Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá trình sản phẩm tại Công ty Cổ Phần phượng Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.46 KB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error: Reference source not found
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
i
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
OTK, KCS : Kiểm soát chất lượng
NVL : Nguyên vật liệu
CP NVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CP SXC : Chi phí sản xuất chung
TK : Tài khoản
TSCĐ : Tài sản cố đinh
PX : Phân xưởng
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BTH : Bảng tổng hợp
BPB : Bảng phân bổ
BTL : Bảng tính lương
PNK : Phiếu nhập kho
PXK : Phiếu xuất kho
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
ii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất có thể khái quát như sau: Error:
Reference source not found


Sơ đồ 2-1: Phần mềm kế toán Error: Reference source not found

LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản
xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự
vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất.Quá trình sản xuất
tạo ra sản phẩm hàng hóa phải dựa vào rất nhiều yếu tố. đặc biệt là 3 yếu tố : sức
lao động, tư liệu lao động. đối tượng lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng
hóa cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản than các yếu tố trên .Như vậy để
tiến hành sản xuất hàng hóa, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về
tư liệu lao động và đối tượng lao động. Sự hình thành nên các chi phí sản xuất để
tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của người sản xuất .
Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản , khác nhau cả về
nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí… trong quá trình . nhưng đối với chi
phí trong giá thành đươc chia thành : chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung.
Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong sản
xuất kinh doanh, do đó mà việc qủan lý và hạch toán các khoản chi phí này luôn
được các doanh nghiệp quan tâm, việc xác định đúng, đủ và nơi phát sinh chi phí
để tính vào gía thành sản phẩm giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp
thông tin để các nhà quản lý đề ra các biện pháp làm giảm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm,.
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
iii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần Phượng Linh, nắm bắt được quy
trình sản xuất của công ty .Em muốn nắm bắt được rõ hớn về chi phí tính giá thành
cho sản phẩm . muốn biết được tình hình sản xuất của công ty mà ban giám đốc dựa
vào chi phí để đưa ra các quyết định kế hoạch tiếp theo.hiểu rõ hơn trên thực tế của

công ty chi phí để tạo ra một sản phẩm như thế.Vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu về
chi phí
Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu kế toán về chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Phượng Linh, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận
tình của cô giáo Phạm Thị Bích Chi cùng các cô, các anh, các chị ở phòng kế toán
em đã lựa chọn đề tài : "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá trình sản phẩm tại
Công ty Cổ Phần phượng Linh" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề
ngoài phần mở đầu và kết luận được chi thành 3 chương:
CHƯƠNG 1 :ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỢNG LINH.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỢNG LINH
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỢNG LINH
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
iv
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Đặng Thị Loan. 2012. Giáo trình kế toán tài chính trong các
daonh ngiệp. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
2. PGS.TS. Nguyễn Minh Phương. 2005. Giáo trình kế toán quản trị. Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Đông. 2007. Lý thuyết hạch toán kế toán. Nhà xuất
bản Tài chính.
4. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. 2002. Đại học Kinh tế quốc dân.
5. Quyết định 15/2006/TT – BTC
6. Các tài liệu sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty cổ phần Phượng Linh
tháng 2 năm 2013
7. Chế độ kế toán doanh nghiệp. NXB Thống kê. Bộ Tài chính
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1

v
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỢNG LINH
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty
1.1.1. Danh mục sản phẩm
May mặc là ngành sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm rất đa dạng luôn thay đổi
theo thị hiếu tuỳ theo độ tuổi, từng vùng, từng mùa và từng thời điểm. Yêu cầu về tính
thẩm mỹ của sản phẩm rất cao, kiểu dáng mẫu mốt phải phù hợp với từng lứa tuổi nghề
nghiệp thời tiết khí hậu và sở thích của từng người.
Hiện nay cũng như hầu hết các doanh nghiệp may trong nước công ty chủ
yếu sản xuất theo phương thức gia công, theo đơn đặt hàng của khách hàng. Công
ty đã sản xuất rất nhiều sản phẩm khác nhau từ sản phẩm đơn giản như: quần lửng,
áo phông, áo sơ mi… đến sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp như: áo jacket, bộ
thể thao, veston…Mỗi chủng loại sản phẩm tuỳ theo từng vùng, từng mùa lại có yêu
cầu hết sức khác nhau về kiểu dáng, cách pha màu, thông số kỹ thuật, chất liệu
vải…
Danh mục sản phẩm của công ty đa dạng có thể liệt kê một số trong bảng
dưới đây:
Bảng 1-1. Danh mục sản phẩm
STT Tên sản phẩm Ký hiệu Đơn vị tính
1 Áo nỉ dài tay 1 lớp AMI 01029526 Chiếc
2
Áo T –shirt nữ
05F3-TNB234NCF Chiếc
3
Áo polo shirt nam ngắn tay 05F-RG234NCF Chiếc
4 Áo nỉ 1 lớp AMI 04029526 Chiếc
5 Jacket 2 lớp ASD 11945 SFR Chiếc

6 Áo 2 lớp ASD 13482/4 Chiếc
7 Quần dài 2 lớp ASD 14714 Chiếc
8 Quần short ASD 14716 Chiếc
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
9
Quần jeans nữ
05F3-TNB234NCF Chiếc
10 Quần jeans nam 05F-BG234FNC Chiếc
11 Jacket 3 lớp lông vũ BK 406U Chiếc
12 Jacket lông vũ BK C1 Chiếc
13 Quần 2 lớp BK EWP 301U Chiếc
14 Phông kẻ CTF 0320C - 10 Chiếc
15 Jacket lông vũ DOJIN 442501 Chiếc
16 Áo lông vũ mặt ngoài DOJIN 442503 Chiếc
17 Jacket 2 lớp DOJIN 500 Chiếc
18 Phông kẻ HS 094082101 JE01 0325 Chiếc
19 Phông dài tay HS 094096201 JE20 - 0321 Chiếc
20 Phông cộc HS 1546 Chiếc
21 Quần 1 lớp HSTS 1636 Chiếc
22 Áo nỉ trong KIDO JW90883 Chiếc
23 Áo nỉ KIDO JW90883 Chiếc
24 Váy gilê NEM 1808 Chiếc
25 Váy 2 lớp NEM 2024 Chiếc
26 Áo công sở nữ NEM 2340 Chiếc
27 Áo công sở NEM 2344 Chiếc
28 Váy cộc tay NEM 2020 Chiếc
29 Quần 1 lớp NEM 5002 Chiếc
30 Áo sơ mi dài tay nữ NEM 7225 Chiếc

31 Jacket 3 lớp PROSPORT ONEILL
955029
Chiếc
32 Jacket 2 lớp PROSPORT ONEILL
955034
Chiếc
33 Sơ mi nữ S & J 0238365 Chiếc
34
Áo trẻ em 09-QLUADE 722 CFT Chiếc
35 Quần trẻ em 10-AVE743OCTT Chiếc
Nguồn: phòng kế hoạch
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng
Các sản phẩm do công ty sản xuất đều phải đạt được tiêu chuẩn do khách
hàng yêu cầu đồng thời thời đáp ứng được các quy chuẩn trong công ty theo hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, SA 8000 phù hợp tiêu chuẩn QUACERT.
1.1.3. Tính chất của sản phẩm
Sản phẩm may là sản phẩm mà thực thể của nó chủ yếu là NVL chính: vải
các loại, bông, xốp… còn phụ liệu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Quy trình sản xuất
của công ty theo công nghệ giản đơn .
Sản phẩm sản xuất là các sản phẩm may mặc một phần theo yêu cầu mẫu
mã của bạn hàng còn đa số là công ty thiết kế mẫu mã với nhiều kiểu dáng mới
phong phú đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng nên phải trải qua rất
nhiều công đoạn, có nhiều sản phẩm dở dang. Yêu cầu về tính thời trang, mẫu mốt
và hình thức của sản phẩm tương đối cao. Mỗi chủng loại sản phẩm tùy theo từng
vùng, từng mùa lại có yêu cầu hết sức khác nhau về kiểu dáng, cách pha màu, thông
số kỹ thuật, chất liệu vải… Do đó trong công tác tổ chức thực hiện sản xuất trước
hết phải quan tâm tới những đặc tính riêng có của sản phẩm may để từ đó lên kế

hoạch thích hợp cho việc sản xuất sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn mà khách hàng đặt
ra.
1.1.4. Loại hình sản xuất
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh thực tế, công ty sản xuất chủ yếu là
sản xuất theo đơn đặt hàng đã ký kết và sản xuất theo hình thức hàng loạt có nghĩa
là công ty tự tìm nguồn nguyên vật liệu trong và ngoài nước đồng thời tự tìm thị
trường để tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên hình thức sản xuất theo đơn đặt hàng vẫn là
loại hình sản xuất chính của công ty và chiếm tới 60% doanh số. Do đặc điểm của
công ty là gia công các mặt hàng may mặc theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất
thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ,
sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục
theo một trình tự nhất định từ cắt → may → là → đóng → gói → đóng thùng →
nhập kho.
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
1.1.5. Thời gian sản xuất
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng nên thời gian sản
xuất phụ thuộc vào tính chất của từng đơn hàng, tuy nhiên sản phẩm sản xuất ở đây
là các mặt hàng may mặc nên thời gian sản xuất thường ngắn.
1.1.6. Đặc điểm sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn
đang nằm trong quá trình sản xuất. Là một công ty chuyên sản xuất hàng may mặc
do đó thành phẩm cuối cùng được tạo ra cần thông qua rất nhiều công đoạn. Vì vậy,
khối lượng sản phẩm dở dang tương đối nhiều và phát sinh ở hầu khắp các công
đoạn. Tuy nhiên, do đặc tính riêng của sản phẩm may, kết thúc giai đoạn may thì
coi như hoàn thành, ở những giai đoạn cuối thời gian gia công ngắn, khối lượng sản
phẩm dở dang ít. Hơn nữa công ty có kế hoạch sản xuất chặt chẽ nên hầu hết trong
một kỳ tính giá thành nếu mã hàng nào đã có sản phẩm hoàn thành thì các sản phẩm
dở dang còn lại cũng đạt mức độ gần như hoàn chỉnh, những mã hàng khác có thể

tồn tại toàn bộ dưới dạng sản phẩm dở dang ở một khâu công đoạn nhất định. Quá
trình sản xuất sản phẩm bắt đầu từ khi vải được đưa đến các tổ cắt được đánh dấu
và cắt thành bán thành phẩm sau đó chuyển cho tổ may. Tại đây các tổ may lại được
chia thành nhiều công đoạn : may cổ, may tay, ghép thân…Bước cuối cùng của dây
chuyền may là hoàn thành sản phẩm , các sản phẩm may xong thì sử dụng NVL phụ
là: cúc, khoá,chỉ. Sau khi hoàn thành sản phẩm được đưa xuống bộ phận OTK và
đóng gói. Trong mỗi bước công đoạn trên sản phẩm còn nằm trên chuyền thì còn
được gọi là sản phẩm dở dang
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần Phượng Linh
1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Công ty có 2 loại hình tổ chức sản xuất sau
Thứ nhất, nhận may gia công xuất khẩu: đây là nhiệm vụ chủ yếu của công
ty chiếm hơn 60% hoạt động sản xuất. Quy trình sản xuất của công ty bắt đầu từ
khâu nhận mẫu mã nguyên phụ liệu từ phía khách hàng nước ngoài đến giao thành
phẩm tại cửa khẩu xuất hàng. Vì vậy phải tuỳ thuộc vào từng đơn hàng, từng vùng,
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
từng nước, từng mùa, từng khách hàng để thiết kế quy trình sản xuất thích hợp, kết
hợp chặt chẽ hợp lý các yếu tố sản xuất cho phù hợp với từng mã hàng.
Quy trình sản xuất được thực hiện tuần tự theo các bước công đoạn sau
Sau khi ký kết các hợp đồng ,khách hàng nước ngoài cung cấp các tài liệu kỹ
thuật (bao gồm sản phẩm mẫu, mẫu giấy, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm,). Công ty
tiến hành chế thử sản phẩm mẫu, sản phẩm này sau đó được chuyển tới khách hàng
để đánh giá chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Nếu mẫu được khách
hàng chấp nhận, đơn hàng sẽ được khách hàng đồng ý cho sản xuất hàng loạt.
Các nguyên phụ liệu nhận về được kiểm tra xác nhận số lượng, chất lượng,
để đảm bảo sản xuất đủ theo tài liệu kỹ thuật, số lượng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Tiếp đó căn cứ vào số liệu báo cáo của bộ phận kiểm tra, phòng kỹ thuật xây
dựng quy trình công nghệ định mức vật tư, giác sơ đồ trên mẫu giấy. Nguyên liệu

chuyển cho cho phân xưởng cắt để pha cắt thành bán thành phẩm, bán thành phẩm
được kiểm tra chi tiết đánh số thứ tự ( tránh sai màu) và chuyển cho phân xưởng
may, nếu loại quần áo nào có yêu cầu thêu in thì phần chi tiết cần thêu, in sẽ được
chuyển tới phân xưởng thêu hoặc thuê gia công ngoài trước khi tới công đoạn may,
vải đầu tấm sẽ được tận dụng để pha cắt sản phẩm bán trong nội địa.
Tiếp đó căn cứ vào quy trình sản xuất của phòng kỹ thuật, phân xưởng may
thực hiện lắp ráp các chi tiết sản phẩm từ công đoạn may đến khâu công đoạn hoàn
chỉnh cả làm khuy, đính cúc, nhặt chỉ, vệ sinh sản phẩm, với những mẫu hàng có
yêu cầu giặt là được đem đi giặt là trước khi hoàn thiện.Toàn bộ các khâu công
đoạn đều được cán bộ OTK kiểm tra chất lượng, nếu đảm bảo đủ chất lượng xuất
khẩu, sản phẩm được chuyển tiếp cho các công đoạn sau, sản phẩm hoàn chỉnh sẽ
được kiểm tra lần cuối cùng nếu đạt yêu cầu (không có lỗi nào) sẽ được bao gói để
tại xưởng chờ xuất khẩu, hoặc nhập kho.
Thứ hai, sản xuất hàng bán nội địa: hình thức này chiếm 40% hoạt động sản
xuất cuả công ty. Công ty sản xuất các mặt hàng quần áo theo đơn đặt hàng của
khách hàng trong nước .Quy trình sản xuất cũng giống như hình thức thứ nhất
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
.Nguyên liệu là do công ty tự mua vào dựa trên thoả thuận của cả hai bên ( công ty
và khách hàng).
Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Sơ đồ 1-1
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất có thể khái quát như sau:
Nguồn: Phòng kỹ thuật
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh
Tại công ty Cổ Phần Phượng Linh sản phẩm sản xuất được thực hiện trên
quy trình công nghệ đơn giản, kiểu chế biến liên tục, qua nhiều giai đoạn công nghệ
sản xuất, và được tổ chức khép kín trong từng phân xưởng sản xuất. Tổ chức sản
xuất của công ty theo trình tự

Công ty → phân xưởng → tổ sản xuất → nơi làm việc.
Công ty có 3 phân xưởng may đều được tổ chức sản xuất như nhau, bao gồm
bộ phận cắt, bộ phận may và bộ phận hoàn thiện. Qua mỗi khâu công đoạn đều có
nhân viên phòng OTK và chuyền trưởng tổ trưởng đảm nhiệm việc kiểm tra chất
lượng sản phẩm. Các bộ phận được tổ chức theo hình thức công nghệ với phương
pháp tổ chức sản xuất là phương pháp dây chuyền liên tục từ khi chế thử sản phẩm
mẫu → lập trình mẫu mã kích thước → pha cắt bán thành phẩm → may lắp ráp
hoàn chỉnh cả khuy cúc → là → đóng gói hoàn chỉnh sản phẩm
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
Phân xưởng thêu được tổ chức tách biệt 2 phân xưởng may với 10 công nhân
thêu và 1 máy thêu công nghiệp. Phân xưởng nhận các chi tiết cần thêu hoàn thành và
chuyển lại cho phân xưởng may. Tuy nhiên nếu khách hàng có yêu cầu gia công thêu
theo đơn vị họ chỉ định thì các bán thành phẩm này được đưa tới đơn vị thêu đó.
1.3. Quản lý chi phí sản xuất
Là một công ty sản xuất, nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm
chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, Công ty luôn chú trọng đến công tác
quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và đã đạt được nhiều kết quả
tốt. Công tác quản lý chi phí giá thành được thực hiện qua các phòng ban như sau:
Khi bắt đầu sản xuất các loại sản phẩm may mặc hoặc có đơn đặt hàng
phòng kỹ thuật sẽ căn cứ vào số liệu báo cáo của bộ phận kiểm tra để xây dựng quy
trình công nghệ, định mức vật tư tiêu hao cho từng bộ phận cấu tạo nên thực thể sản
phẩm. Định mức này được xây dựng trên cơ sở khoa học kỹ thuật và sự tính toán để
thực hiện tiết kiệm vật tư, quản lý chặt chẽ và kế hoạch hóa việc cung ứng vật tư
theo đúng tiến độ sản xuất. Sau đó những tài liệu này được chuyển vể phòng kế
hoạch - xuất khẩu để kiểm tra lại mức độ chính xác. Cuối cùng những tài liệu được
sử dụng để “ ra lệnh sản xuất” đưa xuống các phân xưởng sản xuất. Tại đây các
chuyền trưởng của mỗi dây chuyền sẽ giám sát việc thực hiện định mức tiêu hao vật
tư cho các bán thành phẩm.

Sau khi phòng kỹ thuật chế thử sản phẩm mẫu, xây dựng quy trình công
nghệ, phân tích các công đoạn sản xuất cho một sản phẩm hoàn chỉnh, toàn bộ tài
liệu được tập hợp gửi cho bộ phận tiền lương phòng tổ chức hành chính. Tại đây
định mức đơn giá chi phí nhân công cho việc sản xuất từng chi tiết cấu tạo nên sản
phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh được xây dựng. Các chỉ tiêu định mức kỹ thuật và
chi phí nhân công được xây dựng trên tiêu chuẩn chung của ngành và thực tiễn tại
đơn vị. Công tác xây dựng định mức luôn được coi là công cụ hữu hiệu cho việc
quản lý chi phí trong công ty. Các định mức trên được phê duyệt bởi phó giám đốc
sản xuất kinh doanh và cuối cùng là giám đốc công ty.
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
Tại các phân xưởng các nhân viên của bộ phận OTK sẽ giám sát quá trình
sản xuất báo cáo tỷ lệ hao hụt, tiêu hao chi phí vật tư, nhân công thực tế so với định
mức ban hành cho phòng kế hoạch, để đánh giá việc quản lý chi phí trong kỳ. Tại
kho việc xuất NVL được tiến hành theo đúng thủ tục cấp phát, thủ kho mở thẻ kho
theo dõi tình hình nhập - xuất vật tư về mặt số lượng, tính ra số tồn kho để đối
chiếu với kế toán NVL nhằm quản lý chặt chẽ việc xuất dùng nguyên vật liệu đúng
mục đích có hiệu quả.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các định mức, phòng kế toán xây dựng dự
toán chi phí cho các đơn hàng. Đây là cơ sở cho việc đánh giá quá trình xây dựng
kế hoạch kiểm soát chi phí trong công ty. Đồng thời phòng kế toán cũng tiến hành
ghi chép tổng hợp các chi phí phát sinh về mặt giá trị dựa trên các chứng từ kế toán,
kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của các chứng từ này để lập bảng tính giá thành cuối
cùng cho sản phẩm.

Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỢNG LINH
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Phượng Linh
* Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất :
Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp
thời . Đòi hỏi các nhà quản lý phải làm đầu tiên là xác định đối tượng hạch toán chi
phí sản xuât và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết và
đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác quản lí chi phí sản xuất. Xác định đúng
đắn đối tượng chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất,
quy trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của
doanh nghiệp thì mới có thể tổ chức đúng đắn và khoa học, hợp lý công tác kế toán
chi phí sản xuất đồng thời nó có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý
sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá ở đây như sau:
Công ty tập hợp chi phí và tính tổng giá thành theo cấu thành sản phẩm, thực chất
là cũng tập hợp chi phí và tính tổng giá thành theo quy trình sản xuất, nhưng tính
giá thành theo đơn vị sản phẩm lại theo từng sản phẩm.
Kế toán tập hợp chi phí phát sinh liên quan đến các mặt hàng, phân
tích các chi phí đó theo yêu cầu cụ thể của nội dung chi phí thuộc giá thành.
Sau đó tính giá thành cho từng loại thành phẩm xuất kho.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất được sử dụng trong Công ty
là phương pháp trực tiếp.
Phương pháp tập hợp chi phí được sử dụng là phương pháp kê khai thường
xuyên phân bổ trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Việc tính tổng giá thành được thực
hiện vào cuối kỳ trên cơ sở tổng các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý sản xuất và quản lý

giá thành nên Công ty áp dụng cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn hay
còn gọi là phương pháp trực tiếp.
Theo phương pháp này mọi khoản chi phí phát sinh trong kỳ, sau khi đã tập
hợp chi phí vào TK 621, TK 622, TK 627 cuối kỳ sẽ kết chuyển vào TK 154 để tính
giá thành.
Tổng giá thành sản xuất trong kỳ = chi phí dở dang đầu kỳ + chi phí phát
sinh trong kỳ - chi phí dở dang cuối kỳ.
Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất tính cho một đơn vị sản phẩm
do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành và được biểu hiện bằng tiền.
Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán chi phí, Công ty đã phân loại chi
phí theo các khoản mục chi phí. Với cách phân loại này chi phí sản xuất của Công
ty bao gồm 3 loại như sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
* Cách xác định định mức chi phí
Công ty muốn biết được để sản xuất ra một sản phẩm của mình phải bỏ vào
đó bao nhiêu chi phí . Vì vậy các nhà quản trị yêu cầu lập định mức chi phí sản xuất
cho các sản phẩm trước khi bắt đầu sản xuất . Điều này có thể giúp cho các nhà
quản trị biết được chi phí bỏ ra cho sản phẩm đó cao hơn hoặc thấp hơn định mức
chi phí mình dự tính để đưa ra các quyết định sản xuất đúng đắn nhất.
Dưới đây em xin trình bầy công thức xác định định mức chi phí như sau:
Phòng kỹ thuật sẽ yêu cầu khách hàng về sản phẩm để thiết kế sản phẩm →
sản xuất mẫu →xác định công thức mẫu → kiểm tra chất lượng mẫu → khách hành
đồng ý mẫu →ký hợp đồng → công bố công thức được phê duyệt.
* Quy trình tập hợp chi phí và lập dữ liệu để tính giá thành :
Công ty sử dụng hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên phần mềm kế toán.
Do vậy các chứng từ sẽ được kế toán tập hợp số liệu vào phần mềm vào cuối tháng
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
10

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khi các chứng từ liên quan đến nhập
xuất NVL được kiểm tra và duyệt thông qua giám đốc, sẽ được chuyển đến cho kế
toán vật tư hạch toán các chứng từ vào phần mềm kế toán.Kế toán sẽ mở giao diện
phần hành nhập , xuất kho NVL để vào theo các chứng từ nhập, xuất NVL.Sau khi
kế toán nhập xong phần mềm sẽ tự chuyển các số liệu sang phần hành giá xuất →
phần hành tập hợp chi phí → phân bổ kết chuyển chi phí →báo cáo.
+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp : Các chứng từ liên quan đến tiền
lương, các khoản trích theo lương sẽ được kế toán tiền lương tập hợp chứng từ , rùi
hạch toán vào phiếu kế toán khác ( Bảng lương, bảng thưởng , bảng trích BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN) và vào phiếu chi hoặc giấy báo nợ khi thanh toán lương.
Sau khi nhập xong phần mềm sẽ tự chuyển số liệu sang phần hành tập hợp chi phí
→ phân bổ kết chuyển chi phí → báo cáo.
+ Đối với chi phí sản xuất chung : Kế toán sẽ dựa vào các chứng từ xuất
công cụ dụng cụ. xuất NVLP, khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài , tiền điện
nước… phục vụ cho phân xưởng sẽ được kế toán tập hợp và hạch toán vào phần
mềm .Phần hành phiếu xuất kho vào cho chứng từ liên quan đến CCDC, NVLP.
Phần hành phiếu kế toán khác vào cho khấu hao TSCĐ. Phần hành phiếu chi vào
cho dịch vụ mua ngoài, tiền điện nước . tất cả sau khi tập hợp xong sẽ được phần
mềm chuyển đến phần hành tập hợp chi phí → phân bổ kết chuyển chi phí → Báo
cáo. Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm trong phân
xưởng nên cần phải phân bổ khoản chi phí này cho từng sản phẩm ở đây kế toán sử
dụng hình thức phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế.
Chi phí sản xuất Tổng biến phí SXC Tiền lương
Chung phân bổ = x của sản phẩm
Áo T –shirt nữ Tổng tiền lương công nhân áo T –shirt nữ
sản xuất các sản phẩm
Ngoài ra căn cứ vào bảng kê xuất NVL trên kế toán còn tiến hành lập báo
cáo tổng hợp chi phí nguyên vật liệu phụ, báo cáo tổng hợp vật liệu chính, báo cáo
tổng hợp bao bì phục vụ cho công tác quản trị nội bộ.

Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
Để tập hợp được chi phí chung của toàn công ty để tính giá thành , thì kế
toán sẽ tập hợp chi tiết cho từng sản phẩm vào phần mềm theo các chứng từ liên
quan đến từng sản phẩm .Khi lập các chứng từ xuất NVL, tiền lương công nhân sản
xuất cho các sản phẩm,, kế toán phải lập chi tiết cho từng sản phẩm để lấy dữ liệu
hạch toán vào các phần hành kế toán liên quan. Đối với chi phí sản xuất chung , do
trong quá trình tập hợp không thể chi tiết được cho các sản phẩm khác nhau, kế toán
vẫn hạch toán chung cho các sản phẩm, và dùng phần hành phân bổ để phân bổ chi
phí SXC cho từng sản phẩm.Sau khi hạch toán chi tiết cho các sản phẩm,phần mềm
sẽ tổng hợp tất cả các chi phí của từng sản phẩm vào bảng tổng hợp chí phí sản xuất
trong kỳ để tính giá thành.
Em xin trích dẫn sơ đồ phần mềm kế toán của công ty như sau :
Sơ đồ 2 -1 : Phần mềm kế toán
Nguồn : Phòng kế toán
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
2.1.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp
2.1.1.1. Nội dung
Sản phẩm ở công ty Cổ Phần Phượng Linh có đặc điểm là chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn. Số lượng NVL chuyển đến cho công ty được tính
trên cơ sở sản lượng sản phẩm sản xuất và theo đơn đặt hàng . Định mức tiêu hao
của từng loại NVL cho từng sản phẩm. Định mức tiêu hao này được công ty nghiên
cứu, xây dựng phù hợp và đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu chính
NVL chính trực tiếp là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành sản phẩm, đó là
các loại vải ngoài( vải ngoài, thô, kaki), vải lót, mex, xốp… với nhiều chủng loại
màu sắc đặc tính khác nhau. được kế toán theo dõi chi tiết cho từng loại NVL . Sau

đó tính ra chi phí của từng NVL đấy xuất cho sản xuất sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu phụ
Gồm chi phí về chỉ may, chỉ thêu, cúc dập, khuy, khoá,phấn đất, bay, bút
mỡ… và các vật liệu đóng gói như thùng cacton, kẹp sắt…
Bao bì đóng gói ( túi nilon, hộp cácton, đai nẹp)
Hoá chất: các loại hoá chất sử dụng ở các công đoạn giặt, in tẩy.
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng
TK 621 được mở chi tiết :
-TK 6211: chi phí vật liệu chính trực tiếp
+TK 62111 : Chi phí vật liệu chính trực tiếp SP áo T –shirt nữ
+Tk 62112 :Chi phí vật liệu chính trực tiếp cho SP áo polo shirt nam tay
ngắn
+ ….
- TK 6212: chi phí vật liệu phụ trực tiếp
+TK 62121 : Chi phí vật liệu phụ cho sản phẩm áo T –shirt nữ
+ TK 62122: Chi phí vật liệu phụ cho SP áo polo shirt nam tay ngắn
+ ….
2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Khi bắt tay vào sản xuất sẽ phải thông qua quá trình thu mua NVL. Vì thế
việc đầu tiên, phòng kế hoạch và quản đốc xưởng may căn cứ vào đơn đặt hàng
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
hoặc số lượng dự sản phẩm dự kiến sản xuất, lập kế hoạch sản xuất bao gồm định
mức vật tư sử dụng, số lượng nguyên vật liệu cần dùng, giá thành dự kiến. Về
nguyên vật liệu có “Bảng định mức vải tổ cắt” ( Trình bày tại trang 14) , “Bảng
định mức vật liệu phụ tổ may và hoàn thiện” ( trình bày tại trang 15 ).
Vật liệu phụ cũng góp phần quan trọng vào công việc hoàn thiện một sản
phẩm, để giảm bớt mực tiêu hao vật liệu phụ trong quá trình sử dụng sản xuất , vì
thế ban giám đốc yêu cầu kế toán lập định mức của nguyên vật liệu phụ để giúp cho

quá trình quản lý tốt hơn, tránh sử dũng lãng phí, giảm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm.
Theo các chứng từ có tính mệnh lệnh như phiếu yêu cầu xuất vật tư có ký
duyệt tủa Giám đốc, và bảng định mức sản phẩm, thủ kho xuất kho nguyên vật liệu
tương ứng với số sản phẩm dự kiến được sản xuất tại phân xưởng, đồng thời lập báo
cáo chi tiết về từng loại, từng thứ NVL, hoá chất cần dùng.Thực hiện việc này để
kiểm soát quá trình sử dụng nguyên vật liệu thực tế so với định mức. Phòng kế
hoạch lập “ phiếu xuất kho” ( trang 16) NVL cần thiết cho từng phân xưởng để sản
xuất từng mã hàng. Phiếu xuất kho có thể lập riêng cho từng thứ hoặc nhiều thứ vật
liệu cùng loại, cùng kho. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên, một liên lưu lại trên
cuốn sổ của phân xưởng hai liên còn lại thủ kho giữ để ghi thẻ kho và chuyển cho
phòng kế toán.
+ Trích dẫn bảng định mức NVL chính :
Đơn vị: Công ty Cổ phần Phượng Linh
Địa chỉ: số 6C – Lê Thái Tổ - Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Bảng 2-1 Bảng định mức vải tổ cắt
Tháng 2 năm 2013
STT
Tên sản
phẩm Tên mã hàng
Tên vật


số
Đơn
vị
(m)
Cỡ M Cỡ X
Cỡ
XL

Ngoại
cỡ
Đơn giá
(đồng)
1.
Áo nỉ dài
tay 1 lớp
AMI
01029526
nỉ
Korea
N16 m 1.35 1.37 1.39 1.45 50.000
2.
Áo T – 05F3-
V ải F30 m 1.45 1.47 1.49 1.52 35.000
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
shirt nữ
TNB234NCF Kaki
3.
Áo polo
shirt nam
ngắn tay
05F-
RG234NCF vải bò B 24 m 1.57 1.59 1.61 1.7 45.000
4.
Áo nỉ 1
lớp
AMI

04029526
nỉ
Korea
N16 m 0.8 1.0 1.2 1.4 50.000
5.
Áo 2 lớp ASD
13482/4
vải sọc
caro
SC
10
m 0.1 0.1 0.1 0.1 20.000
… … … … … … … … …
Nguồn: Phòng kỹ thuật
+Trích dẫn định mức vật liệu phụ tại tổ may:
Đơn vị: Công ty Cổ phần Phượng Linh
Địa chỉ: số 6C – Lê Thái Tổ - Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Bảng 2-2 Bảng định mức vật liệu phụ tổ may và hoàn thiện
Tháng 2 năm 2012
STT Tên vật liệu phụ Đơn vị Số lượng Đơn
giá(đồng)
Thành
tiền(đồng)
1. Ken vai đôi 1 800 800
2. Chỉ may và vắt sổ m 550 10 5.500
3. Khuy 12 ly cái 25 90 2.250
4. Khuy 15 ly cái 60 80 4.800
5. Mác công ty + cỡ bộ 1 70 70
6. Móc áo inox bộ 2 250 500
7. Khóa quần YKK cái 1 950 950

8. Túi PE đựng cái 1 320 320
Tổng tộng 15.190
Nguồn: Phòng kỹ thuật
Mẫu phiếu xuất kho như sau:
Đơn vị:Công ty CP Mẫu số: 02-VT
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
Phượng Linh
Bộ phận: PX May
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày…02… tháng 02.năm…2013….
Số:………194……………………….
Họ tên người nhận hàng: Đoàn Thanh Hùng
Lý do xuất kho: Sản xuất sản phẩm Áo nỉ dài tay, áo T – shirt nữ, áo nỉ 1 lớp,
quần Jeans Nữ
Xuất kho tại: kho số 1
Số
TT
Tên nhãn hiệu,
quy cách,phẩm
chất vật tư
(SP,HH)
Mã số
Đơn
vị
tính
Số lượng

Đơn giá Thành tiền
Yêu
tầu
Thực
xuất
A B T D 1 2 3 4
1 Nỉ Korea
- AMI 01029526
- AMI 04029526
N16
N16
N16
m
m
m
1.000
600
400
1.000
600
400
45.833,33
45.833,33
45.833,33
45.833.330
27.499.998
18.333.332
2
VaiKaki(05F3-
TNB234NCF)

F30 m 800 800 32.857,14 26.285.712
3 Vải bò (05F-
RG234NCF)
B24 m 650 650 42.882,35 27.873.528
Tổng tộng 99.992.570
Tổng số tiền (Viết bằng chữ) : Chín mươi chin triệu chin trăm chin mươi hai
nghìn năm trăm bảy mươi đồng chẵn ./
- Số chứng từ gốc kèm theo
Ngày 02 tháng 02 năm 2013
Người lập
phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
+ Trích bảng tổng hợp chi phí vận chuyển tháng 02 :
Đơn vị: Công ty Cổ phần Phượng Linh
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
16
Nợ:…6211…
Có…
1521………
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
Địa chỉ: số 6C – Lê Thái Tổ - Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Bảng 2-3 Bảng tổng hợp chi phí vận chuyển

Tháng 2 Năm 2013 Đơn vị tính : đồng
Chứng từ
Diễn giải Số tiền
Số hiệu Ngày, tháng
PC 1382 6/2
Thanh toán tiền thuê ngoài bốc xếp
1.520.000
PC 1383 6/2
Thanh toán lấy hàng KIDO, AMI, ASD
1.890.000
… …


PC 1562 16/2
Thanh toán chi phí v/c lô hàng Dojin, MSA
5.374.000
PC 1570 18/2
Thanh toán nhập NVL hàng Cheil, Ps
7.120.000
… … … …
x x Tổng cộng 87.882.900
Nguồn: Phòng kế toán
+ Trích bảng tổng hợp chi phí NVL phân bổ cho các sản phẩm :
Đơn vị: Công ty Cổ phần Phượng Linh
Địa chỉ: số 6C – Lê Thái Tổ - Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Bảng 2-4 Bảng tổng hợp chi phí NVL cần phân bổ cho các sản phẩm
Tháng 2 năm 2013 Đơn vị tính : đồng
Chứng từ
Diễn giải Số tiền
Số hiệu

Ngày,
tháng
PXK 198 05/2 Xuất băng dính 7cm, 2.5 cm nhỏ, to 3.656.088
PXK 199 05/2 Xuất băng dính 2.5 cm 6.750.000
… … … …
PXK203 20/2 Bút mỡ, băng dính, phấn đất, phấn bay 3.254.800
PXK 216 26/2 Băng dính vải, băng dính to 1.164.600
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
… … … …
x x Tổng cộng 35.252.000
Nguồn: Phòng kế toán
+ Trích bảng phân bổ chi phí vận chuyển và vật liệu phụ :
Đơn vị: Công ty Cổ phần Phượng Linh
Địa chỉ: số 6C – Lê Thái Tổ - Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Bảng 2-5 Bảng phân bổ chi phí vận chuyển và chi phí vật liệu phụ
Tháng 2 năm 2013
(Tiêu thức phân bổ là tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất)
Đơn vị tính : đồng
STT Sản phẩm
Lương NCTT Chi phí v/c Chi phí NVL phụ
547.583.490 87.882.900 35.252.000
1 Áo T –shirt nữ 48.006.118 7.704.609 3.090.509
2 Áo nỉ 1 lớp 36.278.560 5.822.427 2.335.519
3 Quần Jeans Nữ 52.492.768 8.424.682 3.379.348
4 Quần Jeans Nam 68.457.320 7.236.354 4.407.104
5 … … …. …
Cộng 547.583.490 87.882.900 35.252.000
Nguồn: Phòng kế toán

Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích
Chi
Bảng 2-6 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Công ty Cổ phần Phượng Linh
Địa chỉ: 6C –Lê Thái Tổ - Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tháng 2 năm 2013
Sản Phẩm : Áo T –shirt ĐVT : Đồng
STT
dòng
Ngày
tháng
ghi
sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Tổng tiền
Ghi nợTK 621
Ghi
chú
Số hiệu NT VLC VLP Bao bì
A B C D E F 1 2 3 4
x x x x Số dư đầu kỳ x 0 0 0 0 -
1 28/02 BTH xuất VT28/02 Xuất kho NVL Chính 1521 72.326.585 72.326.585 - -

2 28/02 BTH xuất VT28/02 Xuất kho VLP 1522
22.930.210
22.930.210
3 28/02 BTH xuất VT28/02 Xuất kho bao bì 1525
2.854.230
- 2.854.230
4 28/02 BPB 28/02 Phân bổ chi phí v/c 331 7.704.609 7.704.609 - - -
5 28/02 BPB 28/02 Phân bổ chi phí NVL phụ 1522 3.090.509 - 3.090.509 - -
6 28/02 28/02 Cộng nợ TK 621 x 108.906.143 80.031.194 26.020.719 2.854.230 -
7 28/02 28/02
Kết chuyển chi phí
NVLTT ghi có TK 621
154 108.906.143 80.031.194
26.020.719
2.854.230 -
Số dư cuối kỳ 0 0 0 0 -
Nguồn: Phòng kế toán
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi
2.1.1.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp
Ở đây công ty sử dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức nhật ký chung,
sổ này sẽ được cập nhật theo các bút toán mà kế toán hạch toán vào phần mềm dựa
trên những chứng từ gốc phát sinh trong tháng.
Em xin trích dẫn sổ nhật ký chung của công ty về chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp trong tháng như sau :
Bảng 2-7 Trích sổ Nhật ký chung
Đơn vị: Công ty Cổ phần Phượng Linh
Địa chỉ: số 6C – Lê Thái Tổ - Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội
SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Tháng 2 năm 2013 Đơn vị tính : đồng
Ngày,
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
đối ứng
Số phát sinh
Số
hiệu
Ngày,
tháng
Nợ Có
A B C D E 1 2
… … …
2/2
PXK
182
2/2 Xuất Vải Kaiki cho SX 6211
1521
72.326.585-
-
72.326.585
2/2
PXK
185
2/2 Chỉ AK 40/2 – HS 366 6212
1522
25.380.000

-
-
25.380.000
… … … … … … … …
6/2 1382 6/2
Thanh toán tiền thuê ngoài
bỗc xếp hàng nhập kho
6211
1111
1.520.000
-
-
1.520.000
6/2 1383 6/2
Thanh toán chi phí lấy
hàng KIDO và ASD
6211
1111
1.890.000
1.890.000
… … … … … … … …
20/2
PXK
203
20/2
Bút mỡ, băng dính, phấn
đất, phấn may.
6212
1522
3.254.800

-
-
3.254.800
… … … … …


-
-

Cộng sang trang 1.956.360.578 1.965.360.478
Nguồn: Phòng kế toán
Cao Thị Thanh Mai - Kế Toán 1
20

×