Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Khai thác nghệ thuật cải lương ở đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHAN VĂN NGOẠN




KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CẢI LƢƠNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH



LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH







Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHAN VĂN NGOẠN



KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CẢI LƢƠNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH




Chuyên ngànhL: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Mai Mỹ Duyên




Hà Nội - 2015

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô
Phòng Sau đại học, Khoa Du lịch Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội, Khoa Sau đại học Trường Đại học Văn Hóa thành
phố Hồ Chí Minh và quý Thầy, Cô đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và viết luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý
Thầy, Cô Trường Đại học Tiền Giang, bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã động viên khích lệ để tôi hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới Tiến sỹ
Mai Mỹ Duyên - người đã hết sức tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng luận văn của tôi không thể
tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn,
đóng góp quý báu của Quý Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Một lần nữa xin chân thành biết ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
Tác giả


Phan Văn Ngoạn




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa
từng được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên


Phan Văn Ngoạn


1

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9
5. Phương pháp nghiên cứu 14
6. Cấu trúc của đề tài 15
Chƣơng 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHỆ THUẬT CẢI
LƢƠNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 16
1.1. Cơ sở lý luận 16
1.1.1. Các khái niệm về du lịch 16
1.1.2. Các khái niệm về văn hóa - nghệ thuật 22
1.1.3. Quan niệm về bảo tồn, phát huy, phát triển 25
1.2. Nguyên nhân ra đời và sự hình thành, phát triển Cải lƣơng 27
1.2.1. Nguyên nhân ra đời 27
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật Cải lương Việt Nam 29
1.3. Khái lƣợc vùng đồng bằng sông Cửu Long 36
1.3.1. Lịch sử vùng đất 36
1.3.2. Những điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 40
1.3.3. Những điều kiện để phát triển du lịch 42
Tiểu kết chương 1 47
Chƣơng 2. KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CẢI LƢƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 48
2.1. Thực trạng hoạt động sân khấu Cải lƣơng ở Đồng bằng sông Cửu Long 48


2
2.1.1. Công tác quản lý 48
2.1.2. Đào tạo chuyên môn 51
2.1.3. Các hoạt động nâng cao chất lượng nghệ thuật Cải lương 55
2.1.4. Nguồn nhân lực biểu diễn Cải lương ở Đồng bằng sông Cửu Long 57
2.2. Thực trạng khai thác Cải lƣơng trong hoạt động du lịch ở các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long 59
2.2.1. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch 59
2.2.2. Về lực lượng hướng dẫn và giải pháp tiếp thị thu hút khách du lịch tại các
điểm du lịch 62
2.2.3. Những vấn đề đặt ra khi khai thác nghệ thuật Cải lương trong du lịch 63
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và Cải lƣơng ở ĐBSCL 70
2.3.1. Thành tựu 70
2.3.2. Hạn chế 71
2.3.3. Những triển vọng của việc khai thác Cải lương trong tương lai 72
Tiểu kết chương 2 73
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CẢI
LƢƠNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 75
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 75
3.1.1. Căn cứ chính sách phát triển du lịch của vùng ĐBSCL 75
3.1.2. Căn cứ chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc 76
3.1.3. Căn cứ điều kiện thực tế của ĐBSCL 78
3.2. Các giải pháp khai thác Cải lƣơng trong hoạt động du lịch ở Đồng bằng
sông Cửu Long 86
3.2.1.Khai thác Cải lương tại điểm du lịch hiện tại 86
3.2.2. Đầu tư xây dựng nhà hát, khán phòng trình diễn Cải lương 86
3.2.3. Sáng tác kịch bản Cải lương 87
3.2.4. Trang bị lại các rạp hát cũ 87
3.2.5. Tổ chức tập huấn hướng dẫn chuyên môn theo mô hình kết hợp Tài tử và Cải lương 88

3.2.6. Ban hành quy chế hoạt động văn hóa trong du lịch 88
3.3. Một số khuyến nghị 88

3
3.3.1. Đối với Trung ương 88
3.3.2. Đối với địa phương 89
Tiểu kết chương 3 95
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC





4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSVC
Cơ sở vật chất
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CTCPDL
Công ty cổ phần du lịch
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
DSVHVT
Di sản văn hóa vật thể
DSVHPVT
Di sản văn hóa phi vật thể

ĐHVH
Đại học Văn hóa
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
HCV
Huy chương vàng
HCB
Huy chương bạc
HCĐ
Huy chương đồng
HTV
Kênh truyền hình TP HCM
NSND
Nghệ sỹ nhân dân
NSUT
Nghệ sỹ ưu tú
NTCL
Nghệ thuật Cải lương
NTSK
Nghệ thuật sân khấu
NTTH
Nghệ thuật tổng hợp
NXB
Nhà xuất bản
NCKH
Nghiên cứu khoa học
SKCL
Sân khấu Cải lương
SV
Sinh viên

TNNV
Tài nguyên nhân văn
TNTN
Tài nguyên tự nhiên
TP
Thành phố
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TBCN
Tư bản chủ nghĩa
TTDVDL
Trung tâm dịch vụ du lịch

5
TTVH
Trung tâm văn hóa
UBND
Ủy ban nhân dân
VHNT
Văn hóa nghệ thuật
VHTTDL
Văn hóa Thể thao & Du lịch
XH
Xã hội
XDCB
Xây dựng cơ bản


6
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam, đất nước giàu tiềm năng du lịch với bao danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử văn hoá, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trải dài khắp cả nước. Nhà
thơ Như Ý(Mỹ Tho) đã tự hào về dân tộc mình qua bài thơ Dân tộc Việt Nam sau:
Con cháu Rồng Tiên trải bốn ngàn,
Trời Nam lừng lẫy một giang sơn,
Bình Ngô trăm trận lòng không nãn,
Kháng Pháp mười năm dạ chẳng sờn,
Oanh liệt Lý Trần bao tuấn kiệt,
Uy linh Trưng Triệu mấy hồng nhan,
Gương xưa lớp lớp soi kim cổ,
Tô nét hùng anh đẹp sử vàng. [12,tr 368]
Lịch sử đất nước ta không chỉ tô đậm bằng những trang sử chống ngoại xâm
mà mỗi vùng quê của Việt Nam đều có các loại hình văn hóa đặc trưng của địa
phương mình, nổi trội trong số đó chính là nền nghệ thuật của dân tộc Việt. Khi nói
đến miền Bắc là nói đến sân khấu Chèo - một thể loại sân khấu dân gian có lịch sử
lâu đời hay những làn điệu Quan họ, Ca Trù “đắm say như đứt ruột gan nguời” của
quê hương Kinh Bắc. Khi nói đến miền Trung nắng gió là nói đến những câu hò,
điệu Ví dặm, hát Bài Chòi, Ca Huế, ca kịch Bình Trị Thiên … luôn là chất keo gắn
kết cộng đồng giúp họ vượt qua bao gian khổ, khó khăn để vươn lên trong cuộc
sống. Khi nói đến miền Nam là nói Đờn ca Tài tử - một thể loại âm nhạc kết hợp
hòa quyện hai tính chất bác học và dân gian, hay sân khấu Cải lương năng động,
luôn thích ứng với đời sống xã hội hiện đại. Cùng với các thành tố văn hóa khác,
nghệ thuật dân tộc - truyền thống ở các vùng miền đã tạo thành diện mạo văn hóa
Việt Nam, khẳng định được bản sắc dân tộc trong quá trình giữ nước và dựng nước.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một vùng kinh tế, văn hoá… trọng điểm
của khu vực phía Nam, nối liền với thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ
- khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng. Nơi đây
có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường khách du lịch trong nước, khu



7
vực và quốc tế. Ngoài ra, ĐBSCL còn có những nét độc đáo riêng về thiên nhiên
của vùng sông nước, tiềm năng du lịch nơi đây còn rất lớn. Ngày nay trong xu thế
toàn cầu hóa, Việt Nam đang từng bước hội nhập với khu vực và thế giới trên nhiều
lĩnh vực, trong đó du lịch với tư cách là một ngành kinh tế mũi nhọn, vừa đảm
đương chức năng thông tin, tuyên truyền trong mối quan hệ giao lưu văn hóa. Báo
cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng đã cụ thể quan điểm:
Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật
về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể và phi vật
thể của dân tộc. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá, văn nghệ, bảo tồn,
phát huy giá trị các di sản văn hoá với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối
ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hoá trong công chúng, đặc biệt là thế
hệ trẻ và người nước ngoài. [57, tr 34 ]
Việt Nam đang sở hữu một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú
như: Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế và phố cổ Hội An; Di sản văn hóa phi vật
thể Quan họ Bắc Ninh, Nhã Nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên, Ca trù, Đờn ca Tài tử,… Những năm gần đây, du lịch Việt Nam có
những bước phát triển mạnh mẽ. Đạt được điều này là nhờ vào việc khai thác các
giá trị tài nguyên du lịch nhân văn. Ngày nay, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc ít
nhiều bị ảnh hưởng bởi xu thế hội nhập toàn cầu, nắm bắt được điều này nên đã có
nhiều loại hình nghệ thuật đã được đưa vào khai thác kinh doanh du lịch như Chèo,
Múa rối nước, Quan họ, Ca trù, Đờn ca Tài tử, … và đã đạt được những thành công
nhất định. Tuy nhiên, trong khi các chương trình du lịch hết sức phong phú, thì các
hoạt động thu hút đi kèm trong chương trình du lịch như nghệ thuật dường như còn
đang rất hạn chế, đặc biệt là ở Nam Bộ. Nam Bộ có nghệ thuật Cải lương, một loại
hình sân khấu truyền thống Việt Nam, là món ăn tinh thần đối với đông đảo công
chúng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay. Một loại hình nghệ thuật quý giá, hấp

dẫn của dân tộc cho đến ngày nay vẫn còn bỏ ngỏ ở dạng tiềm năng trong kinh
doanh du lịch. Việc đưa nghệ thuật Cải lương vào khai thác kinh doanh du lịch
không chỉ nhằm quảng bá về một loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo mà còn giúp


8
khai thác Cải lương như một sản phẩm du lịch văn hóa đặc biệt của vùng đồng bằng
sông Cửu Long - là cái nôi của loại hình nghệ thuật này.
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu vấn đề: “Khai thác nghệ thuật Cải
lương ở đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch” là cấp thiết trong
bối cảnh hoạt động văn hóa và du lịch hiện nay. Học viên là người Nam Bộ, sinh
trưởng ở Mỹ Tho - vùng đất từng được xem là "cái nôi" của nghệ thuật Cải lương
cũng mong muốn đóng góp sự học của mình đối với việc bảo tồn văn hóa địa
phương, nên đã chọn đề tài nói trên làm luận văn tốt nghiệp ngành Du lịch học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống được những vấn đề lý luận về du lịch, văn hóa-nghệ thuật; quá trình
hình thành, phát triển nghệ thuật Cải lương đồng thời khái quát những cống hiến có
tính văn hóa, dân chủ, giải thoát tinh thần con người trong diễn trình lịch sử của sân
khấu Cải lương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá thực trạng bảo tồn và khai thác Cải lương hiện nay ở một số địa
phương có bề dày lịch sử về nghệ thuật Cải lương.
Nhìn nhận Cải lương dưới góc độ là một phần của tài nguyên du lịch văn hóa,
nêu bậc vai trò quan trọng của Cải lương với phát triển du lịch. Thông qua hoạt
động du lịch, Cải lương sẽ đuợc truyền bá rộng rãi trên khắp cả nước và bạn bè
quốc tế. Góp phần giữ gìn một nét đẹp văn hoá, một loại hình nghệ thuật đặc sắc
dân tộc đang dần mai một trong thời đại giao lưu và hợp tác quốc tế như hiện nay.
Dựa trên những điều kiện thực tế ở ĐBSCL đề xuất một số giải pháp nhằm
vận dụng khai thác Cải lương trong hoạt động du lịch; đáp ứng nhu cầu thưởng thức

của du khách đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của một loại hình nghệ
thuật đặc sắc của dân tộc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật Cải lương được nghiên cứu về lý luận, lịch sử, cũng như thực tiễn
vận hành của nó trong đời sống xã hội; đặc biệt là giá trị văn hóa của nghệ thuật Cải
lương phục vụ phát triển hoạt động du lịch.


9
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ khi Cải lương ra đời (1918) đến nay.
- Về không gian: Nghệ thuật Cải lương là "đặc sản văn hóa" của một vùng
Nam Bộ. Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn, phạm vi nghiên cứu được khu
lại ở một số địa phương vùng ĐBSCL, là những nơi hình thành và phát triển hoặc
có điều kiện khai thác nghệ thuật Cải lương trong phát triển du lịch, theo các tiêu chí:
+ Có hoạt động Cải lương hoặc khả năng tổ chức hoạt động thường xuyên.
+ Có khách du lịch đến tham quan
+ Có các đơn vị hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ các mục đích
văn hóa xã hội và du lịch.
+ Có nét độc đáo riêng, cơ sở vật chất đủ để duy trì và phát triển.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu sâu và bao quát về sân khấu Cải lương
(SKCL), chủ yếu ở phương diện lịch sử hình thành, đặc điểm sự phát triển, vị trí của
loại hình nghệ thuật này. Đặc biệt giai đoạn trước năm 1975, được coi là giai đoạn
hoàng kim của SKCL, vì vậy giai đoạn này được phân tích, mổ xẻ nhiều nhất. Học
viên đã tiếp cận nghiên cứu một số tài liệu sau:
- Cuốn Nghệ thuật sân khấu Việt Nam của Trần Văn Khải (1970) đã trình bày
khái quát về quá trình hình thành nghệ thuật Hát Bội, Cải lương và Thoại kịch.
Ngoài ra, tác giả còn trích dẫn một số vở tuồng hoặc bài bản âm nhạc của 2 thể loại

Hát bội và Cải lương để minh chứng cho phần nhận định về vai trò xã hội của sân
khấu Việt Nam. Quyển sách là nguồn tài liệu đáng tin cậy, giúp học viên hình dung
được diễn trình lịch sử của sân khấu Cải lương để có thể phản ánh trong luận văn
của mình.
- Cuốn Bước đầu tìm hiểu Sân khấu Cải lương của Sỹ Tiến (1984), cung cấp
những thông tin và cụ thể về buổi đầu hình thành SKCL đặc biệt là quá trình hình
thành Cải lương lan tỏa đến miền Bắc và dần phát triển định hình một “ dòng sân
khấu Cải lương Bắc” đặc sắc. Tác phẩm được viết bởi người trong nghề, “ cánh
chim đầu đàn” của sân khấu Cải lương Bắc – Nghệ sỹ nhân dân (NSND) Sỹ Tiến –
nên rất chi tiết và sống động vì đều gắn bó với những sự kiện đã được chính tác giả


10
trải nghiệm. Tuy chỉ tập trung vào SKCL miền Bắc nhưng đã giúp cho học viên có
một cái nhìn tổng quan về SKCL thuở sơ khai.
- Cuốn Nghệ thuật sân khấu Cải lương-những trang sử của Trương Bỉnh Tòng
(1997), tác giả đã mô tả khá rõ nét những chặng đường của SKCL từ khi ra đời vào
đầu thế kỷ XX đến cuối thập niên 90. Qua từng cột mốc lịch sử, tác giả đã nêu lên
hoạt động chủ yếu của SKCL cũng như đặc trưng từng thời kỳ, những gương mặt
nghệ sỹ nổi bật. Đặc biệt, tác giả đi sâu vào hoạt động đấu tranh yêu nước trên
SKCL: hoạt động của các đoàn hát cách mạng ở miền Bắc, trong vùng giải phóng;
SKCL đề cao lòng yêu nước, thể hiện khát vọng thống nhất đất nước, khéo léo đấu
tranh công khai với kẻ thù ở vùng tạm chiếm…Thể hiện dưới dạng lược sử nên sách
chủ yếu liệt kê, mô tả chứ chưa phân tích sâu những yếu tố tác động đến tiến trình SKCL.
- Cuốn 23 năm cuối của 300 năm Văn hóa – Nghệ thuật Sài Gòn –
TPHCM(1998) của Trần Trọng Đăng Đàn, tác giả đã phân tích khá sâu sát tình hình
hoạt động và xu hướng phát triển SKCL dưới góc nhìn của một nhà lý luận, phê
bình. Không chỉ mô tả hoạt động, nêu lại các sự kiện mà đi sâu phân tích, đánh giá
vấn đề dưới cái nhìn biện chứng, vạch ra những yếu tố xã hội tác động đến sân khấu
và cả dự đoán xu thế phát triển. Những bài viết của tác giả đã giúp cho học viên

định hình được cách tiếp cận cũng như phân tích cụ thể cho luận văn của mình.
- Cuốn Sân khấu Cải lương Nam Bộ (2000) của Đỗ Dũng, tác giả viết một
lược sử về SKCL từ năm 1918 đến 2000. Sách cũng cung cấp một cái nhìn tổng
quan cho học viên và gợi ý những sự kiện, giai đoạn cần khai thác cho đề tài. Tuy
nhiên, chỉ dừng lại ở điểm lại nên tác giả không đi vào chi tiết cụ thể ở từng thời kỳ,
cũng như phân tích, đánh giá sâu các giai đoạn.
- Các cuốn hồi ký: Một đời sân khấu(2003) của Nguyễn Ngọc Bạch, Trong
sương gió (2005) của Mai Quân, Trôi theo dòng đời (2010) của NSND Bảy Nam,
Hồi ký Trần Văn Khê (2010) của Trần Văn Khê … là những hồi ký về cuộc đời của
những nhân vật tài danh đã đóng góp vào tiến trình hình thành và phát triển SKCL.
Những hồi ký này cung cấp những góc nhìn từ bên trong chứ không chỉ thể hiện ra
trên sàn diễn. Mặc dù chỉ xoay quanh những sự kiện gắn với từng tác giả, nhưng
qua đó người đọc vẫn có thể hình dung những thăng trầm của tiến trình SKCL.


11
- Cuốn Nghệ thuật Cải lương (2006) của Tuấn Giang, đây là công trình khoa
học tập ba đề tài có thể khái quát được đặc trưng chính của nghệ thuật Cải
lương(NTCL), cũng được chia làm ba phần trong sách, là: Đặc trưng ngôn ngữ
SKCL, nghệ thuật biên kịch Cải lương và thẩm mỹ Cải lương. Khác với nhiều tài
liệu khác thường thiên về góc nhìn lịch sử tập trung nhiều quá trình hình thành và
phát triển, hoạt động SKCL với những nhân tố cấu thành ( soạn giả, nhạc sỹ, bầu
gánh hát, nghệ sỹ…). Tác giả đi sâu tìm hiểu bản chất của chín loại hình NTCL
nhằm khái quát những đặc trưng cốt lõi, những quy tắc cơ bản để khẳng định đấy là
Cải lương chứ không phải một loại hình ca kịch nào khác, thể hiện qua những yếu
tố: âm nhạc, tình huống kịch, hình tượng nhân vật, ca từ, trang trí, diễn xuất, vũ
đạo…Tài liệu này đã giúp cho học viên bổ sung thêm kiến thức lý thuyết về đặc
trưng loại hình NTCL.
- Cuốn Hồi ký 50 năm ca hát (2007) của Vương Hồng Sển, tác giả đã mô tả
sinh động diện mạo SKCL từ buổi đầu hình thành đến giai đoạn phát triển rực rỡ

vào thập niên 60 của thế kỷ XX. Tuy là một hồi ký, không phải công trình nghiên
cứu khoa học, chủ yếu đề cập đến chuyện hậu trường sau cánh màn nhung hơn là
những sự kiện chính thức của đời sống sân khấu nhưng đây vẫn là một trong những
tác phẩm nổi bật nhất về Cải lương, luôn nằm trong danh mục tài liệu sưu tập của
những người thích tìm hiểu nghệ thuật SKCL.
- Cuốn Vang bóng một thời 1,2,3,4 và 5 (2007) của Huỳnh Công Minh, là năm
tập sách ảnh đăng nhiều hình ảnh tư liệu cùng viết về thời hoàng kim của SKCL Sài
Gòn trước năm 1975. Tuy chỉ là sách ảnh nhưng cũng đã cung cấp nhiều kiến thức
về tính chất, đặc điểm của SKCL xưa ( đặc biệt là những bức ảnh còn rõ đến chi tiết
những hoa văn trang trí trên phông cảnh ngày trước thể hiện phong cách tả thực,
sang trọng, lịch lãm của SKCL thời thịnh vượng,…) làm cơ sở để so sánh và nhận
thức những chuyển biến chủ yếu về mặt hình thức trên SKCL giai đoạn sau này.
- Cuốn 100 câu hỏi về sân khấu Cải lương (2007) của Nguyễn Thị Minh Ngọc
– Đỗ Hương đã trình bày cô đọng nhất về SKCL dưới dạng hỏi đáp, chủ yếu xoay
quanh lịch sử hình thành, đặc điểm nghệ thuật, các nhân vật nổi tiếng, những sự
kiện sân khấu, vở diễn nổi bật…


12
- Kỷ yếu tọa đàm khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể nghệ thuật Đờn ca tài tử (2010) do Sở VHTTDL TP.HCM tổ chức với nhiều
tham luận của những nhà nghiên cứu uy tín về ĐCTT: Nghệ thuật Đờn ca Tài tử
trong không gian văn hóa Nam Bộ (GS.TS Trần Văn Khê, Nguồn gốc và quá trình
phát triển của nghệ thuật Đờn ca Tài tử (TS. Mai Thị Mỹ Liêm), Hệ thống bài bản
trong Đờn ca Tài tử (Th.S Huỳnh Khải), Phong cách chơi nhạc Tài tử xưa và nay
(nhạc sỹ Kiều Tấn), Những vấn đề đặt ra từ nghệ thuật Đờn ca Tài tử (TS.Mai Mỹ
Duyên), … đã cung cấp cho học viên những kiến thức khái quát nhất về nguồn gốc,
quá trình phát triển và đặc điểm của nghệ thuật ĐCTT – nền tảng âm nhạc của NTCL.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Nghệ thuật Đờn ca Tài tử và những lối hòa
đàn ngẫu hứng (2011) do Bộ VHTTDL tổ chức, với tham luận của nhiều nhà khoa

học trong và ngoài nước: Đờn ca Tài tử phác họa mấy chặng đường ( PGS.TS.
Nguyễn Thụy Loan), Tổ chức nghệ thuật Đờn ca Tài tử (TS. Nguyễn Thị Mỹ
Liêm), Âm nhạc Tài tử - những tiền đề cội nguồn hình thành sân khấu Cải lương
(TS.Đỗ Hương), Nhạc Tài tử - Cải lương những nét tương đồng dị biệt ( nhạc sỹ
kiều Tấn), Ngẫu hứng – một đặc điểm nổi bật của các truyền thống âm nhạc: Qua
đó để hiểu hơn về Đờn ca Tài tử (GS.TS. Yamaguchi Osamu – Nhật Bản), Sức lôi
cuốn của âm nhạc Đờn ca Tài tử (GS.TS. Sheen Dae Cheol – Hàn Quốc), Âm nhạc
Tài tử Nam Bộ - Một lối tư duy của người phương Nam ( GS.TS. Gisa Jaehnichen –
Đức),…góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật ĐCTT đồng thời giúp học viên nhìn
rõ thêm những bước chuyển từ hình thức ĐCTT thính phòng đến loại hình SKCL
biểu diễn.
- Cuốn Hát bội, Đờn ca Tài tử và Cải lương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
(2013) của Nguyễn Lê Tuyên – Nguyễn Đức Hiệp, đã cung cấp tập hợp các tư liệu
xưa được lưu giữ ở các thư viện nước ngoài mà người trong nước ít dịp tiếp xúc.
Tuy chỉ là những bài báo, ghi chép về ấn tượng của người nước ngoài với nghệ
thuật truyền thống Việt Nam qua buổi đầu tiếp xúc nhưng đã góp phần quan trọng
phác họa hình ảnh Hát Bội, ĐCTT và SKCL hơn 100 năm trước. Đây là nguồn
tham khảo quý giá vì không dễ có được những tài liệu trực tiếp từ giai đoạn sơ khởi
của ĐCTT và SKCL.


13
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: Bảo tồn và phát huy giá
trị nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ (2014 )do Viện Âm nhạc phối hợp với Sở
VHTTDL tỉnh Bạc Liêu tổ chức, trong đó với nhiều tham luận của những nhà khoa
học, các soạn giả, các nghệ nhân, nghệ sỹ, các nhà quản lý ở địa phương,…: Quá
trình hình thành và phát triển Đờn ca Tài tử Nam Bộ (GS.TS. Trần Văn Khê),
Những yếu tố khác biệt giữa Đờn ca Tài tử Nam Bộ và Cải Lương Nam Bộ (nhà
nghiên cứu Võ Trường Kỳ), Từ “Dạ cổ Hoài lang” đến “Vọng cổ” – những bước
đột phá nghệ thuật ( soạn giả Ngô Hồng Khanh), Sáng tác bản đờn – một cách bảo

tồn và phát triển Đờn ca Tài tử (PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Liêm), , Đờn ca Tài tử
với du lịch băn khoăn và mong mỏi (PGS.TS.Nguyễn Thụy Loan), Giáo dục nhạc
Tài tử, Cải lương – một việc làm cấp thiết (TS. Mai Mỹ Duyên), Phương pháp đào
tạo truyền thống và đào tạo trong nhà trường VHNT – về Đờn ca Tài tử Nam
Bộ(NS Trần Khánh), Nghệ thuật Đờn ca Tài tử gắn với hoạt động du lịch sinh thái
ở Vĩnh Long – giải pháp gìn giữ và quảng bá (CBQL Lê Minh Hùng), Sức sống của
nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ( Nhà báo Nguyễn Văn Thanh), Kinh nghiệm
truyền nghề trong quá trình đào tạo âm nhạc tài tử ( Th.S Huỳnh Khải),…Tất cả
các bài viết trên khẳng định vai trò, ví trí quan trọng của nghệ thuật ĐCTT – một di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Chính vì vậy phải đặt đúng giá trị
của nó bằng cách đưa vào học đường, xã hội, đặc biệt đưa vào du lịch để văn hóa
Việt Nam nói chung và ĐCTT nói riêng được thưởng thức bởi mọi người trên thế giới.
Nghiên cứu hoạt động văn hóa - nghệ thuật để khai thác trong hoạt động du
lịch hiện có các công trình sau:
- Cuốn Một số vấn đề về du lịch Việt Nam(2006) của tác giả Đinh Trung Kiên
đã trình bày bao quát về nhiều vấn đề về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn
hóa trong đó có nghệ thuật sân khấu Cải lương có thể làm du lịch thúc đẩy phát
triển nền kinh tế nước nhà.
- Tham luận Giải pháp đưa Đờn ca Tài tử đến với du khách và phát triển sản
phẩm du lịch đặc thù dựa vào Đờn ca Tài tử(2014) của TS. Hà Văn Siêu và Di sản
Đờn ca Tài tử với du lịch Nam Bộ của PGS.TS Lê Văn Toàn trong hội thảo nói trên
đã đề cập đến việc cần phải đưa ĐCTT và nghệ thuật Cải lương vào sự quảng bá với


14
khách du lịch đến ĐBSCL thông qua hoạt động của ngành du lịch, đồng thời giới
thiệu với bạn bè quốc tế sản phẩm du lịch đặc thù của vùng cư dân sông nước Nam
Bộ là ĐCTT và Cải lương.
- Tham luận Đem di sản văn hóa phi vật thể đến với du lịch hay Đưa du lịch
đến với di sản văn hóa phi vật thể. Kiến giải từ góc nhìn chung về di sản văn hóa

phi vật thể Việt Nam và góc nhìn riêng về nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ của
TS.Đặng Huỳnh Loan trong hội thảo nói trên đã phân tích sự tác động qua lại giữa
di sản văn hóa phi vật thể và du lịch nói chung. Tác giả đã chứng minh cần phải có
sự phối hợp đồng bộ của các ngành có liên quan để mục đích chung đạt kết quả tốt.
Như vậy, sản phẩm du lịch nhất là ĐCTT sẽ trở thành sản phẩm có sức hấp dẫn
mạnh đối với du khách trong và ngoài nước.
- Cuốn Hội nhập và xuất nhập khẩu văn hóa nghệ thuật(2007) của Nguyễn
Thúy Ái, đã bàn đến sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài cũng như sự giới thiệu, quảng
bá nghệ thuật văn hóa của Việt Nam tại hải ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa hội
nhập. Thông qua hoạt động du lịch, văn hóa nước ngoài sẽ ảnh hưởng văn hóa trong
nước. Tác giả đã đề ra các giải pháp trong khi tiếp thu văn hóa nhân loại. Về phần
mình, nước ta có những những chính sách phù hợp để vừa hoạt động du lịch vừa
quảng bá nghệ thuật văn hóa truyền thống với du khách quốc tế.
- Khóa luận tốt nghiệp ĐH Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát
triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ (2011) của Trần Thị Ánh, đã nghiên cứu về bộ
môn Cải lương và đề ra nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch Cần Thơ.
Theo sự tìm hiểu của học viên thì đề tài nghệ thuật Cải lương dưới góc độ du
lịch ở ĐBSCL cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể . Như vậy, đề
tài “Khai thác nghệ thuật Cải lương ở đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát
triển du lịch” là vấn đề nghiên cứu mới, chưa được nghiên cứu trước đây.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống những vấn đề lý luận và các công trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài qua sách, báo và tài liệu tham khảo.



15
5.2. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát ở các điểm du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long để thu thập

thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5.3. Phương pháp điền dã
Dựa trên quan sát trực tiếp tại các điểm du lịch trình diễn Cải lương, ĐCTT
hoặc gián tiếp qua các phương tiện ghi âm, ghi hình.
5.3. Phương pháp chuyên gia
Phỏng vấn những người hoặc một nhóm người am hiểu đưa ra nhận xét, đánh
giá… về nghệ thuật sân khấu Cải lương.
5.4. Phương pháp so sánh đối chiếu
Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh du
lịch để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của công trình này gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghệ thuật Cải lương ở ĐBSCL
Chương 2. Khai thác nghệ thuật Cải lương vùng ĐBSCL trong hoạt động du lịch
Chương 3. Các giải pháp và khuyến nghị khai thác nghệ thuật Cải lương để
phát triển du lịch ở ĐBSCL




16
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHỆ THUẬT CẢI LƢƠNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm về du lịch
1.1.1.1. Du lịch
Theo Luật Du lịch năm 2005: “du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng

nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định.” [24,tr 6]. Song, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization)
thì du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong
mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ
ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa,
trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống
định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch
cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
[54]. Cùng quan điểm trên, Nguyễn Phạm Hùng đã đưa ra định nghĩa về du lịch:
“ là sự rời khỏi nơi cư trú của mình trong khoảng thời gian nhất định để thưởng
thức, khám phá, trải nghiệm về những điều mới lạ và khác lạ của tự nhiên và văn
hóa nhằm thỏa mãn sự tò mò của con người.” [73]
Nói tóm lại, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong mục đích tham quan, khám phá và
tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như
mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong khoảng thời gian nhất định.
1.1.1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên là điều kiện để tổ chức các loại hình du lịch. Luật Du lịch nêu rất
rõ: "Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -
văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác
có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành
các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch". [24, tr 6]. Trong đó khái


17
niệm tài nguyên được hiểu theo nghĩa rộng là tài nguyên bao gồm tất cả nguồn
nguyên liệu, năng lượng và thông tin trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con
người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên
được chia làm hai loại: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên du
lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh

thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài
nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ
dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động
sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được
sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Trong các loại kể trên thì nghệ thuật dân tộc,
trong đó có sân khấu Cải lương là loại tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt.
1.1.1.3. Sản phẩm du lịch
Theo Luật Du lịch sửa đổi tháng 6/2005: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.”
[24, tr7]. Còn theo quan điểm Marketting, sản phẩm du lịch là những hàng hoá và
dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch
đưa ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu
dùng của khách du lịch. Hay Sản phẩm du lịch:
Là một quá trình trực tiếp cho phép các doanh nghiệp và các cơ quan du
lịch xác định khách hàng hiện tại và tiềm năng, ảnh hưởng đến ý nguyện và
sáng kiến khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực quốc gia và quốc tế để các
đơn vị này có thể thiết kế và tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm nâng cao sự hài
lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra. [52]
Như vậy, Cải lương là sản phẩm phi vật chất trong dịch vụ du lịch. Cải lương
nói riêng và các bộ môn nghệ thuật truyền thống Việt Nam nói chung sẽ góp phần
thỏa mãn nhu cầu về tinh thần của du khách. Cải lương một sản phẩm du lịch đặc
thù của ĐBSCL.
1.1.1.4. Khách du lịch (du khách)
Luật Du lịch khẳng định: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi


18
đến.” [24,tr 6]. Song theo Josef Stander, Ogilvie, Ủy ban đánh giá tài nguyên Quốc
gia Hoa Kỳ, Văn phòng kinh tế Công nghiệp Australia,…cho rằng khách du lịch là

người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình không vì mục đích kinh tế với thời
gian đi khỏi nhà từ 24 giờ trở lên. Tuy nhiên, nhà xã hội học Cohen lại quan niệm:
“Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn
được giải trí từ những điều mới lạ và thay đổi thu nhận từ một chuyến đi tương
đối xa và không thường xuyên” [64, tr 8,9]. Theo điều 34 của Luật Du lịch Việt
Nam thì:
- Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch(in bound); công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch(out bound). [24, tr29,30]
Nói tóm lại du khách là người từ nơi khác đến với mục đích thẩm nhận tại chỗ
những giá trị vật chất tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên hoặc của cộng
đồng xã hộị và sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch.
Khách du lịch hiện đến Đồng bằng sông Cửu Long đa số là khách nội địa ,
ngoài ra còn có một số khách quốc tế. Cụ thể, tính trong 5 tháng đầu năm 2014,
khách đến ĐBSCL là gần 11 triệu khách nội địa trong khi đó khách quốc tế là
803.684. Như vậy, so với cùng kỳ năm trước khách nội địa tăng 8,9% và khách
quốc tế tăng 25,5%. Xét về chỉ tiêu năm 2015 của Chính phủ về “Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” khách quốc tế đạt
11,4% và khách nội địa đạt 30,5%. Hằng năm khách du lịch đến ngoạn cảnh ở
ĐBSCL ngày một tăng. [54]
1.1.1.5. Điểm du lịch
Luật Du lịch đã viết: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục
vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.” [24,tr7]. Trong khi đó, xét về quan điểm
kinh tế du thì lại khác. Các nhà chuyên gia kinh tế cho rằng:


19

Trong kinh tế du lịch, điểm du lịch là một nơi, một vùng hay một đất
nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân ngoài địa phương và có những thay
đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động trong du lịch gây nên. Điểm du lịch
bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các loại động thực vật; là kết quả
sáng tạo do con người xây dựng nên, đó là bảo tàng, di tích cổ đại, di tích lịch
sử, văn hóa nghệ thuật, du lịch nước, du lịch săn bắn, du lịch leo núi (mạo
hiểm) và những nơi nghỉ mát; Chính phủ sẽ xác định các điểm du lịch và sự
hấp dẫn về mặt du lịch tại các điểm đó. [51 tr 7].
Theo điều 24 của Luật Du lịch(2006), điều kiện để được công nhận là điểm du
lịch là :
- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch
quốc gia:
a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách
du lịch;
b) Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch
một năm.
c) Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe,
có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin
liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.
d) Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi
trường theo quy định của pháp luật.
- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương:
a) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
b) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục
vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm. [54 tr 22]
Từ khái niệm trên, nhận thấy hệ thống rạp hát, khán phòng biểu diễn sân khấu
Cải lương… có thể xem là điểm du lịch vì nó đáp ứng các điều kiện nêu trên.






20
1.1.1.6. Tuyến du lịch
Theo mục 9, điều 4 của Luật Du lịch thì “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các
khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp các dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không” [24, tr7]
Nói cách khác tuyến du lịch là một con đường giao thông nối liền các điểm du
lịch ở trong vùng hoặc ngoài vùng. Điều này cho phép Cải lương có thể thuận tiện
trong việc di chuyển theo tour trong địa phương hoặc liên kết ngoài vùng nhằm mục
đích giúp đỡ lẫn nhau giữa các đoàn hát hoặc nghệ nhân,….
1.1.1.7. Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa « là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền
thống ». [24,tr 9]. Hay du lịch văn hóa « là một loại hình du lịch mà việc quy hoạch,
lập trình, thiết kế tour có chú ý đến cảnh quan môi trường văn hóa, môi trường sinh
thái. »[41, tr 21].
Như vậy du lịch văn hóa bao gồm loại hình du lịch văn hóa về di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể. Do đó, ĐCTT và Cải lương ở ĐBSCL sẽ thỏa mãn cho những
khách tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm về nền nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Từ khái niệm trên, đồng thời căn cứ trên điều kiện hiện có cho thấy việc đưa
sân khấu Cải lương vào hoạt động du lịch là cách làm có hiệu quả trong việc khai
thác tiềm năng du lịch văn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1.1.1.8. Loại hình du lịch
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và trên cơ sở của tài nguyên du lịch có
khả năng khai thác và các điều kiện phát triển du lịch, người ta thường kết hợp các
yếu tố này với nhau để xác định các loại hình du lịch. Mục đích của việc xác định
các loại hình du lịch nhằm vào việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc
gia, của địa phương và định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du
lịch. Mỗi một loại hình du lịch có một thị trường khác nhau và có những đòi hỏi về

quy trình, cách thức tổ chức, con người phục vụ, trang thiết bị và chất lượng phục
vụ khác nhau. Các loại hình du lịch có thể phân loại như sau :


21
Phân loại theo mục đích du lịch: theo sự phân loại về mục đích thăm viếng của
du khách thì du lịch được chia ra: du lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch
điều trị dưỡng bệnh, du lịch du học, du lịch hội nghị, du lịch thăm viếng người thân,
du lịch tôn giáo, du lịch thể dục thể thao, và các du lịch khác.
Phân loại theo phạm vi khu vực: căn cứ vào phạm vi khu vực có thể chia du
lịch thành: du lịch trong nước và du lịch quốc tế.
Phân loại theo nội dung du lịch: theo cách này thì có các tiểu loại
 Du lịch công vụ: khách nước ngoài nhận lời mời đến thăm viếng, đàm
phán ngoại giao… Tuy chiếm tỉ trọng không lớn trong lợi ích kinh tế của ngành du
lịch nhưng cùng với sự giao lưu quốc tế thì loại hình này sẽ tăng lên.
 Du lịch thương mại: thương nhân nước ngoài đến một nước để tìm
hiểu thị trường, kết giao với các nhân sỹ, đàm phán mậu dịch, trong đó có ăn ở
khách sạn, mời tiệc, xã giao, du ngoạn đã trở thành bộ phận hợp thành quan trọng
của hoạt động du lịch ngày nay.
 Du lịch du ngoạn: Đến nơi khác để thưởng ngoạn phong cảnh thiên
nhiên,…thông qua lữ hành đạt được sự hưởng thụ cái đẹp, được vui vẻ, nghỉ ngơi.
Đó chính là hình thức du lịch chủ yếu nhất hiện nay.
 Du lịch thăm viếng người thân: Ở nước ngoài người ta còn gọi là là du
lịch tìm về nguồn cội. Những năm gần đây số người du lịch tìm về nguồn cội và
thăm viếng người thân ngày càng tăng, trở thành hình thức du lịch đặc biệt.
 Du lịch văn hóa: Những người tiến hành du lịch văn hóa phần nhiều là
những người có học. Họ đến một nơi khác để tìm hiểu văn vật, cổ tích, văn hóa
nghệ thuật, kiến trúc dân tộc, khoa học kỹ thuật, giáo dục với mục đích khảo sát văn
hóa và giao lưu văn hóa.
 Du lịch hội nghị: Một số nơi tận dụng dịp tiếp đãi hội nghị gắn hội

nghị và du lịch với nhau tức là vừa hội nghị vừa du lịch. Đặc điểm của loại hình du
lịch này là địa vị của du khách cao, thời gian lưu lại dài, khả năng mua sắm mạnh.
Hình thức du lịch đang phát triển mạnh trên thế giới, trở thành một bộ phận chiếm tỉ
trọng lớn của thị trường du lịch quốc tế.

×