Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày của rễ củ sâm báo ( radix hibisci sagittifolII )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 54 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

-
— ♦
-

TRẦN THỊ HỔNG HẠNH
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ DẠ DÀY CỦA
• • •
RỄ CỦ SÂM BÁO
(RADIX HIBISCISAGITTIFOLII)
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 2001-2006)
Người hướng dẫn : Ths. Đào Thị Vui
TS. Nguyễn Trọng Thông
Nơi thực hiện : Bộ môn Dược lực
Phòng thí nghiêm trung tâm
- Trường Đại học Dược Hà Nội
Thòi gian thực hiện : 2/2005-5/2005
HÀ NỘI, THÁNG 5-2006 V
Jlỉfi eảtn ótt
Q«wtỹ
áxiềt quá trình, tltit'e nạhỉỀtn, lài đã. nhộn. ĩtnúe n i (ỊÌtip (Tõ
nhiệt tình o ỉ tinh fit tĩu, kiẻti tỉtứe úủ iJồ iưịt eltát ettti (Bậ Htỏii ^Dtỉổe híơ
• 7 • • • •
- ^7rtiò'n(Ị (Đ ại ^Diíổe 'dôà. O lội, eủtí pliồtiỊỊ t h í tiạ íiỉètu trtm tỊ tâ m .
Qlhâti dịp, tiàụ eito pit ép tồi (tttđe hù tị tấ làng, Uínlt trứng, ũù hỉêt ổn lâu
iẨe. tâi:
rĩlt.i 'lũìtở (ỹjlii (J)ui, hò inêíi rDii(U‘ líle. —
Í7m'f)«í/
(Đại 'TôtML


Jỗà Qlội,
C7cV
QLtịiíụễn ^ĩvũtiíị CJttfltnj, hê mồn G)u’ọ'e Jlíj — rĩvtíúttq (Dại
'Jôở4t (ỊẠ 7ÙỄL Qiôí - là nhữnụ. ncịtiỉii ĩtủ t#u
íe
tiêp ImótHỊ dẫn tới hêt sử(‘ tận
tình, luồn, itồtitỊ oiètt li.lt lí tị êH khíeh oà tạở tttoi íítiirìti lúi ehtì tồi trtìtiụ
íuồt tỉiĩii íịiíin time hiên đề. lài.
Ể Ó ể f i t a ụ e ỗ ạ l á & a à e á n h ồ k í t h u ủ t i x i è t t í t ' ú t K Ị b ồ I t i ò u ^ D ú đ e I t í e —
yJeu’tUttj <ĩ)ai 'X>ũ€. r/)iíđí' Jôà Qlềi.
% • t •
(ịáe iltuỊỊ eỗ giát) aà eári hở phồng, th í nghiệm, tru Mị tám, - rut)’ít ạ
(\Đai '3ÙỞ4Í rDùfìe ^?ỗừ Qtòí.
• • • •
^tìềntỊ thời tồi jeùi ehân thành eảnt du tâi eáe. tíiầíỊ Í‘à tịiííO (ỹji'4i’t)'tií/
0 ạ /
'3ŨỨ4Í (Dưtíe. 'Tỗềl Olệi, những, IHỊIÍÒÌ (Tã trdụỉn đạt í‘ho tôi liỉèu thứe.
ỉrtuuỊ thòi gian hoe tập la i trtìỉỉtttị.
&ỒÌ deừi (‘tint tín. (ịiti đinh oil nhữttạ. IK/Iiòi hạn thắn ỉliièt (tã eltia lẻ
liliũìiự khé- khăn oil dành elto tôi những, tìtih ('/un, u i itònạ úiêtt tỊiítị ỉmu
tron (Ị .UItít th è ỉ ựìitn q ua.
Sinh tùèn
’xTrầti rJltt ^ĩôỒttíỊ ‘JôạMth
NHŨNG TỪ VIẾT TẮT
cox
: Cyclooxygenase
HP
: Helicobacter pylori
MP
: Misoprostol

NSAID
: Chống viêm không steroid
SBN
: Sâm báo nước
ƯCL
: Úc chế loét
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Cây sâm báo 2
1.1.1. Đặc điểm thực vật 3
1.1.2. Sinh học và sinh thái 3
1.1.3. Phân bố 3
1.1.4. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến 3
1.1.5. Công dụng 4
1.1.6. Tình hình nghiên cứu 4
1.2. Bệnh loét dạ dày-tá tràng 4
1.2.1. Đại cương 4
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày-tá tràng 5
1.2.3. Triệu chứng 10
1.2.4. Các thuốc thường dùng 11
PHẦN 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
20
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu

20
2.1.1. Nguyên vật liệu 20
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
21
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét 25

2.2.1. Khảo sát khả năng trung hòa acid của SBN

25
2.2.2. Tác dụng bảo vệ dạ dày của SBN trên mô hình gây loét bằng
indomethacin 25
2.2.3. Ảnh hưởng của SBN dùng một lần và dùng dài ngày

28
2.2.4. Ảnh hưởng của thời gian uống SBN đến tác dụng bảo vệ dạ dày

28
2.2.5. Tác dụng hồi phục loét dạ dày của SBN trên mô hình gây loét bằng
indomethacin

.
30
2.2.6. Nghiên cứu độc tính cấp của SBN 33
2.3. Bàn luận
33
2.3.1. Về mô hình gây loét bằng indomethacin 33
2.3.2. Khả năng trung hoà acid của SBN 34
2.3.3. Tác dụng bảo vệ dạ dày của SBN 34
2.3.4. Ảnh hưởng của SBN dùng một lần và dùng dài ngày 35
2.3.5. Ảnh hưởng của thòi gian uống SBN đến tác dụng bảo vệ dạ dày

35
2.3.6. Tác dụng hồi phục loét dạ dày của SBN trên mô hình gây loét bằng
indomethacin 35
2.3.7. Độc tính cấp của rễ củ sâm báo
36

KẾT LUẬN 37
Đề xuất 38
ĐẶT VẤN ĐỂ
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng cây cỏ để làm thuốc chữa bệnh.
Qua tích luỹ kinh nghiệm đã hình thành nên một nền y học cổ truyền dân tộc.
Phương châm phát triển ngành y tế của Đảng và Nhà nước là kết hợp y học
hiện đại và y học cổ truyền.
Mặt khác nước ta có nguồn dược liệu phong phú, nhân dân ta vốn có
truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Do đó thảo dược sẽ chiếm
ưu thế trên thị trường nếu chúng ta biết tận dụng khai thác một cách hợp lý
nguồn tiềm năng sẵn có này. Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại,
việc sử dụng các vị thuốc y học cổ truyền ngày càng có cơ sở khoa học giúp
cho việc sử dụng các vị thuốc y học cổ truyền ngày một hợp lý và hiệu quả
hơn.
Cây sâm báo là một cây thuốc quý, mọc hoang nhiều ở vùng núi Báo
tỉnh Thanh Hoá và một số tỉnh khác Phú Yên, Gia Lai, lâu nay vẫn được
người dân dùng làm thuốc bổ chữa suy nhược, kém ăn, rối loạn tiêu hoá.
Nhưng cho tới nay có rất ít nghiên cứu về cây thuốc này.
Để góp phần nâng cao giá trị sử dụng của cây sâm báo trên cơ sở khoa
học, đồng thời góp phần phát huy thế mạnh về thảo dược của ngành Y tế nước
ta, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày của rễ củ
sâm báo (Radix Hibisci sagittifolii)” vói mục tiêu sau:
1. Khảo sát khả năng trung hoà acid của sâm báo.
2. Nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày của sâm báo trên mô hình thực
nghiệm.
3. Nghiên cứu độc tính cấp của sâm báo.
1
PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. CÂY SÂM BÁO
Tên khoa học: Hibiscus sagittifolius Kurz var. septentrionalis Gagnep.

Tên khác: Abelmoschus moschatus (L) Medik. Subsp. tuberosus
Hoặc: Abelmoschus sagittifolius Kurz var. septentrỉonalis Gagnep.
Họ Bông: Malvaceae
Hình 1.1: Ảnh cây và rễ củ sâm báo
(Ảnh chụp tại vườn thuốc trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ)
2
1.1.1. Đặc điểm thực vật [1,11, 21]
Cây thảo, mọc đứng, cao 0,3-lm. Rễ hình trụ, mập, màu trắng ngà hoặc
vàng nhạt, đường kính l,5-2cm. Cành hình trụ, màu đỏ nhạt mọc lan toả, có
lông dày cứng. Lá hầu hết hình mũi tên, gốc rộng, lá phía trên hẹp, mọc so le,
có ba hoặc năm thuỳ, hai mặt có lông, gân lá hình chân vịt, cuống lá dài
khoảng 2,5 cm lá kèm hình chỉ.
Hoa màu vàng hoặc đỏ, mọc riêng lẻ ở kẽ lá trên một cuống dài khoảng
5cm, tiểu đài 7-10 răng dài, có lông tua tủa, đài có 5 răng nhỏ bị khứa rách và
rụng sớm, tràng năm cánh hình nêm, nhị nhiều, hàn liền thành một cột.
Quả hình trứng nhọn, có khía dọc, phủ đầy lông cứng, khi chín nứt
thành 5 mảnh. Hạt hình thận, màu nâu.
1.1.2. Sinh học và sinh thái [1,7]
Cây ra hoa vào tháng 5-7, có quả tháng 8-10; mọc hoang rải rác trong
rừng thưa, ven rừng, nơi ẩm.
1.1.3. Phân bố [1, 8]
Theo điều tra của Viện Dược liệu, cây sâm báo mọc hoang và được
trồng nhiều nơi ở Việt Nam.
- Tỉnh Thanh Hoá: cây mọc hoang ở vùng núi Báo và được trồng nhiều
ở vườn thuốc trong vùng.
- Tỉnh Phú Yên: cây phân bố nhiều ở huyện sông Rinh.
- Tỉnh Gia Lai, tỉnh Đắc Lắc: có ở một số vùng.
1.1.4. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến [21]
Bộ phận dùng của cây sâm báo là rễ củ thu hoạch vào tháng 11-12 âm
lịch. Củ sâm báo sau khi cắt bỏ thân trên và rễ con, rửa sạch đem chế biến

theo nhiều cách khác nhau:
• Cạo sạch vỏ ngoài, ngày phơi đêm sấy cho đến khô.
• Ngâm nước vo gạo một đêm, vớt ra để khô đem đồ chín rồi phơi nắng
hoặc sấy khô.
3
• Ngâm vào nước phèn chua 2 ngày đêm, rửa sạch phơi nắng hay sấy khô.
Hoặc ngâm thêm nước gừng, gấc và đường cho thêm màu đỏ, vị cay và
vị ngọt.
1.1.5. Công dụng [8, 21]
Trong dân gian thường dùng rễ củ cây sâm báo để chữa cơ thể suy
nhược, kém ăn, kém ngủ, đau lưng, đau mình, các chứng ho, sốt nóng trong
người khô táo bón, khát nước, gầy còm, đau dạ dày. Có khi được dùng làm
thuốc thông tiểu tiện, điều kinh, chữa bệnh phổi, bạch đới.
Liều dùng: thường dùng 6-12g/ngày, có thể dùng tới 40g/ngày.
1.1.6. Tình hình nghiên cứu [17,22,28]
Cây sâm báo là cây thuốc được các lang y và nhân dân địa phương dùng
từ lâu nhưng hầu như chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về cây này. Theo Hoàng
Thị Thuỳ Hương rễ củ sâm báo chứa nhiều coumarin, chất nhầy, tinh bột;
flavonoid, acid hữu cơ, acid amin, đường khử. Theo Phan Văn Đệ và cộng sự,
ngoài các thành phần trên còn có saponin và triterpenoid. Hàm lượng chất
nhầy trong rễ củ sâm báo là 26,7% [17]; Hàm lượng coumarin là 0,91% [28].
Về tác dụng bảo vệ dạ dày của rễ củ sâm báo, Hoàng Thị Thuỳ Hương đã
nghiên cứu trên mô hình thắt môn vị cho thấy dịch chiết nước và chất nhầy
đều có tác dụng bảo vệ dạ dày: mức độ tổn thương ở lô SBN và chất nhầy so
với lô chứng là 60,46% và 40,31% [17].
1.2. BỆNH LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG
1.2.1. Đại cương
Loét dạ dày- tá tràng là bệnh phổ biến ở trên thế giới và Việt Nam. Tỷ
lệ mắc bệnh chiếm từ 3-4% dân số, có những nơi chiếm đến 10% [3]. Bệnh
gặp ở nam nhiều hơn nữ (1,3:1) [27], loét tá tràng gặp nhiều hơn loét dạ dày

(2:1) [26]. Sự ra đời của các nhóm thuốc thuốc làm thay đổi hẳn diễn biến và
tiên lượng của bệnh, hạn chế chỉ định phẫu thuật. Hơn nữa, việc xác nhận sự
4
có mặt và vai trò của HP trong loét dạ dày - tá tràng đã điều trị được nguyên
sinh bệnh, phối hợp với điều trị sinh lý bệnh học đã giảm rất nhiều tỉ lệ tái
phát ổ loét [18].
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày-tá tràng [9,18, 31]
Bệnh loét dạ dày-tá tràng đã được biết đến từ hàng ngàn năm trước đây.
Nhiều giả thuyết về bệnh sinh của bệnh loét dạ dày-tá tràng đã được đề xuất,
nhưng chưa có giả thuyết nào có thể chứng minh và cắt nghĩa đầy đủ [3]. Hiện
nay những yếu tố sau đây được nhiều người công nhận trong sinh bệnh học
của bệnh loét dạ dày- tá tràng.
• Sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (yếu tố gây loét) và yếu tố bảo vệ
(yếu tố chống loét).
• Vai trò của vi khuẩn HP.
• Vai trò của thuốc chống viêm không steroid.
• Các yếu tố ảnh hưởng khác.
I.2.2.I. Sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (yếu tô gây loét) và yếu tô
bảo vệ (yếu tố chống loét).
• Các yếu tố gây loét [18,19,30]
Acid HCl [18]
Acid HC1 do tế bào bìa của dạ dày tiết ra, là yếu tố chính trong nguyên
sinh bệnh của tất cả các thể loét dạ dày-tá tràng. Khi vượt qua hàng rào niêm
mạc, acid HC1 sẽ làm tổn thương các cơ cấu dưới niêm mạc bao gồm các
neuron, các huyết quản và các tế bào gây ra một loạt hiện tượng thứ phát:
- Giải phóng các chất trung gian dẫn truyền thần kinh, các chất này sẽ
kích thích bài tiết acid HC1.
- Các protein huyết thanh và máu chảy vào dạ dày bị phá huỷ bởi các
peptidase thành các acid amin, các acid amin này sẽ lại kích thích việc bài tiết
acid HC1.

5
- Hoạt hoá các tế bào viêm tiết ra các chất kích thích tế bào bìa, quan
trọng nhất là histamin.
Tất cả hiện tượng thứ phát trên do HC1 thẩm thấu qua hàng rào niêm
mạc gây ra tổn thương niêm mạc từ vết xước nông đến ổ loét. Trong trường
hợp loét do stress, tình trạng thiếu oxy, thiếu máu nuôi dưỡng làm cho biểu
mô không tiết được chất nhầy và bicarbonat, không duy trì được việc tái sinh
tế bào, niêm mạc dạ dày dễ bị tấn công bởi một acid dịch vị có độ toan bình
thường, thậm chí thiểu toan.
Pepsin
Được tế bào chính tiết ra dưới dạng pepsinogen dưới tác động của HC1
tạo thành pepsin hoạt động khi pH<3,5. Pepsin là một men tiêu huỷ protein
mạnh. Tác dụng tiêu protein của pepsin cùng với tính chất ăn mòn của acid
dịch vị giải thích cho việc tổn hại các mô gây ra loét dạ dày tá tràng [19]. Có
hai loại pepsinogen là pepsinogen I và pepsinogen II được phát hiện bằng điện
di miễn dịch. Lượng pepsinogen I quan hệ chặt chẽ vói lượng tế bào tuyến
hang vị và tăng cao ở 2/3 bệnh nhân loét hành tá tràng và 1/3 bệnh nhân loét
dạ dày [26].
Muối mật
Các muối mật được bài tiết vào tá tràng có thể gây tác hại lên niêm mạc
dạ dày. Trong trường hợp trào ngược thực quản muối mật bị acid hoá dễ dàng
khuếch tán qua lớp nhầy bảo vệ. Mặt khác nó có khả năng nhũ hoá, tạo
micelle với lipid, phospholipid, cholesterol của màng tế bào, phá vỡ các liên
kết bề mặt tế bào biểu mô dẫn đến tổn thương tế bào.
• Các yếu tố bảo vệ [19,31,32]
Chất nhầy dạ dày
Chất nhầy dạ dày được các tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày tiết ra, dày
khoảng 0,2mm bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày. Bình thường gel nhầy được
bài tiết liên tục và cũng được liên tục hoà tan bởi pepsin đã được bài tiết vào
6

khoang dạ dày. Lớp gel nhầy có tới 90% là nước. Sự nguyên vẹn của lớp gel
nhầy này có tác dụng như lớp nước không chuyển động, ngăn cản sự khuếch
tán của ion H+ và pepsin [31].
Bicarbonat
Bicarbonat cũng do tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày tiết ra, là một phần
cấu tạo nên lớp gel nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng.
Prostaglandin
Prostaglandin có nhiều trong niêm mạc dạ dày. Prostaglandin nội sinh
là những yếu tố quan trọng cấu tạo sức đề kháng của niêm mạc. Chúng kích
thích bài tiết chất nhầy dạ dày, các chất này là chất đệm của phần lớn acid bài
tiết. Prostagladin tham gia vào duy trì lưu lượng máu tới niêm mạc dạ dày và
sự toàn vẹn của hàng rào niêm mạc dạ dày. Prostagladin còn thúc đẩy sự tái
sinh tế bào biểu mô đáp ứng với tổn hại niêm mạc.
Lưu lượng máu
Do mức độ chuyển hoá cao của biểu mô dạ dày và nhu cầu về oxy, việc
duy trì lưu lượng máu bình thường tói niêm mạc dạ dày là một phần thiết yếu
của sức đề kháng của niêm mạc đối vói tổn hại. Lưu lượng máu tới niêm mạc
bị giảm kèm theo sự khuếch tán của ion H+ trong khoang là quan trọng trong
việc tạo ra tổn thương niêm mạc dạ dày.
Sự tái sinh tế bào niêm mạc
Biểu mô dạ dày được tái sinh rất nhanh, cứ 3 ngày một lần. Sự tái sinh
đó rất quan trọng khi mà HC1 và pepsin luôn tấn công các tế bào già nhất ở
đỉnh tuyến; đấy cũng là yếu tố quan trọng bảo vệ niêm mạc dạ dày khi dạ dày
bị tấn công bởi rượu hay các thuốc NSAID [18].
1.2.2.2 Vai trò của vi khuẩn Helicobacter pylori [10,29]
HP đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân và bệnh sinh của bệnh
loét dạ dày-tá tràng. Có đến 90% loét dạ dày và 95% loét tá tràng có sự hiện
diện của HP nơi ổ loét [26].
7
HP là xoắn khuẩn gram (-), đường kính 0,3-l,0|j.m dài từ l,5-5,0^im; có

4-6 roi mảnh ở một đầu. Nhờ có cấu trúc xoắn và các roi này, vi khuẩn HP
như một mũi khoan có khả năng di chuyển luồn sâu xuống dưới lớp nhầy của
bề mặt dạ dày, bám vào màng đỉnh tế bào biểu mô phủ hoặc giữa khe liên kết
tế bào làm gãy các cẩu nối liên tế bào biểu mô gây viêm và hoại tử tế bào.
HP tiết ra enzym urease phân huỷ ure thành amoniac, tạo thành lớp đệm
pH trung tính giúp HP tồn tại được trong môi trường acid. Amoniac còn làm
thoái hoá chất nhầy gây độc trực tiếp cho tế bào.
HP tiết ra độc tố VacA (Vacuolating cytotoxin A) gây huỷ hoại tế bào
do chúng gây thoái hoá hình thành những không bào bên trong tế bào. Độc
tính CagA tăng cường hoạt tính độc của VacA và gây ra nhiều rối loạn khác.
HP cũng sản xuất ra protein bề mặt có hoá ứng động (+) với bạch cầu
đa nhân trung tính và bạch cầu đơn nhân, nó còn kích thích tiết ra yếu tố hoạt
hoá tiểu cầu, các chất tiền viêm, các chất superoxid, interleukin 1 và TNF là
những chất gây viêm và hoại tử tế bào[26].
I.2.2.3. Vai trò của thuốc chống viêm không steroid [2,27,31]
Các thuốc NSAID gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá qua 2 cơ
chế:
Tác dụng qua ức chế prostaglandin : các thuốc NSAID đều ức chế
enzym cyclooxygenase (COX), ngăn cản tổng hợp prostaglandin là chất trung
gian gây viêm. Đồng thời các thuốc NSAID ức chế không chọn lọc cox 2
cũng ức chế tổng hợp prostaglandin sinh lý có ở niêm mạc dạ dày. Việc ức chế
tổng hợp prostaglandin ở dạ dày làm giảm sản xuất chất nhầy và bicarbonat,
cản trở đổi mới tế bào niêm mạc, giảm lưu lượng máu tới niêm mạc dạ dày.
Như vậy ức chế tổng hợp prostaglandin của các thuốc NSAID làm giảm yếu tố
bảo vệ dạ dày giúp cho HC1, pepsin dễ dàng tấn công gây tổn thương dạ dày tá
tràng.
8
Hình 1.1. Cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin của thuốc NSAID
Tác dụng tại chỗ: hầu hết các thuốc NSAID có bản chất là acid, trong
dạ dày pH acid làm chúng không phân ly dễ dàng khuếch tán qua màng tế bào

nên xuyên qua lớp chất nhầy, ăn mòn niêm mạc gây loét. Do đó các viên bao
tan ở ruột chỉ làm giảm một phần nguy cơ loét dạ dày chứ không làm giảm
loét tá tràng [25].
Có đến 10-20% tỷ lệ loét dạ dày và 2-5% tỷ lệ loét tá tràng ở những
người sử dụng thuốc NSAID. Gần 2,4% những ngưòi sử dụng thuốc NSAID có
biến chứng nặng như: xuất huyết, thủng hoặc chết trong vòng một năm [26].
Aspirin và indomethacin là những thuốc NSAID có nguy cơ gây loét dạ dày tá
tràng cao [17].
9
• Yếu tố xã hội: căng thẳng thần kinh (những người trí thức chiếm tỉ lệ
nhiều hơn người nông dân).
• Yếu tố thể trạng: tính gia đình, bệnh có thể do mẫn cảm với một kháng
nguyên nào đó.
• Yếu tố nội tiết: rối loạn nội tiết gây tăng tiết dịch vị, thậm chí có thể
gây loét (nhất là tăng tiết corticoid).
• Yếu tố thần kinh: cường phó giao cảm gây tăng tiết dịch vị.
• Rượu, thuốc lá, cà phê: làm giảm yếu tố bảo vệ.
1.2.3. Triệu chứng
1.2.3.1. Triệu chứng lâm sàng [5,9,18]
Triệu chứng lâm sàng điển hình là đau. Các cơn đau do loét dạ dày tá
tràng thường có các đặc điểm sau:
- Đau mãn tính: thường đau vài ba năm.
- Đau có tính chất chu kỳ: đau vào một mùa nhất định thường là mùa
rét. Mỗi chu kỳ đau thường kéo dài 1 tuần hay hơn.
- Đau có nhịp điệu trong ngày liên quan đến bữa ăn: đau l-2giờ sau khi
ăn (loét dạ dày) hoặc đau khi đói, ăn vào hết đau (loét tá tràng).
- Vị trí, hướng lan, cường độ: đau vùng thượng vị, đau xuyên sau lưng
hoặc dọc theo bờ sườn phải, có khi lan xuống bụng dưới. Đau như bỏng rát,
đau quặn, có thể chỉ đau âm ỉ.
Ngoài ra có thể có ợ hơi, ợ chua, nôn hoặc buồn nôn.

1.2.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng [5,9]
• Thăm dò hình thái
- Chụp X quang dạ dày tá tràng: đây là phương pháp gián tiếp nên độ
tin cậy không cao, dễ bỏ sót các tổn thương nhỏ không thấy trên phim.
I.2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng khác [2]
10
- Soi dạ dày-tá tràng bằng ống soi mềm, quan sát trực tiếp các tổn
thương ở dạ dày và tá tràng bằng mắt thường hoặc qua video. Trong khi nội
soi có thể sinh thiết để xét nghiệm mô bệnh học. Qua nội soi còn có thể điều
trị như cầm máu ổ loét, cắt polyp
• Xét nghiệm tìm HP
- Xét nghiệm xâm lấn (có nội soi và sinh thiết): test urease nhanh, xét
nghiệm mô học, nuôi cấy vi khuẩn, PCR mẫu sinh thiết.
- Xét nghiệm không xâm lấn: test thở urease, định lượng kháng nguyên
trong phân, miễn dịch huyết thanh.
• Thăm dò chức năng dạ dày
- Nghiệm pháp hút dịch vị lúc đói.
- Nghiệm pháp bài tiết dịch vị.
• Các xét nghiệm khác:
Các xét nghiệm máu được chỉ định để chẩn đoán phân biệt: bệnh nhân
thiếu máu trong trường hợp chảy máu dạ dày cấp, bạch cầu tăng trong trường
hợp thủng dạ dày.
1.233. Biến chứng [5]
• Chảy máu tiêu hoá: biểu hiện bằng nôn ra máu, hoặc ỉa phân đen hoặc cả
hai. Nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong do mất nhiều
máu gây trụy tim mạch, hạ huyết áp.
• Thủng dạ dày: là một cấp cứu ngoại khoa, biểu hiện bằng đau bụng dữ dội
và co cứng thành bụng do các chất dịch dạ dày tràn vào ổ bụng gây viêm
màng bụng.
• Hẹp môn vị: bệnh nhân ăn không tiêu, nôn nhiều.

• Ưng thư: chỉ có loét dạ dày mới bị ung thư hoá với tỷ lệ 5% [17].
1.2.4. Các thuốc thường dùng
• Mục đích điều trị [3]
+ Giảm yếu tố gây loét
11
Dùng các thuốc ức chế bài tiết acid HC1 và pepsin.
Dùng thuốc trung hoà acid H ơ.
+ Tăng cường yếu tố bảo vệ
Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó ổ loét.
Dùng thuốc kích thích sản xuất chất nhầy hoặc các phương pháp kích
thích sự tái tạo niêm mạc bằng laser cường độ thấp-Heli-Neon.
+ Diệt trừ HP
Dùng các kháng sinh và các chất diệt khuẩn như bismuth.
*Các thuốc thường dùng [2,3,13,26]
1.2.4.1. Thuốc kháng acid (antacid) [26]
Gồm có: natribicarbonat, calcicarbonat, nhôm hydroxyd, magie
hydroxyd.
Tác dụng và cơ chế: các thuốc loại này có khả năng trung hoà acid HC1
đã được bài tiết vào dịch vị. Thuốc có tác dụng nhanh nhưng ngắn nên hay
dùng để cắt cơn đau và giảm nhanh các triệu chứng.
Tác dụng không mong muốn: bicarbonat natri và calci gây kiềm chuyển
hoá và làm tăng calci máu gây sỏi thận nên không được dùng nữa. Người ta
thường dùng kết hợp hydroxyd nhôm và magnesi để giảm tác dụng gây táo
bón của nhôm và gây ỉa chảy của magnesi; tuy nhiên chúng cũng tạo các muối
phosphat không hoà tan, lâu ngày gây mất phospho. Thuốc làm dịu cơn đau và
giúp ngăn ngừa loét do stress, ít có khả năng lành sẹo nên dùng như một thuốc
phối hợp.
Liều dùng 3-4g/ngày thường nhai nhỏ trong và sau khi ăn.
1.2.4.2. Thuốc kháng thụ thểH2-hỉstamin [2,3]
Các thuốc trong nhóm này gồm: cimetidin, ranitidin, famotidin,

nizatidin
Tác dụng và cơ chê: do các thuốc này có cấu trúc gần giống với
histamin nên nó tranh chấp với histamin tại receptor H2 ở tế bào thành dạ dày.
12
Các thuốc kháng H2-histamin chỉ tác dụng chọn lọc trên receptor H2, không có
tác dụng trên receptor Hj. Do đó các thuốc này làm giảm bài tiết acid dịch vị
mà acid này được kích thích bởi hisamin, gastrin, thuốc cường phó giao cảm
và dây X.
Các thuốc thế hệ sau ưu việt hơn thế hệ trước [3]:
- Liều lượng dùng ít hơn.
- Thời gian lành ổ loét nhanh hơn.
- Sau thời gian ngừng thuốc, tỷ lệ tái phát ít hơn.
Bảng 1.1. Một số thông số của các thuốc kháng H2-histamin
Tên thuốc
SKD
(%)
T1/2 (h)
T tác
dụng(h)
Liều dùng Liều duy trì
Cimetidin 60 1,5-2,3
5-6
200mg X 3 lần và
400mg trước khi ngủ
400mg trước
khi ngủ
Ranitidin 50 2-3 9-10
150mg X 2 lần hoặc
300mg trước khi ngủ
150mg trước

khi ngủ
Famotidin
43 2-3 12
20mg X 2 lần hoặc
30mg trước khi ngủ
20mg trước
khi ngủ
Nizatidin 98 1,1-1,6 11
150mg x2 lần hoặc
300mg trước khi ngủ
150mg trước
khi ngủ
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nhóm thuốc này ức chế bài tiết dịch vị
vào ban đêm mạnh hơn ban ngày, mặt khác dịch vị ban ngày đã có thức ăn
đệm. Vì vậy, sau đợt điều trị tấn công (khoảng 4-6 tuần) có thể duy trì ở liều
thấp hơn và chỉ cần uống một liều duy nhất vào buổi tối trước khi ngủ.
Tác dụng không mong muốn: thường gặp ở cimetidin với liều cao: hạ
huyết áp, loạn nhịp tim, chứng vú to và liệt dương ở nam giói, gây ung thư dạ
dày.
13
Thận trọng: cimetidin ức chế Cyt P450 ở gan, làm thay đổi sinh khả
dụng, tăng tác dụng, tăng độc tính của các thuốc chuyển hoá qua CytP450
gan.
1.2.4.2. Thuốc ức chế bơm proton H+/K+ ATPase
Bao gồm: omeprazol, lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol.
Tác dụng và cơ chế tác dụng: các thuốc thuốc thuộc nhóm này có cùng
cơ chế tác dụng là ức chế H+/K+ ATPase nên xét omeprazol làm đại diện.
Omeprazol là dẫn xuất của benzimidazol, khi vào trong cơ thể ở pH<5 nó
được proton hoá thành 2 dạng: acid sulphenic và sulphenamic. Hai chất này
gắn thuận nghịch với nhóm sulfhydro của H7K+ ATPase ở tế bào thành dạ

dày nên ức chế bài tiết acid do bất kỳ nguyên nhân nào.
Thuốc ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton nên tác dụng
nhanh và hiệu quả hơn các thuốc khác. Tỷ lệ lành sẹo có thể đạt 95% sau 8
tuần điều trị.
Tác dụng không mong muốn: nhìn chung thuốc dung nạp tốt có thể gây
chóng mặt nhức đầu, rối loạn tiêu hoá.
Bảng 1.2. Một số thông số của thuốc ức chế bơm proton
Tên thuốc
SKD
(%)
Ti/2 (h)
Liều dùng
ức chế men gan
Omeprazol 60
2/3
20mg/ngàyx4
tuần
+++
Lansoprazol 80 1,5-2,5
15-30mg/ngày
x4-8 tuần
+
Pantoprazol 70 0,5-1,5
40mg/ngày x8
tuần
0
Rabeprazol 70
0,5-1,5 20mg/ngày 0
14
Các thuốc ức chế bơm proton đều được bào chế dưói dạng bao tan trong

ruột. Khi uống không được làm vỡ viên mà phải nuốt nguyên viên với nước.
Thời gian thích hợp để uống thuốc là cách xa bữa ăn (trước khi ăn sáng và
trước khi ngủ buổi tối).
1.2.4.3. Các thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc [2,25]
Các thuốc: carbenoxolon, sucralfat, prostaglandin, hợp chất bismuth.
• Carbenoxolon: có tác dụng tăng sản xuất chất nhầy. Nhưng do có tác
dụng phụ giống như aldosteron nên hiện nay ít dùng.
• Sucralfat:
Tác dụng và cơ chế:
- Thành phần là Alumini sacharose sulfat, tan trong acid, giải phóng Al+++,
phần anion sulfat sẽ polimer hoá tạo gel nhầy, dính, bao bọc ổ loét. Hơn nữa
sucralfat kích thích sản xuất prostaglandin tại chỗ.
- Hấp phụ pepsin và muối mật, làm bất hoạt chúng nên dùng để điều trị
viêm dạ dày do trào ngược dịch mật.
Trong điều trị loét dạ dày tá tràng, sucralfat làm giảm đau nhanh và làm
lành sẹo tương đương với cimetidin [26].
Tác dụng không mong muốn: Thuốc gây táo bón. Tuy ít hấp thu nhưng
không dùng cho trường hợp suy thận nặng vì có chứa nhiều nhôm.
Liều dùng: uống 1 viên lg/lần x3 lần/ngày, trước mỗi bữa ăn và 1 viên
trước khi đi ngủ. Dùng 4-6 tuần.
• Các dẫn xuất của prostaglandin: gồm có misoprostol, enprostol.
Tác dụng và cơ chế: các chất này có khả năng chống loét do kích thích
bài tiết chất nhầy dạ dày; kích thích bài tiết bicarbonat dạ dày và tá tràng, duy
trì hoặc làm tăng trương lực máu tới niêm mạc dạ dày, kích thích tăng sinh tế
bào niêm mạc dạ dày.
Hiện nay trên lâm sàng thường sử dụng misoprostol (cytotec).
Misoprostol kích thích nhu động và bài tiết ở ruột non nên thường gây tiêu
15
chảy, một phản ứng không mong muốn đáng kể ở một số lớn bệnh nhân.
Ngoài ra chúng còn gây kích thích tử cung co thắt gây xẩy thai nên không

được chỉ định cho phụ nữ có thai và mong muốn có thai. Vì các lẽ trên nên
hiện nay các chất tổng hợp prostagladin chỉ được xếp thứ 2 và có giá trị như
một liệu pháp bảo vệ tế bào dùng cho các bệnh nhân phải sử dụng các thuốc
NSAID.
Liều dùng: 200|j,g x2 lần/ngày.
1.2.4.4. Thuốc diệt H p [2,3, 18]
Diệt HP có khả năng điều trị dứt điểm bệnh loét dạ dày- tá tràng hoặc ít
nhất cũng làm giảm rõ rệt tần số tái phát [18]. Các thuốc được dùng để diệt
HP:
- Kháng sinh.
- Nhóm imidazol.
- Muối bismuth.
• Hợp chất bismuth
Bao gồm: bismuth subsalicylat, bismuth subcitrat, bismuth aluminat.
Tác dụng và cơ chế: các hợp chất bismuth tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc
tránh tác động của acid, tăng tiết chất nhầy bảo vệ, kích thích tổng hợp
prostaglandin và diệt HP. Cơ chế diệt HP là gây đông vón protein của vi
khuẩn.
Tác dụng không mong muôh: dùng lâu gây suy nhược thần kinh TW, loạn
dưỡng xương, đen vòm miệng.
Hiện nay người ta dùng bismuth dưới dạng thuốc hữu cơ như: colloidal
bismuth subnitrat (CBS) hoặc tripotassium dicitratobismuthat (TDB) có kích
thước phân tử lớn, có MIC rất thấp, và chỉ dùng ở liều thấp rất ít gây tác dụng
phụ. Khi dùng đơn trị liệu, các hợp chất bismuth chỉ diệt được HP khoảng
20% người bệnh, nhưng khi phối hợp với kháng sinh và thuốc ức chế bơm
proton có thể diệt trừ HP đến 95% người bệnh.
16
• Imidazol:
Thường dùng metronidazol, tinidazol. Trong những năm gần đây người
ta nhận thấy hiện tượng kháng thuốc của HP với metronidazol.

• Kháng sinh:
Kháng sinh có tác dụng ức chế tổng hợp protein hoặc làm rối loạn quá
trình tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn. Kháng sinh được dùng phổ biến là:
amoxicilin, tetracyclin, clarithromycin. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
chứng minh dùng đơn độc một kháng sinh là ít có hiệu quả: tetracyclin 0%,
amoxicilin 22%, cao nhất là clarithromycin cũng chỉ khoảng 50% [18]. Dùng
hai loại kháng sinh kết hợp vói thuốc ức chế bài tiết thì tỷ lệ diệt HP đến hơn
90% [15].
Các phác đồ phối hợp thường được dùng:
- Amoxicilin + metronidazol +thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc
kháng thụ thể H2-histamin.
- Tetracyclin + metronidazol + thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc
kháng thụ thể H2-histamin.
- Clarithromycin + metronidazol + thuốc ức chế bơm proton hoặc
thuốc kháng thụ thể H2-histamin.
I.2.4.5. Các thuốc khác [2,15,26]
• Thuốc kháng cholinergic
Thuốc kháng cholinergic có tác dụng kháng acetylcholin, giảm tiết HC1
trực tiếp do tác động trực tiếp lên tế bào viền và gián tiếp bằng kìm hãm sản
xuất gastrin, sự tiết pepsin cũng bị giảm.
Atropin: ức chế cạnh tranh với acetylcholin ở các thụ thể muscarinic
của các cơ quan chịu sự chi phối của hệ phó giao cảm. Thuốc gây nhiều tác
dụng phụ (khô miệng, giãn đồng tử, bí tiểu tiện, nhịp tim nhanh ), đặc biệt là
tác dụng phụ trên thần kinh trung ương (lú lẫn, hoang tưởng). Vì thế hiện nay
atropin ít dùng.
Pirenzepin (gastrozepin): tác dụng chọn lọc trên recepter Mr
Muscarinic trên tế bào viền, nên không có tác dụng phụ như atropin, đặc biệt
là tác dụng trên thần kinh trung ương. Vì vậy được chỉ định rộng rãi hơn
atropin.
Liều dùng:100-150mg/ngày. Liều duy trì: 50mg/ngày. Dùng một đợt

10 ngày.
• Thuốc kháng gastrin
Gastrin tiết ra ở hang vị do tác dụng của thức ăn hay do kích thích dây
X. Gastrin gắn vào recepter trên tế bào thành làm tiết dịch vị, pepsin và yếu tố
nội dạ dày.
Proglumid: là thuốc đối kháng gastrin, được chỉ định trong điều trị loét
có tăng gastrin máu và nhất là trong u tiết gastrin.
Liều dùng: 200 - 400mg/lần X 3 lần/ngày, uống trước bữa ăn.
Thuốc đông dược điều trị bệnh loét dạ dày-tá tràng [4, 7,20]
Theo y học cổ truyền, người ta chia loét dạ dày -tá tràng làm hai thể lớn là
thể can khí phạm vị và thể tỳ vị hư hàn.
♦ Can khí phạm vị: do tinh trí bị kích thích mà can khí uất kết làm cho tỳ
thổ mất khả năng kiện vận (can mộc khắc tỳ thổ) dẫn đến đau, ợ hơi, ợ chua.
♦ Thể tỳ vị hư hàn: do tỳ vị tiên thiên bất túc hoặc do ăn uống không điều
độ thất thường, uống nhiều rượu, ăn thứ cứng làm tổn thương tỳ vị, nhân đó
hàn tà xâm nhập vào, gây khí trệ, huyết ứ sinh ra những cơn đau.
Một số vị thuốc thường dùng chữa viêm loét dạ dày:
• Cam thảo: chống loét dạ dày, chống co thắt ruột, giảm tiết acid dịch vị,
chống viêm và kháng khuẩn.
• Chè dây: có khả năng làm giảm HC1 dịch vị invitro và invivo, ức chế
các ổ loét, làm giảm đau rõ rệt và ức chế một số chủng vi khuẩn. Trên
lâm sàng, nghiên cứu cho thấy: 93% hết đau sau 9 ngày,78% ổ loét
hành tá tràng liền sẹo và 42,5% sạch HP.
18
• Nghệ: tái tạo biểu mô, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết dịch vị, giảm
độ acid, chống co thắt ruột, chống viêm kháng khuẩn.
• Bạch truật: chống loét dạ dày, giảm tiết acid do ức chế bơm proton.
• Bạch thược: ức chế cơ trơn dạ dày, giảm tiết dịch vị, chống viêm, kháng
khuẩn.
• Trung hoà độ toan và bảo vệ niêm mạc: ô tặc cốt, cam thảo.

• Giảm đau: hương phụ, dạ cẩm, cà độc dược.
• An thần: lá vông, lá sen, lạc tiên.
19
PHẦN 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. NG^UYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1.1. Nguyên vật liệu
2.1.1.1. Dược liệu:
Rễ củ sâm báo được thu hoạch vào tháng 12/2003 tại xã Hà Bình, tỉnh
f‘ Thanh Hoá. củ thu hoạch về rửa sạch đất cát, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi qua rồi
đem sấy ở 50-60°C đến khô, dùng làm nguyên liệu cho nghiên cứu.
Chế phẩm nghiên cứu: củ sâm báo thái lát mỏng, đem sắc theo phương
pháp cổ truyền, thu lấy dịch chiết nước rồi đem cô đến cao 2:1 (sâm báo
nước).
2.1.1.3. Hoá chất:
- Indomethacin: thuốc chuẩn do viện kiểm nghiệm cung cấp.
- Omeprazol: biệt dược losec, hãng Astragenzka.
- Misoprostol: biệt dược là cytotec của hãng Boehringer Mannheim
Searle.
- Maalox: do công ty trách nhiệm hữu hạn Aventis SRL sản xuất.
- NaCl 0,9%, HC1 IN, CMC 0,5%, formol 1%
2.1.1.4. Súc vật thí nghiệm:
Chuột cống trắng khoẻ mạnh, trọng lượng 140-180g, không phân biệt
đực cái do Học Viện Quân Y cung cấp.
Chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, trọng lượng 18-22g, cả hai giống do Viện
vệ sinh dịch tễ trung ương cung cấp.
Chuột được nuôi bằng viên thức ăn chuẩn do viện vệ sinh dịch tễ cung
cấp và đầy đủ nước uống trong phòng nghiệm bộ môn Dược lực, trường Đại
Học Dược Hà Nội 3-7 ngày trước thí nghiệm và trong suốt quá trình thí
nghiệm.
20

×