Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ BIẾN ĐỔI CỦA THEN TÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.49 KB, 16 trang )

VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ BIẾN ĐỔI CỦA THEN TÀY

TS Nguyễn Thị Yên
Viện Nghiên cứu Văn hoá

Dựa trên các cứ liệu dân gian ở địa phƣơng, các tác giả sƣu tầm nghiên cứu Then
ngƣời Cao Bằng nhƣ Hoa Cƣơng, Dƣơng Sách, Triều Ân
1
đều có nhận xét cho rằng Then
chính thức đƣợc ra đời ở thời kỳ nhà Mạc lên cát cứ Cao Bằng nhƣng trƣớc đó đã đƣợc
tồn tại trong dân gian. Đây là những ý kiến đã gợi ý cho tôi đặt ra những giả thiết cho
việc tìm hiểu nguồn gốc của Then ở Cao Bằng. Cho đến nay trong dân gian Cao Bằng
vẫn còn lƣu truyền lại một số truyền thuyết liên quan đến sự tích cây đàn tính và nghề hát
Then. Điều đó phần nào đã nói lên đặc điểm về sự hình thành và biến đổi của Then ở Cao
Bằng, xin sơ lƣợc giới thiệu nhƣ sau:
Truyền thuyết kể rằng, có một chàng trai tên là Xiên Câm, vì nghèo 30 tuổi chƣa
lấy đƣợc vợ nên mới nghĩ cách làm ra chiếc đàn tính để giải sầu. Lúc đầu đàn có 12 dây
âm thanh quá hay khiến muôn vật mê mẩn mà chết, Bụt bèn bắt Xiên Câm cắt bớt 9 dây
nên từ đó cây đàn tính chỉ có 3 dây
2
.
Ngƣời Thái Trắng Tây Bắc cũng có truyền thuyết tƣơng tự kể rằng cây đàn tính là
do một chàng trai làm ra với mục đích giải sầu. Câu chuyện này gần gũi với cuộc sống
hơn vì nó gắn liền với một câu chuyện tình cảm trai gái, đồng thời còn giải thích việc
chàng trai nghĩ ra cách làm cho đàn kêu đƣợc là do bắt chƣớc âm thanh của sợi dây vắt
qua miệng hang. Câu chuyện của ngƣời Tày thần bí hơn: chàng trai phải lên trời xin
giống tằm và bầu về trồng để làm nguyên vật liệu làm đàn. Ở cả ngƣời Tày và ngƣời
Thái, cây đàn tính vẫn thƣờng đƣợc sử dụng làm nhạc cụ sinh hoạt văn nghệ giải trí và là
công cụ hành nghề của các bà Then. Trƣớc đây, cây đàn tính còn là công cụ đắc lực giúp
các chàng trai Thái tìm bạn tình.
Về hình thức, cây đàn tính của ngƣời Thái mang nét thô mộc không chạm trổ cầu


kỳ hoặc có những trang trí mang màu sắc tôn giáo nhƣ đàn tính ở một số địa phƣơng

1
Xem Văn hoá dân gian Cao Bằng, Kỷ yếu hội thảo, Hội Văn nghệ Cao Bằng, 1993, tr.176, 192 và Then
Tày những khúc hát, Triều Ân chủ biên, Nxb Văn hoá dân tộc, 2000, tr.11.
2
Mấy vấn đề về Then Việt Bắc, Nhiều tác giả, Nxb Văn hoá dân tộc, 1978, tr.347
ngƣời Tày. Điểm khác nhau cơ bản về hình thức là đầu đàn tính của ngƣời Thái đƣợc gọt
chuốt cong nhƣ hình mỏ gà, theo giải thích có liên quan đến tục ngƣời Thái Trắng tôn thờ
gà. Có thể đoán định rằng cây đàn tính đã có mặt trong đời sống cƣ dân Tày-Thái từ lâu
đời khi hai nhóm dân tộc này chƣa phân tách. Đến một thời điểm nào đó, một nhóm tách
ra, vì ở vị trí xa xôi ít có sự giao lƣu với các dòng văn hoá khác mà đàn tính của ngƣời
Thái Trắng còn giữ đƣợc những nét bản địa hơn.
Truyền thuyết về cây đàn tính gắn với nghề làm Pụt: Chuyện kể rằng sự ra đời cây
đàn tính và nghề làm Pụt đƣợc trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn đầu do phụ nữ làm nghề
và giai đoạn sau do ông Bế Văn Phụng ở Hoà An sống vào thời nhà Mạc cải tạo lại thành
cây đàn tính 3 dây gắn liền với việc cúng bái. Truyền thuyết này lý giải rằng, mỗi lần đi
làm lễ bà Pụt bảo nhà chủ làm ba bát hƣơng: một bát cúng Pụt Luông hoặc Mẹ Hoa, một
bát cúng gia tiên, một bát cúng Thổ công hay Thành hoàng. Bên cạnh đó còn có một bát
cắm hình nhân và quả trứng để thờ cúng và ghi nhớ đức Quản nhạc Bế Văn Phụng, ngƣời
đã có công cải tạo cây đàn tính
3
.
Dựa vào các truyền thuyết nói trên và căn cứ vào các sự kiện lịch sử ở Cao Bằng,
có thể phân tích sự hình thành và biến đổi của cây đàn tính và nghề hát Then nhƣ sau:
1) Cây đàn tính ra đời do nhu cầu giải trí: Cây đàn tính ra đời đầu tiên bởi bàn tay
sáng tạo của ngƣời đàn ông, mục đích giải sầu. Cách lý giải của câu chuyện hoàn toàn
phù hợp với quy luật tự nhiên: Cây đàn ra đời trƣớc tiên là do nhu cầu văn nghệ giải trí,
đó là nhu cầu có trƣớc nhu cầu làm công cụ hành nghề tín ngƣỡng.
2) Cây đàn tính đƣợc những ngƣời đàn bà có căn làm thầy cúng sử dụng làm công

cụ phục vụ nhu cầu tín ngƣỡng: Cây đàn tính là do Pụt Luông truyền cho một cô gái trần
gian có căn số làm Pụt để cứu nhân độ thế. Đây là khi cây đàn tính đã tham gia và việc
hành nghề tín ngƣỡng của các bà Pụt (cây đàn có 6 dây).
3) Cây đàn tính đƣợc một nhân vật có tên tuổi, quê quán cụ thể là Bế Văn Phụng ở
Hoà An, Cao Bằng cải tạo thành nhạc vụ phục vụ nghi lễ cung đình (thời kỳ nhà Mạc
đóng đô ở Cao Bằng thế kỷ 16, 17). Đó là khi Then đã đƣợc nâng cao, cải biên gắn với
thời kỳ xuất hiện hai dòng hát Then (nữ) và Dàng (nam) (cây đàn có 3 dây)
4) Cây đàn tính ra ngoài dân gian trở thành công cụ hành nghề của những ngƣời
làm nghề thầy cúng ở mức độ cao hơn: có cúng tổ nghề và cúng ngƣời có công cải tạo
đàn là Bế Văn Phụng

3
Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc, Hoàng Quyết, Tuấn Dũng, Nxb Văn hoá dân tộc, 1994,
tr.97.
Dƣới đây, dựa trên những cứ liệu về lịch sử văn hoá xã hội, tộc ngƣời và tôn giáo
tín ngƣỡng của ngƣời Tày, kết hợp với những phân tích dân tộc học, văn hoá dân gian
học bƣớc đầu xin đƣa ra những kiến giải để góp phần tìm hiểu sự hình thành va biến
đổi của Then ở Cao Bằng.
1. TÍN NGƢỠNG SLIÊN (TIÊN) VỚI TƢ CÁCH LÀ YẾU TỐ TIỀN THEN.
Trong tín ngƣỡng dân gian ngƣời Tày, các trò chơi mang yếu tố Shaman giáo
đƣợc tồn tại dƣới các hình thức nhập đồng của trẻ em và của các nam nữ thanh niên với
mục đích bói vui, bói duyên số Những siêu linh mà họ nhập đồng thƣờng là các nàng
tiên-linh hồn của các vật vô tri vô giác nhƣ: nàng Trứng, nàng Cám, nàng Sọt, nàng
Trăng Trong số những ngƣời tham gia các trò chơi nhập đồng sẽ có những ngƣời hợp
căn với một nàng tiên nào đó, đƣợc nàng tiên hộ mệnh để cứu giúp ngƣời đời, trƣớc tiên
là ở việc bói đoán, sau do nhu cầu của xã hội mà phát triển thành hình thức cầu cúng.
Hình thức này phổ biến trong xã hội ngƣời Tày - Thái (bao gồm cả tộc ngƣời Choang)
mang đậm yếu tố Việt Vu bản địa đƣợc phổ biến với các hình thức bói gạo, bói trứng, bói
xƣơng gà mà ngày nay vẫn còn tồn tại trong tín ngƣỡng Pụt, Then. Đây là một hình thức
cúng bái dân gian thời kỳ đầu của ngƣời Tày mà tôi tạm gọi là tín ngƣỡng Sliên (Tiên) -

khởi đầu của tín ngƣỡng Then. Cần hiểu rằng tiên trong quan niệm ngƣời Tày là chỉ các
siêu linh đƣợc hình dung là các thiếu nữ thanh tân trong trắng, khác với quan niệm tu tiên
của Đạo giáo. Chữ Sliên tiên có lẽ là sự vay mƣợn chữ Hán về sau này để chỉ một hình
thức cúng bải bản địa liên quan đến việc nhập đồng của nữ giới. Một trong những đặc
điểm của hình thức cúng bái này là ngoài hoài niệm, hát ra còn có sự tham gia của một
khí cụ hoặc nhạc cụ nào đó. Để bổ trợ cho việc hành nghề, họ đã lựa chọn nhiều dạng khí
cụ khác nhau có thể là phách, thẻn gỗ (hai mảnh gỗ dùng để xin âm dƣơng), chuông,
chùm nhạc xóc và cả cây đàn tính vốn có sẵn trong dân gian. Dự đoán đây là Then của
thời kỳ đầu, nó đạm màu sắc bản địa mà chƣa bị pha tạp bởi các tôn giáo tín ngƣỡng bên
ngoài. Dƣới đây xin dẫn một số trƣờng hợp Sliên - Then dự đoán còn lƣu lại dấu vết của
Sliên - Then thời kỳ đầu:
Thứ nhất, qua khảo sát ở vùng ngƣời Pián (một nhóm Choang khá gần gũi với
ngƣời Tày Việt Nam) cƣ trú ở huyện Phòng Thành, Quảng Tây, Trung Quốc cho thấy ở
đây hiện tồn tại hai dạng thầy cúng có các dụng cụ hành nghề nhƣ nhau: đàn tính, thẻn,
nhạc xóc, quạt nhƣng tên gọi lại khác nhau: Sliên và Then. Sliên là tên gọi những ngƣời
phụ nữ nhẹ vía đƣợc một nàng tiên nào đó nhập vào mình để hành nghề nên họ không
cần theo thầy học nghề, không cần phải làm lễ cấp sắc mà vẫn hành nghề đƣợc. Còn
Then là những ngƣời phải học nghề và phải thông qua cấp sắc mới đƣợc hành nghề. Có
nghĩa là ở đây tồn tại hai dạng thầy Then: Dạng không qua cấp sắc và dạng phải làm lễ
cấp sắc. Mặc dù cả Sliên ở dây cũng có đàn tính nhƣng chủ yếu chỉ dùng trong các hội
Then, bình thƣờng đi hành nghề không nhất thiết phải mang đàn, họ quan niệm khá đơn
giản về việc sử dụng đàn: nếu dùng đàn hành lễ thì đỡ buồn ngủ hơn. Sliên khác Then ở
chỗ Sliên thƣờng ngắn gọn hơn, tự nhiên hơn còn Then bài bản và nhiều thủ tục hơn. Sự
tồn tại một dạng thầy Sliên-Then (thực chất là một hình thức Pụt nhạc) có đàn tính không
cần cấp sắc vẫn hành dân gian cổ xƣa khi mà các bà Then với tƣ cách là các nàng tiên
từng hoạt động độc lập mà không chịu sự chi phối của một giáo lý nào khác nhƣ giáo lý
của thầy Tào. Theo dân gian ở đây truyền lại thì Than của ngƣời Pián Phòng Thành là do
bà Then Hang ngƣời Tày ở Đông Triều, Quảng Ninh truyền sang hơn 200 năm nay. Qua
xem xét thấy Then ở đây mang nhiều yếu tố bản địa hơn từ bàn thờ, thần linh (thờ tiên)
đến nội dung và hình thức diễn xƣớng Điều này chỉ có thể giải thích rằng trƣớc khi

Then của ngƣời Tày truyền đến thì ở đây đã có sẵn các bà Sliên hành nghề mang đậm dấu
ấn bản địa. Mặc khác khi Then truyền đến vùng này thì nó vãn còn giữ đƣợc những nét
cổ sơ hơn trong khi Then ở tại điểm ban đầu đã có sự tiếp thu các yếu tố mới mà biến cải
đi.
Trƣờng hợp các bà Sliên ở khu vực huyện Hạ Lang, Cao Bằng và huyện Long
Châu, Quảng Tây, Trung Quốc cũng là một dẫn chứng cho sự tồn tại một hình thức cúng
bái theo tín ngƣỡng Sliên cổ xƣa. Hiện ở đây còn khá nhiều các bà Sliên hành nghề dƣới
căn các nàng tiên nhƣ nàng Sáy (nàng Trứng), hoặc nàng Hƣơng (hƣơng đốt), nàng Rằm
(nàng Cám) Khi hành lễ họ nhập hồn các nàng tiên này và dùng những vật dụng liên
quan để làm dụng cụ hành lễ nhƣ trứng, cám, hƣơng. Bà Mã Thị V. 56 tuổi ở bản Kiểng,
xã Quang Long, huyện Hạ Lang là ngƣời có căn nàng Sáy cho biết chỉ khi nào vào lễ
thắp hƣơng nhập hồn nàng Sáy thì mới hành nghề đƣợc. Cách hành lễ của bà này khá đặc
biệt, ngoài xóc nhạc đi đƣờng ra, một quả trứng luôn đƣợc bà cầm trên tay để bà hỏi ý
kiến nàng Sáy: nếu nàng đồng ý thì quả trứng sẽ từ từ đứng dựng thẳng đứng lên trong
lòng bàn tay bà, ngƣợc lại nếu không đồng ý thì dù bà có khấn thế nào trứng cũng không
dựng lên đƣợc. Điều đặc biệt là các bà Sliên ở đây đều có làm lễ cấp sắc dƣới sự bảo trợ
của các thầy Then, mặc áo mũ của Then để hành nghề mặc dù cách hành nghề không
hoàn toàn giống Then, tƣơng tự nhƣ các bà Sliên Phòng Thành có đàn tính nhƣng không
dùng để hành nghề.
Qua hai trƣờng hợp có sự giao thoa nghề nghiệp giữa Sliên-Then ở Phòng Thành
và vùng biên giới Hạ Lang - Long Châu cho thấy hai hình thức cúng bái này có quan hệ
khá gần gũi nếu không nói là có cùng nguồn gốc. Có thể đoán định rằng ban đầu các bà
Then hành nghề theo tín ngƣỡng Sliên tự phát, cây đàn tính chỉ là một nhạc cụ bổ trợ cho
các hoạt động lễ hội có đông ngƣời tham gia. Chẳng hạn nhƣ các lễ cúng tổ nghề đầu
năm của ngƣời Pián, lễ Kin pang Then của ngƣời Thái Trắng có liên quan đến việc trình
diễn múa hát tập thể. Hoặc cũng có thể hiểu: Sliên là tự phát, còn Then gắn với cây đàn
tính là phải qua sƣ phụ truyền nghềm tức là phải qua lễ cấp sắc.
Mặt khác, qua sơ bộ khảo sát cho thấy Then của ngƣời Thái Trắng ở huyện Phong
thờ (đã trình bày ở trên); đối tƣợng thờ cúng là những vị thần bản địa tạo ra con ngƣời nhƣ
Tạo Soông (thần nặn hình hài con ngƣời) và Me Bẩu (ngƣời tạo hồn vía cho con ngƣời);

nghi lễ chủ yếu là chữa bệnh bằng cách tìm hồn vía. Đặc biệt Then Thái Trắng không làm
lễ cấp sắc mà chỉ có lễ Thành Then do bản thân bà Then tự làm lấy dƣới sự chứng kiến của
Tạo bản. Các bà Then Thái Trắng cũng có những đặc điểm tƣơng tự với các bà Sliên ngƣời
Pián và Tày nhƣ: vào nghề khi có biểu hiện thần kinh bất thƣờng, cử chỉ khác lạ và tự phát
biết đàn hát Điểm giống nhau cơ bản giữa các bà Sliên và Then ở ngƣời Pián cũng nhƣ
ngƣời Tày, ngƣời Thái Trắng là trƣớc khi hành lễ hoặc trong thời gian hành lễ họ thƣờng
ngáp hoặc ợ hơi là những dấu hiệu thay đổi cơ thể để nhập đồng mà ở các thầy Then nam
giới không có. Có thể nói Then của ngƣời Thái Trắng là một minh chứng cho Then nói
chung của cƣ dân Tày - Thái thời kỳ đầu khi chƣa bị chi phối của các tín ngƣỡng du nhập.
Ngoài ra, về giới tính của đối tƣợng hành nghề, các ý kiến trong dân gian đều cho
rằng nghề này ban đầu là của nữ giới, đàn ông có làm Then thì vẫn phải tuân thủ gốc
nghề, mặc bộ trang phục hành nghề nhƣ nữ giới. Một số nơi nhƣ Bắc Kạn có quan niệm
khi thầy Then cả là nam giới đứng ra phụ giúp thầy Tào cấp sắc cho đệ tử thì ông này sẽ
là “mẻ slay” (thầy mẹ) còn Tào là “pỏ slay” (thầy cha) của đệ tử! Chiếc mũ Then có
nhiều giải dài quá lƣng đƣợc các thầy Then nam giải thích là tƣợng trƣng cho tóc của nữ
giới. Cùng với truyền thuyết về Pụt Luông đầu tiên truyền nghề cho một cô gái, đây cũng
là một điều chứng tỏ Then lúc đầu là do các bà phụ nữ nhẹ vía nhập hồn các siêu linh
mang tính nữ, “nàng” vốn là điểm khởi đầu của Sliên.
Tƣơng tự, trong tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Kinh cũng có một số hiện tƣợng
tiền lên đồng do các thầy Phù thuỷ thực hiện nhƣ phụ trƣợng là cách niệm chú yểm phép
vào cây trƣợng, cho ngƣời cầm đi khua khắp nhà để trừ ma; phụ thần Bạch Xà thì phù
phép vào con rắn bằng rơm để rắn bò khắp nhà để trừ ma; phụ đồng chổi là cách đọc chú
để cây chổi tự cử động đƣợc; phụ cành phan để mời hƣơng hồn ngƣời chết về nói
chuyện
4
Một số hình thức hiện khá phổ biến khác là gọi hồn để âm hồn nhập vào ngƣời
trần, mƣợn miệng ngƣời trần để nói lên ý muốn của âm hồn.
2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA SLIÊN, PỤT VÀ THEN

4

Xem Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, Toan Ánh, quyển thƣợng, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992, tr.22
Ngoài Then và Sliên ra, trong tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Tày, Nùng còn có
Pụt nhạc, một hình thức cúng bái có cùng bản chất Shaman với Sliên và Then. Khi so
sánh Pụt và Then, điều dễ nhận thấy là Pụt mang nhiều yếu tố bản địa hơn Then: Pụt
không có lời Kinh, ít từ Hán Việt, không có những nghi thức cung đình nhƣ Then Vì
vậy rất có thể Pụt là một trong những hƣớng phát triển của Sliên. Chẳng hạn, dòng Pụt
Ngạn ở huyện Hoà An, Cao Bằng là thuộc dòng Sliên tồng-tiên đồng (tiên trẻ con). Vì
vậy trong nghi thức nhập đồng của các bà Pụt ở đây thƣờng có các động tác nghịch ngợm
giống trẻ con nhƣ chạy nhảy, đánh khăng, giật đồ nghề của thầy Tào
Khi Sliên đƣợc chuyển thành Pụt tức là khi tín ngƣỡng này bị chi phối bởi giáo lý
và nghi thức của thầy Tào. Sự tham gia của Phật giáo vào trong Pụt là xuất phát từ việc
ngành cúng này chịu ảnh hƣởng của phái Tào tôn Đƣờng Tăng, một đệ tử của Phật giáo -
nhân vật chính trong tác phẩm văn học cổ Trung Quốc Tây du ký làm tổ sƣ. Vì vậy, Pụt là
hình thức cúng bái có liên quan đến tín ngƣỡng thời Phật Bà Quan Âm khá phổ hiến của
ngƣời Choang nói chung trong đó có ngƣời Nùng. Các bà Mật (tức Pụt) ở Tịnh Tây khi
thắp hƣơng bàn thờ thƣờng niệm Quan Âm Bồ Tát và coi đây là vị Quản lầu của họ (vị
thần chủ của điện thờ). Theo sử sách Trung Quốc thì từ thế kỷ thứ II Phật giáo đã đƣợc
truyền vào Quảng Tây sau đó phát triển dần đến các vùng sâu vùng xa của Quảng Tây.
Phật giáo lúc đầu là của ngƣời Hán, các dân tộc khác ở Quảng Tây tiếp thu Phật giáo qua
ngƣời Hán
5
. Nhƣ vậy rất có thể một trong những con đƣờng mà Phật giáo thâm nhập vào
tín ngƣỡng của ngƣời Tày, Nùng lúc đầu là từ ngƣời Hán vào ngƣời Choang, sau đó vào
ngƣời Tày, Nùng ở Việt Nam theo các hƣớng: sự truyền nghề thầy cúng ở ven biên giới
hoặc do các cuộc di cƣ của các nhóm ngƣời Nùng thuộc Choang vào Việt Nam. Một
trong những quy định của nghề Then, Pụt là tuân thủ việc thờ tổ sƣ. Vì gốc gác của Pụt là
từ Choang nên trong các lễ cấp sắc hoặc nâng sắc của Pụt đều có mục về nƣớc Hác, nƣớc
Nồng để xin chức danh, đƣờng đi của Pụt phải qua các địa danh của Trung Quốc nhƣ
Quảng Nam, Nam Ninh, Quý Châu Xin trích một đoạn dịch nhƣ sau:
Thâng kha ló Quảng Nam lồng puóc

Thâng háng cai đin Hác đin Nồng
Pang chao căn khai mảo
Pang căn khai phải hoa
Lỏ Nam Ninh cái quảng

5
Xem Đời sống, vai trò và bản chất của thầy Tào người Nùng An qua trường hợp bản Phia Chang, Chu
Xuân Giao, Luận văn Thạc sĩ, Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian, 2000, tr.24
Liểp lỏ mì hoa liên
Sƣờng niên cần pây tẻo
Rầu tẻo pây khái au kinh
Rầu tẻo pây au mình thâng Hác
(Lọt đến đất Quảng Nam
Đến đất Hác, đất Nồng)
Mình cùng giúp nhau bán mũ
Giúp nhau bán vải hoa
Đƣờng Nam Ninh đƣờng rộng
Ven lộ có hoa sen
Thƣờng xuyên ngƣời qua lại
Mình lại đi lên khái lấy kinh
Mình lại đi lấy danh đất Hác
6

Có lẽ vì lý do này mà tại nhà các ông bà Pụt đều có thờ Ham Hác, khi làm các lễ
lớn nhƣ cấp sắc có nhập đồng nhân vật này nói tiếng quan hoả. Có thể giải thích nhƣ sau:
trong quan niệm của những ngƣời làm Pụt thì hình thức cúng bái này là từ nƣớc Hác
(Trung Quốc) truyền vào, vì không biết rõ tổ nghề là ai nên họ chỉ lấy một cái tên gọi
chung là Ham Hác (ông tổ nghề nƣớc Hác). Có lẽ vì tuân thủ phép thờ tổ nghề nên mặc
dù đã vào sâu trong nội địa, đƣợc Tày hoá nhƣng thông qua văn bản lời hát Pụt ngƣời
nghe vẫn có thể nhạn thấy những dấu vết chứng tỏ nguồn gốc từ Choang-Nùng của nó.

Trong cuốn Pụt Tày do nhà nhiên cứu đã quá cố Lục Văn Pảo sƣu tầm tƣ nguyên bản chữ
Nôm Tày ở Bắc Kạn cũng có một đoạn nói đến việc Pụt phải lên cửa ông Ham Hác. Theo
tác giả giải thích thì “Ham” là từ chỉ tổ sƣ của các gia đình có truyền thống làm nghề thầy
cúng, “Hác” là từ địa phƣơng chỉ ngƣời phía bên kia biên giới - nƣớc Hác tức Trung
Quốc. Tác giả cũng chú thích rằng đoạn Pụt này sƣu tầm của cha con ông Pụt Hoàng Đạo
Ninh - Hoàng Quang Ngọc - dòng Pụt nhà ông thờ ông tổ nghề ngƣời nƣớc Hác nên gọi
là Ham Hác
7
. Một trong những điểm khác nhau trong văn bản của Pụt so với Then là ở
bất kỷ bản Pụt nào của ngƣời Nùng hoặc ngƣời Tày đều có nhắc đến cửa Ham Hác.

6
Trích dịch trong Lễ cấp sắc Pụt Nùng, Nguyễn Thiên Tứ sƣu tầm, Nguyễn Thị Yên biên tập, giới thiệu,
Giải ba B Hội VNDG Việt Nam năm 2004, bản thảo
7
Xem Pụt Tày, Lục Văn Pảo, Nxb Khoa học xã hội, 1992, tr.100.
Nhƣ vậy, có thể đoán định rằng vì khá gần gũi với tín ngƣỡng Sliên nên khi vào
Việt Nam Pụt đã đƣợc các bà Sliên tức Then Tày thời kỳ đầu tiếp nhận mà hình thành
nên Pụt tính bên cạnh Pụt xóc nhạc. Qua so sánh lễ cấp sắc của Pụt Ngạn Cao Bằng với
lẩu Then của ngƣời Tày ở Lạng Sơn cho thấy các cửa đi trong hành trình lên tiên giới của
các bà Pụt và của các bà Then Lạng Sơn ở hai nghi lễ này là tƣơng tự nhau (có 7/11 cửa
nhƣ nhau), nếu có khác là ở trật tự sắp xếp các cửa đi, cụ thể nhƣ sau:
TT
PỤT NGẠN Ở HOÀ AN, CAO
BẰNG
THEN Ở VĂN QUAN, LẠNG
SƠN
1
Bếp
Thổ công

2
Đẳm (tổ tiên)
Thành hoàng
3
Ham Hác (tổ sƣ nghề Pụt, Tào)
Táo quân (bếp)
4
Thổ công
Đẳm (tổ tiên)
5
Đông mỏ
Cửa pháp sƣ
6
Thần miếu (Thành hoàng)
Cửa tướng
7
Quan hạn
“Tàng Queng Quý”
8
Cửa tướng
Cửa Cắp Kính
9
Khảm hải (Vượt biển)
Cửa Vỏ Khuông, Vỏ Khắc
10
Núi Hoa
Khảm hải (Vượt biển)
11
Các thánh đầu chợ tiên
Tu vùa (cửa vua)

12
Pỏ Luồng (Bố Lớn-cửa vua)

(Ghi chú: Các chữ nghiêng đậm dùng để đánh dấu các cửa đi giống nhau)
Điều này cho thấy có sự giao lƣu, ảnh hƣởng của Pụt vào trong Then mà ít nhiều
có thể giải thích cho thắc mắc của một số ngƣời về sự giống nhau về đƣờng đi giữa Pụt
và Then.
Ngoài ra trong chữ Nôm Tày cũng có sự thể hiện quan niệm Then, Sliên, Pụt là
một. Ví dụ hai câu mở đầu của Khảm hải trong cuốn Then Tày những khúc hát là:
Mừa thâng bến hải há nặm kim
Tiên ( ) thâng rìm nặm pế
8

Nhƣng cũng nội dung này nhƣng ở một dị bản khác lại ghi:
Chúa ( ) thâng phắng nặm kim
Then ( ) thâng rìm nặm pế
9

Nhƣ vậy có nghĩa là theo quan niệm ở đây thì “chúa” cũng là “Then” và cũng là
Sliên (tiên) và nhƣ vậy thì cũng là Pụt.
Ngoài ra, trong lẩu Then Lạng Sơn còn có hiện tƣợng nhập đồng hai nhân vật nói
tiếng Trung Quốc là tƣớng Hác và bà Pháp Hác là những nhân vật thuộc cửa tƣớng nghề
của Then. Bà Pháp Hác ở đây là đại diện cho những bà Pụt (bà pháp) của nƣớc Hác. Sự
xuất hiện tƣớng Hác và bà Pháp Hác nói tiếng Hán trong hệ thống thần linh với sự đan
xen các vị tƣớng nghề nói tiếng Kinh trong lễ nhập đồng của Then Cao Bằng là phản ánh
có một sự khu biệt về nguồn gốc trong Then và Pụt – Then liên quan với ngƣời Kinh, Pụt
liên quan với ngƣời nƣớc Hác. Nói cách khác, nhƣ đã trình bày về nguyên tắc nối dòng
của nghề Then, Pụt thì sự xuất hiện các tƣớng Hác trong Then là một minh chứng cho
việc kế thừa nghề làm Pụt ở trong Then. Gắn kết với truyền thuyết thì giai đoạn này
tƣơng ứng với truyền thuyết về sự ra đời nghề hát Pụt với các Pụt nàng và cây đàn tính 6

dây (tức là giai đoạn trƣớc khi có sự tham gia của Bế Văn Phụng vào việc cải tạo cây đàn
tính thành 3 dây - tức là trƣớc khi nhà Mạc lên Cao Bằng). Thời kỳ này xuất hiện các bà
Pụt tính hành nghề dựa theo bài bản của các bài Pụt Nùng từ bên kia biên giới truyền
sang mà dấu vết còn lƣu lại ở dòng Then Văn Quan Lạng Sơn, ở Pụt của ngƣời Tày Bắc
Kạn.
Ngoài ra văn bản lời hát Then ở một số địa phƣơng nhƣ Bắc Kạn, Yên Bái có khá
nhiều điểm tƣơng đồng với văn bản của Pụt, phổ biến ở thể thơ 5 chữ, ít pha tạp tiếng
Kinh, số lƣợng từ Hán Việt không nhiều, nội dung chứa đựng nhiều truyện kể, cổ tích,
thần thoại, v.v Về sự tƣơng đồng giữa văn bản hành lễ của Then và Pụt,các tác giả
nghiên cứu trƣớc đây đều đã ít nhiều đề cập đến. Tác giả Dƣơng Kim Bội cho rằng giữa
Thenvà Pụt có sự giống nhau cả về nội dung cũng nhƣ tiêu đề chƣơng đoạn
10
. Tác giả
Lục Văn Pảo cũng có một nhận xét cho rằng “Việc dùng chữ Hán Việt không thấy trong
Pụt. Có thể sự xuất hiện Pụt và Then vào những thời gian khác nhau. Trên cơ sở Pụt,
Then có những phát triển riêng. Cho nên, những ngƣời cho Then do Tƣ Thiên Quản Nhạc

8
Then Tày những khúc hát, Triều Ân chủ biên, Nxb Văn hoá dân tộc, 2000, tr.566.
9
Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại, Triều Ân chủ biên, Nxb Văn học, 2004, tr.161
10
Lời hát Then, Dƣơng Kim Bội, Sở Văn hoá Thông tin Việt Bắc, 1975, tr.0
làm ra (thực ra chỉ là sự ghi chép lại và có thể bổ sung) đã coi các đoạn tiếng Kinh trong
Then là một lý do quan trọng”
11
. Cả Then và Pụt ở Bắc Kạn đều tôn thầy Tào làm sƣ phụ,
lễ cấp sắc do Tào chủ trì cho Then và Pụt đều tƣơng tự nhƣ nhau. Vì thế trong dân gian
Bắc Kạn có chuyện kể rằng xƣa Pụt xóc nhạc giúp Then, sau học đƣợc nghề thì tự tách
ra, Then cho nhạc xóc, còn Then đeo nhạc vào ngón chân để tự xóc nhạc

12
. Nhƣ vậy, theo
dân gian Bắc Kạn thì Then và Pụt cũng là từ một gốc, khác nhau chủ yếu ở cách sử dụng
nhạc cụ và khí cụ.
Qua trƣờng hợp giao lƣu của Then với Pụt ở Lạng Sơn và Bắc Kạn, có thể giả
thiết rằng: trƣớc khi vào cung đình chịu ảnh hƣởng của yếu tố Kinh thì Then đã tồn tại
trong dân gian với tƣ cách là một hình thức của Pụt và chịu sự chi phối của giáo lý thầy
Tào nhƣ Pụt. Hình thức này hiện vẫn còn tồn tại ở một số địa phƣơng nhƣ Bắc Kạn.
Nhƣ vậy có thể lý giải nhƣ sau về mối quan hệ giữa Sliên, Pụt và Then: Sliên là
hình thức Shaman bản địa có mặt từ lâu đời trong đời sống của cƣ dân Tày, Nùng,
Choang. Khi Đạo giáo Trung Hoa truyền vào nam Trung Quốc, do có nhiều điểm tƣơng
đồng (nhƣ đạo thần tiên) mà tín ngƣỡng Sliên đã tiếp thu về hình thức để hình thành và
phát triển thành một hình thức cúng bái có tên là Pụt. Khi Pụt vào ngƣời Tày, Nùng Việt
Nam đã đƣợc dòng Sliên bản địa tiếp thu bổ sung thêm nhạc cụ là cây đàn tính để hình
thành nên một hình thức cúng bái mới có tên là Pụt tính tức Then. Đây là Then thời kỳ
đầu còn mang nhiều yếu tố bản địa chƣa bị pha tạp bởi yếu tố Kinh hiện vẫn còn rải rác
tồn tại trong Then ở các địa phƣơng trong và ngoài nƣớc.
3. THEN VỚI THỜI KỲ NHÀ MẠC Ở CAO BẰNG
Ở Cao Bằng ngoài truyền thuyết về cây đàn tính và nghề làm Pụt vó gắn với vai
trò của Bế Văn Phụng ra, ngƣời ta còn phát hiện một tài liệu chép tay bằng văn vần tiếng
Tày nói về chuyện ông Dàng Đoạn ngƣời làng Đô Quân (xã Hƣng Đạo, huyện Hoà An,
Cao Bằng ngày nay) phá đàn tế lễ thần ôn của vua Mạc, trong đó có đoạn nói rằng Bế
Phùng sáng lập ra hát Then, Hoàng Quỳnh sáng lập ra hát Dàng
13
.
Hai nhân vật Bế Phùng và Hoàng Quỳnh mà bài thơ đề cập có lẽ là Bế Văn Phụng
và Nông Quỳnh Văn là hai nhà văn hoá nổi tiếng của Cao Bằng thời nhà Mạc. Đây là
những nhân vật có thật, trong dân gian còn lƣu truyền nhiều giai thoại về tài năng và tình

11

Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nhiều tác giả, Nxb Văn hoá dân tộc, 2004,
tr.121
12
Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nhiều tác giả, Nxb Văn hoá dân tộc, 2004,
tr.121
13
Mấy vấn đề về Then Việt Bắc, Sđd, tr.16-17
bạn của họ. Theo sách Non nước Cao Bằng thì Bế Văn Phụng sinh năm 1615 (năm mất
không rõ) là ngƣời Tày làng Bản Vạn, xã Nhƣợng Bạn, tổng Nhƣợng Bạn, châu Thạch
Lâm nay là xã Bế Triều huyện Hoà An. Ông học rộng biết nhiều, đỗ tiến sỹ khoa thi nhà
Mạc, đƣợc trọng dụng làm quan triều đình Mạc Kính Vũ lúc 23 tuổi. Ông đƣợc giao chức
Tƣ thiên (xem thiên văn) và Quản nhạc (quản đội nhạc trong triều) nên nhân dân quen
gọi ông kà Tƣ thiên Quản nhạc
14
. Nhƣ vậy, Bế Văn Phụng sống vào thời Mạc Kính Vũ,
ông vua cuối cùng của nhà Mạc ở Cao Bằng. Theo cuốn Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt
Nam thì Mạc Kính Vũ ở ngôi 39 năm, từ năm 1638 đến năm 1677 là năm bị đánh bại
hoàn toàn
15
. Qua đó có thể tạm xác định thời điểm Bế Văn Phụng vào làm quan cho Mạc
Kính Vũ là ngay sau khi Mạc Kính Vũ lên ngôi (năm 1638).
Vậy Bế Văn Phụng là nhân vật nhƣ thế nào? Trƣớc hết, ông là một nhà nho, giỏi
chữ nghĩa, đƣợc đào tạo bởi nền Nho học miền xuôi. Tƣơng truyền ông là tác giả của hai
tác phẩm thơ Nôm Tày là Tam nguyên luận và Giáo nam, giáo nữ, hiện vẫn đƣợc lƣu
truyền trong dân gian Cao Bằng. Trong đó tác phẩm Tam nguyên luận đƣợc viết theo lối
chính luận, ý tứ sâu xa, dùng nhiều điển tích cổ, đọc khó hiểu chứng tỏ tác giả phải là
ngƣời rất tinh thông chữ Hán. Điều đáng chú ý là tác phẩm này phần não đã bộc lộ tƣ
tƣởng nhà Nho yếm thế chờ thời của tác giả - một tƣ tƣởng ẩn dật khá phổ biến trong các
nhà nho thời loạn lạc
16

. Có thể do giỏi chữ Nho, thông thạo các sách thiên văn địa lý nên
Bế Văn Phụng đã đƣợc cử làm quan Tƣ thiên. Giai thoại cũng có nói rằng ông có khả
năng tiên trị dự đoán thời thế. Mặt khác ông cũng phải là ngƣời giỏi đàn hát nên mới
đƣợc cử làm Quản nhạc. Cả hai điều trên đều chứng tỏ ông chính là nhà tiên tri - thầy
cúng kiêm nghệ sĩ ở cung đình. Tức là ở ông hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ bản của một
thầy Then. Vì vậy rất có thể trƣớc khi vào cung làm quan cho nhà Mạc ông đã từng làm
thầy cúng ở ngoài đời. Theo truyền thuyết dân gian thì trƣớc khi vào cung Bế Văn Phụng
đã cầm đầu một đội nữ múa hát bằng đàn tính trong các lễ hội đầu năm của dân làng (có
thể là một dạng lễ hội Then kỳ yên - TG). Khi Mạc Kính Vũ bị vua Lê đánh bại vì sầu
não mà phát bệnh trần uất, nhờ có Bế Văn Phụng và đoàn nữ nhạc vào cung múa hát làm
lễ cầu yên giải hạn mà Mạc Kính Vũ khỏi bệnh, phong cho Bế Văn Phụng chức Quản
nhạc cầm đầu đoàn nữ nhạc trong cung. Về Mạc Kính Vũ, sau khi lên cầm quyền từ
tháng 1-1638 thì đến tháng 11-1638 đã bị nhà Lê lên tiến đánh một trận lớn phá tan mƣời

14
Xem Non nước Cao Bằng, Hoàng Tuấn Nam chủ biên, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2001, tr.327
15
Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam, Hà Văn Thƣ, Trần Hồng Đức, Nxb Văn hoá- Thông tin, 1996,
tr.113
16
Bàn về tam nguyên của Bế Văn Phủng, Lục Văn Pảo, Bản thảo, 1990, tr.5
chín động
17
. Đây cũng là năm Bế Văn Phụng 23 tuổi. Phải chăng đây chính là dịp ông
đƣợc mời vào cung chữa bệnh cho vua và ở lại làm chức Tƣ thiên Quản nhạc?
Có thể lý giải vai trò của Bế Văn Phụng với sự ra đời của dòng hát Then nữ ở Cao
Bằng nhƣ sau: Trƣớc khi vào cung, Then tồn tại trong dân gian dƣới hình thức của Sliên-
Pụt mang nhiều yếu tố bản địa nhƣ đã trình bày ở trên. Khi vào cung đình, dựa trên bài bản
của Pụt mà các trí thức kiêm nghệ sĩ, nhà thơ và thầy cúng nhƣ Bế Văn Phụng đã bổ sung
cho phù hợp với nhu cầu thƣởng thức cũng nhƣ tâm lý của tầng lớp vua quan. Chính vì thế

mà Then đã đƣợc đổi mới và cách tân về phần văn bản lời hát: từ ngữ trau chuốt, hành văn
lƣu loát giàu hình ảnh hơn, nhiều tích cổ bằng từ Hán Việt có pha trộn tiếng Kinh. Xã hội
trong Then là đã hội đã có sự phân chia đẳng cấp khá phù hợp với chế độ vua quan phong
kiến lúc bấy giờ. Nghệ thuật biểu diễn cũng đƣợc cải biên, các điệu múa mang tính chất
cung đình nhƣ múa chầu có lẽ xuất hiện trong thời kỳ này. Lúc này cây đàn tính trở thành
nhạc cụ chính, còn chùm nhạc xóc chỉ có tác dụng phụ hoạ, sử dụng bằng cách móc vào
ngón chân cái làm nhạc đệm. Đây cũng là thời kỳ Đạo giáo dân gian ngƣời Kinh xâm nhập
vào Then thể hiện qua hệ thống công tƣớng của thầy Phù thuỷ và qua hiện tƣợng nhập
đồng. Dƣới đây là biểu so sánh một số tiêu chí giữa hai hình thức cúng bái Pụt và Then:


17
Xem Non nước Cao Bằng, Hoàng Tuấn Nam chủ biên, Sđd, tr.97
TIÊU CHÍ
PỤT
THEN/DÀNG
Đối tƣợng thực
hiện
Nam giới, nữ giới
Nam giới, nữ giới
Phƣơng tiện hành
nghề
Chùm nhạc xóc, quạt, thẻn,
trứng gà, gạo,
Đàn tính, nhạc xóc, quạt, thẻn,
trứng gà, gạo,
Mục đích hành lễ
-Theo yêu cầu của gia chủ
-Một số lễ có tính chất quy
định bắt buộc đối với bản thân

ngƣời làm nghề
-Theo yêu cầu của gia chủ
-Một số lễ có tính chất quy
định bắt buộc đối với bản thân
ngƣời làm nghề
Hình thức giao tiếp
với thần linh
-Hành lễ với tƣ cách là một
quan chức nhà trời đã đƣợc
Ngọc Hoàng chấp nhận
-Nhập đồng các vị thần tƣớng,
tổ tiên để giao tiếp với con
ngƣời
-Hành lễ với tƣ cách là một
quan chức nhà trời đã đƣợc
Ngọc Hoàng chấp nhận
-Nhập đồng các vị thần tƣớng,
tổ tiên để giao tiếp với con
ngƣời
Đối tƣợng giao tiếp
Nằm trong bài bản có sẵn gồm
các cửa đi theo quy định của
từng lễ, của từng dòng Pụt
Nằm trong bài bản có sẵn gồm
các cửa đi theo quy định của
từng lễ, của từng dòng Pụt
Hình thức diễn
xƣớng
-Khấn, nói, hát, xóc nhạc và
múa có bài bản hoặc ứng tác

-Ngôn ngữ bản địa ít pha tiếng
Kinh và Hán Việt, hành văn
mộc mạc
-Khấn, nói, hát, đệm đàn nhạc
và múa theo bài bản quy định
sẵn
-Ngôn ngữ pha Kinh, pha Hán
Việt, hành văn chau chuốt
Thời gian hành lễ
và đƣờng đi
Ngắn gọn hơn Then
Dài và nhiều nghi thức hơn
Nông Quỳnh Văn sinh năm 1620 (không rõ năm mất) quê ở làng Nga Ổ, châu
Thƣợng Lang, nay là xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh cũng là một nho sĩ từng đi thi
thời Mạc Kính Vũ, ông không làm quan, về quê dạy học, làm thơ, là tác giả tập thơ Hồng
nhan tứ quý bằng tiếng Tày còn gọi là Lượn tứ quý
18
. Việc ông sáng lập ra hát Dàng ở
miền đông có lẽ liên quan đến sự kết giao với Bế Văn Phụng nhƣ dân gian đã truyền

18
Xem Non nước Cao Bằng, Hoàng Tuấn Nam chủ biên, Sđd, tr.328-329.
tụng. Một quy định của dòng hát Dàng là các đệ tử phải học chữ Hán để xem sách bí
pháp, một mặt vẫn phải học thuộc lòng theo lối truyền khẩu. Từ quy định phải học chữ
Hán nên chắc chắn nghề hát Dàng phải đƣợc ra đời trong hoặc sau thời kỳ nhà Mạc lên
chiếm cứ Cao Bằng đồng thời với sự phổ cập văn hoá Hán của ngƣời Kinh vào vùng này.
Nhƣ đã đề cập, trong nghề Then, Pụt có những quy ƣớc chung về truyền nghề cũng nhƣ
truyền dòng. Cho đến nay ở Cao Bằng vẫn còn tồn tại hai dòng hát Then tách bạch ở hai
vùng khác nhau chứng tỏ là có lý do liên quan đến sự truyền nghề của từng dòng. Từ thực
tế này có thể nhận định rằng có hai ông tổ làm nên hai dòng Then riêng biệt ở Cao Bằng

mà Bế Văn Phụng và Nông Quỳnh Văn với tƣ cách là nhà nho - nhà thơ kiêm nghệ sĩ rất
có thể là những ngƣời đứng đầu.
Sau khi nhà Mạc tan rã, Then ra ngoài dân gian thâm nhập vào các địa phƣơng
khác nhau, trƣớc hết là các khu vực kề cận nhƣ Bắc Kạn, Lạng Sơn rồi từ đó toả đi các
nơi khác. Dƣới hình thức trao truyền bằng phƣơng thức truyền miệng, trải qua nhiều thế
hệ mà Then đã có sự biến cải, bổ sung tuỳ vào từng khu vực cƣ trú cụ thể. Nhƣ vậy bên
cạnh dòng Then còn mang nhiều yếu tố cổ gần gũi với Pụt nhƣ Then ở một số địa phƣơng
Bắc Kạn, Then của ngƣời Thái Trắng, Then của ngƣời Pián (Choang Quảng Tây) thì lại
có một lớp Then muộn đƣợc phát tích từ Cao Bằng. Do phạm vi lan truyền rộng và ƣu thế
về nghệ thuật biểu diễn nên dòng Then Cao Bằng chiếm ƣu thế hơn so với các dòng Then
cổ.
Tóm lại, từ Sliên đến Pụt rồi Then đó là con đƣờng hình thành và biến đổi lâu dài
trong lòng dân tộc với sự tham gia góp mặt của nhiều tầng, nhiều lớp tín ngƣỡng đến từ
nhiều phía để cuối cùng hình thành nên Then - một hình thức Đạo giáo dân gian độc đáo
của ngƣời Tày nhƣ ngày nay. Sự xuất hiện của Then cấp sắc là một minh chứng cho sự
tham gia của các yếu tố tín ngƣỡng ngoại sinh vào trong Then. Quá trình đó có thể hình
dung qua sơ đồ phác thảo nhƣ sau:
































Nhƣ vậy, có thể thấy Shaman giáo và các tín ngƣỡng dân gian bản địa là yếu tố cơ
bản, cốt lõi nhất trong Then, trong quá trình giao lƣu hội nhập với nhiều luồng tín ngƣỡng
dân gian khác nhau, kết hợp với sự tự điều chỉnh mà đã hình thành nên Then tồn tại cho
đến ngày nay. Vì vậy tín ngƣỡng trong Then là sự tiếp thu từ nhiều phía. Nếu xu hƣớng
Bản địa
Bản địa
-Bản địa
-Tín ngưỡng
dân gian Nam
Trung Quố c
-Bản địa
-Tín ngƣỡng dân

gian Nam Trung
Quốc
-Tín ngƣỡng dân
gian ngƣời Kinh
Then Dàng
Then/Pụt tính
Sliên
Trò chơi
nhập đồng
-Nữ thanh
niên
-Xuất nhập
hồn các siêu
linh
-Hát nói+
trò diễn
-Nữ giới
-Xuất nhập
hồn các siêu
linh
-Hát kèm xóc
nhạc
-Không binh

-Nữ giới
-Tự xuất nhập
hồn, hát kèm
xóc nhạc hoặc
đàn tính
-Có binh mã

-Nữ giới, nam
giới
-Tự xuất nhập
hồn
-Hát phối hợp
đàn tính+xóc
nhạc
-Có binh mã
Trò chơi tự
phát ngẫ u
hứng
Không
cấ p sắ c
Thầy Tào
cấp sắc
Thầy Tào cấp sắc
Thầy Phù thuỷ cấp
sắc
Tự cấp sắc (dòng
Then nam)
dòng nghề và các lễ cấp sắc thụ giới chịu ảnh hƣởng của dòng Tào - Pụt gốc Choang thì
các đặc điểm lên đồng, điện thờ và các công tƣớng, phép thuật hành nghề lại thiên về ảnh
hƣởng của Lên đồng và đạo Phù thuỷ của ngƣời Kinh. Trong đó Đạo giáo dân gian ngƣời
Kinh là yếu tố có ảnh hƣởng trội hơn trong Then, nhất là ở Then Cao Bằng và các vùng
phụ cận. Điều đó nói lên đặc điểm về sự hình thành và biến đổi của Then đi từ Sliên đến
Pụt và Then - đó là quá trình giao lƣu hội nhập giữa các yếu tố Shaman và tín ngƣỡng
dân gian bản địa với các yếu tố thuộc về Tam giáo đến từ các luồng tín ngƣỡng dân gian
khác nhau.



×