Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Kiến thức, thực hành và tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ ở các thai phụ tới khám tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 113 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
**************************



NGUYỄN LÊ HƢƠNG

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ TỶ LỆ HIỆN MẮC
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG THAI KỲ Ở CÁC THAI PHỤ TỚI
KHÁM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƢƠNG
NĂM 2012 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã ngành: 60720301






HÀ NỘI, 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
**************************




Họ và tên: NGUYỄN LÊ HƢƠNG

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ TỶ LỆ HIỆN MẮC
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG THAI KỲ Ở CÁC THAI PHỤ TỚI
KHÁM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƢƠNG
NĂM 2012 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã ngành: 60720301

Hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ QUAN HÀ





HÀ NỘI, 2012


Lời cảm ơn
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các Quý cơ quan, thầy cô, đồng nghiệp, các anh chị em, bạn bè và
gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Phòng Công tác học sinh
sinh viên, các Thầy cô, các Cán bộ Viên chức trường Đại học
Y tế Công cộng đã tạo điều kiện giúp đỡ và dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại
trường .
TS. Đỗ Quan Hà và ThS Bùi Thị Tú Quyên, 2 người thầy đã giúp đỡ và
định hướng tận tình, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích để tôi hoàn thành

luận văn.
Quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những ý kiến quý
báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo và tập thể cán bộ phòng khám 56 bệnh
viện Phụ sản Trung ƣơng đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để
tôi hoàn thành luận văn.
Các thai phụ tới khám đã đồng ý tham gia đề tài nghiên cứu của tôi.
Bộ môn Điều dƣỡng, Khoa Khoa học sức khỏe, Trƣờng Đại học Thăng
Long, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện về thời gian cũng như động viên tinh
thần trong quá trình học tập của tôi.
Tôi xin cảm ơn Gia đình, bạn bè tôi đã luôn luôn đi cùng động viên giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi.
Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2012

Nguyễn Lê Hƣơng




Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của tôi hoàn toàn trung thực và không trùng
lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào được công bố trước đó.

Tác giả

Nguyễn Lê Hƣơng

























DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS:
ĐTĐ:
ĐTĐTK:
ĐTNC:
ĐTV:
GSV:
HNQT:
KT:
NPDNG:

RLDNG:
TĐHV:
TH:
THA:
WHO:
Cộng sự
Đái tháo đường
Đái tháo đường thai kỳ
Đối tượng nghiên cứu
Điều tra viên
Giám sát viên
Hội nghị quốc tế
Kiến thức
Nghiệm pháp dung nạp Glucose
Rối loạn dung nạp Glucose
Trình độ học vấn
Thực hành
Tăng huyết áp
Tổ chức y tế thế giới














MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1. Đái tháo đường 4
1.1 Định nghĩa 4
1.2 Phân loại 4
1.2.1. Đái tháo đường týp 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin) 4
1.2.2. Đái tháo đường týp 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin) 4
1.2.3. Đái tháo đường thai kỳ 4
1.2.4. Đái tháo đường khác 4
2. Đái tháo đường thai kỳ 4
2.1 Khái niệm 4
2.2 Dịch tễ học 5
2.3 Một số yếu tố nguy cơ đối với đái tháo đường thai kỳ 7
2.3.1 Thừa cân, béo phì: 7
2.3.2 Tiền sử gia đình: 7
2.3.3 Tiền sử đẻ con ≥ 4000gr 8
2.3.4 Tiền sử bất thường về dung nạp glucose 8
2.3.5 Đường niệu dương tính 8
2.3.6 Tuổi mang thai 8
2.3.7 Tiền sử sản khoa bất thường 8
2.3.8 Chủng tộc 9
2.4 Hậu quả của đái tháo đường thai kỳ 9
2.4.1 Hậu quả đối với người mẹ 10
2.4.2 Hậu quả đối với thai nhi và trẻ sơ sinh 11
2.5 Các nghiên cứu về đái tháo đường thai kỳ 13

2.5.1 Nghiên cứu nước ngoài 13
2.5.2 Nghiên cứu trong nước 16

2.6 Phòng ngừa 17
2.7. Kiến thức và thực hành phòng ngừa ĐTĐTK ở phụ nữ mang thai 18
KHUNG LÝ THUYẾT: 19
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
1. Thiết kế nghiên cứu 21
2. Đối tượng nghiên cứu 21
2.1 Nghiên cứu định lượng 21
2.2. Nghiên cứu định tính - phỏng vấn sâu 21
3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
4. Mẫu nghiên cứu 22
4.1 Với nghiên cứu định lượng 22
4.1.1 Cỡ mẫu 22
4.1.2 Phương pháp chọn mẫu 22
4.2 Với nghiên cứu định tính 22
5. Phương pháp thu thập số liệu 22
5.1 Với nghiên cứu định lượng 23
5.1.1. Công cụ thu thập số liệu 23
5.1.2 Kỹ thuật thu thập số liệu 23
5.1.3 Tổ chức thu thập số liệu 24
5.2. Với nghiên cứu định tính 25
6. Các biến số nghiên cứu 25
7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá 28
7.1 Các tiêu chuẩn đánh giá các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK 28
7.2 Lựa chọn thói quen ăn uống 28
7.3. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ 29
7.4 Điểm đánh giá kiến thức và thực hành. 30
8. Quản lý và phân tích số liệu 30

9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 30
10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục 31
10.1. Hạn chế của nghiên cứu 31

10.2. Biện pháp khắc phục 31
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 32
3.2. Thực trạng đái tháo đường thai kỳ 33
3.3.Kiến thức, thực hành về bệnh và phòng bệnh ĐTĐTK 35
3.3.1 Kiến thức về bệnh và phòng bệnh ĐTĐTK 35
3.3.2 Thực hành về phòng ngừa ĐTĐTK 48
3.4. Một số yếu tố liên quan đến mắc đái tháo đường thai kỳ của các thai phụ. 61
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 65
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 65
4.1.1 Phân bố tuổi 65
4.1.2 Nghề nghiệp của các thai phụ trong nghiên cứu 66
4.1.3 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 66
4.2 Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ trong nhóm đối tượng nghiên cứu 67
4.3 Kiến thức, thực hành về bệnh và phòng bệnh đái tháo đường thai kỳ 69
4.3.1 Kiến thức về bệnh và phòng phòng bệnh đái tháo đường thai kỳ 69
4.3.2 Thực hành phòng bệnh đái tháo đường thai kỳ 72
4.4 Một số yếu tố liên quan đến mắc đái tháo đường thai kỳ 74
4.4.1 Yếu tố chỉ số khối cơ thể 75
4.4.2 Yếu tố tiền sử bất thường dung nạp Glucose 76
4.4.3 Tuổi của đối tượng nghiên cứu 77
4.5 Những điểm hạn chế của nghiên cứu 78
KẾT LUẬN 80
1.Kết luận về tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai đến khám 80
2. Kết luận về kiến thức, thực hành về bệnh và phòng bệnh đái tháo đường thai kỳ
của phụ nữ mang thai 80

2.1 Kiến thức bệnh và phòng bệnh đái tháo đường thai kỳ 80
2.2 Thực hành phòng ngừa ĐTĐTK 80
3. Kết luận về một số yếu tố liên quan đến mắc đái tháo đường thai kỳ 80
KHUYẾN NGHỊ 81

1 Khuyến nghị cho bệnh viện 81
2 Khuyến nghị cho thai phụ 81
3 Khuyến nghị cho các nhà nghiên cứu 81
4 Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 1: Giấy đồng ý tham gia trả lời
PHỤ LỤC 2 : Thông tin thai phụ làm nghiệm pháp dung nạp Glucose
PHỤ LỤC 3 : Bộ câu hỏi nghiên cứu
PHỤ LỤC 4 : Hướng dẫn phỏng vấn sâu
PHỤ LỤC 5 : Cách cho điểm





























DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 32
Bảng 3.2. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo nhóm tuổi thai phụ 34
Bảng 3.3. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo nghề nghiệp của thai phụ 34
Bảng 3.4. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tuổi thai 35
Bảng 3.5. Kiến thức của thai phụ về những yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐTK 36
Bảng 3.6. Kiến thức của thai phụ về triệu chứng của ĐTĐTK 37
Bảng 3.7. Kiến thức của thai phụ về các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐTK 38
Bảng 3.8. Kiến thức của thai phụ về các triệu chứng về bệnh ĐTĐTK 39
Bảng 3.9. Kiến thức của thai phụ về biểu hiện sớm của ĐTĐTK 39
Bảng 3.10. Kiến thức của thai phụ về cơ sở y tế có thể khám và phát hiện bệnh
ĐTĐTK 40
Bảng 3.11. Kiến thức của thai phụ về mức độ nguy hiểm của ĐTĐTK 41
Bảng 3.12. Kiến thức của thai phụ về hậu quả của ĐTĐTK gây cho mẹ 42
Bảng 3.13. Kiến thức của thai phụ về hậu quả của ĐTĐTK cho thai nhi và trẻ 43
Bảng 3.14. Kiến thức của thai phụ về chế độ dinh dưỡng trong 1 ngày cho phụ nữ

có thai 44
Bảng 3.15. Kiến thức của thai phụ về thói quen ăn uống đối vối những người có
nguy cơ bị ĐTĐ 46
Bảng 3.16. Kiến thức của thai phụ về thay đổi chế độ dinh dưỡng khi mang thai 47
Bảng 3.17. Thay đổi chế độ dinh dưỡng khi mang thai 48
Bảng 3.18. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật hoặc dầu ăn có hàm lượng
cholesterol cao trước khi mang thai 49
Bảng 3.19. Thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật sau khi
mang thai của nhóm thai phụ sử dụng nhiều mỡ động vật trước khi mang thai 50
Bảng 3.20. Thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật sau khi
mang thai của nhóm thai phụ không sử dụng nhiều mỡ động vật trước khi mang thai51
Bảng 3.21. Thói quen sử dụng đồ ăn chứa nhiều đường trước khi mang thai 51

Bảng 3.22. Thay đổi thói quen sử dụng đồ ăn chứa nhiều đường sau khi mang thai
của nhóm thai phụ sử dụng đồ ăn nhiều đường trước khi mang thai 52
Bảng 3.23. Thay đổi thói quen sử dụng đồ ăn chứa nhiều đường sau khi mang thai
của nhóm thai phụ không sử dụng đồ ăn nhiều đường trước khi mang thai 53
Bảng 3.24. Thói quen uống rượu bia trước khi mang thai 55
Bảng 3.25. Sử dụng bia rượu sau khi mang thai 55
Bảng 3.26. Thói quen hút thuốc trước khi mang thai 56
Bảng 3.27. Hút thuốc sau khi mang thai 56
Bảng 3.28. Thói quen tập thể dục trước khi mang thai 57
Bảng 3.29. Mức độ tập thể dục của thai phụ sau khi mang thai so với trước khi
mang thai trong nhóm có tập thể dục trước mang thai 57
Bảng 3.30. Thói quen tập thể dục cách thời điểm nghiên cứu 1 tháng 58
Bảng 3.31. Hình thức tập thể dục chính của thai phụ sau khi mang thai 58
Bảng 3.32. Thời gian mỗi lần tập thể dục của thai phụ sau khi mang thai 59
Bảng 3.33. Tần suất tập thể dục của thai phụ sau khi mang thai 59
Bảng 3.34. Mức độ thực hành của thai phụ khi mang thai 60
Bảng 3.35. Liên quan giữa ĐTĐTK với tuổi của thai phụ 61

Bảng 3.36. Liên quan giữa ĐTĐTK với chỉ số BMI trước khi mang thai của 61
thai phụ 61
Bảng 3.37. Liên quan giữa ĐTĐTK với tiền sử gia đình thai phụ có người mắc ĐTĐ
62
Bảng 3.38. Liên quan giữa ĐTĐTK với tiền sử bản thân thai phụ đã từng có bất
thường dung nạp glucose 62
Bảng 3.39. Liên quan giữa ĐTĐTK với tiền sử thai phụ đã từng bị cao huyết áp 63
Bảng 3.40. Liên quan giữa ĐTĐTK với tiền sử thai phụ đã từng bị rối loạn mỡ
máu……………………………………………………………………… ……… 63
Bảng 3.41. Liên quan giữa ĐTĐTK với kiến thức của thai phụ về bệnh ĐTĐTK 64
Bảng 3.42. Liên quan giữa ĐTĐTK với thực hành của thai phụ phòng bệnh ĐTĐTK
64

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ của các thai phụ……………… …… 33
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thai phụ có khái niệm đúng về bệnh ĐTĐ và bệnh ĐTĐTK
35
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ hiểu biết về bệnh ĐTĐTK nói chung của thai phụ…… … 48







































TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới, thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh
không lây nhiễm. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều điều

kiện tốt hơn cho đời sống, điều kiện làm việc…đều là điều kiện thuận lợi cho sự gia
tăng của các bệnh không lây nhiễm, như bệnh tim mạch, huyết áp…đặc biệt là bệnh
đái tháo đường, đang là gánh nặng thực sự cho sự phát triển kinh tế xã hội và sức
khỏe con người [21].
Việt Nam là nước đang phát triển có những thay đổi lớn về kinh tế, môi
trường, mô hình bệnh tật, đặc biệt là bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường thai kỳ
(ĐTĐTK) cũng là một hình thái của đái tháo đường (ĐTĐ) và để lại những hậu quả
nghiêm trọng lên mẹ, thai nhi và trẻ sinh ra [3].
Bệnh viện Phụ sản Trung Ương là bệnh viện đầu ngành sản phụ khoa trong cả
nước. Số lượng thai phụ có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ tới
khám ngày càng tăng, theo số liệu thống kê của bệnh viện thì năm 2011 có tới hơn
80.000 lượt bệnh nhân tới khám [2]. Để có thêm thông tin về ĐTĐTK ở thai phụ,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ mắc ĐTĐTK trong
các thai phụ tới khám thai tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Phụ sản
Trung Ương năm 2012. (2) Mô tả kiến thức và thực hành về bệnh và phòng ngừa
bệnh ĐTĐTK của các thai phụ. (3) Xác định một số yếu tố liên quan đến mắc
ĐTĐTK của các thai phụ.
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích được tiến hành trên 429 thai phụ
tới khám tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Các thai phụ được chọn theo phương
pháp chọn mẫu liên tiếp cho tới khi đủ. Các thai phụ được làm nghiệm pháp dung
nạp đường huyết theo quy định mới nhất năm 2011 của WHO và kết hợp phỏng vấn
trực tiếp các thai phụ theo bộ câu hỏi soạn sẵn.
Kết quả chính của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK ở các thai phụ tới khám
là 11,4%. Tỷ lệ các thai phụ có kiến thức đạt là 76,2%, có thực hành đạt là 35,4%.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi tìm thấy một số yếu tố có liên quan tới mắc ĐTĐTK
là thực hành của thai phụ về phòng bệnh ĐTĐTK, chỉ số BMI trước khi mang thai
của thai phụ, tiền sử tiền sử bản thân thai phụ đã từng có bất thường dung nạp
glucose, tuổi của thai phụ.




1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết xảy ra
trên phụ nữ mang thai và có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng cho mẹ cho
thai nhi và cho trẻ trong thời kỳ chu sinh cũng như khi dậy thì [2]. Bất cứ một người
phụ nữ nào khi mang thai cũng đều mong đợi và kỳ vọng rất nhiều vào đứa con thân
yêu của mình. Bởi vậy, họ rất dễ bị sang chấn tinh thần khi được chẩn đoán mắc
bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu như các bà mẹ tương lai có những kiến thức
cơ bản về căn bệnh đái tháo đường thì những tác động bất lợi trong tâm lý đối với
họ sẽ giảm đi rất nhiều.
Tỷ lệ ĐTĐTK chiếm 1% - 14% thai phụ, tùy thuộc vào dân số nghiên cứu và
tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng. Bệnh có xu hướng tăng nhất là khu vực châu Á –
Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta đã có một số nghiên cứu về
ĐTĐTK, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này chỉ tìm hiểu tỷ lệ bị ĐTĐTK ở phụ
nữa mang thai và một số đặc điểm lâm sàng liên quan, chứ chưa đề cập tới kiến
thức cũng như thực hành phòng ĐTĐ của các thai phụ.
Tại các nước phương Tây, việc tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ đã
được tiến hành từ lâu [21]. Tại Việt Nam, đái tháo đường trong thai kỳ chưa được
tầm soát một cách thường quy. Có đến 75% số người mắc bệnh đái tháo đường thai
kỳ không biết là mình có bệnh, và trong số người bệnh được chẩn đoán thì có đến
50% là ở giai đoạn muộn khi đã có nhiều biến chứng nguy hiểm. Riêng tại khoa
khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Tung Ương, tất cả các sản phụ có
nguy cơ đều được làm nghiệm pháp dung nạp glucose, nhờ đó thai phụ được chẩn
đoán, tư vấn và điều trị kịp thời nếu mắc ĐTĐ thai kỳ. Tuy vậy thực tế số lượng
thai phụ có nguy cơ cao tới khám và được làm nghiệm pháp dung nạp Glucose ngày
càng tăng và số lượng thai phụ có nguy cơ cao bị ĐTĐTK tới viện vì nhiều lý do
như tiền sản giật, thai lưu, thai to cũng tăng. Cũng qua đánh giá nhanh một số thai
phụ đến khám tại viện cho thấy kiến thức về bệnh ĐTĐTK của các thai phụ còn rất
hạn chế và nhiều quan điểm lệch lạc.



2
Việc nâng cao nhận thức về bệnh ĐTĐ là trách nhiệm của toàn xã hội. Nhận
thấy tầm quan trọng của việc phát hiện và quản lý tốt các thai phụ có nguy cơ mắc
đái tháo đường thai kỳ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thực
hành và tỷ lệ hiện mắc đái tháo đƣờng thai kỳ ở các thai phụ đến khám tại
Bệnh viện Phụ sản Trung Ƣơng năm 2012 và một số yếu tố liên quan”




























3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ trong các thai phụ tới khám
thai tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
năm 2012.
2. Mô tả kiến thức và thực hành về đái tháo đường thai kỳ và phòng ngừa
đái tháo đường thai kỳ của các thai phụ tới khám.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến mắc đái tháo đường thai kỳ của
các thai phụ tới khám.





























4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Đái tháo đƣờng
1.1 Định nghĩa (ICD10)
Đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, khởi phát do yếu tố
di truyền và ngoại lai phối hợp. Đường huyết gia tăng là hậu quả do thiếu insulin
hoặc do đề kháng insulin.
1.2 Phân loại
1.2.1. Đái tháo đường týp 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin): Phần lớn xảy ra ở
trẻ em, người trẻ tuổi và thường có yếu tố tự miễn. Ở Việt Nam chưa có số liệu điều
tra quốc gia, nhưng theo thông kê từ các bệnh viện thì tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 1 vào
khoảng 7 – 8 % tổng số bệnh nhân ĐTĐ.
1.2.2. Đái tháo đường týp 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin): ĐTĐ
thường xảy ra ở người lớn, đặc trưng của ĐTĐ týp 2 là kháng insulin đi kèm với
thiếu hụt tiết insulin tương đối (hơn là thiếu tuyệt đối). Ở giai đoạn đầu, những bệnh
nhân ĐTĐ týp 2 không cần insulin cho điều trị nhưng sau nhiều năm mắc bệnh,
nhìn chung insulin máu giảm dần và bệnh nhân dần dần lệ thuộc vào insulin để cân

bằng đường máu
1.2.3. Đái tháo đường thai kỳ: là dạng đái tháo đường khởi phát hoặc được phát
hiện lần đầu tiên trong thời kỳ phụ nữ đang mang thai. Đa số trường hợp thai phụ
trở về bình thường sau sinh, một số trường hợp thực sự trở thành ĐTĐ týp 1 hoặc
týp 2, một số có thể bị lại ở lần sinh sau.
1.2.4. Đái tháo đƣờng khác : Khiếm khuyết chức năng tế bào do gen, giảm hoạt
tính của insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết, do các bệnh nội tiết
khác.
2. Đái tháo đƣờng thai kỳ
2.1 Khái niệm
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là sự rối loạn dung nạp Glucose hoặc ĐTĐ
được phát hiện lần đầu lúc người phụ nữ mang thai.


5
Theo một số tác giả ĐTĐTK bao gồm hai loại, một là phụ nữ khi có thai đã
bị mắc bệnh ĐTĐ từ trước, hai là bệnh lý ĐTĐ do thai nghén gây ra. Loại thứ hai
xuất hiện khi có thai và thường khỏi sau khi sinh, một số ít sẽ có nguy cơ tiến triển
thành ĐTĐ týp 2 sau này [21],[29]. Như vậy ĐTĐTK bao gồm cả những khả năng
bệnh nhân đã có giảm dung nạp glucose hoặc ĐTĐ từ trước nhưng chưa được phát
hiện.
Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về ĐTĐTK của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm
1998 và Hội nghị đồng thuận chẩn đoán ĐTĐTK năm 2005 châu Á đã định nghĩa
như sau: “ĐTĐTK là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào,
khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai, không loại trừ
bệnh nhân đó rối loạn dung nạp glucose” [28].
Hay nói một cách khác, ĐTĐTK là một trạng thái rối loạn trao đổi chất với
biểu hiện là tăng glucose máu, kết quả của quá trình thiếu hụt insulin do tụy sản
xuất hoặc do giảm khả năng đáp ứng với insulin trong quá trình chuyển hóa
carbonhydrat khi mang thai, hậu quả là tăng glucose máu, thay đổi chuyển hóa lipid

và protein, cuối cùng sẽ có nguy cơ bị hội chứng toan ceton [21].
2.2 Dịch tễ học
Từ những năm đầu của thế kỷ 19, các nhà lâm sàng đã quan sát thấy ở một số
phụ nữ mang thai có biểu hiện bất thường giống như triệu chứng của bệnh đái tháo
đường nhưng có những hậu quả nặng nề đối với thai nhi và sản phụ.
Năm 1828 Benewitz thông báo một trường hợp nữ 22 tuổi có thai lần thứ 5
thai được 7 tháng. Ở 3 lần mang thai đầu sinh đẻ hoàn toàn bình thường. Lần mang
thai thứ tư thai phụ có biểu hiện uống nhiều, đái nhiều và lần mang thai thứ 5 khi
thai 7 tháng tuổi, các triệu chứng rất rầm rộ như uống nhiều, đái nhiều, ăn nhiều, da
khô và xét nghiệm đường niệu dương tính. Được điều trị bằng ăn kiêng, khi đẻ thai
đủ tháng và bị chết, thai nặng 5,4 kg [32].
Năm 1882 Matthews Ducan lần đầu tiên công bố nghiên cứu bệnh đái tháo
đường ở phụ nữ có thai tại hội nghị sản khoa Anh Quốc. Nghiên cứu ở 15 phụ nữ


6
cho thấy với 22 lần mang thai thì kết quả là 13 thai nhi tử vong và 1 phụ nữ chết sau
đó một năm do ĐTĐ.
Vào những năm 40 của thế kỷ 20 các nghiên cứu tại Mỹ và Scotland khẳng
định tăng đường máu ở mẹ là một nguy cơ đối với thai, làm tăng tỷ lệ tử vong chu
sinh, nghiên cứu ở thời kỳ này cũng cho thấy rằng người phụ nữ khi mang thai có
sự thay đổi sự nhạy cảm, kém đáp ứng Insulin [49].
Năm 1954 một nghiên cứu thực hiện tại Boston về những bất thường chuyển
hoá Carbohydrat ở phụ nữ có thai. Nghiên cứu áp dụng test sàng lọc với 50 glucose
và định lượng đường huyết sau 1 giờ uống glucose, nghiên cứu này được O´sullivan
và Mahan hoàn thiện năm 1964 kết quả công bố tiêu chuẩn chẩn đoán của nghiệm
pháp gây tăng đường huyết bằng đường uống ở phụ nữ có thai như một tiêu chuẩn
dự báo ĐTĐ. Tiêu chuẩn này thực hiện với 100 gram [42] glucose đường uống sau
3 giờ định lượng đường huyết, đến 1978 tiêu chuẩn này được hội sản phụ khoa Mỹ
công nhận và đến 1979 uỷ ban quốc gia đái tháo đường Mỹ công nhận [25].

Thuật ngữ Đái tháo đường thai nghén "Gestational Diabetes mellitus”được
Jorgen Pedersen đưa ra nhưng mãi tới 1980 tại Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về
ĐTĐ thai nghén tại Chicago mới công nhận thuật ngữ này [42].
Năm 1982 Coustan và Carpenter đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
thai nghén và tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về đái tháo đường thai nghén năm 1998
đã công nhận nghiên cứu này [39]
Ở Việt Nam, hiện nay các nghiên cứu về tỷ lệ ĐTĐ ở phụ nữa lứa tuổi sinh
sản còn chưa được đầy đủ. Trong một vài năm gần đây ĐTĐTK bắt đầu được chú ý
đến ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu về 2 đối tượng này còn chưa được
nhiều cũng như chưa có một công bố nào trên phạm vi toàn quốc về tỷ lệ ĐTĐTK.
Nhận xét sơ bộ cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐTK là khá cao và ngày càng có dấu hiệu
tăng [25].


7
Theo Đoàn Hữu Hậu năm 1997 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường trong nhóm
phụ nữ mang thai chiếm khoảng 2,1%. Năm 2000, Nguyễn Thị Kim Chi và cộng sự
tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và cho thấy tỷ lệ đái tháo đường
trong nhóm phụ nữ mang thai chiếm 3,6%, tỷ lệ ĐTĐTK ở nhóm thai phụ có nguy
cơ cao lên tới 28% [7]. Nghiên cứu của Ngô Thị Kim Phụng năm 1999 tại Quận 4
TPHCM cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK là 3,9% [14]. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Tạ
Văn Bình và cộng sự được tiến hành tại 2 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương và Phụ
sản Hà Nội năm 2002-2004 là 5,7% [6]. Theo tác giả Vũ Bích Nga, Tạ Văn Bình, tỷ
lệ ĐTĐTK ở nhóm nguy cơ cao là 25,2 % và nhóm không có nguy cơ cao (ví dụ
như thừa cân béo phì, gia đình có người mắc ĐTĐ…) là 4,8% [12].
2.3 Một số yếu tố nguy cơ đối với đái tháo đường thai kỳ
Các nghiên cứu dịch tễ học về ĐTĐTK phát hiện nhiều điểm chung, giống
ĐTĐ týp 2. Những phụ nữ mắc bệnh ĐTĐTK có xu hướng hay gặp ở người nhiều
tuổi, có tình trạng thừa cân trước khi mang thai[3]. Vì vậy theo khuyến cáo của Hội
nghị Quốc tế (HNQT) lần thứ 4 về ĐTĐTK tại Hoa Kỳ năm 1998 thì các thai phụ

sau có nguy cơ dễ mắc ĐTĐTK [16].
2.3.1 Thừa cân, béo phì
Ở người béo phì có tình trạng kháng insulin, tăng tiết insulin (phát hiện qua
nghiệm pháp dung nạp glucose bị rối loạn), dễ dẫn đến bệnh ĐTĐ. Người béo phì
có tỷ lệ ĐTĐ cao và có tới 80-90% người bị ĐTĐ có béo phì ở Hoa Kỳ. Hầu hết các
nghiên cứu đều nhận thấy tỷ lệ ĐTĐTK ở nhóm phụ nữ béo phì cao hơn nhóm
không béo phì [41].
Theo khuyến cáo của WHO đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
tháng 2/2000, BMI ≥ 23 được coi là thừa cân/béo phì. Tạ Văn Bình và cộng sự
trong nghiên cứu thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐTK giữa hai nhóm BMI <23 và BMI ≥
23 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,005 [6] .
2.3.2 Tiền sử gia đình
Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ, đặc biệt là người ĐTĐ thế hệ thứ nhất là
một trong những yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐTK chiếm 50-60% so với nhóm


8
không có tiền sử gia đình [49] . Nghiên cứu của Maggee năm 1993 cho thấy ở nhóm
có tiền sử gia đình thì ĐTĐTK của thai phụ có tiền sử gia đình là 5,2% trong khi
nhóm không có tiền sử là 3,9% [49].
2.3.3 Tiền sử đẻ con ≥ 4000gr
Cân nặng trẻ lúc đẻ vừa là hậu quả của ĐTĐTK vừa là yếu tố nguy cơ
ĐTĐTK cho lần mang thai sau. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chi và cộng
sự năm 2000 đã nghiên cứu 196 thai phụ có 1 trường hợp đẻ con ≥ 4000 gr được
chẩn đoán ĐTĐTK [7].
2.3.4 Tiền sử bất thường về dung nạp glucose
Đây là yếu tố nguy cơ cao đối với ĐTĐTK. Đa số người có tiền sử RLDNG
thì khi có thai đều bị ĐTĐTK. Tiền sử này bao gồm cả tiền sử phát hiện ĐTĐTK từ
những lần sinh trước và giảm dung nạp glucose [15]. Trong nghiên cứu của mình,
Wah Cheung đã nhận thấy đây là yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK với tỷ suất chênh so

với nhóm không mắc ĐTĐTK là OR = 14,5
2.3.5 Đường niệu dương tính
Đây là yếu tố nguy cơ cao đối với ĐTĐTK. Tuy nhiên, có khoảng 10-15%
phụ nữ mang thai có đường niệu dương tính mà không phải ĐTĐTK. Đây có thể là
ngưỡng đường của thận ở một số phụ nữ mang thai thấp [46] . Tuy nhiên khi đường
niệu dương tính thì tỷ lệ có RLDNG tăng cao. Theo Welsh nghiên cứu 101 thai phụ
có đường niệu dương tính thì có 61,4% được chẩn đoán ĐTĐTK [46]. Nghiên cứu
của Nguyễn Thị Kim Chi và cộng sự năm 2001 ở 196 thai phụ có 32 thai phụ có
đường niệu dương tính thì 28,1% được chẩn đoán là ĐTĐTK [7].
2.3.6 Tuổi mang thai
Theo hiệp hội sản khoa Hoa Kỳ thì người mẹ có thai ở tuổi ≥ 25 được coi là
yếu tố nguy cơ trung bình ĐTĐTK [24]. Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, theo
một số tác giả thì tuổi trên 35 là yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐTK. Nghiên cứu các
yếu tố nguy cơ cao ở thai phụ Châu Á, Waggaarach thấy tỷ lệ ĐTĐTK ở các thai
phụ có tuổi ≥ 35 là 7,8% gấp 2,5 lần nhóm <35 là 3,1% [49].
2.3.7 Tiền sử sản khoa bất thường


9
Bao gồm các tiền sử bất thường như: thai chết lưu, sảy thai liên tiếp không rõ
nguyên nhân. Các yếu tố này vừa được coi là hậu quả của ĐTĐTK vừa được coi là
yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK [16].
2.3.8 Chủng tộc
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK rất khác nhau tùy từng chủng tộc.
Đáng chú ý là rất nhiều nghiên cứu khẳng định phụ nữ Châu Á trong đó có Việt
Nam có tỷ lệ ĐTĐTK cao. Khi nghiên cứu 180 thai phụ Châu Á, Gunton (Úc) năm
1998 thấy tỷ lệ ĐTĐTK là 10,6%. Với nghiên cứu của Moses thì tỷ lệ là 12,2 [41].
Henry O.A và cộng sự thấy tỷ lệ ĐTĐTK ở các thai phụ gốc Việt Nam là 7,8%
[35].
2.4 Hậu quả của đái tháo đường thai kỳ

Một câu hỏi được đưa ra: ĐTĐTK có thể tự khỏi, như vậy có cần phải phát
hiện và can thiệp không? Câu trả lời ở đây là: rất cần. Nếu không có sự “rất cần”
này thì hậu quả của ĐTĐTK đối với người mẹ và thai nhi sẽ trở nên rất nghiêm
trọng - nghiêm trọng trong quá trình mang thai, trong lúc sinh và ngay cả cuộc sống
sau này.
Tăng đường máu trong thời kỳ mang thai sẽ làm tổn hại đến thai nhi, gây ra
những bất thường bẩm sinh, thai to hoặc sảy thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ
mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng đường huyết cho
thai nhi và gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, do trẻ không nhận
được lượng đường nhiều như khi còn đang ở trong tử cung của mẹ nữa, sự dư thừa
insulin sẽ làm cho đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường máu ở trẻ
rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời.
Thai của những người mẹ ĐTĐ có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ có nguy
cơ bị đẻ non. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp,
đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh [19].
Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật (tăng huyết
áp, phù ) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ


10
đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. ĐTĐTK có thể làm tăng nồng độ xê-
tôn máu của người mẹ, bởi vậy mà thai nhi cũng bị tăng xê-tôn máu – một yếu tố
không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi.
2.4.1 Hậu quả đối với người mẹ
2.4.1.1 Hậu quả trước mắt
Thai phụ ĐTĐTK có nguy cơ bị các tai biến sản khoa cao hơn các thai phụ
bình thường
- Tăng huyết áp
Thai phụ ĐTĐTK dễ bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường, tỷ lệ
tăng huyết áp trong thời gian mang thai có thể lên tới 10%. Nghiên cứu của

Vambergue và cộng sự tại 15 trung tâm Bắc Pháp đã chỉ ra rằng các thai phụ bị
ĐTĐTK có tỷ lệ cao huyết áp là 17% tăng hơn so với nhóm chứng là 4,6%
(p<0,005) [48] .
Tăng huyết áp trong thời gian mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng cho
mẹ và thai nhi như : tiền sản giật, sản giật, đột quỵ, suy gan, suy thận, thai chậm
phát triển trong tử cung, đẻ non và chết chu sinh. Vì vậy đo huyết áp thường xuyên,
theo dõi cân nặng, tìm protein niệu cho các thai phụ ĐTĐTK là việc rất cần thiết,
nhất là vào nửa sau của thai kỳ [46].
- Tiền sản giật và sản giật
Thai phụ ĐTĐTK có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn các thai phụ thường.
Tiền sản giật bao gồm các triệu chứng: tăng huyết áp, có protein niệu, phù. Thậm trí
có bệnh nhân bị hội chứng HELLP (Hemolysis, Elevated, Liver enzyme, Lơ
Platelet) rất rõ gồm các triệu chứng tan máu, tăng men gan, số lượng tiểu cầu thấp.
Tỷ lệ các phụ nữ ĐTĐTK bị tiền sản giật khoảng 12% cao hơn các phụ nữ không bị
ĐTĐTK (8%) [38].
- Sảy thai và thai lưu
Người ĐTĐTK tăng nguy cơ bị sảy thai tự nhiên nếu glucose máu kiểm soát
không tốt ở 3 tháng đầu. Ngược lại các phụ nữ hay bị sảy thai liên tiếp ko rõ nguyên
nhân thì cần phải kiểm tra glucose máu.


11
Thai chết lưu ở thai phụ mắc ĐTĐTK gặp với tần suất cao hơn so với nhóm
không mắc ĐTĐTK. Phần lớn các trường hợp thai chết lưu ở người ĐTĐTK xảy ra
đột ngột, thai hay bị chết lưu khi glucose máu của người mẹ được kiểm soát không
tốt, khi thai to so với tuổi thai, khi bị đa ối và thường xảy ra vào những tuần cuối
của thai kỳ. Người ta nhận thấy mặc dù tỷ lệ tử vong chu sinh giảm đi một cách có
ý nghĩa so với trước đây nhưng tỷ lệ thai lưu vẫn còn cao và tỷ lệ thai lưu/tử vong
chu sinh là 2/1 [41].
Ngoài các biến chứng kể trên thì ĐTĐTK còn để lại các biến chứng khác

như: Nhiễm khuẩn tiết niệu, đẻ non, đa ối.
2.4.1.2 Hậu quả lâu dài
Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng các phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK dễ bị mắc
ĐTĐ túyp 2. Theo Hyer, khoảng 17% đến 63% các phụ nữ ĐTĐTK sẽ bị ĐTĐ túyp
2 trong thời gian sau 5-16 năm. Thường thì khoảng 50% phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK
sẽ bị ĐTĐ túyp 2 trong tương lai [36]. Các nghiên cứu khác nhau với thời gian theo
dõi khác nhau trên các nhóm chủng tộc khác nhau cho kết quả khác nhau. Tỷ lệ mắc
sẽ tăng theo thời gian, nguy cơ phát triển thành ĐTĐ túyp 2 tăng 3% mỗi năm. Tóm
tắt của 28 nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ bị ĐTĐ túyp 2 của các phụ nữ có tiền sử
ĐTĐTK từ 2,6% tới > 70% với thời gian theo dõi từ 6 tuần tới 28 năm [46]. Nghiên
cứu của Bian và cộng sự trong 11 năm theo dõi, các tác giả nhận thấy tỷ lệ mắc
ĐTĐ túyp 2 ở nhóm phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK là 33% cao hơn hẳn nhóm phụ nữ
không có tiền sử ĐTĐTK chỉ là 2,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Các nghiên cứu khác của Henry theo dõi 17 năm cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ
mắc ĐTĐ tuyp 2 là 40% [22]. Tỷ lệ này đã tăng >50% trong nghiên cứu của
O’Sullivan với thời gian theo dõi sau 28 năm [44].
Ngoài ra thai phụ ĐTĐTK sẽ tăng nguy cơ bị ĐTĐTK trong những lần có
thai sau đó. Họ cũng dễ bị béo phì, tăng cân quá mức sau đẻ nếu không có chế độ ăn
và tập luyện thích hợp.
2.4.2 Hậu quả đối với thai nhi và trẻ sơ sinh
- Thai to: với phân bố mỡ chủ yếu ở vùng ngực làm tăng nguy cơ đẻ khó và
có các sang chấn tổn thương sau đẻ như: liệt đám rối thần kinh cánh tay, gãy xương


12
đòn. Thai to làm tăng nguy cơ phải mổ đẻ, tỷ lệ phải mổ đẻ ở các thai phụ ĐTĐTK
khá cao 47% [35].
- Hạ glucose máu sơ sinh trong những ngày đầu sau đẻ: khi glucose máu mẹ
tăng vào 3 tháng cuối thai kỳ và đặc biệt là vào giai đoạn chuyển dạ thì glucose máu
của thai nhi cũng tăng sẽ kích thích tụy thai nhi tăng sản xuất insulin. Sau khi sinh,

nguồn glucose máu từ mẹ cung cấp cho thai ngừng đột ngột nhưng nồng độ insulin
trong máu con vẫn còn cao. Insulin cao làm cho các mô bắt giữ đường nhiều hơn
trong khi gan trẻ sơ sinh vẫn chưa sản xuất được đủ glucose dẫn đến hạ glucose
máu. Thời gian hạ glucose máu kéo dài 24-72 giờ sau khi sinh. Vì vậy kiểm soát tốt
glucose máu cho các thai phụ ĐTĐTK trong thời gian mang thai và chuyển dạ sẽ
tránh được tai biến này. Và cũng vì vậy mà cần phải theo dõi chặt chẽ glucose máu
cho trẻ sơ sinh trong 3 ngày đầu sau đẻ.
- Hạ canxi máu sơ sinh: tỷ lệ hạ canxi máu sơ sinh của các trẻ đẻ non hoặc
ngạt có mẹ bị ĐTĐTK cao hơn các trẻ có mẹ không bị ĐTĐTK, trong 3 ngày đầu tỷ
lệ hạ canxi máu trẻ sơ sinh càng cao nếu glucose máu mẹ càng cao.
- Đa hồng cầu: hematocrit có thể >70% vào 2 giờ sau sinh và >65 % vào 6
giờ sau sinh. Tỷ lệ đa hồng cầu gặp từ 12-40% tùy theo các nghiên cứu. Đa hồng
cầu cần được chăm sóc cẩn thận vì gây cô đặc máu dẫn tới tím, nhược cơ hô hấp, hạ
glucose máu, hoại tử ruột và tắc tĩnh mạch.
- Tăng biliribin máu: do nhiều yếu tố gây nên như là tăng khối lượng tế bào
máu, tan máu, chấn thương, chậm sản xuất các enzyme của gan…
- Hội chứng suy hô hấp cấp chu sinh: trước đây, hội chứng suy hô hấp cấp
chu sinh thường gặp ở trẻ và có tiên lượng rất nặng. Ngày nay với những tiến bộ
trong chăm sóc và điều trị cho các bà mẹ ĐTĐTK nên trẻ bị hội chứng suy hô hấp
cấp chu sinh đã giảm từ 31% cuống còn 3%. Do vậy có thể nói đây là biến chứng có
thể dự phòng được nếu bà mẹ được chăm sóc và điều trị tích cực.
- Tăng tỷ lệ tử vong chu sinh: người ta nhận thấy rằng tỷ lệ tử vong chu sinh
của các trẻ sinh ra từ các thai phụ bị ĐTĐTK cao hơn các thai phụ không bị ĐTĐ.
Nguyên nhân tử vong chu sinh còn chưa được biết rõ. Nhiều tác giả cho rằng có thể

×