Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SUY THOÁI tài NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.43 KB, 30 trang )

ĐỀ TÀI:
SUY THOÁI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRấN THẾ GIỚI.
ĐỀ CƯƠNG:
I. Một số khái niệm cơ bản:
1. Tài nguyên thiên nhiên là gì ?
2. Các loại tài nguyên thiên nhiên.
3. Suy thoái tài nguyên thiên nhiên là gì ?
II. Thực trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
1. Tài nguyên đất.
2. Tài nguyên nước.
3. Tài nguyên rừng.
4. Một số tài nguyên khác.
III. Nguyên nhân suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
IV. Giải pháp khắc phục.
BÀI LÀM
Trong thời đại ngày nay, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống là những vấn đề quan trọng
trong chiến lược phát triển bền vững của toàn nhân loại, cũng như của tất cả
các quốc gia, dân tộc. Vấn đề này trở nên cấp thiết khi mà các nguồn tài
nguyên thiên nhiên trên toàn thế giới đang dần cạn kiệt, bị suy thoái còn môi
trường sống bị ô nhiễm nặng nề. Nhiều nơi trên thế giới đã và đạng xảy ra các
cuộc khủng hoảng sinh thái cục bộ, dẫn đến nguy cơ của một cuộc khủng
hoảng sinh thái toàn cầu đe dọa sự sống của cả hành tinh. Thực trạng này đã
ảnh hưởng rất tiêu cực và nguy hiểm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó
khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường – và
cũng chính là vấn đề mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên – đã trở
thành mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Bởi vậy nghiên cứu về
suy thoái tài nguyên thiên nhiên cũng là một vấn đề quan trọng hiện nay.
I. Một số khái niệm cơ bản:
1. Tài nguyên thiên nhiên là gì ?
Tài nguyên thiên nhiên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt


quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên và sinh vật. Các dạng vật chất
này cụng cấp nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể
khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống, là những điều kiện cần thiết
cho sự tồn tại của xã hội loài người.
2. Các loại tài nguyên thiên nhiên.
Hằng năm, con người lấy ra từ môi trường tự nhiên khoảng 35 - 40 tỉ
tấn nguyên vật liệu. Các dạng TNTN chủ yếu bao gồm: tập hợp các nguồn
năng lượng (năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều và
năng lượng của các con sông, nhiệt trong lòng đất), không khí, nước, đất đai,
khoáng sản, nguồn thế giới sinh vật (động vật, thực vật), vv. TNTN là tư liệu
sản xuất bao quát nhất, là điều kiện không thể thiếu được của hoạt động sản
xuất của xã hội. Thành phần của chúng bao gồm các nguồn TNTN có thể
phục hồi được và các nguồn TNTN không thể phục hồi được. Có những
TNTN có thể coi như vô tận, nhưng có những TNTN sẽ bị cạn kiệt. Trong số
TNTN cạn kiệt, nhưng trong khi sử dụng nó có thể phục hồi (vd. sinh vật khi
chưa bị tuyệt chủng) và những tài nguyên không thể phục hồi như than đá,
dầu khí, vv. TNTN được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc
vào đặc điểm, tính chất và mục đích sử dụng của chúng. Nhưng có thể tổng
quát phân loại TNTN thành các dạng chính theo sơ đồ sau:
• Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v ) là tài nguyên có thể tự
duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý.
Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tốc độ khai thác và sử dụng lớn hơn
tốc độ được tái tạo, phục hồi thì tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không
thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có
thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v
• Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc
biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như quặng sắt, mỏ dầu, kim cương,
than đốt … được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của
vỏ trái đất.
• Ngoài ra còn kể đến tài nguyên nhân tạo là tài nguyên do lao động của con

người tạo ra như nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, đô thị, công viên và các của
cải vật chất khác.
TNTN phân bố không đồng đều trên toàn thế giới. Một số nước như Hoa Kì,
Nga, các nước Châu Âu, ễxtrõylia (chủ yếu là các nước phát triển) có nguồn
TNTN phong phú, khí hậu tốt, đất đai phì nhiêu; trong khi đó một số nước
khác ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ Latinh lại thường cú ớt TNTN, khí hậu
khắc nghiệt và đất đai kém phì nhiêu. Mặc dù TNTN rất phong phú, đa dạng
và thậm chí là vô tận (đối với các nguồn tài nguyên phục hồi), nhưng nếu
không biết sử dụng chúng một cách hợp lí thì đến một lúc nào đó sẽ vượt quá
khả năng tự phục hồi và tái tạo của các nguồn tài nguyên phục hồi và sự cạn
kiệt tăng nhanh của các nguồn tài nguyên không phục hồi. Vì vậy vấn đề bảo
vệ và sử dụng hợp lí TNTN có một ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn. Chỉ có như
vậy thì mới bảo đảm sự phát triển bền vững.
3. Suy thoái môi trường là gì ?
"Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và
thiên nhiên".
Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi
trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông,
hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn
thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các
hình thái vật chất khác.
4. Phát triển bền vững và môi trường:
Phát triển là một trong những quy luật tất yếu của nhân loại, của mọi
thời đại, của mọi quốc gia. Cùng với sự gia tăng dân số thỡ cỏc nhu cầu về
đời sống và văn hóa lấy từ môi trường, hệ sinh thái ngày càng gia tăng. Để
đáp ứng cho các nhu cầu đó, đòi hỏi phải có sự phát triển kinh tế mà hệ quả
của nó không thể tránh được là tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác để phục
vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế này, hệ sinh thái bị phá hủy và môi
trường ngày càng xuống cấp.

Theo ủy ban môi trường và phát triển thế giới, khái niệm phát triển bền
vững xuất hiện năm 1987: “phỏt triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các
nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ
tương lai”.
II. Thực trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
1. Tài nguyên đất.
- Đnh ngha ti nguyên đt
• Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa: đất đai là
nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để
sản xuất nông lâm nghiệp.
• Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,
hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa
hình và thời gian.
• Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ
mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực).
- Vai tr ca ti nguyên đt
Đất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tự nhiên như:
1- Môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh
thái và an ninh lương thực;
2- Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải;
3- Nơi cư trú của động vật đất;
4- Lọc và cung cấp nước,
5- Địa bàn cho các công trình xây dựng
Đất là tài nguyên vô giá, giá mang và nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái trên
đất, trong đó có hệ sinh thái nông nghiệp hiện đang nuôi sống toàn nhân loại.
Tập quán khai thác tài nguyên đất phõn hoỏ theo cộng đồng, phụ thuộc vào
điều kiện địa lý, khí hậu, đặc trưng tập đoàn cây trồng, đặc thù văn hoá, trình
độ khoa học công nghệ, mục tiêu kinh tế.
- Dân s v ti nguyên đt
• Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông

nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích
trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất
canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián
tiếp của sự gia tăng dân số. Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, 130.000 ha bị
lấy cho thủy lợi, 63.000 ha cho phát triển giao thông, 21 ha cho các khu công
nghiệp.
- Suy gim ti nguyên đt
Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng
băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng.
• Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm
trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá,
ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông
nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến
động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi
năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoỏi hoỏ
môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới
trong 25 năm tới.
• Tỷ trọng đóng góp gây suy thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%,
khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi ) 7%, chăn thả gia súc quá
mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoỏ gõy ô
nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gõy thoỏi hoỏ đất ở các châu lục
không giống nhau: ở Châu Âu, châu á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân
hàng đầu, châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò
chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp.
• Xói mòn rửa trôi : Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoỏi
hoỏ đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò,
mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị
xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn
hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50
triệu tấn lương thực.

Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái
đất nằm trong vựng khụ hạn và bỏn khụ hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ và
hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác
do những hoạt động của con người.
- Ở Việt Nam hiện còn khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hóa,
chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc. Trong đó, cú trờn 5 triệu ha
đất chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái
hóa nặng và 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao.
Việt Nam hiện đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa cục bộ ở các dải cát hẹp
trải dài dọc theo bờ biển miền Trung. Bên cạnh đó, độ phì nhiêu của đất đang
bị suy giảm do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, chua mặn hóa, tài nguyên rừng
cũng bị suy giảm đáng kể. Đây là những vấn đề rất đáng lo ngại và là thách
thức lớn đối với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay.
Ngoài ra do sử dụng không hợp lý, đất bị rữa trôi, xói mòn, bị chua mặn và bị
bạc màu do sử dụng phân hóa học không hợp lý, đất gần khu công nghiệp bị
nhiễm bẩn, nhiểm độc hại. Một số vùng do khô hạn nên đất bị hoang mạc hóa,
một số vùng bị sụt lở nghiêm trọng.
2. Tài nguyên nước.
Nước là nguồn tài nguyên không thể thay thế
Ngoài ra sự suy thoái môi trường còn thể hiện ở sự ô nhiễm nguồn
nước sạch. Tổng lượng nước trên toàn cầu là 1.386 triệu km3, bao phủ gần ắ
diện tích bề mặt trái đất, và như vậy trái đất của chúng ta có thể gọi là “trỏi
nước”, nhưng thế giới vẫn đang thiếu nước để dùng. Bởi vì với tổng lượng
nước đú thỡ nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng lượng nước, mà hầu hết chỉ tồn
tại ở dạng đóng băng và tập trung ở hai cực (chiếm 2,24%) còn lượng nước
ngọt mà con người tiếp cận để sử dụng trực tiếp thì càng ít ỏi (chỉ chiếm
0,26%). Sự gia tăng dân số nhanh cùng quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa,
thâm canh nông nghiệp và các thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra
khủng hoảng nước trên toàn thế giới. Gần 20% dân số thế giới không được
dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn.

Trong bản thông điệp của UNEP nhân ngày Thế giới về nước ngày 22-
3-1996 nhấn mạnh: ô nhiễm nước là một vấn đề nan giải và rộng khắp. Làm
cho nước bị ô nhiễm trở nên sạch là một nhu cầu cấp bách và thiết thực, là
trách nhiệm của mọi người, mọi chế độ xã hội.
Hiện nay, ở các nước phát triển trên thế giới, nước dưới đất đã trở thành
nguồn tài nguyên quý giá và được bảo vệ một cách hết sức nghiêm ngặt.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của nền công
nghiệp, đô thị hoá, cùng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu
đã làm suy thoái (ô nhiễm và cạn kiệt) tài nguyên nước nói chung và tài
nguyên nước dưới đất nói riêng, đe doạ an ninh nguồn nước và sự phát triển
bền vững của mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu, quan trắc tài nguyên nước dưới đất từ
những năm 90 của thế kỷ trước đến nay cho thấy, nguồn tài nguyên nước dưới
đất ở nhiều khu vực đã và đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, nhiễm mặn do nước
biển.
Tài nguyên rừng.
- Khái niệm rừng:
• Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi
không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov 1930). Rừng
chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.•
Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các
cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của
mỡnh chỳng cú mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn
cảnh bên ngoài (M.E. Tcachenco 1952)
• Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể
các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển
của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn
cảnh bên ngoài (M.E. Tcachenco 1952) .
- Vai tr ca rừng:
+/ vai trò cung cấp:

• Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước
hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ
• Cung cấp động võt, thựcvật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các
tầng lớp dân cư.
• Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản.• Cung cấp
dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con
người.
• Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức
khỏe cho con người.
• Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu
đời sống xã hội
+/ Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái
• Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói
mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ
lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy
thủy điện.
• Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm
nhập của nước mặn bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển • Phòng
hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng khí,
giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát
triển.
• Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng
dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công
nghiệp phát triển.
• Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế
lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất
• Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch • Rừng
còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi
dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
• Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt

là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
+/ Vai trò xã hội
Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan
trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm
nghèo cho xã hội
+/ Vai trò của rừng trong cuộc sống
• Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở
trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các
cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp
của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V.
Belov 1976).
• Rừng là thảm thực vật của những cõy thõn gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ
vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí
hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các
nguồn gen quý hiếm.
• Một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn
oxy ( rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
• Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 -
3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm.
- Suy thoái ti nguyên rừng:
Tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng.
Ở thời kì sơ khai của nền văn minh nhân loại, diện tích rừng trên toàn Trái đất
là 8 tỷ ha, chiếm khoảng 2/3 lục địa. Trải qua hơn 20 thế kỷ phát triển của xã
hội, đến đầu thế kỉ XIX diện tích rừng chỉ còn khoảng 5,5 tỷ hecta, trong
những năm 70 của thể kỷ XX chỉ còn 3,625 tỷ hecta và đến những năm 90 thì
chỉ còn 2,6 tỷ hecta. Theo báo cáo của Tổ chức Lương – Nông của Liên hợp
Quốc, chỉ trong gần một nữa thế kỷ: từ những năm 50 diện tích rừng trên trái
đất còn chiếm 25% đất liền, đến năm 2000 đã giảm xuống còn 16%. Và tốc độ
này vẫn tiếp tục. Rõ ràng con người cần tỉnh táo để bảo vệ lấy cuộc sống của
mình.

• Ðầu thế kỷ 20 diện tích rừng thế giới là 6 tỷ ha
• 1958 4,4 tỷ ha
• 1973 3,8 tỷ ha
• 1995 2,3 tỷ ha.
Tốc độ mất rừng hàng năm trên thế giới là 20 triệu ha, trong đó rừng nhiệt đới
bị mất là lớn nhất, năm 1990 châu Phi và Mỹ La Tinh còn diện tích rừng nhiệt
đới 75%, CHÂU Á còn 40%. Theo dự báo đến năm 2010 rừng nhiệt đới chỉ
còn 20 - 25% ở một số nước châu Phi, châu Mỹ La Tinh và éụng Nam Á.
Rừng ôn đới không giảm về diện tích nhưng chất lượng và trữ lượng gỗ bị suy
giảm đáng kể do ô nhiễm không khí. Theo tính toán giá trị kinh tế rừng ở
châu Âu giảm 30 tỷ USD/năm.
+/ Năm 1973, tũan thế giới có khoảng 3,8 tỷ ha rừng. Hàng năm mất đi
khỏang trên 15 triệu ha. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm. Châu Á
mỗi năm mất khoảng 5 triệu ha rừng.
Việt nam trước 1945 rừng chiếm 43% diện tích, hiện nay chỉ còn khỏang
33%, mặc dù có nhiều nỗ lực trồng và bảo vệ rừng
+/ Chặt phá rừng bừa bãi:
- Từ 7000 năm trước việc chặt phá rừng cho phát triển nông nghiệp được xác
định ở Trung và Nam Phi, còn ở Ấn Độ được xác định vào 9000 năm trước.
Tuy nhiên, vào những năm trước việc chặt phá rừng làm nương rẫy theo quy
mô nhỏ nên không tác động xấu đến môi trường.
- Ở những vùng nhiệt đới việc chặt phá rừng xuất hiện vào những năm cuối
thế kỷ XIX do mở rộng diện tích trồng cây nông nghiệp và công nghiệp
- Theo FAO từ năm 1950 rừng nhiệt đới mất khoảng 50%, nhiều nhất là ở
Trung Mỹ (60%), Trung Phi (52%), Nam Phi và Đông Nam Á tương ứng là
37 và 38%.
- Đến những năm đầu của thế kỷ 80 rừng nhiệt đới bị mất theo tốc độ 113000
km2/năm, trong đó có khoảng 3/4 rừng kín. Tốc độ mất rừng trong những
năm gần đây càng ngày càng gia tăng mạnh, dự đoán đến năm 2020 khoảng
40% rừng còn lại bị phá huỷ nghiêm trọng.

- Ở nước ta, tốc độ kinh tế tăng nhanh tương ứng với tốc độ phá rừng, mỗi
năm rừng Việt Nam mất đi 13-15 nghìn ha chủ yếu do nạn du canh du cư, lấy
gỗ, đốt rừng lấy đất trồng cây công nghiệp xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu giao
thông, khai thác mỏ, xây dựng đô thị,…
4. Một số tài nguyên thiên nhiên khác:
Ngoài những tài nguyên thiên nhiên chớnh đó nờu ở trên thì hiện nay việc
khai thác một cách bừa bãi nguồn thủy sản, khai thác khoáng sản, năng lượng
… không đúng cách và bừa bãi đã làm cho các nguồn tài nguyên này bị suy
thoái trầm trọng và ngày càng cạn kiệt.
III. Nguyên nhân suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
1. Nguyên nhân chính dẫn đến một loạt sự suy thoái môi trường sinh
thái trên, trước hết phi kể đến sự phát triển ca công nghiệp ồ ạt, đặc biệt
l các ngnh công nghiệp gây ô nhiễm.
Chỉ trong vòng hơn ba thập kỷ kể từ khi xã hội thực hiện quá trình công
nghiệp hóa, sự suy thoái về số lượng của môi trường tự nhiên đã diễn ra ngày
càng gay gắt hơn theo 3 cấp độ. Nếu như, ở thể kỉ XVIII, Man tuýt và Tiugo
mới đưa ra cái gọi là “Quy luật về sự giảm dần sự phì nhiêu của đất đai” , tới
thế kỉ XIX, Tụmxơn và Cơruxơ mới đặt ra vấn đền về “sự cạn kiệt các nguồn
năng lượng trờn trỏi đất”, thì ngày nay, con người đã phải nói đền nguy cơ cạn
kiệt toàn bộ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cả tái tạo và không tái tạo trên
hành tinh chúng ta, đặc biệt là các nguồn năng lượng, nước ngọt và sạch,
rừng… Đi kèm với quá trình cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nạn ô
nhiễm môi trường sống ngày càng trầm trọng hơn. Bởi vì tài nguyên thiên
nhiên càng cạn kiệt có nghĩa là số tài nguyên bị khai thác để đưa vào sản xuất
và chế biến càng lớn – trong điều kiện kỹ thuật và công nghệ chưa hoàn thiện
của nền văn minh nông nghiệp và công nghiệp – thì càng có nhiều chất thải đọc
hại đi vào môi trường gây nên hiện tượng , ô nhiễm, làm cho chất lượng moi
trường sống ngày càng xấu hơn và số lượng cũng ngày càng giảm sút. Các chất
khí thải bổ độc hại của quá trình sản xuất và chế biến tài nguyên htieen nhiên,
đặc biệt là CO2 càng trở nên nguy hiểm hơn khi diện tích rừng trên toàn thế

giới vẫn đang bị thu hẹp. Bởi vì chỉ có rừng mới có khả năng đồng hóa các chất
khí thải độc hại, trong đó nhiều nhất là CO2 để tạo ra một bầu khí quyển trong
lành, sạch sẽ cho trái đất chúng ta. Nếu không có rừng, chắc chắn sẽ không có
cuộc sống của mọi sinh vật và con người ngày hôm nay.
Mỗi năm hoạt động sản xuất thải vào không khí 150 triệu tấn khí SO
2
, 200
triệu tấn CO
2
, 350.000 tấn CFC
3
… Những chất mà những yếu tố khác trong
hệ thống, trong chỉnh thể môi trường sinh thái không thể hấp thụ được, nờn
đó gõy tác hại đến tầng ozon, đến nguồn nước sạch…
2. Nguyên nhân thứ hai l tệ nạn phá rừng ngy cng nghiêm trọng
trên phạm vi ton cầu.
Có thể nói rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của
xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng… Rừng đóng vai
trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trờn thé giới đang kêu cứu, cứ
mỗi phút trôi qua có tới 21,5 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá
lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những
sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những
chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kớnh”, làm tăng nhiệt độ
trung bình của trái đất…
3. Nguyên nhân thứ 3: l do sự mt cân bằng ti nguyên v dân s.
Dân số tăng nhanh đòi hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn
nhịp điệu cao hơn, chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá vỡ cân bằng,
vắt kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái
đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Sự gia tăng dân số đòi hỏi

tăng nhu cầu trong sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất
cho sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng về mật độ dân đã dẫn đến nạn phá rừng và
sự suy thoái nghiêm trọng về các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.
Khi chưa có sự xuất hiện của con người, rừng che phủ hầu hết đất đai của các
lục địa, trong lịch sử phát triển của loài người vào thời kì đồ đá cũ, con người
sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng bằng các hoạt động săn bắt và hái lượm,
các hoạt động này không gây thiệt hại gì cho rừng. Đến khi con người bắt đầu
biết chăn nuôi và trồng trọt thì con người có những hoạt động tác hại đến
rừng, mặc dù các tác động này có phần nào hạn chế sự phát triển của rừng
nhưng cũng chưa đáng kể lắm.
Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên trở về sau thì rừng mới thực sự bị con
người tấn công khai phá. Sự tấn công khai phá rừng ngày càng được thấy rõ
nét hơn, khi dân số đông dần lên, nông nghiệp ngày càng mở rộng đồng thời
nghề luyện kim xuất hiện. Con người đốt rừng để trồng tỉa, lấy gỗ để làm
nhiên liệu, đồ gỗ làm thuyền làm bố… Cứ như thế rừng bị thu hẹp dần.Cựng
với sự phát triển của nền công nghiệp, đời sống của con người dần được nâng
lên, nhu cầu trong đời sống của họ cũng dần tăng cùng theo đó. Và dần dần,
dân cư ngày càng tập trung ở các đô thị để dễ dàng trao đổi buụn bỏn… thoã
món nhu cầu của họ, gây nên tình trạng mất cân đối giữa dân cư ở nông thôn
và thành thị. Người dân ồ ạt ra thành thị kiếm sống dẫn đế
Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp, đời sống của con người dần được
nâng lên, nhu cầu trong đời sống của họ cũng dần tăng cùng theo đó. Và dần
dần, dân cư ngày càng tập trung ở các đô thị để dễ dàng trao đổi buôn bán…
thoã mãn nhu cầu của họ, gây nên tình trạng mất cân đối giữa dân cư ở nông
thôn và thành thị. Người dân ồ ạt ra thành thị kiếm sống dẫn đến tình trạng đô
thị hoá, đòi hỏi nền kinh tế ở khu vực này phải phát triển tương đồng để đáp
ứng đầy đủ việc làm cho người dân. Và khi nhu cầu con người trong tất cả các
lĩnh vực tăng cao, nhu cầu việc làm cũng tăng thỡ cỏc nhà máy, xí nghiệp, các
công ty, cơ sở chế biến… bắt đầu được hình thành. Nhưng diện tích đất thành
thị chỉ chiếm một phần rất nhỏ cho nên tất cả các hoạt động tiêu dùng và sản

xuất, khai thác chế biến không thể diễn ra ở đây, chẳng hạn như xây dựng nhà
máy xi măng, nhà máy gạch, các nhà máy chế biến nguyên liệu mía, sắn… thì
không thể xây dựng trong địa bàn thành thị vỡ lớ do đảm bảo đầu vào nguyên
liệu dễ dàng, đảm bảo môi trườmh không bị ô nhiễm ở thành thị thì buộc họ
phải chuyển đến một nơi cách xa thành thị, cách xa nơi sinh sống, chuyển đến
một địa bàn nào đó để xây dựng cở sở sản xuất cho mình. Và dần họ lấn
chiếm vào rừng, nơi có diện tích khá rộng và tiến hành khai thác tàn phá rừng
để xây dựng các nhà máy xí nghiệp.
Và tại cỏc vựng nông thôn thì dân số tăng thì buộc người dân phải mở
rộng diện tích đất canh tác để sản xuất đủ lương thực đảm bảo cho cuộc sống.
Điều tất nhiên là người dân không thể mở rộng diện tích đất sản xuất xuống
cac vùng đô thị, diện tích đất đồng bằng chiếm phần rất ít thì buộc họ phải
tiến sâu vào rừng, bất đầu chặt phá rừng để lấy đất tiến hành sản xuất. Ban
đầu chỉ khai thác một phần diện tích nhỏ và sau một thời gian dài, ngoài nhu
cầu mở rộng đất canh tác mà nhu cầu về nhà ở của con người cũng tăng lên.
Do nền kinh tế phat triển, giá cả đất tại các đô thị rất cao nhưng người dân họ
không đủ khả năng để mua nhà tại cỏc vựng đồng bằng và đương nhiên họ sẽ
chuyển lên địa bàn mà nơi họ có khả năng mua nhà ở và rừng được xem là địa
bàn sinh sống tiềm năng.
Khi dân số tăng nhanh không những nhu cầu về việc làm, nhà ở tăng mà bên
cạnh đó nhu cầu giả trí ăn uống du lịch… của con người cũng tăng nhiều hơn
khi đời sống người dân được nâng lên họ muốn được ăn những thứ ngon,
những thứ lạ, dùng những sản phẩm độc đào từ thờn nhiờn, muốn có nguồn
vật liệu xây dựng như sản phẩm từ gỗ quý hiếm như: giáng hương
(Pterocarpus macrocarpus), gụ (Sindora siamensis), sao đen ( Hopea odaratu).
Có cầu ắt sẽ có cung và con người lại tiếp tục vào rừng tìm kiềm các loài
động thực vật quý hiếm để săn bắt, khai thác với mục đích bỏn cỏi trờn thị
trường cần để cú thờm thu nhập.
Tài nguyên rừng thì có hạn mà nhu cầu con người thì ngày càng tăng và chỉ
trong một thời gian ngắn các loài động vật, thực vật quý hiếm đã bị khai thác

cạn kiệt, thậm chí có nguy cở bị tiêu diệt làm cho số lượng và chủng loài sinh
vật ngày càng giảm đi.
Vậy có thể nói sức ép dân số cũng tác động mãnh mẽ đến sự suy thoái tài
nguyên rừng, con người cần có sự khai thác hợp lý có kế hoạch để hạn chế
tình trạng kahi thác rừng bừa bài làm giảm tài nguyên rừng một cách đáng kể.
4. Nghèo đói
Suy thoái tài nguyên nói riêng và môi trường nói chung có nhiều
nguyên nhân trong đó một phần là do sự đúi nghốo tác động nờn. Đúi nghốo
luụn đi đôi với sự khan hiếm tài nguyên sản xuất đã dẫn đến tình trạng khai
thác tài nguyên thiên nhiên quá mức làm tăng sự khan hiếm và suy thoái.
Vì thiếu ruộng, thiếu vốn đầu tư những người nghèo đói thường phải đến
sinh sống tạo những nơi có điều kiện không thuận lợi mà cần ít vốn đầu tư
phải bóc lột đất và tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống làm cho các
loại tài nguyên nay dần bị suy thoái nhanh chóng.
Nhưng cũng phải chứng tỏ một điều là: nghèo đói không đồng nghĩa với việc
được tàn phá rừng như hoạt động khai thác gỗ, củi, đặc sản rừng… để đem đi
bán. Nhưng vỡ nghốo, không có đất sản xuất, không có vốn đầu tư, buộc họ
phải tàn phá để nuôi sống bản thân và gia đình họ. Các hoạt động khai phá
của họ cũng một phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho những người giàu có,
phục vụ mục đích kinh doanh cho những con người có tiền bạc. Tuy hoạt
động ấy mang tính nhỏ lẻ, manh mỳm, khụng ồ ạt nhưng lại được lặp đi lặp
lại trong một thời gian khá dài nên rất khó quản lý và gây nên tình trạng cạn
kiệt dần của tài nguyên rừng.
Khi rừng ngày càng giảm về số lượng cây trồng, vật nuôi hay diện tích rưựng
bị thu hẹp đã dẫn đến hiện tượng hạn hán lũ lụt, khả năng ngăn chặn xói mòn
đất là rất kém. Cho nên mỗi lần thiên tai ập đến lại chính những người nghèo
tiếp tục gánh chịu tổn thất nặng nề hơn do phải sống gần rừng. Vốn dĩ họ đó
nghốo nay lại càng nghèo hơn, sự nghèo đói luụn xõy quanh cuộc sống của
họ, dường như họ khó có thể thoát ra được cuộc sống tiếp tục phá rừng lấy
gỗ,củi, đặc sản rừng bán để có thu nhập.

Vì mục đích là có thu nhập nuôi sống gia đình mình mà các hộ dân nghèo đói
đang dần dần làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vậy cần có các
chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho hộ nghèo đói như các chương trình
phát triển ngành nghệ phụ… để giảm bớt hiện tượng khai thác rừng.
5. Một s nguyên nhân khác như:
- Tình trạng chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá
học cũng là nguyên nhân vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa tạo khả năng huỷ
diệt thiên nhiên thông qua chiến tranh xung đột.
- Cháy rừng cũng là một nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên
rừng một cách rất nhanh gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống của sinh vật
trên một diện tích rộng lớn và gây ra hậu quả xấu như xói mòn, lũ lụt, hạn hán
đến cuộc sống con người.
- Ngày nay cháy rừng cũng do nhiều nguyên nhân gây ra, chúng ta có thể kể
đến một số nguyên nhân như: hiện tượng elnino gây ra, do các hoạt động khai
thác của con người như đốt lửa tìm mật ong, tìm mật gấu hay đốt hương tìm
mộ liệt sĩ trong chiến tranh, do hoạt động đốt nưong làm rẫy của người dân
tộc miền nỳi… những nguyên nhân này đều có thể khiến rừng bị cháy.
- Các nguyên nhân gây suy thoái nước ngầm:
+/ Khai thác quá mức; Chưa có quy hoạch khai thác hợp lý;
+/ Nguồn bổ cập bị thu hẹp và suy giảm;liờn quan sự thay đổi khí hậu, sự
phát triển KT-XH.
+/ Chưa quan tâm nhiều tới công tác bảo vệ nước dưới đất; Quá trình xả thải
chất thải chưa quản lý tốt và Nhận thức cộng đồng còn hạn chế.
IV. Giải pháp khắc phục.
1. Các giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống:
- Trước hết để lm tt công tác bo vệ môi trường sng, chúng ta cần
phi thay đổi nhận thức – xây dựng ý thức sinh thái.
Tức là làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên. Con người cần phải nhận thức lại vị trí vai trò
của mình và xã hội trong hệ thống tự nhiên – con người – xã hội.

Cần phải nhận thức lại một cách nghiêm túc và sâu sắc rằng con người và
xã hội dự cú phát triển đến đâu, đến mức cao như thế nào đi chăng nữa, thì
cũng chỉ là một bộ phận của sinh quyển, là những yếu tố trong hệ thống Tự
nhiên – Con người – Xã hội, các yếu tố trong hệ thống có mối quan hệ khăng
khít và tác động phụ thuộc lẫn nhau. Con người xã hội dù có sức mạnh nhưng
hành động của họ cũng không thể vượt ra ngoài hệ thống mà con người phải
biết vận dụng thế mạnh của mình - dạng vật chất duy nhất có ý thức, do đó
chỉ có con người mới có khả năng điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên. Thông qua quá trình phát triển khoa học kỹ thuật
và công nghệ con người dân dần nắm bắt được các quy luật của tự nhiên và
tìm cách vận dụng một cách hợp lý các quy luật đó vào hoạt động thực tiễn
của xã hội, để tạo cơ sở tự nhiên bền vững cho sự phát triển xã hội.
- Thứ hai, cần phi kết hợp giữa mục tiêu kinh tế v mục tiêu sinh thái
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết phải đổi mới công
nghệ để tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Đổi mới công nghệ bằng
hai con đường: chuyển giao công nghệ và tự tiếp thu công nghiệp hiện đại –
công nghệ có hàm lượng chất xám cao và công nghệ sạch, từ đó chúng ta mới
có thể thực hiện được công nghiệp hoá hiện đại hoá rút ngắn, đồng thời đó
cũng chính là phương thức thực hiện hữu hiệu nhất để kết hợp các mục tiêu
kinh tế và sinh thái. Kiên quyết không nhập công nghệ gây ô nhiễm môi
trường sinh thái với bất kỳ điều kiện nào. Phát triển kinh tế trên sự huỷ hoại
môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cũng đồng nghĩa với sự kết án
tương lai của mình. Do vậy mục tiêu chuyển giao công nghệ phải làm sao vừa
đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo vấn đề môi trường
sinh thái.
-Thứ ba, nên sn xut xã hội cần phi thực hiện thêm chức năng tái
sn xut các nguồn ti nguyên thiên nhiên.
Trong một thời gian dài chúng ta đã tiêu xài quá phung phí một nguồn
vốn - nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên

nhiên không tái tạo được (cỏc nguyờn, nhiên liệu hoá thạch). Các nguồn tài
nguyên là một loại vốn không thể thay thế được, con người chỉ tìm ra chúng
và sử dụng chúng một cách ồ ạt, lãng phí, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên
và gây ô nhiễm môi trường. Nền sản xuất xã hội chưa quan tâm đúng mức
đến hiệu quả của tài nguyên thiên nhiên, từ khâu khai thác chế biến, cũng như
đến các chất thải bỏ, các quá trình sản xuất phần lớn chưa đáp ứng được yêu
cầu sinh thái, đã thải ra quá nhiều chất độc hại cho môi trường.
Để tránh tình trạng trên, nền sản xuất sản xuất cần phải thực hiện thêm
chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể là phải thay
thế phương thức sử dụng các nguồn tài nguồn thiên nhiên từ bề rộng sang bề
sâu, cố gắng sử dụng tối đa các tính năng vốn có của nó để sao cho khi thảI ra
khỏi quá trình sản xuất, những chất thải đú, cỏc sinh vật khác có thể sử dụng
được, môi trường có thể tiếp nhận được và xử lý được như những chất thải
của các sinh vật tự nhiên khác. Nói cách khác là thực hiện phương pháp chu
trình công nghệ khép kín, nghĩa là đưa các chất thải của sản xuất vào lĩnh vực
tiêu dùng của sản xuất, tăng cường cái gọi là “cụng nghệ khụ”, khử các chất
độc hại bằng sinh học.
Tóm lại, các nhân tố kinh tế, con người, môi trường, công nghệ gắn bó chặt
chẽ với nhau. Chỉ có sự thực hiện đồng bộ các nhân tố đó mới tạo ra được sự
tiến bộ thật sự của xã hội. Ở đây, con người với tư cách là chủ thể của lao động
và trí tuệ là nhân tố giữ vai trò quyết định cho sự phát triển lâu bền.
Trên đây chỉ là một vài định hướng bước đầu, nhằm cải tạo tốt hơn môi
trường sống của con người và xã hội trong bối cảnh hiện nay. Cũng là bước
mở đầu cho sự phát triển xã hội bền vững trong tương lai.
Các giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trước xu
hướng biến đổi khí hậu trái đất
1- Các gii pháp bo vệ môi trường
Hai vấn đề quan trọng nhất đối với thế giới nói chung và nước ta hiện
nay nói riêng trong bảo vệ môi trường và tài nguyên đất là bảo vệ đất canh tác
và chống thoái hóa đất. Để bảo vệ đất canh tác cần quy hoạch sử dụng đất hợp

lý, hạn chế chuyển đổi đất canh tác, đặc biệt là đất trồng lúa nước thành đất
công nghiệp, đất đô thị. Nhà nước định hướng chuẩn từ đầu việc quy hoạch
mở rộng các khu vực đô thị và khu công nghiệp để tránh tối đa sự mất đất
canh tác, trong một số trường hợp cần thiết, tiến hành lập bản đồ khoanh vùng
bảo vệ cỏc vựng đất nông nghiệp. Quy hoạch xây dựng và củng cố hệ thống
đê biển và đờ sụng bảo vệ đất canh tác do mực nước biển dâng cao, do triều
cường và sự xâm mặn. Việc quản lý và đầu tư mở rộng diện tích rừng ngập
mặn ven biển, ven sông là giải pháp có hiệu quả cao về kinh tế và kỹ thuật.
Tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn các chính sách và pháp luật về
quyền sở hữu, sử dụng và quản lý nhà nước về đất nói chung và cú cỏc quy
định về quản lý đất dốc, đất lưu vực sông và đất ngập nước; lồng ghép tốt
chính sách quốc gia với các kế hoạch hành động quốc tế về việc chống thoái
hóa và sử dụng đất bền vững. Về kinh tế - xã hội, cần điều hòa sự phân bố dân
số và di dân giữa cỏc vựng, miền nhằm giảm áp lực của dân số đối với tài
nguyên đất; có những giải pháp hợp lý bảo đảm an ninh lương thực vùng núi,
định canh định cư, bảo vệ và phát triển rừng, chống xói mòn đất Về kỹ
thuật, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học,
cơ học ) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu; trồng cây lâu năm
có giá trị kinh tế, thương mại cao nhưng ít phải xới xáo đất và thực hiện các
hệ thống nông - lâm - sỳc kết hợp ở vùng đất dốc, giữ cân bằng sinh thái và
điều hòa các tác động lẫn nhau giữa đồng bằng và miền núi; tái tạo lớp phủ
thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu
của đất.
- Giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường nước: tiếp tục xây dựng các chính
sách, các quy định và quy trình kỹ thuật về sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn
nước; nâng cao năng lực cho các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng
dân cư trong việc quản lý, giám sát sử dụng nguồn nước; huy động sự tham
gia rộng rãi của người thụ hưởng nước vào quá trình lập kế hoạch, vận hành
và tài trợ cho các cơ sở hạ tầng về nước; xây dựng cơ chế quản lý tổng thể các
nguồn nước quốc gia nhằm xem xét các nhu cầu khác nhau về nước, như tiêu

thụ nước trong sinh hoạt của con người, tưới tiêu trong nông nghiệp, nuôi
trồng thủy hải sản, thủy điện, du lịch và giải trí để cân đối những nhu cầu này
với tính lợi ích của nước tự nhiên và tiêu chí quản lý hệ sinh thái. Đặc biệt,
chú ý quy hoạch tổng thể nguồn cung cấp nước cho các đô thị lớn, trung bình
và các khu công nghiệp; kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về tài
nguyên nước. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và bảo vệ tài nguyên
nước; xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp các lưu
vực sông, cỏc vựng đầu nguồn, nước ngầm; mở rộng và nâng cấp hệ thống
thủy lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng và tái sử dụng nước; xây dựng các đơn
giá về phí dịch vụ theo nguyên tắc "người sử dụng nước phải trả tiền" và "trả
phớ gõy ô nhiễm"; tu bổ các sông ngòi và nâng cấp các hệ thống tưới tiêu bị
xuống cấp trầm trọng. Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ xử lý nước thải,
khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch trong sản xuất để giảm lượng chất
thải, tái sử dụng nước thải. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về việc
sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước; khuyến khích cộng đồng
dân cư tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn nước.
- Các biện pháp bảo vệ nước dưới đất:
- Xây dựng các Quy định bảo vệ, duy trì nguồn bổ cập và khai thác nước dưới
đất;
- Quy định đới phòng hộ vệ sinh; Quy định và hướng dẫn trám lấp lỗ khoan.
- Lồng ghộp cỏc Quy hoạch phát triển kinh tế XH với bảo vệ nước dưới đất
như: Quy hoạch mạng lưới quan trắc lồng ghép với quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội ; Lồng ghép quy hoạch phát triển rừng đầu nguồn với quy hoạch bảo
vệ các nguồn nước; Quy hoạch phát triển nhà cao tầng với quy hoạch cỏc bói

×