Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tổng hợp câu hỏi phỏng vấn vào sacombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.61 KB, 21 trang )

Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn vào Sacombank
- các quy định cho vay của sacom:
luật doanh nghiệp mây câu về cty TNHH và Cty cổ phân, các tài sản bảo đảm ,
ngày lên sàn CK của sacom 12/7/2006 (78.000)
- xã hội thì dễ 10 ( bác hồ đọc tuyên ngôn độc lập ngày nào 2/9/1945 ,
quy định nội bộ của sacombank
quy định liên quan đến tiền gửi tiết kiệm do NHNN và của Sacom),
khi NH giao chỉ tiêu 5ty e làm gì để hoàn thành chi tiêu ? các bước ?
Vấn đề gì đang nóng ở hệ thống nh hiện nay ?
khi NHNN áp trần ls huy động 14% ? điều gì sẽ xay ra ?
NHNN sẽ kìm chế lạm phát bằng cách nào ?
NHNN điều tiết lượng vốn các nhtm hiên nay e hiẻu thế nào ?
bí thư TW đoàn hiện này là ai ? Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh (Đầu tiên Nguyễn
Lam, đh đầu tiền 1950)
kể tên 4 phó thủ tướng hiện nay
39
Hoàng Trung
Hải
2 tháng 8,
2007
đương
nhiệm
5 năm, 79
ngày
Phó Thủ tướng
Chính phủ
Phụ trách Kinh tế ngành
Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Quỷ
hoạch phát triển điện lực quốc gia (2011-)
Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân
dụng quốc gia (2011-)


40
Nguyễn
Thiện Nhân
2 tháng 8,
2007
đương
nhiệm
5 năm, 79
ngày
Phó Thủ tướng
Chính phủ
Phụ trách văn hóa-xã hội
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006-
2010)
41 Vũ Văn Ninh
3 tháng 8,
2011
đương
nhiệm
1 năm, 78
ngày
Phó Thủ tướng
Chính phủ
Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về chống
nghèo bền vững (2012-)
Trưởng Ban chỉ Đạo Tây Nam Bộ
42
Nguyễn Xuân
Phúc
3 tháng 8,

2011
đương
nhiệm
1 năm, 78
ngày
Phó Thủ tướng
Chính phủ
- nghiệp vụ thì bt nhưng mà có nhiều câu liên quan đến quy định cho vay của sacom vi dụ như mức cho vay tối
đa của chi nhánh cấp 1 bao nhiêu, 2 tỷ
rôi nếu vượt thẩm quyèn cho vay thì sao, thòi hạn để cấp trên quyết định cấp td bao nhiêu ngày ,
1
NV thì bạn đọc cái phần tín dụng cá nhân, các điều kiện của từng khoản vay, có vài câu vô đó
Có IQ có kthuc xã hội như kiểu các nc G7+1. G8 là nhóm 8 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu của thế
giới bao gồm (Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, Hoa Kỳ (G6, 1975), Canada (G7, 1976)) và Nga (không tham gia
một số sự kiện). Điểm nhấn của G8 là hội nghị thượng đỉnh kinh tế và chính trị được tổ chức hàng năm với sự
tham dự của những người đứng đầu nhà nước với các quan chức quốc tế, đồng thời cũng có nhiều hội nghị bên
lề và khảo sát chính sách.
Ở vòng phỏng vấn bị anh GD hỏi ngay 1 câu em có chịu được áp lức không -> Dạ có -> Em hãy nêu ra 1 tình
huống mà em đã vượt qua áp lực mà em gặp phải
giải cù nèo vàng hàng năm do báo nào trao tặng? iải này của báo Tuổi trẻ cười
văn phòng đại diện nước ngoài đầu tiên của Sacombank Ngày 23/6/2009, Sacombank là ngân hàng TMCP
Việt Nam đầu tiên thành lập Chi nhánh tại Thủ đô Phôm Pênh. Sau hơn 2 năm hoạt động, Sacombank chuyển
đổi Chi nhánh Phnôm Pênh thành Ngân hàng 100% vốn nước ngoài – Sacombank (Cambodia) Plc
đội nào vô địch bóng đá TG 4 lần ( Ý ),
WTO thành lập năm nào 1/1/1995
, VN giáp với đại duơng nào ( TBD ),
sacom thành lập năm nào, 1991
nước nào dân số đông nhất thế giới, Đó là trung quốc: 1.262.368 nghìn người
ấn độ : 982.223 nghìn người
hoa kỳ : 274.028 nghìn người

nước nào không có ngân hàng trung ương: áo ,
hệ thống ngân hàng hiện nay có bao nhiêu cấp ( 1, 2, 3, hay 4 cấp), Thông thường, hệ thống của một ngân hàng
thường bao gồm các cấp: hội sở chính; Sở Giao dịch và các chi nhánh; các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực
thuộc Sở Giao dịch,các chi nhánh. 3
hành động chống cằm của KH là gì,
1. Cử chỉ đặt “lòng bàn tay lên ngực” nói lên cảm xúc gì?
a.Thể hiện sức mạnh
b.Thái độ chỉ trích, phê phán
c.Thật thà, chân thật
d.Tin tưởng
2. Ý nghĩa của cử chỉ “đưa ngón tay cái chống dưới cằm” là gì?
a.Lừa dối
b.Buồn chán, khó chịu
c.Lo lắng
2
d.Thái độ chỉ trích
3. Thông điệp không lời nào được truyền đạt với cử chỉ “xoa cằm”?
a.Kiên định
b.Lừa dối
c.Quyền lực
d.Không
4. Có ý nghĩa gì khi ai đó “xoa mũi”?
a.Thể hiện sức mạnh hơn
b.Thể hiện trạng thái đề phòng
c.Không thích
d.Giận giữ
5. Thông điệp gì được truyền đạt khi ai đó tháo cặp kính đeo mắt đưa lên môi họ?
a.Thú vị
b.Do dự
c.Hoài nghi

d.Nôn nóng, sốt ruột
6. Khi một người nhìn nhanh qua cặp mắt kính của họ, họ muốn gửi đến bạn thông điệp gì?
a.Coi thường
b.Không tin cậy
c.Cần phải xem xét kỹ lưỡng, tỉ mỉ
d.Nghi ngờ
7. Theo bạn, trong đối thoại trực tiếp mặt đối mặt, ảnh hưởng của ngôn ngữ không biểu hiện thành lời chiếm
bao nhiêu %?
a.20%
b.40%
c.70%
d.85%
8. Cử chỉ nào sau đây đi liền với sự lừa dối?
a.Nói qua những ngón tay
b.Xoa mắt
c.Xoa tai
d.Nhăn mũi
e.Không nhìn trực diện vào mắt người đối diện
3
f.Tất cả các cử chỉ trên.
1. (c) là đáp án đúng. Bàn tay đưa lên ngực là cử chỉ biểu hiện sự chân thật, chân thành.
2. (d) là đáp án đúng. Ngón tay cái đưa lên cằm là cử chỉ biểu lộ thái độ chỉ trích và tiêu cực. Cách tốt nhất
khiến khách hàng của bạn thôi đưa ngón tay cái lên cằm là đưa vào tay họ một vật gì đó.
3. (a) là đáp án đúng. Cử chỉ xoa cằm chỉ sự kiên định, quả quyết. Khi bạn nhìn thấy cử chỉ này, hãy tránh việc
hối thúc để ngắt lời người đối thoại. Nếu cử chỉ này đi kèm với việc ấn mạnh cằm là một biểu hiện tích cực, hãy
đề nghị đặt hàng.
4. (c) là đáp án đúng. Khi ai đó xoa mũi có nghĩa họ không muốn đề cập đến chủ đề này nữa. Khi bạn nhìn thấy
cử chỉ này ở khách hàng, khôn ngoan nhất là bạn nên thăm dò bằng những câu hỏi có câu trả lời ở dạng mở để
xem khách hàng của bạn quan tâm đến vấn đề gì?
5. (b) là đáp án đúng. Khi người nào đó đặt cặp kính của họ lên môi có nghĩa là họ đang do dự hay trì hoãn việc

đưa ra quyết định. Nếu như họ đặt cặp kính vào vị trí cũ, họ đã có quyết định mua hàng của bạn. Nếu họ đặt cặp
kính đó đến một vị trí khác, bạn phải cố gắng hơn nữa để làm sao thuyết phục được họ.
6. (c) là đáp án đúng. Khi một người nhìn lướt nhanh qua cặp kính của của anh ta, có nghĩa là anh ta đang có ý
chỉ trích, phê bình và cần phải xem xét vấn đề một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng hơn.
7. (c) là đáp án đúng. Nghiên cứu đã cho thấy trên 70% sự giao tiếp của chúng ta đạt được không thông qua
ngôn từ. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giao tiếp không biểu hiện thành lời có tính tin cậy hơn so
với ngôn ngữ lời nói. Vì vậy, bạn hãy tin rằng ngôn ngữ cơ thể như là một sự phản ảnh chính xác những cảm
xúc thật sự của con người.
8. (f) là đáp án đúng. Tất cả các cử chỉ, điệu bộ đều nói lên sự lừa dối.
Trong khi bạn không có cơ hội tham gia vào một cuộc tranh cử tổng thống, hay làm huấn luyện viên đội bóng
chày, thì trên cương vị một nhà lãnh đạo, bạn cần đào tạo và rèn luyện kỹ năng giao tiếp không lời cho đội ngũ
nhân viên bán hàng trong công ty bạn. Có như vậy, họ mới có thể nhận ra sự thật bên trong suy nghĩ của các
khách hàng được thể hiện thông qua các dấu hiệu, cử chỉ. Đồng thời giúp họ tránh các xung đột, xây dựng mối
quan hệ giao tiếp hòa hợp với khách hàng và tăng hiệu quả công việc nhanh chóng.
hay KH cứ sờ tay vào mắt kiếng có nghĩa là gì )
liên hiệp quốc thành lập năm bao nhiêu 24/10/1945
1, Vay tiêu dùng tại Sacombank được vay tối đa là bao nhiêu ( 200tr, 300tr, 400tr, 500tr ) 500tr
2, Cong ty TNHH 2 thành viên thì người có quyèn quyết định cao nhất là ai ?
3, Phương thức tiếp thị đem lại khách hàng tiềm năng nhất là gì ? tiếp thị trực tuyến
4, OTC là nơi giao dịch chứng khoán của ?chứng khoán chưa niêm yết, chủ yếu là của doanh nghiệp nhỏ và
vừa
5, Điều kiện không cần thiết đối với khách hàng khi vay vốn là ( Tư cách dân sự, phương thức sử dụng vốn hợp
4
lý, Vốn tham gia 30% )
6, Thời gian tối đa mà ngân hàng phải đưa ra lí do không cấp tín dụng cho khách hàng là bao lâu ? ( 2 ngày, 3
ngày, 5 ngày, 10 ngày làm việc )
7, Miễn giảm lãi tièn vay đối với giám đốc chi nhánh tối đa là bao nhiêu? ( 50tr, 100tr )
8, Thời hiệu khởi kiện của 1 vụ án kinh tế là trong bao lâu ? ( 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng )hời hiệu
khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật
không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là 02 năm, kể từ ngày đương sự biết

được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
9, Định nghĩa đúng nhất về quy tắc 80/20 ? ( 20% khách hàng tạo 80% doanh thu )
10, Đất nông nghiệp với diện tích bao nhiêu không được ngân hàng chấp nhận làm tài sản đảm bảo
11, Tỷ lệ tối đa vs 1 nhóm khách hàng liên quan vay và bảo lãnh ?
12, Cấp tín dụng tối đa là bao nhiêu đối với tài sản đảm bảo là trái phiếu thành phố phát hành ?
13, Hạn mức thấu chi tối đa cho cán bộ công nhân viên của công ty khi sử dụng trả lương qua tài khoản
Sacombank ( 20tr, 1 tháng lương nhưng k quá 20tr, 30tr, 1 tháng lương nhưng k quá 30tr )
14, Theo quy định hiện hành thì tờ thông tin tra cứu trên CIC không cần phải lưu trong bộ hồ sơ tín dụng là
đúng hay sai ?
15, Ngân hàng hoạt động dựa trên luật nào ( luật doanh nghiệp, luật các TCTD, cả 2 )
16, Căn cứ vào đâu để xác định thời gian cho vay
Câu hỏi 1: Theo Luật các tổ chức tín dụng, tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng
không được vượt quá:
A/ 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng
B/ 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
C/ 15% vốn pháp định của tổ chức tín dụng
D/ 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng
Câu hỏi 2: Theo Bộ Luật dân sự, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi:
A/ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; có tài sản
độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
5
B/ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ.
C/ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; có cơ
cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
D/ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; có tài sản
độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
Câu hỏi 3: Nghị định số 181/2004 ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai do cấp có thẩm quyền nào ban
hành ?

A/ Chính phủ
B/ Thủ tướng Chính phủ
C/ Bộ Tài nguyên và Môi trường
D/ Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tư pháp – Bộ Xây dựng
Câu hỏi 4: Cổ tức là số tiền hàng năm công ty trả cho mỗi cổ phần được trích từ:
A/ Doanh thu công ty
B/ Các quỹ của công ty
C/ Vốn điều lệ của công ty
D/ Lợi nhuận của công ty
Câu hỏi 5: Theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của tổ chức
tín dụng: “… Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ
trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ
vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba…”. Trong trường hợp vay vốn có bảo
đảm bằng tài sản thì nhận định nào dưới đây là đúng ?
6
A/ Tổ chức tín dụng được quyền cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
B/ Khách hàng bắt buộc phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.
C/ Khách hàng được vay tín chấp.
D/ Cả A, B, C đều sai.
Câu hỏi 6: Hệ số thanh toán nhanh của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào các khoản mục
sau trên bảng cân đối kế toán:
A/ vốn bằng tiền và tổng nợ phải trả
B/ vốn bằng tiền và nợ ngắn hạn
C/ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tổng nợ phải trả
D/ tổng nợ phải thu và tổng nợ phải trả
Câu hỏi 7: Theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam , hạn mức phải khai báo với Hải quan
cửa khẩu khi xuất nhập cảnh đối với ngoại tệ USD tiền mặt là:
A/ 4.000 USD trở lên B/ 5.000 USD trở lên
C/ 6.000 USD trở lên D/ 7.000 USD trở lên
Câu hỏi 8: Lãi suất tăng sẽ gây ra:

A/ tăng vay mượn và giảm tín dụng cho vay
B/ giảm vay mượn và tăng tín dụng cho vay
C/ tăng vay mượn và tăng tín dụng cho vay
D/ giảm vay mượn và giảm tín dụng cho vay
Câu hỏi 9: Vòng quay vốn lưu động của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là thương số giữa:
A/ doanh thu thuần và tổng tài sản lưu động bình quân
7
B/ doanh thu thuần và nợ ngắn hạn
C/ doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu bình quân
D/ doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân
Câu hỏi 10: Vấn đề nào sau đây là kém quan trọng nhất khi cho vay ?
A/ Mục đích của khoản vay B/ Có tài sản bảo đảm
C/ Phương thức trả nợ D/ Số tiền vay
- Khâu bán hàng có mấy bước? 4, 5, 7, 9
- Thẻ Sacombank loại thẻ Gold duy trì số tiền bn?
- Bước nào k phải cấp tín dụng? Thấu chi, đầu tư, bảo lãnh
- Đất cấp cho 7 thành viên trong gia đình có được cấm cố k? Có , k
- Điền tiếp dãy số, chữ
- 15 12 13 10 11 8? 9
9-6-1, 27-1-2, 6-3-? 0
- ACFHKLM?
- DFIM?
- A+B=88, B+C= 76, A+C= 80, tìm ABC
- A gấp 3 lần tuổi B, sau 10 năm B bằng nửa tuổi A, tìm tuổi A?
- Bạn làm sai 10 câu, kết quả đạt 60%, tìm tổng số câu?
- Con nào khác nhât: rùa, mèo, sư tử, voi? rùa
- Quãng đường 100m, cả đi và về 200m, Beo chạy 1 bước là 3m, Sủ tử chạy 1 bước 2m, Beo chạy được 2 bước
thì St chạy được 3 b, hỏi con nào về trc?
- Chi nhánh đầu tiên sacombank ở TP. HCM ngày tháng năm nào? 5/12/1991 thành lập
Hành trình phát triển

1991: Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác
xã tín dụng là tân Bình, Thành Công và Lữ Gia.
1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có
mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại, góp phần giảm dần tình
trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước.
8
1995: Tiến hành Đại hội đại biểu cổ đông cải tổ, đồng thời hoạch định chiến lược phát triển đến năm 2010. Ông
Đặng Văn Thành được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng. Đại hội là bước ngoặt mở ra
thời kỳ đổi mới quan trọng trong quá trình phát triển của Sacombank.
1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn
điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn.
1997: Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có Sacombank trú đóng) để đưa vốn về nông
thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế.
1999: Khánh thành trụ sở tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM, là thông điệp khẳng định Sacombank
sẽ gắn bó lâu dài, cam kết đồng hành cùng khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư và các tổ chức kinh tế trên bước
đường phát triển.
2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ của
Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International
Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào
sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản
lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài.
2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank-SBA, bước
đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói.
2003: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán
Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và
Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ).
2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.
2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt

động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại.
2006:
• Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn
niêm yết là 1.900 tỷ đồng.
• Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài
chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS.
2007:
• Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho cộng đồng Hoa ngữ.
• Phủ kín mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ
và Tây nguyên.
9
2008:
• Tháng 03, xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm
đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng.
• Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ.
• Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi nhánh tại Lào.
2009:
• Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam.
Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong
nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
• Tháng 06, khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông
Dương, góp phần tích cực trong quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt
Nam, Lào và Campuchia.
• Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking)
từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nước.
2010:
• Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chương trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền
tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai
đoạn 2011 - 2020.

2011:
• Ngày 03/03/2011, khai trương hoạt động Trung tâm Dịch vụ Quản lý tài sản Sacombank Imperial nhằm
cung cấp những giải pháp tài chính trọn gói phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân có nguồn tiền
nhàn rỗi và tài sản lớn nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển tài sản một cách có hiệu quả nhất.
• Ngày 05/10/2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia đánh dấu
bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của
Sacombank tại Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương.
• Ngày 20/12/2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước vì
những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và
bảo vệ Tổ quốc theo QĐ số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011.
2012: Tháng 4, nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện
đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh cho
Sacombank.
Kết quả hoạt động năm 2011:
10
• Vốn điều lệ tăng từ 9.179 tỷ đồng lên 10.740 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch và tăng 17% so với
năm 2010.
• Tổng tài sản đạt 140.137 tỷ đồng.
• Tổng nguồn vốn huy động đạt 123.315 tỷ đồng.
• Tổng dư nợ cho vay đạt 79.429 tỷ đồng.
• Lợi nhuận trước thuế đạt 2.740 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch.
- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn điều lệ bình quân (ROC): 20,41%
- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE): 14,60%
- Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA): 1,44%
- EPS đạt trên 2.241 đồng/cổ phần.
- Tỷ lệ an toàn vốn (CAR ): 11,66%
- Tỷ lệ nợ xấu: 0,56%
Một số chỉ tiêu tài chính và an toàn hoạt động chủ yếu năm 2012:
• Tổng tài sản đạt khoảng 165.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2011;
• Vốn chủ sở hữu đạt khoảng 18.300 tỷ đồng (gồm lợi nhuận chưa phân phối năm 2012). Trong đó, vốn

điều lệ đạt 14.176 tỷ đồng, tăng 32% so năm trước;
• Tổng nguồn vốn huy động đạt khoảng 143.500 tỷ đồng.
• Tổng dư nợ cho vay đạt khoảng 91.500 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2011;
• Lợi nhuận trước thuế đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2011;
• Tỷ lệ phân phối cổ tức từ 13% – 16% vốn cổ phần;
• Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt trên 9%;
• Kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn không quá 2,5%.
Đặng Văn Thành: chủ tịch HĐ quản trị
5 PCT: Phạm Hữu Phú, Trầm Bê, Đặng Hồng Anh, TRần Xuân Huy, Kiều Hữu Dũng.
4 Thành viên: Dương hoàng quỳnh như, trầm khải hòa, nguyễn miên tuấn
Ban kiểm soát: Nguyễn tấn thành trưởng ban, 3 TV
Ban điều hành: Phan huy khang TGĐ., 15 phó tổng
Năm 2012
Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2012 Global Finance
Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2012 The Asian Banker
Ngân hàng tiêu biểu 2011 The Banker
11
Chi nhánh 8 tháng 3 đầu tiên đã chính thức khai trương và đi hoạt động trên thị trường tài chính TP. HCM cũng
vào thời điểm rất ý nghĩa: ngày 08/03/2005. Hai năm sau, vào ngày 08/03/2007, mô hình này đã được
Sacombank nhân rộng tại thủ đô Hà Nội.
Chi nhánh Hoa Việt chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/08/2007
Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD (28/5/2012)
Ngày 25/5/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 17/2012/TT-
NHNN (Thông tư 17) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 quy
định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là TCTD).
Cụ thể, NHNN quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là
3%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 11%/năm; riêng Quỹ tín dụng
nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 11,5%/năm.
Thông tư 17 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/5/2012 và thay thế Thông tư số 08/2012/TT-NHNN ngày

10/4/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 quy định lãi suất
tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đối với lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài phát sinh trước ngày Thông tư 17 có hiệu lực thi hành, được thực hiện cho đến hết thời
hạn; trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi, thì tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định lãi suất đối với tiền gửi theo quy định tại Thông tư này.
Đồng thời, Thống đốc NHNN giao Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định về mức lãi
suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm quy định tại Thông tư 17.
Trong khuôn khổ Hội thảo và Triển lãm Quốc tế về ứng dụng CNTT trong hoạt động Ngân hàng lần thứ
6 (Banking Vietnam 2007) Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG phối hợp với Cục Công nghệ Tin học Ngân
hàng - Ngân hàng Nhà nước và báo điện tử VnMedia
Chủ trì chương trình là ông Đặng Thanh Bình - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam . Điều hành
chương trình là ông Tạ Quang Tiến – Cục trưởng cục công nghệ THNH, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; ông
Noritaka Akamatsu - Chuyên gia trưởng tài chính kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB).
Chương trình cũng có sự tham gia của: Đại diện Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam; Các Ngân hàng thương mại
trong và ngoài nước; Tổ chức tín dụng đang hoạt động tại VN; Các công ty CNTT; Các diễn giả Banking
Vietnam 2007.
12
Các nội dung sẽ được đề cập trong chương trình sẽ là: Lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng từ ứng dụng công
nghệ; Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và vấn đề an ninh bảo mật; Thanh toán ngân hàng và mở rộng thanh
toán không dùng tiền mặt; Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và mối quan hệ giữa ngân hàng với thị trường
chứng khoán.
Ngay từ bây giờ các bạn đọc quan tâm có thể gửi câu hỏi cho Ban tổ chức chương trình và các diễn giả theo địa
chỉ anh Lê Khánh Tùng, email: .
Nội dung toạ đàm:
Mở đầu phần toạ đàm, Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình đã tóm tắt những hoạt động chính trong khuổn khổ
Banking 2007 đã diễn ra trong hơn một ngày qua, trong đó những chủ đề chính được đề cập đến là mở rộng
hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng; hiện đại hoá gắn với bảo mật thông tin; thanh toán ngân hàng và mối

quan hệ giữa ngân hàng với chứng khoán.
Kế đó, ông Noritaka Akamatsu đã giới thiệu sơ lược về những dự án mà Ngân hàng thế giới đang triển khai tại
liên quan tới việc hiện đại hoá hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
"Hiện nay chúng tôi đang thực hiện hai dự án và nhiều dự án khác đang trong giai đoạn chuẩn bị . Dự án đang
diễn ra là dự án thanh toán, phù hợp với hội thảo của chúng ta ngày hôm nay. Giai đoạn đầu tiên đã hoàn thành
đó là hiện đại hoá thanh toán của hệ thống liên ngân hàng. Và giai đoạn 2 đang triển khai. Chúng tôi cũng đang
hỗ trợ thông qua giải pháp co banking cho 4 ngân hàng thương mại, 3 ngân hàng quốc doanh và 1 cổ phần"-
ông Noritaka nói.
Nội dung toạ đàm được bắt đầu bằng câu hỏi "Trong tương lai gần Việt Nam có phát hành séc điện tử hay
không ?" .
Trả lời câu hỏi này, ông Bùi Quang Tiên, Trưởng ban thanh toán của NHNN cho biết "Cho đến thời điểm này,
các sơ sở pháp lý cho ngânhàng điện tử ở VN đã có như Luật giao dịch điện tử, Nghị định về giao dịch điện tử
đã có. Vì thế, cùng với sự phát triển của hoạt động giao dịch điện tử trong các lĩnh vực, chúng tôi cũng tính tới
phát triển séc điện tử để đáp ứng nhu cầu của phát triển".
Vì sao tới thời điểm này chưa thống nhất hệ thống thẻ tại VN ?
Ông Bùi Quang Tiên: Đây là vấn đề chúng tôi đang đặt ra. NHNN và chính phủ đang rất băn khoăn bởi hiện có
4 hệ thống thẻ phát triển độc lập. Những năm gần đây phát triển rất mạnh với tốc độ 200-300%. Chúng tôi đang
tham gia nhiều hội thảo để tìm giải pháp cho vấn đề này, làm sao cho thị trường thẻ tập trung, thống nhất.
Chúng tôi mong đợi trong thời gian sớm nhất, nếu các liên minh thẻ không thoả thuận hợp tác với nhau thì
NHNN có giải pháp mạnh mẽ hơn để thống nhất.
Liệu trong thời gian tới có hình thành một trung tâm chủ trì trong việc thanh toán thẻ ?
13
Vấn đề thành lập trung tâm chủ trì cho việc thanh toán thẻ: chúng tôi vừa trình Thống đốc ban hành Quyết định
20 trong tháng 5 vừa qua, có rất nhiều cái mới. Chẳng hạn chủ thẻ có thể là tổ chức phát hành thẻ. Ngoài ra, còn
có dịch vụ hỗ trợ thanh toán thẻ.
Khi các tổ chức đủ điều kiện thì được phát hành thẻ, được cấp phép. Trước đây, quy định số mã chưa có nơi
nào làm, đến nay NHNN sẽ đứng ra quản lý mã phát hành thẻ. Hiện nay, các đơn vị hỗ trọ phát hành thẻ cũng
phải có cách làm để làm sao phát hành thẻ có chất lượng tốt, thẻ phải có tính năng tiện ích, để thẻ thanh toán có
thể dùng trong nhiều lĩnh vực.
Giao dịch qua mạng Internet có cần xin phép Ngân hàng ko ?

Ông Tạ Quang Tiến: Đây là 1 vấn đề mới và thời sự. Hiện nay các nghị đinh về giao dịch điện tử cũng đã được
ban hành. Vậy Ngân hàng nhà nước phải làm gì? Chúng tôi là 1 đơn vị chủ trì soạn thảo nghị định về giao dịch
điện tử, chúng tôi nghĩ không có gì ngăn cản việc giao dịch qua Internet cả. Hiện nay chúng ta đang xây dựng
hệ thống xác thực và xúc tiến 1 số công việc khác như chỉnh sử hệ thống bán hàng. Hiện nay luật đã có, được
phép áp dụng theo, hiện chỉ liên quan đến vấn đề có an toàn hay không? Và hiện nay chúng tôi cũng đã nhận
được một số đơn xin phép Ngân hàng nhà nước, chúng tôi cho rằng hoàn toàn có thể miễn là an toàn và hiệu
quả.
Xu hướng E-banking như thế nào và NHNN làm gì để khuyến khích xu hướng này ?
Ngân hàng NN sẽ tiến hành chương trình phát triển trong các diễn đàn. Chúng tôi có chương trình phát tiển
công nghệ NH trong nhiều năm, từ 2006 đến 2010 sẽ chủ yếu đầu tư trang bị công nghệ hiện đại theo hướng tự
động hoá hướng tới E-Banking
Nội dung quan trọng mà chúng tôi khuyến khích là các tín dụng mới ra đời, internet banking Khuyến khích
và tạo điều kiện xây dựng hành lang pháp lý cùng các NHTM có sự phát triển đồng bộ. Chúng ta đã có luật giao
dịch điện tử và văn bản dưới luật, vì thế xu hướng ibanking dự kiến sẽ phát triển rất nhanh.
Trong buổi hôm qua, ông Bùi Quang Tiên có trả lời việc thiếu cán bộ là khó khắn hàng đầu về giao dịch
điện tử hiện nay. NHNN cũng như các NH TMCP có giải pháp gì?
Ông Bùi Quang Tiên: Chúng tôi cũng đang trăn trở vấn đề này. Trong thời đại hiện nay, vấn đề công dân toàn
cầu đang trở nên rất bức xúc. CNTT luôn phát triển, nhân lực này luôn luôn thiếu vì luôn có sự thay đổi. Chúng
tôi rất chờ đợi các đoàn khảo sát nước ngoài trao dổi, tìm hiểu công nghệ mới ở VN.
Vấn đề nhân lực ko phải 1 sớm 1 chiều mà cần kế hoạch tổng thể, cần sự hợp tác của các cộng đồng ngân hàng,
các định chế tài chính và giải quyết trong dài hạn. Phía NHNN chúng tôi cũng đã có những chương trình nhưng
chúng ta cần giải quyết thật bài bản.
Bình luận thêm về vấn đề này, Phó Thống Đốc Đặng Thanh Bình nhấn mạnh thách thức lớn nhất là nhân lực
trong hội nhập , vì thế cần kế hoạch tổng thể, ko chỉ của NHNN, mà cả cộng đồng tài chính NH.
14
Hiện nay hộ vay vốn là nông dân ở địa bàn nông thôn đang rất thiếu khi nào người nông dân được sử
dụng những dịch vụ ngân hàng tại địa phương?
Phạm Thanh Tâm, Phó Tổng giám đốc Agribank : Câu hỏi người dân nông thôn cần thông tin. Như chúng ta
biết thông tin về lãi suất điều kiện thông tin rất dễ, có thể truy cập vào bất cứ ngân hàng nào. Không chỉ có
ngân hàng nông nghiệp mà các ngân hàng khác cũng có. Tuy nhiên chất lượng thông tin thì cần phải bàn thêm.

Bao giờ người nông dân được sử dụng những dịch vụ hiện đại như ở thành thị ?
Đặc điểm của nông thôn để sử dụng như thành phố là cả vấn đề. Sự nghiệp hiện đại hoá ở nông thôn cũng đã
được chú trọng, nhà nước đã tiến hành tương đối trọng điểm và có hiệu quả. Riêng ngân hàng nông nghiệp đã
có trên 2.000 chi nhánh trải dài khắp cả nước. WB vừa tài trợ khoảng 70 triệu USD về nông thôn, theo đó, dự
kiến đến 2008 ở khu vực nông thôn sẽ được sử dụng một số dịch vụ như của thành phố chứ không thể hoàn
toàn triển khai hết được vì phải tính đến hiệu quả của việc giao dịch. Chẳng hạn như khó mà có thể đưa một
máy ATM về nông thôn mà cả năm không có người nào giao dịch. Nhưng với kế hoạch này, đến năm 2008, ở
nông thôn cũng có những dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại.
NHTM nên cho vay để đầu tư chứng khoán và tại sao NHNN lại đưa ra tỉ lệ cho vay tối đa với hoạt động
này là 3% ?
Ông Đặng Thanh Bình: Tại sao có tỉ lệ 3% ? Tôi hiểu rằng trong các báo cáo gần đây của các NH, mức độ cho
vay của NH với các nhà đầu tư thấp, chỉ khoảng gần 3%. Khi đưa ra tỉ lệ này NHNN tính tới ko ảnh hưởng lớn
tới hoạt động của các NH cũng như trước những biến động mạnh của TTCK.
Mặc dù đã có nhiều công nghệ tiên tiến nhưng tình trạng bị mất tiền từ thẻ ATM vẫn diễn ra, vậy các ngân
hàng làm gì để hạn chế tình trạng này ?
Bà Nguyễn Thị Tâm- Phó Tổng GĐ Vietcombank: Hiện nay ngân hàng nhà nước có quy định ngân hàng nào
muốn đưa một dịch vụ nào ra thị trường thì phải có quy trình quy chế chặt chẽ về tiền đề về kỹ thuật và giải
pháp nghiệp vụ. ATM cũng không nằm ngoài các dịch vụ mà ngân hàng TM đưa ra thị trường. Chúng tôi đã lựa
chọn giải pháp công nghệ phần cứng, phần mềm và những quy trình cụ thể. Làm rõ quyền và nghĩa vụ của
khách hàng trong quan hệ sử dụng thẻ ATM. Chúng tôi có hợp đồng quy định thẻ của khách hàng. Chúng tôi
cũng có tập huấn cho nhân viên khi giao dịch với khách hàng.
Câu hỏi có nêu ứng dụng công nghệ hiện đại vẫn xảy ra mất an toàn. Công nghệ hiện nay khi khách hàng sử
dụng dịch vụ hệ thống đều định danh được và lưu ngày giờ giao dịch. Và định danh chỉ có người chủ mới có
quyền sử dụng. Tuy nhiên vẫn có vụ việc khách hàng kêu tôi là chủ thẻ không rút tại sao vẫn bị rút tiền. Các
trường hợp này hệ thống ngân hàng đều định danh được khách hàng, chủ thẻ đã sử dụng và giao dịch nhưng
khách hàng lại không thừa nhận. Có nguyên nhân chủ yếu là chủ thẻ đã bị lộ mã số pin. Chúng tôi luôn luôn
khuyến cáo khách hàng sử dụng mã số quá đơn giản hay gần với những thông tin cá nhân.
Và nhiều khách hàng lại hay làm như vậy, chúng tôi khuyến cáo khách hàng nên sử dụng pin phức tạp hoặc
15
thay đổi pin. Hệ thống thẻ luôn giúp cho khách hàng có thể thay đổi pass thường xuyên. Tuy nhiên chúng tôi

luôn mong muốn công nghệ của mình được đảm bảo và bảo vệ khách hàng tốt nhất. Để đảm bảo yếu tố định
danh khách hàng quan trọng. Hiện nay đã có những công nghệ định danh khách hàng phức tạp hơn, chẳng hạn
như chuẩn EMV hoặc thẻ chip
Những giải pháp an toàn mới các ngân hàng cũng đã nghĩ tới và để phục vụ tốt hơn. Ngân hàng ngoại thương
cũng đang có đề án chuyển sang chuẩn EMV và thẻ chip để khả năng định danh khách hàng đa dạng hơn.
Ông Bùi Quang Tiên bổ sung: Theo tôi, rủi ro trong quá trình giao dịch thẻ còn do chính chủ thẻ gây ra, thứ hai
là do phía do phía ngân hàng và thứ ba là nguyên nhân khác. Với lý do đầu tiên, đó là trách nhiệm của chủ thẻ
phải hiểu tính năng, biết sử dụng thẻ, phương pháp sử dụng. Còn ở nguyên nhân thứ hai, Ngân hàng phải có
trách nhiệm hướng dẫn những vấn đề quy trình, nghiệp vụ, thiết bị quay camera chống mất trộm, đặt máy tại
nơi an toàn
Các nguyên nhân khác do bọn tội phạm thì có muôn hình vạn trạng chẳng hạn như quay lại số pin, không rút
được tiền do mất điện, rủi ro không thực hiện được. Rồi hành vi trộm mã pin ở trung tâm siêu thị mọc lên máy
ATM thì bị báo lỗi, đó là máy bọn tội phạm, ngay trong ngày hôm đó thì có nhiều mã pin bị lộ. Đây là một
trong những yêu cầu xây dựng cơ chế, thiết lập rủi ro trong thanh toán thẻ, chế tài cho các hành vi sử dụng
thẻ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có vai trò gì trong việc đảm bảo hoạt động của ngành ngân hàng?
Lê Khắc Sơn- Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi: An toàn hoạt động hệ thống ngân hàng đồng nghĩa với khả
năng phòng chống rủi ro một cách cần thiết. Nói tới đảm bảo hệ thống ngân hàng, chúng tôi cũng tình tới rủi ro
ở tầm cỡ quốc gia mang tính chất khủng hoảng, phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng đến hoạt động quốc gia.
Nhóm rủi ro lớn nhất thông thường liên quan đến rủi ro. Thứ nhất là tín dụng, nhóm 2 là không mang giá tị cao
nhưng có thể sụp đổ ngay là không đủ khả năng thanh toán. Nhóm 3 hiện nay đang có ở rất nhiều ngân hàng là
rủi ro trong hoạt động như hệ thống mạng máy tính, mạng, sự trung thực của nhân viên…Nhóm thứ 4 lớn hơn
là rủi ro liên quan đến thị trường, tỷ giá, lãi suất…ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Ở tầm cỡ quốc gia,
các định chế tài chính đều có liên quan đến nhau, sự sụp đổ của một tập đoàn nào đó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ
đến thị trường.
Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi ở đây là gì? Đầu tiên là bảo vệ người gửi tiền, góp phần vào hệ thống mạng an
toàn tài chính quốc gia. Chúng tôi cũng đã thực hiện các Văn bản luật đảm bảo toàn như: Luật NH TW, Luật
bảo hiểm tiền gửi… cùng các văn bản dưới luật khác. Ngoài ra, phải có 1 cấu trúc hành chính rõ ràng: NHNN
làm gì, Bộ TC làm gì… các luật CNTT, luật dân sự…
Việc thu hồi chứng nhận bảo hiểm tiền gửi cũng rất quan trọng vì liên quan đến quyền lợi của các đinh chế tài
chính khác. Giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ: Phải theo các tiêu chuẩn quốc tế ví dụ như về quản lý, đảm bảo

an toàn hay các nguyển tắc kế toán, kiểm toán…
16
Khi gặp sự cố, khó khăn, để giảm chấn đối với thị trường tài chính, nếu sự đổ vỡ nhỏ, bảo hiểm tiền gửi có thể
dùng quỹ của mình còn nếu khi đổ vỡ lớn, bảo hiểm tiền gửi có thể mua lại hay đưa ra mô hình ngân hàng bắc
cầu để duy trì hoạt động của ngân hàng đó, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền. Để góp phần giảm thiếu rủi
ro quốc gia cũng như trong ngành, chúng tôi cũng xây dựng hệ thống dự báo để có đề xuất các giải pháp thích
hợp. Đầu tư cho lĩnh vực công nghệ, nhân lực, xây dựng các ngân hàng dữ liệu
Hiện nay đã có bao nhiêu ngân hàng kết nối Banknet và kế hoạch triển khai trong thời gian tới ?
Phạm Thanh Tân - Chủ tịch HĐQT Banknet: Theo số liệu gần nhất mà chúng tôi có được là hiện nay banknet
có 8 thành viên chính thức. Trong tháng 5 vừa qua chúng tôi đã kết nối thành công với 3 ngân hàng là Ngân
hàng Công Thương, NH Đầu tư và Sài Gòn. Hiện tại chúng tôi đang thử nghiệm tai 4 ngân hàng còn lại. Trong
mục tiêu năm 2007 chúng tôi sẽ mở rộng hệ thống banknet trong nước và tiến ra nước ngoài. Số thẻ hiện nay
mà chúng tôi đang chiếm là trên 65% tổng số thẻ của thị phần trong nước với trên 3000 thẻ ATM.
Trong năm nay khả năng kết nối Banknet sẽ có đủ khả năng kết nối và đủ năng lực xử lý, công nghệ và an ninh
đảm đương kết nối giữa các ngân hàng. Chúng tôi là công ty cổ phần độc lập với các ngân hàng và cũng không
phụ thuộc vào tổ chức nào. Và theo lộ trình thì chúng tôi sẽ tổ chức đại hội cổ đông để nâng vốn điều lệ, tái cấu
trúc và mời các đối tác tin tưởng để gia tăng hệ thống.
Banknet có những tiện ích không chỉ nối máy ATM mà còn đảm đương vai trò thanh toán tài khoản cá nhân với
bù trừ giá trị thấp. Mục đích tập trung vào nâng khả năng để đưa ra kênh điện tử mới cho ngân hàng thành viên.
Tôi nghĩ là việc kết hợp các ngân hàng thành viên hết sức tự nhiên chứ không phải bắt buộc có tổ chức với mục
đích tính tới hiệu quả hết sức tự nhiên. Một này nào đó các hệ thống sẽ tự nối với nhau. Tôi cũng xin nhấn
mạnh vấn đề là các máy ATM có kết nối được với nhau hay không chứ ko phải là 1 hay nhiều hệ thống thẻ.
Tiến độ xây dựng hệ thống trung tâm tín dụng cá nhân đến đâu? Khi nào hệ thống E- banking ở VN phổ
biến như ATM hiện nay?
Ông Phạm Thanh Tân: Lĩnh vực tín dụng cá nhân đang phổ trong nhiều năm trở lại đây, đang được xúc tiến rất
mạnh các ngân hàng đang tập trung rất lớn vào hệ thống tín dụng cá nhân.
Về Ebanking, hiện NHNN đã triển khai xác thực chữ ký điện tử, khi có xác thực chữ ký điện tử chắc chắn sẽ
bùng nổ ngân hàng điện tử. Xu hướng thì 2008 sẽ có hệ thống E- banking phổ biến .
Bà Nguyễn Thị Tâm - Nhu cầu về định giá tín nhiệm cá nhân rất cần thiết và bức xúc. Nhu cầu về ngân hàng
bán lẻ trong thời gian gần đây nhiều. Nhưng nếu một tổ chức hay cá nhân đứng ra làm định mức tín nhiệm tới

nay vẫn chưa có. Cần phải có một tổ chức xác định nhu cầu của cá nhân. Vấn đề là các ngân hàng TM có nhận
thấy nhu cầu này không? Ngân hàng ngoại thương thấy cần thiết và sẵn sàng góp vốn với các ngân hàng khác
để thành lập công ty cổ phần về vấn đề này.
17
Hiện nay đã có luật giao dịch điện tử và môi trường pháp lý đầy đủ cho giao dịch điện tử. Đối với ngân hàng
ngoại thương, đúng là có nhận định các ngân hàng e ngại khi đưa ra những dịch vụ mới. Đúng là khi đưa ra
những dịch vụ đặc biệt có ứng dụng công nghệ.
Hệ thống ATM có trục trặc giữa ngân hàng này với ngân hàng khác thì không thể không có, tất nhiên đòi hỏi
khả năng khắc phục trong thời gian sớm nhất là rất cần thiết. Trong hệ thống máy ATM không phải trong 1.000
cả 1.000 đều hoạt động mà cũng phải có những cái cần phải bảo trì, bảo dưỡng. Trong quá trình sử dụng cũng
có những cái máy phải chủ động ngừng hoạt động vì những mục đích như vậy.
Ông Nguyễn Đức Vinh bổ sung: Xu hướng banking là lĩnh vực rất tiềm năng, 80% ngân hàng Việt Nam đều có
chiến lược vì người tiêu dùng. Vấn đề vừa đề cập đó là hệ thống đánh giá tín dụng, đánh giá khách hàng rất
hay. Với sự bảo trợ của ngân hàng nhà nước có một đề án biến trung tâm tín dụng bán lẻ thành một trung tâm
cổ phần với sự tham gia của các ngân hàng. Chỉ khi nào trung tâm này ra đời thì tôi tin rằng sự rủi ro về tín
dụng sẽ được đảm bảo. Teckcombank cũng đã xây dựng cho mình một hệ thống như vậy, đây là một chương
trình thử nghiệm mà chúng tôi đã đưa ra.
Tôi nghĩ rằng eBanking là con đường đi tất yếu của các ngân hàng Việt Nam. Tôi nghĩ hiện nay ngân hàng nhà
nước cũng không hề hạn chế việc phát triển Internet banking. Nhưng một ngân hàng phát triển không đủ mà
phải tạo nên một hệ thống liên thông phát triển.
Ebanking sẽ bùng nổ nhưng để làm được việc này cần phải cố gắng rất nhiều và sự rủi ro thực sự cũng không
hề nhỏ. Tôi cho rằng sự trục trặc nảy sinh là tất yếu, vấn đề là làm sao phải giảm thiểu, hạn chế được nó.
Mặc dù còn rất nhiều câu hỏi của các đại biểu tham gia bàn tròn cũng như của độc giả TS chưa được giải đáp
nhưng do thời gian có hạn nên buổi toạ đàm đã kết thúc vào lúc 5 giờ chiều 1/6.
Tại lễ bế mạc toạ đàm, cũng là bế mạc Banking 2007, Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình cho biết, trong hai
ngày hội thảo với 36 báo cáo khoa học, giải pháp công nghệ mới của 16 diễn giả đến từ các nước và 20 nhà
quản lý nhà khoa học, tài chính ngân hàng trong nước đã thuyết trình tại hội thảo. Hơn 2500 lượt người tham dự
các hoạt động của Diễn đàn, 60 cơ quan thông tấn - báo chí và 9 kênh truyền hình đã tham dự diễn đàn. Tại khu
triển lãm có 40 gian hàng của các Ngân hàng và Công ty điện tử - Tin học giới thiệu các sản phẩm công nghệ,
dịch vụ mới.

Kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá bằng cách nào?Trên thực tế những giải pháp đưa ra cho vấn đề nêu
trên đã được triển khai thực hiện trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên hiệu quả lại không được như mong muốn.
Giá cả cứ leo thang, lạm phát gia tăng với tốc độ đáng giật mình, đời sống kinh tế xã hội biến động khó lường
Đến nỗi, Thủ tướng Chính phủ phải có văn bản khẩn chỉ đạo và yêu cầu các địa phương thành lập ngay đoàn
kiểm tra để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý giá, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15-11-2010.
Kiềm chế lạm phát ở một con số
18
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã lên tiếng khẳng định như vậy vào chiều tối
ngày 6-11. Để giữ được chỉ tiêu này, Chính phủ đang thực hiện các biện pháp đồng bộ như quản lý chỉ số giá
tiêu dùng (CPI), bình ổn giá cả, các biện pháp về tài chính ngân hàng, cũng như nâng cao trách nhiệm vai trò
của truyền thông trong ổn định dư luận xã hội, tránh việc tăng giá do yếu tố tâm lý.
CPI trong tháng 10-2010 đã tăng 1,05% so với tháng trước, tuy thấp hơn mức tăng của tháng 9-2010 (1,31%)
nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước, trong đó nhóm giáo dục tiếp tục dẫn đầu với chỉ số giá
tăng 3,9%, tiếp đến là nhóm hàng lương thực, thực phẩm có chỉ số giá tăng 1,89%. Tính bình quân, CPI 10
tháng đầu năm 2010 tăng 8,75% so với cùng kỳ năm 2009. Tăng giá đã làm kim ngạch nhập khẩu tăng trên 4,3
tỉ USD. So với cùng kỳ năm trước, 10 tháng đầu năm 2010, chỉ số giá vàng tăng 37,45% và chỉ số giá USD
tăng 7,21%.
Mặc dù có những yếu tố khách quan như thiên tai lũ lụt hoặc do ảnh hưởng của những tác động kinh tế bất lợi
từ bên ngoài, nhưng rõ ràng thực tế trên đã gây tâm lý hoang mang cho đại bộ phận nhân dân. Mà đã hoang
mang lo lắng sẽ rất dễ nảy sinh yếu tố tâm lý găm giữ đầu cơ hàng hóa, làm cho tình hình càng trở nên căng
thẳng, phức tạp thêm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhận thấy sự
bức xúc đối với việc giá cả tăng và tình trạng thiếu điện hiện nay, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành tập trung
kiềm chế lạm phát, từ nay đến cuối năm không điều chỉnh tỷ giá, không tăng giá xăng dầu, than, điện.
Ngày 6-11, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 2022/TTg-KTTH gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương về việc thành lập các đoàn kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý giá ở địa phương;
tập trung chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm
2010.
Kiểm soát giá vàng và ngoại tệ
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, giá vàng tăng chủ yếu do
tác động của giá vàng thế giới tăng. Còn nguyên nhân của sự biến động của tỷ giá, đặc biệt là trên thị trường tự

do, là bởi nhu cầu mang tính quy luật vào những tháng cuối năm. Tất nhiên, dù từ nguyên nhân nào, tình trạng
trên đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế, đến doanh nghiệp cũng như đời sống nhân dân.
Trước tình hình đó, vào cuối tuần qua, Chính phủ đã đưa ra quyết định “bơm” nguồn cung ngoại tệ trên thị
trường của Ngân hàng Nhà nước làm cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong những tháng cuối năm
được cải thiện. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cung ứng vốn cho xuất khẩu để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu ở
mức cao như mục tiêu mà Bộ Công thương đã công bố gần đây. Các bộ, ngành sẽ phối hợp để giải ngân vốn
đầu tư trực tiếp (FDI) cũng như khai thác các dòng vốn gián tiếp (FII) ở mức cao hơn cùng kỳ năm trước. Ngân
hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ ngành để kiểm soát chặt chẽ nhu cầu về ngoại tệ ở mức hợp lý phù hợp
với mục tiêu của Chính phủ để phục vụ cho sản xuất. Chẳng hạn hạn chế cho vay và thanh toán nhập khẩu các
mặt hàng theo hai quyết định của Bộ Công thương về không khuyến khích và hạn chế nhập khẩu, cũng như cho
19
vay bằng VNĐ để mua ngoại tệ nhập khẩu các mặt hàng đó. Đồng thời, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp trong việc bán ngoại tệ để sử dụng cho việc nhập khẩu các mặt
hàng thiết yếu, đảm bảo nhu cầu ngoại tệ được sử dụng đúng mục đích phục vụ cho nền kinh tế, đặc biệt là các
mặt hàng phục vụ đời sống dân sinh, phục vụ sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm.
Một vấn đề quan trọng nữa, Chính phủ đã có quyết sách và thông tin kịp thời cho doanh nghiệp và công chúng
về chủ trương của Chính phủ về ổn định tỷ giá, bởi đây là một trong những yếu tố để đảm bảo ổn định kinh tế
vĩ mô, ổn định thị trường.
* Theo tin từ Ngân hàng Nhà nước, bắt đầu tư ngày 8-11, các ngân hàng thương mại sẽ đồng loạt nâng lãi suất
huy động VND nhưng với mức “trần” không quá 12%/năm so với mức 11%/năm hiện hành. Cụ thể, lãi suất cơ
bản của đồng Việt Nam được tăng từ 8% lên 9%/năm. Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các
tổ chức tín dụng cũng được tăng thêm 1% lên 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với
các tổ chức tín dụng cũng tăng thêm 1% lên 7%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên
ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng
tăng thêm 1% lên 9%/năm. Như vậy, sau gần 12 tháng giữ nguyên, các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà
nước đã được điều chỉnh.
* Theo TS Vũ Đình Ánh phân tích thì: Việc tăng lãi suất cơ bản lên 9% chứng tỏ NHNN sẽ không chấp nhận
“thả nổi lãi suất VNĐ” như một quan chức đã phát biểu vơi báo giới. Vì lãi suất cơ bản sẽ làm tham chiếu để
NHNN can thiệp vào lãi suất tái chiết khấu (lãi suất do NHNN cho các NHTM vay dưới hình thức chiết khấu
lại các giấy tờ có giá ngắn hạn) cũng như lãi suất tái cấp vốn (các khoản cho vay của NHTM bán lại cho NHNN

để đổi lấy tiền mặt). Làm như vậy rõ ràng NHNN đã chủ ý can thiệp không để lượng tiền cung ra thị trường
nhiều.
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(SACOMBANK)
Loại hình doanh nghiệp cổ phần
Ngành nghề Tài chính tiền tệ
Thành lập 5/12/1991
Trụ sở chính
266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam
Thành viên
chủ chốt
Đặng Văn Thành - Chủ tịch Hội đông
quản trị
Sản phẩm Các sản phẩm tín dụng
Tổng số tài sản 4.494 tỷ đồng
Nhân viên 6000
Chi nhánh Trên 210 chi nhánh và phòng giao
20
dịch
Website www.sacombank.com.vn
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch là Sacombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của
Việt Nam, thành lập vào năm 1991.
[1]
Hiên nay, Sacombank có vốn điều lệ là 4.494 tỷ đồng, được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều ệ
và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.
[cần dẫn nguồn]
Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng.
Trong những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những

công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ
đồng.
Phát hành cổ phiếu đại chúng cũng trở thành kênh huy động vốn dài hạn chính cho Sacombank trong những
giai đoạn sau này. Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước
phát triển mạnh mẽ, đây cũng là giai đoạn Sacombank bùng nổ phát triển về vốn và các chi nhánh.
Các cổ đông chính của Sacombank bao gồm có các cổ đông tổ chức và cổ đông gia đình. Các tổ chức chủ yếu
gồm ANZ, IFC, Dragon Capital và REE là các đối tác chiến lược của Sacombank. Mỗi tổ chức này nắm giữ từ
trên 5% đến trên 10% vốn cổ phần của Sacombank và có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển của
Sacombank.
[cần dẫn nguồn]
Cổ đông gia đình chính là gia đình ông Đặng Văn Thành, chủ tịch hội đồng quản trị của
Sacombank, nắm khoảng 15% vốn chủ sở hữu của Sacombank.
[cần dẫn nguồn]
Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước;
cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Huy động vốn ngắn hạn, trung
hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi,
tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ
có giá, hùn vốn và liên doanh theo phát luật; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Kinh doanh vàng
bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế; Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan
hệ với nước ngoài khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép.
Thôn tính, sáp nhập
Hiện tại Sacombank đang bị các ngân hàng thù địch lên kế hoạch thôn tính. Cụ thể Eximbank đã yêu cầu triệu
tập họp cổ đông bất thường để bầu lại Hội đồng quản trị Sacombank.
[2]
Đây được xem là vụ thôn tính ngân
hàng đầu tiên ở Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đã có ý kiến về việc này
[3]
21

×