Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đánh giá mức độ huy động cộng đồng trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tăng huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.54 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE

BÀI TẬP NHÓM
Đánh giá mức độ huy động cộng đồng trong chương trình mục tiêu quốc
gia phòng, chống tăng huyết áp.
Nhóm 5 – K10C
1. Trần Thị Hồng Vân
2. Nguyễn Thị Hải Yến
3. Phạm Thị Thành
4. Lê Thị Giang
5. Đàm Thị Thùy
6. Bùi Thị Lan
7. Nguyễn Thị Minh Khai
HÀ NỘI, 11/2013
2
MỤC LỤC
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBYT: Cán bộ y tế
THA: Tăng huyết áp
WHO: Tổ chức y tế thế giới
TW: Trung ương
4
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. THA không chỉ
có ảnh hưởng lớn đến gánh nặng bệnh lý tim mạch mà cũng có ảnh hưởng nhiều đến gánh
nặng bệnh tật toàn cầu. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), THA là một trong
sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Ở Việt Nam tỷ
lệ tăng huyết áp cũng ngày càng gia tăng gây nên gánh nặng bệnh tật lớn.
Vì thế 4/9/2012 Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống


tăng huyết áp thực hiện trên 63 tỉnh/thành trong cả nước với các mục tiêu:
1. Nâng cao nhận thức của nhân dân về dự phòng và kiểm soát bệnh tăng huyết áp. Phấn
đấu đạt chỉ tiêu 50% người dân hiểu đúng về bệnh tăng huyết áp và các biện pháp
phòng, chống bệnh tăng huyết áp.
2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làm công tác dự phòng và quản lý bệnh tăng
huyết áp tại tuyến cơ sở. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 80% cán bộ y tế hoạt động trong phạm
vi dự án được đào tạo về biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và quản lý bệnh
tăng huyết áp.
3. Xây dựng, triển khai và duy trì bền vững mô hình quản lý bệnh tăng huyết áp tại tuyến
cơ sở.
4. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% số bệnh nhân tăng huyết áp nguy cơ cao được phát hiện
sẽ được điều trị đúng theo phác đồ do Bộ Y tế quy định.
5
CHƯƠNG I. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE
1. Hoạt động của các bên liên quan
Đơn vị thực hiện: Bộ y tế
Đối tượng đích: Người dân, bệnh nhân THA
Quy mô triển khai: 62/62 tỉnh thành trong cả nước
Các bên liên quan Vai trò Quyền lợi
Các cấp y tế địa
phương
Cử CBYT tham gia vào dự án để
tham gia giáo dục, tập huấn về
bệnh THA.
Thực hiện mô hình dự phòng và
quản lý bệnh THA tại cộng đồng.
Cải thiện sức khỏe cộng
đồng, giảm gánh nặng bệnh
tật do THA ở địa phương.

Các bệnh viện địa
phương
Thực hiện theo dõi dọc theo thời
gian, đo huyết áp định kỳ (1
lần/tháng), đánh giá các yếu tố
nguy cơ của từng bệnh nhân, phát
thuốc điều trị THA định kỳ.
Cải thiện sức khỏe cộng
đồng, giảm gánh nặng bệnh
tật do THA ở địa phương.
Chính quyền địa
phương
Chịu trách nhiệm pháp lý và hỗ
trợ chương trình khi triển khai tại
địa phương.
Có quyền ra quyết định, bổ sung
các điều khoản trong quy định của
địa phương.
Cải thiện sức khỏe cộng
đồng, giảm gánh nặng bệnh
tật do THA ở địa phương.
Các tổ chức xã hội
như: Hội người cao
tuổi, hội cựu chiến
binh, hội phụ nữ,…
Hợp tác với chương trình tổ chức
các buổi hội thảo, nói chuyện, tư
vấn về THA tại các cơ quan, tổ
chức xã hội.
Được tham gia các buổi hội

thảo, nói chuyện và tư vấn
về THA.
Đài Truyền hình Việt
Nam và Đài Tiếng
nói Việt Nam.
Phối hợp với dự án xây dựng các
chương trình tuyên truyền về bệnh
THA trên các chương trình trong
phạm vi toàn quốc.
Được góp phần giảm gánh
nặng bệnh tật do THA
Đài truyền hình địa
phương và Đài phát
thanh địa phương của
62 tình/thành
Phối hợp với dự án xây dựng các
chương trình tuyên truyền về bệnh
THA trên các chương trình tại
chính địa phương.
Được góp phần giảm gánh
nặng bệnh tật do THA.

6
Các chuyên gia quốc
tế về bệnh THA
Hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lực
quản lý bệnh THA tại cộng đồng
cho các CBYT của TW và địa
phương.
Được giao lưu với các

CBYT ở Việt Nam và góp
phần cùng dự án giảm gánh
nặng bệnh tật do THA.
2. Mức độ tham gia của cộng đồng
Các bên liên quan Các hoạt động tham gia Mức độ tham gia
Các cấp y tế địa
phương
Đóng góp ý tưởng; đóng góp nguồn lực,
thời gian, xác định vấn đề, lựa chọn ưu tiên.
Mức độ cao nhất
Các bệnh viện địa
phương
Đóng góp nguồn lực, thời gian; xác định
vấn đề, lựa chọn ưu tiên.
Mức độ trung bình
Chính quyền địa
phương
Đóng góp ý tưởng; đóng góp nguồn lực,
thời gian; ra quyết định, thực thi và đánh
giá chương trình.
Mức độ cao
Các tổ chức xã hội
Đóng góp nguồn lực, thời gian.
Mức độ thấp
Đài Truyền hinh Việt
Nam và Đài Tiếng
nói Việt Nam.
Đóng góp nguồn lực, thời gian.
Mức độ rất thấp
Đài truyền hình địa

phương và Đài phát
thanh địa phương.
Đóng góp nguồn lực, thời gian.
Mức độ rất thấp
Các chuyên gia quốc
tế về bệnh THA
Đóng góp ý tưởng, Đóng góp nguồn lực,
thời gian.
Mức độ trung bình
7
CHƯƠNG II. VAI TRÒ CỦA NHÓM TRIỂN KHAI TRONGVIỆC HUY ĐỘNG
CỘNG ĐỒNG
Các bên liên quan Vai trò nhóm triển khai
Các cấp y tế địa
phương
- Có các văn bản pháp quy để có sự cam kết hợp tác.
- Chuẩn bị các buổi tập huấn và tài liệu tập huấn cho CBYT.
- Gửi mô hình dự phòng và quản lý bệnh THA tại cộng đồng
cho CSYT và yêu cầu cam kết hợp tác.
Các bệnh viện địa
phương
- Có các văn bản pháp quy để có sự cam kết hợp tác.
- Gửi cán bộ hỗ trợ.
Chính quyền địa
phương
- Có các văn bản pháp quy để có sự cam kết hợp tác.
- Chia sẻ thông tin về chương trình.
Các tổ chức xã hội - Có các văn bản pháp quy để có sự cam kết hợp tác.
- Kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức.
Đài Truyền hinh Việt

Nam và Đài Tiếng
nói Việt Nam.
- Có các văn bản pháp quy để có sự cam kết hợp tác.
- Chuẩn bị tài liệu truyền thông.
Đài truyền hình địa
phương và Đài phát
thanh địa phương.
- Có các văn bản pháp quy để có sự cam kết hợp tác.
- Chuẩn bị tài liệu truyền thông.
Các chuyên gia quốc
tế về bệnh THA
- Có các văn bản pháp quy để có sự cam kết hợp tác.
- Chuẩn bị các buổi tập huấn, giao lưu và mời các chuyên gia.
8
CHƯƠNG III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HUY ĐỘNG
CỘNG ĐỒNG
1. Thuận lợi
- Vì là chương trình mục tiêu quốc gia nên dễ dàng nhận được sự tham gia của các cấp y
tế, các Ban ngành đoàn thể ở địa phương.
2. Khó khăn
- Khó khăn trong đánh giá cộng đồng vì triển khai trên phạm vi rộng.
- Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề sức khỏe từ người dân chưa cao nên có thể ảnh
hưởng đến sự huy động cộng đồng.
- Vấn đề ưu tiên của cộng đồng có thể không trùng với vấn đề ưu tiên của cơ quan y tế.
- Nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước nên chưa có sự linh động ở
các bên liên quan.
- Kinh phí cho CBYT tham gia chương trình còn hạn hẹp.
3. Giải pháp thực hiện
- Phát triển hệ thống y tế dự phòng: nâng cao năng lực hoạt độn và trang thiết bị của
Trung tâm y tế dự phòng.

- Phát triển mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban
đầu cho nhân dân, quan tâm đúng mức các hộ chính sách và người nghèo góp phần
định hướng công bằng, hiệu quả.
- Xây dựng đội ngũ nhân lực y tế hợp lý, có chuyên môn.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra dự án.
- Phát triển mạng lưới nhân viên y tế tình nguyện.
- Tăng cường vai trò chỉ đạo của chính quyền các cấp.
- Tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ cho nhân dân.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế, Thông tư số 36/2010/TTLT-BTC-BYT.
hp://vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/bonganh/boyte/vanban?orgId=19&$tle=V
%C4%83n+b%E1%BA%A3n+quy+ph%E1%BA%A1m+ph%C3%A1p+lu%E1%BA
%ADt&classId=1&view=detail&documentId=94007
2. Thủ tước chính phủ, Quyết định số 1208/QĐ-TTg.
hp://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchuongtrinhmuc$euquocgia?
_piref135_18249_135_18248_18248.strutsAc$on=ViewDetailAc$on.do&_piref135_18249_135_182
48_18248.docid=1359&_piref135_18249_135_18248_18248.substract=
3. hp://www.tanghuyetap.com/?mn1=2&mn2=0&id=209

×