Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty Cổ phần Đay và kinh doanh tổng hợp Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.72 KB, 67 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tiền lương từ xưa đến nay luôn là vấn đề rất được quan tâm của xã hội, đặc biệt
là đối với người lao động. Bởi tiền lương chính là nguồn thu nhập chủ yếu giúp
người lao động trang trải những chi tiêu trong cuộc sống của họ. Thu nhập cao chính
là cái đích hướng tới của tất cả người lao động, bởi gắn với thu nhập cao là một cuộc
sống đầy đủ hơn, sung túc hơn.
Không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động mà tiền lương còn là
vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp vì tiền lương chính là một phần nằm trong chi
phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mục tiêu của các doanh nghiệp là phải
giảm chi phí này, nhưng không làm giảm tiền lương của người lao động. Đây quả là
một bài toán khó đối với công tác tiền lương của tất cả các doanh nghiệp. Cách giải
quyết duy nhất cho vấn đề này là phải không ngừng hoàn thiện công tác tiền lương tại
công ty mình để có thể vừa khắc phục được vấn đề chi phí tiền lương, lại vừa có thể
biến tiền lương thực sự trở thành công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp kích thích
lao động làm việc hăng say, hiệu quả hơn.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế về công tác trả lương tại công ty cổ phần Diêm
Thống Nhất cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn
chế nhất định trong trả lương của công ty. Việc trả lương cho người lao động thực sự
đánh giá được chính xác mức độ hoàn thành công việc cũng như chất lượng hoàn
thành công việc đó…và còn một số vấn đề tồn tại khác nữa có thể thấy trong việc
phân tích của chuyên đề này. Do vậy, để tiền lương thực sự trở thành công cụ đòn
bẩy đối với công ty, thực sự phát huy vai trò của mình thì cần phải có biện pháp gì
để hoàn thiện công tác tiền lương của công ty hiện nay là vấn đề cần thiết. Trên cơ sở
đó tôi đã lựa chọn đề tài “hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty cổ phần
Diêm Thống Nhất” để có thể đóng góp chút sức mình cho việc hoàn thiện công tác
tiền lương của công ty hiện nay.
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về thực trạng công tác tiền lương của công ty


hiện nay, từ đó tìm ra những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại để có giải
pháp khặc phục.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất: Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về tiền lương để từ đó tìm ra cơ sở lý
luận của công tác tiền lương trong doanh nghiệp.
Thứ hai: Phân tích thực trạng công tác tiền lương của công ty cổ phần Diêm
Thống Nhất hiện nay. Đánh giá những mặt đạt được và mặt hạn chế để có hoàn thiện
trong thời gian tới.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương của công ty
cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng phù hợp với tâm tự
nguyện vọng của người lao động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác tiền lương của công ty bao gồm tình hình quản
lý quỹ lương và các hình thức trả lương của công ty.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề trong phạm vi công ty cổ phần
Diêm Thống Nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng các phương pháp luận, phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá số
liệu tổng hợp kết hợp với phương pháp khảo sát thực tế.
5. Ý nghĩa của chuyên đề
* Ý nghĩa về mặt lý luận: Chuyên đề này cung cấp cho người quan tâm vấn đề
công tác tiền lương một hệ thống lý luận tương đối đầy đủ.
* Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Chuyên đề này là tài liệu tham khảo cho những
người làm công tác tiền lương trong các doanh nghiệp nói chung và trong công ty cổ
phần Diêm Thống Nhất nói riêng trong quá trình hoàn thiện công tác tiền lương tại
công ty.mình.
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
2
6. Kết cấu nội dung nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo,

chuyên đề này được trình bày theo 3 phần:
Phần I : Những vấn đề cơ bản về tiền lương trong công ty.
Phần II : Đánh giá thực trạng tổ chức trả lương cho lao động công ty.
Phần III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương của công ty.
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
3
NỘI DUNG
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÔNG TY
I/ TIỀN LƯƠNG
1. Các khái niệm cơ bản
Về vấn đề tiền lương, hiện nay có nhiều cách hiều khác nhau:
Tiền lương được hiều là số lượng tiền mà người lao động nhận được từ người
sử dụng lao động sau khi đã hoàn thành một công việc nhất định, hoặc sau một thời
gian lao động nhất định.
Hoặc theo Điều 55, Chương 6 của Bộ luật lao động Việt Nam chỉ ra rằng:
“Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động
và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc”.
Trong thực tế, người ta sử dụng 2 thuất ngữ là tiền công và tiền lương để chỉ số
tiền mả người lao động nhận được từ người sử dụng lao động:
+ Tiền công: Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn
cứ vào số lượng thời gian làm việc thực tế (ngày, giờ), vào số lượng sản phẩm sản
xuất ra hay khối lượng công việc đã hoàn thành.
Đối tượng trả: Công nhân sản xuất, nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị,
nhân viên văn phòng.
+ Tiền lương: Là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường
xuyên vào một thời điểm nhất định trong tuần, tháng hoặc năm.
Đối tượng trả: cán bộ quản lý, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật.
2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
2.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương
Thứ nhất, phải đảm bảo sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật

chất cũng như tinh thần cho người lao động.
Thứ hai, làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao. Yêu cầu này thể
hiện vai trò tạo động lực đối với người lao động của tiền lương.
Thứ ba, phải đảm bảo đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu.
2.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
4
Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho các lao động như nhau.
Đây là nguyên tắc quan trọng xuất phát nguyên tắc phân phối theo lao động,
nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng trong trả lương.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng (NSLĐ) nhanh hơn tiền lương
bình quân (TLBQ).
Phải đảm bảo nguyên tắc này vì hai nguyên nhân:
Thứ nhất: NSLĐ có khả năng khách quan tăng nhanh hơn TLBQ. TLBQ tăng
do trình độ tổ chức và quản lý lao động ngày càng hiệu quả…Còn tăng NSLĐ, ngoài
yếu tố trên còn do các nguyên nhân khác như đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao
trình độ trang bị kỹ thuật trong lao động…
Thứ hai: Đối với một doanh nghiệp, tăng TLBQ dẫn đến tăng chi phí sản xuất;
tăng NSLĐ lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm. Do đó mức giảm chi phí
do tăng NSLĐ phải lớn hơn mức tăng chi phí do tăng TLBQ để đảm bảo hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao
động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế.
Một là, trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành.
Hai là, điều kiện lao động có ảnh hưởng đến hao phí sức lao động .
Ba là, vai trò của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Bốn là, sự phân bố theo khu vực sản xuất.
3. Ý nghĩa của tiền lương trong công ty
Tiền lương có ý nghĩa quan trọng đối với cả người lao động, tổ chức và xã hội:
3.1. Đối với người lao động

Họ quan tâm đến tiền lương mình nhận được bởi 3 lý do sau:
Thứ nhất: tiền lương chính là phần cơ bản nhất trong thu nhập giúp họ và gia
đình để trang trải các chi phí cần thiết.
Thứ hai: tiền lương kiếm được phần nào ảnh hưởng đến vị thế của họ trong gia
đình, cũng như ảnh hưởng đến giá trị tương đối của họ đối với tổ chức và xã hội.
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
5
Thứ ba: tiền lương cao sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động tích cưc học
tập nâng cao trình độ.
3.2. Đối với tổ chức
Thứ nhất: tiền lương chính là một phần của chi phí sản xuất. Do đó mục tiêu
của các doanh nghiệp là làm thế nào để tiết kiệm được chi phí này.
Thứ hai: tiền lương đồng thời là công cụ để các tổ chức có thể duy trì, gìn giữ
và thu hút lao động giỏi cho mình.
Thứ ba: tiền lương cùng với các loài thù lao khác là công cụ để các tổ chức
quản lý hiệu quả chiến lược nguồn nhân lực của mình.
3.3. Đối với xã hội
Tăng tiền lương có tác động 2 mặt đối với xã hội:
Một mặt, tăng tiền lương làm tăng sức mua, do đó làm tăng sự thịnh vượng của
cộng đồng. Đồng thời làm tăng thu nhập quốc dân do tăng thuế thu nhập, tăng nguồn
nguồn thu của chính phủ.
Mặt khác, việc tăng sức mua làm tăng giá cả, giảm mức sống của người thu
nhập thấp. Giá cả tăng lại làm giảm cẩu hàng hóa và dịch vụ, dẫn tới giảm việc làm.
II/ QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG
1. Khái niềm và kết cấu quỹ tiền lương
1.1. Khái niệm
Quỹ tiền lương: là tổng số tiền dùng để trả lương cho người lao động do cơ
quan (doanh nghiệp) quản lý.
Quản lý quỹ tiền lương: là sự tác động có định hướng vào các đối tượng của
quản lý quỹ lương nhằm hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật kinh tế xã hội.

1.2. Kết cấu quỹ tiền lương
Theo công văn 4320 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vể việc hướng
dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp Nhà nước, thì kết cấu quỹ tiền
lương của một doanh nghiệp bao gồm:
- Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao;
- Qũy tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước;
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
6
- Quỹ tiền lương cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác ngoài
đơn giá tiền lương được giao;
- Quỹ tiền lương dự phòng.
2. Phương pháp lập kế hoạch quỹ tiền lương
Theo sự hướng dẫn của thông tư số 07/2005/TT - BLĐTBXH thì tổng quỹ tiền
lương kế hoạch (

Vkh
) của công ty được lập như sau:
Công thức:

Vkh
= V
khđg
+ V
khcđ
 V
khđg
, V
khcđ
: Quỹ tiền lương kế hoạch đơn giá và chế độ.
2.1. Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương

Phương pháp: Dựa vào lao động định biên và hệ số cấp bậc bình quân
V
khđg
= [ L
đb
x L
mindn
x ( H
cb
+ H
pc
) + V
đt
] x 12 tháng + V
ttlđ
Trong đó:
 L
mindn
: Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp:
L
mindn
= L
min
x ( 1 + K )
 L
min
: Tiền lương tối thiểu của nhà nước;
 K : Hệ số tăng lương tối thiểu;
 H
cb

: Hệ số cấp bậc công việc bình quân toàn doanh nghiệp;
 H
p
: Hệ số các phụ cấpbình quân được tính trong đơn giá tiền lương.
 L
đb
: Số lao động định biên của toàn doanh nghiệp;
 V
đt
: Tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả;
 V
ttlđ
: Tiền lương thêm khi làm việc vào ban đêm.
2.2. Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền
lương)
Công thức: V
khcđ
= V
pc
+ V
bs
Trong đó:
 V
pc
: Các khoản phụ cấp lương không tính trong đơn giá tiền lương;
 V
bs
: Tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định
của Bộ luật lao động.
3. Phân tích quản lý quỹ tiền lương

Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
7
3.1. Phân tích tiết kiệm hoặc vượt chi tuyệt đối quỹ tiền lương
Khái niệm: mức tiết kiệm hoặc vượt chi tuyệt đối quỹ tiền lương là hiệu số
giữa quỹ tiền lương thực hiện và kế hoạch.
Công thức: T

= V
th
- V
kh
Trong đó:
 T

: Mức tiết kiệm (vượt chi) tuyệt đối quỹ tiền lương;
 V
th
,V
kh
: Quỹ tiền lương thực hiện và kế hoạch;
Nểu : T

> 0 => tiết kiệm tuyệt đối;
T

<0 => vượt chi tuyệt dối.
3.2. Phân tích tiết kiệm hoặc vượt chi tương đối quỹ tiền lương
Khái niệm: Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối quỹ tiền lương là so sánh giữa
quỹ tiền lương thực hiện và quỹ tiền lương kế hoạch sau khi đã điều chỉnh quỹ tiền
lương kế hoạch theo mức độ hoàn thành các chỉ tiêu khác.

Công thức: T
tgđ
= V
th
- V
kh
x K
Trong đó:
 T
tgđ
: Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối quỹ tiền lương;
 K : Hệ số điều chỉnh mức lương kế hoạch
Nếu : T
tgđ
> 0 => tiết kiệm tương đối quỹ tiền lương;
T
tgđ
< 0 => vượt chi tương đối quỹ tiền lương.
III/ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
1. Trả lương theo thời gian
Khái niệm: Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người
lao động trên cơ sở căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và trình độ chuyên môn
của người lao động.
Điều kiện áp dụng: Chủ yếu áp dụng đối với cán bộ quản lý. Ngoài ra còn áp
dụng với lao động bằng máy móc hoặc làm công việc khó xác định định mức một
cách cụ thể, chính xác, công việc đòi hỏi chất lượng cao…
Ưu điểm: Dễ hiểu, dễ tính, dễ quản lý.
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
8
Nhược điểm: Tiền lương họ nhận được không chưa gắn với kết quả lao động mà

họ đạt được trong thời gian làm việc nên không khuyến khích tăng NSLĐ.
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Khái niệm: Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động
căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã hoàn
thành.
Điều kiện áp dụng: Công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
Ưu điểm: Có 3 ưu điểm sau:
Thứ nhất: Tiền lương người lao động nhận được phụ thuộc trực tiếp vào số lưựng
và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành. Do đó, có tác dụng khuyến khích tăng
NSLĐ.
Thứ hai: Đồng thời khuyến khích họ ra sức học tập nâng cao trình độ lành nghề,
tích lũy kinh nghiệm…để có thể nâng cao khả năng làm việc và năng suất lao
động.
Thứ ba: Góp phần nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ,
chủ động trong làm việc của người lao động.
Nhược điểm: Dẫn đến tình trạng chạy theo số lượng mà ít quan tâm đến chất
lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng hợp lý máy móc thiết bị.
Đây là hình thức được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và hiện nay tồn
tại nhiều chế độ trả lương sản phẩm khác nhau:
2.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Khái niệm: Đây là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng đơn vị sản phẩm được
sản xuất ra và đơn giá tiền lương cho mỗi đơn vị sản phẩm.
Điều kiện áp dụng: Công nhân sản xuât chính mà công việc của họ mang tính
chất độc lập tương đối, có thể định mức, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chính
xác.
Cách tính lương:
* Bước 1: Tính đơn giá sản phẩm (Đ
g
):
Đ

g
=
Qo
Lcbcv
hoặc Đ
g
= L
cbcv
x T
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
9
Trong đó:
 L
cbcv
: Lương cấp bậc công việc (tháng, ngày);
 Q
0
: Mức sản lượng của công nhân trong kỳ;
 T : Mức thời gian để hoàn thành một đơn vị sản phẩm.
* Bước 2: Tính lương cho công nhân trong kỳ:
L = Đ
g
x Q
Trong đó:
 L : Tiền lương thực tế mà công nhận được;
 Q : Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành.
2.2. Chế độ trả lương sản phẩm tập thể
Khái niệm: Là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà
một nhóm lao động (tổ sản xuất…) đã hoàn thành.
Điều kiện áp dụng: Áp dụng đối với những công việc đòi hỏi nhiều người tham

gia, mà công việc của mỗi cá nhân đều liên quan đến nhau.
Cách tính lương:
* Bước 1: Tính đơn giá sản phẩm tập thể (Đ
g
):
- Theo số lượng sản phẩm mà tổ hoàn thành trong kỳ: Đ
g
=
Qo
Lcbcv
- Theo thời gian hao phí để tổ hoàn thành một đơn vị sản phẩm trong kỳ:
Đ
g
= L
cbcv
x T
o
Trong đó:
 L
cbcv
: Tiền lương cấp bậc công việc của cả tổ;
 Q
o
: Mức sản lượng của cả tổ;
 T
o
: Mức thời gian của tổ.
* Bước 2: Tính tiền lương thực tế của cả tổ (L):
L = Đ
g

x Q
 Q : Sản lượng thực tế cả tổ đã hoàn thành.
* Bước 3: Chia lương cho các cá nhân trong tổ. Có 2 phương pháp sau:
 Phương pháp 1 : Dùng hệ số điều chỉnh:
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
10
+ Bước 1: Xác định hệ số điều chỉnh (H
đc
) : H
đc
=
Lo
L
 L
0
: Tiền lương cấp bậc của tổ.
+ Bước 2: Tính tiền lương cho từng công nhân (Li): L
i
= L
cbcvi
x H
đc
 L
cbcvi
: Lương cấp bậc công việc bậc i;
 Phương pháp 2 : Dùng giở - hệ số:
+ Bước 1: Quy đổi số giờ làm việc thực tế của từng công nhân ở từng bậc khác
nhau ra số giờ làm việc của công nhân bậc I:
T
qđi

= T
i
x H
i
và T

=

=
n
i
Tqđq
1
Trong đó:
 T
qđi
: Số giờ làm quy đổi ra bậc I của công nhân bậc i;
 T

: Tổng số giờ đã quy đổi ra giờ bậc I của cả tổ;
 n : Tổng số người trong tổ;
 T
i
: Thời gian làm việc của công nhân i;
 H
i
: Hệ số lương bậc i trong thang lương.
+ Bước 2: Tính tiền lương cho 1 giờ của công nhân bậc I (L
I
): L

I
=
Tqđ
L
+ Bước 3: Tính tiền lương cho công nhân i (Li) : L
i
= L
I
x T
qđi
2.3. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Khái niệm: Là chế độ trả lương căn cứ vào mức sản lượng của công nhân chính
mà những lao động được trả theo hình thức này đã trợ giúp để họ hoàn thành mức
sản lượng đó.
Điều kiện áp dụng: Công nhân phụ, làm công việc phục vụ hay phụ trợ, phục vụ
cho hoạt động của công nhân chính.
Cách tính lương:
* Bước 1: Tính đơn giá tiền lương theo sản phẩm gián tiếp:
Đ
g
=
MxQ
L
Trong đó:
 Đ
g
: Đơn giá tiền lương của công nhân phụ, phụ trợ;
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
11
 L : Lương cấp bậc của công nhân phụ, phụ trợ;

 M : Mức phục vụ của công nhân phụ, phụ trợ;
 Q : Mức sản lượng của một công nhân chính.
* Bước 2: Tính tiền lương thực tế của công nhân phụ, phụ trợ (L
1
):
L
1
= Đ
g
x Q
1
 Q
1
: Mức hoàn thành thực tế của công chính.
2.4. Chế độ trả lương theo sản phẩm lũy tiến
Điều kiện áp dụng: Thường áp dụng đối với những “khâu yếu” trong sản xuất, có
ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất.
Cách tính lương:
L
lt
= Đ
g
x Q
1
+ Đ
g
x k x (Q
1
- Q
0

)
Trong đó:
 L
lt
: Tổng tiền lương trả theo sản phẩm lũy tiến;
 Đ
g
: Đơn giá cố định tính theo sản phẩm;
 Q
1
: Sản lượng thực tế đã hoàn thành;
 Q
0
: Sản lượng đạt mức khởi điểm;
 k :Tỷ lệ tăng thêm để có được đơn giá lũy tiến.
2.5. Chế độ trả lương theo sản phẩm khoán
Khái niệm: Là chế độ trả lương căn cứ vào mức độ hoàn thành khối lượng công
việc đã được giao khoán cho người lao động.
Điều kiện áp dụng: Áp dụng phổ biến trong ngành nông nghiệp, xây dựng cơ
bản, hoặc một số ngành mà công nhân làm các công việc mang tính đột xuất,
không xác định mức lao động ổn định trong thời gian dài được…
Cách tính lương: L = Đ
gk
x Q
Trong đó:
 L : Tiền lương thực tế công nhân nhận được;
 Đ
gk
: Đơn giá giao khoán cho một sản phẩm hay công việc;
 Q : Số lượng sản phẩm được hoàn thành.

Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
12
PhầnII: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ THỨC TRẢ LƯƠNG CHO
LAO ĐỘNG CÔNG TY
I/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TIỀN
LƯƠNG CHO LAO ĐỘNG
1. Đặc điểm về tổ chức của công ty
1. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tháng 6/1956 công ty chính thức khai trương đi vào hoạt động, trở thành nhà
máy đầu tiên được xây dựng xong ở miền Bắc XHCN. Là một doanh nghiệp Nhà
nước, nhiệm vụ chính của công ty lúc bấy giờ l sản xuất diêm hộp phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân miền Bắc. Hình tượng chim bồ câu tung cánh bay trên bầu
trời đã trở thành nhãn hiệu thân quen của Diêm Thống Nhất cho đến tận hôm nay.
Trải qua bao khó khăn, trở ngại cùng với cả những thuận lợi, công ty vẫn đứng
vững và không ngừng phát triển, khẳng định thương hiệu của mình trên thương
trường.
Đến tháng 6/2002 công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình mới - công ty
cổ phần Diêm Thống Nhất, đồng thời ngày càng mở rộng lĩnh vực sản xuất, đa dạng
hóa sản phẩm, góp phần làm tăng doanh thu, tăng công ăn việc làm và thu nhập cho
người lao động.
Chính điều này cũng đòi hỏi công tác tiền lương của công ty cũng phải ngày
càng hoàn thiện sao cho phù hợp với tình hình phát triển của công ty.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Tên công ty : Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất.
Tên giao dịch: Thong Nhat Match Joint Stock Company.
Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Thứ nhất: Sản xuất, kinh doanh sản phẩm diêm các loại, giấy vở, ván ép công
nghiệp, bao bì, carton sóng.
Thứ hai : In ấn và các dịch vụ liên quan đến in.
Thứ ba : Các loại hoạt động kinh doanh, thương mại và dịch vụ khác.

Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
13
1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức (ban hành ngày 01/12/2007)
Cơ cấu tổ chức của công ty Diêm Thống Nhất là cơ cấu theo mô hình trực
tuyến.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp: KTLĐ 46B
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban
kiểm soát
Phó tổng giám đốc Kế toán trưởng
Phó tổng giám đốc
14
Xí nghiệp
in và giấy
Xí nghiệp
cơ điện
Xí nghiệp
hộp bao
XN bao bì
carton
Tổ sản
xuất
Tổ sản
xuất
Tổ sản
xuất
Tổ sản

xuất
Xí nghiệp
que diêm
Tổ sản
xuất
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
Tổ
Chức
Văn
phòng
Phòng
bảo vệ
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tài vụ
ThS.Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, xí nghiệp
Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng công ty: Quản lý các văn bản pháp quy,
quy chế của nhà nước thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh; lưu giữ bí mật hồ sơ, tài
liệu của công ty; in, phô tô, gửi các tài liệu của công ty..
Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài vụ: Quản lý, giám sát các nguồn vốn tài
sản của công ty. Tổ chức khai thác sử dụng vốn; thực hiện công tác hạch toán, thống
kê trong toàn công ty; lưu trữ các chứng từ kế toán…
Chức năng, nhiệm vụ của phòng kỹ thuật: Vận hành và lập kế hoạch xây dựng
lịch xích bảo dưỡng, sữa chữa máy móc thiết bị hàng năm; kế hoạch đầu tư, sữa chữa

lớn, cải tạo nâng cấp và làm mới; xây dựng định hướng chiến lược về tiến bộ kỹ
thuật, kỹ thuật an toàn lao động;
Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, hoạch
định chi tiết chính sách bán hàng, kinh doanh; xây dựng kế hoạch giá thành sản
phẩm; kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng tháng cho các đơn vị thành viên.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng bảo vệ: Lập các kế hoạch về bảo vệ, đảm bảo
an ninh nội bộ và xung quanh khu vực công ty; lập phương án phòng cháy, chữa
cháy...
Chức năng, nhiệm vụ của các xí nghiệp: Quản lý và thực hiện các chỉ tiêu về
định mức lao động; tổ chức phân công hợp tác lao động hợp lý; tổ chức hưỡng dẫn
cbcnvc thực hiện tốt nội quy lao động, pháp lệnh bảo hộ lao động…
2. Đặc điểm về lao động
2.1. Quy mô lao động
Bảng1: Tổng số lao động định biên qua các năm:
Năm 2005 2006 2007 2008
Tổng số lao động 645 678 612 588
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng số lao động của công ty luôn có sự biến
động qua các năm. Điều này làm cho quỹ tiền lương của công ty cũng phải biến đổi
tương ứng. Bởi một trong các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quỹ tiền lương chính là
số lượng người làm việc. Khi số lượng lao động của công ty tăng lên thì quỹ tiền
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B

ThS.Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lương của công ty cũng tăng tương ứng hay nói cách khác là quỹ tiền lương sẽ tỷ lệ
thuận với số người làm việc.
2.2. Kết cấu lao động (năm 2007)
2.2.1. Kết cấu theo tuổi
Bảng 2: Kết cấu lao động theo độ tuổi:
Tuổi <30 30 -40 40 -45 45 - 50 >50 Tổng
Sô lao động 92 107 167 214 32 612

Tỷ lệ (%) 15 17.52 27.25 35 5.23 100
Có thể nhận thấy độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi 40 -45 - độ tuổi sắp sửa
về hưu (35%). Chính điều này sẽ làm tăng quỹ lương hưu của công ty vào thời gian
tới. Trong khi đó, độ tuổi đã về hưu > 50 lại rất ít, chỉ khoảng 5,23%. Nguyên nhân
của vấn đề này là do số lượng người đã đển tuổi về hưu muốn tiếp tục làm việc cho
công ty là rất ít, bởi tiền lương mà họ nhận được còn quá thấp đặc biệt là bộ phận lao
động giản đơn của các xí nghiệp đóng hộp bao…Cho nên không thể khuyến khích họ
gắn bó với nghề để tiếp tục đóng góp cho công ty. Đây cũng chính là một hạn chế
trong công tác tiền lương mà công ty cần khắc phục nhằm khuyến khích người lao
động làm việc hơn nữa.
2.2.2. Kết cấu theo loại lao động
Bảng 3: Kết cấu lao động theo loại lao động
Loại lao động Quản lý Phục vụ Trực tiếp sản xuất
Số lao động 32 66 514
Mỗi loại lao động khác nhau sẽ có hình thức trả lương khác nhau. Trong đó lao
động trực tiếp sản xuất đông nhất và có hình thức trả lương đa dạng nhất tùy theo loại
lao động. Bộ phận lao động quản lý và phục vụ của công ty được trả lương theo hình
thức trả theo công việc
2.2.3. Kết cấu theo nghề và cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuát
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B

ThS.Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 4: Kết cấu theo nghề và cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuát
Loại
lao
động
Cácxí nghiệp
Tổng
số lao
động

Bậc1 Bậc2 Bậc3 Bậc4 Bậc5 Bậc6
Công
nhân
công
nghệ
XN hộp bao 266 22 20 44 43 65 72
XN que diêm 117 4 7 4 9 15 78
Khoán và gia
công đáy
59
XN in giấy ván
dăm
15 0 2 0 5 3 5
XN bao bì carton 21 0 1 3 5 4 8
Công nhân cơ khí 36 1 0 5 0 6 24
Tổng 514 27 30 56 62 93 187
Tỷ lệ (%) 100 5,25 5,83 10,89 12,06 19,09 36,38
Việc phân loại lao động theo công việc và theo cấp bậc có liên quan trực tiếp
đến các hình thức trả lương và tổng quỹ lương của công ty. Tùy theo tính chất của
sản phẩm, mỗi xí nghiệp sản xuất sản phảm khác nhau sẽ có hệ thống thang lương
của công nhân khác nhau và việc phân cấp bậc khác nhau lại tương ứng với hệ số
lương nhất định.
Nhìn một cách tổng quan thị ở tất cả các phân xưởng, càng lên bậc cao thì số
lượng công nhân càng tăng (trong đó số lượng công nhân bậc 6 là đông nhất
36,38%). Đây là một ưu điểm thể hiện trình độ tay nghề của công nhân sản xuất toàn
công ty tương đối cao.
Đồng thời nhận thấy sản phẩm diêm vốn là sản phẩm chính của công ty, cho
nên số lượng công nhân công nghệ xuất diêm chiếm đa số (476 công nhân), đặc biệt
công nhân thuộc xí nghiệp hộp bao là đông nhất (302 công nhân). Điều này xuất phát
từ yêu cầu tùy theo tính chất sản xuất sản phẩm hộp bao và que diêm.

2.2.4. Kết cấu theo trình độ
Bảng 5: Kết cấu lao động theo trình độ
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B

ThS.Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trình độ Số lượng Tỷ lệ %
Đại học và trên đại học 75 12,31
Cao đẳng 13 2,07
Trung cấp 46 7,52
Lao động phổ thông 478 78,10
Tổng 612 100
Qua bảng trên ta đánh giá được loại lao động chủ yếu của công ty là lao động
phổ thông giản đơn, tiếp đến là trình độ trên đại học và đại học, trình độ trung cấp và
cuối cùng là cao đẳng.
Cơ cầu lao động trên là tương đối hợp lý phù hợp với tính chất ngành nghề sản
xuất các loại sản phẩm như diêm, giấy in…vốn cần nhiều công nhân trực tiếp tạo ra
sản phẩm, mà loại công nhân này không đòi hỏi phải có trình độ cao. Tuy vậy cũng
cần nâng cao kinh nghiệm làm việc cho người lao động để có thể giảm bớt được đội
ngũ lao động giản đơn, nhằm tiết kiệm chi phí lao động có thể.
Số lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ tương đối đáng kể (12,31%)
tuy nhiên con số này vẫn còn khiêm tốn, cho thấy một đội ngũ cán bộ quản lý có trình
độ tương cao chưa nhiều, do vậy cần phải có giải pháp để nâng cao trình độ đội ngũ
lao động quản lý vốn có, đồng thời có chiến lược thu hút những người có trình độ cao
vào công ty làm việc.
Với đặc điểm về chất lượng lao động như trên, nếu không tính đến các yếu tố
khác, hệ thống phân phối tiền lương của công ty phải đảm bảo yêu cầu tiền lương
theo trình độ học vấn (mà công việc yêu cầu) của nhóm có trình độ Đại học và trên
Đại học phải chiếm tỷ trọng lớn.
3. Đặc điểm về máy móc, thiết bị
Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định các hình thức trả

lương trong xí nghiệp đó là đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty. Bởi
trong mỗi bộ phận sản xuất, trang thiết bị được dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến
cách thức tạo ra sản phẩm cũng như hao phí lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm
của bộ phận mình. Đồng thời máy móc hiện đại, phù hợp cũng góp phần không nhỏ
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B

ThS.Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
làm giảm nhẹ hao phí lao động trong bộ phận sản xuất, tức là cũng ảnh hưởng không
nhỏ tới việc xác định tiền lương của người lao động.
bảng 6: Số lượng các loại máy móc, thiết bị
STT Loại máy Số lượng máy
Số người phục
vụ/máy
1
Bào chặt nan vành đáy
2 1
2
Bào chặt nan ống
2 1
3
Máy dán ống
2 2
4
Máy quét phấn
3 1
5
Máy dán nhãn diêm
2 4
6
Máy dán nhãn phong chục

3 5
7
Máy dán đáy
1 22
8
Máy màng co
2 1
9
Máy chấm liên hoàn
1 1
10
Máy in ốp sét
1 3
11
Dây chuyền bao bì carton
1 12
12
Máy quấy thuốc diêm
1 1
13
Máy xén giấy
3 1
Với dặc điểm sản xuất sản phẩm diêm gồm nhiều công đoạn, thêm vào đó lĩnh
vực sản xuất lại gồm nhiều loại sản phẩm (ngoài sản phẩm chính là diêm). Do đó, số
lượng máy móc thiết bị của công ty cũng rất đa dạng về chủng loại cũng như số
lượng. Mỗi loại lại đòi hỏi số lượng người phục vụ khác nhau, mức độ phức tạp khác
nhau. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong cách trả lương cho lao
động phục vụ máy tương ứng với mỗi thiết bị nhất định. Với những loại chỉ cần một
lao động phục vụ, công nhân được trả lương theo hình thức sản phẩm trực tiếp cá
nhân. Còn thiết bị đòi hỏi phải có nhiều lao động phục vụ, thì trả theo hình thức sản

phẩm tập thể…
4. Đặc điểm về quy trình công nghệ
Sơ đồ dây chuyền công nghệ
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B

Gỗ cây
ThS.Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đặc điểm quy trình công nghệ của mỗi công ty cũng ảnh hưởng đến công tác
tiền lương của công ty đó. Bỏi mỗi quy trình công nghệ bao gồm nhiều công đoạn
với cách tổ chức sản xuất, tổ chức lao động khác nhau. Dẫn đến cách tổ chức tiền
lương cũng có sự khác nhau sao cho tương ứng phù hợp với từng công đoạn.
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B
Pha chế thuốc đầu diêm
Chấm đầu thuốc
Pha chế thuốc phấn
Màng co,đóng kiện
Nhập kho
Phong chục, dán
nhãn phong chục
Tiêu thụ
Quét sấy mặt phấn
Bỏ bao

Cưa cắt chục
Bóc nan que
Chặt nan que
Ngâm tẩm
Sấy que
Đánh bóng que
Đánh bóng que

Dán nhãn hàng hóa
Bunke chứa hộp
Sấy hộp
Dán hộp
Chặt nan que
Bóc nan hộp
Hộp
ngoài
Taọ phôi
hộp
Làm
đáy
ĐáyTờ in
Xén giấy
Giấy carton
Đáy
Bunke chứa
Bỏ bao
Quét mặt phấn
Phong chục, dán
nhãn phong chục
ThS.Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có thể tóm tắt dây truyền công nghệ sản xuất diêm của công ty như sau:
* Sản xuất que: Gỗ cắt khúc làm sạch rồi đưa tới công đoạn bóc nan. Nan vóc
song được đưa tới máy chặt que thô thành các sản phẩm que có chiều rộng và chiều
dài theo yêu cầu. Sau đó được sấy điện và đánh bóng.
* Sản xuất hộp: Gỗ cắt khúc được đưa tới công đoạn bóc nan hộp, sau đó được chặt
thành các phôi hộp rồi đưa tới bộ phận dán.
5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm nay có ảnh hưởng rất lón đến kế

hoạch tổng quỹ lương trong thời gian tới. Bởi tổng quỹ tiền lương của công ty được
xác định theo công thức sau:
Công thức:

V
= D – C – N
Trong đó:


V
: Tổng quỹ tiền lương;
 D : Tổng doanh thu;
 C : Tổng chi phí vật chất (C
1
,C
2
);
 N : Các khoản phải nộp.
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua được tóm tắt qua
bảng sau
Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh năm qua
STT
Chỉ tiêu ĐVT
Thực hiện
năm 2006
Kế hoạch
Năm2007
1 Giá trị tổng sản lượng 1000 đ 27.980.000 29.689.125
2 Tổng doanh thu 1000 đ 37.437.000 35.060.300
- Diêm 1000 đ 31.107.000 27.390.300

Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B

ThS.Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Vở học sinh 1000 đ 660.000 450.000
- Bao bì carton sóng 1000 đ 1.680.000 1.820.000
- Ván dăm 1000 đ 2.220.000 3.500.000
- Doanh thu từ hoạt
động khác
1000 đ 1.770.000 1.900.000
3
Tổng chi phí chưa
có lương
1000 đ 17.388,389 16.488.282,460
4
Tổng nộp ngân sách
nhà nước
1000 đ 2.726.000 2.803.000
- Thuế thu nhập
doanh nghiêp
1000 đ 343.000 700.000
- Thuế giá trị gia tăng 1000 đ 1.580.000 1.600.000
- Thuế khác 1000 đ 803.000 803.000
5 Các khoản phải nộp 1000 đ 2.107.000 1.800.000
- Bổ sung nguồn vốn
kinh doanh
1000 đ 343 -
- Quỹ khen thưởng,
phúc lợi
1000 đ 88200 70.910
- Quỹ dự trữ bắt buộc

(5%)
1000 đ 103.900 -
6 Tổng quỹ tiền lương 1000 đ 15.515.611 13.969.017,545
7 Tổng số lao động Người 698 627
8
Thu nhập bình quân
1 tháng
đ/ng/tháng 1.852.389 1.856.595
Từ tình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006 và dự báo môi trường kinh
doanh cho công ty trong thời gian tới cũng như đặc điểm quy trình công nghệ sản
xuất năm kế hoạch, công ty sẽ có kế hoạch xây dựng các chiến lược và các chỉ tiêu
kinh doanh cho giai đoạn sau, như các chỉ tiêu về tổng doanh thu, tổng chi phí chưa
có lương (chi phí vật chất)…Trên cơ sở đó xác định số lượng lao động định biên
cũng như quỹ tiền lương để trả cho họ trong kỳ kế hoạch. Cụ thể việc lập các chỉ
tiêu này của công ty năm 2007 được xác định như bảng trên.
II/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ QUỸ LƯƠNG CỦA CÔNG TY HIỆN NAY
1. Phân tích các phương pháp lập quỹ tiền lương của công ty hiện nay
1.1. Quy chế tiền lương của công ty về việc xác định nguồn tiền lương
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B

ThS.Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Căn cứ vào quyết định QĐ 1130/TTG ngày 27/8/2001 của thủ tướng chính phủ
về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước công ty Diêm Thống Nhất thành công ty cổ
phần Diêm Thống Nhất.
Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã được đại hội cổ đông
thành lập thong qua ngày 05/12/2001.
Căn cứ vào biên bản cuộc họp ngày 27/5/2004 về việc thông qua quy chế tiền
lương của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất.
Căn cứ theo quy chế tiền lương của công ty Diêm Thống Nhất về xác định
nguồn tiền lương của công ty thì quỹ lương của công ty bao gồm:

+ Quỹ tiền lương để tính đơn giá tiền lương gồm 2 phần (chiếm 75-80%):
˚ Quỹ lương sản xuất diêm (sản phẩm chính)
˚ Qũy lương để sản xuất sản phẩm phụ.
+ Quỹ lương thời gian: trả cho những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy
định.
+ Quỹ lương phụ cấp.
+ Quỹ thưởng.
+ Qũy lương khác.
Theo Điều 8 của quyết định số 103 QD/TC ngày 02/6/2004 của công ty, quỹ
tiền lương hàng tháng được phân phối như sau:
+ 80% tổng quỹ lương dùng để trả cho người lao động hàng tháng.
+ 2% làm quỹ khen thưởng cho các danh hiệu thi đua hàng năm như lao động
giỏi, tập thể lao động giỏi, chiến sĩ thi đua, bằng khen…
+ 3% để bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên.
+ 7% chi thưởng trong lương với hệ số quy định (A = 1; B = 0,8 ; C = 0,6) bình
xét theo quy chế xét thưởng trong lương.
+ 8% làm quỹ dự phòng và quỹ tiền thưởng cuối năm cho cán bộ công nhân
viên chức.
1.2 Các phương pháp lập quỹ tiền lương của công ty
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B

ThS.Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Căn cứ vào Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001của Bộ Lao
động - Thương binh và xã hội hướng dẫn việc lập quỹ lương:
Căn cứ vào thông tư số 07/2005.TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị
Định số 206/2004/ND-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định quản lý lao
động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước.
Căn cứ vào thông tư số 04/2005/TT-BLDTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ
phụ cấp độc hại, nguy hiểm trong các công ty nhà nước theo Nghị định số
205/2004/ND-CP ngày 14/12/2005 của Chính phủ.

Căn cứ vào đặc điểm, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian
qua.Công ty đã lựa chọn phương pháp lập quỹ lương như sau:
* Đối với quỹ tiền lương để tính đơn giá tiền lương:
Phương pháp: dựa vào lao động định mức sản xuất diêm (sản phẩm chính) và
hệ số cấp bậc bình quân.
Công thức:
V
dg
= L
db
x TL
mindn
x (H
cb
+ H
pc
) x 12 tháng + V
vc
Trong đó:
 V
dg
: Quỹ tiền lương để tính đơn giá;
 L
db
: Lao động định biên sản xuất diêm;
 TLmindn: Mức lương tối thiểu doanh nghiệp lựa chọn trong
khung quy định.;
 H
cb
: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân;

 H
pc
: Hệ số các khoản phụ cấp bình quân được lựa chọn trong đơn
giá tiền lương;
 V
vc
: Quỹ tiền lương của bộ phận lao động không tính trong định
mức lao động tổng hợp.
2.3. Kết quả lập quỹ tiền lương của công ty (năm 2007)
2.3.1. Quỹ tiền lương để tính đơn giá tiền lương
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B

ThS.Lương Văn Úc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Quỹ tiền lương để tính đơn giá thường chiếm 75 – 80% tổng quỹ tiền lương của
công ty. Đây cũng chính là quỹ tiền lương dùng để trả trực tiếp cho người lao động.
Quỹ lương này được lập như sau:
2.3.1.1. Quỹ lương sản xuất diêm
Căn cứ vào tình hình hoạt dộng của công ty năm 2007 ta có:
• Lao động định biên sản xuất diêm
Bảng 7: Lao động định biên sẩn xuất diêm
Loại laođộng
Định mức sản
xuất diêm
Thuê
khoán
Gia công
đáy
Tổng
Số lao động 507 11 48 566
• Tính TL

mindn
:
Công thức:
TL
mindn
= TL
min
x (1 + K)
◊ Năm 2007: TL
min
= 450.000 đồng
◊ Công ty lựa chọn: K = 0,118
=> đảm bảo trong khung quy định của nhà nước là hệ số điều chỉnh tăng thêm
tiền lương tối thiểu chung tối đa không quá 2 lần theo như Nghị Định 03/2001/ND-
CP về sử đổi bổ sung một số điều của Nghị Định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính
Phủ .
=> TL
mindn
= 450.000 x (1 + 0,118 ) = 503.000 đồng.
• Tính H
cb
: H
cb
= 3,386 (chỉ tính cho sản phẩm diêm)
Theo như sự hướng dẫn của thông tư số 07/2005/TT-BLĐ TBXH thì hệ số
lương cấp bậc công việc bình quân để xây dựng đơn giá tiền lương của công ty được
xác định trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân của công nhân, nhân viên trực tiếp
sản xuất kinh doanh và hệ số lương bình quân của lao động gián tiếp. Trong đó cấp
bậc công việc được xác định căn cứ vào chức năng, tính chất, đặc điểm của từng
nghề, từng công việc, cũng như căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình

độ kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu chất lượng sản phẩm.
Bảng 8: Hệ số cấp bậc công việc của các loại lao động
Sinh viên: Hoàng Thị Trang Lớp KTLĐ 46 B

×