Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Minh Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.49 KB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TỐN

CHUN ĐỀ THỰC TẬP CHUN NGÀNH
ĐỀ TÀI: HỒN THIỆN KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY
TNHH MINH PHÚ

Họ tên sinh viên: Vũ Thị Ngân
Lớp : KT13A03 – MSV:13120873
GVHD: Th.s Trần Quang Chung

Hà Nội, 4 – 2014


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................6
Bảng 1.2: Bảng cơ cấu lao động theo chức năng 5....................................................................6

DANH MỤC SƠ ĐỒ........................................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1.......................................................................................................3
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG –
TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH MINH PHÚ......................................3
1.1.ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MINH PHÚ..........................................................3
1.2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CƠNG TY TNHH MINH PHÚ..............................................6
1.2.1.Chế độ tiền lương của công ty TNHH Minh Phú ..............................................................6
1.2.2. Các hình thức trả lương tại cơng ty TNHH Minh Phú.......................................................9
1.3 CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP, NỘP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CƠNG TY TNHH
MINH PHÚ...................................................................................................................................11


1.3.1. Quỹ BHXH......................................................................................................................11
1.3.2. Quỹ BHYT.......................................................................................................................11
13.3. Kinh phí cơng đồn ( KPCĐ) ...........................................................................................12
1.3.4.Chế độ các khoản trích theo lương ................................................................................12
1.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÚ.....................17
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong việc quản lý lao động, tiền lương........17
- Quản lý CBCNV trong toàn doanh nghiệp, tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển và làm công
tác hợp đồng lao động theo bộ luật lao động nhà nước đã ban hành.....................................19
1.4.2. Hạch toán số lượng, thời gian và hạch toán tiền lương cho người lao động.................19

CHƯƠNG 2.....................................................................................................21


THỰC TRẠNG KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CƠNG TY TNHH MINH PHÚ....................................21
2.1. KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÚ........................................................21
2.1.1. Chứng từ sử dụng..........................................................................................................21
2.1.2. Phương pháp tính lương................................................................................................21
Căn cứ vào các chứng từ như "Bảng chấm cơng", kế tốn tính tiền lương phải trả cho từng
người và tổng hợp theo từng bộ phận sử dụng lao động, sau đó phản ánh vào ‘‘Bảng thanh
tốn tiền lương" lập cho từng phịng ban, phân xưởng sản xuất của Doanh nghiệp..............22
2.1.3. Tài khoản sử dụng..........................................................................................................29
2.1.4. QUY TRÌNH KẾ TỐN......................................................................................................30
2.2 KẾ TỐN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÚ.........................46
2.2.1. Chứng từ sử dụng..........................................................................................................46
2.2.2.TK sử dụng......................................................................................................................46
2.2.3. Quy trình kế tốn...........................................................................................................47

CHƯƠNG 3.....................................................................................................56
HỒN THIỆN KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO

LƯỢNG TẠI CƠNG TY TNHH MINH PHÚ................................................56
3.1.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI CƠNG TY TNHH MINH PHÚ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN..............................56
3.1.1.Ưu điểm..........................................................................................................................56
3.1.2. Nhược điểm...................................................................................................................58
3.1.3. Phương hướng hồn thiện............................................................................................59
3.2.CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
CƠNG TY TNHH MINH PHÚ..........................................................................................................61
3.2.1. Về hình thức tiền lương và phương pháp tính lương....................................................61
3.2.2 Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán..............................................................71
3.2.3.Về chứng từ và luân chuyển chứng từ............................................................................71


3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết.....................................................................................................72
3.2.5.Về sổ kế toán tổng hợp...................................................................................................72
3.2.6.Về báo cáo kế toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương................73
3.2.7. Điều kiện thực hiện giải pháp........................................................................................73

KẾT LUẬN.....................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................77
NHẬN XẾT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP........................................................78
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN............................................79
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN...............................................80
GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN...........80


DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu viết tắt


Nội dung

1

BCC

Bảng chấm công

2

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

3

BHXH

Bảo hiểm xã hội

4

BHYT

Bảo hiểm y tế

5

BTTL


Bảng thanh tốn lương

6

BTTT

Bảng thanh tốn thưởng

7

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

8

CNV

Cơng nhân viên

9

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn

10

NLĐ


Người lao động

11

NVL

Ngun vật liệu

12

PNHBHXH

Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội

13

SPHT

Sản phâm hoàn thành

14

SX

Sản xuất


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng cơ cấu lao động theo giới tính, trình độ, độ tuổi ..................4

Bảng 1.2: Bảng cơ cấu lao động theo chức năng............................................5
Bảng 2.1: Bảng đánh giá công việ..................................................................23
Bảng 2.2: Bảng hệ số phụ cấp trách nhiệm.....................................................24
Bảng 2.3:Bảng thanh toán tiền lương .............................................................35
Bảng 2.4: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương................36
Bảng 2.5: Sổ chi tiết TK334............................................................................38
Bảng 2.6: Trích sổ Nhật ký chung...................................................................41
Bảng 2.7: Sổ cái tài khoản 334........................................................................44
Bảng 2.8: Sổ chi tiết tài khoản 3382...............................................................47
Bảng 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 3383...............................................................48
Bảng 2.10: Sổ chi tiết tài khoản 3384.............................................................49
Bảng 2.11: Sổ cái tài khoản 338......................................................................51
Bảng 3.1: Bảng phân tích cơng việc của công nhân tiện ................................62
Bảng 3.2: Mức điểm cao nhất cho từng tiêu thức đánh giá phân loại lao động
trong các phòng ban........................................................................................65
Bảng 3.3: Bảng chấm điểm kết quả thực hiện cơng việc của nhân viên các
phịng ban trong Cơng ty.................................................................................66


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 . Quy trình ghi sổ kế tốn tổng hợp tiền lương tại Cơng ty TNHH
Minh Phú ........................................................................................................40


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03

LỜI MỞ ĐẦU
Theo C. Mác “ lao động của con người là một trong ba yếu tố quyết định

sự tồn tại của quá trình sản xuất, giữ vai trò then chốt trong việc tạo ra của cải
vật chất tinh thần cho người lao động”. Nhà nước ta luôn đảm bảo quyền lợi
của người lao động và được biểu hiện cụ thể bằng luật lao động, chế độ tiền
lương, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí
cơng đồn.
Trong nền kinh tế hàng hóa thì lao động được biểu hiện bằng thước đo
giá trị gọi là tiền lương. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao
động để tái sản xuất sức lao động, là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Quản lý động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện tính và phân bổ chi phí
nhân cơng vào giá thành sản phẩm. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương được tổ chức tốt là điều kiện cần và không thể thiếu để quản lý tốt quỹ
tiền lương và quỹ bảo hiểm xã hội; đảm bảo cho việc trả lương và các khoản
trích theo lương được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng chế độ, chính xác, kịp
thời ; vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động, vừa khuyến khích người lao
động nâng cao năng xuất từ đó tiết kiệm chi phí nhân cơng, đẩy mạnh q
trình sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Đây là lý do tại sao hạch toán tiền
lương trong doanh nghiệp lại có tầm quan trọng đặc biệt.
Việc phân tích đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch quỹ tiền
lương nhằm cung cấp cho nhà quản lý những thông tin khái qt về tình hình
thực hiện tiền lương của tồn doanh nghiệp, thấy được ưu - nhược điểm trong
công tác quản lý từ đó đi sâu vào nghiên cứu các chế độ, chính sách, định
mức tiền lương. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của tiền lương, đồng
thời với mong muốn vận dụng những kiến thức nhà trường vào thực tế em đã
GVHD: Th.S Trần Quang Chung

1


SV: Vũ Thị Ngân


Lớp: KT13A03

chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích theo
lương” tại cơng ty TNHH Minh Phú.
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận nội dung báo cáo được chia làm 3
chương chính sau:
Chương 1: Đặc điểm lao động tiền lương và quản lý lao động tiền
lương tại công ty TNHH Minh Phú.
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại cơng ty TNHH Minh Phú.
Chương 3: Hồn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty TNHH Minh Phú.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị phịng kế tốn Cơng ty TNHH
Minh Phú , đặc biệt là GVHD Ths.Trần Quang Chung đã giúp em hồn thành
báo cáo chun đề của mình.
Trong q trình hồn thiện chun đề này, do thời gian và sự hiểu biết
bản thân còn nhiều hạn chế nên báo cáo chuyên đề của em không tránh khỏi
những sai xót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ dẫn của quý
thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện tốt hơn.

GVHD: Th.S Trần Quang Chung

2


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG –
TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH MINH PHÚ
1.1.ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MINH PHÚ
Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, do đó công ty đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu của q trình
sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy ngay từ khi thành lập vấn đề lao động được
cơng ty đặc biệt quan tâm.
Do đặc thù tính chất công việc nên đa số nguồn lao động trong công ty là
nam giới. Mặc khác nguồn lao động mang tính ổn định không cao, đặc biệt là
nguồn lao động phổ thông nên công tác tuyển dụng lao động trong công ty
ln được chú trọng. Tổng số lao động tính đến thời điểm cuối năm 2011 là
100 người . Sau 2 năm số lao động này là 150 người, trong đó lao động gián
tiếp là 30 người, lao động trực tiếp là 120 người. Điều này phần nào cho thấy
sự lớn mạnh của công ty qua thời gian.
Công ty đang nắm giữ nguồn lao động khá trẻ. Họ năng động và sáng
tạo, nhờ đó sản phẩm họ thiết kế rất phong cách, mẫu mã đẹp và được thị
trường ưa chuộng. Đội ngũ lao động đa phần được đào tạo bài bản, nắm vững
kỹ thuật chuyên môn, đặc biệt là luôn hết lịng cho sự nghiệp chung của tồn
cơng ty. Số lượng CBCNV phịng quản lý đều có bằng cấp từ cao đẳng trở
lên, họ thường xuyên được tham gia các khóa học nhằm trau dồi và nâng cao
trình độ chun mơn.
Việc sắp xếp bố trí nhân sự của doanh nghiệp được thể hiện ở 2 bảng
sau:

GVHD: Th.S Trần Quang Chung

3



SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03

Bảng 1.1: Bảng cơ cấu lao động theo giới tính, trình độ, độ tuổi của cơng
ty
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chỉ tiêu

Tổng số CBCNV

100

100

120

100

150

100

+ Nam


90

90

108

90

135

90

+ Nữ

10

10

12

10

15

10

+ Đại học

20


20

25

20,8

35

23,3

+ Cao đẳng

50

50

60

50

65

43,3

+ Trung cấp

10

10


15

12,5

20

13,4

+Phổ thông

20

20

20

16,7

30

20

+ Từ 20 - 30 tuổi 60

60

80

100


+ Từ 30 - 40 tuổi

30

30

30

40

+ Từ 40 - 60 tuổi

10

10

10

10

Giới tinh

Trình độ

Độ tuổi

Nguồn: Phịng tổ chức lao động tiền lương
Số lao động nam chiếm 90% tổng số lao động. Lao động có trình độ
cao đẳng chiếm tỷ trọng cao. Đặc điểm lao động sản xuất của công ty là lao
động kỹ thuật, được đào tạo cơ bản từ các trường và các làng nghề có uy tín.

Cơng nhân phần lớn đạt trình độ tay nghề bậc 4, bậc 5. Tùy theo từng bộ phận
GVHD: Th.S Trần Quang Chung

4


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03

trong phân xưởng sản xuất công ty sẽ bố trí thích hợp cho từng vị trí, đảm bảo
sự thơng suốt trong q trình sản xuất cũng như phù hợp với trình độ chun
mơn của từng người.
Lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp. Đa phần
họ là những công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng. Sở dĩ điều này là do
tính chất công việc, họ phải trực tiếp điều khiển những máy móc , thiết bị có
độ an tồn khơng cao (như máy cưa, máy bào…) vì vậy khơng phù hợp với
những lao động lớn tuổi.
Bảng 1.2: Bảng cơ cấu lao động theo chức năng của công ty
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chỉ tiêu

Tổng số CBCNV

100


100

120

100

150

Lao động gián tiếp

20

20

25

30

+ Quản lý

11

11

13

15

+ Kỹ Thuật


9

9

12

15

Lao động trực tiếp

80

80

95

120

+ phân xưởng SX

70

70

80

100

+ Kho bãi


10

10

15

100

20

Nguồn : Phòng tổ chức lao động tiền lương

GVHD: Th.S Trần Quang Chung

5


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03

Lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ, đây là bộ máy quản lý đã được
tinh giảm gọn nhẹ. Điều này chứng tỏ ban giám đốc chú trọng chất lượng lao
động hơn số lượng lao động. Lao động trực tiếp tại phân xưởng sản xuất
chiếm tỷ trọng lớn, đây là nguồn lao động chủ yếu của doanh nghiệp. Họ là
những công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm của công ty. Cơ cấu lao động ở các
phân xưởng cũng được sắp xếp một cách hợp lý, đảm bảo tối đa công suất,
năng lực của từng bộ phận. Với cơ cấu nhân sự như vậy đã góp phần đáp ứng
được nhu câu sản xuất, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1.2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH MINH
PHÚ
1.2.1.Chế độ tiền lương của công ty TNHH Minh Phú
Việc vận dụng chế độ tiền lương thích hợp nhằm khốn triệt ngun tắc
phân phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của toàn xã hội
với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động.
1.2.1.1.Chế độ tiền lương theo cấp bậc
Là chế độ tiền lương được áp dụng cho công nhân. Tiền lương cấp bậc
được xây dựng trên số lượng và chất lượng lao động. Có thể nói rằng chế độ
tiền lương cấp bậc nhằm mục đích xác định chất lượng lao động, so sánh chất
lượng lao động trong các ngành nghề khác nhau và trong từng ngành nghề.
Đồng thời nó có thể so sánh điều kiện làm việc nặng nhọc với điều kiện làm
việc bình thường. Chế độ tiền lương cấp bậc có tác dụng rất tích cực, nó điều
chỉnh tiền lương giữa các ngành nghề một cách hợp lý, thực hiện triệt để quan
điểm phân phối lao động.
Chế độ tiền lương do nhà nước ban hành, doanh nghiệp dựa vào đó để
vận dụng vào thực tế, tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị mình.
GVHD: Th.S Trần Quang Chung

6


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03

Chế độ tiền lương theo cấp bậc bao gồm 3 yếu tố có quan hệ chặt chẽ
với nhau: thang lương, mức lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.
- Thang lương: là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công

nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ.
Mỗi thang lương gồm một số các bậc lương và hệ số phù hợp với bậc lương
đó. Cụ thể thang lương công nhân viên trực tiếp sản xuất trong công ty như
sau:
Công nhân bậc 1 - Hệ số : 1,45
Công nhân bậc 2 – Hệ số: 1,71
Công nhân bậc 3 – Hệ số: 2,03
Công nhân bậc 4 – Hệ số: 2,39
Công nhân bậc 5 – Hệ số: 2,83
Công nhân bậc 6 – Hệ số: 3,34
Công nhân bậc 7 – Hệ số: 3,95
- Mức lương: Là số lượng tiền tệ để trả công nhân lao động trong một đơn vị
thời gian ( giờ, ngày, tháng ) phù hợp với cấp bậc trong thang lương. Chỉ
lương bậc 1 được quy định rõ cịn các lương bậc cao thì được tính bằng cách
lấy mức lương bậc nhân với hệ số lương bậc. Mức lương bậc 1 theo quy định
phải lớn hơn hoặc băng mức lương tối thiểu.
- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản quy định về mức độ phức tạp của
công việc và yêu cầu lành nghề của công nhân ở bậc nào đó ( phải hiểu biết
những gì về mặt kỹ thuật và phải làm được những gì về mặt thực hành ). Cấp
bậc kỹ thuật phản ánh u cầu trình độ lành nghề của cơng nhân.
Chế độ tiền lương theo cấp bậc chỉ áp dụng đối với những lao động
trực tiếp tạo ra sản phẩm. Còn đối với những người gián tiếp tạo ra sản phẩm
GVHD: Th.S Trần Quang Chung

7


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03


như cán bộ quản lý, nhân viên văn phịng thì áp dụng chế độ tiền lương theo
chức vụ.
1.2.1.2 Chế độ lương theo chức vụ
Chế độ này được thực hiện thông qua bảng lương do nhà nước ban
hành. Bảng lương này bao gồm nhiều nhóm chức vụ khác nhau và các quy
định trả lương cho từng nhóm.
Mức lương theo chế độ chức vụ được xác định bằng cách lấy mức
lương bậc 1 nhân với hệ số phức tạp của lao động và hệ số điều kiện lao động
của bậc đó so với bậc 1. Trong đó mức lương bậc 1 bằng mức lương tối thiểu
nhân với hệ số mức lương bậc 1.
Theo nguyên tắc phân phối, việc tính tiền lương trong doanh nghiệp
phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh. Nhà nước chỉ khống chế mức
lương tối thiểu chứ không khống chế mức lương tối đa mà nhà nước điều tiết
bằng thuế thu nhập cá nhân.
1.2.1.3. Một số chế độ khác
*Các chế độ phúc lợi
- Sinh nhật nhân viên: Cơng ty có q là 100.000/ 1 người.
- Nhân viên nữ sinh con hoặc vợ nhân viên nam sinh con: q Cơng đồn:
150.000đ/ 1 người.
- Nhân viên kết hơn: Cơng ty mừng tiền là: 300.000đ, Cơng đồn có quà
mừng.
- Khi nhân viên hoặc tứ thân phụ mẫu( bố mẹ cả bên chồng và vợ), chồng
hoặc vợ, con chết thì Cơng ty phúng viếng: bằng 1 vịng hoa và tiền trị giá
500.000đ/ 1 trường hợp; Cơng đồn phúng viếng: 500.000đ/ 1 trường hợp.
Các khoản phúc lợi này có thể thay đổi theo thời gian.
- Các ngày lễ lớn như: Tết Dương lịch, Ngày chiến thắng 30-4, 1-5; Ngày
Quốc khánh 2-9 hàng năm, các ngày 8-3, 20-10 Công ty đều có tiền thưởng
cho nhân viên. Số tiền cụ thể do Ban giám đốc Công ty quyết định.
GVHD: Th.S Trần Quang Chung


8


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03

- Tết âm lịch: Tùy theo đánh giá sếp loại và thời gian cống hiến của nhân
viên, Cơng ty sẽ có tiền thưởng( lương tháng 13) cho toàn bộ nhân viên( kể cả
nhân viên mới vào), mức thưởng cụ thể từng năm do Ban GĐ quyết định.
* Chế độ làm thêm giờ
Tiền lương trả cho thời gian làm thêm giờ bằng 150%, 200% hoặc
300% tiền lương giờ thực trả
Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường
Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần
Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ có hưởng
lương
1.2.2. Các hình thức trả lương tại cơng ty TNHH Minh Phú
Cơng ty TNHH Minh Phú áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm
việc, cấp bậc lương (chức danh ) và thang lương ( hệ số lương). Công ty phân
loại tiền lương theo thời gian như sau.
a.Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng
lao động hoặc trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định. Tiền
lương tháng gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp có tính chất tiền
lương.
Tiền lương chính là tiền lương trả theo ngạch bậc tức là căn cứ theo trình
độ người lao động, nội dung công việc và thời gian cơng tác. Được tính theo
cơng thức : Mi x H


(Trong đó Mi là mức lương tối thiểu. Hi là hệ số cấp

bậc)
Các khoản phụ cấp lương là các khoản phải trả cho người lao động chưa
được tính vào lương chính và được tính bằng mức lương tối thiểu nhân với hệ
số phụ cấp.
Như vậy tiền lương tháng được tính theo công thức sau:

GVHD: Th.S Trần Quang Chung

9


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03

Tiền lương tháng = (mức lương tối thiểu x hệ số lương ) / số ngày làm việc
thực tế trong tháng +các khoản phụ cấp
b.Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho 1 ngày làm việc và là căn cứ để tính
trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ công nhân viên, trả lương cho
công nhân viên những ngày hội họp, học tập và lương hợp đồng.
Tiền lương ngày = Tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng
theo chế độ quy định (26 ngày)
c.Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc
Tiền lương giờ = tiền lương ngày/ số giờ làm việc trong ngày theo chế độ(8
h)
Tiền lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ.
d. Tiền lương công nhật:

Tiền lương công nhật: là tiền lương tính theo ngày làm việc và mức
lương ngày trả cho người lao động tạm thời chưa xếp vào thang bậc lương.
Mức tiền lương công nhật do người sử dụng lao động và người lao
động thỏa thuận với nhau. Hình thức tiền lương cơng nhật được cơng ty áp
dụng với lao động tạm thời tuyển dụng như nhân viên bốc vác, vận chuyển
gỗ vào kho bãi, công nhân trực tiếp sản xuất khi cần.
*Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tiền lương thời gian.
- Ưu điểm : đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính tốn đơn giản, có thể
lập bảng tính sẵn.
- Nhược điểm:
+ Hình thức tiền lương thời gian chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao
động.

GVHD: Th.S Trần Quang Chung

10


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03

+ Chưa gắn tiền lương với chất lượng lao động vì vậy doanh nghiệp cần kết
hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao
động nhằm làm cho người lao động tự giác làm việc với kỷ luật lao động và
năng suất, hiệu suất lao động cao
1.3 CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP, NỘP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CƠNG TY TNHH MINH PHÚ
* Cơng ty khơng đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ.
1.3.1. Quỹ BHXH

Khái niệm: Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có
tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức.
Nguồn hình thành quỹ: Được hình thành do việc trích lập theo tỉ lệ quy
định trên tổng số tiền lương (gồm tiền lương cấp bậc và khoản phụ cấp khác
như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên… của công
nhân viên thực tế phát sinh trong tháng) phải trả cho cán bộ công nhân viên
trong kỳ. Hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 26%
trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng. Trong
đó 18% tính vào chi phí sản xuất, 8% trừ vào thu nhập của người lao động ( tỷ
lệ trích này bắt đầu áp dụng từ tháng 1/2014 )
Theo chế độ hiện hành, tồn bộ số trích BHXH nộp lên cơ quan BHXH
quản lý. Hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên
đang làm việc bị ốm đau, thai sản… trên cơ sở chứng từ nghỉ hưởng BHXH
(phiếu nghỉ hưởng BHXH, các chứng từ khác có liên quan). Cuối tháng (quý)
doanh nghiệp quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH số thực chi BHXH
tại doanh nghiệp.
1.3.2. Quỹ BHYT
GVHD: Th.S Trần Quang Chung

11


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03

Khái niệm: Quỹ BHYT là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những
người có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.
Nguồn hình thành quỹ: Được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy

định trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên. Theo chế độ hiện hành
doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế
phải trả cho cán bộ công nhân viên, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh, 1,5% doanh nghiệp tính trừ vào lương của người lao động. Toàn
bộ quỹ BHYT dược nộp lên cơ quan quản lý chuyên trách để mua thẻ BHYT.
Mục đích sử dụng quỹ: Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản
lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Những người có
tham gia nộp BHYT khi ốm đau bệnh tật đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y
tế, họ sẽ được thanh toán thông qua chế độ BHYT mà họ đã nộp.
13.3. Kinh phí cơng đồn ( KPCĐ)
Khái niệm: KPCĐ là nguồn tài trợ cho hoạt động cơng đồn ở các cấp.
Nguồn hình thành: Được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định
trên tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành,
hàng tháng doanh nghiệp trích 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho cơng
nhân viên trong tháng và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Mục đích sử dụng: 50% nộp cơ quan cơng đồn cấp trên, 50% chi cho
hoạt động cơng đồn tại đơn vị.
1.3.4.Chế độ các khoản trích theo lương
1.3.4.1.Bảo hiểm xã hội- bảo hiểm y tế:
- Nhân viên khi đến Công ty làm việc sẽ được tham gia Bảo hiểm: Nếu nhân
viên nào đã có thời gian tham gia Bảo hiểm tại Cơng ty khác thì sẽ phải
chuyển sổ bảo hiểm lên phịng Nhân sự, nếu chưa có sổ thì nhân viên yêu cầu

GVHD: Th.S Trần Quang Chung

12


SV: Vũ Thị Ngân


Lớp: KT13A03

Nhân sự của Công ty cũ cung cấp số sổ và nhanh chóng làm thủ tục chốt sổ để
nộp lại cho Nhân sự công ty. Các giấy tờ kèm theo sổ bao gồm:
+ Tờ khai tham gia BHXH ban đầu: Là tờ khai mà khi bắt đầu tham gia bảo
hiểm NLĐ đã ký kết.
+ Tờ rời chốt bảo hiểm: Là các tờ rời ghi nhận quá trình tham gia BHXH tại
Cơng ty cũ.
+ Quyết định chấm dứt hợp đồng hoặc quyết định xa thải hoặc quyết định thôi
việc.
+ Nếu chuyển bảo hiểm từ tỉnh này sang tỉnh khác thì phải có thêm giấy theo
mẫu 07- TBH ( nếu như chốt bảo hiểm trước tháng 12.2011, Còn từ 1.2012
không phải bổ sung thêm mẫu 07-TBH).
- Các chế độ nhân viên được hưởng khi tham gia BHXH- BHYT:
+ Ốm đau
+ Thai sản
+ Hưu trí
a. Chế độ ốm đau:
Khi đi khám bệnh nhân viên phải khám tại nơi đăng ký khám chữa
bệnh ban đầu, nếu nơi khám chữa bệnh ban đầu không đủ điều kiện để khám
chữa bệnh, họ sẽ viết giấy giới thiệu lên tuyến cao hơn để chữa và nếu tuyến
Tỉnh khơng đủ điều kiện chữa thì họ sẽ giới thiệu lên tuyến Trung Ương (
Như vậy được gọi là đúng tuyến). Nếu nhân viên khám đúng tuyến thì sẽ
được BHYT chi trả 70% tiền viện phí, thuốc men, người lao động đồng chi
trả là 30%.
Trường hợp nhân viên đi khám chữa bệnh trái tuyến ( Không đúng địa
điểm và trình tự như trên) thì sẽ được Bảo hiểm y tế thanh toán với mức như
sau:
 70% nếu khám ở tuyến 1: Bao gồm các Bệnh viện Huyện, phòng khám,
các Trung tâm y tế….

 50% nếu khám chữa bệnh ở tuyến 2: Bệnh viện Đa khoa Tỉnh, BV Đa khoa
khu vực Phúc Yên..
 30% Nếu khám chữa bệnh tại các Bênh viện Trung Ương
Tuy nhiên, những trường hợp cấp cứu thì khơng tính là khám trái tuyến.
GVHD: Th.S Trần Quang Chung

13


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03

b.Chế độ thai sản:
Nếu nhân viên nghỉ việc để đi khám thai, thực hiện các biện pháp tránh
thai, sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, sinh con, nuôi con nuôi sẽ được
BHXH chi trả 100% tiền lương đóng bảo hiểm, mỗi loại có số ngày nghỉ
khác nhau, cụ thể như sau:
 Khám thai: Trong thời gian mang thai, nhân viên được nghỉ để đi khám
thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày.
 Khi bị sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu thì số ngày nghỉ quy định
như sau:
o Được nghỉ hưởng chế độ thai sản là 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng
o 20 ngày nếu thai từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng
o 40 ngày nếu thai từ đủ 3 tháng đến dưới 6 tháng
o 50 ngày nếu thai từ đủ 6 tháng trở lên.
 Thời gian được hưởng chế độ khi sinh con: thời gian được nghỉ là 6
tháng. Ngoài ra nhân viên còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con bằng
hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
 Khi nhân viên đặt vòng tránh thai sẽ được nghỉ 7 ngày, thực hiện các

biện pháp triệt sản được nghỉ 15 ngày.
 Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi: Nhân viên khi nhận
nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi
con đủ 4 tháng tuổi.
 Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi điều trị ốm đau, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, thai sản mà sức khỏe cịn yếu chưa phục hồi, thì được
nghỉ dưỡng sức từ 5 đến 10 ngày, mức hưởng 1 ngày bằng 25% lương tối
thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức tại nhà, bằng 45% mức lương tối thiểu
chung nếu nghỉ dưỡng sức tại cơ sở tập trung.
 Sau khi sinh mà con chết: Nếu sau khi sinh mà con dưới 60 ngày tuổi chết
thì người mẹ được nghỉ 90 ngày tính từ ngày sinh con; Nếu con từ 60 ngày
tuổi chết thì người mẹ được nghỉ 30 ngày tính từ ngày con chết; Tuy nhiên

GVHD: Th.S Trần Quang Chung

14


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03

thời gian nghỉ khi con chết tối đa không được quá thời gian nghỉ sinh theo
quy định.
 Sau khi sinh mà mẹ chết: Nếu chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm
hoặc cả cha và mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh thì cha hoặc
người trực tiếp ni dưỡng được hưởng chế độ cho đến khi con được 4 tháng
tuổi.
c. Chế độ hưu trí:
Điều kiện hưởng hưu trí hàng tháng: Nam đủ 60 tuổi, nữ 55 tuổi có thời

gian đóng bảo hiểm là 20 năm; Nam đủ 55 đến đủ 60 tuổi, Nữ đủ 50 đến 55
tuổi có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,
làm việc ở nơi có hệ số khu vực 0,7 trở lên.
Mức hưởng lương hưu là 45% bình quân tiền lương của tất cả các thời
kỳ đóng Bảo hiểm, sau đó cứ mỗi 1 năm đóng vượt thời gian tham gia Bảo
hiểm được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với Nữ; mức tối đa lương
hưu nhận được sẽ là 75% tiền lương của trung bình các thời kỳ tham gia bảo
hiểm.
1.3.4.2.Bảo hiểm tai nạn con người
- Công ty sẽ đăng ký tham gia Bảo hiểm tai nạn cho 100% nhân viên, mức phí
là: 60.000đ/ người/ năm. Khi nhân viên nghỉ việc tại Cơng ty thì hợp đồng
bảo hiểm sẽ chấm dứt.
- Phạm vi bảo hiểm : Chết do tai nạn hoặc thương tật thân thể do tai nạn.
- Mức bảo hiểm: Cao nhất là: 10.000.000đ( Mười triệu đồng). Nếu người
tham gia bảo hiểm bị chết, còn nếu bị thương tật thân thể do tai nạn thì sẽ
được mức bảo hiểm theo quy định tại bảng tỷ lệ do bên Bảo hiểm quy định(
Có thể thay đổi theo thời gian).
- Bảo hiểm thương tật sẽ chi trả tiền bảo hiểm cho tất cả các dạng tai nạn, trừ
các trường hợp sau:
+ Nhân viên cố ý, tự ý gây tổn thương.

GVHD: Th.S Trần Quang Chung

15


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03


+ Nhân viên bị vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nội dung, quy định của chính
quyền địa phương hoặc các tổ chức xã hội, vi phạm nghiêm trọng luật lệ an
tồn giao thơng.
+ Nhân viên bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma túy hoặc các chất kích thích
khác.
+ Điều trị hoặc sử dụng thuốc khơng đúng theo hướng dẫn của Sở y tế.
+ Nhân viên tham gia đánh nhau, trừ khi được xác nhận đó là hành vi tự vệ.
+ Cảm đột ngột, trúng gió, bệnh tật, sẩy thai, bệnh nghề nghiệp, những tai
biến trong quá trình điều trị bệnh và thai sản.
+ Ngộ độc thức ăn, đồ uống hoặc hít phải hơi ga độc hại.
+ Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ.
+ Chiến tranh, nội chiến, đình cơng.
+ Khủng bố.
- Thủ tục trả tiền Bảo hiểm:
+ Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm ( theo mẫu);
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm ( bản sao);
+ Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc
công an nơi người được bảo hiểm xảy ra tai nạn.
+ Các chứng từ y tế có liên quan đến điều trị: Giấy ra viện, phiếu điều trị,
phiếu mổ( trường hợp phẫu thuật), phim chụp ghi rõ họ tên, ngày, tháng năm
chụp, kết luận phim, phiếu bó bột( trường hợp gãy xương)….Do người có
thẩm quyền của cơ sở y tế ký tên, đóng dấu.
+ Giấy chứng tử và giấy xác nhận thừa kế hợp pháp( Trường hợp người được
bảo hiểm chết).
+ Chứng từ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp( trường hợp người được bảo
hiểm chết). Trường hợp người được bảo hiểm ủy quyền cho người khác nhận
tiền bảo hiểm, phải có giấy ủy quyền hợp pháp( Có xác nhận của chính quyền
địa phương nơi người bảo hiểm đang cư trú).
+ Ngoài các giấy tờ trên nếu người tham gia bảo hiểm bị thương hoặc chết do
tai nạn giao thơng thì cần bổ sung thêm: Giấy tờ xe và bằng lái xe ( Bản gốc

hoặc bản sao có cơng chứng).

GVHD: Th.S Trần Quang Chung

16


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03

1.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY
TNHH MINH PHÚ
Doanh nghiệp xác định để quản lý lao động, tiền lương đạt hiệu quả thì
phải đảm bảo cơng tác hạch tốn số lượng , thời gian, kết quả lao động và
hạch toán tiền lương cho người lao động đúng quy chế sử dụng lao động, quy
chế sử dụng quỹ tiền lương. Để đồng thời thực hiện tốt được các công việc
trên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ từ giám đốc tới các phịng ban liên quan
(phịng kế tốn, phịng hành chính nhân sự ).
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong việc quản lý lao
động, tiền lương
* Giám đốc
- Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng thành viên về việc tuyển dụng, sử dụng lao động.
- Tổ chức rà sốt, xác định các vị trí, chức danh nghề nghiệp, công việc; xây
dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, hệ thống tiền lương theo vị trí
cơng việc, trình Hội đồng thành viên phê duyệt và thực hiện chuyển xếp
lương đối với người lao động của công ty.
- Xác định quỹ tiền lương kế hoạch trình Hội đồng thành viên quyết định để
tạm ứng, trả lương cho người lao động.

- Căn cứ mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xác định quỹ
tiền lương thực hiện trình Hội đồng thành viên; quyết định trích dự phịng tiền
lương sau khi có ý kiến của Ban Chấp hành cơng đồn cơng ty; thực hiện
phân phối tiền lương cho người lao động theo quy chế trả lương của công ty.
- Xây dựng định mức lao động tương ứng với nhiệm vụ kế hoạch sản xuất,
kinh doanh; tiêu chuẩn chức danh, công việc, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp
vụ; quy chế nâng bậc, nâng ngạch lương; quy chế trả lương, quy chế thưởng
GVHD: Th.S Trần Quang Chung

17


SV: Vũ Thị Ngân

Lớp: KT13A03

theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, cơng khai, minh bạch, có sự
tham gia của Ban Chấp hành cơng đồn cơ sở và công khai trong công ty
trước khi thực hiện.
- Định kỳ báo cáo Hội đồng thành viên tình hình lao động, tiền lương, tiền
thưởng; cung cấp đầy đủ các báo cáo, tài liệu, số liệu về lao động, tiền lương,
tiền thưởng theo u cầu của Kiểm sốt viên.
* Phịng kế tốn
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng,
thời gian và kết quả lao động. Tính đúng và thanh tốn kịp thời, đầy đủ tiền
lương và các khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp.
Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách
chế độ lao động, tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương.
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ,
đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ kế toán và hạch

toán lao động tiền lương đúng chế độ, đúng pháp luật.
- Tính tốn phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương, các khoản
theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Lập báo cáo kế tốn và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương,
đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh
nghiệp.
* Phòng hành chính nhân sự
- Quản lý về mặt nhân sự; có trách nhiệm đào tạo, tuyển dụng nhân sự cho
Công ty. Xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng
nhân sự theo yêu cầu của công việc cho các phòng ban.

GVHD: Th.S Trần Quang Chung

18


×