ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN
********
LÊ THỊ TUÂN
VẤN ĐỀ PHÁI TÍNH TRONG ĐIỆN ẢNH
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(QUA NG BT TN
VÀ NG S)
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
HÀ NỘI – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
********
LÊ THỊ TUÂN
VẤN ĐỀ PHÁI TÍNH TRONG ĐIỆN ẢNH
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(QUA NG BT TN
VÀ NG S)
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Lý Hoài Thu
HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Lý Hoài Thu, có kế thừa một số
kết quả nghiên cứu liên quan đã đƣợc công bố. Những tài liệu sử dụng
trong luận văn có xuất xứ cụ thể rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng khoa học luận
văn của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014.
Học viên
Lê Thị Tuân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô của bộ môn Lý luận Văn học, của
khoa Văn học trong thời gian qua đã truyền dạy kiến thức và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến PGS. TS Lý Hoài Thu đã tận tình hƣớng dẫn, động viên,
khuyến khích, gợi mở cho tôi trên bƣớc đầu nghiên cứu khoa học nghiêm
túc này. Tôi cũng đặc biệt gửi lời cảm ơn đến TS. Hoàng Cẩm Giang –
ngƣời đã đƣa tôi đến với nghệ thuật điện ảnh, luôn đồng hành và động viên
tôi trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống. Cảm ơn bạn bè, gia đình đã
luôn ở bên ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Luận văn này dành cho mẹ và tất cả những ngƣời đàn bà!
Poster (2008)
1
Đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn
Kịch bản: Châu Thổ
Nguyên tác: Trần Thùy Mai
Diễn viên: Hồng Ánh, Hoàng Cao Đề, NSƢT Thanh Vy
,
,
,
.
(Trích phim g)
1
Link ảnh
Poster (2010)
2
Đạo diễn: Nguyễn Phan Quang Bình
Kịch bản: Ngụy Ngữ
Nguyên tác: Nguyễn Ngọc Tƣ
Diễn viên: Dustin Nguyễn, Nguyễn Hải Yến, Lan Ngọc
a tr a tr c chn s c
ng, s n hc m d
li lm ci l
(Trích phim ng bt tn)
2
Link ảnh />tan-1910611.html
Poster (2010)
3
Đạo diễn và kịch bản: Phan Đăng Di
Diễn viên: Kiều Trinh, Phan Thành Minh, Trần Tiến, Hoa
Thúy, Trần Hà Phong
- M
-M
(Trích phim ng s)
3
Link ảnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
2.1 Tình hình nghiên cứu phái tính ở nƣớc ngoài 3
2.2 Tình hình nghiên cứu phái tính tại Việt Nam 4
2.3 Những bài viết, bài phê bình về ba bộ phim ng,
ng bt tn và ng s 9
3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi đề tài 10
3.1 u 10
3.2 Mu 10
3.3 Phu 10
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
5. Cấu trúc của luận văn 11
CHƢƠNG 1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ PHÁI TÍNH VÀ Ý THỨC
PHÁI TÍNH TRONG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 12
1.1 Khái lƣợc chung về phái tính 12
m hu quan 12
1.1.1 S n c 13
1.2 Biểu hiện của ý thức phái tính 17
1.2.1 c v : s c
17
c v p
nh 18
1.2.3 c v d t,
t do 19
1.3 Ý thức phái tính trong điện ảnh Việt Nam đƣơng đại 21
1.3.1 n n nh Vii 21
p c n nh Vit Nam
i 25
ba b phim Trăng nơi đáy giếng ca Nguy
Cánh đồng bất tận ca NguyBi, đừng sợ ca
26
Tiu kt 28
CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ PHÁI TÍNH TỪ BÌNH DIỆN HÌNH TƢỢNG
THẨM MỸ VÀ DIỄN NGÔN 29
2.1 Vấn đề phái tính từ bình diện hình tƣợng thẩm mỹ 29
2.1.1 H tht 29
2.1.2 H thng bing 53
- thi gian 62
2.2. Vấn đề phái tính từ bình diện diễn ngôn 68
2.2.1 Li thoi ct 68
n thut 72
Tiu kt 76
CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH TRONG VAI TRÒ THỂ HIỆN
VẤN ĐỀ PHÁI TÍNH 77
3.1 Nghệ thuật dàn cảnh 77
3.1.1 Bối cảnh/ Khung cảnh 77
3.1.2 Ánh sáng 84
3.1.3 Phục trang, đạo cụ 87
3.1.4 Diễn xuất của diễn viên 88
3.2 Quay phim 91
3.3 Âm thanh 98
Tiu kt 101
KẾT LUẬN 102
PHỤ LỤC 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu khám phá chiều sâu bản thể con
ngƣời càng đƣợc nâng cao, sự trỗi dậy của ý thức phái tính là một trong những
con đƣờng để chinh phục bản thể con ngƣời, để hiểu hơn về loài ngƣời.
Khác với nền văn hóa phƣơng Tây, phụ nữ đã đấu tranh đòi bình đẳng
từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX [52], ở các nền văn hóa Á Đông, ngƣời
phụ nữ bị coi là phái yếu và bị đối xử bất bình đẳng so với nam giới. Các quan
niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “nữ nhi thƣờng tình”… đã bắt rễ
vào cội nguồn tƣ tƣởng của các gia đình truyền thống. Hành trình hóa giải
quan niệm, tƣ tƣởng đó đã đƣợc các nhà cấp tiến tiến hành từ lâu, ý thức về
phái tính của nữ giới là một trong những nỗ lực đòi hỏi nữ quyền, bình đẳng
giới đang phát triển hiện nay.
Trong hành trình nhận thức lại bản thể đó, các loại hình nghệ thuật
đóng vai trò quan trọng, là cầu nối để con ngƣời ngắm nhìn và chiêm nghiệm
chính mình. Ra đời sau muộn nhƣng điện ảnh vẫn thể hiện đƣợc uy thế và
phẩm chất của nó, song hành cùng các loại hình nghệ thuật khác kiếm tìm và
khám phá cái Đẹp, chinh phục cái tôi bản thể.
1.2 Lựa chọn Trăng nơi đáy giếng (Nguyễn Vinh Sơn), Cánh đồng bất
tận (Nguyễn Phan Quang Bình) và Bi, đừng sợ (Phan Đăng Di) làm đối tƣợng
nghiên cứu bởi đây là ba bộ phim của ba đạo diễn đã khẳng định đƣợc phong
cách và tên tuổi trong nền điện ảnh Việt Nam đƣơng đại. Cả ba bộ phim đã
giành đƣợc nhiều giải thƣởng lớn trong các Liên hoan phim Việt Nam và quốc
tế. Ba bộ phim dựng lên bối cảnh văn hóa ở ba vùng miền trên đất nƣớc (Huế
- Cà Mau – Hà Nội) và có cấp độ thể hiện ý thức phái tính tăng dần từ Trăng
nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận và đến Bi, đừng sợ đã có sắc thái nữ quyền.
Hai trong ba bộ phim chúng tôi lựa chọn để khảo sát là tác phẩm
chuyển thể (Trăng nơi đáy giếng đƣợc chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của
nhà văn Trần Thùy Mai; Cánh đồng bất tận đƣợc chuyển thể từ truyện ngắn
cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ). Do vậy, một cách ngẫu nhiên, chúng
tôi sẽ đi tìm hiểu sự dịch chuyển trong cách nhìn nhận phái tính giữa đạo diễn
2
và nhà văn, bởi thông qua cách ứng xử với “văn bản nguồn” sẽ bộc lộ cách
nhìn nhận của các nhà đạo diễn về vấn đề này.
Cơ chế sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn bất khả
giải, nên sự nhận diện, lý giải chỉ là logic của một niềm tin, suy luận cá nhân,
do vậy, không tránh khỏi chủ quan võ đoán. Đó phải chăng là lý do cho phép
có nhiều cách đọc khác nhau với một tác phẩm nghệ thuật, tiếp cận tác phẩm
điện ảnh từ vấn đề phái tính là một trong những cách đọc đó.
Tiếp cận điện ảnh Việt Nam đƣơng đại từ góc nhìn phái tính, chúng tôi
muốn vận dụng một cách đọc mới vào tác phẩm điện ảnh, đem lại cái nhìn
chân thực về một đặc điểm của điện ảnh đƣơng đại, qua đó khẳng định sự
nhạy bén, linh hoạt của nghệ thuật điện ảnh trong việc bám sâu vào đời sống
và tâm thức bản thể con ngƣời, đồng thời cũng góp phần phác họa, định hình
nền điện ảnh nói riêng và diễn đạt tinh thần thời đại, nền văn hóa, xã hội Việt
Nam nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Tiếp cận các tác phẩm văn học và điện ảnh từ lý thuyết phái tính là vấn
đề không mới nhƣng còn nhiều vấn đề cần đƣợc nghiên cứu và làm sáng rõ.
Nhƣ Nguyễn Thị Bình trong bài viết Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương
đại [31]: “…chúng tôi dùng cách gọi “ý thức phái tính” để chỉ một dạng thức
nữ quyền đƣợc nhận diện qua sáng tác văn xuôi của một số nhà văn nữ”, “Ý
thức nữ quyền có thể xem nhƣ biểu hiện mạnh nhất, tự giác nhất của ý thức nữ
tính”. Nhận thấy mục đích của luận văn là muốn tập trung nghiên cứu sâu vào
vấn đề phái tính trong điện ảnh Việt Nam đƣơng đại nên chúng tôi tiếp nhận
quan điểm của Nguyễn Thị Bình, tức là coi ý thức phái tính là một dạng thức
đơn sơ của nữ quyền. Trong phần tìm hiểu lịch sử vấn đề sẽ trình bày lịch sử
nghiên cứu nữ quyền – dạng thức “mạnh nhất, tự giác nhất” của ý thức phái
tính. Trong giới hạn tìm hiểu của chúng tôi thì chƣa có nhiều bài viết, bài
nghiên cứu về phái tính trong điện ảnh Việt Nam đƣơng đại. Dƣới đây, qua
những tài liệu đƣợc tiếp cận, chúng tôi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu phái tính
trên thế giới và Việt Nam trong giới hạn của mình.
3
2.1 Tình hình nghiên cứu phái tính ở nƣớc ngoài
Nghiên cứu phái tính và nữ quyền trên thế giới đƣợc chia làm ba giai
đoạn. Những lý thuyết tiên phong là học thuyết phân tâm học của S.Freud với
“mặc cảm Ơđip” và sau đó là sự thay thế bằng học thuyết cấu trúc và hậu cấu
trúc của Lacan: “Lacan đã thay thế bộ ba cổ điển của phân tâm (theo học
thuyết của Freud) gồm Cái ấy (Id), Bản ngã (Ego) và Siêu ngã (Superego)
bằng các cấu trúc gồm Cái tưởng tượng (Imagiari), Cái biểu trưng
(Symbolic), và Cái thực tồn (Real) để đại diện cho các giai đoạn trong sự
trƣởng thành về tâm lý của con ngƣời. Theo Lacan, dƣơng vật biểu trƣng cho
quyền lực tính dục” [83].
Tiếp đó là tác phẩm Một căn phòng cho riêng mình (A room for one’s
own) (1929) của Virginia Woolf, tác phẩm đƣợc coi nhƣ “sách vỡ lòng” của
phê bình nữ quyền. Nhờ Woolf mà các tác giả nữ ngày nay có những khái
niệm gợi mở về cách suy nghĩ thông qua ngƣời mẹ, về ý kiến của đàn bà, và
về tinh thần song giới (dung hòa cả hai giới tính). Nhiều quan điểm lý thuyết
mâu thuẫn của tƣ tƣởng nữ quyền đƣơng đại bắt nguồn từ trí tƣởng tƣợng đột
phá vƣợt giới hạn của Woolf và những xung đột sáng tạo của bà.
Sau đó, năm 1949, Simone de Beauvoir viết Giới nữ (2 tập). Tác phẩm
ngay lập tức đƣợc chú ý và gây nhiều tranh cãi trên phạm vi toàn cầu. Bằng
những hiểu biết sâu sắc về sinh học, triết học, lịch sử, dân tộc học, văn học
nghệ thuật, “tác giả đã viết về ngƣời phụ nữ, cái nửa nhân loại từ trƣớc tới nay
vẫn bị che lấp sau màn sƣơng kỳ thị”. Cuốn sách nổi tiếng với câu nói “Chúng
ta không bẩm sinh là đàn bà mà trở thành đàn bà” (One is not born, but rather
becomes, a women). Beauvoir chủ ý phá bỏ luận bản chất cho rằng đàn bà
sinh ra đã là “đàn bà” (là phái yếu) chứ không phải trở thành nhƣ vậy qua quá
trình vận động của xã hội. Bà khẳng định, phụ nữ có khả năng lựa chọn nhƣ
nam giới và vì thế có thể lựa chọn nâng cao vị thế của mình. Phụ nữ cần phải
giải phóng mình và phục hồi cái tôi của mình, trƣớc hết bằng cách cho phép
mình vƣợt lên qua những hƣớng đi tự do, tự hào về bản thân trong suy nghĩ,
trong sáng tạo, trong hành động giống nhƣ nam giới. Bà cũng đặt ra những đòi
hỏi đối với xã hội trong mục tiêu hƣớng tới bình đẳng nam nữ, và muốn làm
4
đƣợc điều đó thì cần phải điều chỉnh các cấu trúc xã hội nhƣ luật pháp, giáo
dục, phong tục… Giới nữ vì thế đƣợc coi là Thánh kinh của chủ nghĩa nữ
quyền.
Sau quan điểm của Simone de Beauvoir, hàng loạt các nhà nghiên cứu
khác đƣa ra quan điểm của mình nhƣ Helean Ciroux, Lucy Irigaray, Julia
Kristeva. Họ là ba bình luận gia nổi tiếng tạo ảnh hƣởng lớn ở Âu Mỹ về chủ
nghĩa nữ quyền. Sau đó các nhà bình luận của giới nữ nhƣ tụ tập thành hội
quần anh tung ra đủ sách báo thành một trận địa quốc tế bền vững. Giới tính
thời hiện đại là tranh thủ quyền lực nữ tính nhƣ đặt nặng vấn đề khác tính
trong chính trị, ca tụng bản chất nữ tính, hình tƣợng nữ tính, đề xƣớng văn hóa
nữ tính, mô tả mỹ học nữ tính, lý luận về cơ cấu giới tính [50]…
Phong trào phê bình nữ quyền bắt đầu thịnh hành từ thập niên 70 của
thế kỷ XX. Từ đây, những vấn đề quan trọng của chủ nghĩa nữ quyền đƣợc
hình thành và phát triển. Tác giả tiêu biểu là Doris Lessing với công trình The
Golden Notebook (Cuốn sổ tay vàng). Tác phẩm đƣợc coi nhƣ tuyên ngôn của
chủ nghĩa nữ quyền: “Các nhà hoạt động nữ quyền có thể coi Cuốn sổ tay
vàng nhƣ là tiên phong cho cái nhìn của thế kỷ XX về quan hệ nam – nữ”.
Chủ nghĩa nữ quyền tiếp tục phát triển trong các thập niên tiếp theo. Nó
là vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục khai triển, trong văn học, điện
ảnh và cả các loại hình nghệ thuật khác.
2.2 Tình hình nghiên cứu phái tính tại Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu về phái tính cũng
có thể chia làm ba giai đoạn: Những năm đầu thế
kỷ XX – 1998; Từ 1999 đến 2005 và giai đoạn từ
2005 đến nay.
Ở giai đoạn đầu tiên, ý thức phái tính đƣợc
manh nha ở các “nữ sĩ tiên phong cổ xúy phong
trào nữ quyền qua hoạt động báo chí và văn học”
nhƣ Hằng Phƣơng, Sƣơng Nguyệt Anh, Phan Thị
Bạch Vân… Tiếp đó, lần đầu tiên trong lịch sử văn
học, phụ nữ trở thành trung tâm của các cuộc bàn luận văn chƣơng qua
chuyên mục “Văn học với nữ tánh” trên tờ Phụ nữ tân văn của Phan Khôi.
5
Theo Phan Khôi, viết văn cũng là một thiên chức của đàn bà, vì đàn bà “có
nhiều tƣ cách rất là thích hiệp với văn học” nhƣ “tánh trầm tĩnh, nhẫn nại”,
hơn nữa, “văn học chuyên trọng về đƣờng tình cảm” mà đàn bà “là giống có
tình cảm nhiều hơn đờn ông” [39]. Ông nhấn mạnh sự khác biệt giữa hai khái
niệm “nữ tánh” “nghĩa nó là giống đàn bà (sexe féminin)” với “cái tánh của
đàn bà” (caractère de femmes) [40]. Sự phân biệt ấy giống nhƣ sự phân biệt
giữa khái niệm “phái tính” và “nữ tính” sau này. Có thể nói, những bài viết
của ông mở ra một giả thuyết văn học thú vị và có sức khai phá. Tuy nhiên,
qua cách đặt tiêu đề bài viết: Về văn học của phụ nữ Việt Nam, Văn học với nữ
tánh, Lại nói về vấn đề văn học với nữ tánh… chúng ta thấy với Phan Khôi thì
phụ nữ, nữ tánh đứng ở vế sau của văn học, nó mới chi phối văn chƣơng chứ
chƣa phải là chủ thể sáng tạo văn chƣơng.
Năm 1988, trong cuốn Tổng quan văn học miền Nam, lần đầu tiên Võ
Phiến sử dụng thuật ngữ phái tính để chỉ sự khác biệt của các cây bút nữ. Đến
giai đoạn này phụ nữ không còn đứng ở vế sau của văn học nữa mà họ đã xuất
hiện với tƣ cách là những chủ thể đông đảo trong sáng tạo văn chƣơng. “Đứng
về phƣơng diện phái tính, văn học miền Nam thời kỳ 54-75 càng ngày càng
nghiêng về nữ phái Thoạt đầu trên văn đàn nghe tiếng ồm ồm, cuối cùng
nghe ra eo éo” [19]. Có thể thấy ngay trong nhận định này của Võ Phiến đã
chứa đựng thành kiến về phái tính. Hiển nhiên, cái giọng nhƣ vậy cũng có
trong tác phẩm của nam giới. Vì thế, đến Võ Phiến, vấn đề phái tính trong văn
học nữ vẫn chƣa đƣợc xác định rõ.
Sau đó 10 năm, bài Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ [42] của
Phƣơng Lựu hƣớng sự chú ý về phái tính ở khía cạnh bản thể sáng tạo – nữ
giới. Theo Phƣơng Lựu, phƣơng diện sống “không đƣợc sâu rộng” của nữ giới
quy định “mầu sắc tự truyện” và đề tài chủ yếu của họ là tình yêu. Quan điểm
này tìm ra đƣợc nét khái quát nhất của văn học nữ đƣơng thời nhƣng tự thân
nó không có đƣợc tính khu biệt rõ ràng.
Ở giai đoạn thứ hai, nhiều chuyên đề liên quan đến phái tính trong văn
học có sức lan tỏa rất nhanh trên văn đàn, nhất là ở ngoài nƣớc. Do có sự tiếp
xúc với chủ thuyết nữ quyền, dòng văn học hải ngoại có bƣớc đột phá rất
6
ngoạn mục trong việc nghiên cứu về phái tính. Những chuyên đề nhƣ Tình
yêu, tình dục và phái tính trong văn học, Tình yêu tình dục của Tạp chí Việt,
chuyên đề Văn học nữ quyền… tiếp tục mở ra nhiều khám phá. Với bài Phụ
nữ và văn chương [54], Châm Khanh vừa đặt lại vấn đề của Phan Khôi nhƣng
lần này, phụ nữ đƣợc đƣa lên vị trí hàng đầu, vừa tiếp tục triển khai nhận định
của Võ Phiến, rằng trong văn học có sự xuất hiện ngày càng đông của tác giả
nữ. Tác giả tỏ ra ngần ngại trƣớc một vấn đề quan trọng: Cách viết của phụ nữ
so với nam giới có gì khác? Sự cá biệt lớn nhất thực chất là vấn đề nữ quyền.
Các bài viết sau đó nhƣ Dục tính: Chân móng hay đỉnh tháp của văn chương?
của Nguyễn Hoàng Đức, Tình dục trong văn học Việt Nam dưới cách nhìn của
đạo lý hồn nhiên và của đạo lý học thuyết của Nguyễn Hữu Lê, Dục tính trong
văn chương và vấn đề đạo đức của Hoàng Ngọc Tuấn đều đề cập đến cuộc
giải phóng phụ nữ, giải phóng tình dục. Họ cho rằng, phụ nữ có quyền phát
biểu khát vọng dục tính của mình. Hoàng Ngọc Tuấn chỉ ra thái độ trả thù
phái tính ấy chỉ là hệ quả của tinh thần phản kháng bồng bột thời kỳ đầu, về
sau, các nhà văn nữ càng ngày càng tỏ ra sáng suốt và bình tĩnh hơn trƣớc vấn
đề thoát khỏi những ràng buộc phái tính và dục tính để suy nghĩ đến những ý
nghĩa rất bình thƣờng trong cuộc sống: những ý nghĩa về bản thân, hạnh phúc,
gia đình, phái tính, trách nhiệm, tình yêu, chiến tranh, tự do, đạo đức…
Ở giai đoạn thứ ba, từ 2006 đến nay, có ba khuynh hƣớng chính:
khuynh hƣớng thứ nhất nghiên cứu văn học nữ thiên về dục tính/sex; khuynh
hƣớng thứ hai nghiên cứu văn học nữ thiên về nữ tính/thiên tính nữ; khuynh
hƣớng thứ ba nghiên cứu văn học nữ trên bình diện văn học nữ quyền.
Trong thời gian gần đây, có nhiều bài viết, bài dịch liên quan đến phái
tính, giới tính, nữ quyền nhƣ: “Jeffrey Nealon – Susan Searls Giroux – Queer”
in trong The Theory Toolbox – Critical Concepts for the Humanities, Arts &
Social Sciences, p.170-5., Rowman & Littlefield Publishers, Inc., 2003 (Trần
Ngọc Hiếu dịch) [58]; Lý thuyết hóa phái tính/giới tính ở Nhật Bản thời cận
đại: Hoa trinh nữ và Đỗ quyên của Kitamura Kigin của Paul G.Schalow
(Phạm Phƣơng Chi và T.H.Y dịch)[77]; Giới tính, tính dục và tính hành diễn
tính dục (Gender, sex, and Sexual performativity)” của Judith Butler do Hồ
Liễu dịch [47]; Quan niệm về phái tính của Lê Văn Quảng [62], Đôi nét về sự
7
hình thành ý thức phái tính và Chủ nghĩa nữ quyền trong lịch sử văn hóa
Đông – Tây của Nguyễn Thị Thanh Xuân [83], Về sự xác lập ý thức phái tính
và nữ quyền trong văn học Việt Nam truyền thống của Nguyễn Thị Thanh
Xuân [82], Bước đầu xác lập một số khái niệm trong phê bình văn học nữ
quyền của Hồ Khánh Vân [85], Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại
của Nguyễn Thị Bình [31] Những bài viết này cho thấy sự đa dạng và phong
phú trong những cách tiếp cận khái niệm phái tính, sự ứng dụng lý thuyết phái
tính vào nghiên cứu văn học, điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác.
Nghiên cứu về vấn đề phái tính cũng có một số công trình là luận án,
luận văn nghiên cứu ý thức phái tính trong văn học: Luận án tiến sĩ Vấn đề
phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua
sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) của Nguyễn Thị Thanh Xuân, luận
án đã hệ thống và lý giải một cách cơ bản về lý luận phái tính và nữ quyền
trong văn hóa và diễn ngôn văn học, chỉ ra đƣợc những biểu hiện phái tính
trong văn xuôi của các cây bút nữ, lý giải sự phát triển của ý thức phái tính là
do hệ quả của quá trình dân chủ hóa xã hội và văn học; Luận văn thạc sĩ Ý
thức phái tính trong sáng tác văn xuôi nữ từ sau 1975 (Nguyễn Thị Thu Huệ,
Trần Thùy Mai, Y Ban, Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu) của Phạm Thị Thu
Huyền tại trƣờng Đại học Đà Nẵng, luận văn đã xác định nội hàm thuật ngữ ý
thức phái tính và vận dụng nó vào tìm hiểu trong một số sáng tác của các nhà
văn nữ tiêu biểu sau 1975; Luận văn thạc sĩ Dịch và vận dụng tiểu luận The
signification of the phallus của J. Lacan vào nghiên cứu bản sắc giới trong
tác phẩm của M. Duras của Ngô Thị Thanh tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội, luận văn chủ yếu giới thiệu, làm rõ một số phƣơng diện của lý thuyết
phân tâm học Lacan – lĩnh vực còn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều ở Việt Nam
trên phƣơng diện bản sắc giới; Luận văn thạc sĩ Về một đặc điểm tư duy thơ
nữ gần đây: Ý thức phái tính (qua Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy
Linh) của Nguyễn Thị Hồng Giang tại trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, luận văn đã trình bày khái niệm phái tính, đƣa ra những biểu hiện
phái tính trong thơ nữ Việt Nam qua một số tác giả tiêu biểu, khẳng định ý
thức phái tính là một đặc điểm của tƣ duy thơ nữ gần đây… Những công trình
này là tài liệu tham khảo hữu ích cho chúng tôi trong quá trình tiếp cận vấn đề
8
phái tính, chúng tôi có thể đối chiếu, so sánh vấn đề phái tính trong các tác
phẩm văn học và các tác phẩm điện ảnh.
Trong giới hạn tài liệu của chúng tôi thì nghiên cứu vấn đề phái tính
trong điện ảnh Việt Nam đƣơng đại hầu nhƣ còn để trắng. Có một số bài viết
trên các trang báo mạng nhƣ bài viết Những bộ phim mang màu sắc nữ quyền
của Lam Khanh trên trang web của báo Công an nhân dân vnca.cand.com.vn
[53], bài viết mới giới thiệu một số bộ phim mang màu sắc nữ quyền của các
nhà đạo diễn nữ, nêu vai trò của đạo diễn, diễn viên trong bộ phim; Phân tâm
học và chủ nghĩa duy dương vật trong điện ảnh [57] của Minh Hoàng đăng
trên tamlyhoc.vn; Nữ tính trong phim sẽ cứu rỗi thế giới? [60] của Hữu Long
trên thegioidienanh.vn; Cances 2014: Nữ quyền và các ông lớn [81] của Khải
Trí trên vietnamnet.vn; Khải Trí (lƣợc dịch từ The Daily Beast) có bài Phim
khiêu dâm đi tìm nữ quyền [82] trên vietnamnet.vn, gần đây có một chuyên đề
gồm 5 kỳ trên thoiviet.com.vn do Hải Duy và Hoàng Linh Lan thực hiện: kỳ
1: Làn sóng nữ quyền của điện ảnh thế giới, kỳ 2: Đạo diễn nữ Việt Nam:
Những bông hoa ngát hương trong định kiến, kỳ 3: Đạo diễn Việt Linh: Người
đàn bà đắm đuối với phim ảnh, kỳ 4: Nhà sản xuất nữ và hai “cuộc chiến”, kỳ
5: Hồng Ánh: Chuyển động trên đường, kỳ 6: Những bóng hồng đóng thế,
trong đó có đƣa ra nhận định: “Phim của các đạo diễn nữ Việt Nam không
xoáy sâu vào vấn đề nữ quyền với những tiếng nói mạnh mẽ nhƣ các tác phẩm
thế giới. Trái lại, nó đi sâu, đi sát vào những thân phận ngƣời trong từng biến
động của đất nƣớc, của thời cuộc bằng trái tim, hơi thở và sự đồng cảm ngọt
ngào. Trong đó, dĩ nhiên không thể thiếu những-thân-phận phụ nữ. Nhiều
cảnh đời, nhiều hoàn cảnh, nhiều bi kịch,… Dù chỉ là dừng chân ghé qua hay
đau đáu cả một đời thì phim ảnh, với “tham vọng” kể một câu chuyện đƣợm
thiên tính nữ bằng những thƣớc phim chƣa bao giờ cạn trong trái tim các
“thục nữ” trót mê nghiệp đạo diễn” [49]. Nhƣ vậy, dù có những bài viết về
điện ảnh và phụ nữ nhƣng nội dung các bài viết không tập trung vào vấn đề
phái tính trong điện ảnh Việt Nam đƣơng đại.
9
2.3 Những bài viết, bài phê bình về ba bộ phim
ng bt tn và ng s
Tìm hiểu, nghiên cứu về truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tƣ, truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng của Trần Thùy Mai và ba bộ phim
Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận và Bi, đừng sợ có rất nhiều bài viết,
bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các báo mạng, tuy nhiên hầu
hết là những bài điểm phim hay những bài bình luận phim, hầu nhƣ không có
tài liệu nghiên cứu ba bộ phim dƣới góc nhìn ý thức phái tính.
Về bộ phim Trăng nơi đáy giếng của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn có các
bài viết: Xem Trăng nơi đáy giếng: Có bóng thay hình [73] của Thƣ Hoài,
Trăng nơi đáy giếng – Nỗ lực gỡ bỏ thói quen của Vinh Sơn [74] của Nguyễn
Quang Lập, Nhà văn Trần Thùy Mai gặp lại Trăng nơi đáy giếng [76] của
Hoàng Thu; Vinh Sơn và Trăng nơi đáy giếng [48] của Nguyễn Chƣơng; Tính
đa nghĩa và nghệ thuật thể hiện của phim Trăng nơi đáy giếng [41], Bình luận
phim Trăng nơi đáy giếng [75] của Đặng Minh Liên, Khắc khoải Trăng nơi
đáy giếng [56] của Đỗ Huệ; Người đàn bà phía sau Trăng nơi đáy giếng [46]
của Nguyễn Thanh Bình…
Về truyện ngắn và phim Cánh đồng bất tận có những bài viết: Cánh
đồng bất tận – Từ góc nhìn phân tâm học [55] của Hoàng Đăng Khoa, Hành
trình mênh mang của Cánh đồng bất tận [69] của Nguyên Minh, Cánh đồng
bất tận – điểm trừ và điểm cộng [80] của Hƣơng Trần, Cánh đồng bất tận –
Bộ phim Việt Nam làm xôn xao dư luận năm 2010 [70] của Thƣờng Ngọc…
Về phim Bi, đừng sợ có những bài viết: Về “khoảng cách thẩm mỹ” và
vấn đề tiếp nhận tác phẩm Bi, đừng sợ của công chúng Việt Nam đương đại
của Hoàng Cẩm Giang [35], Bi, đừng sợ - nỗi đau ngọt ngào từ những viên đá
[65], Phan Đăng Di: Bi, đừng sợ là hành trình cuộc sống [67], Bi, đừng sợ
đoạt hai giải lớn tại Thụy Điển [68] của Nguyên Minh, Bi, đừng sợ - phim
nghệ thuật thách thức khán giả [66] của Trung Row, Đôi điều về bộ phim Bi,
đừng sợ của đạo diễn Phan Đăng Di [61] của Đỗ Thị Bạch Nhƣ, Những mảnh
đời không tương hợp trong Bi, đừng sợ [64] của Lê Nguyên…
Các bài viết trên là những cảm nhận, bình luận của khán giả, nhà
chuyên môn xung quanh truyện ngắn và các phim, chƣa có bài viết, bài nghiên
10
cứu nào đi sâu phân tích và lý giải một cách có hệ thống vấn đề phái tính
trong các phim. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn làm đƣợc điều đó.
3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi đề tài
3.1 u
Trong luận văn, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu ý thức phái tính
trong điện ảnh Việt Nam đƣơng đại, cụ thể qua ba bộ phim Trăng nơi đáy
giếng, Cánh đồng bất tận và Bi, đừng sợ. Chúng tôi sẽ tìm hiểu, phân tích và
lý giải các biểu hiện phái tính trong ba bộ phim về mặt nội dung cũng nhƣ
ngôn ngữ điện ảnh thể hiện ý thức phái tính đó. Ngoài ra, chúng tôi sẽ so sánh
“văn bản nguồn” là hai truyện ngắn cùng tên Trăng nơi đáy giếng của Trần
Thùy Mai và Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ để so sánh cách “ứng
xử”, sự dịch chuyển về cách nhìn phái tính giữa bộ phim chuyển thể và “văn
bản nguồn” để thấy đƣợc phong cách làm phim của các nhà đạo diễn.
3.2 Mu
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn xác định và hệ thống nội hàm
khái niệm phái tính, sự vận động của ý thức phái tính trong đời sống văn hóa
xã hội. Đặc biệt là tìm hiểu ý thức phái tính trong ba tác phẩm điện ảnh nghiên
cứu nói riêng và điện ảnh đƣơng đại Việt Nam nói chung, mặc dù, không tìm
thấy phát ngôn trực tiếp của các đạo diễn đề cập đến ý thức phái tính trong
phim nhƣng xét thấy, chỉ đi theo ánh sáng của tƣ tƣởng ấy, chúng tôi mới từng
bƣớc bóc tách và lí giải đƣợc những gì mà đạo diễn đã thể hiện trên phim, từ
đó thấy đƣợc khả năng bám sát đời sống bản thể của nghệ thuật điện ảnh.
Đồng thời, cũng thể hiện một cách tiếp cận mới vào nghiên cứu tác phẩm điện
ảnh, thấy đƣợc sự đa dạng hóa của các “cách đọc” văn bản nghệ thuật.
3.3 Phu
Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các tác phẩm điện
ảnh Việt Nam đƣơng đại, tiêu biểu là ba bộ phim Trăng nơi đáy giếng, Cánh
đồng bất tận, Bi, đừng sợ, có so sánh với hai truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng
của Trần Thùy Mai và Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ là hai “văn
bản nguồn” của hai bộ phim chuyển thể.
11
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi vận dụng một số phƣơng pháp và
thao tác nghiên cứu sau:
4.1 Phƣơng pháp liên ngành: để thấy đƣợc bản chất thẩm mỹ, mỹ học
của tác phẩm điện ảnh Việt Nam đƣơng đại, qua đó thấy đƣợc phong cách của
đạo diễn.
4.2. Phƣơng pháp lịch sử: nhằm nhìn nhận lại quá trình biểu hiện của ý
thức phái tính trong tiến trình văn học nghệ thuật.
4.2. Phƣơng pháp hệ thống: đƣợc sử dụng trong việc hệ thống hóa
những quan điểm về phái tính, sự vận động của ý thức phái tính và các biểu
hiện của ý thức phái tính trong điện ảnh Việt Nam đƣơng đại.
4.3. Thao tác phân tích - tổng hợp: đƣợc sử dụng trong quá trình phân
tích những đặc điểm mang màu sắc phái tính.
4.4. Thao tác so sánh, đối chiếu: đƣợc sử dụng trong quá trình so sánh
một số vấn đề của văn học với điện ảnh, của điện ảnh truyền thống với điện
ảnh đƣơng đại.
4.5 Thao tác thống kê: đƣợc sử dụng trong việc thống kê các số liệu và
những vấn đề ngôn ngữ điện ảnh cụ thể.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm các nội dung chính sau:
Chƣơng 1. Khái lƣợc chung về phái tính và ý thức phái tính trong điện ảnh
Việt Nam đƣơng đại
Chƣơng 2. Vấn đề phái tính từ bình diện hình tƣợng thẩm mỹ và diễn ngôn
Chƣơng 3. Ngôn ngữ điện ảnh trong vai trò thể hiện vấn đề phái tính
12
CHƢƠNG 1.
KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ PHÁI TÍNH VÀ Ý THỨC PHÁI TÍNH
TRONG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
1.1 Khái lƣợc chung về phái tính
m hu quan
Từ xa xƣa, khi loài ngƣời biết phân biệt giữa đàn ông và đàn bà thì ý
niệm về phái tính đã đƣợc hình thành. Phái tính đã hiện hữu trong Kinh thánh
và trong đời sống Công giáo ngay khi có Chúa. Tuy nhiên, cho đến nay, ở
Việt Nam dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu phái tính trong
văn học thì vẫn chƣa có một khái niệm chính thống nào về thuật ngữ này. Nếu
hiểu theo nghĩa hẹp, phái tính có thể coi là phạm trù giới tính (sex) để chỉ sự
khác biệt sinh lý, tự nhiên giữa nam và nữ, giống đực và giống cái. Nó khu
biệt con ngƣời thành hai giống đặc điểm thiên về tự nhiên, do khách quan quy
định nhƣ: sinh lý, tâm lý, tính cách… Nhìn ở nghĩa rộng hơn, có thể thấy, phái
tính còn là sự tự ý thức của chính chủ thể. Nó không bị chi phối bởi tính
khách quan, trở thành yếu tố chủ đạo khu biệt đặc tính nữ và đặc tính nam.
Hiểu đến tận cùng, phái tính chính là sự tự ý thức của chủ thể về giới của
mình.
Trong luận văn, kế thừa quan điểm của những ngƣời đi trƣớc, chúng tôi
tổng hợp một hệ thống thuật ngữ để quy chiếu và định vị phái tính nhƣ sau:
Phái tính chỉ sự liên kết giữa giới và những bản tính đặc trưng cho từng phái
riêng biệt, là cái được quy định bởi tự nhiên, gắn với cấu tạo sinh học phức
tạp và bí ẩn của con người, phái tính không ngừng đƣợc nhận diện trong đời
sống cũng nhƣ trong tất cả các ngành khoa học.
Trong hệ thuật ngữ liên quan đến phái tính, chúng tôi tạm đƣa ra công
thức dịch: Phái tính = phái (gender) + giống/giới/giới tính (sex). Nhƣ vậy,
phái nam = nam giới (the male sex) + tính nam/bản tính nam (masculinity);
phái nữ = nữ giới (the fair sex) + tính nữ/bản tính nữ (femility). Ý thức về
“giới/ phái” (tính nam, tính nữ) là ý thức về phái tính.
Phái tính là khái niệm đƣợc dùng để chỉ cả hai giới nam và nữ, nhƣng
thực tế xã hội loài ngƣời, đặc biệt xã hội Việt Nam là xã hội nam quyền nên
nói đến ý thức phái tính, ngƣời ta thƣờng nghĩ tới phái nữ nhiều hơn.
13
Ý thức là ý thức của con ngƣời, nằm trong con ngƣời, không thể tách
rời con ngƣời. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, phản ánh
bộ óc con ngƣời thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội, là một
hiện tƣợng xã hội. Ý thức phái tính là quá trình tự ý thức khi con ngƣời tự soi
lại bản thể để nhận thức về giới của mình, từ đó xác lập quyền bình đẳng giới.
Trong mối quan hệ với giới tính, khái niệm phái tính mang nội hàm
rộng hơn. Xét về một góc độ nào đó, khái niệm phái tính gần với khái niệm
“giới” của xã hội học.
Trong nhiều nghiên cứu gần đây, khái niệm phái tính thƣờng gắn liền
với ý thức nữ quyền. Nhìn chung vấn đề ý thức phái tính đƣợc xác lập từ bình
diện cá nhân, sau đó đƣợc nâng lên thành ý thức nữ quyền. Trong điện ảnh
Việt Nam đƣơng đại, đã xuất hiện một số bộ phim mang sắc thái nữ quyền
nhƣ Chơi vơi (Đặng Nhật Minh), Mùa hè chiều thẳng đứng, Mùi đu đủ xanh
(Trần Anh Hùng), Bi, đừng sợ (Phan Đăng Di)…
1.1.1 S n c
Quan niệm cổ xưa về phái tính: “Phụ nữ là kẻ phái sinh”,“Đàn bà
được sinh ra từ chiếc xương sườn của đàn ông”
Câu chuyện về nàng Eva đƣợc sinh ra từ chiếc xƣơng sƣờn thứ bảy của
Adam đã tồn tại trong tâm thức con ngƣời nhƣ khởi nguyên cho sự phụ thuộc
của phụ nữ vào nam giới. Theo Kinh thánh, cùng với biển cả, ao hồ, sông
suối, chim muông, Thƣợng đế tạo ra chàng Adam với ý nghĩa “sẽ hoàn hảo
nhất trong các loài động vật”. Mong muốn tạo ra Adam “hoàn hảo” nhƣng
Thƣợng đế lại thấy chàng lại buồn bã và cô đơn nơi vƣờn Địa đàng, và để
chàng khỏi buồn, Thƣợng đế “nhân từ” đã lấy chiếc xƣơng sƣờn thứ bảy của
chàng để tạo ra Eva để chàng có bạn. Hình phạt cho việc ăn “trái cấm” ở vƣờn
Địa đàng là cả Adam và Eva bị Đấng tối cao đày xuống mặt đất, bắt sống cuộc
sống nhƣ những sinh vật khác (sẽ phải tự kiếm ăn, sẽ già đi, sẽ bị bệnh tật rồi
trở về với cát bụi). Và hàng tháng, Eva sẽ phải mất đi một lƣợng máu từ trong
cơ thể, sẽ phải mang nặng, đẻ đau, già đi…
Nhƣ vậy, khởi sinh, phụ nữ - Eva đã là kẻ phái sinh, phụ tá và phụ
thuộc vào nam giới – Adam nhƣ thế. Do vậy, khi đối diện với đàn ông, đàn bà
14
đƣợc gọi là đàn bà, là kẻ khác (the other) chứ không đƣợc coi là con ngƣời.
Điều đó chứa đựng một quan niệm đàn bà là thứ cấp, tự nó không hoàn chỉnh.
Thánh Thomas đã tuyên bố phụ nữ là một “ngƣời đàn ông không hoàn chỉnh”,
chỉ là một sinh vật “phụ”. Còn Aristotle cho rằng, đàn bà chỉ là vật chất
(matière), phát triển một cách hỗn loạn, bừa bãi, nếu không có đàn ông, nhờ
những hạt giống của họ, đem đến cho các vật chất này hình thái và mặt mũi.
“Aristotle nói: Giống cái (female) là giống cái do sự thiếu thốn các đặc tính
nào đó; chúng ta nên xem bản tính giống cái nhƣ bị đau buồn vì sự khiếm
khuyết tự nhiên”.
Sự phân biệt đối xử còn thể hiện ở một hình thức cao hơn, là ngôn ngữ.
Ngôn ngữ chỉ phụ nữ phái sinh ngay trên bề mặt, kết cấu ngôn ngữ chỉ nam
giới. Chẳng hạn, women (đàn bà) phái sinh từ men (đàn ông), Mrs (bà) phái
sinh từ Mr (ông), female (nữ) phái sinh từ male (nam). Nhiều nhà nghiên cứu
đã chỉ ra rằng hệ thống văn hóa phƣơng Tây có tính trọng dƣơng vật
(phallogocentric). Nền văn hóa ấy đƣợc cấu trúc qua những cặp đối lập nhƣ
nam/nữ, trật tự/hỗn loạn, ngôn ngữ/im lặng, hiện diện/vắng mặt, nói/viết,
sáng/tối, mặt trời/mặt trăng, ngày/đêm, nóng/lạnh, lửa/nƣớc, chủ động/bị
động… mà những từ nhƣ nam, trật tự, ngôn ngữ, hiện diện là cấu trúc cơ
bản của tƣ tƣởng Tây phƣơng.
Quan niệm trung đại về phái tính: Ảnh hưởng của Nho giáo: “Đàn bà
và tiểu nhân thật khó nuôi dạy”, “Nhất nam viết hựu, thập nữ viết vô”
Ở phƣơng Đông, theo Đạo Nho mà đứng đầu là Khổng Tử cho rằng
“nữ nhân nan hóa”, tức là “đàn bà thật khó dạy” bởi các nhà Nho quan niệm
phụ nữ không có khả năng tiếp thu cái hay, cái mới và mặt khác rất khó bỏ
tính nết xấu. Đạo Khổng khoác lên ngƣời phụ nữ một cái áo cố hữu của bản
chất ngu dốt, thiếu năng lực và ý chí cầu tiến. Bởi vậy, nữ nhi trong xã hội
phong kiến Nho giáo không đƣợc đến trƣờng, đi học, không đƣợc thi thố tài
năng. Phải chẳng vì thế mà Hoa Mộc Lan quyết giả nam vào quân ngũ, Chúc
Anh Đài quyết vấn tóc đến trƣờng thi. Dù có tài năng và cá tính thì ngƣời phụ
nữ đƣợc coi trọng và dám khẳng định mình trong xã hội xƣa là không nhiều.
Vì bị coi là ngu dốt, yếu ớt nên phụ nữ không đƣợc nhìn nhận và coi trọng,
15
quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” cũng xuất hiện từ đó. Có lẽ vì
vậy, trong hệ thống Nho giáo, ngƣời phụ nữ suốt đời bị lệ thuộc và phải phục
tùng. Nho giáo kìm chân ngƣời phụ nữ bên chiếc cối xay, bên xó bếp sau
những lũy tre làng bởi tam tòng tứ đức. Quan niệm trọng nam khinh nữ theo
thời gian, dần ăn sâu vào tâm thức ngƣời dân phƣơng Đông. Một ngƣời đàn
ông có thể lấy năm thê bảy thiếp, và phụ nữ phải cam chịu phận làm lẽ. Thực
tế, Nho giáo không chỉ biến phụ nữ thành món đồ sở hữu của phái nam, trở
thành những “con ở” không công mà còn hạ thấp phẩm giá, năng lực của
ngƣời phụ nữ bằng những quy định hà khắc: không cho phép phụ nữ đi học,
tham gia khoa cử và đặc biệt là không thể làm quan. Và nhƣ vậy, sự nông nổi,
thấp kém, ngu muội, dốt nát của đàn bà không phải là do yếu tố cá nhân mà
nằm sâu ở vấn đề “phái tính”. Quan niệm trọng nam khinh nữ đã bám rễ vào
đời sống xã hội của ngƣời Việt Nam, và định kiến đó vẫn tồn tại ở nhiều vùng
nông thôn trên cả nƣớc. Định kiến này đã đƣợc đạo diễn Lƣu Trọng Ninh thể
hiện trong bộ phim chuyển thể Bến không chồng ở tình huống, trƣớc bữa cơm,
ngƣời bố bắt 5 đứa con gái đọc hai câu “Chúng con là lũ vịt giời – Bé thời ăn
hại, lớn thời bay đi” – một cảnh bi hài của sự ăn sâu tƣ tƣởng trọng nam khinh
nữ trong đời sống ngƣời Việt.
Quan niệm hiện đại về phái tính - ý thức về bản sắc nữ - bước khởi đầu
xác lập nữ quyền
Trải qua một thời gian dài bị áp bức về chính trị, bị chèn ép về xã hội,
không có quyền hành về kinh tế, lại bị tƣớc đoạt về văn hóa (đàn bà con gái ít
đƣợc đi học), tƣ tƣởng tình cảm rơi vào trạng thái đè nén, ngay cả trong vấn
đề hôn nhân - gia đình phụ nữ cũng không có quyền định đoạt thì phụ nữ đã
“vùng lên”. “Ngƣời ta không phải bẩm sinh là đàn bà mà trở thành đàn bà” là
lời khẳng định của Simone de Beauvoir trong tác phẩm Giới nữ. Cuốn sách
chỉ ra sự khu biệt giữa hữu và sinh thành, thể hiện và chuyển biến, giống (sex)
và phái (gender). “Trở thành” (devient) vừa là kết quả của quá trình bị cải
huấn, vừa là kết quả của quá trình tự định hƣớng/ dự phóng. Bà nhận ra phụ
nữ ở một cái nhìn mới, những khu biệt thuộc về trật tự văn hóa, không phải tự
nhiên: “Đàn bà đơn giản là cái gì mà đàn ông ban bố; vì vậy, đàn bà đƣợc gọi
16
là “giống”, nghĩa là chủ yếu xuất hiện đối với đàn ông nhƣ một giống (cái).
Đối với y, đàn bà là giống – tuyệt đối là giống, không hơn không kém. Đàn bà
đƣợc xác định và khu biệt khi đối chiếu với đàn ông, không phải đàn ông đem
đối chiếu với đàn bà; đàn bà là một ngẫu nhiên, phi yếu tính đối lập với yếu
tính. Y là Chủ thể, là Tuyệt đối – còn đàn bà là Tha thể” [19].
Ý thức phái tính của Beauvoir bộc lộ sự siêu việt và có hơi hƣớng siêu
giới tính ở chỗ bà nhận ra trong quá trình trở thành đó có vai trò của cả sự “tha
hóa” của phụ nữ. Giữ vững tƣ tƣởng hiện sinh hiện sinh trong sự tự do tuyệt
đối của mỗi cá thể tồn tại không phân biệt giới tính, Beauvoir cho rằng không
phải phụ nữ luôn luôn vô tội trong sự phụ thuộc của họ. Bởi phụ nữ hoàn toàn
có tự do trong sự dự phóng để đi đến những khả thể của phái tính, dù mạo
hiểm và chênh vênh. Để giải phóng phụ nữ, bà vẫn luôn giữ vững quan niệm
hiện sinh chủ nghĩa cho rằng, mỗi cá nhân, không phân biệt giới tính, giai cấp,
lứa tuổi, cần đƣợc khuyến khích để họ tự xác định cho mình và nhận lấy trách
nhiệm cá nhân đến với sự tự do.
Sau này, quan điểm của Simone de Beauvoir tiếp tục đƣợc nhiều ngƣời
phụ nữ triển khai nhƣ Monique Wittig, Judith Butler. Trong một tiểu luận năm
1986, Judith Butler đƣa ra một đề cƣơng triệt để về vai trò thể xác khi lý giải
những quy tắc của phái tính: “Khi phát biểu ngƣời ta không phải sinh ra,
nhƣng trở thành ngƣời đàn bà không hàm ngụ là sự “trở thành” này phải kinh
qua chặng đƣờng từ tự do giải thể (disembodied freedom) đến hiện thân văn
hóa. Điều đó có nghĩa là khởi từ thể xác rồi sau đó mới trở thành phái tính.
Vận động từ giống đến phái ở nội tại trong đời sống hiện thân, nghĩa là đi từ
loại hiện thể này qua loại hiện thể khác. Sống hay kinh nghiệm của giống đã
hàm ngụ là có phái tính rồi” [63].
Khác với phụ nữ trong xã hội cũ chỉ sống với bản năng của một ngƣời
đàn bà là sinh con, và chăm lo cho gia đình, phụ nữ hiện đại đã biết tự giải
phóng mình, họ không còn bị bó hẹp với chức năng trong gia đình mà còn
vƣơn ra đảm nhiệm những chức năng xã hội, thậm chí đảm nhiệm nhiều chức
năng quan trọng của bộ máy chính trị. Trên mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội,
phụ nữ cũng tham gia và giành đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Đó là một bƣớc