhở giáo viên lên lớp phải có đủ các loại sổ sách, giáo án và đồ dùng trực
quan phục vụ cho tiết dạy.
Tuần vừa qua tôi đến dự giờ thăm lớp cô N. Qua kiểm tra giáo án cô có soạn
bài nhưng còn sơ sài, chưa nêu bật nội dung, đồ dùng phục vụ tiết dạy không có.
Trong giờ dạy, cô quản lý lớp kém, lớp ồn nhiều, mất trật tự, học sinh ngồi nghiêng
ngả không tập trung học tập.
Tôi rất bực mình khi thấy giáo viên đứng lớp thực hiện không đúng theo nội
quy của nhà trường. Song tôi cố nén bực bội lấy lại bình tĩnh. Hết tiết học, tôi đưa

ra nhận xét các hoạt động cơ bản mà cô N chưa thực hiện được, góp ý, phê bình,
nhắc nhở.
Tuần sau khi tôi đến thăm lớp của cô, tình hinh lớp học đã có nhiều chuyển
biến. Học sinh ngoan ngoãn chú ý học tập. Cô đã chuẩn bị đồ dùng dạy học, giáo
án soạn chi tiết hơn, bám sát với nội dung bài giảng.
Tôi nhận thấy việc kiểm tra đôn đốc, phê bình, khen chê đúng lúc, đúng chỗ
là việc rất cần thiết đối với cả người lớn và trẻ nhỏ, mang lại hiệu quả tốt trong
công việc dạy và học.
Bài học rút ra ở đây là: Người quản lý cần thường xuyên uốn nắn để giúp
giáo viên làm việc đĩnh đạc hơn chứ không phải vất vả hơn.
* Tình huống 3:
BIẾT TRƯỚC CÓ NGƯỜI DỰ GIỜ VẪN ĐẾN LỚP MUỘN
Ở trường, tôi có tổ chức một tổ đi thăm lớp dự giờ, thành phần bao gồm Ban
giám hiệu và tổ trưởng tổ chuyên môn.
Một hôm, tổ thăm lớp đến dự giờ một lớp học trong thôn V. Chúng tôi đến
trước giờ quy định khoảng 5 phút mà vẫn chưa có cô giáo đến lớp. Chỉ có những
15
học sinh trong lớp, em ngồi, em đứng …Bàn ghế thì lộnb xộn, lớp học rác rưởi bừa
bãi…Sau giờ quy định, chậm khoảng 5 phút mới thấy giáo viên chủ nhiệm đến. Cô
xin phép cho vào giờ học luôn. Tôi cố gắng vui vẻ, yêu cầu:
- Cô giáo chu nhiệm và cả tổ chuyên môn đi kiểm tra thăm lớp dự giờ cùng
nhau quét dọn phòng học, kê lại bàn ghế cho thật ngăn nắp thì giờ dạy mới được
bắt đầu. Như vậy, buổi học chậm mất 10 phút so với quy định.
Kết thúc giờ dạy, giáo viên cho học sinh nghỉ. Tôi cùng tổ dự giờ ở lại họp
rút kinh nghiệm và góp ý phê bình cô giáo dạy lớp đó. Yêu cầu cô lần sau không
được sai phạm như vậy nữa.
Qua tình huống trên, bản thân tôi tự rút ra được bài học là: Hiệu trưởng
không chỉ là một “nhạc trưởng” mà còn phải là một nhà “soạn nhạc” có khả
năng.
Qua những tình huống trên cho thấy đội ngũ giáo viên trong nhà trường Tiểu

học Hà Hiệu, tính cách, năng lực cũng rất khác nhau. Chỉ nói đến năng lực của đội
ngũ giáo viên trong nhà trường cũng có thể chia ra rất nhiều mẫu người khác nhau:
Những giáo viên mới là những người kinh nghiệm giảng dạy còn ít, nhưng
đây là những người nhiệt tình, thì người lãnh đạo có thể áp dụng phong cách lãnh
đạo chỉ huy. Người lãnh đạo chỉ cho họ biết họ phải làm gì, làm như thế nào và sau
đó lãnh đạo kiểm tra giám sát.
Những giáo viên có năng lực nhưng động cơ làm việc không cao. Đối với
những người này, người lãnh đạo cần hướng dẫn và hỗ trợ họ. trong trường hợp
này cần thực hiện giao tiếp hai chiều. Nười lãnh đạo lắng nghe ý kiến của cấp dưới,
những ý kiến, đề xuất và giải pháp lựa chọn.
Những giáo viên có năng lực chuyên môn, nhưng động cơ làm việc đã thay
đổi. Trường hợp này thường là những giáo viên đã lớn tuổi. Đối với những người
này, người lãnh đạo cần lắng nghe họ nói gì, hỗ trợ họ khi họ yêu cầu. Những
người này hoàn toàn có thể thực hiện công việc khi có hỗ trợ.
Những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, động cơ làm việc tốt.
Đối với nhóm người này, người lãnh đạo có thể ủy quyền cho họ thực hiện
nhiệm vụ.
Như vậy đối với mỗi mẫu người khác nhau người cán bộ quản lý lại cần có
những cách giải quyết khác nhau mới mong có kết quả.
Diễn biến của tình huống trong quản lý phụ thuộc vào nhiều cách xử lý của
người quản lý và đặc điểm của đối tượng trong tình huống. Sự tương tác đó có thể
làm cho diễn biến của tình huống có thể phát triển, biến đổi theo những đường
hướng khác nhau.
Nhìn chung trường Tiểu học Hà hiệu có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng,
nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp, chấp hành tốt kỷ luật lao động, kỷ luật
chuyên môn. Có phẩm chất đạo đức trong sáng, có ý thức phấn đấu vươn lên. Luôn
nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nhưng vẫn còn tồn tại: Trình đọ chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều bất cập; chất
16
lượng bài soạn còn thấp, trình bày chưa khoa học; kết quả giờ dạy chưa cao vì vậy

nhà trường cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như:
- Tạo điều kiện cho giáo viên theo học các lớp nâng cao
- Tổ chức thao giảng cấp trường, chọn cử giáo viên tham gia thao giảng cấp
huyện, tỉnh.
- Thường xuyên thăm lớp, dự giờ trao đổi, rút kinh nghiệm giờ dạy theo
phương pháp mới.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện những yếu kém, giúp giáo
viên phấn đấu vươn lên…
Chương III
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
HÀ HIỆU
*Tình huống 1:
THI GẤP MÁY BAY
Lớp 5C nổi tiếng là lớp nghịch ngợm nhất trường. Vì nhiều lý do mà lớp đã
thay đến 3 giáo viên chủ nhiệm. Thầy Nhàn một giáo viên trẻ mới chuyển về
trường được thầy Hiệu trưởng cử làm chủ nhiệm lớp đó.
Thầy hiệu trưởng đã kể lại bao sự việc xảy ra ở cái lớp này cho thầy Nhàn
nghe. Thầy Nhàn cảm thấy ớn. Nhưng sau vài phút suy nghĩ, thầy Nhàn đã vui vẻ
nhận lời và hứa sẽ cố gắng làm tốt.
Hôm sau thầy hiệu trưởng cùng thầy Nhàn đến lớp 5C. Sau mấy lời giới
thiệu và dặn dò lớp vài câu, rồi thầy chào các em và đi ra.
Thầy Nhàn tiễn thầy hiệu trưởng ra tận cửa rồi quay lại. Ngay lập tức “bụp”,
một chiếc máy bay giấy lao ngay vào ngực thầy. Thầy nhặt lên, ngắm nghĩa một
lúc, rồi đứng lên bục hỏi:
- Chiếc máy bay của em nào?
Thầy hạ giọng:
- Máy bay làm khá đẹp, nhưng phi công cho máy bay hạ cánh tồi quá! Cả lớp
cười ồ và có ý thăm dò thái độ của thầy. Thầy nói tiếp: “Tối nay về, mỗi em tự tay
mình gấp một chiếc máy bay thật đẹp. Ngày mai có tiết sinh hoạt thầy trò ta sẽ thi
tài. Ai lái được nhiều vòng lượn và hạ cánh chính xác xuống sân bay – thầy chỉ cái

mô đất nhỏ ở sân sau của trường – thầy sẽ trao thưởng, kể cả các em nữ. Nhưng
không được nhờ bất cứ ai làm đấy nhé. Ai nhờ làm thầy sẽ phạt và không được
tham gia. Đồng ý không nào?”
- Vâng ạ! Cả lớp đồng thanh cười vui vẻ đầy thích thú. Thầy bắt đầu giảng
bài trong sự im lặng, chăm chú của các em.
17
*Tình huống 2:
HÚ VÍA
Đây là câu chuyện của anh Lê Xuân Thái – Hiệu trưởng một trường PTCS.
Vì có chuyên môn cấp II nên anh Thái thường xuyên đi dự giờ cấp I để nắm bắt
tình hình và chỉ đạo chuyên môn.
Hôm ấy, anh Thái đi dự giờ đột xuất lớp dạy của cô X, một cô giáo trẻ mới
ra trường, năm nay mới bước sang năm thứ hai tuổi nghề.
Cô X được phân công dạy lớp bốn. Đây là một khó khăn lớn đối với cô, vì
năm ngoái cô dạy lớp 2. Anh Thái đi dự giờ có một mình mà không mời ai cùng dự
và bài giáo viên dạy là bài về “phép chia”. Sau tiết dạy, tôi thấy cô X đi sau anh
Thái và cùng vào phòng hiệu trưởng để rút kinh nghiệm.
Tôi được nghe anh Thái kể lại và cho biết: cô X dạy sai kiến thức trầm trọng,
không rõ do khả năng hạn chế hay là do mất bình tĩnh? Vì vậy, lúc rút kinh nghiệm,
anh đã đưa cho cô X cuốn sách giáo khoa (mà cô đã dạy) và yêu cầu thử làm mấy
bài tập. Kết quả là cô giáo đã giải sai (chia sai). Hiệu trưởng Thái mới bàng hoàng
nhận ra: giáo viên của mình không biết làm tính chia (dù chỉ trong phạm vi bài học
lớp bốn).
Buổi học chiều đã kết thúc.
Sân trường lúc này chỉ còn các giáo viên nam đang chơi bóng chuyền. Tôi
thấy anh Thái dắt xe ra khỏi phòng dáng vẻ bối rối. Anh nói nhỏ với tôi:
- Cô X tự tử rồi! Gia đình “cô” vừa mới điện thoại báo tin.
- Vậy cô ấy có sao không? Tôi hỏi.
- Không biết nữa. Bây giờ “cô” đang nằm ở bệnh viện. Tôi phải đi đến đó
thăm cô.

Tôi thực sự sửng sốt khi nghe tin ấy. Nhưng lại thầm nghĩ: “Đây cũng là đề
tài mới để ngày mai giáo viên “chọc quê hiệu trưởng chơi!”.
Và lát sau, tôi cũng có mặt ở bẹnh viện. Rất may là cô X đã được các bác sĩ
cứu sống. Giờ thì cô đã tỉnh nhưng còn yếu lắm. Mở đôi mắt còn mệt mỏi X nói
nhỏ:
- Em xin lỗi thầy! Xin thầy thông cảm và tha thứ cho em. Em không chết
nhưng chắc em cũng không đi dạy nữa!
- Không, em có lỗi gì đâu! Anh Thái nói với cô X như ngày nào cô còn là
học sinh – Em chỉ hành động dại dột thôi. Mai em sẽ bình phục và trở lại trường.
Các em học sinh đang mong đợi em đó.
- Em cảm ơn thầy và các thầy cô.
Tôi hiểu cuộc sống và tương lai vẫn đang chờ đợi cô. Điều may mắn đã đến
với cô và đó cũng là điều may mắn đối với hiệu trưởng Thái và nhà trường.
Câu chuyện tưởng như đùa. Nhưng tất cả là sự thật. Và đây là bài học quý
báu trong quản lý giáo dục: bài học về công tác dự giờ và đánh giá sư phạm về tiết
dạy của người hiệu trưởng, tổ chuyên môn. Đó cũng là công việc khoa học, vừa là
18
một nghệ thuật – nghệ thuật ứng xử sư phạm. Vì không ai học được chữ “ngờ” là
vậy.
*Tình huống 3:
CÓ MỘT NIỀM VUI
Trong số các học sinh tôi dạy. Nhi là một cô bé vóc dáng gầy yếu nhưng rất
ngoan, thông minh và giàu nghị lực. Em luôn đứng đầu lớp về tất cả các môn học,
vì thế, tôi luôn dành cái nhìn trìu mến cho em, nở nụ cười thâtn tươi khi đối diện
em. Bài vở tôi cho ở lớp và ở nhà em đều hoàn thành xuất sắc. Thế nhưng ai biết
được chữ “ngờ”.
Một hôm, sau khi ổn định lớp, tôi mở sổ điểm gọi kiểm tra bài cũ. Cây bút
tôi dừng lại ở tên em:
- Pham Ý Nhi.
Nghe gọi đúng tên mình. Nhi bống giật thót người. Đâu rồi cái dáng vẻ tự tin

ngày nào, trước mặt tôi là một cô bé lấm lét cúi đầu nhìn xuống:
- Thưa cô, vì… vì…
Tôi lặng người mấy giây, chẳng lẽ em đã quá tự tin mà lơ là việc học chăng,
chẳng lẽ lại hạ bút cho cô học trò cưng của mình điểm kém?
Cả tập thể lớp ngơ ngác nhìn nhau rồi nhìn tôi chờ đợi. Tôi quyết định làm cho ra lẽ
vẫn đề này. Tôi gọi lan (nhà cùng xóm, là đôi bạn học tập với Nhi) đứng lên. Lan
dằn sự hồi hộp của mình rồi kể cho tôi nghe về hoàn cảnh gia đình Nhi: “Bố mất
sớm, mẹ phải tần tảo nuôi đàn con 4 đữa thơ dại. Nhi là chị cả trong nhà nên ngoài
giờ học em còn phỉ thay mẹ, giúp mẹ lo cho các em. Mẹ bạn vì quá gắng sức nên
đã ngã bệnh, đêm qua được đưa vào viện. Nhi đã thức gần suốt đêm để săn sóc và
lo lắng cho mẹ…”.
Không biết từ lúc nào, tôi đã khóc và nhìn xuống lớp, học sinh nào cũng đều
rơi lệ. Tôi không biết làm gì hơn, quay xuống bảo lớp:
“Đây là trường hợp ngoại lệ, bạn Nhi đáng được chúng ta cảm thông, học hỏi
và giúp đỡ, lần khác cô sẽ gọi trả bài lại”.
Tôi nghe rất rõ tiếng thở phào nhẹ nhõm của Nhi và nhìn thấy những gương
mặt rạng ngời nỗi hân hoan của lớp.
Mấy hôm sau, vừa ra khỏi lớp tôi dã gặp Nhi đứng chờ. Ngoài việc cảm ơn
tôi vì cách xử sự hôm rồi, Nhi còn báo cho tôi biết Ban chỉ huy Liên đội, các bạn ở
lớp đã thay nhau đến thăm động viên an ủi mẹ, sự giúp đỡ tinh thần đó đã vực mẹ
dậy, nay đã xuất viện rồi.
Cũng như mọi ngày, những cái nắng gay gắt của giờ tan trường không làm
tôi khó chịu và nóng bức nữa. Xung quanh tôi, gió như vui đùa và bầu trời bỗng
như trong xanh hơn, đẹp hơn.
19
C – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển đó, trong xu thế toàn cầu
hóa, xu thế phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn thế giới. Đó là cuộc đua tranh về
trí tuệ sáng tạo, về yếu tố con người, của cộng đồng và của toàn xã hội để giải

quyết thành công vẫn đề đặt ra. Yếu tố tri thức trở thành vốn quý nhất trong nền
kinh tế. Sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng tri thức càng cao thì càng có giá trị.
Quản lý giáo dục và đào tạo phải có cách tiếp cận mới: cách tiếp cận đa dạng hóa
kết hợp với phân hóa đi đôi với tiếp cận hệ thống công nghệ hóa quá trình quản lý
giáo dục, đa dạng hóa trong sự thống nhất và hiện đại hóa. Việc xử lý tốt các tình
huống trong quản lý giáo dục giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý
của người hiệu trưởng. Muốn vậy, người quản lý giáo dục cần phải tự rèn luyện
thường xuyên và phải được bồi dưỡng theo chuẩn của của ngành về một số phẩm
chất và năng lực quản lý. Chẳng hạn như: Có khả năng xử lí thông tin thành kiến
thức và áp dụng kiến thức đó tốt hơn người khác; có giao tiếp tốt và phản hồi
nhanh; biết thuyết phục hơn là ra lệnh; biết quyết đoán, biết nhận phản hồi và ra
quyết định tiếp theo để điềun chỉnh, bổ sung và phát triển các quyết định trước;
phải đạt chuẩn mực cao về tính trung thực và liêm khiết; biết tư duy sáng tạo và
hành động có hiệu quả. Người quản lý phải nắm vững những tính chất đặc trưng rất
cơ bản của việc quản lý trường học thì mới có thể ứng xử tình huống quản lý nhà
trường một cách có hiệu quả. Người quản lý giỏi không dùng mệnh lệnh, chỉ thị,
dịnh mức thể lệ để giải quyết những tình huống đặt ra mà thường trong giao tiếp
người cán bộ quản lý càng ứng xử có tình bao nhiêu thì hiệu quả quản lý càng cao
bấy nhiêu. Người quản lý giải quyết tốt các mâu thuẫn thì sẽ duy trì được sự ổn
định và phát triển của nhà trường, đưa nhà trường phát triển cao hơn, bền vững
hơn. Người quản lý không chỉ là một người quản lý đơn thuần, tận tụy mà phải
thường xuyên rèn luyện, trau dồi năng lực chuyên môn để vừa là một nhà giáo dục,
một nhà tâm lý, vừa là một nhà sư phạm già dặn kinh nghiệm.
Để giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong quản lý giáo dục, người quản lý
còn cần phải lựa chọn các phương pháp quản lý để biến chúng thành các thủ pháp
ứng xử linh hoạt phù hợp với những tình huống cụ thể xảy ra trong quản lý đồng
thời đảm bảo những yêu cầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất, tính liên tục,
tính kế thừa, tính phát triển, tính dân chủ của quản lý giáo dục
Để bớt đi những tình huống trong quản lý giáo dục, nhà trường, gia đình, xã
hội cần tập hợp những tình huống thường gặp trong quản lý giáo duc ở các nhà

trường sẽ giúp: nhà trường, cơ quan giáo dục; nhà quản lý giáo dục các cấp; nhà
quản lý trường học phổ thông; nhà sư phạm; các bậc cha, mẹ học sinh tham khảo
thêm kinh nghiệm thực tế, dùng lý luận soi sáng thực tế và từng bước hiểu sâu sắc
hơn lý luận quản lý giáo dục, từ đó hoàn thiện năng lực quản lý của bản thân.
20
Những câu chuyện tình huống được nêu trong tiểu luận này chỉ là những gợi
ý, khi sử dụng bạn đọc sẽ có những kiến giải riêng của mình để giải quyết thành
công nhiệm vụ đặt ra và làm phong phú, sôi động thêm đời sống nhà trường vốn rất
náo nhiệt với những sắc màu riêng của nó.
2. Kiến nghị
Trong quá trình đổi mới quản lý giáo dục đã nảy sinh một loạt tình huống
trong công tác quản lý. Các cán bộ quản lý của chúng ta hiện nay hầu hết là những
giáo viên khá, giỏi về giảng dạy, có chút năng lực về quản lý, được lựa chọn làm
cán bộ quản lý nhưng chưa được đào tạo quản lý giáo dục hoặc đã được đào tạo
nhưng đã cách đây rất lâu, nên kinh nghiệm có nhiều nhưng lý luận quản lý còn hạn
chế. Để công tác quản lý trường học đạt được hiệu quả cao về chất lượng, về tính
đoàn kết thống nhất, đồng thuận,… Trong nha trường, và nhất là giúp cho cán bộ
quản lý trong trường học có cơ sở và kinh nghiệm trong xử lý tình huống, tôi xin có
một số ý kiến đề xuất như sau:
Mở các lớp bồi dưỡng theo chuẩn của ngành về quản lý cho cán bộ quản lý
trường học thường xuyên hơn.
Cần giao biên chế hàng năm đủ về số lượng, cân đối về độ tuổi, khả năng
chuyên môn,…
Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý thường xuyên được đi tham quan học tập
kinh nghiệm.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thanh Phong. Chuyên đề người hiệu trưởng,
NXB Giáo dục, 1998.
2. Phan Thế Sủng – Lưu Xuân Mới, Tình huống và cách ứng xử tình

huống trong quản lý giáo dục và đào tạo, NXB Đại học quốc gia, 2000.
3. Sự thông minh trong ứng xử sư phạm NXB Thanh niên, 1998.
4. Nguyễn Trại, 66 tình huống của người hiệu trưởng tiểu học, NXB Giáo
dục, 1999.
5. Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, Một số vấn đề
tâm lý – giáo dục trong quản lý trường tiểu học.
22

×