Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

toàn văn LUẬN án TIẾN sĩvăn hóa học bản sắc dân tộc trong hội họa miền nam giai đoạn 1954 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.1 MB, 253 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN




MÃ THANH CAO






BẢN SẮC DÂN TỘC
TRONG HỘI HỌA MIỀN NAM
GIAI ĐOẠN 1954-1975





LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC






THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


MÃ THANHCAO




BẢN SẮC DÂN TỘC
TRONG HỘI HỌA MIỀN NAM
GIAI ĐOẠN 1954-1975

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62.31.70.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Dũng
TS. Trang Phượng


Phản biện độc lập: PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng
PGS.TS. Trần Văn Ánh

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Xuân Tiên
Phản biện 2: PGS.TS. Phan Thị Thu Hiền
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Văn Ánh

Thành phố Hồ Chí Minh, 2015
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn
1954 – 1975 là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự trùng lắp, sao chép
của bất kỳ đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả
khác.


Tác giả luận án



Mã Thanh Cao

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

1. BSDT: Bản sắc dân tộc
2. BSVHDT: Bản sắc văn hóa dân tộc
3. BTMT: Bảo tàng Mỹ thuật Thanh phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN
………………………………………………………………………
BẢN VIẾT TẮT ………………………………………………………………
MỤC LỤC
………………………………………………………………………………….
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………………

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài …………………………………………
2.1. Sách, công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về văn hóa
2.2. Sách, công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về hội họa
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
…………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ……………………………………
4.1. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………
4.2. Nguồn tư liệu …………………………………………………………………………
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án …………………………
5.1. Ý nghĩa khoa học …………………………………………………………………
5.2. Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………………………
6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án ………………………………………….
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN ………………
1.1. Dân tộc, bản sắc, bản sắc dân tộc ………………………………………………
1.1.1. Dân tộc ……………………………………………………………………………….
1.1.2. Bản sắc ……………………………………………………………………………….
1.1.3. Bản sắc dân tộc …………………… ………… ………………………………
1.2. Nhận diện bản sắc dân tộc trong hội họa Việt Nam…………
1.2.1. Hội họa
………………………………………………………………………………
1.2.2. Các góc độ nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc trong hội họa Việt Nam
1.3. Định hướng nghiên cứu bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam giai
đoạn 1954 – 1975 ………………………………………………





1
1

4
4
4
7
7
7
8
9
9
9
9
10
10
10
11
12
21
21
33

46
1.3.1. Tiêu chí nhận diện bản sắc dân tộc qua nội dung
1.3.2. Tiêu chí nhận diện bản sắc dân tộc qua hình thức
………………….
Tiểu kết ………………………………………………………………………
CHƯƠNG 2: BẢN SẮC DÂN TỘC THỂ HIỆN QUA NỘI DUNG TÁC
PHẨM HỘI HỌA ……………………………………………………………

2.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua nội dung hội họa vùng giải phóng………
2.1.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chủ đề hội họa vùng giải phóng …………


2.1.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua hình tượng nghệ thuật trong hội họa vùng
giải phóng ……………………………………………………………………
2.1.3. Những giá trị tư tưởng của hội họa vùng giải phóng ………………….
2.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua nội dung hội họa vùng tạm chiếm …….

2.2.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chủ đề tác phẩm vùng tạm chiếm…………
2.2.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua hình tượng nghệ thuật trong hội họa vùng
tạm chiếm …………………………………………………………………….

2.2.3. Những giá trị tư tưởng của hội họa vùng tạm chiếm ………………
Tiểu kết ………………………………………………………………………
CHƯƠNG 3: BẢN SẮC DÂN TỘC THỂ HIỆN QUA HÌNH THỨC TÁC
PHẨM HỘI HỌA ……………………………………………………. …
3.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua hình thức của hội họa vùng giải phóng
3.1.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ và xu hướng sáng tác hội họa
vùng giải phóng
………………………………………………………………………….
3.1.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chất liệu hội họa vùng giải phóng ………
3.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua hình thức của hội họa vùng tạm chiếm
3.2.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ và xu hướng sáng tác hội họa
vùng tạm chiếm ….…………………………………………………………
3.2.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chất liệu hội họa vùng tạm chiếm ……….
Tiểu kết ……………………………………………………………………….
K
ẾT LUẬN ……………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………
46
50
54


56
56
56

62
76
87
87

98
110
116

118
118

118
131
134

134
145
163
165
171
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA ……………………………………… 180






1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề bản sắc dân tộc (BSDT) trong văn hóa nghệ thuật trong hai thập kỷ
qua được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt và vẫn đang là một vấn đề cần
được luận giải một cách thấu đáo. Trong thực tế, các ý kiến đánh giá và nhận diện về
BSDT trong văn hóa nghệ thuật còn rất trái ngược nhau.
Những hạn chế trong công tác sáng tác và nghiên c
ứu phê bình mỹ thuật cũng
đang là vấn đề cần được quan tâm, phân tích đánh giá và tìm hướng khắc phục. Vị
trí, vai trò và nhiệm vụ của văn hóa nói chung và nghệ thuật nói riêng luôn được chú
trọng trong các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, nhất là trong Hội nghị
Trung ương 5 khóa VIII. Khi tiến hành đường lối đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hộ
i với mục tiêu: “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”, trong những năm qua, Đảng ta luôn chú
trọng đến việc phát triển văn hóa nghệ thuật, Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng
lần thứ VII khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Chúng ta đã có những bước
phát triển mới trong lĩnh vực văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Các
loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc được gìn giữ và phát huy, các di sản
văn hóa được chú trọng bảo tồn, đội ngũ sáng tác ngày càng đông hơn và “có thêm
nhiều tác phẩm có giá trị về đề tài cách mạng, về công cuộc đổi mới” [61, tr.43].
Trong công tác nghiên cứu, lý luận phê bình văn hóa nghệ thuật cũng “đã đạt được
nhữ
ng kết quả tích cực, khẳng định mạnh mẽ văn nghệ cách mạng và kháng chiến,
đẩy lùi một bước những quan điểm sai trái” [61, tr.43-44].
Mặc dù đã đạt được những thành tựu như thế, nhưng vẫn còn những hạn chế

trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật. Sự nghiệp cách mạng vẻ
vang của dân tộc, chiến thắng hào hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, c
ũng như những thành quả đáng tự hào trong công cuộc đổi mới, nhưng
cho đến nay chúng ta “có rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách
mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc và thành quả đổi mới” [61, tr.44].


2
Trong một bộ phận công chúng xuất hiện “tệ sùng bái nước ngoài, coi thường
những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo thị hiếu và lối sống thực dụng” [61, tr.46].
Nguy hiểm hơn nữa có những lúc còn “nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành
tựu văn hóa cách mạng và kháng chiến, đối lập văn nghệ với chính trị, nhìn xã hội
với thái độ bi quan, chiều theo những thị hiếu thấp kém, làm cho chức nă
ng giáo dục
tư tưởng và thẩm mỹ của văn học nghệ thuật bị suy giảm” [48, tr.48].
Nghiên cứu mỹ thuật nói chung và hội họa nói riêng là một trong những đề tài
đang được nhiều người yêu nghệ thuật, nhiều cơ quan chức năng quan tâm, đặc biệt
trong giới mỹ thuật. Hội họa Việt Nam thế kỷ XX đã bước sang một giai đoạn mới
với những thành t
ựu quan trọng, từ việc thành lập các trung tâm đào tạo nghệ sĩ
chính quy, tiếp thu những kiến thức khoa học của hội họa phương Tây, duy trì, phát
huy những loại hình, chất liệu của nghệ thuật truyền thống; đến những nét mới trong
mục đích, yêu cầu, nội dung và phong cách thể hiện. Hội họa đã được hình thành,
phát triển qua các giai đoạn gắn liền với những sự kiệ
n lịch sử quan trọng của dân tộc
và phản ánh sinh động đời sống xã hội. Trong giai đoạn từ 1954 – 1975, hội họa Việt
Nam phát triển khá đặc biệt, gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc; khi
miền Bắc vừa xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội vừa là hậu phương vững chắc cho
cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, còn ở miền Nam là th

ời kỳ đấu tranh gian khổ
trên nhiều mặt trận: quân sự, chính trị, văn hóa….
Riêng hội họa ở miền Nam nói chung và Nam bộ nói riêng, do điều kiện lịch sử
đặc biệt, nên có những nét đặc trưng riêng với dòng hội họa Cách mạng ở vùng Giải
phóng vừa có giá trị mỹ thuật, vừa có giá trị lịch sử và giá trị nhân văn. Còn hội họa
ở vùng tạm chiếm, chủ yếu ở Sài Gòn, do hoàn c
ảnh cụ thể nên không tránh khỏi
những tác phẩm đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, mang tính phản cảm, song
dòng chủ lưu của hội họa khu vực này vẫn mang BSDT thể hiện ở tinh thần yêu
nước, ý chí tự lập tự cường, tính nhân đạo, lòng nhân ái khoan dung, lối sống giản dị,
cần cù sáng tạo Vì vậy, nghiên cứu hội họa giai đoạn này có thể góp phần xóa đi
những quan đ
iểm chưa xác đáng về nghệ thuật tạo hình miền Nam nói chung và Nam
bộ nói riêng trong giai đoạn này. Các công trình nghiên cứu mang tính khoa học có
thể góp phần khẳng định và phát huy giá trị di sản văn hóa nghệ thuật thời kỳ này,


3
đồng thời giúp cho các bảo tàng, đặc biệt là Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh (BTMT) trong công tác sưu tầm, trưng bày giới thiệu với công chúng về các
giá trị của hội họa Nam bộ giai đoạn 1954 - 1975.
Hội họa Việt Nam thế kỷ XX đã có những bước phát triển quan trọng, luôn gắn
với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc, phản ánh đời sống xã hội m
ột cách sinh động,
phát huy những giá trị truyền thống của nghệ thuật dân tộc và tiếp thu những cái mới,
tiến bộ của nền hội họa thế giới. Song cho đến nay, việc nghiên cứu, đánh giá về hội
họa thế kỷ XX, đặc biệt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ chưa thực sự tương xứng với
tầm vóc của nó. Hơn nữa, khi đánh giá về
những tác phẩm hội họa được sáng tác tại
vùng tạm chiếm, nhất là Sài Gòn giai đoạn 1954 – 1975, có ý kiến chưa khách quan

vì cho rằng hội họa ở khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề của hội họa phương Tây,
mang tính chất thực dân, không thể so sánh với hội họa ở miền Bắc về chất lượng
nghệ thuật, nội dung không sát với đời sống thực tế, không quan tâm đến v
ấn đề dân
tộc.
BTMT là một trong những nơi rất chú trọng đến việc sưu tầm những tác phẩm
hội họa giai đoạn này, nhất là những tác phẩm ra đời ở mảnh đất phương Nam trong
những năm tháng chiến tranh ác liệt. Bởi đây là một nét riêng và cũng là thế mạnh
của bảo tàng mỹ thuật duy nhất của khu vực phía Nam với chức năng sưu tầm,
nghiên cứu, lưu giữ bảo quản và trưng bày giới thiệu những di sản nghệ thuật tạo
hình của khu vực Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Nhưng
công việc làm hồ sơ, cung cấp thông tin, tư liệu về tác giả, tác phẩm còn gặp rất
nhiều khó khăn vì còn quá ít công trình nghiên cứu về hội họa giai đoạn này.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, đặc biệt là những yêu cầu về vi
ệc khẳng định
giá trị của hội họa Nam bộ giai đoạn 1954-1975; cũng như khuyến khích sự đầu tư
sáng tác những tác phẩm hội họa có giá trị tương xứng mang đậm BSDT nên chúng
tôi chọn vấn đề “Bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954-1975” làm
đề tài luận án của mình.


4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề BSDT trong hội họa Việt Nam đã được đề cập trong một số công trình
nghiên cứu, bài viết về văn hóa cũng như các công trình nghiên cứu về mỹ thuật.
2.1. Sách, công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về văn hóa
Tác giả Đào Duy Anh trong cuốn sách “Việt Nam văn hóa sử cương” (Thiên
thứ tư, mục XI. Nghệ thuật), đã viết: “Nghệ thuật Vi
ệt Nam đã nhờ ảnh hưởng của
Tàu và tinh thần dân tộc mà gây dựng ra một lối đặc biệt” [1, tr. 317]. Vào đầu thế kỷ

XX, “lối đặc biệt” đó đã tiếp tục được phát huy bởi chương trình đào tạo của Trường
Mỹ thuật Đông Dương, đã “dung hợp tự nhiên với truyền thống, khiến học sinh phải
quan sát và biểu hiện tự nhiên thêm những nguyên tắc mỹ
học phổ thông của loài
người, và phát triển những tinh thần đặc biệt của nghệ thuật Việt Nam và Đông
phương, khiến học sinh lĩnh hội lấy cái đẹp của nghệ thuật xưa và hiểu rằng nó vốn
có quan hệ mật thiết với nhau” [1, tr. 326]. Như vậy, tác giả đã nhận định một cách
khách quan khi cho rằng nghệ thuật Việt Nam không chỉ bảo tồn những giá trị mà
còn tiếp thu những tinh hoa của các nền nghệ thuật khác.
Tác giả Chu Quang Trứ, người đã có nhiều năm nghiên cứu về các di sản văn
hóa nghệ thuật cổ Việt Nam, trong cuốn sách “Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật”
(mục Qua mỹ thuật, thử tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc) đã cho rằng mỹ thuật Việt
Nam là “mảng khá phong phú và đặc biệt là trung thực nhất, đều là nguyên bản, hoàn
toàn tin cậy và càng quý là về thời gian bám sát tiến trình lịch sử dân tộc, phản ánh
sinh động tính cách văn hóa Việt Nam” [112, tr.103].
2.2. Sách, công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về hội họa
Về mỹ thuật hội họa hiện đại Việt Nam cũng đã có một số nhà nghiên cứu, phê
bình mỹ thuật quan tâm trong thời gian vừa qua.
Họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân là người có nhiều
bài viết, công trình nghiên cứu về mỹ thu
ật hiện đại Việt Nam, tiêu biểu nhất là công
trình “Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20”, xuất bản năm 2010. Trong công trình mang
tính tổng hợp cả lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật này, tác giả Nguyễn Quân đã
giành một phần của chương 3 để nói về sự nỗ lực cách tân, hòa nhập với thế giới của
mỹ thuật đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 và phương pháp hiệ
n thực xã hội chủ


5
nghĩa ở mỹ thuật vùng giải phóng. Trong mối quan hệ với lịch sử Việt Nam, ông cho

rằng: “Mỹ thuật Việt Nam là đứa con đĩnh ngộ của lịch sử ấy. Nó cũng là dòng chảy
soi bóng chân thực nhất diễn trình lịch sử ấy” [90, tr.4].
Tác giả Huỳnh Hữu Ủy là một trong những người quan tâm nhiều đến mỹ
thuật Sài Gòn trước năm 1975 ở góc độ lịch sử
mỹ thuật và mỹ học. Trong cuốn sách
“Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại” (phần về mỹ thuật Sài Gòn 1954-1975), tác
giả đã cố gắng bám sát các sự kiện, cung cấp thông tin về một số khuynh hướng nghệ
thuật, một số họa sĩ có vị trí quan trọng trong hội họa và cung cấp một số hình ảnh
tác phẩm tiêu biểu.
Trong cuốn sách “Nghệ -thuật Việt-Nam hiệ
n đại”, tác giả Nguyễn Văn
Phương đã giới thiệu hình ảnh chọn lọc những tác phẩm hội họa và điêu khắc của mỹ
thuật Sài Gòn trước năm 1975. Ở phần Dẫn từ (Lời Giới thiệu), tác giả khái lược các
xu hướng mỹ thuật phương Tây và sự du nhập của một số xu hướng nghệ thuật Sài
Gòn trước năm 1975.
Nhà nghiên cứu lịch s
ử mỹ thuật Bội Trân đã bảo vệ luận án tiến sĩ tại Úc về
mỹ thuật Việt Nam sau năm 1925, trong đó bao gồm mỹ thuật giai đoạn 1954-1975
với đề tài “Thẩm mỹ Việt Nam sau năm 1925” (Vietnamese Aesthetics from 1925
onwards). Tác giả luận án cho rằng, trong quá trình tiếp xúc với nghệ thuật thế giới,
mỹ thuật Việt Nam đã thay đổi bằng cách tiếp thu có chọn lọc nhữ
ng yếu tố ngoại lai
để phát triển và hội nhập. Tác giả Bội Trân khẳng định sự tác động đáng kể của kiến
trúc, hội họa, điêu khắc và trang phục đối với sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam.
Tác giả luận án đã giành chương 4 (38 trang) để tìm hiểu, đánh giá về môi trường xã
hội, môi trường văn chương, kiến trúc, hội họa, điêu khắc và trang phụ
c ở miền Nam,
trong đó tập trung ở mối tương tác và những ảnh hưởng của nghệ thuật thế giới đối
với nghệ thuật miền Nam giai đoạn từ 1954 đến 1975.
Trong công trình “Mỹ thuật đô thị Sài Gòn – Gia Định từ 1900 đến 1975”, với

điều kiện thuận lợi, tác giả Uyên Huy (Huỳnh Văn Mười) đã tập hợp được nhiều
thông tin có giá trị liên quan
đến các sự kiện lịch sử và đời sống mỹ thuật tại Sài Gòn
từ năm 1900 đến năm 1975. Tác giả Uyên Huy mong muốn mỹ thuật miền Nam giai
đoạn này được đánh giá một cách khách quan và trung thực.


6
Nhà xuất bản Mỹ thuật là đơn vị lần lượt in các ấn phẩm về lịch sử mỹ thuật
hiên đại Việt Nam như: “Tác giả tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam”, “Các họa sĩ Trường
Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương”, “50 năm tranh tượng về lực lượng vũ trang và
chiến tranh cách mạng”, “Tranh lụa Việt Nam”, “Tranh sơn dầu Việt Nam”,
“Tranh sơn mài Việt Nam”, “Tranh kh
ắc gỗ Việt Nam”. Đây là những vựng tập hình
ảnh tác phẩm và có bài giới thiệu khái quát về lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại
hoặc về một loại chất liệu hội họa.
Trong cuốn sách “Mỹ thuật hiện đại Việt Nam” của Viện Mỹ thuật, Trường
Đại học Mỹ thuật Việt Nam, mỹ thuật ở miền Nam giai đo
ạn 1954-1975 được đề cập
nhưng chỉ giới thiệu chung về lịch sử mỹ thuật giai đoạn này.
Ký họa miền Nam đã là đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của người viết năm
2004: “Giá trị lịch sử và giá trị mỹ thuật của ký họa miền Nam tại Bảo tàng Mỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh”. Năm 2011, nhà xuất bản Asia Ink của Anh tạ
i Luân
Đôn đã xuất bản một cuốn sách giới thiệu chung về ký họa chiến trường của Việt
Nam. Cuốn sách này được bà Cherry Buchana – giám đốc điều hành của nhà xuất
bản Asia Ink bắt đầu chuẩn bị từ 2002, khi đến Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy,
những gì đã làm được còn quá khiêm tốn so với giá trị thực của những ký họa chiến
trường.
Tại Sài Gòn, trước năm 1975, các bài viế

t về mỹ thuật thường được in trong
một số báo, tạp chí như: “Tạp chí Bách Khoa”, “Ánh đèn dầu”, “Tạp chí Văn
hóa”…. Trong “Tạp chí Bách Khoa” tại Sài Gòn, trước năm 1975 thường có các bài
chuyên sâu của tác giả Đoàn Thêm, sau này gom in thành sách “Tìm hiểu hội họa”
năm 1962, tại số 3 Nguyễn Siêu, Sài Gòn. Tác giả phân tích các xu hướng, điều kiện
phát triển, một số loại hình hội họa và hướng dẫn phân tích một số
tác phẩm của các
họa sĩ, bày tỏ quan niệm về nội dung hội họa, quan hệ giữa họa sĩ và công chúng….
Những ký họa chiến trường miền Nam trong những năm chống Mỹ đã gây
tiếng vang lớn ngay khi lần đầu tiên xuất hiện và triển lãm tại Hà Nội năm 1967, sau
đó trưng bày ở một số nước xã hội chủ nghĩa. Các ký họa được in thành các bộ có lời
giới thi
ệu chung với khoảng 400 từ. Sau triển lãm đã xuất hiện một số bài viết đăng
trên tạp chí và một số báo như “Ký họa miền Nam” của Thái Hanh đăng trên báo


7
Văn nghệ ngày 14/10/1996, “Ký họa chiến trường” của Thu Thủy đăng trên báo
Nhân dân ngày 2/4/2000, “Một thuở hào hùng của tranh ký họa” của Hồng Chinh
Hiền đăng trên Tạp chí Mỹ thuật 4-2002, “Tranh ký họa kháng chiến” của Đặng Thế
Minh đăng trên tạp chí Mỹ thuật số 8 năm 2002.
Sau năm 1975 có một số bài viết về hội họa miền Nam trong các báo, một số
Tạp chí Mỹ thuật c
ủa Hội Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật, Cục Mỹ thuật, Nhiếp
ảnh và Triển lãm, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật của Viện Văn hóa….
Mảng hội họa miền Nam nói chung và Nam bộ nói riêng giai đoạn 1954-1975
hiện chưa được nghiên cứu sâu và ít được đề cập hay đề cập chưa đủ, thiếu khách
quan, với những nhận xét thiên lệch trong một số sách, tư liệu v
ề lịch sử mỹ thuật
Việt Nam. Vấn đề này chưa trở thành đối tượng trình bày trong một công trình

chuyên biệt nào nhìn từ góc độ văn hóa cũng như mỹ thuật.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu những tác phẩm để làm rõ BSDT trong hội
họa Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975, khẳng định những giá trị tinh thần và những tác
động của nh
ững giá trị đó đến đời sống xã hội trong quá khứ, hiện tại cũng như trong
tương lai.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là BSDT trong hội họa được thể hiện qua
nội dung và hình thức các tác phẩm ra đời tại Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là những tác phẩm hội họa giai đoạn 1954-
1975 được sáng tác tại Nam bộ, cụ thể là ở vùng giải phóng và vùng tạ
m chiếm. Do
một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên trong luận án này chúng tôi chỉ tập
trung ở các tác phẩm được sáng tác bởi các họa sĩ được đào tạo trong trường lớp, mà
không đề cập đến mảng mỹ thuật dân gian.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chúng tôi vận dụng trong luận án gồm:


8
- Phương pháp hệ thống – cấu trúc: xem hội họa là một thành tố trong hệ thống cấu
trúc văn hóa.
- Phương pháp thống kê: thống kê các yếu tố thể hiện bản sắc trong những nhóm
tác phẩm được khảo sát thông qua việc tìm hiểu, phân tích các chủ đề, các hình
tượng nghệ thuật và hình thức thể hiện tác phẩm.
- Phương pháp so sánh: so sánh những điểm tương đồng và khác biệt gi
ữa những
tác phẩm cùng thể loại của các họa sĩ Việt Nam và thế giới, họa sĩ miền Bắc và
miền Nam, họa sĩ vùng tạm chiếm và vùng giải phóng để làm nổi bật BSDT

trong hội họa Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành, nhất là phân tích mỹ thuật học để làm cơ sở
cho quá trình phân tích, so sánh ở các chương tiếp theo.
- Phương pháp thực nghiệm: với thuậ
n lợi về vị trí công tác nên trực tiếp xem,
nghiên cứu các bộ sưu tập tranh của BTMT, các trưng bày chuyên đề tại đây
trong hơn 20 năm qua.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu các tác giả.
4.2. Nguồn tư liệu
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau:
- Những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam, đặc biệ
t là những tác phẩm ra đời tại
miền Nam trong giai đoạn 1954 -1975. Các tác phẩm này đã được in trong các
sách xuất bản trước và sau năm 1975 và trưng bày tại các bảo tàng, phòng tranh
hoặc các triển lãm nhóm, cá nhân.
- Các sách chuyên khảo, những công trình nghiên cứu, các tạp chí chuyên ngành,
các bài viết của các tác giả Việt Nam và nước ngoài về văn hóa, bản sắc văn hóa,
nghệ thuật học, mỹ thuật học và lịch sử mỹ thuật.
- Những thông tin lư
u lại từ các cuộc phỏng vấn sâu do lợi thế là người trực tiếp
làm công tác nghiên cứu, sưu tầm nhiều năm tại BTMT, được tiếp xúc với hầu
hết các họa sĩ kháng chiến và nhiều cơ hội gặp các tác giả trong những sự kiện tại
đơn vị.
- Nguồn tư liệu trên mạng internet gồm: các bài viết, video về chuyên ngành văn
hóa học, mỹ thuật học



9
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

5.1. Ý nghĩa khoa học
- Từ góc nhìn văn hóa, luận án trình bày một cách có hệ thống, chuyên sâu về
BSDT trong các tác phẩm hội họa được sáng tác tại Nam bộ trong giai đoạn 1954
– 1975.
- Khẳng định vai trò của văn hóa – nghệ thuật trong kháng chiến cũng như xây
dựng đất nước.
- Luận án góp phần khẳng định sự cầ
n thiết khách quan phải nghiên cứu, gìn giữ
và phát huy những di sản văn hóa nghệ thuật để góp phần gìn giữ BSDT trong
thời đại hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần định hướng cho chuyên ngành
sáng tác và ngành nghiên cứu phê bình lý luận mỹ thuật.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu có thể góp phần khuyến khích các họa sĩ sáng tác những tác
phẩm mỹ thuật vừa mang hơ
i thở của thời đại vừa chứa đựng những giá trị truyền
thống dân tộc trong nội dung cũng như hình thức thể hiện.
- Luận án có thể sử dụng như một trong những tài liệu giảng dạy về văn hóa và mỹ
thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 trong các trường trung học và đại học.
- Luận án là một tài liệu có ý nghĩa quan trọng mang tính chất thực ti
ễn đối với các
bảo tàng, đặc biệt đối với BTMT, trong việc nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, định
hướng sưu tầm bổ sung và hoàn thiện Bộ sưu tập mỹ thuật miền Nam giai đoạn
1954-1975 của BTMT.
- Luận án là một tài liệu sinh động và hấp dẫn có ý nghĩa quan trọng trong công tác
tuyên truyền giáo dục về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và giáo dục
thẩm mỹ.
6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án
Phần chính văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, hình ảnh
minh họa, luận án được chia làm ba chương với 7 tiết và 17 tiểu tiết.



10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN
1.1. Dân tộc, bản sắc, bản sắc dân tộc
1.1.1. Dân tộc
Khái niệm dân tộc (nation) có mối quan hệ với khái niệm tộc người (ethnic
group).
Tộc người theo nghĩa rộng là một loại hình cộng đồng người.
Tộc người theo nghĩa hẹp là tổng hợp những con người được hình thành về
mặt lịch sử trên mộ
t lãnh thổ nhất định, dưới một cái tên tự gọi (tộc danh), có những
đặc điểm chung tương đối bền vững về văn hóa và tâm lí (trong đó nổi trội là ngôn
ngữ); có ý thức về sự thống nhất của họ cũng như sự khác nhau giữa họ với các tộc
người khác (nói ngắn gọn là ý thức tộc người).
Trong 3 yếu tố: 1/ ngôn ngữ, 2/ lãnh thổ, 3/ ý thức tộc ngườ
i gắn với tộc danh
thì yếu tố thứ ba có vai trò đặc biệt. Ý thức tự giác của tộc người gắn với tộc danh
không chỉ là là yếu tố cần thiết mà còn là yếu tố đầy đủ để hình thành bản sắc tộc
người. Khi có dấu hiệu thay đổi về ý thức tự giác của tộc người thì sẽ xuất hiện dấu
hiệu thay đổi thành phần tộ
c người.
Ở góc độ triết học, vấn đề tộc người không chỉ gói gọn trong quá trình thu
thập, phân tích các dữ liệu nhân chủng học một cách trực quan mà còn phải nghiên
cứu những nhân tố tự nhiên và lịch sử xã hội để làm rõ quá trình phát sinh của một
tộc người.
Tộc người với các hình thái kinh tế - xã hội như một cơ thể xã hội gồm tập thể
những con ng
ười luôn thống nhất, có tên tự gọi (tên chính trị), chiếm một lãnh thổ
nhất định (khởi nguyên là quyền sở hữu đất đai của một cộng đồng) và cùng có

những đặc điểm chung về ngôn ngữ và văn hóa.
Lịch sử loài người với tính cách là tổng thể lịch sử của các cộng đồng. Quá
trình hình thành nhà nước trong lịch sử nhân loại khởi đầu từ tộc người đ
ã được Mác
và Ăngghen đề cập trong các tác phẩm của mình. Ở đây, có thể diễn giải quá trình đó
theo bảng sau:




11
Bảng 1:
Thị tộc,
bộ tộc
 Tập đoàn người (có sự khác
nhau về sở hữu)
 Giai cấp (đấu
tranh giai cấp)
 Nhà
nước
Con người với tính cách là con người hiện thực, là chủ thể lịch sử có quá trình
hình thành và phát triển gắn với sự biến đổi của các phương thức sản xuất trong
những điều kiện địa lí tự nhiên nhất định. Chủ thể lịch sử khẳng định không gian sinh
tồn của mình thông qua việc xác định chủ quyền lãnh thổ. Quá trình hình thành dân
tộc trong lịch sử nhân loại bắt đầu từ m
ối quan hệ giữa con người với môi trường
sống (theo Mác và Ăngghen) được diễn giải theo bảng sau:
Bảng 2:
Con người
trong môi

trường sống
 Xác định
chủ quyền
lãnh thổ
 Phân li và hợp nhất các hình thái
cộng động người từ các nguyên
nhân kinh tế, chính trị, văn hóa
 Dân tộc
Như vậy, “Dân tộc (tộc người) là một tập đoàn người ổn định dựa trên những
mối liên hệ chung về địa vực cư trú, tiếng nói, sinh hoạt kinh tế, các đặc điểm sinh
hoạt văn hóa, trên cơ sở những mối liên hệ đó, mỗi tộc người có một ý thức về thành
phần tộc người và tên gọi của mình” [41, tr.23].
Khi nghiên cứu dân tộc tính, tác giả công trình này có thiên hướng
đi vào bản
chất của tộc người để làm rõ tính dân tộc trong hội họa. Điều này dễ hiểu bởi đi tìm
thuộc tính dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc trong hội họa là điều không dễ, nếu
không nói là cực kì phức tạp. Hội họa Nam bộ có sự tham gia của nhiều họa sĩ thuộc
các tộc người trong khu vực Nam bộ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, tác
giả tập trung sử d
ụng những tác phẩm của các tác giả người Việt. Vì vậy dân tộc tính
được thể hiện trong công trình này chủ yếu là Việt tính. Trên định hướng này, khi
truy tìm dân tộc tính trong công trình này, chúng tôi tập trung vào tộc người Việt. Từ
đây trở đi, khái niệm dân tộc (Việt Nam) trong hội họa Nam bộ được hiểu theo tinh
thần này.
1.1.2. Bản sắc
Thuật ngữ bản sắc được giải thích khá thống nhất trong các từ điển Hán -Việ
t,
từ điển tiếng Việt. Theo đó, bản là gốc, cái thuộc về phần mình, gốc đầu mọi việc;



12
sắc là màu, vẻ, dung mạo. Bản sắc còn có một nghĩa khác là tính chất đặc biệt vốn
có, là: “Tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính” [94, tr. 39].
Trong tiếng Anh, identity (bản sắc) có nghĩa là đồng nhất. Theo nhà nghiên
cứu Graumann, “bản sắc (identity) chủ yếu có ba điều: nhận ra người khác, tự nhận
diện chính mình, và phân biệt mình với người khác” [140].
Với những nét nghĩa nêu trên, chắc chắn sẽ đưa đến nhiều cách gi
ải thích khác
nhau về cụm từ “bản sắc văn hóa”. Dựa vào sách vở và thực tế áp dụng, chúng ta có
thể rút ra một số điểm đáng lưu ý từ nội dung của các định nghĩa vừa nêu như sau:
Bản sắc gắn với quá trình hình thành và phát triển của đối tượng.
Bản sắc thể hiện sự đồng nhất qua hàng loạt sự vật, hiện tượng.
Bản sắ
c chứa đựng những nét riêng để có thể nhận ra diện mạo và bản chất
một đối tượng.
Bản sắc có xu hướng tiến tới đồng nhất hóa nên không phải là những cái riêng
lẻ, chi tiết, vì vậy, càng khái quát càng dễ tiếp cận bản sắc của một đối tượng.
Các nội dung nêu trên được xem là những tiêu chí đủ để xem xét bản sắc của
một nền văn hóa.
1.1.3. Bản sắc dân t
ộc
“BSDT không phải một đặc tính có sẵn; có nhiều công trình nghiên cứu đã
chỉ ra rằng BSDT của cá nhân xuất phát trực tiếp từ sự hiện diện của các yếu tố
chung trong cuộc sống thường nhật của mọi người: biểu tượng dân tộc, ngôn ngữ,
màu sắc dân tộc, lịch sử quốc gia, nhận thức dân tộc, quan hệ ruột thịt, văn hóa, âm
nhạc, ẩm thực, truyền thanh truyền hình” [133].
BSDT được thể hiện trên cả hai bình diện vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên,
BSDT không phải là các sự vật hiện tượng cụ thể, cũng không phải là các phương
thức về y dược, ẩm thực, âm nhạc, hội họa Do BSDT luôn gắn với chủ thể nhất
định nên BSDT chính là “cá tính” của chủ thể văn hóa. Tìm kiếm BSDT, chúng tôi

đặc biệt lưu ý đến vai trò của ý thứ
c tộc người. Ý thức tộc người có quá trình hình
thành phát triển gắn với quá trình sáng tạo, giao lưu, tiếp biến, giữ gìn, phát triển của
dân tộc. Dân tộc nào có một quá trình hình thành phát triển lâu dài, được nhân loại
thừa nhận về mặt lịch sử, chắc chắn dân tộc đó có đủ “nội lực” để hình thành BSDT.


13
BSDT là những yếu tố ổn định, ít biến đổi nhất. Nếu nó biến đổi với biên độ
và tần số cao, theo những chiều hướng trái ngược nhau thì dân tộc đó trở thành
không có bản sắc. Sự “ổn định, ít biến đổi” này cũng chỉ nằm trong một khoảng
không gian và thời gian nhất định. Trong thực tế, đa số các dân tộc trên thế giới đã tự
“siêu chỉ
nh” tính cách qua quá trình giao lưu và tiếp biến. Nói là “siêu chỉnh” bởi lẽ,
đây là sự vận động nội tại, vận động chậm, quá trình vận động làm xuất hiện những
biến đổi rất tinh tế, rất tự nhiên trong quan điểm và tư duy của chủ thể. Sự biến đổi
dưới hình thức “siêu chỉnh” là biến đổi tích cực. Những biến đổi tích cực sẽ giúp chủ
thể luôn có diệ
n mạo mới nhưng không đánh mất bản sắc của mình. BSDT không thể
là cái bất biến bởi vì đã có không ít nền văn hóa tự đánh mất bản sắc của mình trước
khi bị tiêu diệt hoặc bị đồng hóa.
Tiếp cận BSDT có thể bằng nhiều cách thức khác nhau. Điều này liên quan
đến mô hình và phương pháp nghiên cứu. Một số mô hình được dùng hiện nay là: mô
hình cấu trúc chức năng, mô hình sinh thái học, mô hình sinh vật xã hội h
ọc, mô hình
cấu trúc – hệ thống, mô hình mâu thuẫn xã hội Thực tế này đã đưa đến hệ quả là
có một số lượng khá lớn định nghĩa về văn hoá và nhiều quan điểm khác nhau về
BSDT. Dù sử dụng mô hình hay phương pháp nghiên cứu nào thì đối tượng nghiên
cứu chính vẫn là con người với tư cách là chủ thể. Mọi khác biệt chỉ có thể tìm thấy
trong những hình thức “hiện thân” khác nhau của chủ th

ể. Đó có thể là các tầng lớp
giai cấp khác nhau trong xã hội, các tập thể sống theo các nghề nghiệp khác nhau,
các cư dân trong từng khu vực địa lí tự nhiên khác nhau, các tộc người với những đặc
điểm sinh học và di truyền khác nhau.
Tiếp cận BSDT ở góc độ dân tộc học phải quan sát tộc người. Người ta có thể
quan sát tộc người theo những bình diện khác nhau. Chẳng hạn như, quan sát các đặc
điểm sinh học và di truyề
n, quan sát sinh hoạt trong quá trình tương tác với môi
trường tự nhiên, quan sát ý thức tộc người trong quá trình đối ngoại và đối nội….
Qua quan sát, người ta thống kê, rút ra những kết quả thể hiện bản chất của đối
tượng. Kết quả có thể dưới dạng những nhận xét, đánh giá về bản chất đối tượng.
Cách tiếp cận BSDT ở bình diện ý thức tộc người, theo phương pháp logic
hướng vào quan sát quan điể
m, thái độ của chủ thể trước tác động của hiện thực


14
khách quan và hiện thực lịch sử cho thấy tính cách tộc người được hình thành từ ý
thức của cộng đồng dân tộc trước những biến động phức tạp của hiện thực lịch sử.
BSDT chính là ý thức tộc người được tích hợp từ điều kiện sống và hình thức
tồn tại cụ thể của cộng đồng cư dân có chung tộc danh. Quá trình này được mô t

theo bảng sau:
Bảng 3:
Môi
trường
Phương thức
sống
 Cung cách ứng
xử với tự nhiên và

xã hội
 Đặc trưng dân
tộc
 Bản sắc
dân tộc
Quá trình hình thành nhà nước, dân tộc
BSDT được nhận diện trên những bình diện nào? Đây là vấn đề không đơn
giản, bởi vì BSDT là cái thuộc “phần chìm”, là ý thức của dân tộc được hình thành
trong suốt trường kỳ lịch sử. Khi lần tìm BSDT, chúng ta chỉ có thể tập trung xem
xét những biểu hiện cụ thể về quan điểm, thái độ của chủ thể. Những biểu hiện đó
không phải do ngẫu nhiên và không có tính mục đích mà thường vận
động theo một
thiên hướng rõ ràng, gắn với những mối quan hệ cụ thể. Ẩn đằng sau những biểu
hiện về quan điểm, thái độ là cốt cách, tinh thần của dân tộc.
Ý thức tộc người bao hàm sự tự khẳng định của cộng đồng qua trường kỳ lịch
sử gồm cộng đồng ký ức, cộng đồng hiện tại và cả cộng đồng tươ
ng lai với những giá
trị chính trị, đạo đức cùng khát vọng về sự phát triển. Ý thức tộc người vừa hòa nhập
tự nhiên vào đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân vừa có khả năng tạo ra khoảng
cách để xác lập đời sống riêng của tộc người. Ý thức tộc người, do vậy, là sản phẩm
văn hóa đồng thời là điểm xuất phát củ
a sáng tạo và gìn giữ văn hóa tộc người
(cultural ethnic group). Ý thức tộc người là nhân tố trực tiếp làm nên tinh thần, cốt
cách của dân tộc. Mặt khác, BSDT là: “Tất cả những nét đặc sắc của dân tộc tạo
thành trong trường kỳ lịch sử, trong cuộc giao lưu văn hóa phức tạp, để kiên định
một bản lĩnh mà tồn tại đĩnh đạc, ta mãi là ta, ta ngày càng đậm càng sắc trong trào
lưu tiến hóa của loài người” [103, tr. 111].
BSDT của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được hình
thành trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước và là sự kết hợp giữa các yếu tố



15
nội sinh và ngoại sinh. Những yếu tố nội sinh là nét riêng độc đáo do chính cha ông
chúng ta sáng tạo, xây dựng, bảo tồn qua nhiều giai đoạn lịch sử. Các yếu tố ngoại
sinh là những gì được tiếp thu một cách chọn lọc, phù hợp với BSDT trong quá trình
tiếp xúc với các nền văn hóa khác.
Khi nói BSDT trong nghệ thuật hội họa chính là nói một cách ngắn gọn về
bản sắc văn hoá dân tộc (BSVHDT) được thể hiện qua nội dung và hình thức tác
phẩm. Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách sống động toàn bộ cuộc sống con
người trong suốt quá trình lịch sử. Văn hóa tạo nên một hệ thống các giá trị truyền
thống bao gồm thẩm mỹ và lối sống, từ đó từng dân tộc xây dựng nên bản sắc riêng
của mình. Văn hóa là tất cả những gì con người đã bỏ công sức để tạo ra; nó khác với
những gì t
ồn tại trong tự nhiên ngoài con người.
Văn hóa là sản phẩm tinh thần và vật chất của con người, do con người tạo
nên. Và chính những sản phẩm ấy tạo ra sự khác biệt giữa chủ thể sáng tạo là con
người và những động vật khác. Nói về khái niệm văn hóa đã có rất nhiều nhà nghiên
cứu đưa ra, theo thống kê, đến nay đã có trên 400 định nghĩa bởi những cứ liệu, mục
đích và từ
góc nhìn khác nhau. Ruth Bennedict, nhà nhân học người Mỹ, đã nhận
định: “Văn hóa là lối sống mà con người học được chứ không phải là sự kế thừa sinh
học” [133].
Năm 1871, nhà dân tộc học người Anh, Edward Burnett Tylor (1832-1917),
trong tác phẩm “Văn hóa nguyên thủy” đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau:
“Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm tri thức,
tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đứ
c, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen
khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên xã hội” [92, tr.13].
Nghiên cứu văn hóa với tính cách là yếu tố cấu thành tộc người cần phải xem
xét trên cả trục đồng đại và lịch đại. Với sự liệt kê đầy đủ danh mục các hiện tượng

văn hóa của một tộc người cho phép chúng ta có những nhận định sơ bộ v
ề văn hóa
tộc người cũng như bản sắc văn hóa tộc người là: “Nói đến những khía cạnh tiêu biểu
của tộc người đó tạo nên những nét khác biệt với văn hóa các tộc người khác” [45, tr.
346].


16
Tại Hội nghị quốc tế của UNESCO từ ngày 26/7 đến ngày 06/8/1982, văn hóa
được xem là sản phẩm vật chất và tinh thần. Sản phẩm ấy được tạo ra bằng trí tuệ và
cảm xúc, mang những đặc trưng riêng của một xã hội hay một nhóm người trong xã
hội. Các thành tố cấu thành văn hóa gồm: “Nghệ thuật và văn chương, những lối
sống, những quyền cơ bản c
ủa con người, những hệ thống những giá trị, những tập
quán và những tín ngưỡng” [80, tr.7].
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng đã đưa ra nhiều khái niệm,
định nghĩa về văn hóa. Năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết về văn hóa như sau:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa h
ọc, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ
cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [53, tr. 431].
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng văn hóa: “Là mối quan hệ giữa thế giới
biểu tượng với thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng
của một t
ộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác. Nét
khu biệt các kiểu lựa chọn làm chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác
nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà một tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có
một khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người
khác” [56, tr.105].

Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là hệ thống h
ữu cơ các
giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [95,
tr.27].
Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là hiện tượng phổ quát của các tộc
người. Mặt khác, sự vận động về mặt tinh thần và vật chất của chủ thể văn hóa luôn
gắn v
ới không gian thời gian cụ thể. Nhờ có quan hệ với tự nhiên và xã hội mà chủ
thể văn hóa sáng tạo ra những sản phẩm có giá trị, đồng thời nhờ đó mà chủ thể có
thể thể hiện mình trước tự nhiên và xã hội. Văn hóa là sự thể hiện mình theo một
cách riêng, trong điều kiện lịch sử cụ thể của một chủ thể văn hóa. Văn hóa theo
hướng này có nghĩ
a là nét đặc thù về phong cách sống của tộc người. Nét đặc thù về


17
phong cách sống của mỗi tộc người như là phương thức tái hiện những tập hợp tình
cảm và lí trí nhằm khẳng định các giá trị chung của cộng đồng tộc người. Nói chung,
nét đặc thù về phong cách sống là biểu hiện sinh động của văn hóa tộc người.
BSVHDT có thể tìm thấy trong những sản phẩm văn hóa nhưng cụ thể và sinh
động nhất vẫn là ở trong thái độ ứng x
ử của chủ thể văn hóa. Chính lối sống, cách
suy nghĩ, cách giải quyết các quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội đã làm
nên tinh thần, cốt cách của từng dân tộc. Đây là cơ sở để chúng ta đi bước kế tiếp là:
xác định trong một nền văn hóa, cái gì tạo nên bản sắc của nền văn hóa đó? Như đã
phân tích, BSVHDT không xuất phát trực tiếp từ môi trường số
ng và điều kiện sống,
lại càng không được quy định bởi không gian, thời gian. BSVHDT xuất phát từ chủ
thể văn hóa. Chính tinh thần, cốt cách dân tộc giữ vai trò quyết định trong việc hình

thành bản sắc của một nền văn hóa. BSVHDT, do vậy, là cái định hướng cho mọi
sáng tạo văn hóa, là cái ổn định nhất nhưng không phải là cái bất biến, là cái góp
phần làm nên các giá trị tinh thần và vật chất của một dân t
ộc.
Muốn định ra BSVHDT của một dân tộc đòi hỏi người nghiên cứu phải kết
hợp nhiều góc nhìn, phối hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Ở loại hình nghệ thuật hội họa, BSDT được người nghệ sĩ thể hiện ở nội dung
và hình thức các tác phẩm.
Về nội dung, BSDT thể hiện qua chủ đề tư tưởng, qua hình tượng nghệ thuật.
Các hình tượng nghệ thuật – như đã trình bày, thể hiện lối sống, cách suy nghĩ, cách
giải quyết các quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội đã làm nên tinh thần,
cốt cách của dân tộc.
Về hình thức, BSDT thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật và bằng chất liệu hội
họa. Đó là đường nét, hình họa, màu sắc, bố cục và các vật liệu được sử dụng trong
hội họa truyền thống, là những phương thức thể hiện từng được nghệ nhân dân gian
sử dụng. Chất liệu nghệ thuật và các phương thức thể hiện mang tính truyền thống là
kết tinh s
ự lựa chọn kỹ lưỡng của nhiều thế hệ nghệ sĩ đi trước trong quá trình sáng
tạo nghệ thuật. Giá trị hội họa của một dân tộc thể hiện qua ý thức lưu giữ và phát
triển nghệ thuật truyền thống, biết tích hợp những giá trị tinh hoa của dân tộc với tinh
hoa nhân loại.


18
Khái niệm BSVHDT đã được một số nhà nghiên cứu đưa ra, trong đó đáng
chú ý là quan niệm của các tác giả: Hà Văn Tấn, Phạm Đức Dương, Trần Ngọc
Thêm, Phạm Quốc Sử
Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn: “Bản sắc văn hóa là những nét văn hóa
riêng làm thành hệ giá trị được một dân tộc chấp nhận, được xem như phù hợp và
thích hợp, được đem vào vận hành nhằm thỏa mãn nhu cầu sống và phát triển của

dân tộc mình trong nền cảnh lịch sử tương ứng” [93, tr.152], nên: “Lịch sử biến đổi
và do đó, văn hóa cũng biến đổi theo, do những điều kiện lịch sử đưa lại” [93,
tr.153].
Tác giả Phạm Đức Dương cũng cho rằng: “Văn hóa không phải là cái gì nhất
thành bất biến, mà cũng như mọi sự vật đều biến đổi” [19, tr.215]. Theo ông, văn hóa
có cấu trúc bề mặt (biểu tầng) và cấu trúc chiều sâu (cơ tầng). Cấu trúc bề mặt và cấu
trúc chiều sâu có mối quan hệ tương tác với nhau. Nên khi các yếu tố bề mặt biến đổi
sẽ thẩm thấu và tác động đến cấu trúc chiều sâu, làm cấu trúc chiều sâu biến đổi.
Nhưng cấu trúc chiều sâu giữ vai trò định hướng, điều chỉnh cấu trúc bề mặt và cái
gốc của văn hóa chính là các hệ thống giá trị: “Những gì phù hợp với bản sắc văn
hóa cộng đồng, tạo nên những tập quán, những thói quen, những nếp sống đẹp gắn
chặt cố kết cộng đồng và khu biệt với cộng đồng khác” [19, tr.215].
Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm: “Bản sắc văn hóa của một dân tộc là
một hệ thống các giá trị tinh thần ổn định tồn tại tương đối lâu bền hơn cả trong
truyền thống văn hóa dân tộc, tạo nên tính đặc thù của dân tộc, khu biệt dân tộc ấy
với dân tộc khác” [96, tr.49] và “vẫn có thể được điều chỉnh, biến đổi, nhưng sự thay
đổi này rất chậm và khó khăn” [97, tr.47].
Tác giả Phạm Quốc Sử cho rằng: “BSVHDT là những giá trị văn hóa và biểu
hiện văn hóa để phân biệt một dân tộc với các dân tộc khác trên thế giới. Nghĩa là
bản s
ắc văn hóa không chỉ là kết tinh những giá trị riêng có của một dân tộc, mà còn
bao gồm cả những giá trị mang tính khu vực, thế giới, nhưng được thể hiện rất đậm
nét ở dân tộc đó” [91].
Tác giả Lê Ngọc Trà chỉ ra các yếu tố tạo nên bản sắc riêng của một dân tộc
“là toàn bộ những cái vốn có trong bản thân nó, những cái nằm trong bản chất, tạo

×