Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Dinh dưỡng - Phác đồ điều trị năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.3 KB, 27 trang )

Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

961
XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN
TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

Nguyên tắc: Ít natri, giàu kali, calci, magnesi, chất xơ, lợi niệu, giảm chất béo
no, tăng chất béo không no, giảm chất kích thích, tăng an thần.
1. Ít natri, giàu kali, calci, magnesi
- Hạn chế muối ăn (Natri clorid), giảm mì chính (Natri glutamat). Hạn chế muối
ăn và mì chính dưới 6g/ngày – Có phù, suy tim, cho ít hơn (2 – 4g/ngày).
- Bỏ thức ăn muối mặn như cà, dưa muối, mắm tôm, mắm tép, thức ăn tổng
hợp
- Nhiều rau quả để có nhiều kali, trừ khi thiểu niệu.
2. Hạn chế các thức ăn có tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần:
- Bỏ rượu, cà phê, nước chè đặc.
- Tăng sử dụng các thức ăn, thức uống có tác dụng an thần, hạ huyết áp, lợi tiểu:
canh lá vông, hạt sen, ngó sen, chè sen vông.
3. Phân bố tỷ lệ thành phần thức ăn, thức uống hợp lý:
- Đạm (protein): Giữ mức 0,8 – 1,0g/kg cân nặng/ngày. Chú ý dùng nhiều
protein thực vật như đậu đỏ. Nếu có suy thận, giảm nhiều hơn (0,4 – 0,6g/kg cân
nặng/ngày tùy theo mức độ suy thận).
- Năng lượng: 35 Kcal/kg cân nặng/ngày. Người thừa cân (BMI trên 25) và béo
phì (BMI trên 30) cho ít hơn để giảm cân vì giảm cân là một yếu tố hạ huyết áp rất có
hiệu quả. Ăn ít đường, bánh kẹo ngọt. Tốt nhất là ăn chất bột từ các hạt ngũ cốc và
khoai củ.
- Chất béo: 15 – 20% năng lượng. Ăn ít mỡ, bơ dùng dầu từ cá, đậu tương, lạc,
vừng là tốt nhất. Ở ngoài béo ăn ít dầu mỡ hơn. Bỏ thức ăn nhiều cholesterol như óc,
lòng, tim gan, phủ tạng, ăn ít trứng.


- Chất khoáng, vi lượng, vitamin: Đủ yếu tố vi lượng và vitamin đặc biệt là
vitamin C, E, A – có nhiều trong rau, quả, giá, đậu đỗ và các vitamin nhóm B: B
12
, B
6
,
acid folic.
- Thức uống: Nước chè xanh, chè sen vông, chè hoa hòe, nước ngô luộc, nước
rau luộc là thích hợp nhất vừa lợi tiểu, an thần, hạ huyết áp. Bỏ rượu, bia, cà phê, chè
đặc.
4. Thực đơn cụ thể trong ngày và trong tuần
- Căn cứ vào 3 nguyên tắc trên, dựa vào tập tục và thực phẩm từng vùng để ra
thực đơn cụ thể




Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

962
Ví dụ: Thực đơn cho bệnh nhân tăng huyết áp
Giờ ăn Thứ 2 + 5 Thứ 3 + 6 + Chủ nhật Thứ 4 + 7
6 giờ 30
đến 7 giờ
- Sữa đậu nành 200ml.
. Đậu tương 20g.
. Đường 10g.
Khoai lang hoặc khoai sọ

luộc
200g + 10g đường.
Cháo đậu xanh 200ml
. Gạo 20g.
. Đậu xanh 20g.
. Đường 10g.
11 giờ Cơm 2 bát (gạo tẻ 150g).
Canh bí xanh.
. Bí xanh 200g.
Tôm rang
. Tôm đồng 50g.
. Dầu 5g, hành lá.
Cơm 2 bát (gạo tẻ 150g).
Canh cua, nấu rau.
. Cua 100g.
. Mướp, mồng tơi 100g.
Thịt nạc rim 40g.
Cơm 2 bát (gạo tẻ
150g).
Đậu phụ om:
. Đậu phụ 100g.
. Dầu 10g.
Canh rau cải
. Rau cải 200g.
14 giờ Nước chanh 250ml
. Chanh 1 quả.
. Đường 15g.
Chuối 1 quả 100g hoặc đu
đủ 150g
Sữa chua 200ml.

18 giờ Cơm 2 bát (gạo tẻ 150g).
Đậu rán.
. Đậu phụ 100g.
. Dầu 10g.
Nộm rau
. Rau 300g,
. Lạc vừng 40g,
. Dấm tỏi, rau thơm.
Nước rau muống luộc 1 bát
200ml.
Cơm 2 bát (gạo tẻ 150g).
Thịt rim (thịt lợn nạc 30g).
Dưa chuột trộn dầu, dấm
. Dưa chuột 300g.
. Dầu 10g.
. Dấm, tỏi, rau thơm.
Cơm 2 bát (gạo tẻ
150g).
Cá om (cá đồng 100g).
Rau nộm lạc vừng.
. Rau 300g.
. Lạc vừng 40g.
. Dấm, tỏi, rau thơm.

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn:
- Năng lượng 1700 – 1800 Kcal.
- Protein 55 – 60g NaCl 5g.
- Lipid 25g Kali 3 – 4g.
- Glucid 300g Xơ 30 – 40g.
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

963
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1. Nguyên tắc:
- Đủ chất đạm – béo – bột đường – vitamin – muối khoáng – nước với khối
lượng hợp lý.
- Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
- Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
- Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
- Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng.
- Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy
thận…
- Phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương, dân tộc.
- Đơn giản và không quá đắt tiền.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng cua
các bữa ăn.
Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị đái tháo đường với mục đích
nhằm bảo đảm cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đầy đủ cả về số lượng và chất lượng
để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho
người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.
Các thức ăn liên quan đến bệnh đái tháo đường: Thức ăn có glucid làm đường
huyết tăng nhiều sau khi ăn; thức ăn có nhiều lipid dễ gây xơ động mạch ở người đái
tháo đường.
Vì thế điều cơ bản trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường là
phải hạn chế glucid để tránh đường huyết tăng sau khi ăn, và hạn chế lipid nhất là các
acid béo bão hòa.


Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường, không kể đái tháo đường type 2 hay type 1 đều
phải tuân thủ chế độ ăn giảm glucid.

Khoảng  10% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có đường huyết ổn định lâu dài hay tạm
thời bằng chế độ ăn giảm glucid mà không cần dùng thuốc.
2. Mục đích của chế độ ăn:
- Duy trì tình trạng dinh dưỡng thích hợp để đảm bảo: Sức khỏe tốt, sự phát
triển tốt và duy trì tổ chức cơ của cơ thể.
- Duy trì cân bằng chuyển hóa, tránh các triệu chứng tăng đường máu.
- Ngăn ngừa các biến chứng.
Trong ĐTĐ không có một công thức tính chế độ ăn chung cho tất cả các bệnh
nhân, vì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Người béo hay gầy, lao động thể lực hoặc
không lao động, có biến chứng hay không, còn phụ thuộc vào kinh tế của từng BN.
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

964
Trong điều trị đái tháo đường, chế độ ăn giữ một vai trò rất quan trọng dù ở typ
1 hay typ 2. Ở nhiều bệnh nhân đái tháo đường typ 2 chỉ cần chế độ thích hợp kết hợp
với tăng cường hoạt động thể lực cũng đủ kiểm soát tốt đường huyết, không cần phải
dùng thuốc hạ đường huyết giai đoạn đầu của điều trị.
3. Phân bố bữa ăn trong ngày của bệnh nhân đái tháo đường.
Giờ ăn: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả
ngày (theo tỷ lệ 1-1-3-1-3-1/10):
Bữa sáng 10%.
Bữa phụ buổi sáng: 10%.
Bữa trưa: 30%.
Bữa tối: 30%.
Bữa phụ vào buổi tối: 10%.

Chế độ ăn của người bệnh phải được chọn sao cho nó cung cấp cho cơ thể
người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải tính điều độ
và hợp lý về giờ giấc tức là chia số thực phẩm được sử dụng trong ngày ra các bữa ăn
chính và phụ hợp lý.
Nếu bệnh nhân có tiêm insulin, phải tính thời điểm lượng đường huyết tăng cao
sau bữa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất.
4. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
4.1. Nhu cầu năng lượng:
Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu về năng lượng giống như người
bình thường. Nhu cầu này tăng hay giảm và thay đổi khác nhau ở mỗi người. Tuy
nhiên cũng có những điểm chung như:
- Tùy theo tuổi (Tuổi đang lớn cần nhiều năng lượng hơn người lớn tuổi).
- Tùy theo loại công việc nặng hay nhẹ.
- Tùy theo thể trạng béo hay gầy.
Tổng năng lượng (Kcal) mỗi ngày cho bệnh nhân tại bệnh viện:
+ Nam 26 Kcal/kg thể trọng/ngày.
+ Nữ 24 Kcal/kg thể trọng/ngày.
+ Đối với bệnh nhân điều trị tại giường: < 25 Kcal/kg thể trong/ngày.
Tổng năng lượng (Kcal) mỗi ngày cho bệnh nhân tại cộng đồng: (Bảng 11.1).
Bảng 11.1. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHO BN TẠI CỘNG ĐỒNG
Mức lao động Nam Nữ
Vừa
Tĩnh tại
Nặng
Khi cần tăng thể trọng: cho thêm 300 – 500 Kcal/ngày.
Khi cần giảm thể trọng: trừ đi 1000 Kcal/ngày.

Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng


965
XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ THỰC PHẨM THAY THẾ
Xây dựng thực đơn:
Dựa vào nguyên tắc trên khi xây dựng thực đơn hoàn chỉnh cụ thể còn dựa vào
đặc điểm lâm sàng, diễn biến của bệnh, tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. Các
bước tiến hành:
1. Tính tổng năng lượng cần trong một ngày:
Ví dụ: 30Kcal/kg/ngày (BN = 60kg = 1.800Kcal).
2. Phân bố thành phần thức ăn theo tỷ lệ % của năng lượng và quy ra gam thức ăn:
1 g chất glucid (bột đường) = 4 Kcal, 1 g chất đạm = 4 Kcal, 1 g chất béo = 9 Kcal.
Chất bột 65% = 1170 Kcal (:4) = 290g.
Đường 10% = 20 – 30g.
Đạm 15% = 270 Kcal (:4) = 67 g.
Chất béo 20% = 360 Kcal (:9) = 40 g.
Chất xơ 40g/ngày (Cần khoảng 400g rau xanh).
Muối < 6 g/ngày.
3. Phân chia thức ăn trên thành các bữa chính và phụ:
Ví dụ:
- Sáng và bữa phụ buổi sáng 20% tổng năng lượng: chất bột 60g; đạm 13,5g;
chất béo 10g.
- Trưa 30% tổng năng lượng: chất bột 85g; đạm 20g; chất béo 10g.
- Chiều 30% tổng năng lượng: chất bột 30g; đạm 20g; chất béo 10g.
- Tối 20% tổng năng lượng: chất bột 60g; đạm 13,5g; chất béo 10g.
Đường 10% chia đều cả 4 bữa, nếu thích ăn ngọt thì bổ sung đường không sinh
năng lượng.
4. Chọn thực phẩm để lập thực đơn cho từng bữa trong ngày của tuần, theo mùa, vùng
địa phương và hợp khẩu vị, tập quán của từng vùng.













Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

966
CHẾ ĐỘ ĂN
BỆNH NHÂN SUY TIM

1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn:
Quan trọng nhất là giảm muối và nước
Sự tụ máu ở các tĩnh mạch gây nên phù, phù lại nặng thêm nếu thận không bài
tiết được nhiều NaCl và nước. Sự giảm tốc độ của tuần hoàn làm giảm cơ năng bài tiết
của thận về nước, muối, urê, acid uric.
+ Nước: Trong suy tim nặng số nước uống ngoài bữa ăn. Số lượng nước = số
lượng nước tiểu/24h + 300 ml.
+ Muối: Cần hạn chế muối để nhằm ba mục đích: Giảm phù, giảm số lượng
huyết lưu thông để tim nhẹ công việc, giúp thân bài tiết các chất đào thải của chuyển
hóa protein, lipid, glucid.
+ Nếu suy tim có phù: Phù ngoại biên hoặc ở phổi thì phải hạn chế Na tới mức

0,5 g cho mỗi ngày (tức là NaCl = 1,2g: hạn chế tương đối muối).
Gặp trường hợp kèm theo tổn thương ở thận (phù nhiều, huyết áp cao) thì số
lượng Na phải hạ thấp xuống tới 0,2 g mỗi ngày (tức là NaCl = 0,5 g: hạn chế tuyệt đối
muối). Cũng có khi suy tim quá nặng phải dùng chế độ Kempner (cơm quả đường chỉ
có 0,3g muối NaCl) hoặc chế độ sữa rút bớt muối: Chế độ Karel (xem dưới).
Nếu dùng chế đô han chế tuyệt đối muối thì không nên dùng thuốc lợi tiểu thủy
ngân, vì thuốc này làm bệnh nhân đi đái nhiều do đó mất nhiều NaCl trong nước tiểu.
Bệnh nhân sẽ thiếu nhiều muối quá và sẽ có biến chứng.
Giảm năng lượng của chế độ ăn xuống dưới 1500 Kcal để nương nhẹ bộ máy
tiêu hóa và giảm công việc của tim khi các chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu.
Trong suy tim nặng, có khi chỉ cần 500 Kcal.
Giảm số lượng protein: Protein làm tăng chuyển hóa cơ bản, tăng lưu lượng
máu và làm mệt tim. Không nên cho quá 30 – 40 g cho những trường hợp nặng, những
trường hợp nhẹ cho 0,8 g cho 1 kg thể trọng. Nên dùng protein dễ hấp thu (sữa, cá tốt
hơn thịt).
Glucid là nguồn năng lượng của chế độ ăn. Dùng loại đường dễ hấp thu như
mật, hoa quả.
Chống lại tình trạng toan của cơ thể bằng cách dùng những thức ăn gây kiềm:
Nên áp dụng chế độ ăn sữa, hoa quả và rau. Những thức ăn này có nhiều K có tác dụng
lợi tiểu rất tốt cho bệnh nhân.
Chống lại sinh hơi vì nó đẩy cơ hoành lên và ảnh hưởng tới tim bằng cách tránh
không dùng các thức ăn lên men như trứng, đậu đỗ…
Cần hạn chế các thức ăn kích thích thần kinh như gia vị, rượu, chè, cà phê.
Không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối: Dưa, cà, hành muối,
bánh mỳ, thịt hun khói, ba tê, xúc xích.
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

967



2. Cách thực hiện chế độ ăn trong suy tim:
Người ta có thể bắt đầu cho chế độ ăn hạn chế tuyệt đối muối. Nếu không đỡ sẽ
cho thuốc lợi tiểu và lúc đó thì cho chế độ hạn chế tương đối muối có bù kali. Nếu suy
tim kèm theo suy thận (urê – máu cao, phù nhiều) thì cho chế độ hạn chế tương đối
muối, kèm theo lợi tiểu furosemid.
Chế độ sữa, hoa quả, rau, khoai, thỏa mãn được những nguyên tắc trên vì có ít
muối NaCl, có nhiều chất lợi tiểu (kali và lactose), có nhiều yếu tố kiềm chống được
tình trạng toan, và có ít protein. Chế độ này lại có nhiều đường giúp cho chuyển hóa
tốt (sự oxy hóa được dễ dàng), có ít năng lượng để cho bộ máy tiêu hóa, gan được nghỉ
ngơi.
2.1. Chế độ ăn trong suy tim thể rất nặng có nhiều biến chứng:
Người ta hay dùng chế độ Karel gồm có sữa, nước quả, glucose trong những
ngày đầu, sau đó thêm ngũ cốc (gạo, mì) trứng và cuối cùng thịt. Theo nguyên tắc đó
có thể dùng chế độ 7b như sau:
- Bắt đầu dùng 7bNa
1
mang lại: năng lượng 700 Kcal, protein 17g, tổng số nước
ăn và nước uống tự do là 900ml (nước ăn 600ml + nước uống 300ml) gồm có sữa đậu
nành và nước quả.
- Vài ngày sau cho ăn thêm cháo trứng: năng lượng 1000 Kcal, protein 30g.
Tổng số nước = 1300ml (nước ăn + nước uống).

Chế độ ăn 7bNa
1
là chế độ ăn hạn chế tuyệt đối muối (Chế độ ăn nhạt hoàn toàn)
Lượng muối dưới 1g.

- Nếu muốn hạ thấp lượng muối nhiều hơn nữa thì phải dùng sữa đậu nành

(lượng muối có thể hạ tới mức 0,05g khi dùng sữa đậu nành đơn thuần, lượng muối là
0,2g nếu dùng hỗn hợp sữa đậu nành + sữa bò).
- Chú ý khi thực hiện chế độ ăn này:
+ Hoàn toàn không dùng muối, mì chính, bột canh nước mắm trong khi
chế biến thức ăn.
+ Chọn thực phẩm chứa ít muối: Gạo trắng và khoai củ, rau, hoa quả.
Thịt, cá, trứng thì ăn ít
+ Không ăn sữa nguyên dạng, đồ hộp, các thức ăn nướng rán sẵn, thức
ăn muối – ướp, bánh mì vì chứa nhiều muối
2.2. Chế độ ăn trong suy tim thể trung bình (hoặc thể nặng khi đã đỡ):
Dùng chế độ hạn chế tương đối muối (Chế độ ăn nhạt) ký hiệu 7bNa
2

- Chế độ này cung cấp năng lượng 1.500Kcal, protein 40g, tổng số nước =
lượng nước tiểu 24 giờ + 500ml, mùa hè có thể nhiều hơn.
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

968
Lượng muối: NaCl (1-2g)
- Chú ý khi thực hiện chế độ ăn này:
+ Chọn thức ăn ít muối (cá nước ngọt, thịt, gạo, khoai, rau quả tươi),
không dùng các thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối (cà muối, thịt muối, cá
muối), đồ hộp, sữa nguyên dạng.
+ Cho 1g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm / ngày.
2.3. Chế độ ăn trong suy tim có bù trừ:
Dùng chế độ ăn nhạt vừa hay hạn chế ít muối: NaCl (2-3g)
- Bệnh nhân ăn nhẹ, ít năng lượng (1500 – 1800Kcal), uống ít nước (nước uống
tự do ngoài chế độ ăn 1000 – 1250ml. Lượng protein vừa phải.

- Cho 2g muối ăn hoặc 2 thìa con nước mắm / ngày.
- Không dùng các thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như bánh mì, đồ hộp, sữa
nguyên dạng, thức ăn nướng, ướp sẵn, fomat
Tùy theo bệnh cảm lâm sàng mà chỉ định bệnh nhân theo các chế độ ăn khác
nhau hoặc thay đổi từ chế độ ăn này sang chế độ ăn khác.
3. Khi thực hiện chế độ ăn trong suy tim cấp cần lưu ý
Nếu bệnh nhân không mắc các bệnh kèm theo như béo phì, suy dinh dưỡng thì
không cần phải có chế độ ăn kiêng chặt chẽ lắm nhưng cần phải giữ gìn:
- Khối lượng thức ăn cần chia thành nhiều bữa, để giảm gánh nặng cho đường
tiêu hóa và tim. Không uống trong bữa ăn mà uống ngoài bữa ăn, tránh dùng các thức
ăn sinh hơi vì làm cho túi hơi của dạ dày đẩy cơ hoành lên gây ảnh hưởng tới tim khi
bệnh nhân nằm. Sau khi ăn xong nên nghỉ khoảng 30 – 40 phút.
- Hạn chế số nước uống vì làm tăng khối lượng máu. Nếu gặp trường hợp hạ
huyết áp thì không nên hạn chế nhiều nước vì sẽ gây hạ huyết áp hơn nữa.
- Chuyển hóa nước liên quan mật thiết với chuyển hóa Na (natri). Các thực
phẩm như mì chính, bột canh chứa nhiều natri dưới dạng natri glutamat. Cứ 1 g muối
ăn (NaCl) chứa 400 mg natri. Trong suy tim còn bù chỉ cần han chế vừa phải muối và
nước (6 – 8 muối NaCl và 1 – 1,2 lít mỗi ngày).
- Bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm. Trước và sau khi ăn phải có thời gian cho
bệnh nhân nghỉ. Không nên bắt tim làm việc quá nhiều nhất là tham gia vào quá trình
tiêu hóa.
- Tránh dùng những thức ăn khó tiêu như gia vị, bánh ngọt có trứng, đồ hộp,
thịt muối.
- Glucid rất tốt cho cơ tim nhất là glucose. Glucose có nhiều trong các tế bào
thần kinh cơ tim. Glucose còn có tác dụng khá tốt trong các bệnh mạch vành hoặc rối
loạn nhịp tim.
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng


969
CHẾ ĐỘ ĂN
BỆNH NHÂN VIÊM CẦU THẬN CẤP

I. Ăn nhẹ – Ăn nhạt – đủ nhưng không nhiều.
1. Năng lượng: 30 Kcal/kg cân nặng/ngày.
2. Protein: 0,6g/kg/ngày để phòng urê máu tăng, khi bệnh nhân đi tiểu tốt urê
máu không tăng thì cho 1 g/kg/ngày.
3. Glucid: Bao gồm gạo, mỳ, khoai củ các loại, ăn vừa phải. Bổ sung bánh kẹo
ngọt, đường mật.
4. Lipid: 20 g/ngày.
5. Chất khoáng, vi lượng, vitamin: Đảm bảo đủ nhu cầu đề nghị.
- Ăn nhạt, có nghĩa là ăn ít muối (NaCl) và ít mì chính (Glutamat natri) tùy theo
mức độ phù và tăng huyết áp. Lượng muối và mì chính hàng ngày có thể 2 – 4 gam
không nên cho cao hơn để chống phù và chống tăng huyết áp.
- Nước uống:
+ Lượng nước cho vào bằng lượng nước đái ra + 300 ml/ngày.
+ Khi có thiểu niệu thì lượng nước đưa vào chỉ nên bằng lượng nước đái
ra để đề phòng phù to.
+ Đái được thì tăng nước và muối hoặc nước mắm trong thức ăn.
- Rau quả: Trong trường hợp đang có thiểu niệu đặc biệt là trường hợp có suy
thận rõ không ăn rau quả để đề phòng tăng kali máu. Tuy nhiên khi có dùng lợi tiểu
furosemid (Lasix), bệnh nhân đái được nhiều thì phải đề phòng hạ kali máu bằng cho
ăn rau quả.
- Vitamin uống bổ sung.
6. Tránh các thuốc rễ, lá cây, gây quá tải cho thận hoặc các kháng sinh không cần thiết
có khi gây hại cho thận.
7. Theo dõi lượng nước tiểu, phù, huyết áp, urê máu để điều chỉnh chế độ ăn. Sau một
tuần nếu:
- Urê máu không tăng thì tăng đạm 0,8g/kg/ngày.

- Không thiểu niệu, vô niệu thì cho rau quả tự do.
- Nước uống bằng lượng nước tiểu.
II. XÂY DỰNG THỰC ĐƠN
- Với người bệnh nặng 50kg: Xây dựng thực đơn cho bệnh nhân viêm cầu thận
cấp có phù và tăng huyết áp (không có biến chứng nặng).
+ Năng lượng: 50 kg x 30 Kcal/kg = 1500 Kcal/ngày
+ Protein: 50 kg x 0,8 g/kg = 40 g/ngày.


Cách chọn thực phẩm (Protein):
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

970
- Do bệnh nhân phải giảm lượng đạm ăn vào, nên chọn các thực phẩm cung cấp
đạm có giá trị sinh học cao để cung cấp đủ acid amin cần thiết cho cơ thể như các thức
ăn động vật (thịt bò, gà, lợn, vịt, cá, tôm, trứng, sữa…).
- Không nên ăn nhiều đạm thực vật như đậu đỗ, ngũ cốc…
+ Lipid: 30 – 35 g/ngày, cân đối mỡ và dầu thực vật.
+ Glucid: Năng lượng do chất bột – đường cung cấp chiếm khoảng 70%
tổng năng lượng = 1100 Kcal, tương đương với 250g glucid bao gồm từ ngũ
cốc như gạo, mỳ, miến, khoai củ…
Cách chọn thực phẩm (Glucid):
- Lượng gạo, mì dưới 150g/ngày.
- Chọn loại ngũ cốc có lượng đạm thấp như khoai củ, miến dong, bột sắn. Có
thể thay thế các loại gạo, mì bằng các loại ngũ cốc này dựa vào lượng glucid tương
đương trong thực phẩm như sau: Glucid do 100g gạo, mì cung cấp tương đương với
lượng glucid trong 100 g miến, 100 g bột sắn, 300 g khoai lang, 300 g khoai sọ, 400g
khoai tây.

Lượng nước, muối, vitamin:
- Lượng nước: Bằng lượng nước tiểu ngày hôm trước cộng thêm 500ml. Nếu
tiểu ít thì lượng nước chỉ cho 500 – 600 ml/ngày. Cân bệnh nhân hằng ngày để kiểm
tra cân bằng dịch.
- Lượng muối: Khoảng 2g/ngày. Nên bỏ hẳn muối và mì chính mà cho 2 thìa cà
phê nước mắm. Nếu có phù, tăng huyết áp càng phải hạn chế muối chặt chẽ, chọn các
thực phẩm có ít natri, tránh các thực phẩm có muối mặn như: Dưa cà muối, thực phẩm
đóng hộp… và lượng muối ăn thêm  2g/ngày.
- Vitamin và chất khoáng: Cung cấp đủ vitamin A, C, E để giảm tác hại của các
gốc tự do.
- Rau: Dùng các loại có ít đạm như dưa chuột, bầu, bí, rau cải… Tránh dùng
các rau có nhiều đạm như: Giá đỗ, rau ngót, rau muống, rau dền…
- Quả: Chọn các quả ngọt như chuối, táo, na, nhãn, vải, quýt ngọt, nho ngọt…
- Trong trường hợp thiếu niệu và vô niệu thì nên bỏ hẳn rau, quả, để đề phòng
tăng kali máu.


Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

971
CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN
HỘI CHỨNG THẬN HƯ NGUYÊN PHÁT
1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
1.1. Giàu đạm:
Do mất nhiều đạm qua đường niệu gây giảm protein máu, giảm áp lực keo máu
gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng. Do đó chế độ ăn phải bù đạm cho chuyển hóa cơ thể
và bù đủ số mất đi hàng ngày qua đường nước tiểu, nhưng không được quá nhiều vì
quá tải protein sẽ dẫn đến xơ hóa cầu thận và chóng suy thận, nên tính lượng đạm mỗi

ngày như sau:
- 1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ.
Trong đó:
+ 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao: Thịt, cá, tôm, cua, sữa…
+ 1/3 đạm thực vật: Từ nguồn gạo, mì, đậu đỗ, bột tảo.
1.2. Năng lượng:
35 Kcal/kg/ngày bao gồm gạo, mì, khoai củ, đường, bánh kẹo.
1.3. Chất béo:
Số lượng chất béo nên từ 20 – 25g/ngày.
Rối loạn chuyển hóa lipoprotein máu, tăng cholesterol máu cũng gây chóng xơ
hóa cầu thận và suy thận nhanh. Chế độ ăn là phải hạ được cholesterol máu.
Không nên ăn các thực phẩm nhiều cholesterol như: óc, lòng, phủ tạng, bơ, mỡ,
trứng…
Hạn chế các món ăn xào, rán, quay…
Nên dùng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng) để thay
thế mỡ động vật. Dầu thực vật nên chiếm 2/3 tổng số chất béo để cung cấp acid béo
không no cần thiết.
1.4. Chất khoáng, vi lượng, vitamin và nước
- Lượng nước cho ăn và uống hàng ngày bằng nước tiểu đái ra ngày hôm trước
cộng thêm 500ml
- Bớt muối và mì chính, chỉ cho tương đương 2g muối mỗi ngày.
- Giảm phù thì cho tăng lượng muối và nước. Đái thì ít giảm muối và giảm
nước.
- Tăng mỡ máu, tăng cholesterol máu sẽ tăng sản sinh nhiều gốc tự do, các gốc
tự do là những chất gây oxy hóa mạnh gây xơ hóa cầu thận, chóng suy thận. Chế độ ăn
cần có nhiều yếu tố bẫy gốc tự do như vitamin C, beta caroten, vitamin E, selen. Các
vi chất này có nhiều trong rau xanh, đu đủ chính, cà rốt, giá đỗ, cam… Nếu đi tiểu ít
thì bớt rau quả phòng kali máu tăng.
2. Theo dõi đáp ứng điều trị để thay đổi chế độ ăn. Cần chú ý chế biến hợp khẩu vị và
cho ăn nhiều bữa.

2. THỰC ĐƠN CỤ THỂ
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

972
Căn cứ vào 5 nguyên tắc trên, dựa vào tập tục và thực phẩm của từng vùng để
lập thực đơn.
Ví dụ: Xây dựng thực đơn cho một bệnh nhân có hội chứng thận hư tiên phát,
nặng 50kg.
1. Năng lượng: Cần 35 – 40 Kcal/kg thể trọng.
50 kg x 35 – 40 Kcal = 1800 – 2000 Kcal/ngày.
2. Protein: 50kg x 1g/kg + Protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ (khoảng 10g)
= 60g.
Trong đó:
- 1/2 do đạm thực vật cung cấp (từ gạo, mỳ, khoai củ, ngô, rau, quả) tương
đương 30g.
- 30g do đạm động vật cung cấp tương đương với 150g thịt nạc. Ta có thể thay
thế thịt bằng các thực phẩm khác như sau: Protein của 100g thịt nạc = 120g cá nạc =
120g tôm = 200g đậu phụ = 2 quả trứng (mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả).
3. Lipid: 20 – 25g, trong đó 2/3 từ thực vật.
4. Glucid: Cung cấp 75% năng lượng khẩu phần = 1400 – 1500 Kcal tương đương với
350 – 400g glucid.
5. Lượng nước và muối:
- Lượng nước khoảng 500 – 600 ml + lượng nước tiểu trong 24 giờ ngày hôm
trước…
- Muối khoảng 2 – 4g hoặc từ 2 – 4 thìa cà phê nước mắm.
6. Vì bệnh nhân hội chứng thận hư có rối loạn lipid máu nên kiêng các loại thực phẩm
có nhiều cholesterol.

















Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

973
NHU CẦU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
Ở BỆNH NHÂN BỎNG

1. Nhu cầu về năng lượng:
Hiện nay đa số các tác giả thống nhất là ở bệnh nhân bỏng nặng, nên cho năng
lượng ở mức từ 84 – 87 Kcal/kg/24h, ở trẻ em là 100 Kcal/kg/24h.
Curreiri (1974) đưa ra công thức tính nhu cầu năng lượng, đang được áp dụng rộng rãi
cho trẻ em bị bỏng như sau:
Nhu cầu năng lượng (Kcal) hàng ngày = (kg trọng lượng cơ thể x 25) + (% diện
tích bỏng x 40).

2. Nhu cầu protein
Sự tăng các acid amin và tái diễn chu trình protein là khâu quan trọng ở bệnh
nhân bỏng, vì giúp cho cơ thể tăng tổng hợp collagen cho sự liền tổn thương, tăng số
lượng bạch cầu và các kháng thể ở bệnh nhân bỏng.
Nhu cầu protein tốt nhất cho bệnh nhân bỏng là bao nhiêu? Cho tới nay vẫn
chưa được xác định cụ thể. Có tác giả cho rằng với những bệnh nhân bỏng nặng, ngay
trong 48h đầu sau bỏng cho protein 4g/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Một số tác giả
khác lại cho rằng để nuôi bệnh nhân bỏng nặng nên cho lượng protein trung bình là
2,5g/kg/ngày.
Một chế độ nuôi dưỡng chung cho bệnh nhân bỏng gần đây được nhiều tác giả
đề cập tới là tỷ lệ protein từ 20 – 25% năng lượng khẩu phần. Ở trẻ em bỏng nặng,
protein nên cho ở mức 3g/kg/ngày.
Một số acid amin đặc biệt
- Glutamin: Là một acid amin có nhiều nhất trong cơ thể, chiếm 69% lượng
acid amin tự do trong mô cơ. Glutamin có tác dụng ức chế trực tiếp sự thoái hóa
protein của mô cơ, là nguồn nhiên liệu quan trọng cho các đại thực bào, tế bào lympho
và nhiều tế bào khác trong hệ thống miễn dịch.
- Arginin: Tác dụng chủ yếu của arginin là làm tăng quá trình liền sẹo của tổn
thương. Ngoài ra, còn có tác dụng cải thiện chức năng miễn dịch, người ta đã chứng
minh được rằng với một chế độ ăn, trong đó có 2% năng lượng khẩu phần do arginin
cung cấp, thấy giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bỏng, rút ngắn thời gian nằm viện
và giảm tử vong so với những chế độ ăn chuẩn khác.
3. Nhu cầu lipid và glucid
Tỷ lệ cân đối trong khẩu phần như sau:
- 20 – 25% năng lượng do protein.
- 25 – 30% năng lượng do lipid.
- 50% năng lượng do glucid.

4. Nhu cầu vitamin
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

974
Nói chung các vitamin đều rất cần cho bệnh nhân bỏng, nhưng nhu cầu chính
xác là bao nhiêu cho tới nay vẫn chưa được xác định được. Theo một số tác giả, nên
cho bệnh nhân bỏng uống polyvitamin hàng ngày và tăng cường bổ sung vitamin C,
hoặc cho chế độ ăn có lượng vitamin tương đương. Có tác giả đề nghị cho 1g vitamin
C và 10.000 đơn vị vitamin A ở người lớn và một nửa lượng này ở trẻ em.
5. Nhu cầu các chất khoáng:
Trong số các chất khoáng cần cho cơ thể thì kẽm được nhiều tác giả chú ý trong
điều trị bỏng. Kẽm giúp cho các tổn thương bỏng nhanh liền, khi cơ thể thiếu kẽm, làm
giảm tổng hợp protein ở gan, giảm miễn dịch tế bào, bệnh nhân có cảm giác chán ăn
và thay đổi vị giác, khứu giác. Vì vậy, cần tăng nhu cầu kẽm cho những bệnh nhân
bỏng, nhưng hiện nay người ta vẫn chưa xác định được liều có hiệu quả tối đa.





























Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

975

PHƯƠNG PHÁP NUÔI DƯỠNG
1. Đường nuôi dưỡng
Có hai cách có thể cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng: Đường tĩnh mạch
(qua một catheter đặt vào tĩnh mạch trung tâm) và đường tiêu hóa (qua miệng hoặc
qua một ống thông).
- Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch :
Thường gặp một số biến chứng như nhiễm khuẩn tăng, đôi khi gặp huyết khối.
Hơn nữa nếu nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch sẽ dẫn tới niêm mạc ruột,
tăng nồng độ hormon trong máu (insulin) kết hợp với phản ứng viêm và những rủi ro
khác.
- Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa:

Trước đây người ta cho rằng hậu quả chủ yếu của tổn thương bỏng là thay đổi
chức năng của đường tiêu hóa, mà trước hết là liệt ruột sau bỏng, dẫn tới việc chống
chỉ định nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa trong tuần đầu tiên. Nhưng những nghiên cứu
gần đây đã xác định liệt ruột chỉ xảy ra với dạ dày và đại tràng, nhưng chức năng của
ruột non vẫn bình thường. Người ta đã nuôi dưỡng bệnh nhân bỏng sớm bằng một ống
thông qua mũi, qua dạ dày vào ruột non an toàn và đạt được bilan nitơ dương tính
ngay sau bỏng. Một số tác giả cho rằng có thể nuôi bệnh nhân bỏng đầy đủ dinh dưỡng
qua đường tiêu hóa, không qua đường tĩnh mạch.
Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa được đa số các tác giả công nhận là đường tốt
nhất, an toàn nhất và đỡ tốn kém nhất, chỉ nên nuôi qua đường tĩnh mạch khi thật cần
thiết.
2. Nguyên tắc
Những ngày đầu chỉ nên nuôi ở dạng dịch lỏng số lượng các chất dinh dưỡng,
cần nâng một cách từ từ theo tình trạng bệnh nhân và được tính toán dựa trên trọng
lượng cơ thể, diện tích và độ sâu của bỏng.
3. Thời gian bắt đầu nuôi dưỡng
Các nhà khoa học cho rằng bệnh nhân bỏng nặng nên nuôi dưỡng bằng ống
thông ngay sau bỏng vì dự phòng được cho chuyển hóa cao và kết quả này sẽ không có
nếu nuôi dưỡng muộn sau 48h.
4. Số bữa ăn
Với bệnh nhân bỏng, cần phải ăn nhiều bữa trong ngày kể ca ban đêm, có thể ăn
từ 4 – 8 bữa/24h, tùy theo mức độ nặng của bỏng.

Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

976
NHU CẦU CHUNG
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

1. Nhu cầu protein: 1g protein cho 4 Kcal.
Bảng. NHU CẦU PROTEIN VÀ NĂNG LƯỢNG
Tình
trạng
stress
Lâm sàng Mất N
2
Kcal/ngày
Số g
protein/Kg
trọng lượng

NPC/N
0
Nhịn đói không
stress
< 5g 1 x BEE 1,0 150
1
Phẫu thuật thông
thường
5 – 10g 1,3 x BEE 1,5 100
2 Đa chấn thương 10 – 15g 1,5 x BEE 1,75 100
3 Bỏng nặng > 15g 2,0 x BEE 2,0 80

NPC/N: Tỷ lệ năng lượng không nitơ trên g N
2
; Protein = gN
2
x 6,25.
1.1. Nhu cầu protein ở trẻ em

Dao động 2 – 4g/kg thể trọng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và tình trạng dinh
dưỡng.
1.2. Các acid amin thiết yếu: 8 loại.
- Methionin, tryptophan, treonin, isoleucin, leucin, lysin, valin, phenylalanin.
- Đối với trẻ em histidin cũng là acid amin thiết yếu.
- Các acid amin có thể trở thành thiết yếu (đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, bệnh
lý gan ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa amin): Cystein, arginin, taurin, tysosin,
glycin.
1.3. Bù đắp lượng protein thiếu hụt theo công thức Andrassy:
AD = (DSA - ASA) x 0,3 x 10 x WT (kg).
AD = Albumin thiếu (Albumin Deficit).
DSA = Albumin mong muốn 3g/dl (Desired Serum Albumin)
ASA = Albumin thực tế (Actual Serum Albumin).
WT = Trọng lượng cơ thể (kg).
2. Nhu cầu chất béo:
2.1. Nhu cầu:
- Người lớn: Khoảng 1g/kg thể trọng (hoặc 15 – 25% tổng số năng lượng).
- Trẻ em: 2 – 3g/kg thể trọng (hoặc 20 – 30% thể trọng).
- Trong trường hợp thở máy, do chất béo có chỉ số RQ thấp = 0,7 so với 1, khi
chuyển hóa glucid nên tỷ lệ chất béo gia tăng có thể lên đến 55 – 60%; chất bột đường
giảm còn 27% - 30%, protein khoảng 15% của tổng năng lượng 25 Kcal/kg thể trọng
đối với người lớn.
2.2. Acid béo thiết yếu:
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

977
- Dòng Omega 6 (n - 6): Acid linoleic, acid gamma linoleic, acid dihomo
gamma linoleic, acid arachidinic, prostaglandin series 1 và 2, leucotriene series 3 và 4.

- Dòng Omega 3 (n - 3): Acid alpha linoleic, acid eicosapentanoic, acid
docohexaenoic, prostagladin series 3, leucotriene series 5.
Tỷ lệ n – 6/n – 3 vào khoảng 4 -10.
3. Nhu cầu chất bột đường: 1g chất bột đường cho 4Kcal.
- Đường phức tạp: tinh bột, glycogen, cellulose.
- Disaccharid: Lactose, sucrose, maltose.
- Monosaccharid: Glucose, fructose, galactose.
- Các loại đường như: oligosaccharides, maltodextrin cũng thường được sử
dụng (4 – 6g/kg ở người lớn, 10 -15g/kg ở trẻ em).
4. Nhu cầu nước:
Trọng lượng

Lượng nước cần thiết (ml/kg)

 10kg
10 – 12g
> 20kg
100
50
20

Ở người lớn có thể tính đơn giản 40ml/kg.
Chú ý: Lượng nước trong các dung dịch nuôi qua ống thông.
Loại dung dịch
1Kcal/1ml = 80% nước tự do.
1,5 Kcal/1ml = 70% nước tự do.
2 Kcal/1ml = 60% nước tự do.
5. Nhu cầu các chất điện giải:
5.1. Nhu cầu ở trẻ em:
mEq/Kg/ngày mEq/Kg/ngày

- Na (Natri) 2 – 3mEq - Zn (Kẽm) 100 – 300
- K (Kali) 2 – 3mEq - Cu (Đồng) 20
- Cl (Clor) 2 – 3mEq - Cr (Crom) 1,14 - 0,20
- Ca (Calci) 2 – 3mEq
(20 – 60mg)
- Mn (Mangan) 2 – 10
- P (Phosphor) 1 – 1.5
(11 - 17mg)
- I (Iod) 10 – 135
- Mg (Magnesi) 0,25 – 0,50 - Fe (Sắt)
 100





Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

978
5.2. Nhu cầu ở người lớn:
Chất điện giải
Trị số bình thường trong huyết
tương (mmol/l)
Nhu cầu/ngày (g)
K
+
3,5 – 5,5 1 – 1,5
Na

+
132 – 152 1 – 3
Phosphat 1 – 1,5 0,2 – 0,5
Magnesi 0,8 – 1 0,05 – 0,1
Calci 2,15 – 2,8 0,05 – 0,15
Chlorid 97 – 100 1 - 3

5.3. Các chất khoáng thiết yếu:
- Khoáng đa lượng: Na, K, Cl, Ca, P, Mg.
- Khoáng vi lượng: Fe, I, F, Co, Cu, Mn, Cr, Se, Zn, Mo, Al.
6. Nhu cầu các vitamin:
- Liều lượng theo nhu cầu khuyến nghị RDA hoặc gia tăng trong các trường
hợp cần thiết.
- Vitamin tan trong nước: B
1
, B
2
, B
6
, B
12
, niacin, acid folic, acid pantothenic,
biotin, inositol và vitamin C cần thiết bổ sung hàng ngày.
- Vitamin tan trong dầu mỡ: A, D, E, K. Có dự trữ nên không cần thiết bổ sung
hàng ngày.




















Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

979
NUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN
QUA ỐNG THÔNG DẠ DÀY

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THỰC ĐƠN:
Các chất dinh dưỡng đưa vào cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc điều trị của
từng loại bệnh lý. Ví dụ hôn mê gan cần phải tăng cường trong khẩu phần đặc biệt
đường đơn. Nhưng hôn mê do tăng cường đường huyết thì cần phải giảm đường trong
khẩu phần nhất là đường đơn. Hôn mê trong tai biến mạch máu não do tăng huyết áp
thì cần phải giảm béo, giảm muối. Còn nếu hôn mê trong chấn thương sọ não như tai
nạn giao thông thì không phải kiêng khem gì cả.
Số lượng một bữa tùy thuộc bệnh nhân và tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Ở

người lớn trung bình khoảng 300ml – 400ml/một bữa. Trẻ em 100ml – 200ml/một
bữa. Nếu bệnh quá nặng hoặc có suy mòn phải cho ăn từng ít một rồi cho tăng dần lên.
Chế biến phải nhuyễn để dễ đưa qua ống thông, lượng dinh dưỡng cao: cần
dùng bột mộng để tăng đậm độ và hóa lỏng dung dịch ăn qua ống thông.
Bệnh nhân ăn qua ống thông không có khẩu vị nên không cho mì chính và cũng
không cần thay đổi thực đơn hàng ngày.
THỰC ĐƠN
Ví dụ: Bệnh nhân tuổi trưởng thành, hôn mê do chấn thương sọ não do tai nạn giao
thông.
Cho ăn 400ml/một bữa x 6 bữa.
Nguyên liệu một bữa gồm:
Bột gạo tẻ 60g.
Trứng gà ½ quả.
Sữa hộp 10g.
Dầu ăn 10g.
Giá đỗ 40g.
Muôis 1g.
Nước vừa đủ 400ml.
Giờ ăn: 7giờ, 9giờ, 11giờ, 14giờ, 17giờ, 20giờ.
Quy trình kỹ thuật:
Cho bột gạo hòa với nước lạnh vào đun chín. Sau đó bắc ra để nguội trong 5
phút, rồi đổ giá đỗ xay hoặc giã nhỏ vào ủ trong 10 – 15 phút (để hóa lỏng bột). Sau ủ
cho vào đun sôi lại, khi bột sôi vặn nhỏ lửa, cho trứng, sữa, dàu muối (đã trộn lẫn) vào
quấy nhanh tay tránh vón trứng. Sau đó bắc xuống để nguội khoảng 37 – 38
0
C đem
bơm cho bệnh nhân ăn.




Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

980
Giá trị dinh dưỡng của thực đơn:
Protein 62,6g.
Lipid 82,7g.
Glucid 309,3g.
Năng lượng 2.165 Kcal
Giá tiền 8.000đồng/ngày.
Nên cho bệnh nhân ăn thêm 500g cam hoặc quýt để bổ sung các vitamin và
chất khoáng.
Lưu ý:
Cho ăn rau khi bơm dịch nuôi, không vắt nước quả vào dịch nuôi để tránh vón.
Có thể dùng các bột chế biến sẵn giàu men tiêu hóa và có bổ sung đa vi chất dinh
dưỡng như Bột dinh dưỡng men tiêu hóa và đa vi chất dinh dưỡng, bột này hiện được
sản xuất công nghiệp tại Viện dinh dưỡng. Thành phần của bột xem bảng trên:
Thành phần dinh
dưỡng
Đơn vị
Thành
phần/
100g bột
Thành phần dinh
dưỡng
Đơn vị

Thành
phần/

100g bột
Protein g 17 Thiamin 120
Lipid g 11 Vitamin B
12
0,15
Glucid g 68 Vitamin C 80.000
Năng lượng Kcal 450 Vitamin D 475
Vitamin A
mcg Ret.
Equivalent
140 Iod 2,50
Niacin
(vitamin PP)
mcg 3.500 Iron 27.750
Pantothenic Acid mcg 450 Postassium 66.500
Riboflavin mcg 245 Magnesi 25.500
Amilase mcg Zine 4.350

Hiện có rất nhiều loại sữa có thể dùng cho bệnh nhân ăn qua ống thông. Các
loại sữa này phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một công thức dinh dưỡng qua
đường tiêu hóa tốt theo các tiêu chuẩn: Đậm độ năng lượng cao (khoảng 1 kcal/1ml),
tỷ lệ thành phần các chất sinh năng lượng: Protein: Lipid: Glucid = 10 – 20%; 25% -
35%; 50% - 60%, độ thẩm thấu trong khoảng che phép từ 300 – 600mosmol/lít. Đầy
đủ các vitamin, khoáng chất, vi lượng:
Sữa bột ENSURE FOS là một sản phẩm đáp ứng được yêu cầu trên. Cùng với
thành phần Fructo Oligo Sacharides (FOS) trong thành phần, Ensure còn có nhiều lợi
ích cho bệnh nhân: Làm giảm táo bón và tiêu chảy, giúp phục hồi hệ vi khuẩn ở ruột
trên bệnh nhân dùng kháng sinh kéo dài, giảm cholesterol máu, ngăn ngừa loãng
xương và phòng ngừa ung thư.
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

981
NUÔI DƯỠNG QUA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH

I. KHÁI NIỆM:
Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch là sự cung cấp các chất dinh dưỡng như:
Protein, đường, chất béo, vitamin, muối khoáng và nước qua tĩnh mạch.
Nuôi qua đường tĩnh mạch hoàn toàn (TPN) là cung cấp toàn bộ các chất dinh dưỡng
theo nhu cầu của cơ thể chỉ bằng đường tĩnh mạch mà thôi.
Mục đích:
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân (tăng sức chống đỡ với nhiễm
khuẩn, phục hồi các mô bị tổn thương, phục hồi chức năng các cơ quan). Ở trẻ em còn
phải đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bình thường.
1. Chỉ thị nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch hoàn toàn (TPN)
1.1.Khi có chống chỉ định nuôi qua đường tiêu hóa:
- Viêm phúc mạc.
- Tắc ruột.
- Giai đoạn đầu trong hội chứng ruột ngắn.
- N liên tục.
- Tiêu chảy nặng, kéo dài.
- Tình trạng kém hấp thu trầm trọng.
- Dò ruột (lớn).
- Xuất huyết tiêu hóa ồ ạt.
1.2.Sơ sinh quá non (<1000g)
1.3. Bỏng diện rộng
1.4. Chuẩn bị cho phẫu thuật
1.5. Đa chấn thương
1.6. Ung thư: Hóa trị liệu, xạ trị liệu

1.7. Tổn thương chức năng gan, thận nặng
2. Chống chỉ định TPN
2.1. Chức năng đường tiêu hóa còn.
2.2. Rối loạn chuyển hóa cấp tính.
2.3. Huyết động học bất ổn định cấp tính.
2.4. Trong quá trình phẫu thuật.
3. Thận trọng trong các trường hợp
3.1. Giai đoạn cấp tính của các tình trạng: Thiếu oxy, toan hóa, tăng huyết áp.
3.2. Vàng da: >11,8mg/dl (giảm acid amin và chất béo).
3.3. Urê huyết > 48mg/dl (giảm acid amin).
3.4. Giảm tiểu cầu trầm trọng (giảm tối đa chất béo hoặc loại bỏ).
4. Các điều kiện tiên quyết trước khi tiến hành TPN:
4.1. Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa trước khi tiến hành TPN.
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

982
4.2. Cần điều chỉnh rối loạn nước điện giải trước.
II. CÁC BƯỚC THIẾT LẬP THỰC ĐƠN:
- Tính tổng nhu cầu nước cần thiết.
- Tính tổng nhu cầu năng lượng cần thiết.
- Tính tổng nhu cầu protein cần thiết.
- Tính nhu cầu glucid, lipid, vitamin và khoáng chất.
1. Nhu cầu nước (duy trì)
10 kg 100ml/kg/ngày.
10 – 20 kg 50ml/kg/ngày.
> 20 kg 20ml/kg/ngày.
Mất nước bất thường: Tiêu chảy, nôn, lỗ rò.
2. Nhu cầu năng lượng:

2.1. Tổng nhu cầu năng lượng:
TEE = BEE x AF x MF
- BEE: Nhu cầu năng lượng cơ bản
+ Nam : BEE = 66 + (13,7 x cân nặng) + (5 x cao) – (6,8 x tuổi).
+ Nữ : BEE = 65,5 + (9,6 x cân nặng) + (1,7 x cao) – (4,7 x tuổi).
- AF: Yếu tố hoạt động.
Nằm tại giường 1,2 Đi lại được 1,3
- MF: Yếu tố chuyển hóa
Sốt (tăng 1
0
C
trên bình thường)
Nhiễm khuẩn nhẹ

Nhiễm khuẩn trung bình
Nhiễm khuẩn huyết
Viêm phúc mạc
1,13

1,0 – 1,2

1,2 – 1,4
1,4 – 1,6
1,05 – 1,25
Phẫu thuật nhỏ

Chấn thương trung bình
(gãy xương dài)
Chấn thương phần mềm
Ung thư

Tăng cân
1,2

1,35

1,0 – 1,3
1,0 – 1,25
1,1

2.2. Ước tính đơn giản: (Dựa vào cân nặng bình thường)
TEE = 30 – 35 Kcal/kg: Trường hợp nhẹ, chit cần duy trì.
TEE = 40 – 45 Kcal/kg: Bệnh nhân SDD hoặc stress trung bình.
TEE = 50 – 60 Kcal/kg: Tổn thương nặng, nhiễm khuẩn huyết.
Nếu cần tăng cân: + 500Kcal.
2.3. Bệnh nhân bỏng:
Người lớn TEE = (25Kcal x cân nặng bình thường) + (40Kcal x %BSA*)
Trẻ em TEE = (60Kcal x cân nặng bình thường) + (35Kcal x %BSA)
(*% diện tích bỏng)
3. Nhu cầu protein
3.1. Cần cả acid amin thiết yếu và không thiết yếu với tỉ lệ 50 : 50
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

983
Acid amin thiết thiếu:
Methionin, threonin, tryptophan.
Histindin, isoleucin, leucin, lysin.
Valin, phenylalanin.
Acid amin có thể cần:

Cystein, arginin, tyrosin, cystin, taurin, glycin.
3.2. N (g): PNPC (Kcal)= 1 : 100 – 200
3.3. Nhu cầu:
Nhu cầu sinh lý + Nhu cầu do tăng chuyển hóa
+ Bù đắp cho protein mất bất thường
Thông thường:
- Người lớn: 1 – 2g/kg/ngày.
- Trẻ em: 2 – 3g/kg/ngày.
4. Nhu cầu glucid:
4.1. Đường glucose được sử dụng rộng rãi nhiều:
- Nguồn năng lượng sinh lý
- Dễ có, rẻ tiền.
- Dễ dàng được cơ thể sử dụng.
- Không tạo toan do lactic.
- Độ an toàn cao, không độc hại.
4.2. Nhu cầu glucid: 10 – 25g/ngày.
4.3. Nồng độ trong các hỗn hợp nuôi ăn:
- Không quá 12,5% (700mosm/l) nếu nuôi ngoại vi.
- Có thể 20% nếu nuôi qua tĩnh mạch trung tâm.
5. Nhu cầu chất béo (Lipid)
5.1. Vai trò của các dung dịch lipid:
- Luôn đẳng trương (280 – 340mosm).
- PH: 7 – 8.
- Cung cấp các acid béo cần thiết (EFA): Acid béo omega 3 và omega 6 (n – 6
và n - 3).
- Đậm độ nhiệt cao  giảm lượng dịch truyền.
- Chuyển hóa tương tự các chylomicron.
- Không bị mất qua đường tiểu hoặc đường tiêu hóa.
- Cung cấp Vitamin E.
5.2. Nhu cầu lipid: 1 – 4g/kg/ngày.

Dung dịch 10% - 20%.
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

984
CHẾ ĐỘ ĂN
CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN

Trên thế giới nhiều công trình nghiên cứu về điều trị trẻ suy dinh dưỡng nặng
đã chứng minh rằng với chế độ ăn giàu năng lượng đã có kết quả tốt trong phục hồi trẻ
suy đinh dưỡng và giảm được tỷ lệ tử vong. Nhìn chung những thực phẩm thường
được sử dụng để phục hồi trẻ suy dinh dưỡng và sữa bò, dầu và đường.
Nguyên tắc cho ăn:
- Ăn nhiều bữa trong ngày
- Tăng dần năng lượng
- Nếu mẹ có sữa vẫn tiếp tục cho bú
- Dùng sữa bò + dầu + đường pha loãng rồi tăng dần lên
Nếu trẻ không ăn được bằng thài thì cho ăn bằng ống thông qua mũi hoặc nhỏ giọt dạ
dày.
Chế độ ăn bằng sữa bột công thức
Ngày Loại thức ăn
Số bữa trong
ngày
ml/kg/24h Kcal/kg/24h
1-2 Sữa pha loãng 1/2 12 150 75
3-4 Sữa pha loãng 2/3 8-10 150 100
5-14 Sữa công thức theo tuổi 6-8 150 150
> 14 Sữa công thức + Ngũ cốc 6-8 150-200 150-200


Hiện nay với sự phát triển của tiến bộ khoa học, có thể sản xuất các loại sữa bột
dễ hấp thu, vì vậy không nên sử dụng sữa bột toàn phần mà thay bằng sữa công thức
theo tháng tuổi.
Công thức pha sữa giàu năng lượng
Thành phần
Sữa bột công thức theo
tháng tuổi
Sữa bột tách bơ Sữa chua
Sữa 140g 75g 1000ml
Đường 50g 50g 50g
Dầu 25-30g 60g 20
Nước vừa đủ 1000ml 1000ml 0
- 1000ml sữa toàn phần có 1000 Kcal
- 1000ml sữa pha loãng 2/3 có 700 Kcal
- 1000ml sữa pha loãng 1/2 có 500 Kcal
Một số trẻ không chịu được thức ăn bằng sữa bò có năng lượng cao và lactose
của sữa, trẻ thường đi ngoài phân bọt, lỏng, nên tập cho trẻ ăn sữa pha đặc dần hoặc
thay bằng sữa chua.
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

985
Nếu điều kiện kinh tế cho phép có thể chọn các loại sữa bột có năng lượng cao,
đáp ứng được cho trẻ suy dinh dưỡng trong tình trạng thiếu năng lượng. Ví dụ như sữa
bột Pediasure khi pha chuẩn thì dung dịch có đậm độ năng lượng là 1kcal/ml; tỷ lệ
phân bố năng lượng giữa Protein: Lipid: Glucid là 12:44:44; Protein (30g/l) có chất
lượng cao vì có đủ những acid amin cần thiết; Lactose rất ít (0,069g/l) phù hợp với trẻ
suy dinh dưỡng vì hay bị tiêu chảy do kém dung nạp lactose. Lipid 100% là dầu thực
vật giàu oleic, dầu đậu nành là nguồn cung cấp acid béo càn thiết như acid linoleic

(omega 6) và acid linolenic (omega 3). Ngoài ra còn có 20% chất béo là triglycerid
chuỗi trung bình (MCT) được hấp thu nhanh toàn bộ qua niêm mạc ruột vào máu tốt
hơn so với các loại chất béo khác. Pediasure có đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần
thiết.
Ở các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện khi điều kiện kinh phí eo hẹp có thể thay thế
sữa bò bằng sữa đậu nành pha chế theo công thức tăng dần năng lượng.
Cách chế biến sữa đậu nành: 150g đậu chế biến thành 1lít sữa: Đậu nành rửa sạch,
ngâm nước 6-8 giờ đãi sạch vỏ đem xay lọc qua túi vải, đun sôi 5 – 10 phút hớt sạch
bọt.
Chế độ ăn bằng sữa đậu nành
Ngày Sữa đậu nành Dầu Đường Kcal/100ml
1 – 2 1000ml 20g 30g 600
3 – 4 1000ml 30g 50g 800
5 – 14 1000ml 40g 70g 1000

Từ tuần thứ 3 ngoài sữa cho trẻ ăn thêm từ 2 – 3 sữa bột hoặc cháo mỗi bữa
200ml [bột thịt(trứng, cá, tôm ) + rau xanh + dầu, mỡ]
Ví dụ: Bột gạo: 20g
Thịt: 20g
Dầu: 5g
Rau: 30g
Nguyên Thu Nhạn, Đào Ngọc Điều và CS (1993) nghiên cứu sử dụng chế độ ăn
bằng sữa đậu nành bổ sung dầu, đường có đậm độ năng lượng cao trong điều trị trẻ suy
dinh dưỡng trung bình và nặng tại bệnh viện với thời gian điều trị 2-3 tuần cho thấy
chế độ ăn có tác dụng phục hồi suy dinh dưỡng, mức tăng cân trung bình 41g/kg/tuần,
một số chỉ tiêu sinh hóa đã cải thiện rõ rệt.

B. BỒI PHỤ NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI
Trẻ suy dinh dưỡng nặng thường khó đánh giá tình trạng mất nước vì vậy khi bị
tiêu chảy thì có thể xem như là có mất nước. Dung dịch ORESOL chuẩn của WHO có

nồng độ Na
+
cao, K
+
thấp không phù hợp với trẻ suy dinh dưỡng nặng. Năm 1999

×