Quản lý hệ sinh thái dưới nước
MỤC LỤC
Mục lục………………………………………………………………………...01
Mở đầu………………………………………………………………................04
I. Biển và đại dương…………………………………………………………..05
1. Giới thiệu chung…………………………………………………………..05
2. Chức năng của biển và đại dương…………………………………….….
07
1. Sinh vật biển..............................................................................................07
2. Nguồn lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy
biển......................................................................................................................08
3. Nguồn lợi nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên...............08
4. Nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các
dòng hải lưu và thuỷ triều...................................................................................09
5. Mặt biển và vùng thềm lục địa là đường giao thông thuỷ........................09
6. Biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, nghỉ
ngơi, giải trí........................................................................................................09
7. Biển điều hoà khí hậu................................................................................10
3. Tác động tiêu cực của con người lên biển và đại dương..........................10
1. Ô nhiễm biển.............................................................................................10
2. Hiện tượng tràn dầu...................................................................................11
3. Hoạt động khai thác và đánh bắt quá mức hải sản...................................12
4. Nước biển nóng lên, axit hóa và mực nước biển dâng cao........................13
4. Quản lý các hệ sinh thái biển và đại dương................................................14
1. Công cụ pháp chế........................................................................................14
1
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
2. Các công cụ khoa học, kỹ thuật..................................................................15
3. Quản lý các khu hệ sinh thái biển.............................................................16
3.1.Các hệ sinh thái rạn san hô...................................................................16
3.2. Các hệ sinh thái cỏ biển......................................................................18
II. Các hệ dòng chảy.........................................................................................20
1. Giới thiệu chung.........................................................................................20
2. Giới thiệu một số con sông lớn trên thế giới và Việt Nam.........................22
1. Sông Nile...................................................................................................22
2. Sông Hồng.................................................................................................25
3. Sông Mekong.............................................................................................26
3. Chức năng của sông...................................................................................26
1. Sông cung cấp thủy sản.............................................................................26
2. Sông cung cấp nước ngọt..........................................................................27
3. Sông điều hòa khí hậu...............................................................................28
4. Sông đồng hóa các chất thải của con người.............................................28
5. Sông là đường vận tải quan trọng.............................................................28
6. Sông cung cấp sức nước...........................................................................28
7. Sông chuyên chở phù sa............................................................................28
4. Tác động tiêu cực của con người lên các dòng sông................................29
1. Khai thác quá mức nguồn nước................................................................29
2. Đắp đập, xây hồ làm biến đổi hệ sinh thái sông.......................................29
3. Ô nhiễm các dòng sông.............................................................................30
4. Khai thác quá mức, tận diệt thủy sản........................................................30
2
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
5. Quản lý hệ sinh thái sông...........................................................................30
III. Các thủy vực nước tĩnh..............................................................................32
1. Giới thiệu chung.........................................................................................32
2. Chức năng của hồ ao..................................................................................32
1. Hồ cung cấp và điều hòa nguồn nước......................................................32
2. Hồ điều hòa vi khí hậu..............................................................................32
3. Hồ cung cấp thủy sản................................................................................33
4. Hồ là nơi chứa và phân giải chất thải......................................................33
5. Hồ là cảnh quan du lịch............................................................................33
3. Tác động tiêu cực của con người đến hồ...................................................33
1. Ô nhiễm hồ ao...........................................................................................33
2. Cạn kiệt hồ ao...........................................................................................34
3. Tác động của hồ nhân tạo.........................................................................35
4. Quản lý hồ ao..............................................................................................35
Kết luận..............................................................................................................36
Tài liệu tham khảo............................................................................................38
3
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
Mở đầu
Thuỷ quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất gồm nước
ngọt, nước mặn ở cả ba trạng thái cứng, lỏng và hơi. Thuỷ quyển bao gồm đại
dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết. Khối lượng của thuỷ
quyển khoảng 1,4.10
18
tấn. Trong đó đại dương có khối lượng chiếm 97,4% toàn
bộ thuỷ quyển. Phần còn lại là băng trên núi cao và hai cực trái đất chiếm
1,98%, nước ngầm chiếm 0,6%; ao, hồ, sông, suối, hơi nước chỉ chiếm 0,02%.
Ranh giới trên của thuỷ quyển là mặt nước của các đại dương, ao, hồ. Ranh giới
dưới của thuỷ quyển khá phức tạp, từ các đáy đại dương có độ sâu hàng chục
km, vài chục mét ở các thấu kính nước ngầm cho đến vài chục cm ở các vùng
đất ngập nước. Theo diện tích che phủ, thuỷ quyển chiếm 70,8% hay 361 triệu
km
2
bề mặt trái đất với độ sâu trung bình 3.800m. Thuỷ quyển phân bố không
đều trên bề mặt trái đất, ở nam bán cầu là 80,9%, ở bắc bán cầu là 60,7%.
Về mặt sinh thái, thủy quyển là nơi tồn tại một loạt các hệ sinh thái rất đa
dạng và phong phú. Người ta chia các hệ sinh thái dưới nước thành: hệ sinh thái
nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt. Do các đặc trưng riêng của nó, hệ sinh thái
nước ngọt lại được chia thành hệ sinh thái nước tĩnh (ao, hồ) và hệ sinh thái
nước chảy (sông, suối).
Các hệ sinh thái dưới nước rất đa dạng, từ các rạn san hô ở biển đến các
hệ sinh thái hồ ao. Cuộc sống xuất phát từ đại dương và nền văn minh nhân loại
cũng xuất phát từ các lưu vực các con sông lớn. Bảo vệ các hệ sinh thái dưới
nước chính là bảo vệ sự sống nhân loại.
Thủy quyển đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống trên hành tinh
của chúng ta. Tuy nhiên, các hoạt động của con người đang ngày càng tác động
xấu đến thủy quyển và các hệ sinh thái dưới nước. Chính vì vậy, tìm hiểu các hệ
sinh thái dưới nước, các tác động của con người lên các hệ sinh thái dưới nước,
trên cơ sở đó đề ra các biện pháp quản lý hiệu quả các hệ sinh thái này nhằm
4
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
mục đích duy trì chất lượng các thành phần của hệ sinh thái này (duy trì đa dạng
sinh học, duy trì, cải thiện chất lượng môi trường nước và bảo vệ các chức năng
của các hệ sinh thái nước) là vấn đề quan trọng.
Tiểu luận này phân tích ảnh hưởng của con người lên thủy quyển và đề
cập đến các biện pháp quản lý chúng theo phương pháp tiếp cận tổng hợp. Tuy
nhiên, đây là vấn đề rộng lớn, trong khi phạm vi tiểu luận và hiểu biết của nhóm
thực hiện còn nhiều hạn chế nên tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, nhóm thực hiện tiểu luận rất mong được sự góp ý của thầy giáo và các bạn.
I. Biển và đại dương
1. Giới thiệu chung
Biển và đại dương chiếm khoảng ¾ diện tích trái đất, được chia thành 4
đại dương chính: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc
Băng Dương với các đặc trưng chính sau:
Bảng 1: Các đặc trưng cơ bản của các đại dương (theo Lưu Đức Hải)
Tên đại dương Diện tích Thể tích
triệu km
2
% 10
6
km
2
Độ sâu
trung bình
Thái Bình Dương 178,7 49,5 707,1 3957
Ấn Độ Dương 76,2 21,0 248,6 3736
Đại Tây Dương 91,6 25,4 330,1 3602
Bắc Băng Dương 14,8 4,1 16,7 1131
Tổng cộng 361,3 100 1338,5 3704
Trong các đại dương, người ta thường chia thành các vùng biển như Biển
Nam Trung Hoa, Biển Bantích, Biển Bắc…. Phần biển ăn sâu vào đất liền gọi là
vịnh như vịnh Hạ Long. Có một số biển không có liên hệ với các đại dương gọi
là biển hồ như biển Caspi.
Người ta chia địa hình đáy biển theo độ sâu trong vùng tiếp giữa biển và
thềm lục địa thành thềm lục địa, đáy biển, vực biển và các dãy núi giữa đại
5
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
dương (xem hình 1). Trong đó, đa dạng sinh học biển và đại dương tập trung chủ
yếu ở khoảng 200m đầu tính từ mặt nước biển, tức là trong vùng thềm lục địa,
do đây là nơi ánh sáng còn chiếu tới.
Hình 1: Cấu trúc địa hình đáy biển
Các đặc trưng vật lý của nước biển bao gồm tỷ trọng, nhiệt độ, sự truyền
bức xạ ánh sáng trong nước biển, mực nước biển.
Nước biển chứa hầu hết các nguyên tố hóa học của vỏ trái đất với nồng độ
khác nhau. Trong đó các muối kiềm và kiềm thổ là lớn nhất.
Mặt biển chịu tác động của các loại sóng, thủy triều và các dòng chảy trên
biển. Người ta phân sóng biển thành các loại: sóng gió, sóng áp, sóng xumani,
sóng tàu, sóng thủy triều. Mực nước biển dao động theo chu kỳ thời gian gọi là
chu kỳ triều do tác động tổng hợp của lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời.
Khối nước biển chuyển động theo chiều ngang gọi là các dòng chảy.
Những dòng chảy biển (hải lưu) lớn trên thế giới gồm:
- Hệ thống dòng chảy Gulfstream ở Đại Tây Dương rộng vài trăm km, dài
800km, tốc độ 2,5 m/s, dịch chuyển một khối nước 70 m
3
/s.
Lục địa
Thềm lục địa
200m
Dốc lục địa
Đáy biển 2000m
Vực biển
6000m
6
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
- Hệ thống dòng chảy nóng Kuroshivo ở Bắc Thái Bình Dương rộng 80
km dài 400 km di chuyển khối nước 45 m
3
/s
- Hệ thống dòng chảy lạnh Peru xuất phát từ Nam Cực.
Nước ta nằm bên bờ biển Đông với bờ biển dài trên 3260 km và thềm lục
địa rộng khoảng 1 triệu km
2
với trên 3000 hòn đảo. Biển đang mang lại cho
nước ta nhiều nguồn lợi lớn và có ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ giàu lên từ biển.
Biển Ðông của Việt nam có diện tích 3.447.000 km
2
, với độ sâu trung
bình 1.140m, nơi sâu nhất 5.416m. Vùng có độ sâu trên 2.000m chiếm 1/4 diện
tích thuộc phần phía Ðông của biển. Thềm lục địa có độ sâu < 200m chiếm trên
50% diện tích.
2.Chức năng của biển và đại dương
1. Sinh vật biển
Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người, gồm hàng loạt
nhóm động vật, thực vật và vi sinh vật. Hai nhóm đầu có tới 200.000 loài. Hiện
nay người ta ước tính trong số 63 lớp động vật thì có 52 lớp ở đại dương, trong
số 33 lớp thực vật thì biển và đại dương có 10 lớp. Sản lượng sinh học của biển
và đại dương như sau: Thực vật nổi 550 tỷ tấn, thực vật đáy 0,2 tỷ tấn, các loài
động vật tự bơi (mực, cá, thú...) 0,2 tỷ tấn. Năng suất sơ cấp của biển khoảng 50
- 250g/m
2
/năm.
Vùng biển nước ta hiện có chừng 11 ngàn loại sinh vật, trong đó có
khoảng 6 ngàn loài động vật đáy, hơn 2 ngàn loài cá, hơn 6 trăm loài rong, hơn 1
ngàn loại động vật và thực vật phù du, trên 200 loài tôm, 15 loài rắn, 5 loài rùa,
12 loài thú biển và 43 loài chim nước.
Trong vùng biển Việt Nam có khoảng trên 1 ngàn km
2
rạn san hô với
khoảng trên 300 loài san hô đá, phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam nhưng hiện
nay chỉ còn khoảng 20% loài thuộc mức tốt và rất tốt. Sống quanh quẩn trong
7
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
các vùng rạn san hô có trên 2.000 loài sinh vật đáy và cá. Đây là vùng có tiềm
năng bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái, nguồn lợi sinh vật biển và
nguồn giống hải sản tự nhiên.
Biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 130 loài có giá trị
kinh tế cao. Sản lượng khai thác cho phép hằng năm khoảng 1,4-1,5 triệu tấn.
Do đặc điểm của vùng biển nhiêt đới nên cá biển của Việt Nam phần lớn là các
loài kích thước nhỏ và chu kỳ sinh sản ngắn. Sản lượng khai thác cá biển hằng
năm hiện nay khoảng 1,2- 1,3 triệu tấn.
2. Nguồn lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển
Muối biển là khoáng chất không thể thiếu được trong đời sống con người.
Ngoài công dụng như một gia vị và khoáng chất trực tiếp cung cấp cho cơ thể
con người, muối biển còn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Ngoài
muối, biển còn cung cấp cho ta nhiều khoáng chất, không chỉ trong khối nước
mà còn cả dưới đáy biển.
Biển và đại dương là kho chứa hoá chất vô tận. Tổng lượng muối tan
chứa trong nước biển là 48 triệu km
3
, trong đó có muối ăn, iốt và 60 nguyên tố
hoá học khác. Các loại khoáng sản khai thác chủ yếu từ biển như dầu khí, quặng
Fe, Mn, quặng sa khoáng và các loại muối.
3. Nguồn lợi nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên
Sa khoáng biển - ven biển là loại hình mỏ có chứa chủ yếu các khoáng vật
nặng của các nguyên tố hiếm quý như titan, ziacôn và xeri đã được phát hiện ở
một số nơi trên bờ biển nước ta (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh
Hoá, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hoà, Vũng Tàu).
Vật liệu xây dựng ở biển bao gồm cát, cuội, sỏi, đá vôi, vỏ sò ốc, phân bổ
chủ yếu ở các vùng ven biển, ven đảo, đáy các vũng, vịnh và trong trầm tích
thềm lục địa. Trong số đó, vật liệu dồi dào nhất là cát. Cát thường giàu chất
thạch anh, ít tạp chất.
8
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
Dầu khí được khai thác chủ yếu là từ các thềm lục địa. Sản lượng dầu khí
khai thác ở vùng biển Việt Nam đạt 20 triệu tấn vào năm 2000 và hiện nay mỗi
năm khai thác gần 30 triệu tấn.
4. nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các
dòng hải lưu và thuỷ triều.
Năng lượng sạch từ biển và đại dương hiện đang được khai thác phục vụ
vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con người.
5. Mặt biển và vùng thềm lục địa là đường giao thông thuỷ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2004, những con tàu vận tải trên biển đã
chuyên chở vòng quanh thế giới hơn 90% tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu,
trị giá khoảng 8.900 tỷ USD. Hàng hóa chủ yếu được vận chuyển trên biển là
dầu khí với những con tầu hàng vạn , chục vạn tấn. Các eo biển quan trọng nhất
trên tuyến đường vận tải biển là eo Malacca, kênh đào Panama, kênh đào Suê.
6. Biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan,
nghỉ ngơi, giải trí
Du lịch biển đang là ngành du lịch quan trọng, mang lại lợi ích kinh tế lớn
cho các vùng ven biển. Cảnh quan các hòn đảo trên biển và các bãi biển trải dài
dọc bờ biển đang là nguồn tài nguyên khổng lồ và vẫn chưa được khai thác hết.
Việt Nam có những khu du lịch biển nổi tiếng như Hạ Long, Nha Trang,
hay các hòn đảo du lịch nhiều tiềm năng như Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo.
Nói đến lợi thế của bờ biển Việt Nam ta còn phải tính đến tiềm năng phát
triển du lịch. Đó là những yếu tố thuận lợi như vùng biển rộng, bờ biển dài,
nhiều đảo, khí hậu nhiệt đới gió mùa, bãi biển đẹp, giàu đa dạng sinh học, nhiều
cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều di tích lịch sử ven biển. Năm 1994, vịnh Hạ
Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; năm 2003, vịnh Nha Trang
được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất hành tinh.
9
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
Ta đã xác định được dọc theo ven biển cả nước có đến 126 bãi cát biển,
trong đó có khoảng 20 bãi đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đó là chưa kể đến hàng trăm
bãi nhỏ, đẹp, nằm tĩnh lặng ven các vịnh, vũng, ven các đảo hoang ở vịnh Bắc
Bộ và miền Nam Trung Bộ, rất hợp với loại hình du lịch pícníc, thích hợp với
nhu cầu thưởng ngoạn của những nhóm khách nhỏ.
Sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên biển - đảo, hang động
ngầm, các vùng rạn san hô lộng lẫy kỳ thú, cùng với các giá trị văn hoá của
những di tích lịch sử ven biển đã tạo nhiều lợi thế cho phát triển du lịch biển.
Một số hình thức du lịch đặc biệt như du lịch sinh thái, du lịch lặn, du lịch bổ
dưỡng chữa bệnh đã hình thành và phát triển tốt, mang lại nhiều lợi ích cho nền
kinh tế nước ta. 19 trong số 31 điểm du lịch quốc gia thuộc các tỉnh ven biển
(tiếp nhận 37% lượt khách du lịch so với cả nước)
7. Biển điều hoà khí hậu
Biển và đại dương có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hòa khí
hậu trên Trái Đất. Hàng năm, đại dương trao đổi với khí quyển một lượng
khoảng 90 tỷ tấn Cacboníc. Cũng từ biển, các cơn bão nhiệt đới được tạo thành.
Các dòng chảy trên biển điều hòa khí hậu ở cấp độ toàn cầu, chúng ảnh hưởng
đến khí hậu Trái đất rõ nét nhất thông qua các hiện tượng El Ninõ và La Nina.
3. Tác động tiêu cực của con người lên biển và đại dương
1.Ô nhiễm biển
Một trong những nguyên nhân gây suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ
sinh thái san hô, làm suy giảm các loài sinh vật biển và suy giảm đa dạng sinh
học biển là hiện tượng ô nhiễm môi trường biển. Các nguyên nhân gây ra ô
nhiễm biển cơ bản đều xuất phát từ các hoạt động của con người như các hoạt
động trên biển, khai thác và thăm dò tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại
dương, việc thải chất độc hại ra biển, vận tải hàng hoá trên biển và ô nhiễm khí
10
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
quyển. Các nguồn gây ô nhiễm trên đây đang ngày càng gia tăng và đe doạ chất
lượng môi trường biển. Các nguồn gây ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang
ra biển nước thải, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, chất phóng
xạ,...Theo tính toán vào cuối những năm 60 của thế kỷ 20 lượng chất thải rắn đổ
ra biển hàng năm ước chừng khoảng 50 triệu tấn gồm đất, cát, rác , phế thải và
chất phóng xạ,...một số chất thải lắng tu lại ven biển còn một số còn lại lan
truyền ra khắp các đại dương. Theo ước tính của các nhà khoa học thì gần 2/3
lượng DDT (khoảng 1 triệu tấn) do con người đã sản xuất hiện vẫn còn tồn tại
trong nước biển, chúng sẽ bị tích luỹ dần trong cơ thể các sinh vật biển.
Biển cũng là nơi tiếp nhận một lượng một lượng chất thải lớn từ hoạt
động công nghiệp. Một lượng lớn chất thải phóng xạ bị một số quốc gia đổ ra
biển. Riêng Mỹ năm 1961 có 4087 thùng và năm 1962 có 6120 thùng phóng xạ
được đổ xuống biển. Một lượng lớn vũ khí bom mìn thuốc nổ được tiêu hủy
bằng cách nhấn chìm trong biển.
Hiện tượng thủy triều đỏ do ô nhiễm sinh học thường xuất hiện từ đầu
tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch hàng năm ở vùng biển Nam Trung Bộ,
tạo nên những khối nhầy màu xám, bao quanh một số loài vi tảo biển, làm cho
nước biển đặc quánh, có nơi như cháo. Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận là
3 địa phương bị nạn thuỷ triều đỏ tàn phá nặng nề nhất.
2. Hiện tượng tràn dầu
Đại dương là kho tài nguyên thiên nhiên vĩ đại. Các hoạt động thăm dò
khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng để lại hậu quả ô nhiễm biển, đặc biệt là
thăm dò và khai thác dầu khí. Hiện tượng rò rỉ dầu từ các dàn khoan và hiện
tượng tràn dầu trên biển là những sự cố môi trường nghiêm trọng đe dọa một
phạm vi không gian rộng lớn, làm suy thoái nghiêm trọng các hệ sinh thái dưới
nước. Khi một lượng dầu lớn lam tỏa trên mặt nước nó sẽ làm giảm khả năng
trao đổi các chất khí hòa tan trong nước, giảm khả năng quang hợp và hàm
lượng õi hòa tan trong nước sẽ thấp có tác dụng tiêu cực với các loài động thực
11
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
vật thủy sinh. Số vụ tràn dầu tại Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2000 được
thống kê trong bảng sau:
Bảng 2: Số vụ tràn dầu từ năm 1995 đến năm 2000
Nguồn: VEPA: Vấn đề môi trường cấp bách Việt Nam
Năm Số vụ tràn dầu Lượng dầu (tấn)
1995 2 202
1996 7 68.000
1997 4 2.450
1998 6 12.900
1999 10 7.600
2000 2 45
Tổng 31 91.497
3. Hoạt động khai thác và đánh bắt quá mức hải sản
Nước ta có bờ biển trải dài suốt từ Bắc vào Nam, diện tích biển của nước
ta là rất lớn so với diện tích đất liền nên rất thuận lơi cho việc đánh bắt hải sản
và phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên việc khai thác các nguồn lợi từ biển nếu
không được quy hoạch thì sẽ dẫn đến làm suy giảm nguồn tài nguyên quan trọng
này. Những năm gần đây chúng ta chúng ta đã phát triển nghề cá và nuôi trồng
thuỷ sản một cách ồ ạt dẫn đến việc khai thác một cách thiếu bền vững, làm suy
giảm nguồn tài nguyên quan trọng này, đặc biệt là việc quy hoach nuôi tô cũng
đang là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức vì bên cạnh đó có rất nhiều các
vấn đề môi trường xảy ra. Theo các nhà khoa học nguồn lợi thuỷ sản phá Tam
Giang đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Đó là việc gia tăng khai thác
một cách ồ ạt mà biểu hiện bằng việc gia tăng các loại và số lượng ngư cụ trong
khai thác từng loại, kích cỡ mắt lưới ngày càng dày đặc, gia tăng thuyền bè, lao
động khai thác thuỷ sản đầm phá. Mặt khác do việc sử dụng các dụng cụ có tính
chất huỷ diệt như xung điện, mìn đã làm suy giảm nghiêm trọng. Qua một số dữ
liệu phân tích thấy trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản Phá Tam Giang ngày càng giảm
và trữ lượng khai thác ngày càng tăng. Điều đó càng khẳng định nếu không có
12
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
các biện pháp quản lý hợp lý thì việc giữ gìn và bảo vệ các loài trong hệ sinh
thái dưới nước là khó thực hiện được.
4. Nước biển nóng lên, axit hóa và mực nước biển dâng cao
CO
2
tích tụ trong không khí phần lớn được các đại dương hấp thụ. Lượng
CO
2
trong khí quyển đang tăng lên, vì vậy, lượng CO
2
hòa tan vào nước biển
cũng tăng lên, kéo theo nồng độ axit trong nước biển cũng ngày càng tăng lên.
Sự axit hóa đại dương ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ âm thanh của các phân tử
mang điện tích trong nước biển, gây khó khăn cho các sinh vật biển trong việc
tìm kiếm thức ăn và bạn tình. Người ta vẫn chưa đánh giá được hết những ảnh
hưởng của hiện tượng axit hóa đại dương đến các sinh vật biển. Nhưng kết quả
nghiên cứu này một lần nữa cho thấy những tác động của con người (phát thải
khí CO
2
) đối với môi trường và những hậu quả không mong muốn.
Sự nóng lên của mặt nước biển đã tiếp cận tới tầng bình lưu nhiệt đới, lớp
khí quyển cách mặt đất 7 đến 10 dặm và kéo dài khoảng 30 dặm. Quá trình tăng
lưu thông không khí và độ ẩm từ các chí tuyến đến tầng bình lưu đang lan rộng,
sau đó lại giảm xuống ở những vĩ độ cao hơn. Đây là sự lưu thông cơ bản trong
hệ thống khí hậu của chúng ta, gọi là sự lưu thông Brewer-Dobson. Sự nóng lên
của toàn cầu đang thay đổi rõ rệt xu thế lưu thông nhưng cách thức ra sao hiện
vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Trong một nghiên cứu khoa học mới đây,
Rudolf Deckert và Martin Dameris thuộc Viện Vật lí học Khí quyển Đức cho
biết sự lưu thông cơ bản này đang tăng tốc. Điều này không chỉ thay đổi những
phương diện vật chất quan trọng của lưu thông khí quyển mà có thể còn phân
phối lại hoặc thay đổi thành phần hoá học của không khí từ tầng bình lưu đến
mặt đất.Các nhà khoa học cho biết sự lưu thông Brewer-Dobson sẽ tác động đến
khí hậu tương lai với sự thay đổi không những thành phần hóa học và không khí
của tầng bình lưu mà của cả bề mặt trái đất.
Sự nóng lên của khí hậu Trái đất kéo theo sự gia tăng hiện tượng tan băng
và hiện tượng này khiến mực nước biển dâng cao. Nhìn chung, các nhà khoa học
13
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
cho rằng trong thế kỷ XXI, nhiệt độ trái đất sẽ tăng 2 - 6
o
C và mực nước biển sẽ
dâng cao thêm 50 - 150 cm; như vậy, rất nhiều vùng của nước ta sẽ chìm dưới
mực nước biển. Mực nước biển dâng cao không chỉ khiến nhiều khu vực ven
biển bị chìm trong nước biển, kéo theo sự xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền
mà còn nhấn chìm nhiều rạn san hô. Nhiều loài san hô không thích ứng kịp đã bị
chết đuối.
4. Quản lý các hệ sinh thái biển và đại dương
1. Công cụ pháp chế
Quản lý biển và đại dương là một vấn đề phức tạp vì sự rộng lớn của đại
dương. Nhìn chung, quản lý biển và đại dương đòi hỏi sự hợp tác quốc tế. Chính
vì vậy, trên bình diện quốc tế đã có nhiều công ước liên quan đến biển và đại
dương đã được phê chuẩn.
Điển hình trong số đó là Công ước quốc tế về luật biển được thông qua
năm 1982 mà Việt Nam là một thành viên. Đây là công ước quan trọng nhất về
biển vì nó quy định quyền của các quốc gia với vùng biển bên cạnh. Công ước
quy định rõ về lãnh hải, về vùng đặc quyền kinh tế trên biển của các quốc gia
ven biển, về trách nhiệm bảo vệ biển của các quốc gia.
Công ước quốc tế về luật biển được đưa ra ký năm 1982 và có hiệu lực từ
năm 1994 sau khi được 64 quốc gia phê chuẩn. Hiện công ước có 155 quốc gia
thành viên. Công ước quy định:
- Vùng nước nội thủy (là vùng biển phía trong đường cơ sở) có quy chế
pháp lý như vùng lãnh thổ trên đất liền.
- Lãnh hải là vùng biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, có quy chế
như lãnh thổ trên đất liền. Trong vùng lãnh hải, tàu thuyền các nước
khác được phép đi lại không gây hại.
14
Quản lý hệ sinh thái dưới nước
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển rộng 12 hải lý tính từ ranh giới
ngoài của lãnh hải. Trong vùng này, nước ven biển có quyền quy định
về các biện pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm luật lệ.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ
sở. Trong vùng này, các nước có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài
nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác tài
nguyên.
Ngoài ra, cũng có thể kể ra các công ước quốc tế về cấm săn bắt cá voi, về
hàng hải quốc tế…
Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam cũng đã có các chính sách, các bộ luật, các
quy định về bảo vệ biển như luật biên giới quốc gia, bộ luật hàng hải, luật bảo
vệ nguồn lợi thủy sản, luật bảo vệ môi trường, chiến lược về biển, các quy định
ứng cứu khi xảy ra sự cố tràn dầu...
Tuy nhiên, cái khó trong việc triển khai các công ước ở tầm quốc tế là tính
ràng buộc về pháp lý yếu, dẫn đến kém hiệu quả trong thực tiễn.
Ở cấp độ quốc gia, khó khăn nhất với các nước nghèo như Việt Nam là
khả năng tài chính, kỹ thuật yếu kém, dẫn đến khó khăn trong quản lý vùng biển
đặc quyền kinh tế cũng như lãnh hải của mình.
2. Các công cụ khoa học, kỹ thuật
Biển và đại dương vô cùng rộng lớn và đầy bí ẩn. Con người luôn luôn có
tham vọng và thích thú khám phá biển và đại dương. Các hoạt động thám hiểm
biển và đại dương liên tục được tiến hành, các nghiên cứu khoa học về các lĩnh
vực về biển và đại dương cũng liên tiếp được công bố. Hiểu biết của con người
về biển và đại dương nâng lên là tiền đề cho các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái
biển phù hợp ra đời. Trình độ công nghệ của con người nâng lên cũng góp phần
tăng cường các kỹ thuật bảo vệ hệ sinh thái biển. Hiện nay, Việt Nam đã có quy
15