Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.35 KB, 10 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN
CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Trong giai đoạn hiện nay, vốn là một hoạt động vật chất quan trọng cho
mọi hoạt động của nền kinh tế. Nhu cầu về vốn đang nổi lên như một vấn đề cấp
bách. Đầu tư và tăng trưởng vốn là một cặp phạm trù của tăng trưởng kinh tế, để
thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở nước ta
cần đến một lượng vốn lớn.
Vốn cho phát triển kinh tế- xã hội luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách
trong cuộc sống hiện nay và nhiều năm tới ở nước ta. Đương nhiên để duy trì
những thành quả đã đạt được của nền kinh tế nhờ mấy năm đổi mới vừa qua, giữ
vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, tránh cho đất nước rơi vào tình trạng lạc
“tụt hậu” so với nhiều nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới. Trong giai
đoạn hiện nay nước ta đang tìm mọi cách khơi dậy mọi nguồn vốn trong nước từ
bản thân nhân dân và việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã có tại các cơ sở
quốc doanh. Nguồn nước ngoài từ ODA, NGO và từ đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI.
Trong giai đoạn vừa qua, nước ta đã có nhiều những biện pháp nhằm huy
động cả nguồn vốn trong và ngoài nước, cụ thể là:
I . HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC
1. Tiết kiệm chính phủ:
_ Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước (NSNN): Hiện nay chủ yếu tập trung
đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng, đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ cho
nguồn vốn tín dụng Nhà nước và Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia…Các dự án đầu tư
bằng nguồn vốn NSNN chủ yếu là các dự án giao thông, thuỷ lợi, trồng rừng đầu
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nguồn, rừng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên, các công trình văn hoá, xã hội, giáo
dục y tế, phúc lợi công cộng, nghiên cứu khoa học, quốc phòng an ninh.
Để tăng cường khả năng huy động vốn từ NSNN, Chính phủ đã phát hành


trái phiếu đầu tư phát triển. Trái phiếu đầu tư phát triển của Chính phủ góp phần
huy động các nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội cho đầu tư. Mặt khác, nguồn vốn
đầu tư phát triển này sẽ góp phần làm sôi động lại quá trình đầu tư, tăng “cầu”,
tạo cơ hội đầu tư mới cho các thành phần kinh tế khác, khắc phục tình trạng suy
thoái của nền kinh tế. Hơn nữa, nguồn vốn này góp phần giải quyết, khắc phục
phần nào hậu quả chính sách đầu tư trong những năm qua (đầu tư dàn trải, tràn
lan, hiệu quả thấp, các công trình dở dang nhiều…).
Tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách nhà nước tăng trung bình 13,1% GDP
trong thời kỳ 1986-1990 lên 20,5% GDP thời kỳ 1991-1995 và hiện nay khoảng
22% GDP. Thu ngân sách nhà nước có sự chuyển biến tích cực, nguồn thu trong
nước tăng nhanh và chiếm phần chính trong tổng thu ngân sách nhà nước. Cụ
thể là năm 1991 thu trong nước chiếm 76,7% thu ngân sách nhà nước đế 1998
chiếm 97,2%. Như vậy năm 1991 thu ngân sách nhà nước 13,5% GDP thì năm
1998 bằng 20% GDP. Chi ngân sách cả năm 1998 giảm còn 21,5% thấp hơn
năm 1997. Do đó, việc điều hành ngân sách của nhà nước ta chủ động hơn
không những đủ đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, mà còn để dành một tỷ lệ
đáng kể cho chi đầu tư phát triển.
_ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Giai đoạn 1991-1995,
nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là 14.279 tỷ đồng mới chiếm
6,13% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì giai đoạn 1996-2000 đã là 62.210 tỷ đồng
chiếm 15,57% và riêng năm 2000, nguồn vốn này đã đạt đến 19,92% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội. Trong 5 năm 1991-1995 vốn tín dụng đầu tư phát triển không
tăng đáng kể, dao động trong giá trị trung bình 2.854 tỷ đồng. Tuy nhiên,
chuyển sang giai đoạn 1996-2000 vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước đã có
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bước tăng trưởng đáng kể, năm 1996 là 7.640 tỷ đồng và đến năm 2000 con số
này đã là 17.620 tỷ đồng. Vốn trung bình giai đoạn 1996-2000 là 12.442 tỷ
đồng, tăng đến 4,4 lần so với thời kỳ 1991-1996.
Cho đến nay, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đầu tư

vào ngành công nghiệp trên 60% tổng vốn đầu tư (gần 55% số dự án) đã góp
phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế.
_Vốn đầu tư từ Doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Vốn đầu tư từ DNNN
có xu hướng tăng dần cả về tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng như
quy mô. Lượng vốn bình quân thời kỳ 1991-1995 là 5.064 tỷ đồng chiếm
10,89% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giá trị này thời kỳ 1996-2000 là 12.906 tỷ
đồng chiếm 16,15% tổng vốn toàn xã hội. Trong giai đoạn 1991-1995, tốc độ
tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp nhà nước là 11,7% gấp 1,5 lần tốc độ
tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Từ năm 1998 trở lại đây (2001), tốc độ
tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước chậm lại nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn
trong GDP của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, đến năm 2003 nguồn vốn này
đang có xu hướng gia tăng lại. Nguồn vốn này bao gồm khấu hao cơ bản để lại,
một phần lợi nhuận sau thuế để tích luỹ. Việc quản lý nguồn vốn này sẽ dần
được mở rộng và ít nhất là trong việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi
mới các thiết bị, công nghệ, đầu tư chiều sâu. Việc đánh giá lại tài sản trong các
doanh nghiệp để trích khấu hao cơ bản phải đảm bảo nguyên tắc tài sản khấu
hao đúng, trong khuôn khổ “khung” đã được Bộ Tài chính quy định. Nguồn vốn
khấu hao cơ bản phải được quản lý thống nhất theo hướng đảm bảo khấu hao
nhanh, đảm bảo khấu hao đủ nguồn vốn để tái đầu tư khi tài sản đã được khấu
hao hết. Việc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp phải trên cơ sở nguyên tắc
bảo toàn vốn, tránh hiện tượng “lãi giả khấu lỗ thật”, ăn vào vốn và cuối cùng,
nguồn vốn khấu hao cơ bản không đủ để tái đầu tư giản đơn, phục chế tài sản
ban đầu. Cần có chính sách khuyến khích quá trình tái đầu tư từ lợi nhuận của
doanh nghiệp.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đẩy mạnh cổ phần hoá, cơ cấu lại DNNN sẽ giúp các doanh nghiệp huy
động được nguồn vốn nhàn rỗi, hoặc đang sử dụng kém hiệu quả trong xã hội.
Nhà nước chỉ nên giữ lại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và những
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quan trọng, then chốt, quyết định, có vai

trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
2. Tiết kiệm của doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách
nhiệm hữu hạn và các công ty cổ phần trong cả nước có bước phát triển khá.
Nhờ có quy mô lớn, sản xuất ổn định nên vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 9-
10%/năm. Do đó, đã có những đóng góp không nhỏ trong việc huy động các
khoản tiết kiệm từ hoạt động sản xuất kinh doanh cho phát triển kinh tế. Khối
tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã tăng từ 5-6%; các tiểu chủ, hộ cá thể chiếm tỷ
trọng hơn 70%, tăng 4-5%/năm trong 2 năm 1997 và 1998.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, vốn dư thừa của doanh nghiệp
ngoài quốc doanh có tới 1-2 tỷ USD dưới dạng tiền mặt (nội và ngoại tệ ngoài
hệ thống ngân hàng), nhưng, chủ yếu là dưới dạng bất động sản không hoặc ít
có khả năng sử dụng vào kinh doanh (do giá bất động sản sụt giảm từ 1996-
1997, sau giai đoạn “sốt đất” 1991-1995)
Thực trạng trên cho chúng ta thấy được sự nỗ lực chung của khu vực tư
nhân nhưng để huy động được nguồn tiết kiệm của khu vực tư nhân có hiệu
quả thì ngoài hệ thống ngân hàng chính quy, cần phải tổ chức thực hiện các hiệp
hội hoặc các tổ chức huy động tiết kiệm phi chính thức như: hiệp hội tín dụng,
tiết kiệm quay vòng… ở các vùng, đặc biệt là ở nông thôn bằng hệ thống các
quỹ.
Theo kết quả điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000 của
Tổng cục Thống kê, cho thấy, Luật Doanh nghiệp tuy mới ban hành đầu năm
2000 nhưng bước đầu đã phát huy được tác dụng tích cực. Ước tính năm 2000,
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đầu tư XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố
định với số vốn 6,5 nghìn tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 1999 và là một trong
những thành phần kinh tế có tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển vào loại cao trong
năm 2000. Tuy nhiên, số vốn đầu tư như vậy vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng hiện có của thành phần kinh tế này.

3. Tiết kiệm của khu vực dân cư
Nguồn tiết kiệm của dân cư phụ thuộc rất lớn vào thu nhập và chi tiêu của
các hộ gia đình. Hiện nay Việt Nam có khoảng 15 triệu hộ gia đình với thu nhập
bình quân 1.500-2000 USD/hộ/năm. Nhiều hộ gia đình là những đơn vị kinh tế
năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với những nguồn thu nhập mà Nhà nước khó có
thể kiểm soát được, kể cả đối với hộ gia đình có đăng ký kinh doanh cũng như
không có đăng ký kinh doanh. Vì vậy, cần căn cứ vào cơ cấu lứa tuổi của dân cư
và tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập để có chính sách ưu tiên thích hợp. Việc gia
tăng thu nhập và gia tăng tỷ lệ lực lượng lao động (có việc làm)/tổng số dân cư
có thể thúc đẩy gia tăng tiết kiệm.
Theo điều tra và ước tính của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tổng cục Thống
kê, nguồn vốn trong dân hiện có từ 6-8 tỷ USD, trong đó:
+44% để dành của dân là mua vàng, ngoại tệ
+20% để dành của dân là để mua nhà đất, cải thiện điều kiện sinh hoạt
+17% để dành của dân là gửi tiền tiết kiệm, chủ yếu là loại ngắn hạn
+19% để dành của dân là dùng trực tiếp cho các dự án đầu tư, chủ yếu là ngắn
hạn
Như vậy, chỉ có khoảng 36% vốn hiện có trong dân được huy động cho
đầu tư phát triển.
5

×