Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Bộ giáo án mầm non lớp chồi (full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.2 KB, 38 trang )

Đề tài: BÉ KHỎE BÉ ĐẸP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm được giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.
- Nhận biết những thức ăn cần cho trẻ suy dinh dưỡng và béo phì .
- Rèn kỹ năng nặn, vẽ người với các chi tiết cân đối, hợp lý .
- Phát triển sự khéo léo trong vận động, trí nhớ có chủ định, tư duy ngôn ngữ.
- Giáo dục trẻ ý thức ăn uống đầy đủ, hợp lý.
II. CHUẨN BỊ:
- Thẻ hình hay ĐC bằng nhựa các loại thực phẩm
- Bảng phân loại 4 nhóm thực phẩm: đạm, béo, đường, Vitamin
- Đất nặn, giấy vẽ, bút màu cho trẻ
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC " Gió thổi ": cho trẻ đứng thành vòng tròn, nghe hiệu lệnh "Gió thổi" ai thì chạy
nhanh vào với cô
( Gió thổi! Gió thổi! Thổi ai? Thổi ai? Gió thổi những bạn cao thấp mập
ốm )
- Sau đó cô trò chuyện với trẻ :
+ Vì sao các bạn này lại ốm vậy? Thế nào gọi là suy dinh dưỡng?
+ Theo các bạn, làm thế nào để khỏi bị suy dinh dưỡng?
+ Các bạn dư cân và béo phì thì thế nào? Có cách nào để giảm cân không ?
- TC " Chọn thức ăn ": cô gợi ý trẻ chọn thức ăn cho các bạn suy dinh dưỡng và béo
phì
+ Các bạn suy dinh dưỡng cần phải ăn những gì? ( ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn
hết suất )
+ Những thức ăn nào giàu chất đạm? Chất béo có ở những thực phẩm nào?
+ Những thức ăn nào mà các bạn dư cân và béo phì không nên ăn nhiều?
+ Đường có ở những loại thức ăn nào? ( bánh kẹo, nước ngọt )
+ Làm sao để không bị lên cân nữa? ( ăn nhiều rau quả, trái cây )
* Hoạt động 2:
- TC " Ai nhanh hơn ": cô chia trẻ ra thành 3 nhóm


+ Chia trẻ thành 3 nhóm: ốm, mập, vừa
+ Yêu cầu: các nhóm tự chọn thức ăn cho nhóm mình
+ Cách chơi : lần lượt từng trẻ chạy lên lấy thẻ hình gắn lên bảng ( hay ĐC bằng nhựa
đặt lên bàn )
- Cô kiểm tra lại: xem thức ăn có hợp lý không? Đếm xem nhóm nào chọn được
nhiều nhất?
* Hoạt động 3:
- Cô cho trẻ tạo hình người với các vật liệu tạo hình tùy trẻ chọn: vẽ, nặn, xé dán
- Có thể cho trẻ tạo sản phẩm theo từng nhóm, hỏi ý định trẻ:
+ Bạn thích tạo hình người thế nào?
+ Làm thế nào để có một hình người cân đối?
- Sau khi trẻ hồn thành, cô cho trẻ trình bày sản phẩm theo nhóm

Đề tài: BÉ THÍCH VẬN ĐỘNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng 3, 5 - 4 m.
- Rèn kỹ năng nhảy lò cò tại chỗ, nhảy lò cò về phía trước .
- Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi vận động, hứng thú chơi vui cùng bạn.
- Phát triển trí nhớ, tư duy, óc quan sát và thực hành đúng theo yêu cầu.
- Giáo dục trẻ ý thức vận động để cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai.
II. CHUẨN BỊ:
- Thùng bóng nhựa nhỏ ( 2 màu ) vẽ 2 đường thẳng dài khoảng 4m trên sân.
- Vạch mức vẽ giữa khoảng cách 10 m trên sân
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC "Tín hiệu": cho trẻ di chuyển trên sân thực hiện theo hiệu lệnh trống lắc của cô
+ trống lắc vỗ từng tiếng theo nhịp : đi dậm chân
+ trống lắc liên tục : chạy chậm
+ trống lắc nhanh dần : chạy nhanh
- Sau đó cho trẻ đứng thành hàng ngang tập bài tập phát triển chung :

. Tay 2 : 2 tay đưa ngang, lên cao ( 4 x 4 )
. Chân 4 : đứng co 1 chân ( 6 x 4 )
. Bụng 3 : đứng cúi người về trước ( 6 x 4 )
. Bật 3 : bật tách chân, khép chân
di chuyển thành 2 hàng dọc trước 2 đường thẳng vẽ sẵn trên sân
* Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu TC "Lăn bóng" cùng quả bóng cầm trên tay
- Cô thực hiện cho trẻ quan sát, giải thích thao tác vận động kết hợp làm mẫu :
+ TTCB: đặt bóng dưới đất, cúi khom người ( đầu gối hơi khuỵu ), hai bàn tay xoè
rộng tiếp bóng
+ Khi nghe hiệu lệnh thì lăn bóng về phía trước, đồng thời di chuyển theo để lăn bóng.
Chú ý khi
lăn bóng, quả bóng luôn tiếp xúc với bàn tay, không đẩy mạnh cho bóng lăn rồi chạy
theo
- Tổ chức cho trẻ luyện tập : trẻ đầu hàng cầm bóng lăn và di chuyển theo bóng cho
hết đường rồi cầm bóng chạy về đưa cho bạn tiếp theo
- Cho mỗi trẻ lăn bóng 2 - 3 lần, có thể tổ chức cho trẻ thi đua xem nhóm nào lăn bóng
đúng và
nhanh hơn
* Hoạt động 3:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi " Lò cò đổi bóng ", hỏi lại trẻ cách nhảy lò cò
- Cô hỏi lại trẻ cách nhảy lò cò, cho trẻ nhảy lò cò tại chỗ vài lần, nhắc trẻ giữ thăng
bằng thân
người với 1 chân nảy bật lên liên tục
- Cách chơi: chia trẻ thành 2 nhóm đứng thành 2 hàng ngang cách nhau khoảng 10 m (
cô vẽ một vạch mức dài chia đôi giữa khoảng sân ) đó cho mỗi hàng cầm một quả
bóng màu khác nhau, sau khi nghe hiệu lênh trống lắc của cô thì lò cò nhanh đến vạch
mức đổi bóng cho bạn rồi quay lại lò cò nhanh về hàng
- Nhóm về hàng nhiều người trước là thắng cuộc


Giữ vệ sinh môi trường bé nhé !
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết môi trường sạch sẽ , thống mát thích hợp cho trẻ học và chơi.
- Thuộc bài thơ và hiểu ý nghĩa nội dung giáo dục của bài thơ.
- Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi vận động, hứng thú chơi vui cùng bạn.
- Phát triển trí nhớ, tư duy, óc quan sát và thực hành đúng theo yêu cầu.
- Giáo dục trẻ ý thức giữ vệ sinh môi trường: biết nhặt rác bỏ vào giỏ.
II. CHUẨN BỊ:
- Vài thùng đựng rác trong sân trường, 2 thùng bóng nhựa nhỏ, vẽ 2 đường hẹp dài 4m
trên sân.
- Làm quen với bài thơ "Lời cô dạy"
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC "Gió thổi": cho trẻ chạy đến các nơi có bóng mát của cây
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn thích chơi ngồi trời hay chơi trong lớp?
+ Các bạn cảm thấy thế nào khi được vui chơi ngồi trời?
+ Sân trường trồng nhiều cây xanh để làm gì vậy?
+ Đố các bạn ở đâu trồng nhiều cây xanh? ( công viên, khu vui chơi )
+ Làm thế nào để bảo vệ cho cây luôn xanh tốt, tươi đẹp? ( không bẻ lá, ngắt cành, hái
hoa )
- Cô dẫn trẻ đến nơi đặt thùng đựng rác:
+ Đố các bạn thùng gì đây? Rác ở đâu vậy?
+ Sân trường mình có rác không? Hãy giúp cô nhặt rác bỏ vào giỏ nhé!
( cô cho trẻ tản ra trong sân để nhặt hết rác bỏ vào thùng đựng rác )
+ Muốn sân trường luôn sạch sẽ phải làm thế nào?
( gợi ý cho trẻ trả lời: không xả rác bừa bãi, quét sân mỗi ngày )
* Hoạt động 2:
- Cô cho trẻ đọc cùng cô bài thơ "Lời cô dạy " :
" Bé nhớ lời cô dạy

Không hái lá bẻ cành
Để cây luôn tươi tốt
Thấy rác rơi vương vãi
Nhặt bỏ vào giỏ ngay
Giữ vệ sinh môi trường
Không xả rác bừa bãi
Sạch, xanh và tươi đẹp "
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ :
+ Bạn nhỏ ấy nhớ lời cô dạy thế nào?
+ Phải làm gì để giữ vệ sinh môi trường?
+ Thế nào là môi trường sạch, xanh và tươi đẹp?
- Cho trẻ đọc thuộc bài thơ: chung, theo nhóm, cá nhân khá
* Hoạt động 3:
- Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc trước 2 đường hẹp cô vẽ sẵn trên sân
- Cô chỉ những giỏ đựng rác ( hay thùng giấy ) cô để ở 2 bên
- Cách chơi: lần lượt mỗi trẻ cầm 2 tay 2 quả bóng, đi trong đường hẹp, bỏ từng quả
bóng vào 2
thùng ở 2 bên đường nhóm nào bỏ được nhiều bóng vào thùng nhất là thắng cuộc.
- Cô dồn bóng vào một thùng và cùng trẻ đếm số bóng
Thức ăn nào tốt cho bé ?

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết các loại thực phẩm chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
- Phân biệt các loại thức ăn giàu đạm, béo, đường, vitamin.
- Phát triển trí nhớ, óc quan sát, tư duy ngôn ngữ và thẩm mỹ trong tạo hình.
- Giáo dục trẻ về ích lợi dinh dưỡng của các loại thực phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số hình ảnh minh họa hay đồ chơi bằng nhựa các loại trái cây, rau quả
- Đất nặn, khăn lau cho trẻ
III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:
- Cho trẻ đọc cùng cô bài đồng dao "Lúa ngô là cô đậu nành", cho từng 2 trẻ nắm tay
nhau và vận động với bài đồng dao ( nắm tay nhau lắc qua lắc lại, cứ đến cuối câu thì
đưa lên cao )
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Lúa ngô và đậu nành là sản phẩm của ai nhỉ? ( bác nông dân )
+ Bác nông dân trồng được những gì? ( lúa, bắp, khoai, mì, các loại đậu )
+ Người ta chế biến những sản phẩm này thành những món ăn gì nhỉ?
( gợi ý cho trẻ phát hiện ra những món ăn quen thuộc với trẻ: bún, bánh phở, bánh mì,
bột đậu )
Đó là những thực phẩm giàu chất bột đường mà cơ thể rất cần, như gạo ( và những
sản phẩm
từ gạo ) là những thức ăn chính của người Việt Nam mình
+ Ở trường Mẫu giáo, các bạn ăn cơm với những món ăn gì?
( cho trẻ kể những món ăn mặn: thịt kho trứng, cá chiên sốt cà, thịt gà hầm đậu, mực
xào )
+ Đố các bạn, ở trường còn có những phần ăn nào mà ngày nào bé cũng có? ( sữa,
yaour )
+ Vậy những thức ăn đó giàu chất gì? ( chất đạm )
À! Những thức ăn giàu chất đạm rất cần cho bé, giúp cơ thể bé mau lớn, khoẻ
mạnh , có sức
đề kháng chống lại các loại bệnh
+ Và muốn những món ăn thêm ngon, người ta dùng dầu mỡ để chế biến ( chiên, xào )
đó
là những chất béo có trong đậu phộng, mè, vừng cùng những món ăn có nhiều chất
béo mà bé rất
thích đó là bơ, phô mai
* Hoạt động 2:
- TC " Chuyển hàng về kho":
+ Cô chỉ cho trẻ 4 vòng tròn ở 4 góc lớp có vẽ các hình ảnh tượng trưng ở mỗi vòng:

trái bắp, đùi gà, chai dầu ăn, quả cà chua
+ Cô cho mỗi trẻ tự chọn một thẻ hình hay ĐC bằng nhựa cầm trên tay, làm động tác
lái xe chở
hàng Khi nghe hiệu lệnh "Hãy chuyển hàng về đúng kho!" thì chạy nhanh vào vòng
tròn có vẽ
loại thực phẩm cùng nhóm
- Cô kiểm tra lại sau mỗi lần chơi, xem các "xe chở hàng" về đúng "kho" chưa, nếu
chưa đúng,cô
gợi ý cho trẻ tìm về đúng chỗ
* Hoạt động 3:
- Cô gợi ý cho trẻ vẽ các loại thực phẩm mà trẻ thích nhất ( có thể vẽ món ăn )
- Khuyến khích trẻ sử dụng màu sắc hợp lý và sáng tạo bố cục ( bày trên đĩa, trong
rổ )

Thực phẩm nhiều Vitamin cho bé

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như: rau quả, trái cây
- Phân biệt màu sắc của loại thực phẩm có chứa vitamin A, vitamin C.
- Thực hiện đúng kỹ năng vận động, đọc thuộc bài đồng dao và quay đúng hướng cô
yêu cầu
- Phát triển trí nhớ, óc quan sát, tư duy ngôn ngữ và thẩm mỹ trong tạo hình.
- Giáo dục trẻ về ích lợi dinh dưỡng của loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số hình ảnh minh họa hay đồ chơi bằng nhựa các loại trái cây, rau quả
- Vòng thể dục hay vòng tròn vẽ trên sân, học thuộc bài đồng dao "Lúa ngô là cô đậu
nành"
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC "Xắc cái nị": cô cho trẻ nói và làm các động tác cùng với cô

- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Mình vừa làm động tác gì vậy nhỉ? Muốn xào được món ăn cần có gì nhỉ?
+ Bây giờ chúng ta cùng đi siêu thị để mua thực phẩm về làm món ăn nhé!
- Cô cho mỗi trẻ chọn một loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật: các loại rau quả, trái
cây
- Cô tập trung trẻ lại và hỏi vài trẻ: Bạn mua được gì?
- Sau đó cô cho trẻ đem đặt lên bàn theo yêu cầu của cô:
+ Những loại rau quả có màu đỏ và màu xanh ( đu đủ, cà chua, bí đỏ, cà rốt, rau ngót,
rau muống, rau dền ) đó là những loại TP chứa nhiều vitamin A, ăn vào giúp tốt
da, sáng mắt
+ Những loại quả có vị chua và rau xanh ( cam, bưởi, rau muống, rau ngót, rau cải,
mồng tơi ) đó là những TP có chứa nhiều vitamin C, ăn vào giúp cơ thể khoẻ
mạnh, da dẻ mịn màng
- Gợi ý cho trẻ kể tên những món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm này : cho trẻ
kể các món ăn mà trẻ thường được ăn ở trường hay ở nhà ( VD: canh rau muống nấu
với tôm súp cà rốt, khoai tây, củ dền thịt xào giá, cà chua )
* Hoạt động 2:
- TC " Bé làm nội trợ":
+ Cô cho trẻ đứng thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn thực phẩm để chế biến
món ăn theo yêu cầu của cô ( cô chọn món ăn nào kết hợp nhiều loại rau quả )
+ Cách chơi ( kết hợp với vận động "Bật liên tục vào các vòng" ) lần lượt từng trẻ bật
qua các vòng, chạy lên lấy hình gắn lên bảng hay ĐC nhựa bỏ vào rổ
- Cô cùng trẻ chấm điểm các món ăn, nhóm nào chọn thực phẩm thích hợp cho món
ăn sẽ được
xem là người nội trợ giỏi
* Hoạt động 3:
- Cô cho trẻ đọc thuộc bài đồng dao "Lúa ngô là cô đậu nành"
- Kết hợp với trò chơi với đồng dao: cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc, từng 2 trẻ nắm tay
nhau lắc mạnh, vừa đọc từng câu của bài đồng dao, khi nghe cô vỗ 1 tiếng trống lắc thì
quay sang bên cạnh nắm tay bạn đối diện lắc mạnh đọc tiếp theo nghe cô vỗ 2 tiếng

trống lắc thì quay ra đằng sau
- Trò chơi tiếp tục 2, 3 lần tùy theo hứng thú của trẻ
Ngày tết của bé
I. YÊU CẦU:
- Nhận biết ý nghĩa của Tết trung thu, ngày Tết của các em nhi đồng
- Phân biệt các điểm đặc trưng của Tết Trung thu: lồng đèn, các loại bánh, cách trang
trí
- Hát thuộc bài hát "Rước đèn dưới trăng", nghe nhạc và hát theo nhạc.
- Phát triển trí nhớ, tư duy ngôn ngữ, tai nghe âm nhạc.
- Giáo dục trẻ về ý nghĩa của ngày tết của nhi đồng
II. CHUẨN BỊ:
- Máy hát, đĩa nhạc trung thu
- Tranh ảnh về cảnh rước đèn trung thu
- Một số lồng đèn cho trẻ trang trí
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn nhìn thấy những hình ảnh gì trong tranh?
( gợi ý cho trẻ mô tả hình ảnh chủ đạo trong tranh )
+ Các bạn nhỏ đang làm gì ? Rước đèn đi đâu vậy ?
+ Rước đèn có thích không? Lúc nào thì các bạn được đi rước đèn?
- Cô giới thiệu bài hát "Rước đèn dưới trăng" của Nhạc sĩ Phạm Tuyên
- Cô mở nhạc và hát cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ hát cùng với cô ( vài lần )
* Hoạt động 2:
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn biết gì về Tết Trung thu? ( gợi ý khai thác kinh nghiệm của trẻ )
+ Vì sao gọi Tết Trung thu là ngày tết của nhi đồng?
+ Các bạn thích gì nhất trong ngày Tết Trung thu?
- Cô cho trẻ quan sát chiếc lồng đèn ngôi sao:
+ Chiếc lồng đèn này có hình dạng thế nào? Màu sắc ra sao?

+ Làm thế nào để lồng đèn sáng lên trong đêm?
- Cô hát cho trẻ bài "Chiếc đèn ông sao", nhạc và lời của Phạm Tuyên
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát : " Vào đêm rằm Trung thu, các bạn nhỏ từ
Bắc tới Nam
cùng nhau vui rước đèn ông sao, hát vang bài ca kết đồn "
- Khuyến khích trẻ cùng hát phụ họa với cô
* Hoạt động 3:
- Cô cho trẻ hoạt động theo nhóm: mỗi nhóm trang trí một chiếc lồng đèn
- Gợi ý trẻ dán những giấy thủ công ( những hình cắt sẵn ) vào chiếc lồng đèn của
nhóm mình
- Khuyến khích trẻ sáng tạo: cắt dán những tua giấy xung quanh, xé dán thêm những
hình thù ngộ nghĩnh cho dễ thương

Bánh Trung thu
I. YÊU CẦU:
- Nhận biết các loại bánh trung thu: bánh trung thu, bánh dẻo
- Tạo hình bánh trung thu theo cảm xúc của trẻ bằng đất nặn, bút màu, thủ công
- Nghe nhạc và hát theo cô một số bài hát về trung thu, rèn nếp BDVN.
- Phát triển quan sát, trí nhớ, thẩm mỹ, tai nghe âm nhạc.
- Giáo dục trẻ về ý nghĩa ngày Tết trung thu.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy hát, đĩa nhạc trung thu
- Tranh ảnh minh họa về các loại bánh Trung thu
- Các vật liệu tạo hình cho trẻ: giấy vẽ, bút màu, đất nặn, giấy thủ công, kéo, hồ dán
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC "Các loại bánh": cô nói và làm các động tác cho trẻ làm theo
- Cô trò chuyện với trẻ cùng với hình ảnh minh hoạ:
+ Đố các bạn đây là bánh gì?
+ Các loại bánh này thường xuất hiện vào lúc nào?

+ Có những loại bánh Trung thu nào?
( cô gợi ý để khảo sát kinh nghiệm của trẻ về hình dạng, màu sắc của bánh, vị của
bánh )
+ Vì sao gọi là bánh dẻo? Bánh dẻo có gì khác với bánh Trung thu?
+ Bánh dẻo tượng trưng cho cái gì?
- Giáo dục trẻ về ý nghĩa của ngày Tết Trung thu, ý nghĩa của các loại bánh Trung
thu
* Hoạt động 2:
- Cô cho trẻ tạo hình các loại bánh trung thu với các vật liệu tạo hình mà cô đã chuẩn
bị sẵn
+ Vẽ và tô màu bánh trung thu
+ Nặn bánh dẻo
+ Cắt và dán hình bánh trên mâm
- Cô nhắc lại các kỹ năng tạo hình cho trẻ thực hiện:
+ Vẽ bánh hình tròn hay hình vuông trang trí trên mặt bánh tô màu thích hợp
+ Nhồi đất, xoay tròn, ấn bẹp, làm láng, trang trí
+ Lựa chọn các hình và cắt dán trên bìa giấy
- Khuyến khích trẻ lựa chọn hình thức tạo hình mà trẻ thích và cùng tạo sản phẩm theo
nhóm
* Hoạt động 3:
- Cô mở nhạc cho trẻ hát cùng với cô bài "Rước đèn dưới trăng":
+ hát chung cả lớp 2 lần
+ hát theo nhóm: nhóm nam, nhóm nữ, nhóm tổ
- Cho trẻ nghe nhạc một số bài hát về Trung thu và hát theo nhạc
Trăng sáng
I. YÊU CẦU:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua hình ảnh trăng sáng trong hiện thực và
trong hồi tưởng.
- Nắm bắt được nhịp điệu tha thiết, đầm ấm, vui tươi của bài thơ và thể hiện qua cách
đọc diễn cảm.

- Thể hiện được nét nổi bật của ánh trăng tròn trên bầu trời đêm.
- Củng cố kỹ năng vẽ các nét cơ bản, phối hợp các nét thằng, cong tạo nên bức tranh
đơn giản về
bầu trời đêm có trăng, có sao
- Phát triển khiếu thẩm mỹ, tư duy quan sát, trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ văn học qua
đọc thơ.
- Giáo dục trẻ sự gần gũi của thiên nhiên với con người .
II. CHUẨN BỊ:
- Làm quen với bài thơ, tìm hiểu về " trăng "
- Tranh hay mô hình minh họa bài thơ.
- Bảng, phấn màu cho cô, tranh mẫu "Trăng đêm"
- Tập tạo hình vui, bút màu cho trẻ
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cô mở nhạc và hát cho trẻ nghe một bài hát về đêm Rằm Trung thu ( có hình ảnh
Cây Đa, Chú Cuội,
Chị Hằng )
- Cô trò chuyện với trẻ về những hình ảnh được diễn tả trong bài hát " Đó là những
hình ảnh trong dân
gian người ta tưởng tượng ra khi nhìn thấy vẻ huy hồng lộng lẫy của ánh trăng đêm
rằm"
+ Đố các bạn biết trăng đêm rằm có hình gì?
+ Vì sao gọi là trăng rằm?
- Cô giới thiệu bài thơ " Trăng sáng" của Nhược Thủy và Phương Hoa.
- Cô đọc lần 1 + tranh hay mô hình minh họa trò chuyện về nội dung bài thơ ( ngắn
gọn )
* Hoạt động 2:
- Cô đọc từng đoạn xen kẽ đàm thoại gợi mở tư duy cho trẻ
+ Cô đọc 4 câu thơ đầu.
Có phải trăng lúc nào cũng tròn không?

+ Cô đọc 4 câu cuối
Vì sao nói trăng theo bước mình?
- Cô cho trẻ đọc thơ cùng với cô : cả lớp, từng nhóm
* Hoạt động 3:
- Cô gợi ý trẻ vẽ trăng đêm rằm
- Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu, trò chuyện với trẻ về hình dạng, màu sắc, chi tiết làm
nổi bật hình
ảnh trăng đêm rằm trong tranh
- Hướng dẫn trẻ vẽ trên bố cục giấy: cô có thể vẽ mẫu trên bảng cho trẻ xem, nhắc trẻ
sử dụng bút
màu phù hợp để vẽ
- Cho trẻ vẽ trên bàn theo từng nhóm, động viên trẻ mạnh dạn và tự tin trong hoạt
động
- Nhận xét những sản phẩm khá, ngộ nghĩnh, sáng tạo, dễ thương
Hang đá Noel

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết những hình ảnh về hang đá Noel theo quan sát và cảm nhận của trẻ
- Rèn kỹ năng quan sát và tri giác có chủ định, tự khám phá theo kinh nghiệm của trẻ
- Luyện kỹ năng hoạt động theo nhóm: cùng thảo luận, cùng thực hiện sản phẩm
chung theo nhóm
- Phát triển ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định và tưởng tượng sáng tạo của trẻ .
- GD trẻ ý thức tham gia các hoạt động cùng với bạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số bài hát ( băng, đĩa nhạc ) về lễ Noel
- Các NVL xây dựng : gạch , khối gỗ, các vật liệu mở ( hộp sữa, lon )
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cô dẫn trẻ đi xem các hang đá ngồi trời , gợi ý cho trẻ quan sát hình dạng đặc điểm
của hang đá, những hình ảnh bên ngồi và bên trong hang đá

- Sau đó dẫn trẻ về lớp và trò chuyện với trẻ :
+ Các bạn nhìn thấy hang đá Noel thế nào?
+ Bên ngồi hang đá có những gì?
+ bạn thích nhất hình ảnh nào trong hang đá?
+ Hang được làm bằng gì nhỉ ?
* Hoạt động 2:
- TC " Xây hang đá Noel " : chia trẻthành nhiều nhóm nhỏ, giới thiệu các vật liệu xây
dựng cho mỗi
nhóm
- Cách chơi : mỗi nhóm xây một hang đá Noel trong một khoảng thời gian nhất định,
nhóm nào xây đẹp,
chắc chắn là thắng cuộc.
- Cô gợi ý cho các nhóm trẻ thảo luận để chọn NVL xây, sáng tạo kiểu dáng ngộ
nghĩnh, dễ thương
- Cô mở nhạc cho trẻ hoạt động gợi ý trẻ nặn hình các con vật để bên cạnh hang
đá
- Sau đó tắt nhạc, tập trung trẻ lại và cùng đánh giá các sản phẩm của các nhóm
* Hoạt động 3:
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn chơi Noel có vui không?
+ Các bạn đi chơi Noel với ai? Ở đâu?
+ Các bạn thích nhất điều gì? Hãy kể cho cô và các bạn nghe với !
- Gợi ý cho trẻ kể lại những điều mà trẻ mắt thấy tai nghe theo cảm nhận của trẻ
( gọi vài trẻ lên kể )
- Sau đó mở nhạc một bài về Noel, cô và trẻ cùng hát và VĐ minh họa theo cảm xúc

Bé và mùa đông
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết được những dấu hiệu đặc trưng, nổi bật của mùa đông:
trời rét, gió lạnh, bầu trời đôi khi u ám, nắng yếu hơn, cỏ cây trụi lá,

mọi người phải mặc áo ấm, đêm ngủ phải đắp chăn
- Rèn một số kỹ năng hoạt động đi kèm với nhận thức của trẻ (
mặc áo lạnh, mang vớ … )
- Phát triển khả năng diễn đạt của trẻ, tư duy, trí nhớ có chủ
định.
- GD trẻ biết giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh, ảnh chụp về cảnh vật mùa đông, sinh hoạt con người
trong những ngày mùa đông …
- Một số câu đố, bài thơ, bài hát về mùa đông, ngày lễ Noel …
- Trang phục về mùa đông của trẻ …
- Một số tranh về mùa hè, mùa xuân …
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cô đọc câu đố: “ Mùa gì rét buốt - Gió bấc thổi tràn
Đi học, đi làm - Phải mặc áo ấm ”
- Trò chuyện với trẻ:
+ Vì sao các bạn biết là mùa đông?
+ Hãy tìm trong số những bức tranh này, và chọn cho cô
những bức tranh về mùa đông!
+ Hãy nhìn xem bạn chọn có đúng không nhé!
- Cô cho trẻ quan sát từng tranh và trò chuyện với trẻ về những
hình ảnh trong tranh:
+ Các bạn thấy hình ảnh gì trong bức tranh này?
+ Bầu trời thế nào? … Cây cối ra sao? …
+ Màu trắng phủ lên đỉnh núi, lên ngọn cây là gì vậy?
+ Ở Việt Nam mình có tuyết rơi không?
+ Thời tiết mùa đông thế nào? … Gió mùa đông có gì khác?
+ Mọi người phải mặc như thế nào? ( gợi ý cho trẻ một số
trang phục dùng trong mùa đông … )

+ Phải làm thế nào để giữ ấm trong mùa đông?
- GD trẻ giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông để khỏi bị cảm
lạnh: tối ngủ phải đắp mền, mặc quần áo
ấm, đội mũ len …
* Hoạt động 2:
- TC “ Chọn trang phục mùa đông ” : cô một đoạn nhạc Noel
cho trẻ nghe … hỏi trẻ:
+ Các bạn vừa nghe bài hát gì vậy? … Các bạn có biết sắp
đến lễ hội gì không?
+ À! Trong mùa đông có một ngày lễ mà từ nhỏ đến lớn, từ
trẻ đến già, từ khắp mọi nơi trên thế
giới, ai ai cũng rất thích. Đó là lễ Noel. Các bạn nhớ nhất
điều gì trong dịp lễ Noel?
+ Đêm Noel mà đi chơi, chắc chắn trời sẽ rất lạnh, phải
không? … Vì thế chúng ta hãy cùng chọn những trang phục thích
hợp với mùa đông để mặc đi dự lễ hội nhé!
- Cho mỗi trẻ tự chọn một loại trang phục mà cô đã chuẩn bị
sẵn ( treo xung quanh lớp … )
+ Các bạn đã chọn xong trang phục cho mình chưa?
+ Các bạn dùng trang phục này như thế nào?
( cho trẻ tự mặc áo lạnh hay đội mũ len, mang vớ … cô sửa sai
cách mặc cho trẻ … )
tiếp tục mở nhạc Noel và cho trẻ tập trung lại theo vòng
tròn cùng nhảy múa theo điệu nhạc …
* Hoạt động 3:
- TC băng reo “ Mùa đông” : cho trẻ cùng nói và thực hiện các
động tác cùng với cô
+ Mùa đông tuyết rơi ( 2 tay giơ lên cao , lắc nhẹ
bàn tay … )
+ Mùa đông cây trụi lá ( đưa từng cánh tay giang

ngang … )
+ Mùa đông gió rét ( 2 tay bắt chéo lên vai, rung
nhẹ … )
+ Mùa đông trời lạnh lắm! … bé phải mặc ấm …
+ Các bạn có thích mùa đông không?
- Cho trẻ đọc bài thơ “Bé chẳng thích mùa đông” …
“Bé chẳng thích mùa đông
Vì mùa đông lạnh lắm
Ông mặt trời ít cười
Hoa thôi không khoe sắc
Bé chẳng thích
mùa đông
Vì mùa đông giá
rét
Ba mẹ phải đi làm
Giữa trời đêm gió
lạnh

Bé chẳng thích mùa đông

Nhưng mùa đông vẫn đến

Mọi vật như ẩn mình

Cùng chờ đón xuân sang”
Cây thông Noel
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết hình ảnh tượng trưng cho dịp lễ Noel : cây thông Noel
- Rèn một số kỹ năng hoạt động tạo hình: trang trí cây Noel …
- Múa hát tập thể những bài hát về ngày lễ Noel …

- Phát triển khả năng diễn đạt của trẻ, tư duy, trí nhớ có chủ định.
- GD trẻ tham gia các hoạt động cùng với bạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Cây Noel cùng một số đồ vật trang trí trên cây Noel : trái châu,
gói quà, thiệp, dây kim tuyến, đèn …
- Một số bài hát ( băng, đĩa nhạc ) về lễ Noel …
- Cho trẻ làm quen với một số bài hát và những điệu múa tập thể

- Một số NVL tạo hình …
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC băng reo “Mùa đông” …
- Giới thiệu cây Noel, trò chuyện với trẻ về cây Noel:
+ Đố các bạn đây là cây gì ?
+ Vì sao các bạn gọi là cây Noel?
+ Cây Noel có gì đặc biệt?
+ Các bạn nhìn thấy cây Noel ở đâu?
- Cho trẻ quan sát những đồ vật treo trên cây Noel:
+ Cây Noel được trang trí thế nào?
+ Bạn thích những gì trên cây noel này?
( cho trẻ gọi tên, mô tả theo quan sát của trẻ … )
- Gợi ý cho trẻ cách tạo ra các sản phẩm ấy …
* Hoạt động 2:
- Cô cho trẻ kết thành nhiều nhóm nhỏ ( mỗi nhóm 4 – 6 trẻ )
- Giới thiệu các NVL tạo hình và cho các nhóm tự thảo luận để
chọn hình thức hoạt động …
+ Làm thiệp Noel: cắt, xé dán, vẽ trang trí …
+ Làm quả châu bằng giấy màu …
+ Trang trí những vật treo trên cây: gói quà, chuông …
- Cho trẻ tự treo sản phẩm lên cây Noel …

Mở nhạc một bài về Noel …
* Hoạt động 3:
- Cô cho trẻ cùng di chuyển theo vòng tròn xung quanh cây Noel,
quan sát những sản phẩm …
- Sau đó cho trẻ cùng hát và múa chung với nhau
( cô mở nhạc một bài hát mà đa số trẻ biết , gợi ý cho trẻ hát theo
máy và cùng VĐ minh họa với cô … )
Vui Noel
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết hình ảnh ông già Noel đem đến niềm vui cho trẻ thơ
với những món quà theo ý thích …
- Dán trang trí mũ ông già Noel , trang hoàng lớp để chuẩn bị lễ
hội .
- BDVN, múa hát tập thể những bài hát về ngày lễ Noel …
- Phát triển thẩm mỹ, xúc cảm tình cảm, ghi nhớ có chủ định v à
tư duy ngôn ngữ qua các hoạt động.
- GD trẻ tham gia các hoạt động cùng với bạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ ông già Noel cho cô hóa trang ( hay trẻ )
- Một số bài hát ( băng, đĩa nhạc ) về lễ Noel …
- Mũ ông già Noel dán sẵn và giấy màu cắt sẵn cho trẻ dán …
- Các NVL tạo hình : kéo, hồ dán, giấy màu …
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Mở nhạc bài “ Ông Noel dễ thương” …
- Ông già Noel xuất hiện, trò chuyện với trẻ :
+ Hãy nhìn xem Già Noel mang đến cho các bạn cái gì nè!
( giơ cao túi quà … )
+ Các bạn thích Già Noel cho bạn món quà gì? ( hỏi vài trẻ
về món quà trẻ thích … )

+ “ Già Noel tin chắc rằng tối nay mỗi bạn sẽ có một món
quà mà mình thích, cố gắng đợi đến tối
nhé! Còn đây là những món quà Già Noel đem đến cho
những bạn nhỏ mồ côi, không còn cha mẹ,
các bạn ấy đang mong có người nhớ đến mình trong đêm
Noel …”
- Cho trẻ chơi với ông già Noel TC băng reo “ Vui Noel ” :
+ Đêm Noel Trời nhiều sao “ Lấp lánh … lấp lánh
… lấp lánh …”
+ Cây Noel Nhiều đèn chớp “ Nhấp nháy … nhấp
nháy… nhấp nháy …”
+ Bé đi chơi Noel “Thích quá ! … Thích quá ! … Thích
quá !”
- Gợi tình huống cho trẻ : “Nếu có một cái mũ đội đi chơi thế
này thì thích hơn nhỉ?
+ Cô cầm chiếc mũ giấy đã dán trang trí sẵn đưa lên cho trẻ
xem, gọi một trẻ lại và đội lên đầu cho
trẻ, hỏi về cảm nhận của trẻ khi đội cái mũ
+ Cho trẻ quan sát hình dạng cái mũ, những hình ảnh dán
trang trí xung quanh cái mũ …
* Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu các vật liệu cô đã chuẩn bị sẵn, gợi ý cho trẻ tự
hoạt động: chọn một cái mũ và tự dán trang trí theo ý thích …
- Cho trẻ cùng tạo sản phẩm … mở nhạc Noel cho trẻ hứng thú
thực hiện …
* Hoạt động 3:
- Cô cho trẻ cùng đội mũ Noel mà trẻ vừa dán trang trí và biểu
diễn văn nghệ theo cảm xúc của trẻ …
- Tùy hoàn cảnh của lớp, cô có thể tổ chức theo hình thức lễ hội
cho trẻ cùng hoạt động với cô …

( tiếp tục trang trí cây Noel, thổi bong bóng treo xung quanh lớp ,
giăng dây kim tuyến trang hoàng lớp,
làm thiệp Noel tặng cô và bạn … )
Đề tài : BÉ ĐẾN TRƯỜNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ, thể hiện cảm xúc vui tươi qua kỹ năng đọc thơ
diễn cảm.
- Rèn kỹ năng biểu diễn âm nhạc, vận động nhịp nhàng theo điệu hát, lời ca.
- Phát triển trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ, óc tưởng tượng sáng tạo thẩm mỹ.
- Giáo dục trẻ mạnh dạn và tư tin trong các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ :
- Cho trẻ làm quen với bài thơ "Bé tới trường"
- Đàn, máy hát, đĩa hay băng nhạc có bài hát theo chủ đề
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- TC Băng reo " Bé đến trường ":
. Bé đến trường: vui, vui, vui ( vỗ tay 3 cái )
. Bé đến trường: ngoan, ngoan, ngoan ( dậm chân 3 cái )
. Bé đến trường: học cùng cô ( vòng tay gật đầu 3 cái )
. Bé đến trường: vui cùng bạn ( nắm tay bạn bên cạnh lắc nhẹ )
- Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe bài thơ " Bé tới trường" của Nguyễn Văn Sáu ( thơ sưu
tầm ) :
" Bé tới trường
Sáng sớm trên cây đa
Đàn chim hót vang ca
Dưới đường làng êm ả
Bé cùng hòa tiếng ca
Bé cũng vui như chim
Đang đến trường tới lớp
Bé và chim đều hát

Khúc hát yêu trường ta"
- Khuyến khích trẻ cùng đọc thơ với cô vài lần cho thuộc bài thơ, chú ý đọc diễn
cảm
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ :
+ Cảnh vật trên đường đến trường như thế nào?
+ Niềm vui đến trường được diễn tả ra sao?
* Hoạt động 2 :
- Cô mở nhạc bài hát "Vui đến trường" cho trẻ cùng hát và vận động theo nhạc
- Giới thiệu sân khấu biểu diễn và tổ chức cho trẻ biểu diễn với các bài hát theo chủ
đề:
+ cô gọi từng nhóm biểu diễn, các nhóm khác ngồi xem với cô
+ gợi ý cho trẻ chọn bài hát và tự sáng tạo vận động minh họa theo cảm xúc
+ khuyến khích vài cá nhân khá lên biểu diễn
- Động viên trẻ mạnh dạn và tự tin trước đám đông, có thể biểu diễn các bài hát mà trẻ
ưa
thích hay đã thuộc ở lớp Mầm
- Xen kẽ phần biểu diễn đọc thơ ( cá nhân hay nhóm 2, 3 trẻ )
* Hoạt động 3 :
- Trang trí " Ngôi trường của bé " : cho trẻ xé giấy và dán theo từng mảng trên hình vẽ

+ Cho trẻ quan sát hình vẽ ngôi trường với phần mái trường chưa hồn tất
+ Gợi ý trẻ xé giấy màu và dán
- Tổ chức cho trẻ hoạt động theo từng nhóm nhỏ ( 3, 4 trẻ )
Ngôi trường của bé
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết các khu vực trong trường và công việc của những người lớn trong trường.
- Rèn kỹ năng vẽ bằng phấn trên sân, thể hiện ý thích của trẻ về trường lớp qua nét vẽ
đơn giản
và trí tưởng tượng sáng tạo .
- Phát triển tư duy ngôn ngữ qua đàm thoại, óc tưởng tượng thẩm mỹ và trí nhớ có chủ

định
- Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
II. CHUẨN BỊ :
- Tham quan các khu vực trong trường : văn phòng, nhà bếp, nhà vệ sinh, sân chơi
- Khu vực sân chơi thống mát, sạch sẽ, an tồn .
- Phấn vẽ trên sân cho mỗi trẻ .
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- TCĐD "Dung dăng dung dẻ" : cho trẻ kết từng nhóm nhỏ, sau đó vừa nắm tay nhau,
vừa đi vừa
đọc lời của bài đồng dao
- Cô trò chuyện cùng trẻ :
+ Các bạn biết gì về trường của mình ?
+ Cô đã dẫn các bạn đến tham quan những chỗ nào?
( gợi ý cho trẻ kể tên các khu vực trong trường mẫu giáo )
+ Văn phòng có những ai ? Các cô đang làm việc gì ?
+ Nhà bếp để làm gì ? Những ai làm việc trong nhà bếp ?
+ Vì sao nhà vệ sinh luôn luôn sạch sẽ ? Khi vào nhà vệ sinh, các bạn phải thế nào?
+ Làm sao để giữ cho sân trường cũng được sạch ?
( cô giáo dục trẻ không xả rác, biết nhặt rác bỏ vào thùng rác )
- Giáo dục trẻ có thái độ đúng với những người lớn trong trường :
+ Khi gặp những người lớn trong trường, các bạn phải thế nào ?
* Hoạt động 2:
- Dẫn trẻ ra khoảng sân rộng có bóng mát , cô hỏi trẻ :
+ Các bạn đang đứng ở đâu đây?
+ Sân trường mẫu giáo có những gì?
+ Các bạn thích gì nhất ở trường MG của mình?
- Cô gợi ý cho trẻ vẽ lại những hình ảnh mà trẻ thích nhất
* Hoạt động 3:
- Tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm :

+ Chơi với ĐC trong sân trường
+ Chơi với bóng, chơi nhảy dây
- Khuyến khích trẻ chơi vui cùng bạn

Hoa trường em
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Hiểu nội dung bài hát, hát đúng giai điệu , thể hiện diễn cảm bài hát.
- Rèn kỹ năng hát : hát đúng cao độ, trường độ, phát âm rõ lời bài hát.
- Phát triển tai nghe , khả năng ghi nhớ và hứng thú cảm thụ âm nhạc.
- Giáo dục trẻ biết chăm chỉ học hành, vâng lời cô giáo.
II. CHUẨN BỊ :
- Đàn organ, máy cassette, băng nhạc.
- Một số cử điệu minh họa cho bài nghe hát.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1 :
- Cho trẻ đọc bài thơ "Nghe lời cô giáo"
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Nếu các bạn nghe lời cô giáo, các bạn sẽ được thưởng gì?
+ Các bạn có thích được thưởng hoa bé ngoan không? Vì sao?
- Cô giới thiệu bài hát " Hoa trường em"
- Cô hát + đàn ( hay nhạc đệm ) hỏi lại trẻ tên bài hát, tên nhạc sĩ sáng tác
- Cô hát cho trẻ nghe lần nữa, khuyến khích trẻ hát theo cô
- Đàm thoại với trẻ:
+ Vì sao gọi là hoa trường em?
+ Hoa trường em có gì đặc biệt?
- Tổ chức cho trẻ luyện hát : chugn cả lớp, nhóm nam, nhóm nữ
* Hoạt động 2 :
- Kết hợp việc luyện hát cùng với TCAN "Bao nhiêu bạn hát"
- Cô giải thích cách chơi: cho trẻ ngồi theo đội hình vòng tròn, cô đội mũ chóp kín cho
một trẻ ,

gọi một hay 2 - 3 trẻ đứng trong vòng tròn hát để trẻ kia đốn xem "Bao nhiêu bạn
hát" . Nếu có
một bạn hát thì có thể đốn luôn tên của bạn hát.
- Cô tăng dần số lượng trẻ hát theo yêu cầu của trò chơi.
- Cho trẻ chơi vài lần tuỳ theo hứng thú của trẻ, gợi ý trẻ tự chọn bài hát để hát
* Hoạt động 3 :
- Cô giới thiệu bài hát " Cô giáo miền xuôi", nhạc và lời của Nhạc sĩ Mộng Lân.
- Cô hát kết hợp đàn hay nhạc đệm
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:
+ Bài hát nói về ai? Cô giáo ấy thế nào?
+ Tình cảm của các bạn nhỏ đối với cô giáo ấy ra sao?
( gợi cho trẻ tình thương mến kính trọng và biết ơn cô giáo )
- Cô hát lần 2 + minh họa và khuyến khích trẻ hát theo cô
- Mở nhạc, cô và trẻ cùng hát và minh họa theo cảm xúc
Chủ đề : Trường mầm non
Đề tài : Bé chơi đồ chơi lắp ráp

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Rèn luyện khả năng tìm tòi, thích khám phá của trẻ qua trò chơi lắc hộp để đoán số
lượng nhiều hơn, ít hơn.
- Phát triển tư duy qua các kỹ năng phân loại; tương ứng 1:1; chia phần
- Phát triển tai nghe và khả năng dùng kí hiệu qua trò chơi " Đồ - Sol"
- Rèn luyện khả năng vận động nhịp nhàng, phối hợp tay chân với điệu nhạc qua trò
chơi " Hàng rào vui nhộn"
II. CHUẨN BỊ:
- Các hộp giấy, bút chì màu.
- Các loại đồ chơi lắp ráp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: chiếc hộp bí mật
Hướng dẫn trẻ về 4 nhóm, phát mỗi nhóm 3 chiếc hộp bên trong có các loại đồ chơi

lắp ráp, yêu cầu trẻ lắc hộp và đoán xem hộp nào có đồ chơi nhiều hơn, ít hơn, ít nhất
sau đó đánh kí hiệu vào hộp.
Cô cùng trẻ mở hộp và kiểm tra.
Hoạt động 2: phân loại đồ chơi
Yêu cầu trẻ phân loại đồ chơi theo suy nghĩ của trẻ
Yêu cầu trẻ chia phần đồ chơi theo đúng số bạn có trong nhóm.
Hoạt động 3: Cùng chơi ĐỒ- SOL.
Yêu cầu trẻ chọn một đồ chơi kí hiệu là nốt ĐỒ, 1 đồ chơi kí hiệu là nốt SOL.
Cô xướng âm 2 nốt ĐỒ- SOL., trẻ lắng nghe và đặt kí hiệu tương ứng.
Yêu cầu trẻ xướng âm lại.
Yêu cầu trẻ đặt tự do với 2 kí hiệu mà trẻ chọn sau đó xướng âm căn cứ vào cách đặt
của trẻ.
Hoạt động 4: Hàng rào vui nhộn.
Yêu cầu trẻ tự ráp hàng rào theo ý tưởng của trẻ.
Hướng dẫn trẻ nêu nhận xét về các hàng rào.
Yêu cầu trẻ nối các hàng rào lại với nhau và tổ chức trẻ nhảy múa trên hàng rào vừa
xếp.

Chủ đề: Trường mầm non thân yêu
Đề tài: Lớp chồi của bé
lớp : Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc và vận động theo giai điệu bài hát: bé đi mẫu giáo
- Ôn đếm đến 4, nhận biết số lượng 4, chữ số 4.
- Trẻ biết được bạn trai, bạn gái trong lớp, số tổ trong lớp, các ký
hiệu màu - sắc của các tổ và ký hiệu của bản thân trẻ.
- Rèn luyện vận động, ôn kỹ năng chạy theo đường dic dắc.
- Biết vâng lời cô, chơi cùng bạn.
II. Chuẩn bị:
- Băng đĩa bài hát: em đi mẫu giáo.

- Tranh về lớp của bé, một số hoạt động ở lớp.
- Thẻ có ký hiệu riêng của mỗi bé.
- Ký hiệu bé trai, bé gái
- bảng nỉ (hoặc bảng giấy rôki) có chia các tổ theo ký hiệu
- Vòng xoay có vạch số.
- Thẻ hình đồ dùng học tập.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Hát và vận động theo bài hát: “em đi mẫu
giáo”
Trò chuyện với trẻ về trường mầm non, về lớp chồi của bé: cô
giáo của bé tên gì? lớp có bao nhiêu bạn…
Có bao nhiêu bạn trai và bao nhiêu bạn gái.
Hoạt động 2: Bé ở tổ mấy?
Bé nhận biết: lớp bé có mấy tổ, tên của mỗi tổ trong lớp.
Bé thuộc tổ nào?
Trẻ nhận ra được ký hiệu của bản thân và ký hiệu của tổ
mình: hình dạng của ký hiệu, màu sắc.
Cho các bé đứng theo tổ, xếp theo hàng dọc trước vạch, khi
cô nghe hiệu lệnh của cô, các bé chạy theo đường zic zắc, tới
vạch đích, nhặt một ký hiệu của mình và dán vào đúng tổ trên
bảng nỉ.
Sau khi trẻ thực hiện xong, cô kiểm tra lại.
Hoạt động 3: thi xem ai đếm giỏi:
Cô có một vòng xoay trên bảng với các vạch số từ 1 đến 4.
Cô xoay bảng, khi kim chỉ tới vạch số mấy thì bé giơ thẻ có
số đồ dùng trong lớp đúng với chữ số trên bảng.
Hoạt động 4: làm tranh lớp
mỗi tổ tạo ra một bức tranh cho tổ của mình: hình ảnh của các
bạn trong tổ, các hoạt động trong lớp sau đó trưng bày ở các
góc lớp.

kết thúc
CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON THÂN
YÊU
ĐỀ TÀI : VƯỜN TRƯỜN MÙA THU
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên vận động, hát đúng, nhịp nhàng theo
nhạc.
- Nhớ tên bài hát được nghe và biết bài hát thuộc làn điệu dân
ca Thái.
- Trẻ hứng thú chơi, nắm được cách chơi, luật chơi.
II. Chuẩn bị:
- Đàn, phách tre, trống lắc.
III. Tiến trình:
1. Hoạt động 1 : Bốn mùa bé yêu
- Cho trẻ chơi trò chơi 4 mùa.
- Cô có một bài hát rất hay nói về vườn trường mùa thu.
Đó là bài hát "Vườn trường mùa thu" của nhạc sĩ Cao Minh
Khanh. Cô mời các con cùng nghe nhé.
2. Hoạt động 2 : Vườn trường mùa thu
- Lần 1: Hát + đàn.
-> Đàm thoại: Bài hát này nói về những gi? Trong vườn
trường có gì?
- Muốn có hoa tươi để cùng nhau múa hát để cùng với
chim vui đùa thì chúng ta phải làm gì?
- Lần 2: Hát + đàn.

3. Hoạt động 3 :
- Cô vỗ tay theo tiết tấu chậm.Cho trẻ cảm nhận và vỗ
theo
-> Sau mỗi lần trẻ hát, vỗ tay cô chú ý sửa sai cho trẻ.


4. Hoạt động 4 : Trống cơm xinh xinh
- Các con vỗ và hát rất hay, đều. Để thưởng cho các con
cô sẽ hát tặng các con nghe bài "Trống cơm" của dân ca quan
họ Bắc Ninh.
- Lần 1: hát + đàn.
- Lần 2: hát + múa + mở đàn.
-> Hỏi trẻ tên bài vừa được nghe.
Chủ đề : Trường mầm non
Đề tài: Những người bạn của tôi
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết một vài đặc điểm của mình, của bạn: dáng vẻ bề
ngoài, giới tính, sở thích, khả năng.
- Phát triển thính giác.
- Trẻ biết vui chơi hòa thuận với bạn bè, yêu thương và nhường
nhịn bạn.
- Phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ.
- Nhận biết màu sắc và phát triển khả năng khám phá màu sắc
trong quá trình pha màu vẽ tranh.
- Biết cùng thảo luận và làm việc theo nhóm.
II. Chuẩn bị:
- Băng ghi âm giọng nói của trẻ.
- Giấy, màu nước, bút chì, bút màu sáp, giấy lau tay, khăn lau tay,
khay pha màu.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Tôi và bạn của tôi.
Giáo viên chia trẻ thành 3 – 4 nhóm.
Mỗi nhóm cùng ngồi thảo luận để giới thiệu về nhóm mình.
- Người đại diện cho từng nhóm sẽ đứng lên giới thiệu với cả
lớp về nhóm mình: đặt tên cho nhóm, từng thành viên giới

thiệu về mình: dánh vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích, khả
năng.
Sau khi mỗi nhóm giới thiệu xong, cô ghi lại sở thích của các
bạn, hướng dẫn trẻ tìm bạn có cùng sở thích hoặc cùng đặc
điểm bên ngoài: cao, gầy, mập, tóc dài hay tóc ngắn.v.v…
Trò chơi: gió thổi:
- Thổi các bạn nam đứng một bên, bạn nữ đứng một bên
- Thổi các bạn có chiều cao bằng nhau đứng về một nhóm
- Thổi các bạn thích vẽ về một nhóm, các bạn thích âm nhạc
về một nhóm, các bạn thích kể chuyện về một nhóm…
Hoạt động 2: Giọng nói của ai?
Các bạn trở về nhóm ban đầu. 3 – 4 nhóm.
Cô có 1 bảng gồm 5 chữ số (hoặc có thể nhiều hơn)
Có 5 bạn (tương ứng với 5 đoạn ghi âm đứng sau màn che hoặc
bảng che)
Mỗi nhóm lần lượt một chữ số tương ứng với một đoạn ghi
âm một giọng nói. Sau khi nghe xong đoạn ghi âm, nhóm đó
đoán xem đó là giọng nói của ai? bạn đó trông như thế nào?
Nếu nhóm đó không trả lời được, các nhóm khác có thể đoán
và trả lời.
Khi các nhóm đoán xong, bạn có giọng ghi âm bước ra và lập
lại đoạn ghi âm trên.
Các nhóm lần lượt nghe đoạn ghi âm và đoán bạn của mình.
Hoạt động 3: Bé làm họa sĩ.
Các nhóm nhận lấy bút, giấy và màu nước, khay pha màu của
mình.
Cùng thảo luận xem sẽ làm bức tranh gì từ bàn tay của mình.
Sau đó phối hợp với các bạn cùng nhóm, in bàn tay màu để
tạo thành bức tranh trang trí lớp.
Nếu còn thời gian, giáo viên có thể cho các nhóm nói về bức

tranh của nhóm mình.

×