Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.49 MB, 102 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ, LƯỢC ĐỒ, SƠ ĐỒ 3
MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Mục tiêu của đề tài 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 6
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài 8
7. Cấu trúc luận văn 9
NỘI DUNG 10
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHÂN VĂN KHU VỰC ĐẦM PHÁ 10
1.1. Cơ sở lí luận 10
1.1.1. Một số khái niệm 10
1.1.1.1. Khái niệm du lịch 10
1.1.1.2. Tài nguyên du lịch và tiềm năng du lịch 11
1.1.1.3. Các loại hình du lịch 13
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 13
1.1.2.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch nhân văn 13
1.1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn 14
1.1.2.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn 19
1.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn đối với phát triển du lịch 20
1.1.3.1. Vài trò, ý nghĩa của tài nguyên du lịch nhân văn 20
1.1.3.2. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn 20


1.2. Cơ sở thực tiễn 23
1.2.1. Thực tiễn hoạt động du lịch nhân văn khu vực đầm phá trên thế giới 23
1.2.2. Thực tiễn hoạt động du lịch khu vực đầm phá ở Việt Nam 25
1
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN 28
DU LỊCH NHÂN VĂN KHU VỰC ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI 28
2.1. Khái quát khu vực Tam Giang – Cầu Hai 28
2.1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ 28
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 28
2.1.2.1. Khí hậu 28
2.1.2.2. Địa hình 30
2.1.2.3. Thủy văn 30
2.1.2.4. Sinh vật 31
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 32
2.1.3.1. Nguồn nhân lực 32
2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật 33
2.1.3.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 36
2.1.3.4. Lịch sử - văn hóa 37
2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn khu vực Tam Giang – Cầu Hai 38
2.2.1. Các tiềm năng du lịch nhân văn khu vực Tam Giang – Cầu Hai 38
2.2.1.1. Các di tích lịch sử văn hóa 38
2.2.1.2. Lễ hội 49
2.2.1.3. Làng nghề thủ công truyền thống 54
2.2.1.4. Các hoạt động kinh tế đặc thù 56
2.2.1.5. Các đối tượng văn hóa, thể thao và các hoạt động nhận thức
khác 58
2.2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 59
2.2.2.1. Phương pháp đánh giá 59
2.2.2.2. Tiêu chí đánh giá tổng hợp về mức độ thuận lợi của điểm du
lịch 61

2.2.2.3. Kết quả đánh giá 63
2.3. Hiện trạng khai thác tiềm năng du lịch nhân văn khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 64
2.3.1. Công tác tổ chức quy hoạch phát triển du lịch đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 64
2.3.2. Công tác tổ chức hoạt động du lịch khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 65
2.3.3. Tình hình phát triển du lịch nhân văn khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 68
2.3.4. Đánh giá chung thực trạng hoạt động du lịch nhân văn khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu
Hai 70
2
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH NHÂN VĂN KHU VỰC ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI 72
3.1. Cơ sở định hướng 72
3.1.1. Các chiến lược phát triển 72
3.1.2. Những dự báo chủ yếu 74
3.2. Định hướng cụ thể 76
3.2.1. Định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Tam Giang – Cầu Hai 76
3.2.2. Định hướng tổ chức không gian khai thác du lịch nhân văn 76
3.3. Giải pháp thực hiện 81
3.3.1. Xây dựng chương trình du lịch hợp lí, hấp dẫn dựa vào tính đa dạng, đặc trưng của sản
phẩm du lịch 81
3.3.2. Về tổ chức quản lý 83
3.3.3. Về bảo tồn, khai thác và phát huy tài nguyên du lịch nhân văn 84
3.3.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 85
3.3.5. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật 86
3.3.6. Giải pháp vốn đầu tư và cơ chế chính sách 86
3.3.7. Giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch 87
3.3.8. Xây dựng ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
1. Những kết quả đạt được 89
2. Hạn chế của đề tài 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NXB : Nhà xuất bản
TNDL : Tài nguyên du lịch
TGCH : Tam Giang – Cầu Hai
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ, LƯỢC ĐỒ, SƠ ĐỒ
BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Diện tích, dân số các xã thuộc khu vực đầm phá TGCH 32
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp đánh giá các tiêu chí thành phần 63
3
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá tổng hợp 63
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá một số điểm du lịch nhân văn tiêu biểu phục vụ
phát triển du lịch khu vực đầm phá TGCH 64
Bảng 3.1. Một số dự báo về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 75
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mức độ quan tâm của du khách đối với các điểm du lịch trên địa bàn
Thừa Thiên Huế Error: Reference source not found
LƯỢC ĐỒ
Lược đồ 2.1. Lược đồ các xã ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, 29
Thừa Thiên Huế 29
Lược đồ 2.2. Lược đồ tài nguyên du lịch nhân văn khu vực đầm phá 53
Tam Giang – Cầu Hai 53
Biểu đồ 3.1. Mức độ quan tâm của du khách đối với các điểm du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế
[20] 75
Lược đồ 3.1. Lược đồ tổ chức cụm du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 78
Lược đồ 3.2. Lược đồ định hướng xây dựng tuyến điểm du lịch khu vực 80
đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đến năm 2020 80
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thừa Thiên Huế là tỉnh có hệ thống đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (TGCH) là một địa vực nước lợ với hệ tự nhiên
mang tính đặc thù. Động thực vật phong phú, đa dạng mang tính bản địa vùng đầm
phá kết hợp với đặc điểm nổi bật vùng sóng nước là tiềm năng tự nhiên rất lớn cho
phát triển du lịch sinh thái.
Tuy vậy, hoạt động du lịch ở khu vực phá TGCH mới được quan tâm. Tour du
lịch đầm phá đầu tiên được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Bảo
4
tồn Thiên nhiên Hà Lan (IUCN-NL) tài trợ thông qua Quỹ dự án nhỏ về du lịch bền
vững và đa dạng sinh học. Hiện đã có vài dự án xây dựng khu du lịch sinh thái, một
số hoạt động mang tính sự kiện. Ngày thường, hoạt động du lịch ở khu vực phá
TGCH ít thu hút du khách do sản phẩm du lịch chưa nhiều.
Một thực tế cho thấy, vùng đầm phá TGCH ngày càng cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường nước do cuộc sống mưu sinh của cư dân
quanh phá qua bao đời nay. Nhìn chung, cuộc sống người dân nơi đây mức sống
thấp, gặp nhiều khó khăn. Nhưng chính cuộc sống gắn với sóng nước Tam Giang,
cư dân bản địa ven phá có những phong tục tập quán riêng, có các lễ hội, các làng
nghề truyền thống gắn với thiên nhiên. Đây chính là tiềm năng nhân văn có thể khai
thác kết hợp với tài nguyên tự nhiên sẵn có góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch,
tính đặc thù, hấp dẫn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá tự
nhiên, tìm hiểu bản sắc văn hóa địa phương.
Phát triển du lịch vùng phá TGCH vừa giải quyết công ăn việc làm cho người
dân, cải thiện cuộc sống vừa bảo tồn tính đa dạng sinh học đầm phá, bảo vệ môi
trường sống. Không những thế, để phát triển các lợi thế của vùng đầm phá và ven
biển, đầm phá TGCH sẽ kết nối với Cố đô Huế tạo thành quần thể tổng hợp về du
lịch sinh thái, văn hóa, du lịch biển. Từ vùng TGCH sẽ hình thành các khu du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao, bên cạnh đó còn kết nối các khu
bảo tồn, làng nghề, hình thành tuyến du lịch biển và đầm phá.
Với những lí do trên, tôi chọn: “Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và giải pháp
phát triển du lịch nhân văn khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Thừa Thiên
Huế” làm luận văn Thạc sĩ.

2. Mục tiêu của đề tài
Luận văn phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác TNDL nhân
văn khu vực đầm phá TGCH, đề xuất định hướng, giải pháp khai thác chúng nhằm
tạo ra tính đa dạng sản phẩm du lịch, hấp dẫn du khách góp phần đưa hoạt động du
lịch địa phương phát triển.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan có chọn lọc, hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về khai thác
tài nguyên du lịch nhân văn khu vực đầm phá.
5
- Phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác TNDL nhân văn khu
vực đầm phá TGCH.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài
nguyên du lịch nhân văn khu vực đầm phá TGCH.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về đối tượng: Tài nguyên du lịch nhân văn.
- Về lãnh thổ: Các xã ven đầm phá TGCH, Thừa Thiên Huế.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại, phát triển trong mối quan hệ qua
lại giữa các thành tố của từng phân hệ cũng như các phân hệ du lịch với nhau trong
một hệ thống với môi trường xung quanh. Theo đó, giữa các hệ thống lãnh thổ du
lịch cùng cấp, khác cấp, giữa các hệ thống lãnh thổ với sự phát triển kinh tế - xã hội
có mối quan hệ qua lại với nhau.
Vận dụng quan điểm này, khi nghiên cứu khai thác TNDL nhân văn vào hoạt
động du lịch cần phải phân tích đặc điểm, khảo sát, đánh giá, lượng hóa các giá trị
của từng nhân tố ở mỗi phân hệ và đặt chúng vào hệ thống lãnh thổ du lịch nhất
định. Khi tiến hành nghiên cứu, đưa ra các hướng quy hoạch du lịch trên địa bàn
nhằm đảm bảo tính thống nhất, tôn trọng tính toàn vẹn và chức năng của hệ thống

lãnh thổ trong hoạt động du lịch.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp thể hiện qua sự nhìn nhận đối tượng nghiên cứu một cách
đồng bộ và toàn diện, xem xét sự kết hợp có quy luật nhiều yếu tố tạo thành.
TNDL nhân văn của khu vực đầm phá TGCH là kết quả tác động tổng hợp của
quá trình hình thành, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và điều kiện tự nhiên đầm
phá. Đặc điểm của mỗi thành phần trong đó cũng chịu tác động của tất cả các thành
phần khác. Vì vậy, trên mỗi lãnh thổ du lịch, TNDL phải được xem xét trong sự tác
động tổng hợp các loại tài nguyên.
6
5.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Các đối tượng địa lí du lịch tồn tại trên những lãnh thổ nhất định. Một lãnh thổ
có nguồn lực riêng để phát triển du lịch. Trong đó, mỗi không gian lãnh thổ có sản
phẩm du lịch đặc trưng.
Ở khu vực đầm phá TGCH, người dân có điều kiện sống riêng, cuộc sống gắn
liền với thiên nhiên sông nước. Do đó, bên cạnh phong phú về tự nhiên, tài nguyên
nhân văn phục vụ du lịch cũng có nhiều nét riêng. Sự phân hóa này góp phần đa
dạng các loại hình và sản phẩm du lịch của địa phương.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một trong những xu hướng, mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội ở nhiều quốc gia hiện nay. Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển
nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát
triển để thỏa mãn nhu cầu của những thế hệ tương lai. Các nguồn lực phát triển du
lịch nếu được nghiên cứu khai thác cần hợp lí, sử dụng được nhiều lần mà chất
lượng có thể được nâng cao. Vì thế, ngành du lịch có khả năng phát triển bền vững,
tạo hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đồng thời tài nguyên và môi trường được bảo vệ.
Đây là quan điểm rất quan trọng trong nghiên cứu, đánh giá nguồn lực, thực
trạng phát triển cũng như đưa ra một số định hướng, giải pháp đề xuất một số tuyến,
điểm du lịch, các loại hình du lịch trên một lãnh thổ.
5.1.5. Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Hoạt động du lịch thường xuyên có sự thay đổi, biến động theo thời gian, theo
thị hiếu, nhu cầu của con người. Các đặc điểm của các lãnh thổ không phải bất biến
nên khi đánh giá chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định. Do vậy, cần phải phân
tích, nhận định về xu hướng phát triển của các đối tượng trong tương lai làm cơ sở
cho các định hướng, giải pháp trên lãnh thổ nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp lí thuyết
Thu thập số liệu, tư liệu, thông tin từ nguồn đáng tin cậy, trên cơ sở đó phân
tích và xử lí số liệu. Phương pháp này cho phép kế thừa các nghiên cứu trước đó,
đồng thời có thể kiểm nghiệm, cập nhật bổ sung vấn đề liên quan. Vì thế, đây là
bước đầu tiên cho quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài.
7
Từ nguồn số liệu, thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh, đối
chiếu, tổng hợp nhằm khái quát được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu
TNDL nhân văn trong phát triển du lịch để khai thác kết hợp với các tài nguyên
khác nhằm tạo tính đa dạng sản phẩm du lịch đầm phá TGCH.
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong địa lí nói chung, địa lí du lịch
nói riêng. Việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu cho phép thu thập trực tiếp những
thông tin cập nhật, cụ thể mà các tài liệu khác không có.
Phục vụ đề tài này, trong điều kiện cho phép, chúng tôi tiến hành khảo sát,
phân tích thu thập tư liệu thực tế: Các xã quanh đầm phá TGCH.
5.2.3. Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ được sử dụng trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu
đề tài. Nội dung của phương pháp này là khai thác thông tin trên các bản đồ đã được
thành lập, nhất là các thông tin về mối quan hệ không gian lãnh thổ của các đối
tượng nghiên cứu, thể hiện kết quả lên bản đồ.
Trong thời gian thực hiện tác giả sử dụng một số bản đồ: Hành chính Thừa
Thiên Huế, cụm du lịch Thừa Thiên Huế…
5.2.4. Phương pháp chuyên gia

Các giá trị nhân văn khu vực đầm phá TGCH được hình thành, tồn tại trong
một thời gian khá dài, chứa đựng nhiều giá trị vật chất và tinh thần, tính khách quan
bên ngoài lẫn những bí ẩn. Để nghiên cứu giá trị cũng như đánh giá sự phát triển
của khu di tích, lễ hội, làng nghề… chúng tôi đã có nhiều trao đổi với các chuyên
gia văn hóa, du lịch qua đó thu nhận những kiến thức và kinh nghiệm liên quan
nhằm làm tăng thêm tính khoa học cho vấn đề được nghiên cứu.
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Du lịch đang phát triển với tốc độ nhanh chóng trong những thập niên vừa qua
đã đem lại nhiều cơ hội về việc làm, tăng thu nhập kinh tế, giải quyết sự nghèo đói,
tiến bộ xã hội. Để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng ở
khu vực đầm phá TGCH có nhiều nghiên cứu. Trong đó, có một số đề tài tiêu biểu:
“Những đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” của
Trần Đức Mạnh và Đỗ Nam; “Thách thức từ việc nuôi trồng thủy sản đầm phá Tam
8
Giang – Cầu Hai hiện nay và một số giải pháp khắc phục” của Lê Văn Thăng. Các
nghiên cứu chủ yếu về tự nhiên và môi trường khu vực đầm phá.
Một số đề tài nghiên cứu khác: “Tổng quan về một số yếu tố môi trường và đa
dạng sinh học đầm phá Tam Giang – Cầu Hai của Võ Văn Phú; “Sử sụng bảo vệ và
bảo tồn đa dạng sinh học đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” của Đỗ Công Thung;
“Cần có chiến lược phát triển kinh tế bền vững đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
trong giai đoạn mới” của Nguyễn Thị Thu Lan. Các đề tài đã đề cập nguồn lợi thủy
sản, tính đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên đầm phá.
Các nghiên cứu trên cho thấy tính phong phú, đa dạng, đặc thù tự nhiên vùng
đầm phá. Từ đó, khai thác và bảo vệ các giá trị tài nguyên thiên nhiên vào các mục
đích phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
Một số nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch đầm phá: “Cơ sở khoa học
của việc tổ chức không gian du lịch dải ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng -
Quảng Nam”, luận án Tiến sĩ của Nguyễn Tưởng, đã xác định cơ sở lí luận cho việc
tổ chức không gian du lịch; “Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế
phục vụ du lịch”, luận án Tiến sĩ của Lê Văn Tin, đã khảo sát điều kiện tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên trên toàn bộ lãnh thổ Thừa Thiên Huế phục vụ cho mục đích du
lịch; “Đánh giá tổng hợp tài nguyên nhân văn du lịch Thừa Thiên Huế”, luận án phó
Tiến sĩ của Trần Văn Thắng đã đánh giá tổng hợp tài nguyên nhân văn phục vụ du
lịch trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế, tuy nhiên TNDL nhân văn ở khu vực đầm phá
TGCH chưa đề cập nhiều.
Như vậy đã có nhiều công trình khoa học, dự án, đề tài nghiên cứu phát triển
du lịch đầm phá Thừa Thiên Huế, riêng “Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và giải
pháp phát triển du lịch nhân văn khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Thừa
Thiên Huế” chưa được nghiên cứu.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu phát triển du lịch
nhân văn khu vực đầm phá.
Chương 2. Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn khu
vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
9
Chương 3. Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch nhân văn khu
vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHÂN VĂN KHU VỰC ĐẦM PHÁ
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
10
Hoạt động du lịch đã có từ lâu nhưng thuật ngữ du lịch trong một số ngôn ngữ
chỉ xuất hiện gần đây. Theo tiếng Hy Lạp, du lịch có nghĩa là “Toms”, tiếng Pháp
gọi “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, tiếng Anh gọi là “Tonrisim”.
Có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch. Đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi

lại của từng cá nhân hoặc của một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong
khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa
bệnh [22]. Ngày nay, người ta thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di
chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc
làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch.
Theo khoản 1, Điều 4, chương 1, Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định” [1].
Thực tế do có sự tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ khác
nhau mà các định nghĩa khác nhau về du lịch. Vì thế, để xem xét du lịch một cách
toàn diện và đầy đủ, cần phải cân nhắc tất cả các chủ thể (thành phần) tham gia vào
hoạt động du lịch. Theo phương diện này, du lịch có thể hiểu là: “Tổng hợp các
hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch,
các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình
thu hút và tiếp đón phục vụ khách du lịch”.
Tóm lại, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần
tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Đó là một hệ thống động, rất
nhạy cảm với những biến đổi của môi trường bên trong và bên ngoài điểm đến
cũng như nhu cầu của du khách. Hơn nữa nó còn mang tính tổng hợp, tính đa
ngành bởi có rất nhiều đơn vị, nhiều ngành, nhiều đối tác liên quan đến việc
cung cấp các dịch vụ cho du khách. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành
kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa.
1.1.1.2. Tài nguyên du lịch và tiềm năng du lịch
* Khái niệm tài nguyên du lịch:
TNDL có những đặc điểm gắn với sự phát triển của ngành du lịch. Có nhiều
khái niệm về TNDL.
11
Theo Pirojnik: “TNDL là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những
thành phần của chúng, tạo điều kiện phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con

người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại
và tương lai, trong khả năng kinh tế kĩ thuật cho phép, chúng được dùng đ ể trực
tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi” [35].
Theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk: “TNDL là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch
sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của
con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử
dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch” [35].
Theo khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định:
“TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, Di tích lịch sử văn hóa, công
trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm
du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [1].
Từ những khái niệm trên có thể cho ta thấy: TNDL là tổng thể tự nhiên, kinh
tế - xã hội, văn hóa được sử dụng phục vụ phát triển thể lực và tinh thần con người.
TNDL được xem là tiền đề phát triển du lịch, nơi nào TNDL càng phong phú,
đặc sắc và có mức độ tập trung cao thì càng hấp dẫn du khách và hiệu quả kinh
doanh du lịch cao.
TNDL là một phạm trù kinh tế - xã hội, khoa học kĩ thuật, chính trị nên ngày
càng phát triển. Do đó, TNDL bao gồm cả tài nguyên đã, đang khai thác và tài
nguyên chưa được khai thác.
Đặc điểm TNDL:
- Một số loại TNDL là đối tượng của nhiều ngành kinh tế - xã hội.
- TNDL có phạm trù lịch sử nên ngày càng có nhiều loại TNDL được nghiên
cứu, phát hiện, tạo mới và đưa vào khai thác, sử dụng.
- TNDL mang tính biến đổi.
- Hiệu quả và mức độ khai thác TNDL phụ thuộc vào các yếu tố: Khả năng
phát hiện, nghiên cứu đánh giá, trình độ khoa học công nghệ, tình hình kinh tế - xã
hội của địa phương, quốc gia, hệ thống pháp luật, nhu cầu du khách…
- TNDL phong phú đa dạng, có các giá trị thẩm mỹ, văn hóa lịch sử, tâm linh,
giải trí có sức hấp dẫn với du khách.

12
- TNDL bao gồm các loại tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể.
- TNDL là những loại tài nguyên có thể tái tạo.
- TNDL có tính sở hữu chung.
- Việc khai thác TNDL gắn chặt chẽ với vị trí địa lí.
- Việc khai thác TNDL thường có tính mùa vụ.
- TNDL mang tính diễn giải và cảm nhận.
* Khái niệm tiềm năng du lịch:
Trong hoạt động du lịch, có nhiều giáo trình định nghĩa về tiềm năng du lịch.
Trên khía cạnh thuật ngữ thì tiềm năng du lịch là “những TNDL chưa khai thác
hoặc chưa được khai thác hết, cần phải có thời gian và tiền bạc để đầu tư tôn tạo và
đưa vào sử dụng” [12]. Về khía cạnh có tính nghiệp vụ cụ thể: “Tiềm năng du lịch
của một nước (hoặc vùng lãnh thổ) là những điều kiện tự nhiên và di sản lịch sử
thuận lợi cho việc xây dựng những cơ sở du lịch. Ngoài ra, tiềm năng du lịch còn có
trong các công trình xây dựng lớn và đẹp, những quần thể kiến trúc hiện đại. Tiềm
năng có thể được khai thác một phần hoặc chưa được khai thác do những hạn chế
nhất định” [18].
Phân chia tiềm năng du lịch, người ta thường chia theo các loại: Tiềm năng ở
dạng tài nguyên tự nhiên, tiềm năng ở dạng lịch sử, tiềm năng ở những công trình
đương đại xuất hiện do quá trình xây dựng kinh tế và văn hóa đã và đang diễn ra…
1.1.1.3. Các loại hình du lịch
Có nhiều cách phân loại các loại hình du lịch.
- Theo nhu cầu của khách du lịch, có các loại hình du lịch: Du lịch chữa bệnh,
Du lịch nghỉ ngơi, Du lịch thể thao, Du lịch văn hóa, Du lịch công vụ, Du lịch tôn
giáo, Du lịch thăm hỏi.
- Theo phạm vi lãnh thổ: Du lịch trong nước, Du lịch quốc tế.
- Theo hình thức tổ chức: Du lịch có tổ chức, Du lịch cá nhân.
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.2.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch nhân văn
TNDL nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo, do con người sáng tạo

ra. Tuy nhiên, chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có
thể phát triển du lịch tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới.
13
Do đó TNDL nhân văn thường là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của
mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
TNDL nhân văn mang những đặc điểm chung như có mối quan hệ chặt chẽ với
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, chịu sự chi
phối của quy luật tự nhiên, quy luật phát triển văn hóa như phân vùng, lan tỏa, đan
xen hội nhập và quy luật xã hội. Vì thế, mỗi địa phương có TNDL nhân văn mang
tính bản địa đặc sắc, độc đáo riêng tạo tính hấp dẫn du khách. Du khách đi du lịch là
để trải nghiệm, tìm hiểu, hưởng thụ các giá trị văn hóa, tự nhiên. Trong quá trình
hội nhập những giá trị nhân văn nhiều khi bị mai một, mất đi nét riêng vốn có. Do
đó cần có biện pháp để khôi phục, bảo vệ tính độc đáo. Có như vậy mới có thể thu
hút du khách.
1.1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn
TNDL nhân văn là sản phẩm văn hóa được con người tạo ra trong suốt quá
trình phát triển lịch sử ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Giá trị nhân văn được lưu
truyền từ đời này sang đời khác, được nuôi dưỡng ngày càng đa dạng và phong phú.
Dựa vào đặc tính vật chất có hình thể có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được, hoặc
không có hình thể hay sự tồn tại hình thể không liên tục. Các nhà nghiên cứu phân
TNDL nhân văn thành hai loại chính là TNDL nhân văn vật thể và TNDL nhân văn
phi vật thể.
Mỗi loại tài nguyên, căn cứ vào nguồn gốc hình thành, nuôi dưỡng, đặc tính tài
nguyên, cấp bậc xếp hạng của các loại tài nguyên mà phân ra nhiều dạng.
* TNDL nhân văn vật thể
TNDL nhân văn vật thể thực chất là những Di sản văn hóa, hấp dẫn du khách
có thể bảo tồn, khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế -
xã hội và môi trường.
Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam năm 2003: “Di sản văn hóa vật thể là sản
phẩm vật chất có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học bao gồm các Di tích lịch sử văn

hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”.
TNDL nhân văn vật thể gồm:
- Di sản văn hóa thế giới:
Các di sản văn hóa là sự kết tinh cao những giá trị sáng tạo văn hóa của mỗi
quốc gia. Các quốc gia có di sản văn hóa được UNESCO công nhận là Di sản văn
14
hóa thế giới vừa là niềm tôn vinh cho quốc gia đó, đồng thời tôn vinh giá trị lịch sử
- văn hóa vô giá của Di sản văn hóa, tạo ra sức hấp dẫn cao cho du khách, đặc biệt
là khách du lịch quốc tế.
- Các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng cấp quốc gia và địa phương: chứa
đựng những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa,
kiến trúc, mỹ thuật của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hóa là tài
nguyên nhân văn quý giá được hình thành, bảo tồn, tôn tạo của nhiều thế hệ ở địa
phương và quốc gia. Đây là TNDL được nhiều du khách tham quan, nghiên cứu,
thực hiện các nghi lễ tâm linh.
- Các di tích khảo cổ:
Các di tích khảo cổ là những Di sản văn hóa lịch sử bị vùi lấp trong lòng đất
hoặc hiện diện trên mặt đất, được phát hiện khi các nhà khoa học hoặc các cá nhân
nghiên cứu, khai quật thấy. Các di tích khảo cổ hay di chỉ khảo cổ bao gồm: di chỉ
cư trú, di chỉ mộ táng, những công trình kiến trúc cổ, những đô thị cổ, những tàu
thuyền đắm.
- Các di tích lịch sử:
Mỗi địa phương, mỗi quốc gia đều có quá trình lịch sử, xây đựng và bảo vệ địa
phương riêng, được ghi dấu bằng những di tích lịch sử. Đây là những địa điểm,
những công trình kỷ niệm, những vật kỷ niệm, những cổ vật nghi dấu những sự kiện
lịch sử, những cuộc chiến đấu, những danh nhân, những anh hùng một thời kì nào
đó trong lịch sử của mỗi địa phương, của mỗi quốc gia.
Các di tích lịch sử thường bao gồm:
+ Di tích ghi dấu về dân tộc học: Những giá trị văn hóa lịch sử gắn với ăn, ở,
sinh hoạt của các tộc người.

+ Di tích ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định
cho việc xây dựng, phát triển, bảo vệ của một đất nước, một địa phương.
+ Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược.
+ Di tích ghi dấu cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân văn hóa thế giới, các vị
anh hùng dân tộc.
+ Di tích ghi dấu những kết quả lao động, sáng tạo vinh quang của quốc gia.
+ Di tích ghi dấu tội ác của thực dân, đế quốc.
15
+ Các vật kỷ niệm cổ vật, bảo vật gắn liền với tên tuổi các danh nhân, các anh
hùng dân tộc và các thời kì lịch sử, các đài tưởng niệm.
- Các di tích kiến trúc nghệ thuật:
Các di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm các công trình có kiến trúc có giá trị
cao về kĩ thuật xây dựng cũng như về mĩ thuật trang trí, hoặc tác phẩm nghệ thuật
điêu khắc, các bức bích họa,…
- Các danh lam thắng cảnh
Theo luật Di sản văn hóa Việt Nam năm 2003: “Danh lam thắng cảnh là cảnh
quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công
trình kiến trúc có giá trị thẩm mĩ, kiến trúc và khoa học”.
- Các công trình đương đại: Là những công trình kiến trúc được xây dựng
trong thời kì hiện đại, có giá trị về kiến trúc, mĩ thuật, khoa học, kỹ thuật xây dựng,
kinh tế, văn hóa, thể thao hấp dẫn du khách có thể là đối tượng tham quan nghiên
cứu, vui chơi, giải trí, chụp ảnh kỷ niệm… đối với du khách.
* TNDL nhân văn phi vật thể
TNDL nhân văn phi vật thể là Di sản văn hóa phi vật thể có giá trị hấp dẫn du
khách, có thể bảo tồn, khai thác phục vụ mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu
quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
Theo Luật Di sản văn hóa của Việt Nam năm 2003: “Di sản văn hóa phi vật
thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng
trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
lưu truyền khác bao gồm: Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa

học, ngữ văn truyền miệng, diễn xứng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết
nghề nghiệp thủ công truyền thống, tri thức về y dược cổ truyền, văn hóa ẩm thực,
về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian”.
TNDL nhân văn phi vật thể bao gồm các dạng sau:
- Di sản văn hóa thế giới truyền miệng và phi vật thể.
- Các lễ hội truyền thống.
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể của nhân dân sau thời gian
lao động vất vả. Đây là dịp để mọi người thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, những người
có công với địa phương, với đất nước, có liên quan đến những nghi lễ tôn giáo, tín
ngưỡng, ôn lại những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống hoặc hướng về một sự
16
kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế trọng đại của địa phương, của đất nước hoặc là những
hoạt động vui chơi giải trí, là dịp để tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng.
Lễ hội là tài nguyên nhân văn quý giá, là quốc hồn, quốc túy của dân tộc.
Cùng với tài nguyên nhân văn khác tạo giá trị văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc
ở mỗi vùng đất, mỗi quốc gia.
Mỗi vùng, mỗi đất nước đều có các lễ hội độc đáo, gắn liền với cuộc sống, sản
xuất của người dân. Nếu được bảo tồn, các lễ hội truyền thống có những nét đặc sắc
thu hút khách du lịch.
Các lễ hội là tài nguyên nhân văn quý giá phục vụ cho mục đích phát triển du
lịch bao gồm: Lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại có quy mô lớn còn bảo tồn
được giá trị văn hóa lịch sử truyền thống phong phú, đa dạng, đặc sắc.
Lễ hội thường bao gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội.
- Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
“Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi
hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất định. Trong đó,
bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối
liên kết chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hoá” [2].
Như vậy, khái niệm làng nghề được hiểu là những làng ở nông thôn có các
ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng thu

nhập so với nghề nông.
Làng được phân thành làng nghề truyền thống và làng nghề mới du nhập.
Trong đó, nghề thủ công truyền thống là những nghề mà bí quyết sản xuất ra
các sản phẩm mang những giá trị thẩm mỹ, tư tưởng triết học, tâm tư tình cảm, ước
vọng của con người.
Nghề thủ công truyền thống là nghề sản xuất mà các bí quyết nghề nghiệp do
những nghệ nhân dân gian sáng tạo, gìn giữ phát triển và truyền từ đời này sang đời
khác do những người cùng huyết thống hoặc ở cùng làng bản. Các sản phẩm tạo ra
chủ yếu bằng công cụ thô sơ, bằng tài nghệ tinh xảo, khéo léo của các nghệ nhân.
- Văn hóa nghệ thuật.
Văn hóa nghệ thuật là những món ăn tinh thần của nhân dân, thể hiện giá trị
thẩm mỹ, truyền thống, bản sắc văn hóa, tâm tư, tình cảm, ước vọng của con người.
17
Văn hóa nghệ thuật được các nghệ nhân dân gian cùng với nhân dân sáng tạo,
nuôi dưỡng, bảo tồn qua nhiều thế hệ. Có thể phân ra văn hóa nghệ thuật truyền
thống và văn hóa nghệ thuật hiện đại. Trong đó, văn hóa nghệ thuật truyền thống
gồm những làn điệu dân ca, điệu múa, bản nhạc, các loại nhạc cụ, vũ khúc. Đây
được xem là hồn của dân tộc, bản sắc truyền thống văn hóa, niềm tự hào của mỗi
quốc gia. Văn hóa nghệ thuật truyền thống được tạo ra trong quá khứ lịch sử, được
các nghệ nhân dân gian chắt lọc, bổ sung, bảo tồn, truyền lại cho đời sau. Vì vậy,
qua nhiều thế hệ đã đạt trình độ cao, hoàn hảo về nghệ thuật diễn xướng, ca từ, âm
nhạc và nhạc cụ. Do đó, khi được khai thác vào hoạt động du lịch, du khách có điều
kiện nghiên cứu, thưởng thức các giá trị nghệ thuật đặc sắc, giúp nâng cao hiểu biết.
Du khách có thể sẽ tận hưởng cảm giác thư thái, vui tươi, đắm hồn vào những âm
thanh sâu lắng, cách hóa trang rực rỡ, phong cách biểu diễn điêu luyện, để lại nhiều
ấn tượng trong lòng du khách.
- Văn hóa ẩm thực.
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu với con người. Nhưng khi nói
đến văn hóa ẩm thực thì không chỉ nói đến ăn no, ăn đủ dinh dưỡng mà còn nói tới
nghệ thuật chế biến món ăn, không gian, thời gian thưởng thức, cách ăn, quan niệm

triết học và nhu cầu ăn uống tạo nét đẹp riêng và được nâng lên thành nghệ thuật.
Mỗi địa phương, vùng, miền, quốc gia đều có điều kiện tự nhiên, đặc điểm
kinh tế - xã hội riêng, văn hóa riêng nên cũng có nhiều món ăn, đồ uống, đặc sản
riêng. Nghệ thuật ẩm thực là giá trị văn hóa của mỗi quốc gia được sáng tạo, bảo
tồn, bồi đắp qua nhiều thời đại, tạo dấu ấn riêng cho du khách.
- Văn hóa ứng xử, phong tục tập quán.
Văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán sinh hoạt, sản xuất khác lạ, tốt đẹp ở các
địa phương, các quốc gia trở thành TNDL nhân văn quý giá, góp phần tạo sự đa
dạng, độc đáo cho sản phẩm du lịch, hấp dẫn du khách.
+ Văn hóa ứng xử, truyền thống văn hóa tốt đẹp, lối ứng xử thân thiện, văn
minh lịch sự giữa người với người, giữa người với thiên nhiên tạo ra môi trường du
lịch hấp dẫn.
+ Những tập quán như ăn, ở, ma chay, cưới hỏi, sản xuất của người dân địa
phương là những giá trị văn hóa mà nhiều du khách muốn tìm hiểu, trải nghiệm.
Đặc biệt trong tình hình phát triển của cuộc sống hiện đại thì những cái đó dần mất
đi nên trở thành sản phẩm du lịch mới lạ đối với nhiều du khách.
18
- Thơ ca và văn học
Các tác phẩm thơ ca, văn học là quốc hồn, quốc túy của mỗi quốc gia. Thơ ca,
văn học là nghệ thuật sử dụng ngôn từ để phản ánh cái đẹp, tình yêu của con người
với thiên nhiên, quê hương đất nước… Những câu chuyện, những áng văn thơ cũng
tạo sự hấp dẫn riêng cho du khách.
- Văn hóa gắn với các tộc người
TNDL gắn với văn hóa các tộc người bao gồm những điều kiện sinh sống, sản
xuất, phương thức sản xuất, kiến trúc, trang trí nhà ở, nghề thủ công truyền thống,
văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, lễ hội, các phong tục, tập quán với những sắc
thái riêng của các tộc người trên những địa bàn sinh sống của họ.
- Các hoạt động văn hóa thể thao, kinh tế - xã hội có tính sự kiện, các phát
minh, các sáng kiến khoa học.
Các đối tượng trên nếu được đưa vào hoạt động du lịch cũng thu hút khách du

lịch với mục đích tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, giải trí. Đó là các trung tâm của
viện khoa học, các trường Đại học, thư viện, các thành phố triễn lãm nghệ thuật, các
trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi
đấu thể thao trong và ngoài nước, các cuộc thi hoa hậu,…
1.1.2.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn
- TNDL nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của thời gian, thiên
nhiên, con người. Vì vậy dễ bị phá hủy, suy thoái, không có khả năng tự phục hồi
ngay cả khi không có sự tác động của con người. Các di tích lịch sử văn hóa bị lãng
quên, bỏ hoang sẽ nhanh chóng xuống cấp, các giá trị văn hóa phi vật thể tạo ra qua
bao đời như các làn điệu dân ca, các vũ khúc, các lễ hội, các làng nghề truyền
thống, phong tục… khi không được bảo tồn, phát huy sẽ ngày càng mai một rồi
biến mất, để phục hồi lại cần nhiều thời gian và kinh phí. Do đó khi khai thác
TNDL nhân văn cho hoạt động du lịch cần quan tâm đến bảo tồn, tôn tạo thường
xuyên.
- TNDL nhân văn do con người tạo ra nên có tính phổ biến. Ở đâu có con
người ở đó có tài nguyên nhân văn. Vì vậy, các địa phương đều có tài nguyên nhân
văn, trong đó có nhiều vùng có nhiều loại TNDL có sức cuốn hút du khách.
- TNDL nhân văn ở mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi quốc gia đều mang những
giá trị đặc sắc riêng. Tính đặc thù riêng biệt này là do mỗi nơi có điều kiện tự nhiên,
19
điều kiện kinh tế - xã hội có sự phân hóa, từ đó tạo nên các giá trị nhân văn gắn với
tự nhiên, gắn với điều kiện kinh tế - xã hội sản sinh văn hóa bản địa đặc thù có sức
hấp dẫn du khách.
- Du lịch nhân văn thường được phân bố gần các khu dân cư, tập trung nhiều ở
nơi khu vực đông dân cư. Đặc điểm này là do nó được con người sáng tạo ra trong
quá trình sinh sống và phát triển xã hội.
1.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn đối với phát triển du lịch
1.1.3.1. Vài trò, ý nghĩa của tài nguyên du lịch nhân văn
- Ý nghĩa:
+ TNDL nhân văn là nguồn lực quan trọng để tạo ra sản phẩm du lịch. Quy

mô, khả năng phát triển du lịch một địa phương phụ thuộc nhiều vào số lượng, chất
lượng và sự kết hợp các loại tài nguyên. TNDL nhân văn đã có sẵn do các thế hệ
trước để lại trong quá trình phát triển lịch sử ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia, cũng
có những tài nguyên được phát triển tạo dựng trong quá trình phát triển kinh tế và
du lịch để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách.
+ TNDL nhân văn là nguồn lực hàng đầu để phát triển du lịch, để xác định loại
hình du lịch phù hợp cũng như kết hợp khai thác các TNDL một cách hiệu quả.
- Vai trò:
+ TNDL nhân văn là yếu tố cơ bản tạo thành sản phẩm du lịch nhân văn.
TNDL có mối quan hệ chặt chẽ với các phân hệ khác và môi trường kinh tế – xã
hội. Do đó TNDL là nhân tố hàng đầu tạo sản phẩm du lịch. Cùng với TNDL tự
nhiên, du lịch nhân văn góp phần tạo tính đa dạng, độc đáo sản phẩm du lịch và đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao đối với khách du lịch.
+ TNDL nhân văn là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch nhân văn, căn cứ
tài nguyên ở mỗi địa phương để khai thác hợp lí.
1.1.3.2. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
Khảo sát đánh giá một số tài nguyên du lịch nhân văn tiêu biểu:
* Di tích lịch sử văn hóa
- Vị trí, tên gọi, diện tích, cảnh quan:
+ Xác định vị trí, diện tích lãnh thổ, tên gọi, di tích.
+ Giá trị về phong cảnh.
20
+ Khoảng cách giữa vị trí của di tích văn hóa với thị trường cung cấp khách
cũng như chủng loại và chất lượng đường giao thông, các loại phương tiện giao
thông có thể hoạt động.
+ Khoảng cách tới di tích văn hóa và tự nhiên khác.
- Lịch sử hình thành và phát triển gồm: Thời gian, đặc điểm của thời kì khởi
dựng và những lần trùng tu lớn.
- Quy mô, kiểu cách, các giá trị kiến trúc, mỹ thuật, niên đại kiến trúc, mỹ thuật.
- Giá trị cổ vật (số lượng, chất lượng), vật kỉ niệm và bảo vật quốc gia.

- Nhân vật được tôn thờ, những người có công xây dựng, trùng tu.
- Những tài nguyên nhân văn phi vật thể gắn liền với di tích, các giá trị văn
học, phong tục, tập quán, lễ hội.
- Thực trạng tổ chức quản lí, bảo vệ tôn tạo, khai thác di tích.
- Thực trạng chất lượng môi trường ở khu vực di tích.
- Đánh giá chung về những giá trị đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai
thác cho mục đích du lịch.
* Các lễ hội:
- Tiến hành điều tra về số lượng, thời gian diễn ra lễ hội, giá trị và quy mô, sức
hấp dẫn du khách của các lễ hội, môi trường nơi diễn ra lễ hội ở từng điểm du lịch
và các địa phương.
- Kiểm kê, đánh giá những lễ hội tiêu biểu:
+ Không gian diễn ra lễ hội.
+ Lịch sử phát triển của lễ hội, các nhân vật được tôn thờ, các sự kiện văn hóa,
lịch sử gắn liền với lễ hội.
+ Thời gian diễn ra lễ hội.
+ Quy mô của lễ hội: Quốc gia, địa phương.
+ Những giá trị văn hóa và phong tục, tập quán diễn ra ở phần lễ và phần hội,
các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức.
+ Giá trị với hoạt động du lịch.
- Thực trạng của việc tổ chức và khai thác lễ hội phục vụ nâng cao đời sống
tinh thần của nhân dân, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, phát triển du lịch
(đánh giá cả nội dung, hình thức, môi trường diễn ra lễ hội).
* Nghề và làng nghề truyền thống
21
- Điều tra, đánh giá về số lượng, thực trạng của nghề và làng nghề thủ công,
phân bố, đặc điểm chung của nghề và làng nghề truyền thống có giá trị du lịch trong
cả nước, ở địa phương nơi tiến hành quy hoạch.
- Điều tra, đánh giá mỗi làng nghề gồm các bước và nội dung: vị trí địa lí cảnh
quan, lịch sử phát triển, các nhân vật được tôn vinh, quy mô của làng nghề, các yếu

tố tự nhiên và kinh tế - xã hội nuôi dưỡng làng nghề, nghệ thuật sản xuất, lựa chọn
nguyên liệu, cơ cấu chủng loại số lượng, chất lượng, giá trị thẩm mỹ, giá trị sử
dụng, môi trường làng nghề, việc tiêu thụ sản phẩm, đời sống dân cư từ sản xuất, tỉ
trọng thu nhập từ các nghề thủ công truyền thống so với các hoạt động kinh tế khác
của làng nghề, những giá trị văn hóa gắn với làng nghề.
- Các cơ chế, chính sách đầu tư cho phát triển làng nghề, nghề, du lịch làng
nghề và chính sách ưu đãi các nghệ nhân.
- Thực trạng đầu tư bảo vệ, khôi phục làng nghề, khai thác, phát huy giá trị văn
hóa của làng nghề đối với đời sống kinh tế - xã hội và hoạt động du lịch.
Cách đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
- Việc đánh giá TNDL nhân văn phải được tiến hành kiểm kê đánh giá về số
lượng, chất lượng của từng thành tố di tích và cấp bậc xếp loại, phương pháp đánh
giá cho từng di tích, các dạng TNDL nhân văn phi vật thể là cơ sở cho việc thực
hiện đánh giá tổng thể tài nguyên phát triển du lịch của vùng, của địa phương [35].
- Đánh giá TNDL nhân văn nói chung phải được tiến hành theo các kiểu: đánh
giá bằng cảm quan trên cơ sở kết quả điều tra về số lượng cũng như chất lượng tài
nguyên và đánh giá thông qua điều tra về sức hấp dẫn với du khách.
- Riêng đối với TNDL nhân văn vật thể đánh giá theo phương pháp xây dựng
thang điểm, bậc điểm để đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch và thực
trạng bảo vệ, phát huy giá trị từng di tích.
Đánh giá tổng hợp các TNDL nhân văn:
- Cùng với đánh giá chi tiết các loại TNDL nhân văn cần đánh giá tổng hợp về
TNDL nhân văn đối với phát triển du lịch của địa phương, của vùng.
- Sau khi điều tra, đánh giá một số loại tài nguyên tiêu biểu, tổng hợp các tài
nguyên, cần có nhận xét đánh giá chung về tiềm năng, thực trạng khai thác chung
của tài nguyên có khả năng khai thác vào hoạt động du lịch, cần được quan tâm đầu
tư tôn tạo, khai thác, bảo vệ. Việc đánh giá TNDL cũng cần xác định rõ hạn chế về
22
số lượng, chất lượng các loại tài nguyên cho mục đích du lịch, chỉ rõ những tác
động tích cực, tiêu cực đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tiễn hoạt động du lịch nhân văn khu vực đầm phá trên thế giới
* Thực tiễn hoạt động du lịch ở đầm phá San Antoni - ven bờ Texas Hoa Kì
Đầm phá San Antoni có các công viên nước, hồ bơi, khu nghỉ mát tuyệt đẹp.
Du khách khám phá hàng chục điểm du lịch thú vị tùy vào lựa chọn của mỗi du
khách. Bên cạch đó du khách còn được thu hút bởi những tour khám phá các nền
văn hóa đa dạng của bang Texas thông qua các điệu nhảy sôi động, âm nhạc, hàng
thủ công, thưởng thức ẩm thực địa phương, du khách tham gia hành trình bữa ăn tối
của cộng đồng và tận hưởng cảnh quan tuyệt đẹp trên đầm phá, trên sông thông qua
các chương trình quảng bá hấp dẫn, thực hiện giảm giá vé… Những hoạt động du
lịch văn hóa này do ông OT Baker xây dựng với các kế hoạch để tái tạo sự kiện ở
San Antonio. The Texas Folklife Festival tổ chức ngày 10-12 tháng 06 bắt đầu từ
năm 1972. Các Tour du lịch ở đầm phá San Antoni vừa khai thác hiệu quả cảnh
quan thiên nhiên thơ mộng vừa khai thác tốt các giá trị nhân văn bản địa, tạo cho du
khách nhiều ấn tượng.
* Thực tiễn hoạt động du lịch ở đầm phá Abu Dhabi
Đầm phá Abu Dhabi nằm về phía đông bắc của vịnh Ba Tư trong bán đảo Ả
Rập. Đây là thủ đô của vương quốc AbuDhabi, là thành phố lớn nhất của các tiểu
vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Sự hấp dẫn ở đây bên cạnh phong cảnh tự nhiên đẹp của đầm phá, còn có các
công trình kiến trúc với những tòa nhà chọc trời, khu mua sắm lẫy lừng, khách sạn
quốc tế sang trọng, những sự kiện văn hóa, biểu diễn nghệ thuật như múa bụng và
âm nhạc truyền thống Ả Rập. Hoạt động du lịch đầm phá đã khai thác được những
thế mạnh trên, trong đó văn hóa lịch sử truyền thống là một phần quan trọng làm
nên sự hấp dẫn cho du khách khi đến AbuDhabi. Đặc biệt, Abu Dhabi nổi tiếng với
những nhà thờ hồi giáo, uy nghi, lộng lẫy.
Với tiềm lực tài chính hùng hậu từ dầu mỏ đã biến vùng đầm phá gồm những
hòn đảo và sa mạc cát thành khu vui chơi, giải trí hấp dẫn du khách. Trong đó,
Saodiyat được xem là trung tâm văn hóa, là điểm thu hút du khách chính ở Abu
Dhabi. Với bảo tàng Guggenhem là địa điểm hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến đây.

23
Đảo Yas nổi tiếng là công viên Ferrari World với khu vui chơi giải trí rộng lớn và
du khách có thể thử tài với những chiếc xe Ferrari hấp dẫn, ngoài ra còn có các trung
tâm mua sắm náo nhiệt. Hiện nay Abu Dhabi còn xây dựng các đảo nhân tạo lớn.
* Thực tiễn hoạt động du lịch đầm phá Songkhala của Thái Lan
Đầm phá Song Khala có diện tích 1040 km
2
thuộc tỉnh Songkhala, nằm trên
bán đảo Mã Lai. Hiện nay, đầm phá Songkhala là một điểm đến hấp dẫn thu hút
nhiều du khách bởi du lịch văn hóa giàu bản sắc. Đây được xem là cái nôi văn hóa
và cuộc sống dân địa phương lâu đời mang nhiều nét riêng, đặc sắc được dựng và
tái hiện lại sinh động. Các cộng đồng xung quanh đã hình thành mạng lưới để bảo
tồn, khôi phục di sản văn hóa, bảo vệ tự nhiên và môi trường. Hoạt động du lịch
nhân văn ở đầm phá Songkhala với các điểm du lịch chính:
- Cầu Timnalamou: Đây là cây cầu dài nhất của Thái Lan, nối liền thành phố
Songkhala, Ko Yo và Amphoe Singha NaKhon.
- Viện Thaksin Khadi Suksa: bao gồm bảo tàng văn hóa dân gian, thư viện và
lưu trữ của miền nam Thái Lan. Nó cung cấp nhiều kiến thức để nhìn nhận quan
điểm tốt đẹp của Ko Yo và Songkhala.
- Chùa Khao kuti: Hàng năm người dân địa phương mang vải để treo lên chùa
vào các ngày trăng tròn. Từ ngôi đền nhìn xuống toàn cảnh cầu Timmnalamou.
- Ratchawat Ko Yo Vải Nhóm phát triển: Tổ chức vào năm 1995, được tăng
kinh phí cho sản xuất vải dệt thoi, tiếp thị và bảo quản dệt kỹ năng địa phương,
truyền thống mô hình.
- Suan Somrom - Local Vườn cây ăn quả: Một khu vườn trong đó sản xuất trái
cây, như sầu riêng, chôm chôm, nhãn… Người dân địa phương sản xuất santol với
mật ong vào tháng bảy và tháng tám.
- Old Nha: Những ngôi nhà trên Ko Yo được phân biệt bằng mái nhà và sàn
gạch, gạch được sản xuất tại địa phương.
- Chùa Thái Yo: Ngôi đền đầu tiên trên Ko Yo được xây dựng năm 1768. Sự

thú vị: Truyền thống Kuti hoặc nơi ở của các tu sĩ, tuổi từ hơn 200 năm, có mái che
phủ bằng gạch men sản xuất trong nước.
Hoạt động du lịch đầm phá Songkhala mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao là
do Thái Lan quan tâm khai thác hợp lí các giá trị văn hóa đầm phá kết hợp các bãi
biển đẹp, hoạt động giải trí phong phú, các dịch vụ chuyên nghiệp… Đối với họ,
24
trong các loại hình du lịch, du lịch văn hóa được dự đoán là thị trường du lịch trọng
điểm trong tương lai gần. Mặc dù di sản văn hóa, nghệ thuật đã từ lâu đóng góp vào
sự hấp dẫn của điểm đến nhưng gần đây mới được phát hiện như là công cụ chính
để tiếp thị thu hút, tìm kiếm du khách, đồng thời làm phong phú thêm kinh nghiệm
hiểu biết của du khách.
* Thực tiễn hoạt động du lịch khu vực đầm phá một số nơi khác trên thế giới
- Ở Singapo, một đất nước nhỏ nhưng hàng năm thu hút khoảng 5 triệu khách
quốc tế. Ở đây, có điểm du lịch Dolphin lagoon ở Sentosa nổi tiếng với các đầm phá
cá heo nằm trong công viên thế giới dưới nước tại đảo Sentosa. Với những màn
trình diễn cá voi đẹp mắt, huấn luyện cá heo… đã thu hút đông đảo du khách.
- Hoạt động du lịch ở phá Lobos của Argentina có các môn thể thao chèo
thuyền, trượt nước, đua xe đạp, các dịch vụ cho thuê như cắm trại, sân bóng đá,
bóng chuyền, thuyền… Tổ chức căn cứ lâu đời nhất trong đầm phá là hồ nuôi cá
nhằm bảo tồn các loài cá bản địa của khu vực.
- Fiji nằm ở nam Thái Bình Dương có đầm phá Ouhiggre nổi tiếng. Du lịch
đầm phá Ouhiggre nổi tiếng bởi nhiều món ăn ngon đại diện cho các nền văn hóa
khác nhau của Fiji và Thái Bình Dương, các hoạt động vào ban đêm của ban nhạc
nổi tiếng Marching Fiji. Những hoạt động du lịch nơi đây có sự tham gia các cộng
đồng địa phương thể hiện lòng hiếu khách, cởi mở, thân thiện. Với khẩu hiệu:
‘‘Trong Fiji, du lịch là kinh doanh của mọi người”.
Qua tìm hiểu hoạt động thực tiễn của du lịch nói chung và du lịch nhân văn nói
riêng một số khu vực đầm phá trên thế giới ta thấy, bên cạnh những sự thú vị về mặt
tự nhiên của khu vực đầm phá, những cách thức tổ chức khai thác các giá trị nhân
văn của địa phương tạo tính đa dạng và độc đáo riêng cho sản phẩm du lịch. Nhờ đó

có sức thu hút du khách, để lại cho du khách nhiều ấn tượng tốt đẹp về nơi đến cũng
như tìm hiểu khám phá, trải nghiệm cuộc sống giàu bản sắc văn hóa.
1.2.2. Thực tiễn hoạt động du lịch khu vực đầm phá ở Việt Nam
Việt Nam có đường bờ biển dài với nhiều đầm phá ven biển. Ngoài hệ thống
đầm phá lớn nhất nước là TGCH còn có đầm Lăng Cô, Vũng lập An (An Cư) là tên
gọi khác của một lagoon ven bờ điển hình; đầm Nước Ngọt, Thị Nại, Trà Ổ… (Bình
Định), Phu Nha (Khánh Hòa) là vịnh bờ đá; đầm An Khê (Quãng Ngãi)… Với
nhiều đầm phá đó cùng những lợi thế tự nhiên và văn hóa bản địa nhiều khu vực
25

×