Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.7 KB, 14 trang )

Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
Đào Duy Linh Kinh tế đầu tư 47C
Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể khẳng định rằng năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của bất ký
doanh nghiệp nào. Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay Việt Nam đang
chuyển sang vận hành nền kinh tế thị trường, cạnh tranh trong kinh doanh
ngày càng tăng lên cả về quy mô lẫn mức độ. Điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp phải bằng mọi nỗ lực đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thông qua các
biện pháp khác nhau như cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành,
cung cấp những dịch vụ tốt nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Mục đích sau cùng của đầu tư là nâng cao năng lực cạnh tranh. Nên để
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình doanh nghiệp buộc phải không ngừng
đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát
triển vượt bậc về lượng và chất. Và cùng với sự phát triển của thị trường là sự
gia tăng nhanh chóng của các công ty chứng khoán trong những năm gần đây.
Tính đến cuối năm 2008 Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước đã cấp phép hoạt
động cho 102 công ty chứng khoán. Vì vậy trong hoạt động kinh doanh, cạnh
tranh để tồn tại và phát triển của công ty chứng khoán càng gay gắt.
Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn hiện được xếp trong nhóm những
công ty chứng khoán hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên vấn đề đầu tư để
nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề mang tính thời sự và cần được
nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc.
Được sự giúp đỡ của PGS.TS Từ Quang Phương em xin chọn đề tài “Đầu
tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Sài
Gòn” làm chuyên đề thực tập.
Nội dung chuyên đề thực tập bao gồm các phần:
Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
chứng khoán Sài Gòn.


Chương II: Giải pháp tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty chứng khoán Sài Gòn.
Đào Duy Linh Kinh tế đầu tư 47C
1
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN
1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán có thể được định nghĩa như
là khả năng của một công ty chứng khoán tồn tại trong kinh doanh và đạt
được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, lợi tức hoặc chất lượng
các dịch vụ cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện
tại và làm nảy sinh các thị trường mới.
Năng lực cạnh tranh của một công ty là một hàm số của các nhân tố như:
- Các nguồn lực của chính công ty (chẳng hạn vốn con người, vốn vật chất
và trình độ công nghệ).
- Sức mạnh thị trường của công ty.
- Thái độ của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh và các đại lý kinh tế
khác.
- Năng lực của công ty để thích ứng với những tình huống thay đổi.
- Năng lực của công ty để tạo ra thị trường mới.
- Môi trường định chế, được cung cấp một cách rộng rãi bởi chính phủ, bao
gồm cơ sở hạ tầng vật chất và chất lượng của các chính sách của chính phủ.
Khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán còn có thể được hiểu là khả
năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với một mức lợi nhuận
nhất định.
Như vậy, trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về khả năng cạnh
tranh của công ty chứng khoán trên nhiều giác độ khác nhau. Tuy nhiên, khi

Đào Duy Linh Kinh tế đầu tư 47C
2
Chuyên đề thực tập
tiếp cận đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán, ta thấy được một
số nội dung cơ bản sau :
- Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu của khách hàng (thị trường) phải trở
thành chuẩn mực đánh giá sức cạnh tranh của công ty. Điều này xuất phát từ
khách quan là yêu cầu của khách hàng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát
triển dịch vụ.
- Yếu tố chính yếu tạo nên sức mạnh trong việc thu hút khách hàng đó là
thực lực của doanh nghiệp. Thực lực này phải xuất phát từ yếu tố nội tại của
công ty chứng khoán, được thể hiện ở uy tín của công ty chứng khoán.
- Khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán, tự thân nó đã hàm ý nói đến
việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng hoạt động trên một thị trường. Để
tạo nên sức mạnh cạnh tranh thực sự, công ty chứng khoán phải tạo ra lợi thế so
sánh với các đối thủ cạnh tranh để có thể lôi kéo được khách hàng.
- Các biểu hiện khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán luôn có quan
hệ ràng buộc. Một công ty chứng khoán có sức cạnh tranh mạnh khi nó đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Tuy nhiên trên thực tế,
việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng bởi vì có khi công ty chứng
khoán có lợi thế điểm này nhưng lại yếu về một số mặt khác. Chính vì vậy,
việc tìm ra và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của công ty chứng
khoán có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh.
1.2. Vai trò của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh và các nhân
tố ảnh hưởng
1.2.1. Vai trò
Có thể khẳng định việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh là yếu tố có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các công ty
chứng khoán vì những lý do sau:

Đào Duy Linh Kinh tế đầu tư 47C
3
Chuyên đề thực tập
- Đầu tư là con đường duy nhất tạo ra sức mạnh cạnh tranh của mỗi công ty
chứng khoán trên thị trường, bởi vì chỉ có qua việc đầu tư công ty chứng
khoán mới đổi mới cải thiện chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật - công
nghệ, nguồn nhân lực, năng lực tài chính cũng như khẳng định thương hiệu
của mình trên thị trường.
- Thông qua đầu tư thì mỗi công ty chứng khoán có thể tạo được lợi thế so
sánh của mình.
- Đặc biệt hiện nay trên thị trường chứng khoán có nhiều công ty chứng
khoán hoạt động dẫn đến tình trạng cạnh tranh vô cùng gay gắt. Khách hàng
lại luôn có xu hướng thay đổi sử dụng dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi ích của
mình, công ty nào có sự vượt trội về chất lượng dịch vụ, uy tín thì luôn có thể
thu hút được đông đảo khách hàng.
Do vậy đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh đóng vai trò quyết định trong
chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận của mỗi công ty
chứng khoán.
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng
1.2.2.1. Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Một thị trường chứng khoán phát triển là thị trường được vận hành trong
một môi trường pháp lý thống nhất, các hoạt động của chủ thể tham gia thị
trường đều điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Thị trường chứng khoán
phát triển phải có nhiều hàng hoá giao dịch để thực sự là một kênh huy động
vốn hiệu quả của nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường chứng khoán ảnh
hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty chứng khoán. Thêm vào
đó thì việc thị trường chứng khoán phát triển tạo điều kiện cho công ty chứng
khoán có vị thế cũng như năng lực đủ lớn để đầu tư cho công nghệ, đội ngũ
nhân lực…
Đào Duy Linh Kinh tế đầu tư 47C

4

×