Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng (CBAC) tại tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 66 trang )

Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
1


World Vision Vietnam

Dự án
Thích ứng với Biến đổi Khí hậu
dựa vào cộng đồng (CBAC)
tại tỉnh Cà Mau

BÁO CÁO
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH DỰ ÁN

Tư vấn



TS. LÊ ANH TUẤN và TS. NGUYỄN NGỌC HUY




Cà Mau, tháng 9/2012
Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
2




MỤC LỤC
Contents
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH SÁCH HÌNH 5

DANH SÁCH BẢNG 6

TÓM TẮT 7

1.

GIỚI THIỆU 8

2.

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN 10

2.1.

Điều kiện tự nhiên 10

2.1.1.

Đặc điểm chung 12

2.1.2.


Tình hình thiên tai và khí hậu bất thường những năm gần đây 13

2.2.

Đặc điểm địa lý của huyện Năm Căn và Ngọc Hiển 16

2.2.1.

Tổng quát 16

2.2.2.

Huyện Năm Căn 16

2.2.3.

Huyện Ngọc Hiển 20

3.

PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 23

3.1.

Phương pháp khảo sát 23

3.2.

Tiến trình thực hiện 24


4.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT 26

4.1.

Kết quả tham kiến cán bộ tỉnh Cà Mau và 2 huyện dự án 26

4.2.

Hiểu biết của người dân về thiên tai và vấn đề biến đổi khí hậu 27

4.2.1

Phân tích ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH ở huyện Năm Căn 28

4.2.2

Phân tích ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH ở huyện Ngọc Hiển 29

4.3.

Tính dễ bị tổn thương, Năng lực ứng phó và Đề xuất từ cộng đồng huyện
Năm Căn 30

4.4.

Tính dễ bị tổn thương, Năng lực ứng phó và Đề xuất từ cộng đồng huyện
Ngọc Hiển 35


Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
3

5

PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG CHO DỰ ÁN 40

5.1.

Phân tích rủi ro 40

5.2.

Phân tích tình trạng dễ bị tổn thương ở vùng dự án 41

5.3.

Đánh giá năng lực ứng phó của cộng đồng ở vùng dự án 41

5.4.

Đề xuất các nhóm giải pháp hoạt động cho vùng dự án 42

5.5.

Khả năng tham gia, đóng ghóp của cộng đồng và các thành phần tư nhân. 47

6


ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ 47

6.1.

Định hướng đề xuất chung 47

6.2.

Các vấn đề xuyên suốt (cross-cutting) 49

6.3.

Các kết quả cuối cùng mong đợi từ dự án 49

6.4.

Các chỉ số giám sát và đánh giá 51

6.5

Các đề xuất hoạt động cụ thể 52

7

MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO CHO DỰ ÁN 61

7.1.

Đề xuất mô hình quản lý dự án 61


7.2.

Quản lý rủi ro 62

8.

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66


Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
4


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADPC Asian Disaster Preparedness Center
Trung tâm Phòng ngừa Thiên tai Châu Á
AusAID Australian Government Overseas Aid Program
Chương trình Viện trợ Nước ngoài của Chính phủ Úc
ANCP AusAID-NGO Cooperation Program
Chương trình hợp tác giữa AusAID và các NGO
CBA Community Based Adapatation
Thích ứng Dựa vào Cộng đồng
CLB KN-KN Câu lạc bộ khuyến nông – khuyến ngư
BĐKH Biến đổi Khí hậu
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐHCT Đại học Cần Thơ
KPTT Khắc phục Thiên tai
KAP Knowledge, Attitudes and Practices
Kiến thức, Thái độ, Thực hành
KT-XH Kinh tế - Xã hội
NGO Non-Government Organisation
Tổ chức Phi Chính phủ
NTTS Nuôi trồng Thuỷ sản
PCLB Phòng chống Lụt bão
PRA Participatory Rapid Appraisal
Đánh giá nhanh có sự tham gia
TKCN Tìm kiếm Cứu nạn
ToT Training-of-Trainer
Tập huấn cho Tập huấn viên
UBND Uỷ ban Nhân dân
WVI World Vision International
Tổ chức Tầm nhìn Thế giới

Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
5

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Bản đồ tự nhiên tỉnh Cà Mau 10

Hình 2: Biểu đồ thay đổi nhiệt độ max. và min. theo tháng ở Cà Mau 12

Hình 3: Biểu đồ thay đổi lượng mưa tháng trung bình ở Cà Mau 13


Hình 4: Xu thế giảm lượng mưa đầu mùa (tháng 5) ở Cà Mau 14

Hình 5: Xu thế tăng lượng mưa cuối mùa (tháng 10) ở Cà Mau 14

Hình 6: Đường đi của bão Linda (Bão số 5) tàn phá Cà Mau tháng 10/1997 15

Hình 7: Một số cơn bão ảnh hưởng đến Cà Mau từ 1996 – 2006 15

Hình 8: Bản đồ vị trí 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển của tỉnh Cà Mau 16

Hình 9: Bản đồ tự nhiên và các điểm khảo sát ở huyện Năm Căn 17

Hình 10: Bản đồ vị trí 3 xã được chọn để khảo sát ở huyện Năm Căn 19

Hình 11: Bản đồ tự nhiên và các điểm khảo sát ở huyện Ngọc Hiển 20

Hình 12: Bản đồ vị trí 3 xã được chọn để khảo sát ở huyện Ngọc Hiển 22

Hình 13: Ví dụ về việc nghiên cứu các sự kiện lịch sử, tình hình thiên tai và ứng phó
tại địa phương 24

Hình 14: Tiến trình khảo sát và báo cáo 25

Hình 15: Thành viên tham gia tập huấn và nghiên cứu 25


Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam

6

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Tỉ lệ tăng trưởng GDP (%) của tỉnh Cà Mau từ 2006 đến 2010 11

Bảng 2: Cơ cấu kinh tế (%) của tỉnh Cà Mau từ 2009 đến 2011 11

Bảng 3: Diện tích mặt nước (ha) nuôi trồng thủy sản ở Năm Căn 17

Bảng 4: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở 3 xã khảo sát của Năm Căn 18

Bảng 5: Diện tích mặt nước (ha) nuôi trồng thủy sản ở Ngọc Hiển 21

Bảng 6: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở 3 xã khảo sát của Ngọc Hiển 21

Bảng 7: Các loại hình thiên tai và ảnh hưởng của BĐKH theo ghi nhận của người dân
địa phương 27

Bảng 8: Tóm tắt kết quả đánh giá VCA Huyện Năm Căn 31

Bảng 9: Tóm tắt kết quả đánh giá VCA Huyện Ngọc Hiển 36

Bảng 10: Bảng phân tích mức độ rủi ro tại cộng đồng 40

Bảng 11: Bảng đề xuất các hoạt động ưu tiên tại các ấp ở huyện Năm Căn 42

Bảng 12: Bảng đề xuất các hoạt động ưu tiên tại các ấp ở huyện Ngọc Hiển 45

Bảng 13: Bảng đề xuất các lớp tập huấn cho địa phương 52


Bảng 14: Bảng đề xuất các hoạt động dự án cho 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển cho
các năm tới 54

Bảng 15: Quản lý rủi ro dự án 62



Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
7

TÓM TẮT
1. Thể theo yêu cầu của Hội liên hiệp hữu nghị Cà Mau, Giai đoạn thiết kế của dự
án Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào Cộng đồng ở Cà Mau” đã được thực hiện
bởi tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision International – WVI) ở Việt Nam tại hai
huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Dự án đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến tham vấn ban
đầu tại các sở ban ngành và thực hiện việc khảo sát ở hai huyện nhằm tìm hiểu hiện
trạng tổn thương cho đời sống và sinh kế của người dân dưới tác động của biến đổi
khí hậu. Phương pháp sử dụng cho nghiên cứu này là sự kết hợp giữa các đánh giá
theo hướng thu thập thông tin từ trên - xuống và đánh giá từ dưới – lên.
2. Tại huyện Năm Căn, 3 xã Hàm Rồng, xã Đất Mới và xã Lâm Hải được chọn để
khảo sát, còn tại huyện Ngọc Hiển, 3 xã Tân An Tây, xã Viên An và thị trấn Rạch Gốc
được chọn. Mỗi xã, đoàn khảo sát đã thực hiện phương pháp Đánh giá nhanh có sự
tham gia (Participatory Rapid Appraisal – PRA) ở 2 ấp. Mục đích chính cho đợt khảo
sát PRA này là tìm hiểu nhu cầu và đề xuất các kế hoạch hành động để làm cơ sở cho
dự án xây dựng kế hoạch hoạt động cho các năm tới. Điều tra theo phương pháp PRA
ở hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, tổng cộng có 6 nhóm cộng đồng ở mỗi xã (trung
bình 15-20 người) tham dự PRA.

3. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển là các huyện
chịu nhiều tổn thương do các đặc điểm tự nhiên – xã hội kết hợp với các yếu tố biến
đổi khí hậu và nước biển dâng lên cộng đồng nông dân nghèo. Báo cáo cho kết quả
lịch sử cộng đồng và lịch sử thiên tai của các ấp. Các thảo luận liên quan đền các loại
hình thiên tai/ biến đổi khí hậu có xu thế gia tăng và tác động lớn đến sản xuất và
sinh hoạt trong tương lai ở các ấp điều tra, báo cáo khả năng thích nghi hiện tại của
cộng đồng các ấp được điều tra qua sử dụng phương pháp PRA.
4. Phân tích rủi ro tại cộng đồng vùng dự án cho thấy hiểm họa thiên nhiên như
triều cường gây sạt lở, mưa bất thường và nắng nóng gia tăng trong những năm gần
đây. Tình trạng dễ bị tổn thương được ghi nhận trong khu vực vì hầu hết cư dân ở
đây đều nghèo, thiếu thông tin và sinh kế của họ phụ thuộc nhiều thiên nhiên. Trong
khi đó năng lực thích ứng của cộng đồng còn yếu, các phương tiên và dịch vụ xã hội
thiếu và chưa đồng bộ. Tất cả điều này làm rủi ro sẽ tăng nếu không có nhựng biện
pháp nâng cao năng lực cho động đồng để thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu.
5. Phần cuối cùng của báo cáo thảo luận về các đề xuất dự án nên được cân nhắc
để triển khai tại địa phương cho các năm tới sau này. Dự kiến có 3 nhóm hoạt động
chính của dự án, đó là: (1) Nhóm các hoạt động giáo dục, tăng cường nhận thức cộng
đồng; (2) Nhóm các hoạt động hỗ trợ an sinh cho người dân; và (3) Nhóm các
hoạt động hỗ trợ sinh kế, nâng cao cuộc sống.
Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
8


1. GIỚI THIỆU

Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các tác
động của việc thay đổi khí hậu. Theo Báo cáo phát triển con người của UNDP
(2007/2008), khoảng 22 triệu người Việt Nam có thể bịảnh hưởng bởi sự gia tăng

nhiệt độ toàn cầu. Theo Ủy Ban Liên Chính Phủ Về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC), các khu
vực quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng có thể bị
ngập nếu mực nước biển dâng 1 mét, gây mất rừng ở các khu vực rừng ngập mặn
lớn và đất canh tác.
Cà Mau là cực nam của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau được phỏng
đoán là tỉnh sẽ được bịảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi mực nước biển dâng (SLR)
do địa hình thấp, vùng ven biển dài 254 km và ảnh hưởng của hai chế độ thủy triều
của Biển Tây và biển Đông. Huyện Ngọc Hiển và Nam Căn là 2 huyện ở tận cực nam
của Mũi Cà Mau, bao quanh bởi vịnh Thái Lan phía Tây và biển Đông. Các cộng đồng
địa phương sống dọc theo khu vực ven biển của Cà Mau nói chung và Ngọc Hiển và
Nam Căn nói riêng bịảnh hưởng đáng kể bởi các tác động của biến đổi khí hậu.
Khoảng 60.000 - 90.000 ha đất canh tác, tập trung chủ yếu ở hai huyện, dự kiến sẽ bị
ngập do nước biển dâng với mức độ tăng dần trong những năm gần đây. Hàng chục
ngàn ha nuôi trồng thủy sản bị ngập bờ và thiệt hại về tôm, cua. Mực nước biển dâng
và xâm nhập mặn cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái của rừng ngập mặn và
đa dạng sinh học của nó. Trong giai đoạn 1997 - 2010, thiên tai, bao gồm cả lốc xoáy,
bão và xói mòn đất đã gây ra một tổn thất toàn bộ của tỉnh 200 triệu USD (Nguồn:
Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Cà Mau, 2011).
Tổ chức Tầm nhìn Thế giới là một tổ chức nhân đạo Cơ đốc giáo phi lợi nhuận,
tận tâm vì người nghèo, đặc biệt là trẻ em, nhằm thúc đẩy sự phát triển con người.
Tổ chức Tầm nhìn Thế giới đã có những hoạt động đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1960
và chính thức mở Văn phòng đại diện ở Hà Nội từ năm 1990.
Tháng 9/2011, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam (WVV) đã có chuyến đi
thăm thực địa và làm việc với tỉnh Cà Mau và đã đạt được khung thỏa thuận thiết kế
Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào Cộng đồng tại tỉnh Cà Mau”, gọi
tắt là CBAC. Dự án này hoàn toàn phù hợp với Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng
phó với Biến đổi Khí hậu của Chính phủ Việt Nam (2008).
Để giúp giảm tổn thương địa phương và tăng khả năng phục hồi của cộng đồng
địa phương về biến đổi khí hậu, một số vấn đề quan trọng phải được giải quyết, đó
là: (a) nhận thức không đầy đủ về thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu và giảm

Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
9

thiểu rủi ro thiên tai (ii) không đạt yêu cầu phòng chống thiên tai và khả năng phản
ứng ở cấp độ cộng đồng, (iii) thiếu sinh kế bền vững thích ứng và phục hồi, và (iv)
thiếu các biện pháp âm thanh để giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu
Mục đích chính của đợt khảo sát và nghiên cứu, cũng như hàng loạt các hoạt
động tham vấn suốt từ tháng 5 - 9/2012 là để xây dựng Văn kiện dự án, dựa vào đề
cương (Khung dự án) đã được tham vấn, xây dựng trước đó và đã được nhà tài trợ
đồng ý. Đề cương tóm tắt của Dự án là:
• Kết quả mong muốn 1: Cộng đồng có khả năng thích ứng tốt hơn đối với rủi
ro thiên tai và tác động của biến đổi khí hâu
– Kết quả mong muốn 1.1: Nhận thức về giảm thiểu rủi ro thiên tai, thích
ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu của cộng đồng, cơ quan và doanh
nghiệp được nâng cao.
– Kết quả mong muốn 1.2: Năng lực lập kế hoạch phòng ngừa thiên tai và
ứng phó với thiên tai được tăng cường.
– Kết quả mong muốn 1.3: Thúc đẩy các loại hình sinh kế có khả năng
thích ứng và chống chịu tác động của biến đổi khí hậu.

• Kết quả mong muốn 2: Các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi
khí hậu có hiệu quả được đẩy mạnh
– Kết quả mong muốn 2.1: Các hoạt động dựa vào cộng đồng để giảm
thiểu rủi ro thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu được tăng
cường.
– Kết quả mong muốn 2.2: Sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân
vào giảm thiểu khí hậu được nâng cao.



• Thời gian thực hiên:
Thiết kế và thiết lập dự án: tháng 5 – tháng 9/2012
Triển khai dự án: tháng 10/2012 – tháng 3/2015

• Ngân sách: khoảng 1.607. 264 USD (bao gồm chi phí quản lý dự án)
Nguồn ngân sách: Chương trình hợp tác giữa AusAID và các tổ chức Phi
chính phủ (AusAID-NGO Cooperation Program – ANCP)

Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
10

2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN
2.1. Điều kiện tự nhiên
Cà Mau là tỉnh ven biển tận cùng phía cực nam của Việt Nam. Tỉnh Cà Mau có
tọa độ địa lý nằm trong giới hạn: điểm cực Bắc 9°33’ vĩ độ Bắc, điểm cực Nam 8°34’
vĩ độ Bắc, điểm cực Đông 105°25’ kinh độ Đông và điểm cực Tây 104°43’ kinh độ
Đông. Phía bắc Cà Mau giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển
Đông, phía nam giáp biển Đông và phía tây giáp vịnh Thái Lan (Hình 1). Tỉnh Cà Mau
được bao bọc cả 2 mặt biển: biển phía Đông và biển phía Tây dài tổng cộng 254 km.
Cà Mau có tổng diện tích phần đất liền là 529,88 km² (Cục Thống kê Cà Mau, 2012),
được xem là tỉnh có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Hình 1: Bản đồ tự nhiên tỉnh Cà Mau
Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
11


Về đơn vị hành chính, tỉnh Cà Mau có 1 thành phố Cà Mau và 8 huyện: Thới
Bình; U Minh; Trần Văn Thời; Cái Nước; Phú Tân; Đẩm Dơi; Năm Căn; Ngọc Hiển.
Tổng dân số của Cà Mau theo thống kê năm 2011 là 1.216.175 người, mật độ dân số
là 230 người/km
2
, tổng số hộ gia đình hiện nay là 289.148 hộ (Cục Thống kê Cà Mau,
2012). Các số liệu liên quan đến diện tích, dân số, … từng huyện của tỉnh Cà Mau, có
thể tham khảo thêm ở phần ở Phụ lục 1. Bảng 1 là thống kê mức gia tăng GDP của
tỉnh từ 2006 đến 2011 và bảng 2 là cơ cấu kinh tế của tỉnh cho thấy xu thế gia tăng
hoạt động công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, trong khi thành phần nông – lâm – ngư
nghiệp có xu hướng giảm. Tuy nhiên, sự biến động này không lớn trong khoảng 3
năm nay.

Bảng 1: Tỉ lệ tăng trưởng GDP (%) của tỉnh Cà Mau từ 2006 đến 2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
GDP (%)

19,8 12,3 13,0 11,52 12,2
(Nguồn: Cục Thống kê Cà Mau, 2012)

Bảng 2: Cơ cấu kinh tế (%) của tỉnh Cà Mau từ 2009 đến 2011
Năm 2009 2010 2011
Nông – Lâm Ngư nghiệp (%) 41,2 39,2 38,8
Công nghiệp – Xây dựng (%) 34,8 36,6 36,7
Dịch vụ (%) 24,0 24,2 24,5
(Nguồn: Cục Thống kê Cà Mau, 2012)

Tỉnh Cà Mau có địa hình thấp và rất thấp, cao độ trung bình từ 0,5 – 1,5 m nên
dễ dàng bị nước mặn từ cả biển Đông và biển Tây xâm nhập qua 87 vị trí thông với

biển, chủ yếu là các hệ thống sông như sông Gành Hào, sông Cửa Lớn, sông Đầm Dơi,
sông Đầm Chim,… nối với biển Đông và các hệ thống sông Bảy Háp, sông Ông Đốc,
sông Trèm Trẹm, sông Cái Tàu, sông Bạch Ngưu, sông Cái Lớn và sông Đầm Cùng để
ra biển Tây.
Đặc điểm vùng ven biển thấp, nóng ẩm, mưa nhiều, hệ thống kênh rạch nội
đồng chằng chịt và chế độ thủy triều – dòng chảy pha trộn phức tạp tạo cho Bán đảo
Cà Mau (bao gồm trọn vẹn tỉnh Cà Mau, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu
Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
12

và một phần tỉnh Kiên Giang và một phần thành phố Cần Thơ) có một hệ sinh thái
ngập mặn độc đáo, quy tụ nhiều sinh vật đặc thù và mang tính đa dạng sinh học cao.
Rừng ngập mặn của Bán đảo Cà Mau có tổng diện tích gần 150.000 ha, được xem là
lớn nhất nước (Lê Anh Tuấn, 2010). Phần đất rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh Cà
Mau thống kê đến cuối năm 2011 là 109.085,4 ha, bao gồm 40.911 ha rừng tràm,
67.553,9 ha rừng ngập mặn và 620 ha rừng trên các đảo (Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Cà
Mau, 2011). Điều kiện khí tượng – thủy văn tỉnh Cà Mau
2.1.1. Đặc điểm chung
Khí hậu tỉnh Cà Mau có đặc điểm khí hậu đặc trưng của vùng đồng bằng nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo, phân ra 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình của tỉnh là 26,5 °C,
tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 và tháng có nhiệt độ trung bình
thấp nhất là tháng 1 hằng năm (Hình 2). Biên độ dao động nhiệt trung bình theo
tháng của Cà Mau khoảng 3, 0 - 3,5 °C.
Cà Mau được xem là tỉnh có lượng mưa trung bình năm cao nhất ĐBSCL, có thể
đạt ở mức 2.360 mm/năm. Số ngày mưa trong năm vào khoảng 170 – 200
ngày/năm. Các tháng có mưa lớn thường thời vào thời đoạn từ tháng 8 đến tháng 10
hằng năm (Hình 3).


Hình 2: Biểu đồ thay đổi nhiệt độ max. và min. theo tháng ở Cà Mau

Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
13


Hình 3: Biểu đồ thay đổi lượng mưa tháng trung bình ở Cà Mau

Toàn bộ dòng chảy trên địa bàn tỉnh Cà Mau là nơi giao thoa và chịu tác động
trực tiếp của cả hai chế độ thủy triều khác nhau: thủy triều bán nhật triều không đều
của biển Đông và nhật triều không đều từ Vịnh Thái Lan. Vùng biển Đông có biên độ
triều biển Đông tương đối lớn, từ 3,0 - 3,5 m vào ngày triều cường; trong khi triều từ
Vịnh Thái Lan thì thấp hơn, trung bình từ 0,5 – 1,0 m. Thủy triều chi phối toàn bộ hệ
sinh thái rừng ngập mặn, nhịp điệu sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu
vực. Vùng ven biển tỉnh Cà Mau là vùng biển nông và vùng biển bồi, độ dốc rất thấp
nên rất bằng phẳng thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái rừng ngập mặn và
các hoạt động nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ.
2.1.2. Tình hình thiên tai và khí hậu bất thường những năm gần đây
Bán đảo Cà Mau đang đối diện đến một hiểm họa diễn ra trên một diện rộng,
đó là tình trạng sạt lở và sụt lún ven biển và hai bên bờ sông với tốc độ tương đối
nhanh. Nghiêm trọng nhất là các đoạn ven biển từ cửa Gành Hào đến Hố Gùi (huyện
Đầm Dơi), các đoạn sông ở khu vực chợ Tân Tiến (huyện Đầm Dơi), ven sông thị trấn
Năm Căn (huyện Năm Căn), hai bên bờ từ Cửa Lớn đến cửa Ông Trang, …. Tình trạng
sát lở này đang ảnh hưởng trực tiếp đến sựổn định nền đất các công trình, làm mất
đị nhiều diện tích rừng và nơi cư trú, sản xuất cũng như làm tác động gián tiếp lên
môi trường, hệ sinh thái và không gian văn hóa, xã hội khu vực. Theo báo cáo liên
quan đến tình hình sạt lở bờ biển ảnh hưởng đến cây rừng và đất lâm nghiệp trên

địa bản tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2006 – 2011 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau
(2011) thì tổng diện tích đất rừng bị sạt lở là 1.848,3 ha, trong đó phần diện tích
rừng tự nhiên bị sạt lở là 632,6 ha và phần diện tích rừng trồng bị sạt lở là 1.215,7
ha
Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
14

- Tuyến rừng phòng hộ biển Đông từ cửa sông Gành Hào đến khu du lịch của
Công ty TNHH Công Lý: điểm lở mạnh nhất phía bờ vách biển đông là đoạn từ cửa
sông rạch Cá Chốt ấp Hạp, xã Nguyễn Huân đến cửa Hố Gùi và đoạn từ kênh Giao Du
đến cửa Ô Rô diện tích đất rừng bị lở vào từ 35 – 40 mét, có điểm lên đến 50 mét
/năm.
- Phía bờ biển Tây là đoạn từ cửa Tiểu Dừa đến cửa sào Lưới có điểm bị lở vào
từ 25 – 30 mét. Đặc biệt đoạn từ cửa Hương Mai đến kinh Lung Ranh huyện U Minh
diện tích đất rừng bị sạt lở vào 40 mét với chiều dài của đoạn này là 800 mét, mất
đất rừng phòng hộ, sạt lở đê.
Các ghi nhận khác là gần đây có sự thay đổi lượng mưa theo khuynh hướng bất
thường như lượng mưa đầu mùa giảm và lượng mưa cuối mùa tăng lên (hình 4 và
hình 5). Cà Mau cũng là nơi chịu ảnh hưởng các cơn bão cuối năm ở Việt Nam (Hình
6), điển hình nhất là cơn bão Linda (bão số 5) đổ bộ vào vùng ven biển huyện Năm
Căn và Ngọc Hiển năm 1997 gây thiệt hại to lớn.


Hình 4: Xu thế giảm lượng mưa đầu mùa (tháng 5) ở Cà Mau


Hình 5: Xu thế tăng lượng mưa cuối mùa (tháng 10) ở Cà Mau


Cà Mau đã được chọn là điểm chỉ đạo trong việc xây dựng đề án “Kế hoạch
hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng” tích hợp với kịch bản BĐKH và
Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
15

nước biển dâng của Việt Nam đến năm 2100 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây
dựng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển
nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH, củng cố và tăng cường năng lực tổ chức, thể chế,
chính sách của địa phương nhằm ứng phó với BĐKH, tăng cường hợp tác quốc tế đối
với tỉnh Cà Mau trong ứng phó với BĐKH.


Hình 6: Đường đi của bão Linda (Bão số 5) tàn phá Cà Mau tháng 10/1997
(Nguồn: Website của Trung tâm Khí tượng – Thủy văn Quốc gia)


Hình 7: Một số cơn bão ảnh hưởng đến Cà Mau từ 1996 – 2006
(Nguồn: Website của Trung tâm Khí tượng – Thủy văn Quốc gia)
Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
16

2.2. Đặc điểm địa lý của huyện Năm Căn và Ngọc Hiển
2.2.1. Tổng quát
Huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển là 2 huyện tận cùng của tỉnh Cà Mau,
được xem là vùng xa, vùng sân chịu nhiều rủi ro do các tác động của thiên tai, biến
đổi khí hậu và nước biển dâng của tỉnh (Hình 8).



Hình 8: Bản đồ vị trí 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển của tỉnh Cà Mau

2.2.2. Huyện Năm Căn
Huyện Năm Căn (Hình 9) được tách ra từ huyện Ngọc Hiển theo Nghị định
của Chính phủ số 138/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2003 và đi vào hoạt động
từ năm 2004. Phía đông huyện Năm Căn giáp Biển Đông, phía tây giáp Vịnh Thái Lan,
phía đông bắc giáp huyện Đầm Dơi, phía bắc giáp huyện Cái Nước, phía tây bắc giáp
huyện Phú Tân, phía nam giáp huyện Ngọc Hiển (sông Cửa Lớn làm ranh giới tự
nhiên phía Nam). Huyện Năm Căn có 08 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị
trấn huyện lỵ là Thị trấn Năm Căn và 07 xã, gồm: (1). Xã Đất Mới; (2). Xã Hàm Rồng;
Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
17

(3). Xã Hàng Vịnh; (4). Xã Hiệp Tùng; (5). Xã Lâm Hải; (6). Xã Tam Giang; và (7). Xã
Tam Giang Đông.


Hình 9: Bản đồ tự nhiên và các điểm khảo sát ở huyện Năm Căn

Theo Cục Thống kê Cà Mau (2012), huyện Năm Căn có tổng diện tích 495,40
km
2
, với tổng dân số vào năm 2011 là 66.475 người (gồm 33.832 nam và 32.643
nữ), mật độ dân số là 134 người/km
2
, huyện có tổng cộng 16.748 hộ gia đình (trong

đó 5.007 hộ sống ở thành thị và 11.741 hộ sống ở nông thôn). Toàn huyện Năm Căn
chỉ có 68 ha đất trồng lúa, tập trung ở Thị trấn Năm Căn. Huyện Năm Căn có 14.740
ha rừng, trong đó rừng sản xuất là 9.017 ha, rừng phòng hộ là 3.915 ha và rừng đặc
dụng là 1.772 ha. Diện tích sản xuất chủ yếu ở Năm Căn là nuôi trồng thủy sản, chủ
yếu là nuôi tôm và cua, phân ra như ở Bảng 3.
Bảng 3: Diện tích mặt nước (ha) nuôi trồng thủy sản ở Năm Căn
TT Tên xã, Thị trấn 2009 2010 2011
1 Thị trấn Năm Căn 1.801 1.804 1.805
2 Xã Hàm Rồng 3.597 3.606 3.608
3 Xã Hiệp Tùng 3.022 3.022 3.022

Xã Hàm Rồng
 Ấp Cái Nai


Âp
Truy

n Hu

n

Xã Lâm Hải
 Ấp Cồn Cát


Âp Tr

i Lư


i
B

Xã Đất Mới
 Ấp Phòng Hộ


Âp
Tr

i Lư

i A

Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
18

4
Xã Đất Mới 5.750 5.748 5.766
5 Xã Lâm Hải 3.931 3.933 3.932
6 Xã Hàng Vịnh 2.163 2.149 2.150
7 Xã Tam Giang 3.048 3.056 3.059
8 Xã Tam Giang Đông 2.354 2.355 2.356
Toàn huyện Năm Căn 25.666 25.673 25.698
(Nguồn: Cục Thống kê Cà Mau, 2012)

Ba xã của huyện Năm Căn được chọn để khảo sát là xã Hàm Rồng, xã Đất Mới
và xã Lâm Hải (Hình 10). Thống kê đặc điểm tự nhiên, dân số và cơ cấu kinh tế của 3

xã cho ở Bảng 4.

Bảng 4: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở 3 xã khảo sát của Năm Căn
TT

Đặc điểm tự nhiên, KT-XH Xã Hàm Rồng


Đ

t
Mới
Xã Lâm Hải

1 Diện tích (ha) 422,23
9.575,38
12.272,4
2 SốẤp của xã (ấp) 8
10
11
3 Dân số (người) 7381
10.366
11.600
4 Số hộ gia đình (hộ) 1515
2.202

2.318
5 Số lao động (người) ?
6.908


6.718
6 Tỉ lệ Nông – Lâm – Ngư (%) 58.54
91

78
7 Tỉ lệ Công nghiệp – Xây dựng (%) 0.78
5

10
8 Tỉ lệ Dịch vụ (%) 40,68
4

12


Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
19



Hình 10: Bản đồ vị trí 3 xã được chọn để khảo sát ở huyện Năm Căn

Theo báo cáo năm 2011 của Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão (PCLB) – Khắc
phục Thiên tai (KPTT) – Tìm kiếm Cứu nạn (TKCN) của huyện Năm Căn:
+ Thống kê từ đầu năm đến nay, trên toán huyện đã xảy ra 6 vụ sát lở đất ở
các xã Hàng Vịnh, Hiệp Tùng, Đất Mới, Tam Giang, Lâm Hải, và thị trấn Năm Căn với
tổng chiều dài 250 m, làm thiệt hại và hư hỏng 12 căn nhà. Ước tính thiệt hại về tài
sản là 1.278 triệu đồng, không có thiệt hại về người.

+ Thiệt hại do lốc xoáy gây ra tại xã Hàm Rồng, Tam Giang, Đất Mũi, Lâm Hải
và thị trấn Năm Căn làm sập hoàn toàn 11 căn nhà, làm tốc mái và xiêu vẹo 33 căn.
Ước tính thiệt hại về tài sản là 223 triệu đồng, không có thiệt hại về người.
+ Những tháng cuối năm, mực nước thuỷ triều đột ngột dâng cao làm bể, tràn
bờ trên địa bàn huyện với tổng chiều dài các đoạn tràn bờ là 4.458,5 m và một số bờ
bao bị bể với chiều dài mỗi hộ từ 2 - 5 m, tổng chiều dài khoảng 511 m, ảnh hưởng
tới 306,1 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản (NTTS); 1,6 ha đất nộng nghiệp, 13,1 ha
khu dân cư. Về mức độ thiệt hại, ước tính ban đầu khoảng 950,65 triệu đồng.

Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
20

Sau khi có sạt lở, UBND huyện có thành lập đoàn thăm hỏi, động viên các gia
đình bị thiệt hai.
2.2.3. Huyện Ngọc Hiển
Ngọc Hiển là huyện cực Nam của đất nước (Hình 11), có tên theo người anh
hùng thời chống Pháp Phan Ngọc Hiển (1910 - 1941). phía bắc Huyện Ngọc Hiển
giáp với huyện Năm Căn, với sông Cửa Lớn là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện. Ba
phía Đông, Tây, và Nam đều giáp với biển. Huyện Ngọc Hiển là nơi có Mũi Cà Mau và
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Huyện Ngọc Hiển có 07 đơn vị hành chính trực thuộc
gồm 01 thị trấn huyện lỵ là thị trấn Rạch Gốc,và 06 xã: (1).Xã Đất Mũi; (2). Xã Tam
Giang Tây; (3). Xã Tân Ân Tây; (4). Xã Tân Ân; (5). Xã Viên An Đông; và (6). Xã Viên
An.


Hình 11: Bản đồ tự nhiên và các điểm khảo sát ở huyện Ngọc Hiển
Huyện Ngọc Hiển có diện tích tự nhiên là 73.518 ha. Theo thống kê công bố
năm 2012 của Cục thống kê Cà Mau, dân số năm 2011 của huyện Ngọc Hiển là

78.670 người, trong đó số nam là 40.752 và số nữ là 37.918. Hầu hết người dân Ngọc
Hiển sống ở vùng nông thôn (67.518 người, số hộ là 16.898), gấp 6 lần dân số vùng
thành thị (chỉ có 11.152 người, số hộ là 2.834).


Xã Tân Ân Tây
 Ấp Đồng Khởi


Âp
Đư

ng Kéo

Xã Viên An
 Ấp Xóm Biển


Âp
X

o Bè

Thị trấn Rạch Gốc
 Ấp Kiến Vàng


Âp
Kinh 3


Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
21

Huyện Ngọc Hiển hoàn toàn không sản xuất lúa vì thiếu nguồn nước ngọt,
diện tích canh tác chính là đất nuôi trồng thủy sản nước mặn vào năm 2011 là
24.223 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 23.790 ha. Nuôi trồng thủy sản đát sản
lượng 23.146 tấn năm 2011, trong khi đó sản lượng thủy sản đánh bắt là 16.542 tấn
(2011). Diện tích nuôi trồng thủy sản ở huyện Ngọc Hiển, chủ yếu là nuôi tôm và cua,
các năm qua cho ở Bảng 5.
Bảng 5: Diện tích mặt nước (ha) nuôi trồng thủy sản ở Ngọc Hiển
TT Tên xã, Thị trấn 2009 2010 2011
1 Xã Tam Giang Tầy 3.276 3.276 3.276
2 Xã Tân Ân Tây 3.366 3.366 3.366
3 Xã Viên An Đông 6.228 6.429 5.751
4 Xã Viên An 4.559 4.859 4.859
5 Xã Tân Ân 850 850 850
6 Thị trấn Rạch Gốc 1.741 1.741 1.741
7 Xã Đất Mũi 4.380 4.380 4.380

Toàn huy

n Ng

c
Hiển
24.400 24.901 24.223
(Nguồn: Cục Thống kê Cà Mau, 2012)
Ba xã của huyện Ngọc Hiển được chọn để khảo sát là Thị trấn Rạch Gốc, xã

Tân Ân Tây và xã Viên An (Hình 12). Thống kê đặc điểm tự nhiên, dân số và cơ cấu
kinh tế của 3 xã cho ở Bảng 6.
Bảng 6: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở 3 xã khảo sát của Ngọc Hiển
TT

Đặc điểm tự nhiên, KT-XH
TT. Rạch
Gốc
Xã Tân Ân
Tây
Xã Viên An

1 Diện tích (ha) 5.721,5 9.575,38 12.272,4
2 SốẤp của xã (ấp) 10 12 18
3 Dân số (người) 10.727 8.077 12.814
4 Số hộ gia đình (hộ) 2.042 2.744 3.141
Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
22

5 Số lao động (người) 7.633 6.798 6.407
6 Tỉ lệ Nông – Lâm – Ngư (%) 45 65 78
7
Tỉ lệ Công nghiệp – Xây dựng
(%)
20 20 10
8 Tỉ lệ Dịch vụ (%) 35 15 12




Hình 12: Bản đồ vị trí 3 xã được chọn để khảo sát ở huyện Ngọc Hiển

Các năm qua, huyện Ngọc Hiển đã ghi nhận các thiên tai và dịch bệnh sau:
- Năm 1997: Bão số 5 (vào ngày mùng 03/10 AL).
- Năm 1994 đến nay: tôm bệnh chết
- Năm 1997 đến nay: áp thấp nhiệt đới
- Năm 2009: nguồn lợi thủy sản suy giảm, có dấu hiệu cạn kiệt
Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
23

- Năm 2007 đến 2011: triều cường dâng cao
- Năm 2007: Bắt đầu có hiện tượng triều cường dâng.
- Năm 2011: triều cường dâng ở mức độ cao hơn so với năm 2009 khoảng
0,2m . Dự kiến năm 2012: triều cường sẽ dâng cao hơn năm 2011. Thời gian
triều cường dâng: kéo dài khoảng 01 tuần.
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

3.1. Phương pháp khảo sát
Hiện nay đã có một số công cụ hướng dẫn hoặc cẩm nang đã được phát hành ở
trong và ngoài nước như Công cụ Phân tích Khí hậu của GTZ (2010) qua Dự án GTZ
PARA – Trà Vinh hoặc tài liệu hướng dẫn của Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi
trường (2010), Phượng (2010); sổ tay của CARE (2009) nhằm giới thiệu các phương
pháp tiếp cận việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng các biện pháp
ứng phó hoặc lồng ghép các ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội địa phương
• Thu thập thông tin cơ sở: bao gồm Hội thảo Tham vấn, trao đổi trực tiếp giữa
chuyên gia tư vấn, nhân viên của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

(DARD) và các Ban ngành gồm các lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh ở Cà
Mau (Danh sách ở Phụ lục). Nhóm tư vấn và nhân viên WVV đi xuống các xã -
ấp, gặp trực tiếp từng nhóm hộ dân để trao đổi, thu thập các thông tin liên
quan sinh kế và các sự kiện xảy ra chỗ họ sinh sống và phân tích tổng hợp các
biện pháp ứng phó với thiên nhiên kết hợp tìm hiểu nhu cầu hoạt động của dự
án đối với địa phương của họ.

• PRA là phương pháp và công cụ giúp thu thập thông tin từ cộng đồng. (Tham
khảo thêm: Lê Anh Tuấn, 2012). Ý nghĩa của công việc này là đặt người dân ở
vị trí trung tâm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các thuận lợi và khó khăn
của cộng đồng để họ tự khám phá và phân tích các kinh nghiệm, quan niệm,
kiến thức của bản thân họ về các vấn đề thiên tai hay BĐKH và biện pháp thích
ứng BĐKH. Các công cụ/kỹ thuật được tiến hành với sự tham gia của các cán
bộ thúc đẩy viên và nhóm người trong cộng đồng. Thông tin thu thập và phân
tích từ PRA bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình kinh tế xã hội của
cộng đồng, lịch sử diễn biến của các hiện tượng liên quan đến các hiện tượng
thời tiết, nhận biết hay tiên đoán của người dân đối với thiên tai hay biến đối
khí hậu, tác động của BĐKH cũng như kế hoạch ứng phó của cộng đồng đối với
BĐKH.

Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
24


Hình 13: Ví dụ về việc nghiên cứu các sự kiện lịch sử, tình hình thiên tai và ứng phó
tại địa phương
Tùy theo từng công cụ sử dụng, loại thông tin cần thu thập để sắp xếp xử lý
theo từng mục tiêu nghiên cứu. Những thông tin có liên quan đến tổng quan

chung của địa phương như: Biểu đồ lịch sử, lịch sử thiên tai, sơ đồ thôn bản,
lịch thời vụ, phân tích xu hướng, Cây Vấn đề/Khó khăn-Nguyên nhân-Tác
động-Giải pháp… Tất cả các công cụ trên được thực hiện dưới sự tham gia của
ban điều hành thôn, đàn ông, phụ nữ, thanh niên, và đặc biệt là những người
già có kinh nghiệm. Mục đích của các trao đổi này là thu thập những thông tin
liên quan đến hiện trạng và các hoạt động canh tác và sinh kế người dân ven
biển, các diễn biến khí hậu gần đầy, xu thế xâm nhập mặn cũng như các kế
hoạch phát triển kinh tế và xã hội với các lồng ghép ứng phó với sự xâm nhập
mặn. Trong quá trình thực hiện tuyến điều tra này, các dữ liệu và báo cáo của
địa phương được thu thập như là các tài liệu thứ cấp.
• Tổng hợp và Phân tích: Căn cứ vào các thông tin thu thập được từ PRA và các
tài liệu thứ cấp thu thập được, nhóm tư vấn thực hiện việc tổng hợp thông tin
và phân tích các cơ sở đề xuất các hoạt động cụ thể cho từng địa phương cho
dự án các năm tới.
• Báo cáo: Bước cuối cùng là phân tích tổng hợp theo cách tiếp cận trên để có
bản báo cáo sơ thảo. Trong báo cáo có các kết luận và kiến nghị của nhóm tư
vấn. Bản báo cáo sơ thảo sẽ gởi cho chủ dự án và tỉnh Cà Mau để lấy các góp ý
để hoàn chỉnh Báo cáo cuối cùng.
3.2. Tiến trình thực hiện
Các bước thực hiện việc khảo sát có thể tóm tắt ở hình 14 sau.
Dự án “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau (CBAC)”

Tầm nhìn Thế giới ở Việt Nam
25


Hình 14: Tiến trình khảo sát và báo cáo

Hình 15: Thành viên tham gia tập huấn và nghiên cứu
TH


NG NH

T PHƯƠNG PHÁP TI

N HÀNH VÀ LIÊN H


V

I CÁC Đ

A PHƯƠNG

Thu th

p các thông tin th


c

p t


Cấp Tỉnh/Huyện
Tập huấn điều tra
theo PRA

Thành l


p nhóm đi

u tra

Th

c hi

n PRA cho 12 c

ng đ

ng


2 huyện đã chọn
H

i th

o gi

i thi

u và tha
m v

n
cho dự án với các Ban Ngành cấp
Tỉnh và Huyện

Phân tích k
ế
t qu


đi

u tra

Vi
ế
t b

n th

o báo cáo

N

p báo cáo

Góp ý và chỉnh sửa qua
h

i th

o

BÁO CÁO CU


I CÙNG

Các th

a thu

n pháp lý c

a WVV
trong dự án

×