Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng chống nhiễm khuẩn trong châm cứu của nhân viên y tế viện y học cổ truyền quân đội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.06 KB, 83 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong những thách thức và mối quan
tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, vì đây là những nhiễm khuẩn
mắc phải trong thời gian người bệnh nằm viện. Nhiều nghiên cứu cho thấy NKBV
làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng
đề kháng kháng sinh và chi phí điều trị [8].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế
(healthcare-associated infections_HAIs) còn gọi là nhiễm khuẩn bệnh viện
(nosocomial infection) do bệnh nhân bị phơi nhiễm các nguy cơ nhiễm khuẩn khi
đến khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế, đặc biệt khi họ trải qua điều trị và thủ thuật
xâm lấn. Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) tác động tới bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân, nhân viên y tế và cơ sở y tế là nguyên nhân quan trọng gây bệnh tật và tử
vong và làm tăng chi phí y tế.
Một trường hợp nhiễm khuẩn thường được coi là nhiễm khuẩn bệnh viện nếu
xảy ra ≥ 48 giờ sau khi nhập viện. Phòng chống nhiễm khuẩn (Infection prevention
and control_IPC/PCNK), mặc dù thường bị coi nhẹ và không được hỗ trợ đúng mức
là một phần thiết yếu của cơ sở hạ tầng y tế. Thực hành PCNK tối thiểu được
khuyến cáo trong cơ sở y tế là tất cả nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân,
dù mới bị nghi hay khẳng định đã bị nhiễm khuẩn đều áp dụng biện pháp phòng
ngừa chuẩn (standard precautions_SP).
Châm cứu là một kỹ thuật mà các bác sĩ dùng các kim nhỏ châm lên da để
kích thích vào các huyệt chủ đạo trên cơ thể. Đây là phương pháp điều trị phổ biến
của y học cổ truyền được nhiều người tìm đến với mong muốn lấy lại sự cân bằng
năng lượng cho cơ thể [19]. Kỹ thuật này giúp giảm các chứng đau liên quan tới
những bệnh mạn tính như đau thắt lưng, đau cổ và đau do viêm khớp, đau đầu gối,
thoái hóa khớp, đau dây thần kinh và đau vai. Châm cứu cũng được sử dụng cho
nhiều bệnh đau khác như ung thư, đau nửa đầu và viêm khớp. Ngày nay, châm cứu
được ứng dụng phổ biến trong y châm tê để hỗ trợ phẫu thuật ngoại khoa, châm cứu
cắt cơn nghiện trong điều trị cai nghiện ma túy, châm cứu để giảm béo, điều trị bệnh

1




huyết áp, rối loạn thần kinh tim, các bệnh về dạ dày, ruột, sinh dục, rối loạn kinh
nguyệt, đau bụng kinh, di mộng tinh [2, 12].
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì châm cứu có nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật
gây mắc những bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh viêm gan B, HIV/AIDS. Tại
Thượng Hải, trong thông báo của Hội Nghị Châm Cứu năm 1958, một số tác giả đã
lưu ý là trong vùng rất nhiều người đã bị chứng Viêm Gan Siêu Vi mà nguyên nhân chủ
yếu là trước đó có được châm cứu. Hiện nay, SIDA (AIDS) là mối bận tâm lớn cho
những người đến xin điều trị bằng châm cứu. Vì vậy, việc khử trùng đúng quy trình kỹ
thuật là hết sức cần thiết để phòng tránh các lây nhiễm đáng tiếc có thể xảy ra.
Viện Y học cổ truyền Quân đội (Viện YHCT Quân đội), hàng năm điều trị
châm cứu nhiều bệnh nhân với tính chất bệnh lý rất đa dạng, trong đó có thể người
bệnh bị bệnh truyền nhiễm gây nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung và trong điều trị
châm cứu nói riêng. Tuy nhiên, việc phòng chống nhiễm khuẩn trong điều trị châm
cứu còn có phần chủ quan, chưa được nhận thức đầy đủ và chưa có công trình nghiên
cứu nào về phòng chống nhiễm khuẩn trong châm cứu được thực hiện trong những
năm gần đây. Vì vậy, đề tài “Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến
phòng chống nhiễm khuẩn trong châm cứu của nhân viên y tế Viện Y học cổ truyền
Quân đội năm 2017” được thực hiện với 2 mục tiêu nghiên cứu chính dưới đây:
1.

Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về phòng chống nhiễm khuẩn trong
châm cứu của nhân viên y tế Viện Y học cổ truyền quân đội năm 2017.

2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về phòng chống
nhiễm khuẩn trong châm cứu của đối tượng nghiên cứu.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2


1.1. Một số khái niệm, định nghĩa
1.1.1. Châm cứu
Châm cứu là một kỹ thuật mà các bác sĩ dùng các kim nhỏ châm lên da để
kích thích vào các huyệt chủ đạo trên cơ thể. Đây là phương pháp điều trị phổ biến
của y học cổ truyền được nhiều người tìm đến với mong muốn lấy lại sự cân bằng
năng lượng cho cơ thể. Kỹ thuật này giúp giảm các chứng đau liên quan tới những
bệnh mạn tính như đau thắt lưng, đau cổ và đau do viêm khớp, đau đầu gối, thoái
hóa khớp, đau dây thần kinh và đau vai. Châm cứu cũng được sử dụng cho nhiều
bệnh đau khác như ung thư, đau nửa đầu và viêm khớp. Nhiều người sử dụng châm
cứu để kiểm soát tình trạng nghiện như nghiện cocain và nghiện thuốc lá [20].
Châm cứu giúp giảm các triệu chứng như khô miệng, trầm cảm, hội chứng mệt
mỏi mạn tính, lo âu, khó ngủ (mất ngủ), tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, đau
xơ cơ, hội chứng ruột kích thích, buồn nôn do điều trị ung thư, đột quỵ, đái dầm,
tiểu tiện không tự chủ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (bệnh phổi tiến triển). Nhiều
người có thể nhận được những kết quả khả quan từ phương pháp điều trị y học cổ
truyền Trung Quốc này. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp điều trị đều tiềm ẩn
những tác dụng phụ mà nhiều người chưa biết [20].
1.1.2. Khái niệm về kiến thức
Kiến thức là một cụm từ được sử dụng rất thường xuyên trong đời sống
thường ngày. Theo Đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý: ‘Kiến thức là
điều hiểu biết, học tập mà nên’[11]. Kiến thức hay tri thức của mỗi người được tích
lũy dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người
có thể thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như từ thầy cô giáo, cha mẹ,
bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh, sách vở và các phương tiện thông
tin đại chúng cung cấp. Trong thực tế, mỗi người chúng ta có thể tự kiểm tra liệu

hiểu biết của mình là đúng hay sai dựa trên các kiến thức khoa học đã được xác
định. Hàng ngày từ các sự việc cụ thể gặp trong đời sống, các kiến thức của mỗi
người cũng được tích lũy.
Kiến thức là một trong các yếu tố quan trọng giúp con người có các suy nghĩ
và tình cảm, thái độ đúng đắn, từ đó dẫn đến những hành vi hay thực hành phù hợp

3


trước mỗi sự việc hay tình huống cụ thể. Kiến thức của mỗi người được tích lũy
trong suốt cuộc đời. Có các kiến thức hay hiểu biết về bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ,
nâng cao sức khỏe là điều kiện cần thiết để mọi người có cơ sở thực hiện hành vi
sức khỏe lành mạnh. Các kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe có thể thu được
từ các nguồn khác nhau, được tích lũy thông qua các hoạt động thực tiễn. Vai trò
của ngành y tế và các cán bộ trong việc cung cấp kiến thức cho người dân trong
cộng đồng là rất quan trọng, thông qua việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông, giáo
dục sức khoẻ.
1.1.3. Khái niệm về thực hành (hành vi)
Theo đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý: ‘Thực hành là làm để
áp dụng lý thuyết đi đôi với thực hành’ [11]. Thực hành là biến các kiến thức, hiểu
biết thành các hành động cụ thể để đạt được những mục đích nhất định. Thực hành
các biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật là các thực hành thiết yếu
để giúp cho mỗi người có sức khỏe và phòng, chống được các bệnh tật.
Cụm từ “thực hành” trong đời sống thực tế về chăm sóc sức khỏe rất đa dạng
và phong phú, vì thế các cá nhân và cộng đồng cần được giáo dục và hướng dẫn
thực hành về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng. Như vậy, nhu
cầu đào tạo thực hành đúng về phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ cho mỗi người, mỗi gia đình và cho cả cộng đồng là rất cần thiết.
1.1.4. Định nghĩa về nhiễm khuẩn bệnh viện
Từ thời sơ khai của bệnh viện như nhà tế bần, trung tâm từ thiện nuôi dưỡng

người ốm yếu... đã xuất hiện các hội chứng bệnh hay bệnh dịch được xem là bệnh mắc
phải từ các cơ sở tập trung đông người chữa bệnh. Thuật ngữ hội chứng mắc phải trong
bệnh viện bắt đầu từ đó và cũng được hiểu là hội chứng mắc NKBV [6, 34].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa [6, 34]: Nhiễm khuẩn bệnh viện
(nosocomial infection) là ‘những nhiễm khuẩn người bệnh mắc phải trong thời gian
điều trị tại bệnh viện mà thời điểm nhập viện không thấy có yếu tố nhiễm khuẩn hay
ủ bệnh nào. Nhiễm khuẩn bệnh viện thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người
bệnh nhập viện’.
1.1.5. Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của Điều dưỡng
- Khái niệm Điều dưỡng (ĐD)

4


Theo Hiệp hội Điều dưỡng Quốc tế: ‘Điều dưỡng là việc sử dụng óc suy đoán
lâm sàng để cung cấp dịch vụ chăm sóc nhằm cải thiện, duy trì hoặc phục hồi sức
khỏe để đạt chất lượng tốt nhất của cuộc sống, bất kể họ bị bệnh hoặc khuyết tật cho
đến khi chết’ [41].
- Vai trò và nhiệm vụ của Điều dưỡng
Trong bệnh viện, Điều dưỡng có vai trò rất quan trọng trong công tác chăm
sóc, theo dõi người bệnh. Họ luôn luôn ở bên người bệnh, để theo dõi chăm sóc,
báo cáo và thực hiện các y lệnh kịp thời, khẩn trương chính xác.
Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến chăm sóc y tế, chất lượng chuyên môn
và an toàn của người bệnh có ảnh hưởng lớn đối với điều dưỡng. Trong điều trị
châm cứu nguy cơ nhiễm khuẩn đối với những đường lây truyền qua máu, da từ kim
châm, các vật dụng rất cao đòi hỏi người Điều dưỡng bệnh nhân châm cứu phải có
kiến thức, thực hành đúng theo các thông tư, nghị định của ngành y tế [4, 5] để bảo
vệ sức khỏe nhân viên y tế bệnh viện và người bệnh.
- Trách nhiệm của Điều dưỡng viên
Điều dưỡng viên trong bệnh viện có các nhiệm vụ chính dưới đây:

- Duy trì vệ sinh, phù hợp với chính sách của bệnh viện và thực hành điều
dưỡng tốt về kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK).
- Giám sát kỹ thuật vô trùng, bao gồm cả việc rửa tay và đi găng.
- Báo cáo kịp thời đến bác sỹ các trường hợp nghi NKBV.
- Tiến hành cách ly bệnh nhân khi thấy bất cứ một dấu hiệu nào của bệnh
truyền nhiễm.
- Hạn chế tiếp xúc bệnh nhân nhiễm khuẩn, nhân viên, bệnh nhân khác hoặc
các thiết bị dược sử dụng để chẩn đoán và điều trị.
- Duy trì nguồn cung cấp an toàn, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, thuốc và
vật tư chăm sóc bệnh nhân.
- Điều dưỡng/Y tá phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn là một thành viên của đội
ngũ kiểm soát lây nhiễm và chịu trách nhiệm [6, 44].
1.2. Tác nhân gây bệnh và hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện
1.2.1. Tác nhân gây bệnh

5


Căn cứ vào các tiêu chuẩn lâm sàng và sinh học, các nhà khoa học đã xác định
có khoảng 50 loại NKBV. Vi sinh vật gây NKBV có khoảng 90% là vi khuẩn, có thể
là các vi khuẩn gram dương như tụ cầu vàng (S. aureus), liên cầu hay các trực
khuẩn Gram âm (trực khuẩn mủ xanh), E. coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella,
Proteus, Enterobacter,... thường gây bệnh nặng, khó điều trị do đã kháng các kháng
sinh thông dụng. Vi rút gây NKBV chiếm một tỉ lệ nhỏ khoảng 7% vi rút, thường
gặp ở trẻ em nhiều hơn là người trưởng thành và có nguy cơ bùng phát dịch. Nấm
và ký sinh trùng gây NKBV rất thấp khoảng 3% và những người suy giảm miễn
dịch dễ mắc hơn [6,9,13].
Nhiễm khuẩn bệnh viện được phân loại theo vị trí nhiễm khuẩn như nhiễm
khuẩn phổi, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn tiêu hoá, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm
khuẩn da-mô mềm... Tác nhân gây NKBV thường gặp cụ thể là:

Vi khuẩn
Vi khuẩn gây NKBV có thể bắt nguồn từ hai nguồn gốc khác nhau. Vi khuẩn
nội sinh thường cư trú ở tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn. Có khoảng 13 loài vi khuẩn
ái khí trên da được phân bố khắp cơ thể và có vai trò ngăn cản sự xâm nhập của vi
sinh vật (VSV) gây bệnh. Một số vi khuẩn nội sinh có thể trở thành căn nguyên
nhiễm trùng khi khả năng bảo vệ tự nhiên của vật chủ bị tổn thương. Vi khuẩn ngoại
sinh là vi khuẩn có nguồn gốc ngoại lai, có thể từ dụng cụ y tế, nhân viên y tế
(NVYT), không khí, nước hoặc lây nhiễm chéo giữa các người bệnh.
Vi khuẩn Gram dương, cầu khuẩn: Tụ cầu vàng (Staphylococcuc aureus) đóng
vai trò quan trọng đối với NKBV từ cả hai nguồn nội và ngoại sinh. Tụ cầu vàng có
thể gây lên nhiễm trùng đa dạng ở phổi, xương, tim, nhiễm khuẩn huyết và NKBV
có liên quan đến truyền dịch, ống thở, nhiễm khuẩn vết bỏng, nhiễm khuẩn vết mổ.
Các chủng vi khuẩn Staphylococcuc aureus,liên cầu beta tán huyết (betahemolytic) thường là căn nguyên nhiễm trùng tiết liệu tiên phát, nhiễm khuẩn vết
bỏng, biến chứng viêm màng cơ tim và khớp.
Vi khuẩn Gram âm, trong đó các trực khuẩn Gram (-) thường có liên quan
nhiều đến NKBV và phổ biến trên người bệnh nhiễm trùng phổi tại khoa điều trị

6


tích cực. Nhóm vi khuẩn này có họ thuộc vi khuẩn đường ruột
(Enterobacteriaceae), chủng Acinetobacter, vi khuẩn thuộc giống Klebsiella spp,
Eschrichia coli, trực khuẩn mủ xanh,...[6].
Vi rút
Một số vi rút có thể lây truyền NKBV như vi rút viêm gan B và C (lây truyền
qua đường máu, lọc máu, đường tiêm truyền, nội soi), các vi rút hợp bào đường hô
hấp, SARS và vi rút đường ruột (Enteroviruses) truyền qua tiếp xúc từ tay-miệng và
theo đường phân-miệng. Các vi rút khác cũng luôn lây truyền trong bệnh viện như
Cytomegalovirus, HIV, Ebola, Influenza, Herper, Varicella- Zoster [6, 8].
Ký sinh trùng và nấm

Một số ký sinh trùng (Giardia lamblia) có thể lây truyền dễ dàng giữa người
trưởng thành và trẻ em. Nhiều loại nấm và ký sinh trùng là các sinh vật cơ hội và là
nguyên nhân nhiễm trùng trong khi điều trị quá nhiều kháng sinh và trong trường
hợp suy giảm miễn dịch (Candida albicans, Aspergillus spp, Cryptococcus
neoformans, ...). Các loài Aspergillus spp thường gây nhiễm bẩn môi trường không
khí và các loài này được bắt nguồn từ bụi và đất, đặc biệt là trong quá trình xây
dựng bệnh viện. Căn nguyên nhiễm trùng là nấm thường kháng thuốc cao và gặp rất
nhiều khó khăn trong quá trình điều trị [6].
1.2.2. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện
NKBV gây ra những hậu quả nặng nề với người bệnh cũng như các NVYT.
Các hậu quả của NKBV bao gồm:
Tăng chi phí và tăng ngày điều trị: Theo thông tin tại Đại hội Hội Kiểm soát
nhiễm khuẩn Hà Nội năm 2008 cho biết, mỗi NKBV làm kéo dài thời gian nằm
viện trung bình từ 9,4 đến 24,3 ngày và tăng chi phí điều trị trung bình từ 2 đến 32,3
triệu đồng [6].
Tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật: NKBV không những gây hậu quả nặng
nề về mặt lâm sàng, kinh tế mà còn là nguyên nhân làm tăng sự kháng thuốc của
VSV, làm xuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh là nguyên nhân dẫn
đến tử vong trong các bệnh viện. Tại Mỹ, tháng 10/2010, trung tâm kiểm soát bệnh
đã công bố số người chết do tụ cầu kháng kháng sinh Methicillin (MRSA) đã vượt

7


quá số người chết do AIDS. Trong số các bệnh viện được khảo sát, MRSA được tìm
thấy ở 176 người bệnh, chiếm 45%, trong đó 7,7% bị lây khi đang nằm viện. Ở
Anh, mỗi năm có khoảng 5000 người bệnh chết vì MRSA. Tại Đức, Italia và Bồ
Đào Nha, tỷ lệ tử vong do NKBV lên tới hơn 50% các trường hợp tử vong. Tại
Châu Á, các chủng loại vi khuẩn đa kháng kháng sinh được xác định là nguyên
nhân gây ra từ 70 đến 80% trường hợp lây nhiễm trong bệnh viện. Theo giáo sư

Xiao Yonghong của viện Dược lý lâm sàng của Trường Đại học Bắc Kinh, tỷ lệ lây
nhiễm MRSA trong các bệnh viện Trung Quốc đã tăng từ 30% lên 70% [17].
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm khuẩn bệnh viện
Căn cứ vào nguồn tác nhân gây bệnh và đường lây truyền, các nhà khoa học
đã chứng minh có nhiều yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến NKBV, có thể chia thành
nhóm các yếu tố nội sinh và nhóm các yếu tố ngoại sinh.
1.3.1. Các yếu tố nội sinh
Các yếu tố nội sinh ảnh hưởng, liên quan đến NKBV là các yếu tố thuộc về
bản thân người bệnh. Trẻ em non tháng, những người già yếu hoặc tình trạng bệnh
nặng dễ bị NKBV. Người bệnh nằm lâu, vệ sinh cá nhân kém, các vi sinh vật cư trú
trên da, các hốc tự nhiên của cơ thể có thể gây nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt khi cơ thể
bị giảm sức đề kháng như trường họp mắc bệnh mạn tính hay mắc nhiễm trùng. Người
bệnh dùng thuốc kháng sinh hoặc trị liệu kéo dài cũng có nguy cơ mắc NKBV cao bởi
sự kháng thuốc của vi khuẩn. Theo thống kê của các nhà lâm sàng hiện nay có khoảng
70% NKBV là do các chủng vi khuẩn kháng thuốc gây nên [2,24,33].
1.3.2. Các yếu tố ngoại sinh
Các yếu tố ngoại sinh ảnh hưởng, liên quan đến NKBV là các yếu tố thuộc về
bệnh viện. Bệnh viện là nơi tập trung đông người, môi trường không khí, nước, chất
thải, dụng cụ, đồ vải, các bề mặt nhà cửa, đồ vật,... đều tiềm ẩn tác nhân vi sinh vật
gây bệnh. Các phương pháp chữa bệnh như phẫu thuật, thủ thuật xâm nhập cũng là
các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc NKBV. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy 97%
nhiễm trùng tiết niệu trên người bệnh có đặt ống thông tiểu, 85% nhiễm trùng huyết
trên người bệnh có đặt catheter tĩnh mạch trung tâm và 83% nhiễm trùng hô hấp
trên người bệnh có thông khí nhân tạo. Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam gần đây cũng

8


khẳng định điều đó [28,32].
Nhân viên y tế là người tiếp xúc liên tục môi trường bệnh viện, là người tiến

hành các phương pháp khám chữa bệnh nên họ cũng có thể là đường lan truyền
bệnh nếu không tuân thủ các quy trình kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm
khuẩn. Tình trạng quá tải, nằm ghép hay sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng (như điều
kiện để thực hiện vệ sinh bàn tay, xử lý bẩn dụng cụ, đồ vải, tiêm an toàn, hay vệ
sinh bệnh viện, quản lý chất thải,...) là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc gia
tăng NKBV.
Điều quan trọng là NKBV có thể phòng ngừa được. Nghiên cứu SENIC
(Study on the Efficacy of Nosocomial Infection Control) thực hiện từ 1970 đến
1976 đã chứng minh chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn gồm giám sát và ứng
dụng kỹ thuật có thể làm giảm được 33% NKBV. Kiểm soát NKBV không chỉ có
hiệu quả về mặt lâm sàng mà còn có hiệu quả về kinh tế, góp phần quan trọng trong
cải thiện chất lượng khám chữa bệnh.
1.4. Một số biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế
1.4.1. Vệ sinh tay
WHO khuyến cáo rửa tay là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất trong phòng
chống nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế vì cho rằng tác nhân gây bệnh (vi khuẩn,
virut, ký sinh trùng, nấm,...) từ bệnh nhân, môi trường y tế (dụng cụ, không khí,
nước,...) có thể lan truyền qua bàn tay từ nhân viên y tế đến bệnh nhân và ngược lại.
Từ đó, vệ sinh bàn tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân, trước khi làm
các thủ thuật vô khuẩn, sau khi tiếp xúc với dụng cụ y tế nhiễm khuẩn là biện pháp
quan trọng nhất để phòng chống NKBV. Tỷ lệ NKBV và tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay ở
nhân viên y tế có mối liên quan nghịch, nếu tuân thủ vệ sinh tay càng tăng thì
NKBV càng giảm và ngược lại, nhiều nghiên cứu cũng xác định sát khuẩn tay là
biện pháp quan trọng nhất để dự phòng lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở
y tế [3, 10, 35].

9


1.4.2. Vô khuẩn

Kỹ thuật vô khuẩn với các dụng cụ phẫu thuật, nội soi,... cần được tuân thủ
nghiêm ngặt khi thực hiện các thủ thuật xâm nhập, phẫu thuật, chăm sóc vết thương
như tại vùng da bệnh nhân dự kiến phẫu thuật: sát khuẩn bằng hóa chất; dùng kéo
cắt bỏ lông, tóc (nếu có), không nên dùng dao cạo vì gây tổn thương vi thể có thể
dẫn tới NKBV. Các dụng cụ, đồ dùng trong bệnh viện (quần áo, giường tủ,...) và
chất thải của bệnh nhân cần được vệ sinh, khử khuẩn bằng các biện pháp thích hợp,
đối với các dụng cụ y tế dùng lại phải bảo đảm xử lý vệ sinh theo đúng các quy định
của Bộ Y tế [2].
1.4.3. Cách ly bệnh nhân
Tổ chức thực hiện các biện pháp cách ly phòng ngừa như: phòng ngừa chuẩn,
phòng ngừa bổ sung (dựa theo đường lây truyền bệnh); tổ chức thực hiện các hướng
dẫn và kiểm tra các biện pháp thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn theo tác nhân, cơ
quan và bộ phận bị NKBV. Một số trường hợp cần thiết có thể tiến hành cách ly
nhằm ngăn ngừa sự lây lan từ bệnh nhân sang bệnh nhân, nhân viên y tế, người nhà,
khách thăm,... Tuy nhiên, việc tổ chức cách ly phải linh hoạt và tùy thuộc từng bệnh
cụ thể và hoàn cảnh của bệnh viện [5]. Bệnh lây qua đường tiêu hóa như tả, viêm
gan A, viêm dạ dày - ruột,… đòi hỏi cần mang găng và vệ sinh bàn tay tốt, bệnh
nhân nên dùng riêng dụng cụ ăn uống,... Bệnh lây qua đường hô hấp như lao, cúm,
quai bị...yêu cầu luôn mang khẩu trang, rửa tay, thông thoáng không khí, hạn chế
khách thăm,... Một số bệnh nguy hiểm như SARS cần cách ly nghiêm ngặt (phòng
điều trị riêng, máy điều hòa, lọc khí riêng, cấm khách thăm, mang khẩu trang hoặc
mặt nạ hô hấp, vô khuẩn tốt dụng cụ, đồ dùng của bệnh nhân,...) [6].
1.4.4. Chính sách
Xây dựng chính sách quốc gia về tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn,
ban hành các quy định, hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ
sở khám, chữa bệnh và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thực hành

10



kiểm soát nhiễm khuẩn để đưa vào nội dung kiểm tra bệnh viện hằng năm và đánh
giá chất lượng bệnh viện.
Đào tạo phổ cập về kiểm soát nhiễm khuẩn cho các thầy thuốc, nhân viên của
cơ sở khám chữa bệnh bao gồm các thực hành về phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa
dựa vào đường lây, các hướng dẫn thực hành phòng ngừa NKBV theo cơ quan, vị
trí; đưa chương trình đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn thành chương trình chính quy
trong các trường y tế và triển khai chương trình đào tạo vệ sinh bệnh viện cho hộ lý
và nhân viên vệ sinh các cơ sở y tế [4, 7].
1.4.5. Giám sát
Giám sát NKBV là một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện tình hình
NKBV. Thực hành giám sát để có cơ sở dữ liệu về HAIs, tác nhân gây bệnh, vi
khuẩn kháng thuốc,... Nhân viên kiểm soát NKBVthường phải dành nhiều thời gian
để tiến hành giám sát và nhận biết những người bệnh NKBV, xác định vị trí và
những yếu tố góp phần nhiễm khuẩn giúp các cơ sở y tế có kế hoạch đánh giá hiệu
quả của những can thiệp này, đồng thời tạo tiền đề thực hiện các nghiên cứu về
kiểm soát nhiễm khuẩn, kiểm soát kháng sinh, đưa ra những quy định chính sách sử
dụng kháng sinh và hạn chế những hoạt động tiếp thị của các hãng thuốc trong cơ
sở y tế [5].
1.4.6. Sát trùng kim và da trong châm cứu
Sát trùng (thanh trùng) kim: Các kim châm cần đun sôi và giữ sôi khoảng 20 30 phút. Có thể ngâm cồn 70 0 từ 10 - 20 phút (tuy nhiên, nếu có điều kiện vẫn nên
đun sôi). Nếu có điều kiện, nên hấp khô trước khi dùng. Sát trùng vùng da định
châm bằng bông đã tẩm cồn 70 - 900 [20].
1.5. Tình hình nghiên cứu nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Tình hình nghiên cứu nhiễm khuẩn bệnh viện và các vấn đề liên quan trên
thế giới

11


Theo WHO, NKBV xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là hệ thống y tế

của tất cả các nước đang phát triển và nước nghèo đều chịu tác động nghiêm trọng
của NKBV. Nghiên cứu điều tra cắt ngang NKBV tại 55 cơ sở y tế của 14 nước trên
thế giới đại diện cho các khu vực công bố tỉ lệ NKBV là 8,7% và ước tính ở bất cứ
thời điểm nào cũng có hơn 1,4 triệu người bệnh trên thế giới mắc NKBV. Nghiên
cứu đưa ra 5 hậu quả của NKBV đối với bệnh nhân như làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo
dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và
chi phí điều trị [6, 25, 31]. Cùng với sự xuất hiện một số bệnh gây ra bởi những vi
sinh vật kháng thuốc hoặc do những tác nhân gây bệnh mới, NKBV vẫn còn là vấn
đề nan giải ngay cả ở các nước đã phát triển.
Thống kê cho thấy tỉ lệ NKBV vào khoảng 5-10% ở các nước phát triển và lên
đến 15-20% ở các nước đang phát triển. Căn nguyên gây NKBV có mức độ đa
kháng kháng sinh cao hơn căn nguyên gây nhiễm khuẩn trong cộng đồng. NKBV
kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 7-15 ngày, làm gia tăng sử dụng kháng
sinh và kháng kháng sinh. Do vậy, chi phí của một NKBVthường gấp từ 2-4 lần so
với những trường hợp không mắc NKBV. Theo một số nghiên cứu, chi phí phát sinh
do nhiễm khuẩn huyết bệnh viện là 34.508 đến 56.000 USD và do viêm phổi bệnh
viện là 5.800 đến 40.000 USD.
Hằng năm, thế giới có khoảng 2 triệu bệnh nhân mắc NKBV, làm 90.000
người tử vong và tốn thêm 4,5 tỉ USD viện phí. Trong đó, tại Hoa Kỳ, cứ 20 bệnh
nhân nhập viện thì có 1 bệnh nhân nhiễm NKBV; tại Vương quốc Anh, mỗi năm có
khảng 100.000 người mắc NKBV với trên 5000 ca tử vong, chi phí tăng thêm 1 tỉ
bảng Anh [22, 26, 27].
Ở các nước đang phát triển, tình hình NKBV còn nặng nề hơn do không đủ
nguồn lực cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Theo thống kê năm 2001, tỷ lệ
NKBV tại Malaysia là 13,9% trong đó chủ yếu là nhiễm khuẩn huyết lâm sàng
(22,4%), tiếp theo là nhiễm khuẩn hô hấp (21,4%), nhiễm khuẩn tiết niệu (12,2%),
nhiễm khuẩn vết mổ (11,2% và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh; ở
Brazil và Indonesia tỷ lệ NKBV trên 50% bệnh nhi và tử vong từ 12-52%. Tỷ lệ tử
vong có liên quan đến NKBV ở Bồ Đào Nha, Hy Lạp cao hơn các nước vùng


12


Scandinavia và Thụy Sỹ. NKBV không chỉ gây bệnh cho bệnh nhân mà còn cho cả
nhân viên y tế, điển hình là đại dịch SARS năm 2003 đã làm cho nhân viên y tế
nhiễm bệnh 20-60% so với tổng số ca mắc trên toàn thế giới [22, 26, 27].
NKBV còn làm tăng việc sử dụng kháng sinh dẫn đến tăng sự kháng thuốc của
vi sinh vật như Tụ cầu vàng kháng methicylin, cầu khuẩn đường ruột kháng
vancomycin, trực khuẩn Gram âm sinh men B - lactamase phổ rộng; điều này làm
cho điều trị trở nên khó khăn phức tạp hơn, kéo dài thêm thời gian nằm viện và đe
doạ đến an toàn người bệnh.
Nghiên cứu nổi tiếng của Pitte và cộng sự tại Thụy Sỹ thực hiện năm 1995 1997 cho thấy 48% điều dưỡng tuân thủ rửa tay thường quy (RTTQ) và sau 3 năm
có chương trình can thiệp thấy tỷ lệ tuân thủ RTTQ tăng lên tới 66%; nghiên cứu
đưa ra các chỉ số đánh giá: tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và mức độ tiêu thụ dung
dịch rửa tay chứa cồn [29].
Theo nghiên cứu của Deborah J.Ward năm 2011, khi nghiên cứu tổng quan hệ
thống điều dưỡng về những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành về kiểm soát
nhiễm khuẩn (KSNK) cho thấy: kinh nghiệm, số năm công tác là những yếu tố nâng
cao kiến thức về thực hành tốt nhất; thiếu kiến thức và trình độ học vấn là hai lý do
dẫn đến thực hành phòng chống nhiễm khuẩn chưa tốt ở điều dưỡng [42].
Nghiên cứu cắt ngang của Kanwalpreet Sodi về các yếu tố ảnh hưởng đến kiến
thức và thực hành về KSNK của 100 điều dưỡng khoa hồi sức tích cực ở Ấn Độ cho
thấy, những điều dưỡng đã công tác nhiều năm có kiến thức tốt về thực hành kiểm soát
nhiễm khuẩn, còn những điều dưỡng mới công tác có kiến thức ở mức trung bình; có
69,5 % điều dưỡng với 5-8 năm kinh nghiệm có kiến thức tốt về phòng chống nhiễm
khuẩn; chỉ có 30,5 điều dưỡng công tác dưới 5 năm có mức kiến thức tốt về thực hành
kiễm soát nhiễm trùng bệnh viện [43]. Theo nghiên cứu của Robinson A và cộng sự đã
ghi nhận có trường hợp bị nhiễm trùng sau khi châm cứu [30].
Đối với nhiễm khuẩn trong điều trị châm cứu: Theo thông tin trên báo Y học
Anh cho biết: “các nhà vi trùng học đại học Tổng hợp Hongkong khẳng định, số các

vụ nhiễm trùng liên quan đến châm cứu trên toàn thế giới liên tục tăng lên và họ kêu
gọi phải có biện pháp chặt chẽ hơn nữa để quản lý việc chữa bệnh bằng châm cứu”.

13


Theo Patrick Woo, giáo sư vi trùng học nổi tiếng, người đứng đầu nhóm nghiên cứu
trên nhận định: “Để ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng lây lan do châm cứu cần
thực hiện nhiều biện pháp thông thường như kim châm cứu phải là loại chỉ dùng
một lần, phải sát trùng da theo đúng kỹ thuật” và "rất cần thiết phải đưa ra những
quy định nghiêm ngặt đối với những người hành nghề”.
Theo Woo và các đồng nghiệp cho biết, châm cứu cũng có thể nguy hiểm khi
dùng kim để đâm xuyên vào các huyệt ở độ sâu vài centimet dưới da. Họ cảnh báo
châm cứu có thể gây ra một hội chứng mới – bệnh mycobacteriosis do châm cứu.
"Đây là một bệnh nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn dạng sợi (mycobacteria), phát
triển nhanh chóng xung quanh vết châm kim do bông băng, khăn lau hoặc miếng
vải chườm bị nhiễm bẩn. Khi bị nhiễm trùng, thời gian ủ bệnh khá lâu và thường
dẫn tới apxe và lở loét”. Đại đa số bệnh nhân hồi phục sau khi bị nhiễm trùng,
nhưng từ 5 đến 10% đã chịu hậu quả nghiêm trọng như bị thoái hóa khớp, tổn
thương nhiều cơ quan (multi-organ failure), loét thịt và bại liệt. Đã có đến ít nhất 5
đợt bùng phát bệnh viêm gan B liên quan đến châm cứu. Trong nhiều trường hợp,
nguồn phát tán để gây nhiễm trùng hàng loạt là các bệnh nhân đã bị nhiễm virus
viêm gan B hoặc HIV và virus lây lan sang nhiều người khác qua kim châm cứu sát
trùng không kỹ [1].
1.5.2. Tình hình nghiên cứu nhiễm khuẩn và kiến thức, thái độ thực hành ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác điều tra phát hiện nhiễm khuẩn bệnh viện đã được
ngành y tế quan tâm tổ chức có hệ thống trong những năm gần đây. Năm 2001, vụ
điều tộ Bộ Y tế tiến hành giám sát NKBV trên 5.395 người bệnh tại 11 bệnh viện
(BV) toàn quốc (6 BV trung ương, 5 BV tỉnh), phát hiện 369 người bệnh NKBV, tỷ
lệ NKBV là 6,8%.

Hiện nay, vấn đề phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện rất được quan tâm.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Anh (2012) về kiến thức và tỷ lệ tuân thủ RTTQ
của điều dưỡng Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội cho thấy 70,1% điều dưỡng có kiến
thức tốt về thực hành rửa tay. Điều dưỡng khoa Ngoại có kiến thức tốt hơn khoa
Nội (63,6% so với 36,4%), tỷ lệ tuân thủ các cơ hội rửa tay là 58%, tỷ lệ tuân thủ
buổi sáng cao hơn buổi chiều (60,7% so với 50,3%) [13]. Nghiên cứu Trần Ngọc

14


Bình (2005) cho rằng, việc khó thực hiện tuân thủ các quy định vệ sinh môi trường
trong các cơ sở y tế là 21,95% [21].
Nghiên cứu của Trần Ngọc Tâm (2012) cho thấy các loài VSV trong không khí
phòng mổ rất đa dạng. Tuy nhiên việc phân lập cũng khác nhau tùy thời điểm[18].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng và Trần Đỗ Hùng năm 2012 cho thấy kiến
thức sử dụng mã màu túi vàng đựng chất thải nguy hại phòng cách ly phòng chống
dịch đạt là 40% [15].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Nga năm 2014, tỷ lệ tuân thủ khi thay
băng điều dưỡng thực hiện kỹ thuật vô khuẩn chưa đạt yêu cầu chiếm 12,8% [14].
Theo Trần Thúy Hạnh và Lê Bá Thức, năm 2013, khi nghiên cứu thực trạng
kiến thức, thái độ KSNK của 100 học viên thuộc 3 đối tượng: bác sỹ, điều dưỡng,
sinh viên tại Bệnh viện Bạch Mai, kết quả cho thấy kiến thức đúng về KSNK là
84,7% và thái độ đúng là 73,9% [23].
Theo nghiên cứu của Phùng thị Tuyết Thu và cộng sự, năm 2013 tại Bệnh viện
Ba Trì tỉnh Bến Tre, cho thấy: kiến thức chung đúng về KSNK của điều dưỡng đạt
82,9%, trong đó kiên thức về rửa tay thường quy đạt cao nhất 98,9%, tỷ lệ thực
hành chung đúng khá cao (79,11%), trong đó tỷ lệ thực hành rửa tay thường quy đạt
thấp (21,11%).
Nghiên cứu của Trần Đình Bình và cộng sự, năm 2008 trên 300 sinh viên y
khoa năm cuối tại Đại học y Huế về kiến thức phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện

cho thấy, hiểu biết khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện là 68,9%; hiểu biết nguyên
nhân và tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện là 87,7%; hiểu biết về nguồn lây
nhiễm và nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện là 88,2%; hiểu biết về một số biện
pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện là 72,6% [39].
Nghiên cứu “Thực trạng kiến thức và thái độ của Điều dưỡng hồi sức tích cực
về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Việt Đức” của Trần Thị Thu Hà,
năm 2016 chỉ ra rằng: có 83,82% Điều dưỡng viên tiếp cận thông tin và có nghe nói
đến công tác phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn; có kiến thức đúng về khử
khuẩn, tiệt khuẩn 58,8%; có kiến thức đúng về phòng ngừa chuẩn 52,21%; có kiến

15


thức đúng theo 6 nội dung về KSNK đạt rất thấp 4,41% [22].
Tuy nhiên, các nghiên cứu về nhiễm khuẩn trong điều trị châm cứu chưa
nhiều, thực tế thì nếu không tuân thủ việc dùng kim châm cứu sạch thì hiểm họa sẽ
xảy ra. Theo Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc bệnh viện Châm cứu Trung Ương, cho
biết: “Việc dùng chung kim châm không chỉ làm lây nhiễm HIV mà còn cả nhiều
bệnh lây truyền khác nữa” và giải thích: Về nguyên tắc, cũng giống như kim tiêm,
kim châm cứu hoàn toàn có thể lây bệnh nếu dùng chung mà không được hấp, tiệt
trùng đúng cách bởi nguyên lý chung của kim là xuyên qua da, tiếp xúc với các mô,
tế bào và cả các mạch máu. Do đó, cũng giống như kim tiêm, kim châm cứu ngày
nay cũng được thiết kế theo dạng dùng 1 lần. Để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu
quả chữa bệnh khi châm cứu, thì nhất thiết phải sử dụng kim sạch khi thực hiện
châm cứu, đồng thời khi tiến hành châm cứu phải đảm bảo các khâu và các dụng cụ
khác như: Bông, băng, gạch … sạch sẽ [1].
Mặc dù kiểm soát nhiễm khuẩn ở các cơ sở y tế còn nhiều khó khăn nhưng
WHO cho rằng chương trình kiểm soát NKBV hoàn toàn có thể ngăn ngừa thông qua
những chuẩn mực về chất lượng chăm sóc và thực hành lâm sàng. Nghiên cứu về hiệu
quả của chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện SENIC (Study on the Efficacy

of Nosocomial Infection Control) năm 1970 -1976 đã chứng minh rằng một chương
trình kiểm soát NKBV bao gồm giám sát và áp dụng kỹ thuật có thể làm giảm
33% NKBV có ý nghĩa thiết thực nâng cao chất lượng điều trị và hiệu quả kinh tế. Việc
kiểm soát và dự phòng NKBV hiệu quả được xem như là một tiêu chuẩn quan trọng
nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên thế giới cũng như
Việt Nam[16, 25].
1.6. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu
Viện Y học cổ truyền Quân đội, thành lập ngày 4/7/1978, là đơn vị đầu ngành
về y học cổ truyền (YHCT) trong toàn quân và là một trong năm cơ sở YHCT lớn
nhất Việt Nam. Viện phát triển theo mô hình viện - trường tại hai cơ sở, ở miền Bắc
và miền Nam.
Viện có 6 nhiệm vụ là:
- Điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ Trung ương;

16


- Điều trị cho cán bộ trung, cao cấp trong quân đội;
- Nghiên cứu khoa học;
- Đào tạo, huấn luyện;
- Thừa kế, chỉ đạo các tuyến quân y trong toàn quân về YHCT;
- Hợp tác quốc tế.
Về đội ngũ cán bộ khoa học, Viện có trên 600 cán bộ và nhân viên; 130 cán bộ
có trình độ đại học và sau đại học, trong đó: giáo sư, tiến sĩ là 30.
Trong suốt 30 năm qua, được sự chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, sự
giúp đỡ của các cơ quan chức năng và nhân dân địa phương, Viện YHCT Quân đội
đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Viện đã được Đảng, Nhà nước và
quân đội tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương và Bằng khen; được nhân
dân hết lòng tin yêu và giúp đỡ.
Dưới đây là tóm tắt một số kết quả hoạt động của đơn vị:

- Công tác điều trị: Viện điều trị có hiệu quả trên 50 mặt bệnh bằng phương
pháp kết hợp Đông - Tây y; trong đó có một số bệnh đang là thế mạnh của Viện
như: gút, đột quỵ não, viêm tắc động mạch chi, viêm gan mạn, bệnh về xương khớp,
các bệnh về hậu môn trực tràng, nam khoa,... Đây là những bệnh thuộc các đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và hợp tác với Trung Quốc. Hàng năm,
số người đến khám hơn 120.000 lượt; điều trị hơn 7.000 lượt.
Trong 6 tháng đầu năm 2017 Số bệnh nhân điều trị châm cứu là hơn 3.000, số
lượt làm kỹ thuật châm cứu hơn 30.000.
- Công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ cao cấp: Viện đã thu dụng điều trị cho
nhiều lượt cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Bằng phương pháp kết
hợp Đông – Tây y, công tác điều trị đã đạt kết quả tốt, được các đồng chí cán bộ cao
cấp tin tưởng và khen ngợi.
- Công tác huấn luyện và đào tạo: Năm 1991, Viện là cơ sở đầu tiên trong
toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép đào tạo thạc sĩ chuyên
ngành YHCT. Tới nay, Viện đã đào tạo được 10 khoá thạc sĩ gồm 130 học viên, 22
khoá Bác sĩ YHCT với hơn 400 học viên, 27 khoá Y sĩ YHCT với gần 1000 học viên.

17


Viện cũng đã cử đi đào tạo tại các cơ sở trong và ngoài nước được 36 nghiên
cứu sinh, tiến sĩ; trong đó, đào tạo tại Trung Quốc là 26 nghiên cứu sinh, tiến
sĩ. Bên cạnh đó, Viện cũng là cơ sở thực hành lâm sàng cho Học Viện Quân y, Học
viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
- Công tác nghiên cứu khoa học: Tới nay, Viện đã thực hiện được 240 đề tài
NCKH các cấp, trong đó có 7 đề tài, chương trình cấp Nhà nước, 40 đề tài cấp
Bộ. Các đề tài nghiên cứu đều hướng về bộ đội ở đơn vị và cộng đồng như nghiên
cứu chữa bỏng, chữa vết thương phần mềm, bó gãy xương, phòng chống sứa lửa,
chữa sốt rét, nâng cao thể lực phi công và bộ đội hóa học, điều trị đột quỵ não, điều
trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

- Công tác chỉ đạo tuyến: Viện đã kết hợp chặt chẽ cùng Phòng Y học dân
tộc/Cục Quân y tiến hành khảo sát, giúp đỡ một số trang thiết bị cho các tuyến quân
y cơ sở để phát triển YHCT, thực hiện các đề tài NCKH; mời cán bộ YHCT cơ sở
tham dự các khoá học ngắn hạn tại Trung Quốc.
- Công tác hợp tác trong nước và quốc tế: Viện có quan hệ chặt chẽ với các cơ
sở khoa học lớn trong nước và thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với các đoàn quân,
dân y của một số nước như: Cuba, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Pháp, Tổ
chức Y tế Thế giới. Đặc biệt, hàng năm đơn vị đều tổ chức hội nghị trao đổi học
thuật với Trung Quốc.
- Công tác dược sản xuất thuốc: Từ kết quả thừa kế và NCKH, tới nay, Viện
đã tạo ra được trên 60 chủng loại thuốc. Hàng năm sản xuất trên 100 tấn dược phẩm
các loại phục vụ điều trị nội và ngoại trú dưới dạng: viên hoàn, viên nang, viên nén,
cao lỏng, chè tan, thuốc bột. Sản phẩm thuốc do Viện sản xuất rất tiện sử dụng, dễ
bảo quản, dễ vận chuyển tới các đơn vị và cộng đồng. Công nghệ bào chế và sản
xuất thuốc từng bước được hiện đại hoá, quy trình kỹ thuật đạt tiêu chuẩn chất
lượng cao.
- Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn: Khoa kiểm soát nhiểm khuẩn của Viện mới
được thành lập, đang từng bước đi vào hoạt động. Vì vậy công tác thống kê tỷ lệ
BN nhiễm khuẩn hàng năm chưa thực hiện được.

18


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Nhân viên y tế điều dưỡng tại các khoa/phòng tại Viện Y học

-


cổ truyền Quân Đội.
Địa điểm nghiên cứu: Viện Y học cổ truyền Quân Đội
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 10 năm 2017
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu: Mẫu toàn bộ
Cỡ mẫu: 191 nhân viên y tế điều dưỡng tại các khoa/phòng tại Viện Y học cổ
truyền Quân Đội tình nguyện tham gia nghiên cứu.

-

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các nhân viên y tế điều dưỡng đang làm việc tại các khoa/phòng tại Viện Y
học cổ truyền Quân Đội, không phân biệt nam nữ, năm sinh, thâm niên công tác,
điều kiện kinh tế xã hội; tình nguyện tham gia nghiên cứu.

o
o
o

Tiêu chuẩn loại mẫu
Các nhân viên y tế điều dưỡng không tình nguyện tham gia nghiên cứu.
Các nhân viên y tế điều dưỡng nghỉ đẻ, đi học dài ngày.
Các nhân viên y tế điều dưỡng đi công tác đột xuất trùng vào thời gian nghiên cứu.
2.2.3. Công cụ thu thập thông tin
- Phiếu điều tra: Nội dung của phiếu điều tra tập trung vào các nội dung chính
như sau (Phụ lục 1):


19


- Câu hỏi về thông tin chung;
- Câu hỏi về Kiến thức về nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống
nhiễm khuẩn chung bệnh viện và nhiễm khuẩn trong điều trị châm cứu.
- Câu hỏi về Thực hành về các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn chung và
nhiễm khuẩn trong châm cứu.
- Bảng kiểm: Bảng kiểm về hoạt động phòng chống nhiễm khuẩn trong khám
chữa bệnh của các khoa/phòng điều trị châm cứu được thiết kế, xây dựng dựa trên
thôn tư số 18/2009/TT-BYT [4]. Bảng kiểm bao gồm các nội dung chính về chuẩn
bị bệnh nhân, đồ dùng dụng cụ châm cứu và thực hành thao tác kỹ thuật châm cứu
(Phụ lục 2).
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều tra được thiết
kế sẵn. Việc tổ chức thu thập thông tin được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu
- Xây dựng Bộ công cụ nghiên cứu: Các câu hỏi do nhóm nghiên cứu xây
dựng dựa trên giả thuyết sự hiểu biết của sinh viên mới nhập học và mục tiêu, nội
dung nghiên cứu của đề tài.
- Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu: sau khi Bộ câu hỏi được
xây dựng, nghiên cứu viên sẽ tiến hành phỏng vấn thử 7 nhân viên y tế điều dưỡng
với Bộ câu hỏi này, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung của Bộ câu hỏi một
cách phù hợp sau đó in ấn phục vụ cho tập huấn và điều tra.
Bước 2: Tập huấn công cụ nghiên cứu
- Đối tượng tập huấn: 5 điều dưỡng của các khoa lâm sàng trong Viện.
- Nội dung tập huấn: Mục đích của cuộc điều tra, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng
tiếp xúc với đối tượng phỏng vấn.
- Thời gian, địa điểm: 1/2 ngày, tại viện y học cổ truyền Quân đội.

- Giảng viên tập huấn: Trưởng nhóm nghiên cứu
Bước 3: Tiến hành điều tra
- Nhân lực: tổng số 5 - 6 người.
- Các điều tra viên sẽ trực tiếp phỏng vấn các đối tượng. Mỗi buổi điều tra có
giám sát quan sát và kịp thời uốn nắn các sai sót trong quá trình điều tra.
Bước 4: Thu thập phiếu điều tra

20


- Sau mỗi buổi điều tra, điều tra viên nộp phiếu cho giám sát, giám sát có trách
nhiệm thu thập, kiểm tra một cách kỹ lưỡng phiếu điều tra về số lượng, chất lượng
nội dung câu hỏi.
2.2.5. Tiêu chí đánh giá, phân loại kiến thức, thực hành
Cách tính điểm: các câu chỉ có 1 lựa chọn là 1 điểm; các câu nhiều lựa chọn
thì mỗi ý lựa chọn là 1 điểm và tùy theo số lượng ý được lựa chọn sẽ có số điểm
khác nhau trong từng câu. Thang điểm đánh giá kiến thức, thực hành được trình bày
chi tiết trong Phụ lục 3.





-

Tổng điểm kiến thức chung về NKBV là 22 điểm, được phân loại theo 2 cấp độ:
Đạt: ≥ 11 điểm
Không đạt: < 11 điểm
Kiến thức phòng chống nhiễm khuẩn trong điều trị châm cứu (27 điểm)
Đạt ≥ 1/2 điểm: ≥ 14 điểm

Không đạt <1/2 điểm: < 14 điểm
Kiến thức chung phòng chống NKBV và trong điều trị châm cứu (49 điểm)
Đạt ≥ 1/2 điểm: ≥ 25 điểm
Không đạt <1/2 điểm: < 25 điểm
Thực hành phòng chống nhiễm khuẩn (15 điểm)
Đạt ≥ 1/2 điểm: ≥ 7 điểm
Không đạt <1/2 điểm: < 7 điểm
Bảng kiểm thực hành phòng chống NKBV (18 điểm)
Đạt: ≥ 9 điểm
Không đạt: < 9 điểm

2.2.6. Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu
TT

Biến số

Định nghĩa biến số

21

Loại

Phương pháp


C1

Tuổi


C2
C3

Khoa
Giới tính

C4

Trình độ học vấn

C5

Chức danh
Nghề nghiệp trực
tiếp đến châm cứu
Thâm niên công
tác
Nguồn tiếp cận
thông tin
Thông tư, nghị
định mà ĐTNC
biết
Hệ thống ksnk tại
viện
Hệ thống tổ chức
ksnk hiện tại của
viện
Quy trình/quy
định phòng chống
nhiễm khuẩn


C6
C7
C8
C9
C10
C11
C12
C13
C14

Hiểu biết về nkbv
Thời gian được
tính là nkbv

C15

Nguồn gây nkbv

C16

Nguồn lây nhiễm
gây nhiễm khuẩn

C17

Sự xâm nhập vsv

C18
C19

C20
C21

C22
C23
C24

biến số

thu thập

Độc lập

Phỏng vấn

Độc lập
Độc lập

Phỏng vấn
Quan sát

Độc lập

Phỏng vấn

Độc lập

Phỏng vấn

Độc lập


Phỏng vấn

Độc lập

Phỏng vấn

Độc lập

Phỏng vấn

Thông tư, nghị định về phòng chống
nhiễm khuẩn mà ĐTNC biết

Độc lập

Phỏng vấn

Viện YHCTcó hệ thống kiểm soát
nhiễm khuẩn không

Độc lập

Phỏng vấn

Viện YHCT qđ có tổ chức ksnk nào

Độc lập

Phỏng vấn


Quy trình/quy định phòng chống nhiễm
khuẩn tại khoa phòng điều trị châm cứu
mà ĐTNC biết

Độc lập

Phỏng vấn

Phụ thuộc

Phỏng vấn

Phụ thuộc

Phỏng vấn

Phụ thuộc

Phỏng vấn

Phụ thuộc

Phỏng vấn

Phụ thuộc

Phỏng vấn

Là tuổi tính theo dương lịch của ĐTNC

(lấy năm 2017 trừ đi năm sinh)
Khoa ĐTNC đang công tác
Giới tính của ĐTNC (nam/nữ)
Cấp học cao nhất mà ĐTNC đã hoàn
thành
Chức danh hiện tại của ĐTNC
Nghề nghiệp hiện tại của ĐTNC có
trực tiếp làm châm cứu hay không
Lấy năm 2017 trừ đi năm vào công tác
ngành y
Nguồn thông tin ĐTNC tiếp cận nhiều
nhất.

Hiểu biết của ĐTNC về nkbv
Hiểu biết của ĐTNC về thời gian
nhiễm khuẩn được tính là nkbv
Hiểu biết của ĐTNC về nguồn lây
nhiễm gây nkbv
Nguồn lây nhiễm nào gây nhiễm khuẩn
vào cơ thể người bệnh và nhân viên y tế
Sự xâm nhập vsv vào cơ thể qua những
con đường nào
Hiểu biết về nguyên tắc phòng chống
nkbv của ĐTNC
Thời điểm nào không phải là thời điểm
rửa tay mà who đưa ra khi tiếp xúc với bn

Nguyên tắc phòng
Phụ thuộc
chống nkbv

Thời điểm rửa tay
Phụ thuộc
của who
Mang gang có
Hiểu biết của ĐTNC về mang găng có
thay thế được rửa
Phụ thuộc
thay thế được rửa tay không
tay
Mã mà đựng chất
Hiểu biết của ĐTNC về mã màu quy
Phụ thuộc
thải y tế
định đựng chất thải y tế nguy hại
2.2. Kiến thức phòng chống nhiễm khuẩn trong điều trị châm cứu
Nguy cơ nhiễm
Hiểu biết của ĐTNC về nguy cơ nhiễm
khuẩn trong châm
Phụ thuộc
khuẩn trong châm cứu
cứu
Kim châm có dẫn Hiểu biết của ĐTNC về kim châm liệu
Phụ thuộc
truyền vk không
có dẫn truyền vk thành dịch
Loại vsv có thể
Hiểu biết của ĐTNC về loại vsv có thể
gây lây nhiễm
Phụ thuộc
gây lây nhiễm trong quá trình châm cứu

trong châm cứu

22

Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn

Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn


C25
C26
C27
C28
C29
C30
C31

C32
C33
C34
C35
C36
C37
C38
C39

C40
C41

Đường vsv xâm
nhập trong châm
cứu
Điều kiện gây
nhiễm khuẩn bằng
châm cứu
Ai có thể là nguồn
lây truyền
Người nào dễ bị
nhiễm khuẩn

Hiểu biết của ĐTNC về đường vsv
xâm nhập trong châm cứ

Phụ thuộc

Hiểu biết của ĐTNC về điều kiện gây
nhiễm khuẩn khi điều trị bằng phương
Phụ thuộc
pháp châm cứu
Hiểu biết của ĐTNC về ai có thể là nguồn
Phụ thuộc
lây truyền vi khuẩn trong châm cứu
Hiểu biết của ĐTNC về người dễ bị
Phụ thuộc
nhiễm khuẩn khi châm cứu
Hiểu biết của ĐTNC về loại bệnh nào

Loại bệnh nào dễ
có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn trong
Phụ thuộc
mắc nhiễm khuẩn
châm cứu
Những biện pháp
Những biện pháp phòng nhiễm khuẩn
phòng nhiễm
khi điều trị chăm sóc bệnh nhân châm
Phụ thuộc
khuẩn của nvyt
cứu của nvyt
Biện pháp phòng
Những biện pháp phòng chống nhiễm
chống nk khi
khuẩn nào khi tiến hành châm cứu trên
Phụ thuộc
châm cứu
người bệnh
2.3. Thực hành phòng chống nhiễm khuẩn khi điều trị châm cứu
Điều trị bn châm
ĐTNC chăm sóc điều trị bn châm cứu
Phụ thuộc
cứu
Bn bị nhiễm
Bn bị nhiễm khuẩn khi châm cứu mà
khuẩn khi châm
Phụ thuộc
ĐTNC đã thực hiện
cứu

ĐTNC bị lây
Bản thân ĐTNC có bị lây nhiễm khi
nhiễm vk khi
Phụ thuộc
thực hành châm cứu không
châm cứu
Loại vk mà ĐTNC
Loại vk mà ĐTNC bị nhiễm khi thực
Phụ thuộc
nhiễm
hành châm cứu cho bn
Phòng chống nk
Thực hành phòng chống nk của ĐTNC
Phụ thuộc
của ĐTNC
khi điều trị chăm sóc bn châm cứu
ĐTNC tiêm
ĐTNC có tiêm vacxin phòng bệnh vgb
Phụ thuộc
vacxin vgb
Biện pháp phòng
ĐTNC đã dùng biện pháp phòng cnk
chống nk của
Phụ thuộc
nào khi điều trị chăm sóc bn
ĐTNC
Biện pháp phòng
ĐTNC đã dùng biện pháp phòng cnk
chống nk nào khi
nào khi thao tác kỹ thuật điều trị châm

Phụ thuộc
thao tác kỹ thuật
cứu cho bn
Biện pháp sát
ĐTNC đã dùng biện pháp sát trùng nào
Phụ thuộc
trùng
khi điều trị châm cứu
Biện pháp vs tại
ĐTNC dùng biện pháp vệ sinh nào tại
Phụ thuộc
buồng châm cứu
buồng châm cứu

2.2.7. Hạn chế, sai số trong nghiên cứu và biện pháp khắc phục

23

Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn

Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn

Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn


Hạn chế nghiên cứu: Nghiên cứu có hạn chế của một thiết kế nghiên cứu mô
tả cắt ngang, tất cả các yếu tố nghiên cứu đều được xác định cùng tại một thời điểm,
khó xác định được độ chính xác về yếu tố liên quan. Vì nghiên cứu có vấn đề nhạy
cảm liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện của nhân
viên y tế điều dưỡng nên có thể có những thông tin chưa được cung cấp đầy đủ, trung
thực. Việc nghiên cứu kiến thức, thực hành phòng chống nhiễm khuẩn trong điều trị
châm cứu và các yếu tố liên quan là vấn đề mới chưa được nghiên cứu đề cập, nên có
nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo về kết quả nghiên cứu để phân tích, so sánh bàn luận.
Bảng 2. 2. Sai số và biện pháp khắc phục
Sai số nghiên cứu
Sai số trong thiết kế phiếu điều tra

Sai số nhớ lại
Sai số trong cách đặt câu hỏi,
phỏng vấn

Biện pháp khắc phục
Xin ý kiến chuyên gia;
Thử nghiệm phiếu điều tra trước khi tiến hành;
nghiên cứu để chuẩn hóa các nội dung.
Hạn chế các câu hỏi nhớ lại, thông tin cần hỏi không
quá xa so với thời điểm phỏng vấn.

Chọn điều tra viên có kinh nghiệm;
Tập huấn kỹ cho điều tra viên;
Điều tra thử kết hợp thử nghiệm bộ công cụ.
Kiểm tra kỹ và làm sạch thô phiếu khi thu về;
Nhập lại 10% số phiếu để kiểm tra tính chính xác

Sai số trong nhập liệu và phân tích

của người nhập liệu;
Rà soát tính logic, phù hợp thực tế của kết quả xử lý
số liệu.

2.2.8. Xử lý và phân tích số liệu
Việc xử lý số liệu điều tra được thực hiện theo các bước sau:
-

Kiểm tra lại toàn bộ các phiếu điều tra thu thập được.
Nhập liệu: toàn bộ số liệu thu thập được nhập liệu bằng phần mềm epi data
Làm sạch số liệu: sau khi hoàn tất nhập liệu, các số liệu được làm sạch bằng cách xem

-

xét lại toàn bộ và hiệu chỉnh các sai sót trong quá trình nhập liệu.
Xử lý và phân tích số liệu: các số liệu sau khi thu thập, được tổng hợp và xử lý bằng
phần mềm SPSS 22.

24


-


Số liệu thống kê mô tả được biểu diễn dưới dạng: tần số, tỷ lệ phần trăm (với biến
phân loại), trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn (với biến định lượng);

-

Các test thống kê suy luận tìm hiểu mối liên quan giữa các biến độc lập với các biến
phụ thuộc là biến phân loại dự kiến sử dụng trong nghiên cứu gồm: OR với 95% CI
(với 2 biến nhị phân)

-

Mức ý nghĩa α = 0,05 được sử dụng trong các kiểm định thống kê. Với p<0,05 thì
mối liên quan có ý nghĩa thống kê.
2.2.9. Đạo đức nghiên cứu

-

Các đối tượng tham gia vào nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng về mục đích của

-

nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang tính riêng tư, các vấn đề nhạy cảm nên

-

không ảnh hưởng gì đến tâm lý hay sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu.
Các số liệu này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu nhằm góp phần nâng
cao sự hiểu biết của nhân viên y tế về phòng chống nhiễm khuẩn trong điều trị châm


-

cứu.
Nghiên cứu thực hiện đúng quy định về đạo đức nghiên cứu của bộ y tế.
Bảo mật thông tin cho người cung cấp thông tin.

25


×