Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên bán hàng xăng dầu tại Xí nghiệp xăng dầu dịch vụ và cơ khí – Công ty xăng dầu khu vực I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.95 KB, 59 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường như hiện nay để một doanh
nghiệp có thể phát triển mạnh và bền vững ngoài những yếu tố về vốn, khoa
học công nghệ … thì có lẽ quan trọng nhất vẫn là nguồn nhân lực, đây là nhân
tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện nay các nhà quản lý đang
quan tâm thu hút nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhưng vấn đề được quan tâm hơn cả là phải sử dụng hiệu quả nguồn nhân
lực, để làm được điều đó phải quan tâm đến công tác tạo động lực cho người
lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao
động. Công tác tạo động lực cho người lao động được thực hiện thông qua
các chính sách nhân sự như các biện pháp kích thích về vật chất và tinh thần.
Trong quá trình thực tập tại Xí nghiệp dịch vụ xăng dầu và cơ khí thuộc
Công ty xăng dầu khu vực 1- Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự phát triển của Xí nghiệp nên
em đã chọn chuyên đề: “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên
bán hàng xăng dầu tại Xí nghiệp xăng dầu dịch vụ và cơ khí – Công ty xăng
dầu khu vực I”
Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực
Phần 2: Đánh giá thực trạng tạo động lực cho nhân viên bán hàng
xăng dầu tại Xí nghiệp dịch vụ xăng dầu và cơ khí”
Phần 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực
trong lao động cho nhân viên bán hàng xăng dầu tại Xí nghiệp dịch vụ
xăng dầu và cơ khí.
Để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này em đã sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiênn cứu như: phương pháp thống kê – phân tích, phương
pháp tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học…
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
1
Đối tượng nghiên cứu: Công tác tạo động lực cho nhân viên bán hàng


xăng dầu.
Phạm vi nghiên cứu: tại Xí nghiệp dịch vụ xăng dầu và cơ khí – Công
ty xăng dầu khu vực 1- Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.
Qua chuyên đề này em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến
thầy giáo PGS.TS. Trần Xuân Cầu - Trưởng khoa Kinh tế & quản lý nguồn
nhân lực và anh Ngô Duy Phương, Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức là
những người đã hướng dẫn tận tình em trong quá trình thực tập và viết chuyên
đề tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu do trình độ bản thân và thời gian còn hạn
chế nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chuyên đề chắc chắn không tránh
khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo của thầy cô giáo, của
Xí nghiệp và độc giả, để chuyên đề đạt hiệu quả hơn.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
2
PHÂN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Các khái niệm cơ bản.
Tạo động lực trong lao động có ý nghĩa rất to lớn đối với mỗi người lao
động nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Vì động lực lao động tạo cho
người lao động thói quen tự giác, tinh thần làm việc hăng say, yêu lao động…
và tạo cho họ có cơ hội để tăng thêm thu nhập thông qua việc họ nâng cao
năng lực sản xuất của họ. Mặt khác hoạt động tạo động lực sẽ giúp cho doanh
nghiệp không những nâng cao vị thế, tăng tính cạnh tranh trên thị trường mà
còn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do vậy, nghiên cứu về lý luận tạo động lực trong lao động để từ đó có những
căn cứ và phương pháp áp dụng vào thực tế trong doanh nghiệp là rất cần
thiết. Để hiểu biết về lý luận tạo động lực trước hết phải nghiên cứu những
vấn đề sau:
1.1.1. Động lực.
“Động lực là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm
việc trong những điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao “(1)

Như vậy động lực của người lao động phải là ở bên trong bản thân
người lao động. Do đó doanh nghiệp muốn tạo được động lực cho người lao
động thì phải áp dụng những biện pháp khác nhau tác động đến những nhân
tố ảnh hưởng đến hoạt động lao động của nguời lao động. Từ đó mới kích
thích họ làm việc tốt hơn.
Mặt khác động lực lao động còn được coi là: “ sự khao khát và tự
nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt
mục tiêu của tổ chức”(2). Theo quan điểm này thì động lực của người lao
động chỉ có được khi gắn họ với một động lực cho người lao động thì tổ chức
không tạo mọi điều kiện để người lao động làm việc nhằm thoả mãn những
mong muốn, sự khao khát của cá nhân người lao động. Cụ thể tổ chức cần chú
ý đến những vấn đề sau:
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
3
- Động lực của người lao động chỉ có được khi tổ chức gắn họ với một
công việc cụ thể. Do đó tổ chức cần phải tạo cho họ môi trường và điều kiện
làm việc thuận lợi và gắn họ với công việc được phân công nhiệm vụ, một
cách cụ thể rõ ràng, dễ hiểu… có như vậy thì công tác tạo động lực mới thật
sự hiệu quả.
- Tổ chức phải hiểu rằng không có động lực chung chung và nếu người
lao động không có động lực thì họ vẫn hoàn thành công việc. Tuy nhiên nếu
tổ chức làm tốt công tác tạo động lực thì người lao động không những hoàn
thành nhiệm vụ mà còn có khả năng hoàn thành suất xắc nhiệm vụ cả về số
lượng cũng như chất lượng.
1.1.2. Nhu cầu.
“ Nhu cầu được hiểu là sự không đầy đủ về mặt vật chất hay tinh thần
mà làm cho một số hệ quả ( tức là hệ quả của việc thực hiện nhu cầu ) trở nên
hấp dẫn (3).
Như vậy, nhu cầu chính là một biểu hiện của sự mong muốn được thỏa
mãn về vật chất hay tinh thần của nguời lao động. Nếu nhu cầu không được

thỏa mãn thì người lao động dễ gây ra sự căng thẳng, ức chế. Do đó không
kích thích được người lao động tạo ra động cơ bên trong họ và không tạo ra
được động lực cho người lao động trong quá trình lao động.
Nhu cầu của người lao động rất đa dạng nhưng chủ yếu được phân ra là
nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.
Nhu cầu vật chất chính là nhu cầu liên quan đến sự tồn tại của con
người như: nhu cầu ăn, nhu cầu ở, mặc…
Nhu cầu tinh thần chính là các nhu cầu liên quan đến đời sống tinh thần
của người lao động như: nhu cầu được học hỏi được vui chơi giải trí,thăng
tiến thành đạt…
Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần có mối quan hệ mật thiết với
nhau, tác động qua lại với nhau. Nhu cầu vật chất bao giờ cũng xuất hiện và
có trước.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
4
1.1.3. Lợi ích.
“Lợi ích là sự thoả mãn nhu cầu con người trong một điều kiện cụ thể
nhất định. Hiểu theo nghĩa này thì lợi ích chính là một thứ gì đó mà người lao
động luôn cố gắng hết sức mình để tìm kiếm, chiếm được về phần mình.
Như vậy, lợi ích chính là thứ tồn tại bên trong người lao động được
thoả mãn chứ không phải thứ mà người lao động tạo ra.
1.1.4. Sự thoả mãn.
Làm thế nào để khuyến khích người lao động làm việc hăng say và
sáng tạo (4) có nhiều phương pháp cũng như hình thức để thực hiện trả lời
câu hỏi đó. Việc tạo ra sự thoả mãn cho người lao động cũng là một cách lựa
chọn hợp lý và khoa học vì sự thoả mãn của nguời lao động là môt biểu hiện
của niềm hạnh phúc khi mà họ đạt được hay hoàn thành một công việc họ
mong muốn. Do đó việc các nhà quản lý tạo điều kiện để người lao động có
được sự thoả mãn là rất cần thiết, đặc biệt là sự thoả mãn về công việc. Vì khi
họ được thoả mãn về công việc có nghĩa là tổ chức đã tạo điều kiện để người

lao động có một công việc ổn định và chất lượng, có nhiều cơ hội để thăng
tiến, công việc đem lại mức thu nhập cao…Điều này không những giúp họ
nâng cao đời sống vật chất mà cả đời sống tinh thân cũng được đảm bảo.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực lao động.
Động lực và tạo động lực là cơ chế phức tạp chịu sự tác động của nhiều
yếu tố khác nhau (5)Do đó nhu cầu lý luận để hiêủ biết đầy đủ những yếu tố
ảnh hưởng đến động lực của người lao động có vai trò rất quan trọng đối với
mỗi tổ chức. Vì mỗi yếu tố không những tác động đến hành vi, suy nghĩ của
người lao động mà bản thân các yếu tố còn tác động qua lại với nhau cho
người lao động một tính cách, hành động theo nhiều hướng khác nhau. Do
vậy mà năng lực sản xuất của mỗi người cũng khác nhau. Để có thể hiểu biểt
và ứng dụng các chính sách tạo động lực đúng theo điều kiện thực tế của
doanh nghiệp cho người lao động. Thì doanh nghiệp cần nghiên cứu những
yếu tố ảnh hưởng đến động lực như sau:
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
5
1.2.1. Các yếu tố thuộc về môi trường
• Các yếu tố thuộc môi trường bên trong
- Văn hoá tổ chức :Đây là yếu tố được xem như là những cách thể
hiện ,những suy nghĩ mỗi cá nhân trong tổ chức đó vì văn hoá tổ chức là hệ
thống những giá trị ,những niềm tin ,những quy phạm được chia sẻ với các
thành viên trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của người lao động trong tổ
chức (6).
- Phong cách quản lý của các cấp lãnh đạo: Đây chính là tác phong
quan điểm cách thể hiện ,chia sẻ của các cấp lãnh đạo đối với người lao
động .Phong cách lãnh đạo cũng thể hiện sự quản lý các cấp sự quan tâm ,khả
năng tổ chức chuyên nghiệp ,dân chủ thì cũng tạo cho người lao động để có
động lực để lao động .Do đó hiệu quả công việc sẽ cao hơn .
- Các chính sách nhân sự :Thể hiện ở những quy chế nội quy…liên
quan tới người lao động trong tổ chức đó, cụ thể như chính sách thuyên

chuyển đề bạt ,khen thưởng kỷ luật …các chính sách này được thể hiện một
cánh khoa học, đảm bảo sự công bằng sẽ tạo cho người lao động nhiều cơ hội
để họ tự phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt công việc của họ trong tổ chức
- Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý :Thể hiện thông qua việc tổ chức đó
đã có sự phân công lao động một cách rõ ràng cụ thể về chức năng nhiệm vụ,
tiêu chuẩn thực hiện công việc,cho từng phòng ban bộ phận hay chưa ? Điều
này sẽ tác động tới hành vi người lao động .Do vậy một cơ cấu bộ máy tổ
chức hiệu quả phải là một bộ máy ở đó người lao động đều hiểu biết rõ ràng
chức năng nhiệm vụ thực hiện công việc của nó. Có như vậy họ mới tạo được
sự phấn khởi trong quá trình thực hiện công việc của mình .
• Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài là yếu tố tác động gián tiếp đến các
chính sách nhân sự của doanh nghiệp cũng như tác động mạnh đến các yếu tố
bên trong. Tất cả đều tác động đến thái độ hợp tác và hành vi lao động của
người lao động. Các yếu tố đó gồm :
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
6
-Các quy định về hệ thống phúc lợi dành cho người lao động
-Các quy định về pháp luật hiện hành
-Các quy định về nghành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động sản
xuất kinh doanh
1.2.2. Các yếu tố thuộc bản thân người lao động
Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội phức tạp. Do đó có rất
nhiều yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động con người
Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích và lao động cũng là
một mục đích con người nhằm thoả mãn các nhu cầu của họ.Do đó tiến hành
nghiên cứu các yếu tố của con người tác động như thế nào đến động lực lao
động là rất cần thiết.
Các yếu tố thuộc bản thân người lao động chủ yếu là tác động trực tiếp
tới hành động lao động và quyết định tới động cơ ,động lực lao động của họ

các yếu tố đó bao gồm:
-Mục tiêu của người lao động ,mục tiêu của người lao động càng rõ
ràng cụ thể thì người lao động càng thể hiện nhu cầu và mong muốn của họ
đang ở mức độ cao hay thấp.
-Thái độ các quan điểm cá nhân trong công việc và trong tổ chức
-Năng lực cá nhân và nhận thức cơ bản của người lao động về công
việc mà họ đang làm.Nếu năng lực và nhận thức tốt sẽ giúp người lao động
đạt hiệu quả cao và ngược lại.
-Sự khác biệt về giới, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc sự khác
biệt này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tổ chức lao động khoa học của tổ
chức đó đồng thời năng lực làm việc của mỗi cá nhân không giống nhau
-Những đặc điểm liên quan tính cách của người lao động
Tính cách là sự kết hợp các thuộc tính cơ bản và bền vững của con
người phản ánh lối sống tác động qua lại giữa các cá nhân với điều kiện sống
và giáo dục ,biểu hiện thái độ đặc trưng cá nhân với hiện thực khách quan
Ở cách cư sử trong các hành vi xã hội của cá nhân đó (7)
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
7
Như vậy mỗi người lao động khi làm việc đều thể hiện được những nét
riêng của mình đó là một dạng biểu hiện của tính cách. Tính cách luôn bền
vững do đó để tạo được động lực cho người lao động trong quá trình thực
hiện công việc nhà quản lý cần phải tác động thường xuyên liên tục đến người
lao động thông qua nhiều hình thức phương pháp khác sao cho họ phát huy
được hết năng lực của cá nhân.
Tóm lại hoạt động lao động có hiệu quả hay không phụ thuôc vào rất
nhiều yếu tố,điều quan trọng là các nhà quản lý cần phải biết cách kết hợp hài
hoà và tuỳ từng điều kiện cụ thể tác động một cách tổng hoà các biện pháp
kích thích đối với người lao động để họ hoàn thành công việc một cách có
hiệu quả nhất .
1.3. Các học thuyết tạo động lực trong lao động

Học thuyết tạo động lực trong lao động là công trình nghiên cứu ,tìm
hiểu để tìm ra những biện pháp tốt nhất để các nhà quản lý vận dụng vào
trong công việc để đạt hiệu quả cao.Có rất nhiều học thuyết tạo động lực
trong lao động tuy nhiên những học thuyết thường được áp dụng nhất bao
gồm :
1.3.1. Học thuyết nhu cầu Maslow
Trên thực tế học thuyết tạo động lực được biết nhiều nhất là học thuyết
thứ bậc nhu cầu .
Maslow cho rằng mỗi con người đều tồn tại rất nhiều nhu cầu, theo ông
nhu cầu chủ yếu nhất là các nhu cầu sau:(9)
-Nhu cầu sinh lý : Bao gồm ăn ,mặc, ở ,đi lại
-Nhu cầu về an toàn :Bao gồm an ninh ,bảo vệ khỏi nguy hại về thể
chất và tình cảm.
-Nhu cầu xã hội bao gồm tình thương ,cảm giác trực thuộc được chấp
nhận và tình bạn
-Nhu cầu tự hoàn thiện :Động cơ trở thành những gì mà ta có khả năng
bao gồm sự tiến bộ và tự tiến hành công việc.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
8
- Nhu cầu danh dự : Bao gồm các yếu tố bên trong như tự trọng ,tự chủ
và thành tựu các yếu tố bên ngoài như địa vị ,được công nhận được chú ý theo
đó học thuyết nói lên rằng các nhu cầu được xắp xếp thành một hệ thống có
bậc từ thấp đến cao.
Tự hoàn thiện
Danh dự
Xã hội
An toàn
Sinh lý
(Trích từ nguồn Giáo trình hành vi tổ chức :Trang 99)
Hoạt động của con người là có mục đích mà con người hướng tới là

thoả mãn nhu cầu .Theo Maslow khi mà nhu cầu ngày càng được thoả mãn thì
nhu cầu mới khác ở cấp cao hơn sẽ xuất hiện và lại mong muốn lại xuất hiện
cứ thế tiếp tục và khi nào con người tự hoàn thiên mình mới thôi .Như vậy
muốn tạo động lực cho người lao động thì các nhà quản lý phải :
-Tìm hiểu kỹ các nhu cầu của người lao động xem nhu cầu của họ là gì
trong các nhu cầu trên
-Tìm cách tạo điều kiện thuận lợi ,kích thích bằng nhiều phương pháp
khác nhau để thoả mãn nhu cầu đó đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để họ
phát huy hết khả năng của họ.
1.3.2. Học thuyết kỳ vọng Vroom
Victor Vroom cho rằng một hành động nào đó của con người tốt hay
xấu phụ thuộc rất nhiều vào họ kỳ vọng nào đó những phần thưởng hấp dẫn
đang chờ họ ở phía trước tức là ông nhấn mạnh quan hệ nhận thức con người
mong đợi cái gì (11)
Nội dung chủ yếu cuả học thuyết này tập trung chủ yếu ở những khái
niệm sau:
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
9
- Tính hấp dẫn: chính là thể hiện sự quan trọng, niểm tin vào kết quả
hay phần thưởng đang chờ họ nếu họ đạt được những yêu cầu, mong muốn
của tổ chức.
- Mối liên hệ giữa kết quả và phần thưởng tương xứng, thể hiện sự kỳ
vọng về kết quả đạt được và phần thưởng và những kỳ vọng đó.
- Mối quan hệ giữa sự nỗ lực và kết quả. Đó là mối liên hệ giữa sự nỗ
lực , phấn đấu và kết quả đạt được của người lao động.
Tóm lại học thuyết này không những là sự giải thích rõ ràng với những
căn cứ khoa học về mối liên hệ giữa sự nỗ lực kết quả, phần thưởng của mỗi
cá nhân mà còn giúp các nhà quản lý có thêm cơ sở và thực hiện các biện
pháp để làm tốt công tác tạo động lực hơn như: lấy thành tích, phần thưởng
hấp dẫn, kết quả…làm cơ sở, làm căn cứ để kích thích người lao động theo

những hướng sau:
Thứ nhất, nhà quản lý cần làm tốt công tác phân bố, quy trình trả
lương, trả công hoặc các hoạt động liên quan đến thù lao lao động khác.
Thứ hai, các nhà quản lý cần phải làm cho người lao động về cuộc sống
tương lai của họ đặc biệt là công việc họ đang làm.
1.3.3. Học thuyết hai yếu tố của Herz Berg
F Herz berg đã xem xét kỹ câu hỏi mọi người muốn gì từ công việc(11)
từ đó ông đưa ra kết luận bao gồm hai hệ thống yếu tố có ảnh hưởng quyết
định nhất đến thái độ và sự thoả mãn trong công việc của người lao động.
Nhóm yếu tố thứ nhất là nhóm yếu tố then chốt để tạo ra động lực và
sự thoả mãn trong công việc như : sự thành đạt, các cơ hội thăng tiến, trách
nhiệm, sự thừa nhận thành tích, bản chất bên trong của công việc…Đây là
nhân tố thuộc về công việc nó thể hiện những nhu cầu mong muốn của người
lao động. Khi các nhu cầu này được đáp ứng thì sẽ giúp người lao động giảm
căng thẳng, kích thích tinh thần và sự sáng tạo trong lao động. Do đó sẽ tạo ra
năng suất và hiệu quả lao động cao.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
10
Nhóm yếu tố thứ hai là nhóm yếu tố thuộc về môi trường tổ chức gồm:
các chính sách nhân sự trong tổ chức đó, sự giám sát trong công việc, các chế
độ,quy chế tiền lương, tiền thưởng, các quan hệ lao động, điều kiện làm việc.
Những yếu tố này được tổ chức quan tâm và làm tốt thì không những tạo ra
một môi trường làm việc an toàn, bầu không khí tập thể vui vẻ mà còn tạo ra
cho người lao động có thêm thu nhập và các cơ hội khác. Nó sẽ có tác dụng
tích cực đến việc ngăn ngừa sự không thoả mãn của người lao động. Khi đó
sự bất mãn trong công việc sẽ không tồn tại nữa mà thay vào đó là sự thoả
mãn đã được đáp ứng
Tóm lại, học thuyết này chỉ ra có rất nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng
đến thái độ cũng như hành vi lao động của họ theo hướng tích cực hiệu quả
hay ngược lại. Do đó các nhà quản lý muốn tạo ra động lực cho người lao

động thì cần phải kết hợp việc tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi và
việc ghi nhận các thành tích của người lao động trong suốt quá trình làm việc
của họ.
1.4. Phương hướng tạo động lực trong lao động
1.4.1. Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho
từng cá nhân và tổ chức
Để tạo động lực trong lao động đạt hiệu quả cao thì việc xác định rõ
ràng nhiệm vụ mục tiêu cho từng cá nhân và tổ chức là rất quan trọng vì.
Mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức là những hoạt động mà tổ chức đang
hướng tới để làm được. Do đó tổ chức phải làm thế nào để mọi thành viên đều
hiểu được mục tiêu nhiệm vụ họ phải là, phải nỗ lực hướng tới. Đặc biệt tổ
chức phải chỉ rõ cho người lao động nếu đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của tổ
chức cũng chính là đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của cá nhân họ.
Tổ chức phải tăng cường khuyến khích người lao động tham gia đóng
góp ý kiến xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức trong thời gian tới cũng
như của mỗi cá nhân, tổ chức phải thường xuyên tuyên truyền hướng dẫn để
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
11
người lao động hiểu hết những mục tiêu nhiệm vụ mà người lao động phải
làm có như vậy mới thực hiện tốt.
Tổ chức phải tạo ra sự kỳ vọng, niềm tin khi họ đạt được mục tiêu,
nhiệm vụ của tổ chức đã đề ra.
Thông qua các hoạt động phân tích công việc, đánh giá thực hiện công
việc, tổ chức sẽ đề ra những yêu cầu, tiêu chuẩn thực hiện công việc hợp lý.
Đánh giá đảm bảo sự công bằng khách quan, dân chủ.
1.4.2. Tạo mọi điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi
- Tổ chức cần dựa trên những tính toán khoa học và hợp lý để tạo điều
kiện làm việc thoáng mát và phù hợp với tâm sinh lý người lao động.
- Tổ chức cần cung cấp đầy đủ và kịp thời những điều kiện cho quá
trình sản xuất được diễn ra theo đúng kế hoạch, đảm bảo tính an toàn mà vẫn

tăng năng suất lao động
- Hoạt động liên quan đến thiết kế và thiết kế lại công việc cần phải
được tổ chức quan tâm một cách chu đáo vì hoạt động này không những tạo
ra cảm giác hứng thú cho người lao động trong quá trình làm việc mà còn
giúp tổ chức lấy nó làm cơ sở để tiến hành các hoạt động khác như: Trả công
lao động, trả lương, hoạt động kế hoạch hoá nguồn nhân lực.
- Các hoạt động liên quan khác như tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí lao
động….cần phải phù hợp giữa khả năng lao động của mỗi cá nhân với từng
công việc cụ thể.
Tóm lại, điều kiện làm việc và môi trường làm việc là hai yếu tố vừa
giúp người lao động và tổ chức có được an toàn trong lao động lại vừa có tác
dụng giúp họ nâng cao năng lực lao động. Do đó việc tạo môi trường và điều
kiện làm việc thuận lợi là hoạt động không thể thiếu được khi các tổ chức
muốn tạo động lực cho nhân viên của họ.
1.4.3. Kích thích vật chất
Kích thích vật chất được coi là một đòn bẩy về kinh tế có tác dụng rất
mạnh mẽ đến người lao động làm cho họ làm việc với cường độ cao hơn, tinh
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
12
thần phấn chấn, tin tưởng hơn,….Đây cũng là một phương pháp được các
doanh nghiệp áp dụng khá phổ biến khi tiến hành công tác tạo động lực trong
lao động. Kích thích vật chất thường bao gồm các hình thức như sau:
1.4.3.1Kích thích tiền lương, tiền thưởng
“Tiên lương là khoản thu nhập chính mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc (hay một khối lượng
công việc ) đã được giao”(13).
Tiền thưởng là một khoản thu nhập của người lao động ngoài lương.
Tuy nhiên tiền lương, tiền công là một đòn bẩy kinh tế khá hiệu quả nhưng
cũng là một vấn đề khá nhạy cảm. Do đó, khi thực hiện chế độ này thì điều
quan trọng là các nhà quản lý phải chú đến các nội dung sau.

- Đảm bảo nguyên tắc trong khi trả lương như: trả lương ngang nhau
cho những công việc như nhau, tiền lương phải đảm bảo cho người lao động
tái sản xuất sức lao động mở rộng, các khoản bù giá nếu thị trường có nhiều
biến đổi nhất là trong giai đoạn hiện nay.
- Tiền lương phải đúng theo quy định của nhà nước và pháp luật. Đảm
bảo phải công bằng, trả đúng, trả đủ.
- Các hình thức trả lương mà tổ chức áp dụng phải được quy định rõ
ràng, quy chế cụ thể, dễ hiểu.
- Tiền thưởng trả cho người lao động cũng cần phải đảm bảo tính công
bằng, các quyết định thưởng kịp thời đúng lúc, công khai.
1.4.3.2. Các chế độ phúc lợi:
Ngoài việc tổ chức thực hiện các chế độ phúc lợi bắt buộc như bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo đúng quy định của Nhà
nước và pháp luật thì các tổ chức nên tuỳ theo điều kiện tài chính và tình hình
thực tế tại doanh nghiệp của mình mà mở rộng thêm hệ thống phúc lợi tự
nguyện khác như: tham quan, nghỉ mát, ăn ca, khi người lao động ốm đau, lập
gia đình… Tuy nhiên, cần lưu ý là các khoản phúc lợi được thực hiện trên quy
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
13
định rõ ràng, cụ thể và công khai để tránh việc người lao động hiểu sai gây
bất bình, xung đột, tạo ra bầu không khí tập thể không được tốt.
1.4.4. Kích thích tinh thần:
Kích thích về mặt tinh thần sẽ đem lại cho người lao động có thái độ
làm việc hăng say hay thờ ơ… Do đó để làm tốt công tác này thì tổ chức cần
làm tốt theo hướng sau:
- Tổ chức cần cam kết tạo việc làm chất lượng và ổn định cho người
lao động. Vì có như vậy họ mới yên tâm làm việc và tổ chức cũng giữ gìn
được lao động giỏi ở lại tổ chức làm việc.
- Các quyết định liên quan đến thăng tiến đề bạt hay khen thưởng, kỷ
luật phải làm rõ ràng, cụ thể đảm bảo công bằng, công khai cho tất cả mọi

người.
- Tổ chức nên quan tâm và cung cấp nhiều cơ hội để người lao động
được học tập, đào tạo, nâng cao trình độ, khả năng thực hiện công việc từ đó
nâng cao thu nhập.
- Cùng với người lao động xây dựng văn hoá doanh nghiệp lành mạnh,
tất cả phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ chức và cuộc sống của mỗi người lao
động.
- Thúc đẩy các phong trào thi đua phong trào thi đua khen thưởng như:
tặng bằng khen, thi đua sản xuất kinh doanh sản phẩm đẹp, người bán hàng
mẫu mực, người quản lý chân chính… nhằm tạo cho bầu không khí tập thể
thật thoải mái, người lao động được chia sẻ và đối xử công bằng.
1.5. Tác động của hoạt động tạo động lực đến kết quả sản xuất kinh
doanh:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu đánh giá năng lực sản
xuất của mỗi một tổ chức. Tuy nhiên, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
và công tác tạo động lực trong lao động có mối quan hệ qua lại với nhau vì
khi người lao động có động lực họ làm việc hiệu quả hơn do đó tăng năng
suất lao động dẫn đến tăng kết quả kinh doanh.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
14
- Động lực lao động giúp tổ chức gìn giữ và thu hút được lực lượng lao
động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi, ngược lại kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh tốt sẽ giúp cho tổ chức có thêm nhiều điều kiện ( khả năng tài
chính, mở rộng kinh doanh… ) để tác động đến công tác tạo động lực trong
lao động như: làm tốt công tác tiền lương, tiền thưởng, các khoản phúc lợi
khác, điều này giúp cho doanh nghiệp, cho người lao động nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần mà còn giúp cho doanh nghiệp khẳng định được vị thế
của mình trên thị trường.
1.6. Sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động.
Vấn đề quản lý nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường hiện nay

vô cùng quan trọng và cần thiết nhưng vấn đề quản lý lao động làm sao cho
có hiệu quả và phát huy tối đa tính nhiệt tình và hăng hái trong công việc để
đạt hiêu quả và năng suất lao động ,tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả
kinh doanh cho doanh nghiệp.
Vì vậy phương pháp tạo động lực cho người lao động sẽ là một trong
những phương pháp hiểu hiệu giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có một cách
nhìn tổng quan hơn về công tác quan lý cũng như đào tạo, đánh giá thực hiện
công việc,thu hút ,duy trì và phát triển nguồn nhân lực .Chính vì vậy việc tạo
động lực trong doanh ngiệp là hết cần thiết và bổ ích nhất là trong giai đoạn
hiện nay.
Đối với Xí nghiệp dịch vụ xăng dầu và cơ khí do nhân thức đúng đắn
và tầm quan trọng của công tác tạo động lực cho người lao động là cần thiết
nên lãnh đạo Xí nghiệp đã đưa ra một số chính sách hợp lý trong công tác tạo
động lực cho người lao động như tổ chức đào tạo,tổ chức các cuộc vui chơi,tổ
chức thi đua khen thưởng,tạo môi trường làm việc tốt, quan tâm đến đời sống
công nhân viên trong Xí nghiệp …
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
15
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG ĐỐI VỚI
NHÂN VIÊN BÁN HÀNG XĂNG DẦU TẠI XÍ NGHIỆP DỊCH
VỤ XĂNG DẦU VÀ CƠ KHÍ –XĂNG DẦU KHU VỰC I
I. Tổng quan về Xí nghiệp dịch vụ xăng dầu và cơ khí
1. Quá trình hình thành và phát triển
Xí nghiệp Dịch vụ xăng dầu và cơ khí tiền thân là Xí nghiệp cơ khí
(doanh nghiệp hạng 3), một trong 5 đơn vị thành viên trực thuộc Công ty
Xăng dầu khu vực I. Ra đời vào tháng 08/1995 trên cơ sở Xưởng Cơ khí 104,
Xí nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1995, và là đơn vị kinh tế
cấp dưới của Công ty xăng dầu khu vực I, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam
vơi Quyết định thành lập số 156/XD-QĐ ngày 06/03/1997. Cùng với đó là
Quyết định số 125/XD-QĐ của Tổng Giám đốc Công ty Xăng dầu Việt nam

đã chuyển 18 cửa hàng bán lẻ xăng dầu khu vực Bắc Sông Hồng mà Công ty
Xăng dầu khu vực I đang trực tiếp quản lý về trực thuộc Xí nghiệp cơ khí và
đổi tên thành Xí nghiệp Dịch vụ xăng dầu và cơ khí. Xí nghiệp có tên giao
dịch quốc tế là: “Petrolimex Machenical Services Enterprise”, viết tắt là
PMSE.
2. Chức năng nhiệm vụ.
Chức năng chính của Xí nghiệp là tổ chức kinh doanh xăng dầu,các sản
phẩm hoá dầu,cơ khí và các dịch vụ khác nhằm phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng
của người dân,các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn được phân công,đảm
bảo các mục tiêu chính trị, an ninh, quốc phòng.
Xí nghiệp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch do Tổng
Công Ty Xăng dầu Việt Nam và Công ty Xăng dầu khu vực I giao cho. Thực
hiện đúng chế độ, chính sách Nhà nước đối với người lao động. Xí nghiệp
được quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh theo Quyết định số 214/XD
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
16
- QĐ ngày 30/06/1997 của Giám đốc Công ty xăng dầu khu vực I về việc
phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc.
Nhiệm vụ cụ thể của Xí nghiệp là tổ chức kinh doanh xăng dầu và các
sản phẩm hoá dầu theo các phương thức bán buôn trực tiếp, bán qua các đại lý
và bán lẻ qua các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đặt trên địa bàn 3 huyện ngoại
thành Hà Nội là: Đông Anh, Gia Lâm và Sóc Sơn. Ngoài ra, Xí nghiệp còn có
nhiệm vụ thi công, lắp đặt, sửa chữa các công trình cơ khí, kinh doanh các
dịch vụ cơ khí, các thiết bị chuyên dùng xăng dầu và càc dịch vụ khác phục
vụ nội bộ công ty, các đơn vị trong ngành và ngoài xã hội.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
17
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức.
Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hình 0.1. Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp Dịch vụ xăng dầu và cơ khí

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ tác nghiệp
Nguồn do phòng tổ chức hành chính cung cấp
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc
phụ trách kinh doanh
Phó giám đốc
phụ trách kỹ thuật
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Tổ chức - Hành chính
Phòng
Kế toán - Tài chính
Phòng
Kỹ thuật
Cửa hàng
Dịch vụ - Tổng hợp
Hệ thống 26 Cửa hàng
Bán xăng dầu lẻ
Xưởng cơ điện
18
Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp la cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến
- Chức năng, cơ cấu tổ chức này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh
của Xí nghiệp. Nó vừa giúp đảm bảo việc lãnh đạo của thủ trưởng đơn vị
được thông suốt lại vừa có các bộ phận chức năng giúp việc cho thủ trưởng
đơn vị để nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí
nghiệp.
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Xí nghiệp bao gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó

Giám đốc, 04 Phòng chức năng và 26 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Chức năng,
nhiệm vụ của từng bộ phận được thể hiện như sau:
- Giám đốc Xí nghiệp: là người lãnh đạo cao nhất của Xí nghiệp, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc Công ty Xăng dầu khu vực I về công tác quản lý
và điều hành các hoạt động thuộc chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp theo
đúng quy định hiện hành.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Tham mưu, giúp đỡ việc cho
Giám đốc Xí nghiệp. Trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh về hệ thống các cửa
hàng trong việc kinh doanh xăng dầu, các sản phảm hoá dầu và cá dịch vụ
khác. Thay thế và điều hành mội hoạt động của đơn vị khi Giám đốc vắng
mặt.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc
Xí nghiệp. trực tiếp chỉ đạo Phòng quản lý kỹ thuật và Xưởng cơ điện trong
công tác sản xuất dịch vụ cơ khí, xây dựng ,đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu
quả.
- Phòng kinh doanh: là phòng nghiệp vụ tham mưu. Giúp việc Giám
đốc Xí nghiệp tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động kinh doanh
xăng dầu, gas và các sản phẩm hoá dầu trên địa bàn quận Long Biên và 3
huyện ngoại thành Hà Nội.
- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham
mưu giúp việc cho giám đốc Xí nghiệp trong tổ chức thưự hiện các công tác
liên quan đến nhân sự của Xí nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
19
- Phòng kế toán tài chính: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu,
giúp việc cho Giám đốc Xí nghiệp tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác
thống kê, kế toán, thống tin kinh tế, kiểm soát kinh tế tài chính của Nhà nước
tại đơn vị.
- Phòng quản lý kỹ thuật: Quản lý, chỉ đạp, điều hành các hoạt động
thuộc lĩnh vực kỹ thuật, vật tư đảm bảo phục vụ tốt hoạt động tổ chức kinh

doanh các mặt hàng phục vụ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí, sửa chữa trang thiết bị, tài
sản.
- Cửa hàng dịch vụ tổng hợp: Có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh các mặt
hàng phục vụ nhu cầu nội bộ công ty và ngoài xã hội. Ngoài ra, cửa hàng còn
tổ chức kinh doanh các mặt hàng cơ khí, các thiết bị chuyên dùng xăng dầu,
dịch vụ rửa xe, trông giữ xe ô tô.
- Xưởng cơ điện: Có nhiệm vụ sản xuất, gia công, cơ khí các sản phẩm
dùng xăng dầu, lắp đặt công nghệ, kho bể, cửa hàng xăng dầu phục vụ công
tác xuất, nhập, bán lẻ xăng dầu của các đơn vị trong nội bộ Công ty và nhu cầu xã
hội .
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
20
Hệ thống cửa hàng xăng dầu của Xí nghiệp
TT Tên cửa hàng Địa chỉ SĐT
1. Cửa hàng số 77 Quốc lộ 181 ,Phú Thị, Gia Lâm,Hà Nội 8.765997
2. Cửa hàng số 78 Số 23 phố Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội 8.750730
3. Cửa hàng số 79 Km3 QL5,Phúc Đồng, LongBiên, Hà Nội 8.276561
4. Cửa hàng số 80 Km10 QL5, Dương Xá,Gia Lâm, Hà Nội 8.276394
5. Cửa hàng số 81 Km2 QL121, Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội 9.346323
6. Cửa hàng số 82 Đa Tốn, Đông Anh, Hà Nội 8.740407
7. Cửa hàng số 83 Km7, Quốc lộ 5,Trâu Quỳ,Gia Lâm, Hà Nội 8.276294
8. Cửa hàng số 84 Km0 QL5,Gia Thuỵ, Long Biên, Hà Nội 8.271348
9. Cửa hàng số 85 549 NguyễnVăn Cừ, Long Biên, Hà Nội 8.272462
10. Cửa hàng số 86 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội 6.557013
11. Cửa hàng số 87 YênViên, Gia Lâm, Hà Nội 8.272461
12. Cửa hàng số 88 Dốc Lã, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội 8.272782
13. Cửa hàng số 89 Km 6=500,QL5 Gia Lâm, Hà Nội 8.276501
14. Cửa hàng số 90 Đông Hội,Đông Anh, Hà Nội 8.832306
15. Cửa hàng số 91 Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội 8.810268

16. Cửa hàng số 92 TT Đông Anh, Đông Anh, Hà Nội 8.832522
17. Cửa hàng số 93 Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội 8.835119
18. Cửa hàng số 94 Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội 5.962085
19. Cửa hàng số 95 Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội 8.840938
20. Cửa hàng số 96 Phủ Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội 8.843276
21. Cửa hàng số 97 Tân Minh,Sóc Sơn, Hà Nội 8.843508
22. Cửa hàng số 98 Khu D,TT Sóc Sơn, Hà Nội 8.852431
23. Cửa hàng số 99 Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội 6.770894
24. Cửa hàng số 100 Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội 6.762532
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
21
4. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
- Ngoại thương,cung ứng vật tư xăng dầu mỡ, sản phẩm hoá dầu, các
phương tiện chứa đựng và vật tư thiết bị kỹ thuật chuyên dùng ngành xăng
dầu.
- Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh dịch vụ: giải khát, bảo dưỡng, sửa chữa xe, rửa xe.
Bán buôn, bán lẻ, đại lý, ký gửi các loại vật tư, hàng hoá, thiết bị cơ
khí, thiết bị đo lường, vật liệt xây dựng (sắt, thép, xi măng …), các hàng hoá
khác phục vụ cho ngành xây dựng và các ngành khác.
- Mặt hàng khí hoá lỏng, thiết bị vật tư phục vụ ngành gas.
- Xây lắp,tu sửa, bảo quản các công trình xăng dầu, sản phẩm hoá dầu
và các công trình dân dụng
- Dịch vụ kỹ thuật xăng dầu, bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm, cột bơm
nhiên liệu, các thiết bị xăng dầu,thiết bị sửa dụng gas, các thiết bị đo lường,
kiểm định dung tích thiết bị tồn chứa xăng dầu và các thiết bị nhiên liệu khác.
- Mua bán: Thiết bị văn phòng (máy in,máy photocopy, két sắt, thiết bị
ngành in), thiết bị tin học, điện tử, bưu chính, viễn thông theo quy định của
pháp luật.
- Mua bán:Đồ uống có cồn (rượu, bia …), đồ giải khát (nước ngọt, sinh

tố, cà phê, …), thuốc lá,thuốc lào và các sản phẩm từ thuốc lá.
- Đại lý bảo hiểm
- Vận tải hàng hoá (trừ vận tải xăng dầu bằng ôtô, xitéc).
- Dịch vụ thể thao (cho thuê sân tennis, bóng chuyền, bóng bàn, cầu
lông).
- Cho thuê cửa hàng, kho, bến bãi, văn phòng, hội trường, địa điểm
quảng cáo).
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
22
5. Đặc điểm về sản phẩm và quy trình bán hàng
* Các đặc điểm về sản phẩm:
Các sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp là xăng, dầu mỡ nhờn và gas.
Những sản phẩm này có chung các đặc điểm như sau:
Thứ nhất: đây là những sản phẩm có vai trò quan trọng trong đời sống
xã hội. Trong điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến động như hiện nay, giá
dầu thô trên thế giới liên tục diễn biến phức tạp kéo theo giá xăng dầu trong
nước cũng chịu ảnh hưởng to lớn. Không ít doanh nghiệp đã lợi dụng tình
hình để đầu cơ nhằm thu lợi bất chính. Xí nghiệp Dịch vụ xăng dầu và cơ khí
ngoài chức năng sản xuất kinh doanh còn có chức năng chính trị góp phần
bình ổn giá xăng dầu trong nước, bảo vệ người tiêu dụng, tránh tình trạng hỗn
loại gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế.
Nhất là trong tình hình hiện nay khi vào ngày 01/05/2007 Nhà nước
chính thức ban hành quy định các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự định
giá bán lẻ dựa trên việc tự hạch toán chi phí và đảm bảo có lợi nhuận phù hợp.
Việc trao quyền định giá cho các doanh nghiệp tăng cường tính chủ động
trong kinh doanh, tăng lợi nhuận, giảm những chi phí không cần thiết.
Thứ hai, các sản phẩm trên có đặc điểm rất dễ cháy nổ. Khi xảy ra cháy
nổ thì những hậu quả để lại sẽ rất khôn lường vì vậy công nhân Xí nghiệp
ngoài việc chấp hành nội quy vệ sinh an toàn lao động còn phải có ý thức
chấp hành nội quy phòng chống cháy nổ , bảo vệ tài sản cũng như tính mạng

của chính mình, kiên quyết không để xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc do bất
cẩn hoặc sự vô ý thức của người thi hành nhiệm vụ.
Quy trình bán háng.
1.Ba bước của quy trình bán hàng
Bước 1: Chuẩn bị ca bán hàng
- Nhân viên bán hàng có mặt trước giờ giao ca 5 - 10 phút để chuẩn bị
nhận giao ca, chuẩn bị tâm lý tốt trước khi bán hàng, trang phục bảo hộ lao
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
23
động và các phương tiện bảo vệ cá nhân (giáy, dép, mũ, bảng tên) ngay ngắn
gọn, gọn gàng.
- Chuẩn bị tiền lẻ, hoá đơn.
- Kiểm tra cột bơm, máy móc, thiết bị nguồn điện, phương tiện phòng
chống cháy nổ, bảng hiệu của cửa hàng, sắp xếp vệ sinh nơi làm việc.
- Khởi động cột bơm (với ca đầu ngày tại cửa hàng xăng dầu không bán
ca 3
- Kiểm tra sổ giao ca, số đồng hồ cột bơm và số lượng thực tế của hàng
hoá.
Bước 2: Bán hàng
- Quan sát, hướng dẫn khách hàng đến vị trí mua hàng
- Chào hỏi và tư vấn nhu cầu cho khách hàng
- Thực hiện các thao tác bơm xăng dầu theo đúng quy trình.
- Nhận tiền và trả lại tiền thừa, cảm ơn khách hàng, viết hoá đơn nếu
khách hàng yêu cầu, giải thích thắc mắc cho khách hàng (nếu có).
Bước 3: Kết thúc ca bán hàng
- Chốt sổ đồng hồ, kiểm tra tiền, hoá đơn bán hàng, kiểm tra hàng hoá.
- Ghi số liệu vào sổ giao ca, bàn giao tiền hoặc niêm phong vào két, ký
sổ bàn giao.
2- Giao nhận ca bán hàng
a.Người giao ca: Xác định số lượng thực tế hàng bán ra trong ca, số

tiền thu về, công nợ (nếu có), cụ thể:
- Chốt số đồng hồ trên cột bơm trừ đi số đồng hồ trước khi nhận ca, các
mặt hàng khác cân đo, đong đếm thực tế, cập nhật vào sổ giao ca.
- Kiểm kê thực tế quỹ tiền mặt, phiếu lưu động tại quầy, két…, lập
bảng kê tiền, báo cáo bán hàng, cân đối xác định lượng hàng tồn, thừa thiếu,
mất mát.
- Giao nhận tiền theo đúng quy định.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
24
b.Người nhận ca: Phải có mặt trước giờ giao ca 5 - 10 phút, cùng người
giao ca kiểm tra lượng hàng hóa tồn kho thực tế, tiếp nhận và thực hiện công
tác bán hàng.
6. Đặc điểm về lao động theo trình độ học vấn.
STT
Lao động/trình độ
đào tạo
2005 2006 2007 Tỷ lệ 2005
Tỷ lệ
2006
Tỷ lệ
% 2007
Ghi chú
1 Lao động quản lý 32 34 37 9,78% 9,19% 10,7%
Trình độ đại học 30 32 36 9% 9,15% 10,4%
Trình độ trung cấp 2 2 1 6,78% 0,4 0,3%
Trình độ sơ cấp,
CNKT
2. Lao động nghiệp vụ
chuyên môn
30 32 41 9,17% 9,3% 11,8%

Trình độ đại học 29 31 40 8,8% 9,01% 11,50%
Trình độ trung cấp 1 1 1 0,37% 0,29% 0,24%
Trình độ sơ cấp,
CNKT
3. Lao động phục vụ 20 20 17 6,11% 4,94% 5,2%
Trình độ đại học 2 3 4 0,6% 0,87% 1,2%
Trình độ trung cấp 15 11 12 4,5% 3,2% 3,5%
Trình độ sơ cấp,
CNKT
3 3 2 1,01% 0,87 0,5%
4. Công nhân trực tiếp
sản xuất
245 261 250 74,14% 75,8% 72,3%
Trình độ đại học 25 27 30 7,67% 7,8% 8,67%
Trình độ trung cấp 47 42 39 14,43% 12,2% 12,3%
Trình độ sơ cấp,
CNKT
173 192 181 52,84% 55,8 51,3
5. Tổng số lao động 327 344 346
Trình độ đại học 86 93 110 26,2% 27% 31,8%
Trìn độ trung cấp 65 56 53 19,87% 16,2% 15/3%
Trình độ sơ cấp,
CNKT
176 195 183 53,93% 56,8% 52,9%
Bảng 0.1 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn(thống kê qua các năm được
lấy từ báo cáo tổng kết các năm 2005-2007)
Qua bảng số liệu trên cho thấy về tổng số lao động thông qua hàng năm
có sự thay đổi nhưng không nhiều và biến động lớn .Trình độ đại học được
tăng lên qua hàng năm .Năm 2005 tổng số lao động có trình độ đại học là 86
người chiếm 26,2% trên tổng số lao động nhưng tới năm 2006 số lao động đại

Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Trung
25

×