Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tiểu luận thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH may nam sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.34 KB, 45 trang )

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về gia công xuất khẩu.
I- Khái niệm, đặc điểm, vai trò của gia công xuất khẩu.
1.1. Khái niệm.
Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó
một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành
phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành
phẩm giao lại cho bên dặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
Nh vậy trong gia công quốc tế hoạt động xuất khẩu gắn liền với hoạt động
sản xuất.
Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương
của nhiều nước (trong đó có Việt Nam).
1.2. Đặc điểm của gia công xuất khẩu.
Trong gia công xuất khẩu thì bên đặt gia công sẽ cung ứng toàn bộ
nguyên vật liệu (bán thành phẩm) cho bên nhận gia công. Trong trường
hợp bên đặt gia công chỉ cung ứng một phần NVL thì họ có quyền uỷ thác
cho bên nhận gia công mua NVL từ một công ty khác theo sự chỉ định cụ
thể của họ. Có khi bên đặt gia công có thể giao cả máy móc thiết bị và
chuyên gia kỹ thuật cho bên nhận gia công để giúp đỡ họ.
Bên nhận gia công có nhiệm vụ nhập NVL từ bên đặt gia công sau đó
sản xuất theo đúng tiêu chuẩn mẫu mã… mà bên đặt gia công yêu cầu. Sau
khi sản xuất xong sẽ xuất trả bên đặt gia công và họ sẽ nhận được một
khoản thù lao gia công theo hợp đồng mà 2 bên đã ký kết.
Trong gia công xuất khẩu sản phẩm bên nhận gia công sản phẩm ra
không phải dùng phục vụ thị trường nội địa mà nó sẽ được bên đặt gia công
quốc tế nhận lại phục vụ thị trường bên ngoài.
Hợp đồng gia công là cơ sở pháp lý ràng buộc quyền lợi trách nhiệm
của bên đặt gia công và bên nhận gia công. Hợp đồng gia công qui định rõ
mọi điều khoản liên quan nh chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì, nhãn
mác, số lượng, giá cả… và bên nhận gia công là bên chịu mọi chi phí và
rủi ro của quá trình sản phẩm.
1.3. Vai trò của gia công xuất khẩu.


Gia công quốc tế ngày nay rất phổ biến trong buôn bán ngoại thương
của nhiều quốc gia. Vai trò của nó đối với bên đặt và nhận gia công là khác
nhau.
* Đối với bên đặt gia công.
Bên đặt gia công thông thường là các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc
các nước có nền kinh tế phát triển ở những nước đó có nguồn nhân lực lao
động đắt đỏ vì vậy khi họ đặt gia công với các đối tác nước ngoài là nhằm
khai thác được nguồn nhân lực lao động rẻ mặt ở các quốc gia thuộc bên
nhận gia công.
Tham gia vào gia công quốc tế bên đặt gia công còn thông quá đó
kiếm được rất nhiều lợi nhuận từ việc chuyển giao công nghệ cho đối tác.
* Đối với bên nhận gia công.
Phương thức này giúp bên nhận gia công giải quyết được việc làm
cho nhân dân lao động trong nước. Nhận được hệ thống trang thiết bị máy
móc công nghệ mới, tiên tiến phục vụ cho sản phẩm nhằm mục đích dần
xây dùng cho nước mình có một nền công nghiệp dân téc, nắm bắt học hỏi
được những tinh hoa từ các nước phát triển.
Gia công xuất khẩu còn giúp cho bên nhận gia công nâng cao được
trình độ năng lực quản lý của đội ngò cán bộ, nâng cao tay nghề cho đội
ngò công nhân viên. Dần tiến lên tạo dựng mối quan hệ, quảng bá thương
hiệu của mình để chuyển dần sang sản phẩm xuất khẩu trực tiếp không còn
bị phụ thuộc quá nhiều vào bên đặt gia công.
1.4. Các hình thức gia công xuất khẩu.
Trong hoạt động gia công xuất khẩu xét về nhiều góc độ thì có rất
nhiều tiêu chí để phân loại được hình thức gia công quốc tế. Dưới đây là
các hình thức gia công quốc tế theo các cách phân loại khác nhau.
1.4.1. Xét về quyền sở hữu nguyên liệu.
* Phương thức nhận NVL giao thành phẩm.
Bên đặt gia công giao NVL hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia
công và sau thời gian sản phẩm, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí

gia công. Theo đó trong thời gian chế tạo quyền sở hữu về NVL vẫn thuộc
về bên đặt gia công, còn bên nhận gia công theo cách hiểu thông thường
chỉ là làm thuê cho bên đặt gia công và nhận thù lao lao động.
Hiện này ở Việt Nam hình thức này vẫn là hình thức phổ biến nhất
đặc biệt là trong ngành may mặc.
ở phương thức này bên đặt gia công có thể chỉ giao một phần nguyên
vật liệu và họ sẽ yêu cầu bên nhận gia công phải tự mua số nguyên vật liệu
còn lại theo yêu cầu từ phía đặt gia công.
* Phương thức mua đứt bán đoạn.
Bên đặt gia công bná đứt nguyên vật liệu cho bên nhận gia công và
sau thời gian sản phẩm sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này
quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia
công.
Việt Nam chóng ta trong những năm gần đây đã và đang cố gắng để
nâng cao được tỷ trọng gia công mua đứt bán đoạn trong tổng giá trị gia
công xuất khẩu bởi lẽ đây là phương thức sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và
Ýt phụ thuộc hơn vào bên đặt gia công.
* Phương thức kết hợp.
Trong phương thức kết hợp thì bên đặt gia công chỉ cung ứng nguyên
vật liệu chính cho bên nhận gia công, còn bên nhận gia công sẽ cung cấp
nguyên vật liệu phụ phục vụ sản phẩm. Cũng có thể ở hình thức này bên
nhận gia công sẽ tự lo về tất cả nguyên vật liệu, qui trình sản phẩm (nhưng
theo yêu cầu của bên đặt gia công) bên đặt gia công chỉ cung cấp thiết kế,
bản vẽ, mẫu mã và yêu cầu bên nhận gia công sản phẩm theo đúng như vậy
là đạt yêu cầu.
Đây là hình thức gia công mà bên nhận gia công Ýt phụ thuộc vào
bên đặt gia công là tiền đề để cho nền sản phẩm công nghiệp của bên nhận
gia công phát triển tiến tới xuất khẩu trực tiếp.
1.4.2. Xét về mặt giá cả gia công.
* Hợp đồng thực chi thực thanh.

Trong hợp đồng này bên nhận gia công sẽ thanh toán với bên đặt gia
công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.
* Hợp đồng khoán.
Trong đó người ta xác định mọi giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao
gồm chi phí định mức và thu lao định mức. Do chi phí thực tế của bên nhận
gia công là bao nhiêu thì hai bên vẫn thanh toán với nhau theo định mức đã
định.
Phương thức này đòi hỏi bên nhận gia công phải tính toán kỹ lưỡng
chi tiết các khoản chi phí để tạo ra thành phẩm nếu không rất dẽ sẽ bị thua
thiệt trong hoạt động sản phẩm kinh doanh.
1.4.3. Xét về số bên tham gia quan hệ gia công.
* Gia công hai bên.
ở phương thức này chỉ có bên đặt và bên nhận gia công tham gia vào
hoạt động gia công, bên nhận gia công có trách nhiệm làm mọi công việc
liên quan đến sản phẩm, bên đặt gia công có trách nhiệm thanh toán toàn
bộ chi phí và thù lao cho bên nhận gia công.
* Gia công nhiều bên.
Gia công nhiều bên còn gọi là gia công chuyển tiếp trong đó bên nhận
gia công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là
đối tượng gia công của đơn vị sau,còn bên đặt gia công vẫn chỉ là một.
II- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu.
2.1. Nhóm nhân tố khách quan.
2.1.1. Xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại.
Hiện nay xu hướng toàn cầu và tự do hoá thương mại nhiều nhà kinh
tế trên thế giới xem là một xu hướng phát triển khách quan tất yếu của nền
kinh tế khu vực thế giới. Xu hướng này tạo ra sự thâm nhập thị trường
thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển. Sự nhạy bén của các chính phủ
và sức mạnh của các quy tắc song phương có tác dụng làm đẩy mạnh quá
trình toàn cầu hoá. Hơn nữa, sự hoạt động của các tổ chức kinh tế thương
mại khu vực, thế giới nh AFTA, WTO… Có vai trò nh mét xung lực thúc

đẩy cho hệ thống tự do hoá thương mại trên thế giới. Xu hướng tự do hoá
thương mại đối với ngành Dệt may đang được thực hiện từng bước theo
lịch trình của Hiệp định ATC (Agrement on Textile and Clothing). Theo
Hiệp định này đến năm 2005 sẽ xoá bỏ toàn bộ hàng rào hạn ngạch đối với
các nước thành viên thuộc Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đây cũng
là một cơ hội nhưng đồng thời là một thách thức lớn đối với ngành Dệt may
nước ta, kể cả khi ta đã là thành viên của tổ chức này trước năm 2005. Cơ
hội là vì thị trường mở rộng, không có bất cứ một cản trở nào, nhưng thách
thức sẽ rất gay gắt vì những yếu kém vốn có hiện nay của ngành Dệt may
nước ta.
Mặt khác, sự tăng trưởng ngoại thương nhanh của các nước đang phát
triển trong vài thập kỷ qua trong khi thị trường đã có dấu hiệu bão hoà đang
tăng mức độ cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu có cơ cấu xuất khẩu giống
nhau.
Có mét số nguyên nhân chính làm suy giảm xuất khẩu và cũng là yếu
tè làm sự cạnh tranh trở nên sâu sắc hơn, đó là:
Sù suy giảm tăng trưởng xuất khẩu gần đây do sự hội tụ bất thường
của những yếu tố tieu cực có tính chu kỳ trong nền kinh tế thế giới và cả
trong nền kinh tế khu vực như: Sự suy giảm nhu cầu nhập khẩu do sự giảm
sút tăng trưởng ở Nhật, Tây Âu và Mỹ. Sự lên giá của tỷ giá thực ở một số
nước Đông á làm giảm xuất khẩu ở khu vực này…
Đối tượng cạnh tranh thay đổi do chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu: các
nước Châu á có xu hướng cạnh tranh mạnh với nhau hơn là các đối thủ xuất
khẩu trên thế giới do tính tương đồng ngày càng cao trong cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu. Các đối thủ cạnh tranh dùa vào mức chi phí thấp hơn nhờ xuất
khẩu các mặt hàng có tỷ lệ lao động cao nh gia công xuất khẩu may mặc
đang chịu sức Ðp lớn do sù tham gia nhanh của Trung Quốc vào thị trường
thế giới.
2.1.2. Nhân tố pháp luật.
Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ gia công quốc tế bao gồm hệ

thống luật thương mại quốc gia, luật quốc tế và các tập quán thương mại
quốc tế. Hệ thống pháp luật của một quốc gia có tác dụng khuyến khích
hoặc hạn chế công tác xuất khẩu thông qua luật thuế, các mức thuế cụ thể,
qui định về phân bổ hạn ngạch, các thủ tục hải quan…
2.1.3. Nhân tố về công nghệ.
Hiện nay khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của ngành kinh tế rất
được chú trọng bởi các lợi Ých mà nó mang lại. Yếu tố công nghệ có tác
động làm tăng hiệu quả của công tác xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của hệ
thống bưu chính viễn thông các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm
thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, telephone, internet… thu hẹp
khoảng cách về không gian và thời gian để giảm bớt chi phí. Hơn nữa các
doanh nghiệp có thể nắm vững các thông tin về thị trường nước ngoài bằng
các phương tiện truyền thông hiện đại. Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ còn
tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, khoa
học công nghệ còn tác động đến các lĩnh vực như vận tải, dịch vụ ngân
hàng… đó cũng là yếu tố tác động đến công tác xuất khẩu.
2.1.4. Các nhân tố khác.
* Giá cả: vấn đề giá cả hàng hoá trong cơ chế thị trường rất phức tạp
vì mỗi thị trường có một mức giá khác nhau với cùng một loại hàng hoá.
Do vậy các doanh nghiệp cần phải phán đoán để lùa chọn các mặt hàng
xuất khẩu sao cho phù hợp với thị trường về giá cả và sở thích.
* Dịch vụ: Dịch vụ thương mại rất cần thiết đối với sự phát triển của
sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú. Dịch vụ xuất hiện ở
mọi giai đoạn của hoạt động bán hàng. Nó hỗ trợ trước, trong và sau bán
hàng. Dịch vụ trước khi bán hàng nhằm chuẩn bị cho thị trường tiêu thụ,
khuyếch trương, thu hót sự chú ý của khách hàng. Dịch vụ trong quá trình
bán hàng nhằm tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Còn trong dịch vụ sau
khi bán hàng nhằm tái tạo lại nhu cầu của khách hàng. Ngày nay các dịch
vụ thương mại rất quan trọng nó thúc đẩy quá trình hoạt động của công tác
xuất khẩu, các dịch vụ thương mại quan trọng như dịch vụ vận tải, dịch vụ

bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính tín dụng…
2.2. Những nhân tố chủ quan.
2.2.1. Chủ trương, chính sách của Việt Nam.
Là một nước đi sau, chóng ta có điều kiện học hỏi và rót ra kinh
nghiệm từ một số nước đi trước trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước. Một trong những biểu hiện đó là việc thay thế chính sách
thay thế nhập khẩu bằng việc hướng vào xuất khẩu, nội dung của chính
sách này bao gồm:
Hội nhập nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu qua việc tham gia các tổ
chức kinh tế, thương mại đa biên, mở rộng quan hệ thương mại song biên
tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế trong nước có cơ hội tham gia voà
hoạt động ngoại thương.
Tăng cường khả năng cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam tại thị
trường nước ngoài bằng các biện pháp như: tăng chất lượng hàng hoá và
giá trị gia tăng trong sản phẩm, giảm chi phí giá thành như chi phí cảng,
vận tải, bốc dỡ, chi phí hành chính, đơn giản hoá các thủ tục hành chính
nhằm giảm các chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Cải tiến các thủ tục hải quan và hiện đại hoá ngành hải quan nhằm
nâng cao trình độ của các cán bộ hải quan đồng đều tại các nơi để hiểu và
áp dụng các qui định về xuất nhập khẩu, biểu thuế thống nhất, đầu tư thiết
bị hiện đại việc làm thủ tục và kiểm toán hoá được nhanh chóng. Giảm chi
phí chở tàu, bến bãi v.v.
Việc thực thi chính sách này đã và sẽ tiếp tục tạo nhiều thuận lợi cho
các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và công ty nói riêng,
đặc biệt là trong khâu giao nhận nguyên phụ liệu và thành phẩm vốn mang
tính thường xuyên và nhỏ lẻ. Việc miễn thuế VAT cho nguyên phụ liệu và
máy móc phục vụ cho sản phẩm hàng xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp
hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá tại thị trường
nước ngoài.
2.2.2. Nhân tố về con người.

Vấn đề về con người trong hoạt động kinh doanh là rất quan trọng. Về
phương pháp tổ chức con người thì lãnh đạo quản lý cần có những biện
pháp kỷ luật khen thưonửg rõ ràng để giữ vững kỷ cương, ngăn chặn kịp
thời những khuynh hướng xấu. Lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn luôn bồi
dưỡng đào tạo để nâng cao trình độ quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho
từng cán bộ công nhân viên của mình, tuyển dụng, bố trí sử dụng và đào
thải người lao động có hiẹu quả.
Đào tạo chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề quan trọng trong
hoạt động kinh doanh. Trong công tác xuất khẩu từ khâu tìm hiểu thị
trường, khách hàng đến ký hợp đồng xuất khẩu đòi hỏi cán bộ phải nắm
vững chuyên môn và hết sức năng động. Đây là yếu tố quan trọng nhất để
đảm bảo sự thành công của kinh doanh, để tạo ra hiệu quả cao nhất.
Mỗi phương pháp quản lý đều có ưu và nhược điẻm. Để phát huy ưu
điểm, hạn chế nhược điểm cần nghiên cứu vận dụng các phương pháp và
kỹ thuật trong quản trị kinh doanh quốc tế.
2.2.3. Năng lực sản phẩm kinh doanh của công ty.
Năng lực sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp quyết định qui mô
sản phẩm gia công và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năng lực
sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở qui mô vốn, máy móc
thiết bị, chất lượng đội ngò công nhân và trình độ quản lý của doanh
nghiệp. Ngày nay, khi muốn thâm nhập vào các thị trường lớn thì các
doanh nghiệp phải có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn và có
thừoi gian giao hàng nhanh.
2.2.4. Nhân tố marketing.
Nhân tè marketing ảnh hưởng rất lớn đến triển vọng phát triển và hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp làm hàng gia công. Các nhân tố marketing
bao gồm khả năng nắm bắt thông tin thị trường, mạng lưới bán hàng và các
hoạt động quảng cáo khuyếch trương của doanh nghiệp.
III- Tổ chức gia công hàng xuất khẩu.
3.1. Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng.

Đối với đơn vị kinh doanh quốc tế, việc nghiên cứu thị trường có ý
nghĩa rất quan trọng. Trong việc nghiên cứu đó, những nội dung mà công
ty cần tập trung nắm vững là: Điều kiện chính trị, thương mại nói chung,
luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ, tín dụng, điều kiện
vận tải và giá cước trên thị trường đó; nhu cầu về hàng hoá bao gồm thị
hiếu và khối lượng cầu; tình hình cung ở thị trường đó như các hàng cung
cấp, tình hình cạnh tranh.
Riêng đối với gia công xuất khẩu hàng may mặc thì công ty cần
nghiên cứu đó là thị trường hạn ngạch hay phi hạn ngạch. Nếu là thị trường
hạn ngạch phải đệ đơn lên bộ thương mại xin hạn ngạch hay tìm đơn vị
trong nước được bộ cấp hạn ngạch để tiến hành uỷ thác gia công.
Đặc thù của gia công hàng may mặc là thực hiện hợp đồng kéo dài do
vậy nghiên cứu điều kiện chính trị , thương mại phải có dự đoán trước dùa
trên cơ sở thực tế. Nếu điều kiện chính trị ở nước đó không ổn định thì có
thể không thu được phí gia công hay hợp đồng bị huỷ bỏ bất kỳ lúc nào.
Mỗi nước đều có chính sách thương mại áp dụng cho từng quốc gia ví
dụ: Mỹ xây dựng nên ba loại chính sách áp dụng cho ba loại nước khác
nhau trên quan hệ của nước đó với nước Mỹ. Bởi vậy, việc nghiên cứu
chính sách buôn bán còng nh hệ thống pháp luật của mỗi thị trường là rất
quan trọng. Nó không những quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản
phẩm kinh doanh nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng.
Chẳng hạn luật pháp của Mỹ qui định hàng may mặc của Việt Nam nếu sản
phẩm bằng nguyên liệu ngoại nhập thì phải chịu mức thuế là 90%. Do
nghiên cứu kỹ chính sách này nên các doanh nghiệp xuất khẩu quyết định
chiến lược tìm mọi cách nhập nguyên liệu từ các nước ASEAN gia công
xuất khẩu vào thị trường này, nguyên liệu nhập khẩu từ các nước khác thì
hạn chế xuất khẩu sang thị trường này bởi thuế suất là 90% sẽ giảm rất
nhiều yếu tố cạnh tranh đặc biệt là giá cả. Một vấn đề khác tác động đến
gia công xuất khẩu mà công ty cần quan tâm nghiên cứu là: các tập quán
liên quan đến lĩnh vực giao nhận, thủ tục tại mỗi cảng giao hàng và kiểm

tra hàng hoá lúc nhập hàng.
Sau khi nghiên cứu chính sách buôn bán và hệ thống pháp luật thì
công ty thường nghiên cứu dự toán phí gia công, điều kiện tiền đề tín dụng
ở thị trường đó ra sao. Thường thì các công ty thanh toán với nhau bằng
một đồng tiền mạnh có giá trị trao đổi quốc tế.
Tìm kiếm bạn hàng.
Mục đích là tìm được bạn hàng trong nước và nước ngoài ổn định và
đáng tin cậy để lùa chọn được đối tác, công ty không những tin vào những
lời quảng cáo, giới thiệu mà còn tìm hiểu khách hàng và thái độ chính trị,
khả năng tài chính, lĩnh vực và uy tín của họ trong kinh doanh.
Khả năng của khách hàng được thể hiện qua hệ thống cơ sở vật chất,
tài sản cố định, tài sản lưu động, trạm trại, cửa hàng. Song không phải vì
vậy mà kết luận họ có khả năng tài chính, sẵn sàng thanh toán sòng phẳng.
Rất nhiều thương gia người nước ngoài vay vốn để mua trang thiết bị, mua
nguyên phụ liệu nhờ chúng ta gia công hy vọng rằng sau khi bán hàng sẽ
trả tiền cho ta. Kết quả làn hàg ra không bán được, ứ đọng vốn, không có
tiền trả phí gia công còn chúng ta không có tiền trả lương công nhân.
Không nên nghĩ rằng khách hàng chuyển nguyên liệu chịu giá rất lớn và họ
không còn lo huống hồ chúng ta có chút tiền phí gia công mà chấp nhận
phương thức thanh toán chuyển tiền. Chính vì suy nghĩ và định hướng đúng
đắn mà công ty nên chỉ áp dụng phương thức chuyển tiền với khách hàng
quen, có quan hệ lâu dài, còn đối với khách hàng nước ngoài mới đặt hàng
công ty buộc phải thanh toán bằng thư tín dụng.
Thái độ uy tín trong kinh doanh của thương gia cho biết mức độ sòng
phẳng của họ. Đây là thông tin mà công ty cho là rất quan trọng và đưa
thành nguyên tắc với bất kỳ khách hàng nào. Thông tin này có thể thu được
từ khách hàng hay những tổ chức tín dụng. Nếu họ là thương gia có uy tín
thì sẽ nâng uy tín của công ty lên rất nhiều. Song ngược lại, uy tín của công
ty bị tổn thương và nhiều khi không được thanh toán.
Một nhân tố quan trọng mà công ty tập trung nghiên cứu là triển vọng

về lĩnh vực mà họ kinh doanh, phải xem xét kênh phân phối hàng hoá,
doanh số bán để xác định đúng đắn khả năng phát triển của đối tác. Điều
này quyết định mở rộng mặt hàng kinh doanh và mối quan hệ lâu dài giữa
công ty với họ.
Đối với đối tác trong nước việc tìm hiểu có phần đơn giản hơn. Tuy
vậy công ty vẫn nắm thông tin về khả năng tài chính, thái độ và uy tín kinh
doanh của họ việc lùa chọn cuối cùng còn phụ thuộc vào mức độ hiện đại
của máy móc, thiết bị và trình độ tay nghề của công nhân, khả năng thực
hiện gia công có đúng chất lượng có đúng kỹ thuật và thời hạn hợp đồng
hay không.
3.2. Đàm phán và ký kết hợp đồng gia công quốc tế.
Trong giao dịch ngoại thương các bên thường có sự khác biệt nhau về
chính kiến, về pháp luật, về tập quán ngôn ngữ tư duy truyền thống và
quyền lợi. Những sự khác biệt đó dẫn đến sự xung đột. Muốn giải quyết
xung đột đó, người ta phải trao đổi ý kiến với nhau. Trong hoạt động gia
công quốc tế những vấn đề thường trở thành nội dung của các cuộc đàm
phán là:
- Phẩm chất
- Sè lượng
- Bao bì đóng gói
- Giao hàng
- Giá cả gia công
- Thanh toán
- Phạt và bồi thường thiệt hại
Ba giai đoạn của đàm phán là: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn đàm phán
và giai đoạn sau đàm phán. Trong đó giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn quan
trọng nhất, nó quyết định 80% kết quả của đàm phán.
3.3. Nội dung của hợp đồng gia công quốc tế.
Hợp đồng gia công quốc tế là sự thoả thuận giữa hai (có quốc tịch
khác nhau: Bên nhận gia công và bên đặt gia công nhằm sản phẩm gia công

hay chế biến sản phẩm mới hoặc bán thành phẩm mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ
thuật do bên đặt gia công qui định trên cơ sở nguyên vật liệu do bên đặt gia
công giao trước. Sau đó bên nhận gia công sẽ được trả một khoản thù lao
nhất định.
Hợp đồng gia công quốc tế là một dạng của hợp đồng kinh tế nó mang
những nét đặc trưng cho tính chất và loại đối tượng mà hợp đồng này điều
chỉnh. Tính chất riêng biệt này được thể hiện hầu hết trong các hợp đồng
gia công mà thực chất quan hệ hợp đồng này là làm thuê để nhận thù lao.
* Chủ thể của hợp đồng.
Cá nhân, pháp nhân hay tổ chức muốn làm chủ thể trong hợp đồng
kinh doanh quốc tế, yêu cầu trước tiên phải có năng lực pháp lý. Năng lực
này được xác định bằng luật quốc tịch của quốc gia mà chủ thể mang quốc
tịch. Do sù qui định của các hệ thống pháp luật là khác nhau, cho nên
thường gây ra hiện tượng xung đột pháp luật.
* Khách thể của hợp đồng.
Đối tượng của hợp đồng mà chủ thể hướng tới nhằm thoả mãn quyền
và nghĩa vụ của mình. Trong hợp đồng gia công, đối tượng chính là nguyên
vật liệu và sản phẩm gia công được dịch chuyển qua biên giới. Đối tượng
của hợp đồng gia công phải không được vi phạm danh mục hàng hóa được
phép xuất khẩu theo quy định 96/TM - XNK ngày 14-02-1995.
3.3.1. Các điều khoản của hợp đồng:
Phần mở đầu: Gồm số hợp đồng, tên gọi của hợp, tên và địa chỉ giao
dịch, quốc tịch, số telephone, tên tài khoản mở tại ngân hàng… của các bên
nhận gia công và bên đặt gia công.
Điều khoản tên và số lượng thành phẩm: Tên và số luợng thành phẩm
phải được ghi cụ thể, chính xác để tránh nhầm lẫn, đảm bảo tính chính xác
của hàng hóa. Nếu hợp đồng thêu gia công nhiều loại hàng thì phải ghi cụ
thể tên và số lượng của từng loại.
Các điều khoản về phẩm chất quy cách: Là điều khoản rất quan trọng
để xác định đối tượng của hợp đồng. Thường thì phẩm chất quy cách được

quy định chi tiết tỉ mỉ trong hợp đồng gia công hoặc quy định tương tự như
mẫu mã hai bên đã thỏa thuận có xác định bằng văn bản của cơ quan kiểm
nghiệm của nước đặt gia công hay nước nhận gia công. Văn bản kiểm
nghiệm phẩm chất và quy cách thành phẩm được mỗi bên giữ một bản, cơ
quan kiểm nghiệm giữ một bản.
Điều khoản về nguyên vật liệu: nguyên vật liệu là đối tượng của hợp
đồng gia công thường toàn bộ nguyen vật liệu để sản xuất, chế biến sản
phẩm gia công nhưng cũng có khi chỉ nguyên vật liệu chính. Điều khoản về
nguyên vật liệu phải được quy định cụ thể về loại nguyên vật liệu, tên
nguyên vật liệu, số lượng phẩm chất… và tỷ lệ hao nguyên vật liệu.
Điêu khoản về giá cả: Đây là điều khoản cơ bản của tất cả các loại
hợp đồng. Trong hợp đồng gia công cho nước ngoài, việc quy định giá cả
hết sức chi tiết, cụ thể đối với từng loại sản phẩm, từng công đoạn.
Điều khoản về phương thức thanh toán: Là điều khoản quan trọng
được các bên quan tâm thỏa thuận khi ký kết hợp đồng. Thông thường
trong hợp đồng gia công cho nước ngoài áp dụng phương thức thanh toán
bằng ngoại tệ mạnh và theo thủ tục L/C hoặc thanh toán bằng phương thức
nhờ thu.
Điều khoản về thời hạn giao hàng và hình thức giao hàng: Điều khoản
này quy định chính xác thời hạn giao nguyên vật liệu chính và phụ, thời
hạn giao sản phẩm. Đây là điều khoản quan trọng đảm bảo cho hợp đồng
được thực hiện đúng thời hạn, không gây mất ổn định trong sản xuất kinh
doanh ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.
Điều khoản về kiểm tra hàng hóa: Đây là điều khoản quan trọng quy
định việc kiểm tra nguyên vật liệu, thành phẩm thuộc cơ quan nào. Trong
trường hợp hai bên đã thỏa thuận cơ quan kiểm tra thuộc phía Việt Nam mà
vào thời điểm kiểm tra bên đặt gia công lại cử chuyên gia sang thì quyết
định của chuyên gia được coi là quyết định cuối cùng với điều kiện quyết
định đó phải được lập thành văn bản. Khi tiến hành kiểm tra, các chuyên
gia sẽ căn cứ vào những điều kiện về quy cách phẩm chất đã được quy định

trong hợp đồng.
Điều khoản về phạt hợp đồng: Đây là điều khoản mang tính chế tài
đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện. Trong hợp đồng gia công cho nước
ngoài, điều khiển về phạt hợp đồng được quy định với việc vi phạm thời
gian giao nhận hàng hóa. Về việc quy định mức phạt cho hai bên phải được
ghi cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng làm căn cứ cho việc thực hiện trong
trường hợp một trong hai bên bị phạt hợp đồng.
Điều khoản về trọng tài: Đây là điều khoản rất quan trọng là cơ sở cho
việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trong điều
khoản này, các bên thỏa thuận và quy định một cơ quan giải quyết tranh
chấp. Nếu trong điều khỏan này không qui định cụ thể thì khi có tranh
chấp, vụ việc được đưa ra trọng tài quốc tế.
Điều khỏan về hiệu lực của hợp đồng: Quy định các điều kiện và thời
hạn để hợp đồng bắt đầu có hiệu lực và hết hiệu lực. Thông thường, hợp
đồng có hiệu lực ngay kể từ khi hai bên ký kết, song đối với hợp đồng gia
công xuất khẩu thì thời điểm hợp đồng có hiệu lựuc là thời điểm sau khi
thông qua một số thủ tục bắt buộc (nhận được giấy phép nhập khẩu…)
Ngoài ra, trong hợp đồng gia công cho nước ngoài còn có những điều
khoản để phục vụ cho quá trình thực hiện hợp đồng (ví dụ như điều khoản
bảo vệ máy móc thiết bị của bên nhận gia công trong trường hợp thuê của
bên đặt gia công theo hợp đồng leasing…). Những điều khoản này có thể
quy định hoặc không quy định tùy theo từng hợp đồng cụ thể và không
phải là điều khoản bắt buộc.
3.3.2. Tổ chức gia công hàng xuất khẩu:
Các công việc cụ thể mà doanh nghiệp làm hàng gia công xuất khẩu
phải tiến hành tùy thuộc vào từng hợp đồng cụ thể. Thông thường sau khi
ký kết hợp đồng doanh nghiệp làm gia công phải tiến hành các công việc
sau:
- Xin giấy phép nhập khẩu:
Sau khi ký kết hợp đồng gia công, bên đặt gia công phải tiến hành

giao nguyên phụ liệu để bên nhận gia công tiến hành gia công. Bên nhận
gia công phải tiến hành xin giấy phép của Bộ thương mại để đưa số nguyên
phụ liệu của bên đặt gia công vào trong nước.
- Mở và kiểm tra L/C
Đối với trường hợp thanh toán qua thư tín dụng. Việc kiểm tra L/C
không đáp ứng được nh trong hợp đồng, cần phải yêu cầu bên đặt gia công
sửa lại rồi mới giao hàng.
- Tổ chức gia công chuẩn bị để giao hàng
Đây là vấn đề mấu chốt trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công
nó quyết định uy tín cũng như đảm bảo hợp đồng. Các vấn đề chủ yếu bao
gồm: Tiến hành gia công thử, tổ chức gia công, đóng gói bao bì hàng xuất
khẩu, kẻ vẽ ký hiệu, kiểm tra chất lượng hàng hóa.
- Thuê tàu chở hàng (hoặc ủy thác thuê tau) theo các điều kiện ghi
trong hợp đồng.
- Làm thủ tục hải quan:
Bên nhận gia công phải khai báo hàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải
quan kiểm tra. Nội dung của tờ khai bao gồm: loại hàng, tên hàng, khối
lượng, trị giá, tên phương tiện vận tải… Tê khai Hải quan phải được xuất
trình kèm theo một số chứng từ khác mà chủ yếu là: Giấy phép xuất khẩu,
hóa đơn, phiếu đóng gói, bản kê chi tiết hàng hóa…
- Giao hàng hóa lên tàu hoặc đại lý vận tải:
Trong trường hợp đông người ta phải quy định rõ thời gian, địa điểm,
phương thức giao hàng cho cả nguyên vật liệu và cho cả thành phẩm.
Trong khá nhiều hợp đồng gia công quốc tế, chúng ta thường quy định:
nguyên vật liệu chính được giao CIF cảng Việt Nam, còn thành phẩm được
giao FOB cảng Việt Nam
- Làm thủ tục thanh toán
Khi thanh toán, thủ tục thanh toán cần phải dùa vào các điều khoản đã
ghi trong hợp đồng.
- Khiếu nại và giải pháp khiếu nại

Khi thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu, nếu bên nhận gia công
phát hiện thấy nguyên phụ liệu nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt mất
mát, không đúng chủng loại thì cần lập hồ sơ khiếu lại. Đơn khiếu nại phỉa
kèm theo bằng chứng về việc tổn thất ví dô nh biên bản giám định.
Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng, các bên có thể
đưa đơn kiện nên trọng tài quốc tế (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng) hoặc
tại tòa án.
IV. Sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc
của việt nam.
4.1. Sơ lược về thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt
Nam hiện nay.
4.1.1. Thị trường trong nước
Thị trường nội địa quả là không nhỏ đối với các nhà sản xuất trong
nước. Với số dân khoảng 80 triệu người đã tạo sức cầu rất lớn. Sẽ là rất
phiến diện nếu nh chỉ chú trọng thị trường nước ngoài khi thị trường trong
nước lại bỏ ngỏ cho sản phẩm nước ngoài tràn vào. Hiện nay, hàng Trung
Quốc với mẫu mã đẹp, giá rẻ hầu nh đã hấp dẫn được người tiêu dùng nước
ta. Đến năm 2010, dân số nước ta sẽ vào khoảng 97 triệu người, sức mua
hàng sẽ rất lớn. Nếu chúng ta có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước hợp
lý thì đây sẽ là thị trường tiềm năng rất lớn.
4.2.2. Thị trường nước ngoài
Thị trường EU: là một trong những thị trường lớn của Việt Nam, hàng
năm UE nhập khoảng trên 80 tỷ USD quần áo. Hiện nay hạn ngạch mà UE
cấp cho Việt Nam hàng năm khoảng 26 nghìn tấn hàng dệt may, trị giá trên
800 triệu USD. Việt Nam và EU đã ký hiệp định về hàng may mặc từ tháng
12/1992, đến năm 2000 chóng ta đã đàm phán gia hạn hiệp định về "buôn
bán hàng dệt may mặc" đến năm 2002 thay vì đến năm 2000. Trong hiệp
định qui định rõ danh mục hàng hóa và kim ngạch mà Việt Nam được đưa
vào EU tổng cộng 151 nhóm hàng trong đó có 29 nhóm hàng quản lý theo
hạn ngạch. Đặc biệt, hiệp định còn quy định rõ Việt Nam và EU sẽ xem xét

đến khả năng tăng dân số lượng có tính đến nhu cầu của ngành công nghiệp
dệt EU và khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thị trường lớn, các
doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các quy định để không làm tổn hại
đến quan hệ giữa nước ta và cộng đồng kinh tế Châu Âu
Thị trường Nhật Bản là thị trường lớn lại không cần hạn ngạch. Năm
1997, hàng dệt may của ta xuất khẩu sang Nhật xấp xỉ đạt 200 triệu USD,
chủ yếu là áo jacket, sơ mi nam, áo kinomo… Đây là thị trường khó tính
nhưng chứa đựng rất nhiều tiềm năng.
Thị trường CANADA là thị trường cần có hạn ngạch, hàng dệt may
của ta vào thị trường này chủ yếu là quần áo thể thao, áo sơ mi, áo dài phụ
nữ. Con người Canada hiếu khách, lịch sự vừa phóng khoáng nên sản phẩm
dệt may của chúng ta xuất sang cũng có phần dễ dàng hơn các thị trường
khác. Tuy nhiên, ở thị trường này thì số lượng đối thủ cạnh tranh cũng rất
nhiều. Theo số liệu thống kê thì đây là thị trường lớn thứ ba của Việt Nam
Thị trường Hoa Kỳ và Bắc Mỹ: Hàng năm Mỹ phải nhập khoảng 34 tỷ
USD quần áo. Nguồn nhập chủ yếu từ các nước Châu á
Trung Quốc : 8,9 ty
Đài Loan : 4 tỷ
Hàn Quốc : 3 tỷ
Các nước ASEAN : 2,5 tỷ
Năm 1998, Mỹ mới nhập của Việt Nam khoảng 10 triệu USD, tuy
nhiên thị trường này có tiềm năng rất lớn, gấp đôi thị trường Châu Âu.
Thị trường SNG:Kể từ khi các nước XHCN Đông Âu tan rã thì kim
ngạch xuất khẩu hàng may mặc của ta vào thị trường này giảm hẳn. Hiện
nay, chủ yếu là do các thương gia buôn chuyến, còn kim ngạch do các
doanh nghiệp thì ở mức thấp do chưa tìm được phương thức thanh toán
thích hợp thay thế cho phương thức hàng đổi hàng truyền thông.
Thị trường Châu á: Trong các nước Châu á, Việt Nam có quan hệ làm
ăn với các đối tác ở các nước nh: Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn
Quèc, Singapore, Irăc… Các công ty ở các nước này vừa là người đặt gia

công vừa là người môi giới trung gian giữa Việt Nam và khách hàng Châu
Âu, họ thường mua hàng may mặc của Việt Nam để thực hiện tái xuất
khẩu.
Hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam có đặc
điểm chính sau: Hầu hết các hợp động gia công được ký kết theo hình thức
đơn giản là nhận nguyên vật liệu và giao lại thành phẩm. Và phần lớn các
hợp đồng nguyên vật liệu phụ cũng do bên đặt gia công cung cấp. Chúng ta
Ýt có cơ hội sử dụng được các nguyên vật liệu của mình. Gia công xuất
khẩu là hình thức xuất khẩu gián tiếp sức lao động. Chúng ta vẫn thường
thực hiện giao thành phẩm theo điều kiện FOB và nhận nguyên vật liệu
theo điều kiện CIF cảng Việt Nam.
Các hợp đồng gia công thường tập trung vào một số công ty của Hồng
Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và một số công ty thuộc EU. Việc ký kết hợp
đồng với khách hàng EU thường vấn phải qua các môi giới trung gian là
các công ty của Đài Loan, Hồng Kông…
4.2. Sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu hàng may
mặc của Việt Nam
Ngày nay, để phát triển nền kinh tế đất nước các nước đều đề chiến
lược phát triển kinh tế phù hợp. Đối với các nước có nền kinh tế đang phát
triển nh Việt Nam hiện nay thì chiến lược phát triển kinh tế đất nước dùa
vào các nguồn lực sẵn có của đất nước là rất cần thiết. Việt Nam là một
nước có dân số khoảng gần 80 triệu người, đây là một nguồn lực để thúc
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với một nền
công nghệ, kỹ thuật tương đối lạc hậu thì bên cạnh việc đầu tư phát triển
các ngành công nghiệp mòi nhọn hiện đại thì việc quan tâm đúng mức đầu
tư phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động là rất cần thiết.
Nó cho phép khai thác triệt để các lợi thế so sánh của đất nước và thu hót
được nguồn công nghệ kỹ thuật tiên tiến cho đất nước. Nền công nghiệp
dệt may sử dụng vốn không lớn nhưng lại sử dụng nhiều lao động và lực
lượng lao động

Chương II: Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng
may mặc tại Công ty TNHH May Nam Sơn
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH May Nam Sơn
Công ty TNHH May Nam Sơn được thành lập vào ngày 27/09/1993
theo giấy phép đăng ký do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày
29/09/1993. Trụ sở chính của Công ty TNHH May Nam Sơn tại Kim Âu-
Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội.
Trải qua hơn 13 năm xây dựng và phát triển cùng với sự thay đổi, đổi
mới cả về tư duy lãnh đạo cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh của
Công ty để công ty ngày càng phát triển, có thể chia quá trình xây dựng và
phát triển đó của Công ty làm 2 giai đoạn:
1.1. Giai đoạn 1 (từ những ngày đầu mới thành lập 1993 đến cuối 1996)
Trong những năm đầu mới thành lập Công ty TNHH May Nam Sơn
hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất hàng may mặc phục vụ thị trường
trong nước (chủ yếu là thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) với
các sản phẩm chính như áo Jacket, quần âu, áo sơ mi nam, nữ… sản phẩm
làm ra của Công ty TNHH May Nam Sơn lúc bấy giê gặp rất nhiều khó
khăn trong việc thâm nhập thị trường, chưa có một chỗ đứng ổn định trên
thị trường bởi lẽ sản phẩm làm ra của Nam Sơn thời gian đầu còn quá đơn
điệu về chủng loại, mẫu mã. Hơn nữa là một công ty nhỏ lại mới thành lập
thiếu vốn, thiếu nhân lực, thiếu kinh nghiệm lại gặp phải sự cạnh tranh từ
các công ty có quy mô lớn hơn, đã có uy tín nhiều năm trên thị trường…
Trong tình hình đó đã có lúc tưởng như công ty không thể tồn tại được thì
cùng với sự cố gắng tìm ra giải pháp tối ưu để đưa công ty phát triển của
ban lãnh đạo công ty và chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước, ban lãnh
đạo công ty Nam Sơn đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mới trang thiết bị, tuyển
dụng tuyển mộ, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân cũng như trình
độ quản lý của bộ phận hành chính. Thay đổi hình thức kinh doanh từ phục
vụ thị trường trong nước sang hình thức nhận "gia công xuất khẩu" phục vụ
thị trường quốc tế.

1.2. Giai đoạn 2 (từ cuối 1996 đến nay)
Từ 1996 sau khi đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ quản
lý và thay đổi hình thức kinh doanh từ sản xuất phục vụ thị trường trong
nước sang hình thức nhận gia công xuất khẩu cho các bên đặt gia công
nước ngoài thì Công ty TNHH May Nam Sơn đã dần phát triển, tạo dựng
được uy tín thiết lập được nhiều quan hệ làm ăn với nhiều đối tác đặt gia
công lớn trong lĩnh vực may mặc nh:
TESCO (Anh)
Mango (Tây Ban Nha)
Sunlong (Hồng Kông)
Antaylo (USD)
Eddiebauer
Lance Bryant
Thiết lập được các mối quan hệ với các đối tác có uy tín và có một
thị phần rất lớn trên thị trường thế giới đã giúp cho sản phẩm của Công ty
TNHH May Nam Sơn có mặt ở hầu hết các thị trường lớn như EU, Mỹ,
Canada,Thuỵ Sĩ, Nam Mỹ… với số lượng ngày càng lớn theo các đơn đặt
hàng của các công ty đặt gia công nói trên.
Là một công ty chuyên nhận gia công xuất khẩu nhưng Công ty
TNHH May Nam Sơn đã không ngừng phát triển qua thời gian. Bởi vì sản
phẩm của Nam Sơn luôn đáp ứng rất tốt các chỉ tiêu về chất lượng sản
phẩm, phẩm chất, quy cách, mẫu mã hàng hoá mà bên đặt gia công yêu
cầu. Hơn thế nữa ban giám đốc Công ty TNHH May Nam Sơn còn có
những chính sách phát triển rất hợp lý, đặc biệt là các mối quan hệ cũng
như cách thích ứng với từng đối tác. Họ coi trọng đối tác, đáp ứng các yêu
cầu hợp lý của đối tác, tìm hiểu một cách chi tiết và cụ thể về từng đối tác.
Với mỗi khách hàng khác nhau do đó họ có quốc tịch khác nhau cũng
chính vì vậy mà phong tục tập quán, cách thức làm ăn, cách thức thực hiện
hợp đồng họ cũng có những yêu cầu khác nhau: về giao nhận
Về đóng gói

Về các thủ tục chứng từ có liên quan…
Nam Sơn đã có những chiến lược thích nghi hợp lý với từng đối tác
khách hàng. Để từ đó nâng cao uy tín của công ty với các công ty đặt gia
công, tạo dựng được nhiều các mối quan hệ làm ăn lâu dài, bền vững đôi
bên cùng có lợi với nhiều đối tác trên thế giới.
Hơn 13 năm xây dựng và phát triển Công ty TNHH May Nam Sơn
đã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng với sự cố gắng của đội ngò công
nhân viên cùng với các chiến lược kinh doanh hợp lý của ban lãnh đạo thì
Công ty TNHH May Nam Sơn cũng đã đạt được những thành công nhất
định. Điều đó được thể hiện ở những kết quả đã làm được trong một số
năm gần đây.
Bảng 1: Kết quả đạt được trong 2 năm 2004 và 2005
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005
1. Doanh thu bán hàng 7.809 19.707
2. Thuế và các khoản nép ngân
sách nhà nước
125 275
- Thuế VAT 40,5 50
- Thuế xuất nhập khẩu 10 56,5
- Thuế thu nhập doanh nghiệp 57,5 164,5
- Thuế khác 17 4
3. Tổng nguồn vốn 15.918 16.500
- Vốn vay 13.070 8.450
- Vốn chủ sở hữu 2.848 8.050
4. Tài sản cố định 8.258 7.435
- Nguyên giá 14.326 14.801
- Hao mòn luỹ kế -6.068 -7.366

5. Lợi nhuận sau thuế 118 253
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Nam Sơn
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả đạt được của Công ty năm sau
cao hơn năm trước, tất cả các chỉ tiêu đạt được của năm 2005 đều cao hơn
năm 2004, đặc biệt là về doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế đều tăng
gấp hơn 2 lần so với năm trước. Điều đó cũng giúp cho đời sống của cán bộ
công nhân viên trong công ty được nâng cao, từ đó sẽ giúp họ có một cuộc
sống ổn định hơn và họ sẽ có tâm huyết hơn trong việc cùng nhau thúc đẩy
sự phát triển của công ty.
II. Khái quát về ngành may mặc Việt Nam
2.1. Tình hình sản xuất của ngành
Trong những năm qua, tình hình sản xuất của ngàn dệt may đặc biệt
là may công nghiệp phục vụ xuất khẩu đã có những tiến bộ đáng kể, sản
lượng hàng may mặc có tốc độ tăng nhanh trong khí đó, mặc dù có tiềm
năng tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu gạo cao, sản xuất các sản phẩm
dệt kim không mấy phát triển do không kịp thời đổi mới về thiết bị và công
nghệ cho phù hợp với các yêu cầu đa dạng khác nhau và để nâng cao cất
lượng sản phẩm.
Từ năm 1993, sau khi ngành may mặc chuyển hướng và mở rộng thị
trường xuất khẩu, giá trị sản lượng của ngành may tăng vọt so với những
năm trước đó.
Trong lĩnh vực may mặc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tá ra
ngày càng chiếm ưu thế so với khu vực nhà nước với tốc độ tăng trưởng giá
trị tổng sản lược cao hơn hẳn và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, phản ảnh
một xu tế trong ngành may mặc là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thuộc mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, chủ trương nới lỏng quản lý đã cho
phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu
trực tiếp và gia công xuất kẩu có tác dụng to lớn trong việc nâng cao khả
năng xuất khẩu của ngành may mặc Việt Nam.
Trong những năm gần đây sản phẩm dệt may đã dần được đa dạng

hoá. Đầu tên là kâu sản xuất sợi: tỷ trọng các mặt hàng Polyester pha bông
với nhiều tỷ lệ khác nhau 50/50,65/35, 83/17 tăng nhanh, các loại sợi 100%
còng bắt đầu được sản xuất, các loại sản phẩm cotton/visco, cotton/acrylic,
woo10/acrylic đã bắt đầu được đưa ra thị trường.
Cơ cấu sản pẩm may công nghiệp đã có những thay đổi đáng kể, từ
chỗ chỉ may được những loại quần áo bảo hộ lao động, quần áo thường ở
nhà, đồng phục học sinh đến nay ngày may đã có những sản phẩm chất
lượng cao từng bước đáp ứng được các yêu cầu của nhà nhập khẩu khó tính
về quần áo thể thao, quần áo Jean. Bên cạnh đó, do thiết bị chuyên dùng
hiện đại còn Ýt, phải dùng nhiều thao tác thủ công nên năng suất của ngành
may rất thấp, chỉ đạt 40 - 60% năng lực thiết bị hiện có. Do năng suất thấp
đã góp phần khiến cho năng lực cạnh tranh của hàng dệt may không cao.
2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may:
Trong xu thế chung của mậu dịch hàng dệt may thế giới, Việt Nam
chủ yếu là xuất khẩu hàng dệt may và nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu
để xản suất hàng dệt may xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu: Ngành dệt may của Việt Nam đã có những
thay đổi đáng kể theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu kể từ khi Hiệp định
về hợp tác sản xuất và xuất khẩu dệt may giữa Chính phủ Việt Nam và
Liên Xô cũ được ký kết ngày 19/5.1987, nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu
sang các nước trong khối hội đồng tương trợ kinh tế. Vì vậy trong những
năm 1990 - 1991 do tác động của những thay đổi về chính trị, xã hội ở các

×