LỜI MỞ ĐẦU
Nền giáo dục Việt Nam là một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính dân
tộc, khoa học hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng. Từ khi cách mạng tháng 8 thành công đến nay Đảng và nhà nước ta tuân
theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng con người là vốn quý nhất là
nguồn lực hàng đầu của đất nước, cần coi trọng nuôi dưỡng và không ngừng phát
triển .
Để thực hiện thắng lợi CNH- HĐH chúng ta cần giáo dục để thế hệ trẻ trở
thành con nguời “ Năng động ,sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề” Những
con người tự tin có trách nhiệm ,hành động phù hợp với những giá trị nhân văn
và công bằng xã hội .
Đổi mới giáo dục nói chung trong đó sự đổi mới giáo dục mầm non có quan
hệ mật thiết với nhau ,giáo dục mầm non là nền tảng ban đầu để phát triển nhân
cách con người .
Đối với giáo dục nói chung trong đó giáo dục mầm non ngày càng được xác
định vai trò và vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của mỗi nước .
Điều đó được khẳng định rõ trong nghị quyết TƯ II khoá 8 là phải xây dựng hoàn
chỉnh và phát triển giáo dục mầm non, chuẩn bị cho những tiền đề cần thiết nhằm
đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục mầm non. Để trẻ em phát triển đầy đủ
các mặt: Thể lực, ngôn ngữ , nhận thức, tình cảm và xã hội. Hình thành ở trẻ
những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước.
1
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu
I.1.Lý do chọn đề tài 3
I.2.Mục đích nghiên cứu 4
I.3.Thời gian địa điểm 4
I.4.Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn
I.4.1.Lý luận 4
I.4.2.Thực tiễn 5
II.Phần nội dung
II.1.Tổng quan 6
II.2.Chương II:Nội dung vấn đề nghiên cứu
II.2.1.Thực tiễn và kết quả công tác trường mầm non HTT 7
II.2.2.Một số tồn tại trong công tác XHH-GD 7
II.2.3.Một số vấn đề đặt ra trong công tác XHH-GD 8
II.2.4.Một số biện pháp đẩy mạnh công tác XHH-GD
II.2.4.1.Công tác tuyên truyền 8
II.2.4.2.Nâng cao chất lượng hoạt động 9
II.2.4.3.Huy động cộng đồng 9
II.2.4.4.Thực hiện tốt quy chế dân chủ 9
II.2.4.5.Xây dựng và nhân rộng điển hình 9
II.3.Chương III:Phương pháp nghiên cứu, kết quả
II.3.1.Phương pháp nghiên cứu 10
II.3.2.Kết quả nghiên cứu 10
III. Phần kết luận
III.1. Một số kết luận 11
III.2.Một số kiến nghị 12
2
IV.Tài liệu tham khảo
PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài
“ Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”
không chỉ là một khẩu hiệu kêu gọi thôi thúc toàn thế giới chú trọng quan tâm
hơn đến vấn đề chăm sóc giáo dục con người mà giờ đây khẩu hiệu đó đã trở thành
phương châm hành động trở thành “ sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình xây dựng,cải
cách giáo dục của tất cả các quốc gia trên hành tinh của chúng ta. Bởi vì đất nước
muốn phồn vinh, cường thịnh không tụt hậu với thời gian và luôn đi trước thời đại thì
rất cần ở thế hệkế cận trong tương lai: sự thông minh, trí tuệ, cần cù, ham hiểu biết,
bản lĩnh giàu nhiệt huyết cùng khả năng sáng tạo không ngừng. Đây là một vấn đề
cực kỳ quan trọng không chỉ những người làm công tác giáo dục nghĩ đến mà toàn xã
hội đã quan tâm chăm lo cho công tác giáo dục nhất là giáo dục mầm non. Trong
những năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.
Đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Sự nghiệp giáo dục trên cơ sở
đó cũng không ngừng phát triển, hệ thống trường lớp khang trang hơn, các bậc phụ
huynh học sinh có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái hơn. Các cơ
quan ban ngành cũng đã thực sự coi giáo dục là động lực phát triển của đất nước.
Trong tình hình hiện nay với nền kinh tế thị trường phát triển đã nảy sinh rất nhiều
tiêu cực trong xã hội và đang xâm nhập vào thế giới trẻ thơ.Trước tình hình xã hội
người lớn đã cuốn theo cơn lốc thị trường mà lãng quên nhiệm vụ, trách nhiệm của
mình đối với thế hệ tương lai.nhận thức coi nhẹ việc đi học ở trường mầm là không
cần thiết. Thực tiễn ở trường mầm non Hồng Thái Tây vẫn còn hiện tượng phụ
huynh nhận thức chưa đúng về vấn đề này. Nằm trong không khí phát triển chung
của giáo dục Việt Nam , công tác giáo dục ở Huyện Đông Triều nói chung và của xã
Hồng Thái Tây nói riêng cũng không ngừng lớn mạnh. Đảng và chính quyền địa
phương, cơ quan đoàn thể , xí nghiệp đã quan tâm đến giáo dục, nhất là giáo dục
3
mầm non. Song sự quan tâm chưa liên tục, chưa đồng bộ . Nhận thức về sự nghiệp
giáo dục của người dân còn hạn chế, đặc biệt khi làm công tác xã hội hoá giáo dục
còn ít hữu hiệu. Là cán bộ quản lý của trường mầm non vùng nông thôn xa trung
tâm , tôi tự hỏi làm thế nào để phát huy hết tiềm năng của địa phương , đóng góp cho
giáo dục mầm non địa phương phát triển ? Trong công tác quản lý một trường mầm
non vùng nông thôn của mình , năm qua tôi cũng đã đề ra một số biện pháp trong
công tác xã hội hoá giáo dục và thực thi song hiệu quả chưa cao. Tôi ý thức được cần
phải cải tiến phương pháp của mình để hiệu quả tốt hơn. Chính vì vậy mà tôi chọn đề
tài này mong muốn và hy vọng các cấp, các ngành, đoàn thể, cá nhân trong xã hội
đều hiểu và có sự đóng góp của mình cho sự nghiệp giáo dục mầm non tương lai của
nước nhà.
I.2. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện đề tài nhằm tìm ra một số biện pháp tích cực để đẩy mạnh công tác xã hội
hoá giáo dục ở mầm non xã Hồng Thái Tây - Đông Triều – Quảng Ninh
I.3. Thời gian địa điểm:
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008.
Địa điểm : Trường mầm non xã Hồng Thái Tây Đông Triều Quảng Ninh.
I.4. Đóng góp mới về mặt lý luận, thực tiễn.
I.4.1. Lý luận
Trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của Việt Nam đến năm 2020 đã
chỉ rõ : “ Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục là quá trình làm cho mọi người có nghĩa vụ
xây dựng , tạo điều kiện cho giáo dục và tham gia vào sự nghiệp giáo dục”. Nghị
quyết Đại hội Đảng II và tiếp đó là Nghị Quyết TƯ 4(khoá VI) “ Tiếp tục đổi mới sự
nghiệp giáo dục- đào tạo” với quan điểm “ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động
viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý
của nhà nước” và định hướng “ Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục- đào tạo , khoa
học và công nghệ . Coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con ngừơi,
4
động lực trực tiếp của sự phát triển đổi mới nhanh cơ chế quản lý giáo dục- đào tạo ,
khoa học và công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa , gắn chặt với sự phát triển của lĩnh vực này với sản xuất và
các mục tiêu kinh tế khác của xã hội. Một mặt nhà nước tăng cường đầu tư, mặt khác
có chính sách để toàn dân và các thành phần kinh tế khác cùng làm và đóng góp vào
sự nghiệp này”. Nghị quyết TƯ2(khoá VII) khẳng định: “phát triển giáo dục là sự
ngiệp của toàn xã hội, của nhà nước và mỗi cộng đồng, của gia đình và mỗi công dân.
kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình. Giáo dục xã hội, xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, người lớn làm gương cho trẻ noi theo, phát động phong
trào rộng khắp toàn dân học tập, người người học, học ở trường, ở lớp và tự học suốt
đời, người biết, dạy người chưa biết, người biết nhiều dạy người biết ít .Mỗi người
phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ , phát triển các
hình thức gia đình từ xu hướng tiếp tục đa dạng hoá các hình thức gia đình và các loại
trường hợp phù hợp với đòi hỏi của tình hình mới , nhu cầu hình thức của tuổi trẻ
toàn xã hội” .Có thể nói từ khi thành lập đến nay, Đảng ta rất chú trọng đến công tác
giáo dục - đào tạo . Lãnh đạo toàn dân tham gia công tác giáo dục coi “Giáo dục là
quốc sách hàng đầu’’ “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”.
I.4.2.Thực tiễn
Năm 1980 Bộ Giáo Dục mở cuộc vận động “Toàn dân tham gia giáo dục”,năm
1987 Bộ Giáo Dục đề ra “Cuộc vận động dân chủ hoá nhà trường”, năm 1990 Bộ
Giáo Dục và Công đoàn giáo dục Việt Nam đã chỉ đạo thực hiện “Tổ chức đại hội
giáo dục cấp cơ sở”.Như vậy , công tác xã hội hoá giáo dục đã được triển khai từ lâu.
Đến nay trong công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước phát triển, đời sống của
nhân dân được nâng cao chúng ta mới có điều kiện thuận lợi đẩy mạnh và phát triển
công tác xã hội hoá giáo dục. Đại hội giáo dục là biện pháp quan trọng tổng thể để
thực hiện quá trình xã hội hoá giáo dục. Nó phát huy được đông đảo các lực lượng xã
hội tham gia xây dựng giáo dục, tạo ra các nguồn lực và các điều kiện thúc đẩy mục
5
tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, Xây dựng tốt môi
trường sư phạm cho thầy trò thi đua dạy tốt học tốt.
Qua các năm đổi mới thực tế giáo dục Việt Nam nơi nào Đảng uỷ chính quyền
địa phương quan tâm tới giáo dục, các trường cơ sở vận động được nhiều đơn vị cá
nhân tham gia giáo dục, đóng góp được nhiều nhân lực cho trường thì nơi đó phong
trào giáo dục phát triển .
Tóm lại: Thực hiện Xã hội hoá giáo dục là thực hiện nhiệm vụ do chính trị của
Đảng cộng sản Việt Nam, của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
phù hợp tình hình thực tế Việt Nam. Ngày nay giáo dục không chỉ là trách nhiệm của
nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình, của mọi người.
Làm công tác xã hội hoá giáo dục, giáo dục phát triển sẽ là động lực phát triển xã hội.
II.PHẦN NỘI DUNG
II.1.Chương I: tổng quan
Điều tra nắm bắt tình hình thực tế
Một số kết quả công tác xã hội hoá giáo dục ở xã Hồng Thái Tây.Kết quả đạt
được trong công tác xã hội hoá của nhà trường trong những năm qua. Một số tồn tại
trong công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường, xã Hồng Thái Tây. Kế hoạch đề ra
trong công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường trong những năm tới.
Các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục trường mầm non
trên địa bàn xã Hồng Thái Tây. Làm tốt công tác tuyên truyền Nâng cao chất lượng
các hoạt động. Huy động cộng đồng đóng góp cơ sở vật chất. Thực hiện tốt mọi nội
qui, qui chế dân chủ trong nhà trường. Tổ chức kết nghĩa với các đơn vị kinh tế đóng
trên địa bàn. Xây dựng và nhân rộng điển hình.
II.2. Chương II : Nội dung vấn đề nghiên cứu
II.2.1. Thực tiễn và kết quả công tác xã hội hoá giáo dục ở xã Hồng Thái
Tây
6
Trường mầm non Hồng Thái Tây được thành lập năm 1980, qua 25 năm phát
triển đến nay có 07 lớp với 110 học sinh.
Đội ngũ cán bộ giáo viên:15 Đ/c
Trong đó : Trên chuẩn : 01Đ/c
Chuẩn : 13 Đ/c
Chưa chuẩn : 01Đ/c
Hiện tại nhà trường có 05 Đ/c đang theo học đại học , 03 Đ/c đang theo học cao đẳng.
Chất lượng:
Giáo viên giỏi cấp cơ sở : 04 Đ/c
Chiến sỹ thi đua: 02 đ/c
Cơ sở vật chất : có 7 phòng học, 2 bếp ăn Trong đó chỉ có 2 phòng học là
đảm bảo đạt yêu cầu. Còn lại là đã xuống cấp nghiêm trọng.
II.2.2. Một số tồn tại trong công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường xã
Hồng Thái Tây.
Tuyên truyền chưa sâu rộng , chưa liên tục .
Nhận thức về xã hội hoá giáo dục các cấp , các ngành đoàn thể và nhân dân chưa
đồng đều. Hoạt động của hội đồng giáo dục chưa mạnh, còn hình thức chung chung,
chưa năng động sáng tạo, thành viên trong hội đồng tích cực không đều, làmviệc
chưa hiệu quả.
II.2.3.Một số vấn đề đặt ra trong công tác xã hội hoá giáo dục nhà trường
đặt ra trong những năm tới :
Từ thuận lợi khó khăn và một số tồn tại đã nêu trên vấn đề đặt ra trong những
năm tới là:
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền , vận động để toàn Đảng toàn dân xã
Hồng Thái Tây nhận thức hơn nữa về công tác xã hội hoá giáo dục.
Duy trì và phát huy sự tham gia đóng góp cơ sở vật chất các cơ quan đoàn thể
có tiềm lực đóng trên địa bàn xã.
7
Duy trì hoạt động hội cha mẹ học sinh có những biện pháp thiết thực để phụ
huynh và các tổ chức xã hội quan tâm tới giáo dục mầm non xã Hồng Thái Tây .
II.2.4.Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục trên
địa bàn xã Hồng Thái Tây.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn ở xã Hồng Thái Tây .Tôi đã thực hiện
một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục ở xã Hồng Thái Tây
như sau :
II.2.4.1. Làm tốt công tác tuyên truyền , nâng cao nhận thức về vai trò của
giáo dục mầm non giai đoạn hiện nay:
Không phải ai cũng hiểu đúng về giáo dục mầm non xã hội hoá giáo dục như
những người làm công tác giáo dục . Vì vậy ta phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức về giáo dục mầm non , về xã hội hoá giáo dục . Làm cho cấp uỷ ,
hội đồng nhân dân , uỷ ban nhân dân, có kế hoạch chủ trương biện pháp quan tâm ,
đầu tư cho giáo dục mầm non.
Đây là biện pháp quan trọng bởi vì nó có nhận thứcđúng đắn mới có tự
giác,tích cực tham gia công việc và hiệu quả mới đạt được chất lượng cao.
II.2.4.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng giáo dục, hội khuyến
học
Hội đồng giáo dục , hội khuyến học , hội cha mẹ học sinh là cầu nối giữa cấp
lãnh đạo , nhà trường và xã hội . Các cấp uỷ Đảng cần phải quan tâm theo dõi , chỉ
đạo sát sao các hoạt động của hội .,
Hội cha mẹ học sinh họp mỗi kì một lần , qua các cuộc họp phụ huynh cần biết
thực trạng nhà trường , tình hình sinh hoạt của con em mình.
II.2.4.3. Huy động cộng đồng đóng góp cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non
đa dạng hoá nguồn đầu tư:
8
Làm tốt công tác tham mưu với ngành,huyện tranh thủ nguồn vốn đầu tư xây
dựng khu trung tâm, trang thiết bị cơ sở vật chất. Phải làm tốt công tác tham mưu với
địa phương tranh thủ huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, xây dựng cơ
sở vất chất khu lẻ cho lớp học. Tiếp tục vận động các cơ quan, doanh nghiệp… và các
tổ chức khác ủng hộ kinh phí sửa chữa , mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị cho
nhà trường.
II.2.4.4.Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường:
Thực hiện dân chủ hoá trong nhà trường nhất là việc huy động sự hỗ trợ của
mọi đơn vị , thành phần trong xã hội để xây dựng trường lớp . Thực hiện dân biết dân
bàn, dân làm , dân kiểm tra.
Tài chính công khai, công trình phải đạt chất lượng có hiệu quả sử dụng cao
trong việc dạy và học .
II.2.4.5.Xây dựng và nhân rộng điển hình:
Công tác xã hội hoá giáo dục được triển khai và được cộng đồng hưởng ứng
tham gia . Thời gian qua có nhiều tổ chức thôn khu, cơ quan xí nghiệp trên địa bàn xã
điển hình, cần kịp thời phát động phong trào quan tâm tới giáo dục mầm non.
II.3.Chương III:phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
II.3.1.Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu sách báo, tài liệu liên quan đến
xã
hội hoá giáo dục.
Phương pháp điều tra tình hình thực tế địa phương qua trao đổi với một số
cán
bộ quản lý trường học trên địa bàn.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm qua báo cáo tổng kết của địa phương và
kinh
9
nghiệm thực tế của bản thân trong những năm làm cán bộ quản lý ở trường
Mầm
non Hoàng Quế.
II.3.2.Kết quả nghiên cứu:
Một số kết quả đạt được trong công tác xã hội hoá giáo dục của nhà
trường
trong năm qua:
Trường Mầm non Hồng Thái Tây đã làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ,
chính
quyền và nhân dân nhận thức đúng vai trò vị trí của ngành học mầm non. Từ
đó đề
ra chủ trương, kế hoạch đẩy mạnh cuộc vận động xã hội hoá giáo dục trên
địa
bàn xã.
Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng các cấp ngành và tầng lớp nhân dân
nâng
cao ý thức trách nhiệm của mọi người đối với giáo dục mầm non.
Tham mưu cho cấp uỷ , chính quyền tổ chức xã hội , các cơ quan xí
nghiệp
đóng trên địa bàn quan tâm ủng hộ cơ sở vật chất cho nhà trường Huy động
được
nhiều lực lượng , tập thể cá nhân tặng chiếu , quạt , bàn ghế cho các lớp
học.
Sửa chữa được 4/7 phòng học. 2 bếp ăn.
Hội phụ nữ, ban dân số kế hoạch hoá gia đình đã tặng các cháu có hoàn
cảnh
khó khăn nhân dịp các ngày lễ: khai giảng, tết nguyên đán…
10
Công ty Ngọc Thắng đã tặng quà cho cán bộ giáo viên trong nhà trường vào
dịp :
20/11, khai giảng, tết nguyên đán với số tiền là 2.000.000 đ.
Hội phụ huynh học sinh đã động viên tinh thần, vật chất cho giáo viên, học
sinh
trong các dịp: 20/11, tết trung thu, hội thi của trường, ngày quốc tế thiếu
nhi…
Có thể nói với sự tham mưu của nhà trường đối với Đảng uỷ và chính quyền
địa phương đã chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục phát triển bước đầu
thu
được nhiều thành công.
III. PHẦN KẾT LUẬN
III.1.Một số kết luận:
Từ kết quả bước đầu nghiên cứu thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục
trong
trường mầm non tôi đã rút ra một số kết luận sau:
Người cán bộ quản lý phải tập trung xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên
làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đoàn kết phấn đấu không ngừng nâng
cao
chất lượng tạo được sự tin yêu, tín nhiệm của nhân dân và các cấp lãnh đạo
địa
phương. Từ đó mới đủ uy tín để thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục có
tính
khả thi.
Làm tốt công tác tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền địa phương, các ban
11
ngành đoàn thể. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của ngân sách nhà nước
để
thực thi đề án xây dựng trường, sở.
Kết hợp các lực lượng giáo dục các đoàn thể, doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan
đóng
trên địa bàn tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để phục
vụ
cho công tác nuôi và dạy trong nhà trường mầm non.
III.2.Một số kiến nghị :
Đẩy mạnh hơn nữa xã hội hoá giáo dục , nhằm thực hiện thắng lợi chiến
lược
giáo dục -đào tạo:
Đối với Đảng uỷ – UBND xã cần chỉ đạo các ban ngành đoàn thể xã, các cơ-
quan
đoàn thể , tổ chức xã hội , xí nghiệp trên địa bàn xã quán triệt
nghị quyết TƯ Đảng , chỉ thị của chính phủ về công tác xã hội hoá giáo
dục,
cần coi đó là một mặt công tác của đơn vị mình. Hỗ trợ cơ sở vật chất cho
các
trường ở gần đơn vị mình.
Đảng uỷ, UBND xã cần theo dõi tổng kết, có chế độ khen thưởng biểu
dương
thích đáng các đơn vị có nhiều thành tích trong phong trào xã hội hoá giáo
dục .
Hồng thái tây, Ngày 05 tháng 05 năm 2008
Người viết
12
Nguyễn Hoài Thu
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010
2.Điều lệ trường mầm non
3.Một số văn bản về giáo dục mầm non thời kỳ đổi mới
4.Tập san giáo dục mầm non
5.Tài liệu bồi dưỡng hè năm 1996 của bộ giáo dục mầm non
6.Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non hè 2006-2007.
V.NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
13