Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

CÁC VẤN ĐỀ VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.92 KB, 45 trang )

AN TOÀN LAO ĐỘNG
CHUYÊN ĐỀ: CÁC VẤN ĐỀ VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT.
I.TỔNG QUAN:
Ngành Xây dựng hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là: Xây dựng các công
trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất vật liệu xây dựng (kể cả sản xuất xi
măng, vật liệu chịu lửa); quản lý nhà và công trình đô thị. Hiện nay, lực lượng
lao động trong ngành khoảng 1,3 triệu người. Hầu hết các chức danh ngành
nghề trong nền kinh tế quốc dân đều có trong ngành xây dựng.
Điều kiện lao động của công nhân trong ngành này có tính đặc thù cao.
Người lao động phải thường xuyên lưu động trên phạm vi rộng, trong quá trình
làm việc cũng luôn phải di chuyển theo chu vi và chiều cao của công trình dẫn
đến điều kiện lao động luôn thay đổi. Trong cơ chế thị trường, các đơn vị phải
thực hiện cơ chế đấu thầu, tự khai thác nguồn công việc; địa bàn thi công trải
rộng trên toàn quốc nên điều kiện lao động càng phức tạp hơn. Với tính đa dạng
của ngành nghề, nhiều công việc có mức cơ giới hoá thấp (làm đất, đổ bê tông,
vận chuyển...), tốn nhiều công sức mà năng suất lao động thấp. Nhiều công việc
công nhân phải thao tác trong tư thế gò bó như khom lưng, ngửa mặt, quỳ gối,
nằm ngửa, làm việc ở trên cao, làm việc ở những vị trí cheo leo hoặc ở sâu trong
lòng đất (thăm dò địa chất, thi công giếng chìm, công trình ngầm, nạo vét bùn
cống ngầm...). Tác động của các vùng khí hậu khác nhau cũng ảnh hưởng lớn
đến tâm lý và sức khoẻ của người lao động nhiều người phải làm việc ở ngoài
trời, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (trời nắng gắt, mưa dầm, gió bấc, lốc
bão...), môi trường làm việc độc hại, nhiều bụi, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn...
Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo đảm mội trường làm việc an toàn với
sức khỏe của người lao động không chỉ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của
doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho sự phát triển kinh tế Việt Nam bền vững.
II/VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG MỆT MỎI VÀ
TƯ THẾ LAO ĐỘNG.
1. Mệt mỏi trong lao động:
1.1. Khái niệm mệt mỏi trong lao động:
Mệt mỏi là trạng thái tạm thời của cơ thể xảy ra sau một thời gian lao động nhất


định
Mệt mỏi trong lao động thể hiện ở chỗ:
+ Năng suất lao động giảm
+Số lượng phế phẫm tăng lên
+Dễ xảy ra tai nạn lao động
Khi mệt mỏi, người lao động có cảm giác khó chịu, buồn chán công việc. Nếu
được nghĩ ngơi, cảm giác đó mất dần, khả năng lao động được phục hồi.
Nếu mệt mỏi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng quá mệt mỏi thì không còn là hiện
tượng sinh lí bình thường mà chuyển sang tình trạng bệnh lí do sự tích chứa mệt
mỏi làm rối loạn hệ thần kinh và làm suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến toàn bộ
cơ thể.
1.2 Các vụ tai nạn có liên quan:
Tai nạn lao động chết người ngày càng tăng
Công nhân trong các xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu hầu hết là nữ.
Đa số họ đang bị vắt kiệt sức, nhiều người lâm vào cảnh bệnh tật…
Suốt ngày đêm đứng lột tôm
Hai chị em ruột Nguyễn Thúy Kiều, 32 tuổi và Nguyễn Thị Ánh Xuân, 22 tuổi,
ở xã An Mỹ (Kế Sách, Sóc Trăng), làm việc tại Cty TNHH Chế biến Thủy sản
út Xi ở xã Tài Văn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng).
Nguyễn Thúy Kiều kể: “Sáng sớm, em vô ca đến 5 giờ chiều mới về nhà trọ,
nấu cơm ăn, đi ngủ. Trong xí nghiệp phải đứng suốt, hễ nghe “bạch” là có người
xỉu”.
Lương được trả theo sản phẩm - Nguyễn Thị Ánh Xuân nhớ lại: “Lúc mới vô
làm thử việc lột tôm bị nước ăn lở tay chân, tiền lương chỉ đủ cơm hàng ngày.
Hiện nay, em làm khâu nhúng bột, đỡ cực hơn, lương gần 2 triệu đồng”.
Chết người do choáng khi làm việc nhiều giờ ở ngoài trời nắng.
Khoảng 17 giờ, ngày 22-11, trong khi đang di chuyển trên công trường xây
dựng một nhà dân ở đường số 2, khu cư xá Đô Thành (quận 3 – TPHCM), anh
N.D.L (19 tuổi) đã bị trượt chân ngã vào hố thang máy. Tai nạn lao động
(TNLĐ) này khiến anh L. chết ngay sau đó. Nguyên nhân ban đầu được xác

định, hố thang máy đã không được che chắn,thêm vào đó anh N.D.L vừa bị
choáng do say nắng

Công nhân làm việc trong
xí nghiệp chế biến thủy sản
Chiều 11.9, tại công trình DA cải tạo đường ống cấp nước trên đường Huỳnh
Tấn Phát, P.Bình Thuận, Q.7, TPHCM, đã phát hiện 2 người bị chết trong
đường ống cấp nước có đường kính 600mm.
Hiện, các cơ quan chức năng vẫn đang điều tra làm rõ vụ việc. Tuy nhiên, qua
tìm hiểu thực tế của PV cho thấy, các nạn nhân làm việc trong điều kiện không
đảm bảo an toàn lao động.
Một số người dân sinh sống trên đường Huỳnh Tấn Phát (nơi vị trí xảy ra vụ tai
nạn) chứng kiến vụ việc cho biết, khoảng 4 công nhân (Cty công trình giao
thông công chính) chui vào ống nước làm việc trong điều kiện không có bình
dưỡng khí, không có quần áo bảo hộ.
Một số công nhân bị thương được đưa ra khỏi đường ống
Cũng không được trang bị quần áo bảo hộ, bình oxy.
1.3 Nguyên nhân xảy ra tai nạn:
+ Lao động nặng nhọc và kéo dài, giữa các ca làm việc không có sự nghĩ ngơi
hợp lí
+ Những công việc đơn điệu, kích thích đều gây buồn chán
+ Thời gian làm việc quá dài
+ Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại như tiếng ồn, rung động lớn, thiếu hoăc
thừa ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không hợp lí…
+ Làm việc ở tư thế gò bó: đứng ngồi bắt buộc, đi lại nhiều lần
+ Ăn uống không đảm bảo chất lượng về dinh dưỡng, sinh tố, các chất cần thiết
+ Những người mới tập lao động hoặc chưa thành thạo
+ Bố trí công việc quá khả năng sức khỏe hoặc làm công việc gắng sức quá
nhiều
+ Do căng thẳng quá mức của các cơ quan như thị giác, thính giác

+ Tổ chức công việc không khoa học
+ Những nguyên nhân về gia đình, xã hội ảnh hưởng đến tình cảm, tư tuởng
người lao động
1.4. Biện pháp đề phòng mệt mỏi trong lao động:
- Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất: đây là biện pháp năng cao năng
suất lao động mà còn có tác dụng ngưằ mệt mỏi trong lao động
- Tổ chức lao động khoa học, tổ chức dây chuyền, sắp xếp ca kíp làm việc hợp lí
để tạo ra những điều kiện tối ưu giữa con người và náy, con người và môi
trường lao động
- Cái thiện môi trường lao động nhằm loại bỏ các yếu tố độc hại
- Bố trí giờ giấc lao động và nghĩ ngơi hợp lí, không kéo dài thời gian lao động
các công việc nặng nhọc quá mức qui định, không tăng giờ làm thêm quá nhiều
- Coi trọng khẩu phần ăn của người lao động, đặc biệt lao động đồi hỏi thể lực
cao
- Rèn luyện thể thao, nghí ngơi tích cực
- Xây dựng tinh thần yêu lao động, yêu nghề, lao động tự giác, tăng cường biện
pháp động viên tình cảm, tâm lí nhằm laọi bỏ các yếu tố tiêu cực trong tư tuỡng,
tâm lí
- Tổ chức tốt các khâu gia đình, xã hội, tạo lối sống lành mạnh, vui tươi để tái
tạo sức lao động, ngăn ngừa mệt mỏi
2. Tư thế lao động bắt buộc:
Tư thế lao động thoải mái là tư thế có thể thay đổi được trong quá trình lao động
mà không ảnh hưởng đến sản xuất
Tư thế lao động bắt buộc là tư thế không thay đôỉ được trong quá trình lao động
2.1. Tác hại tư thế lao động đứng bắt buộc:
- Có thể làm vẹo cột sống, làm giản tĩnh mạch ở kheo chân. Chân bẹt là một
bệnh nghề nghiệp khá phổ biến do tư thế lao động đứng suốt gây ra
- Bị căng thẳng do đứng quá lâu, khớp đầu gopói bị biến dạng có thể bị bệnh
khuỳnh chân dạng chữ O hoặc chữ Z
- Ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nữ, gây ra sự tăng áp lực trong khung chậu

làm cho tử cung bị đè ép, nếu lâu ngáy có thể dẫn tới vô sinh hoặc hoặc chứng
rối lọan kinh nguyệt
2.2. Tác hại tư thế lao động ngồi bắt buộc:
- Nếu ngồi lâu ở tư thế sẽ gây biến dạng cột sống
- Gây ra sự tăng áp lực trong khung chậu làm cho tử cung bị đè ép, nếu lâu
ngáy có thể dẫn tới vô sinh hoặc hoặc chứng rối lọan kinh nguyệt
- Tư thế ngồi lâu bắt buộc còn tạo ra bón, hạ trĩ
=> So với tư thế đứng thì ít tác hại hơn
2.3. Các vụ tai nạn có liên quan:
Ngày 14/7, tại cao ốc trên phố Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm) cũng
xảy ra một vụ tai nạn làm một người thiệt mạng. Trong lúc thi công trên tầng
22, nam công nhân với tay ra ngoài lấy tấm kính vào lắp đặt, thì dây cáp treo
mang vật liệu xây dựng bị đứt, khiến anh bị mất đà, ngã xuống đất, tử vong tại
chỗ.
Ngày 25/3, tại tòa nhà 173 Xuân Thuỷ (quận Cầu Giấy), do bất cẩn và
không có bảo hộ lao động, anh Trần Văn Kiên (trú tại Phổ Yên, Thái Nguyên)
đã ngã từ tầng 4 xuống đất, chấn thương sọ não và tử vong.
Sáng 9-2, tại công trình ép cọc bê tông (lô R6, cư xá Văn Thánh Bắc,
quận Bình Thạnh) đã xảy ra vụ TNLĐ vô cùng thương tâm làm chết anh
M.V.H. (SN 1983) công nhân (CN) của Công ty TNHH Xây dựng và DV-TM
Trung Trực. Anh H. được phân công điều chỉnh cọc ép và phát tín hiệu cho
người vận hành máy ép. Khi đang ép đến đoạn cọc thứ 3 thì mọi người nghe
tiếng kêu thất thanh của H. Anh bị chèn chết trong tư thế ngồi. Đầu nạn nhân bị
kẹt trong khe hở giữa giàn khung cố định và ngoàm trượt của Ti-ben.


Làm việc ở độ cao 30m trên chiếc thang tre mỏng manh
và không có dây đeo an toàn! Ảnh Thái Băng
Công nhân đang làm “xiếc”, quên tính mạng
của chính mình Ảnh: HỒ VIỆT.

Khoảng 12h20 ngày 16/10, một vụ tai nạn lao động đã xảy ra tại cao ốc The EverRich.
Theo một số công nhân tại hiện trường thì nạn nhân tên là Minh (SN 1970, quê quán
Đồng Nai) kỹ sư khiêm đốc công của công trình. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, anh
Minh đang làm việc ở tầng 28 của cao ốc. Đang làm việc trên tầng 28 của tòa cao ốc
The EverRich (giao lộ đường Lê Đại Hành - Ba Tháng Hai, quận 11), bất ngờ anh Minh
bị ngã, rơi xuống tầng 5 của tòa nhà và tử vong tại chỗ.
Hiện trường của vụ tai nạn
2.4 Nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ
1. Về phía người sử dụng lao động
- Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động: 138 vụ (chiếm
7,05% tổng số vụ);
- Thiết bị không đảm bảo an toàn, nhiều máy, thiết bị, công cụ sản xuất không
đảm bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng: 92 vụ (chiếm 4,70% tổng số vụ);
- Không có thiết bị an toàn : 68 vụ (chiếm 3,47% tổng số vụ);
- Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động: 109 vụ (chiếm 5,56% tổng số
vụ);
- Không đảm bảo điều kiện làm việc và môi trường làm việc an toàn cho người
lao động theo quy định tại các tiêu chuẩn: 64 vụ (chiếm 3,27% tổng số vụ);
- Do tổ chức lao động (bố trí lao động làm việc không có tay nghề hoặc chưa
phù hợp với ngành nghề chuyên môn được đào tạo): 77 vụ (chiếm 3,93% tổng
số vụ);
- Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động: 38 vụ (chiếm
1,94% tổng số vụ);
- Những nguyên nhân khác (Do không thường xuyên kiểm tra nhắc nhở người
lao động tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; vi
phạm các quy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-
TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên tịch Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội – Bộ Y tế – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức
thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh…) 337 vụ (chiếm 17,21% tổng số vụ).

2. Về phía người lao động
- Có 656 vụ do người lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động
(chiếm 33,50 % tổng số vụ). Nhiều người lao động xuất phát từ các vùng nông
thôn đi làm thuê không được đào tạo cơ bản qua trường lớp, khi vào làm việc lại
chỉ được hướng dẫn về các thao tác trong công việc nên không hiểu biết luật
pháp an toàn lao động, không biết các mối nguy hiểm cần phải đề phòng trong
môi trường lao động của mình…;
- Có 85 vụ (chiếm 4,34% tổng số vụ) do không sử dụng các trang bị, phương
tiện bảo vệ cá nhân trong lao động mặc dù đã được người sử dụng lao động cấp
phát đủ và hướng dẫn cách sử dụng.
- Có 148 vụ (chiếm 7,56% tổng số vụ) do người khác vi phạm quy định về an
toàn lao động. Một số người lao động mặc dù đã được đào tạo cơ bản, được
huấn luyện kỹ về an toàn lao động nhưng do chủ quan, chạy theo năng suất, ý
thức chấp hành kỷ luật kém… nên đã gây ra những TNLĐ đáng tiếc cho bản
thân và những người làm việc xung quanh;
Các trường hợp còn lại do các nguyên nhân khách quan khó tránh
3. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước
- Công tác thanh tra của Thanh tra Nhà nước về lao động chưa thường xuyên, số
cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp
còn ít, hiệu quả chưa cao. Số lượng, chất lượng thanh tra viên chưa tương xứng
với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất,
kinh doanh. Nhiều địa phương do thiếu thanh tra viên lao động nên hầu hết chỉ
tổ chức các cuộc kiểm tra liên ngành, số cuộc thanh tra lao động còn rất ít. Do
đó không kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật Lao động, dẫn đến nhiều
vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra;
- Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chưa được các cơ quan quản lý Nhà
nước thanh, kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên, kịp thời nên tình trạng vi phạm
các quy định của pháp luật, các Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao
động còn phổ biến đặc biệt tại các doanh nghiệp tư nhân; lao động làm việc
trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề;

- Việc xử lý các vụ TNLĐ chết người đặc biệt nghiêm trọng chưa nghiêm: 6
tháng đầu năm 2009 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ nhận được 35
biên bản điều tra hoặc báo cáo nhanh tai nạn lao động chết người của các địa
phương, không có trường hợp nào bị đề nghị truy tố trách nhiệm hình. Việc xử
lý hành chính theo thẩm quyền đối với những người vi phạm để xảy ra TNLĐ
nghiêm trọng cũng chưa nghiêm, chưa kịp thời;
- Một số vụ xác định nguyên nhân gây tai nạn chưa chính xác nên chưa đưa ra
được các biện pháp phù hợp để phòng ngừa TNLĐ tái diễn.
2.5. Các biện pháp khắc phục:
Một vấn đề đặt ra trong công nghiệp là sự cố gắng của con người trong lao
động. Xuất hiện 2 khả năng:
+ Một là: Khả năng làm việc con người có giới hạn nhất định => cố gắng quá
mức =>mệt mỏi => giảm năng suất => Tai nạn lao động
+ Hai là: Làm việc dưới hạn, công việc đơn điệu => giảm năng suất lao động =>
gây tai nạn lao động.
Để giải quyết 2 vấn đề này cần nghiên cứu:
- Tính đơn điệu trong sản xuất
- Sự mệt mỏi
- Sức làm việc
- Các vấn đề tâm lý trong tai nạn lao động
I. Tính đơn điệu trong sản xuất
Tiến bộ khoa học kỹ thuật:
=> Nâng cao những yêu cầu đối với hoạt động tư duy => thúc đẩy năng lực trí
tuệ và sức sáng tạo
=> Khơi sâu thêm sự phân hoá lao động => lao động được chuyên môn hoá
thành những thao tác đơn giản.
Sự đơn điệu là 1 dấu hiệu của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật
Sự đơn điệu => triệt tiêu sự sáng tạo và phát triển nhân cách.
=> tác động đến công nhân => tạo ra sự mệt mỏi trước thời gian.
Cơ chế tác động của tính đơn điệu:

Là tác dụng gây ức chế của các kích thích được lặp lại đều đều (quy luật chuyển
từ hưng phấn sang ức chế)
Ảnh hưởng của tính đơn điệu đến người lao động
- Làm mất hướng thú đối với việc làm
- Gây tri giác nhầm về độ dài của thời gian
- Gây buồn ngủ
Mức độ cho phép của chia nhỏ lao động
Chia nhỏ lao động có ý nghĩa tích cực:
=> Rút ngắn thời gian sản xuất
=> Rút bớt các thao tác lao động => tạo ổn định của các hoạt động lao động
=> Người lao động nhanh chóng học được kỹ xảo => nâng cao năng suất.
Nhưng chia nhỏ các thao tác lao động hơn nữa => kìm hãm việc nâng cao năng
suất lao động.
Giới hạn của việc chia nhỏ quá trình lao động.
Các nhà khoa học lấy thời gian của thao tác lao động, kết hợp với số lượng, nội
dung và tính chất của các thành phần cấu tạo nên thao tác,làm tiêu chuẩn cho
mức độ đơn điệu:
+ Về thời gian:
- Thao tác ngắn hơn 30 s => những chuyển biến chức năng tâm sinh lý vượt hơn
mức bình thường
- Thao tác = hoặc > 30 s => tạo sự thoả mãn.
=> Như vậy, thao tác dài 30 s là thời gian tới hạn.
+ Về thao tác:
=> Thao tác đủ tiêu chuẩn nhưng thực hiện những thao tác giống nhau => tạo ra
đơn điệu
=> Một thao tác được chấp nhận là thao tác dùng đến nhiều cơ quan cảm giác
khác nhau hay các thành phần khác nhau của cơ thể
=> Thao tác chuẩn nhất = 5 thành phần khác nhau.
Một số biện pháp tránh đơn điệu
- Hợp nhất nhiều thao tác ít súc tích thành thao tác phức tạp (các thành phần hợp

nhất phải có sự khác biệt về những đặc điểm tâm sinh lý.
- Luân phiên công nhân làm các thao tác khác nhau trong 1 ca sản xuất.
- Thay đổi nhịp độ của băng chuyền (căn cứ vào nhịp độ làm việc trong 1 ngày
làm việc)
- Đưa biện cácpháp nghỉ ngơi, sử dụng thể dục sản xuất.
- Sử dụng các tác động thẩm mỹ
- Tổ chức khen thưởng vật chất và tinh thần hợp lý.
2.Sự mệt mỏi:
- Là hình thức rối loạn trong việc tổ chức hoạt động
- Là kết quả của sự cố gắng làm việc với những biến đổi chức năng trên mọi
bình diện: Sinh hoá; sinh lý; tâm lý - mệt mỏi.
- Là kết quả sự tích luỹ và tác động của các yếu tố khác nhau như: cố gắng về
thể chất, về trí tuệ, cảm giác, những yếu tố môi trường vật lý, cường độ, tần suất
các vận động, sự đơn điệu, tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng không hợp lý.
Biểu hiện của mệt mỏi:
- Giảm khả năng lao động
- Giảm các chức năng tâm sinh lý
- Động cơ - xúc cảm đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện mệt mỏi
- Là phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể đối với hoạt động nhằm ngăn ngừa sự
phá huỷ cơ thể. Là 1 hiện tượng khách quan.
Phân biệt 2 khái niệm mệt mỏi và mệt nhọc
- Mệt mỏi:
+ Là khái niệm sinh lý học
+ Nó chỉ những biến đổi sinh lý trong cơ thể,do quá trình tiêu tốn năng lượng do
hoạt động gây nên
- Mệt nhọc:
+ Khái niệm tâm lý học
+ Là sự thể nghiệm của mệt mỏi, 1 trạng thái tâm lý nẩy sinh đó
=> 2 khái niệm không đồng nhất,
- Mệt nhọc do mệt mỏi gây ra

- Có mệt mỏi nhiều nhưng mệt mệt nhọc ít hoặc ngược lại
Phân loại mệt mỏi:
+ Mệt mỏi chân tay (cơ bắp), là loại mệt mỏi do lao động gây ra
+ Mệt mỏi trí óc (mệt óc), là mệt mỏi do lao động trí óc tạo nên
+ Mệt mỏi cảm xúc, là mệt mỏi do hoàn cảnh "chờ đợi thụ động" tạo nên hoặc
do những tình huống căng thẳng trong lao động.
=> trên thực tế người sự mệt mỏi của công nhân thường có dạng tổ hợp của cả 3
loại trên.
Nguyên nhân của mệt mỏi:
- Nhân tố cơ bản: Do tổ chức lao động không hợp lý
- Nhân tố bổ sung: Là nhân tố mà bản thân góp phần làm tăng mệt mỏi, và trong
những điều kiện nhất định nó có thể gây ra mệt mỏi (điều kiện môi trường,hoàn
cảnh, phương tiện lao động
- Nhân tố thúc đẩy: Là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho mệt mỏi dễ dàng xảy
ra (tính chất công việc, thời gian, các mối quan hệ liên nhân cách)
=> Biện pháp chính là tổ chức lao động hợp lý
3. Sức làm việc
- Khái niệm:
Sức làm việc nói lên khả năng làm việc dẻo dai, lâu bền, không biết mệt mỏi
sớm.
Sức làm việc phụ thuộc:
+ Những nhân tố bên ngoài:
- Những yêu cầu của sản xuất đối với hoạt động lao động:
* Tầm quan trọng, mức độ trách nhiệm, tính chất của động tác, sự phức tạp, độ
chính xác, cường độ...
- Những điều kiện của môi trường vật lý và xã hội
* bầu không khí tâm lý, các điều kiện làm việc, trình độ chuyên môn, những
điều kiện xh, thâm niên, tuổi tác...
+ Những nhân tố bên trong:
- Trạng thái thần kinh, cơ bắp, sự mệt mỏi

- Quy luật sức làm việc:
Trong 1 ngày làm việc, sức làm việc biến đổi theo quy luật sau:
a. Giai đoạn đi vào công việc (thời gian đầu ngày lao động)
- Là giai đoạn sức làm việc tăng và đạt mức tối đa
- Lúc mới bắt đầu, các chỉ số kinh tế - kỹ thuật thấp
- Có sự căng thẳng của các chức năng sinh lý
- Sự đi vào công việc phụ thuộc vào các nhân tố phụ ảnh hưởng tới con người
trước lúc đi vào sản xuất.
b. Giai đoạn sức làm việc tối đa (sức làm việc ổn định)
- Sức làm việc ổn định
- Các chỉ số kinh tế - kỹ thuật tăng
- Giảm bớt sự căng thẳng thần kinh
c. Giai đoạn sức làm việc giảm sút (giai đoạn mệt mỏi phát triển)
- Các chỉ số KT-KT giảm = > năng suất giảm
- Căng thẳng thần kinh tăng
- Ở nửa sau ngày làm việc (sau ăn trưa), 3 giai đoạn trên được lặp lại.
- Trong một số trường hợp, ở cuối ngày lao động không hạ thấp sức làm việc
(do cảm xúc khi nhìn thấy sự kết thúc công việc)
- Sức làm việc nửa ngày đầu cao hơn 30 - 40% nửa ngày sau.
- Sức làm việc cũng biến đổi trong tuần (giống 3 giai đoạn trên)
- Sức làm việc cũng biến đổi theo thời gian cả năm. Sức làm việc tối đa vào các
tháng mùa đông, giảm vào các tháng mùa hè.
4. Các giờ giải lao
Nhằm giúp người công nhân giảm căng thẳng và mệt mỏi trong quá trình lao
động, nâng cao năng suất lao đông.
Trong 1 ca có những giờ nghỉ giải lao chính thức (nghỉ ăn trưa, thể dục giữa
giờ)
Một số quy luật khi tổ chức giờ giải lao:
a. Giờ giải lao đầu tiên sau 1,5 đến 2 giờ làm việc nhằm hạ thấp mệt mỏi (kéo
dài từ 5 - 10 phút)

b. Trong nửa đầu ngày sản xuất chỉ có thể tổ chức 1 lần nghỉ giải lao. Sau đó là
giờ ăn trưa (kéo dài 50 phút là tốt nhất)
c. Trong nửa sau của ngày làm việc cần bố trí thêm 2 lần nghỉ (sau 1 - 1,5 giờ)
để làm giảm mệt mỏi
d. Thời gian giải lao phụ thuộc tính chất công việc:
- Công việc đơn điệu,ít tốn sức => nghỉ 5 phút
- Công việc năng nhọc, cường độ cao => nghỉ 10 - 15 phút
2.6 Kiến nghị
Theo cá nhân tôi nghĩ, các vụ tai nạn lao động xãy ra có cả nguyên nhân chủ
quan và khách quan trong đó. Tất cả đều xuất phát từ nhận thức và trình độ hiểu
biết về các vấn đề an toàn lao động còn yếu kém nếu không nói là không ai để ý
đến. Về phía người sử dụng lao động không có biện pháp quản lí chặt chẻ người
lao động, chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc phòng ngừa tai nạn
lao động và các phương pháp, dụng cụ bảo hộ lao động, và khi có tai nạn lao
động xảy ra thì mức phạt còn quá nhẹ, không đủ răn đe, vì vậy dễ tái phạm. Về
phía người lao động có tâm lý chủ quan, xem thường, coi nhẹ các phương pháp
phòng ngừa tai nạn lao động, không lường được các tình huống nguy hiễm có
thể xảy ra, các hậu quả nghiêm trọng của nó, kể cả tính mạng. Các cơ quan quản
lí nhà nước buông lỏng trong việc quản lí, xây dựng các chính sách về an toàn
lao động, không kịp thời phát hiện các sai phạm, lúng túng trong việc giải quyết
các vụ tai nạn lao động và vấn đề phát sinh xung quanh nó. Hậu quả để lại của
các vụ tai nạn lao động là vô cùng nghiêm trọng cho cá nhân người lao động,
cho gia đình, người thân, cho xã hội cả bây giờ và về sau. Vì vậy, theo tôi nghĩ
cần giải quyết vấn đề này ngay tại gốc rễ của nó – đó là việc nâng cao ý thức
trách nhiệm của các bên liên quan, chỉ có tích cực phòng ngừa tai nạn lao động
ngay từ nhận thức thì mới mong giảm được các vụ tai nạn xãy ra.
III/VẤN ĐỀ THỨ HAI: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU ĐỐI
VỚI CƠ THỂ
Điều kiện khí hậu của hoàn cảnh sản xuất là tình trạng vật lý của không khí bao
gồm các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ lưu chuyển không khí và

bức xạ nhiệt trong phạm vi môi trường sản xuất của người lao động. Những yếu
tố này tác động trực tiếp đến cơ thể con người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
làm giảm khả năng lao động của công nhân.
3.1 Các vụ tai nạn có liên quan:
Một thợ xây rơi xuống từ tầng tư
(không quan tâm đúng mức sức khỏe người lao động)
Khoảng 16h ngày 22/8, một vụ tai nạn lao động đã xảy ra ở công trình xây dựng
nhà lô E, cư xá Bà Điểm (ấp Hậu Lân, xã Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM) làm
một người chết.
Nạn nhân là anh Lê Duy Linh (quê ở Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây
Ninh) rơi từ hộc cầu thang máy lầu bốn chết tại chỗ.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ý thức chủ quan của người lao động.
Tuy nhiên gia đình nạn nhân giải thích thêm, mấy hôm nay anh bị nóng sốt, do
làm việc quá lâu ngoài trời nắng để cho kịp tiến độ công trình.
Công an khu vực ấp Hậu Lân cho biết kiểm tra ban đầu công trình trên không có
giấy phép xây dựng, bản thiết kế chưa có con dấu kiểm tra của cơ quan quản lý
chức năng. Chủ công trình là ông Phạm Thanh Hải, cư trú tại quận 12.
16 nữ công nhân ở Hải Phòng bị ngất trong giờ làm việc
NGUYÊN NHÂN : Được chẩn đoán do say nóng
Liên tiếp trong các ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9, 16 nữ công nhân của xưởng
sản xuất bánh thuộc Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long bị choáng
ngất trong giờ làm việc và đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế Ngô Quyền (Hải
Phòng). Có trường hợp bất tỉnh, đau đầu vật vã, thậm chí bị co giật.
Bác sĩ Lê Thị Thanh - Giám đốc Trung tâm Y tế Ngô Quyền - cho biết: "Triệu
chứng ban đầu của các nạn nhân dễ làm cho người ta chẩn đoán là say nóng,
hơn nữa các ngày cuối tháng 8, thời tiết cũng khá nóng". Phương pháp điều trị
áp dụng chủ yếu là cho thở ôxy, truyền dịch và tiêm trợ sức. Nhưng say nóng
thường phải cấp cứu vài ngày, các bệnh nhân này chỉ cấp cứu 1 hôm là xuất
viện.
Ngay sau ngày 23/8, ngày có 5 công nhân liên tục bị choáng ngất và phải đưa đi

cấp cứu, Trung tâm Y tế Ngô Quyền đã báo cáo sự việc với Sở Y tế Hải Phòng.
Chiều 24/8, đoàn cán bộ của Sở Y tế đã xuống kiểm tra môi trường, điều kiện
làm việc tại Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long. Bác sĩ Nguyễn Thị
Tư, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Ngô Quyền, người tham gia đoàn kiểm tra,
cho biết: "Qua tìm hiểu, đoàn không loại trừ nguyên nhân say nóng, mặc dù
công nhân làm việc trong nhà có hệ thống làm mát".
Bác sĩ Tư cho biết: "Khi chúng tôi xuống công ty, đã có ba công nhân đang
được cho nằm trong phòng lạnh để hồi sức. Các triệu chứng xuất hiện cũng
tương tự như những bệnh nhân được cấp cứu ngày hôm trước. Hai bệnh nhân có
biểu hiện bệnh khá nặng, nên chúng tôi yêu cầu lãnh đạo công ty phải cho
chuyển lên Trung tâm để theo dõi và điều trị". Tuy nhiên, theo bác sĩ Tư, 16
bệnh nhân trên được công ty cho đi cấp cứu tại Trung tâm, và vẫn còn một số
người bị những triệu chứng tương tự được điều trị tại công ty.
Cũng có ý kiến cho rằng các bệnh nhân nữ đã bị bệnh Histerie (bệnh hiểu nôm
na là mất cân bằng giới tính). Tuy nhiên, theo bác sĩ Thanh, nguyên nhân do
bệnh Histerie này cũng không đủ cơ sở. Bởi, thứ nhất, số nữ công nhân này đều
rất trẻ, độ tuổi từ 18 đến 23. Thứ hai, họ chỉ tập trung làm việc tại công ty, còn
sau giờ làm việc họ đều về nhà được giao tiếp với người khác giới trong xã hội.
Thứ ba, trong số này đã có hai người có chồng và đang mang thai. Như vậy,
nguyên nhân do bệnh lý có thể loại bỏ.
Cần cải thiện ngay điều kiện làm việc
Sáng ngày (2/8), khi đang thi công tại ngôi nhà trên đường Lũy Bán Bích,
phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP HCM, một công nhân đã rơi từ tầng 5
xuống mái tôn căn nhà bên cạnh, cách đất khoảng 3 mét.
Nạn nhân là anh Nguyễn Bá (22 tuổi, Bắc Ninh), được đưa đi cấp cứu tại bệnh
viện chợ Rẫy trong tình trạng hôn mê.
Những người dân xung quanh cho biết, anh Bá bị trượt chân nên té ngã, lúc đó
gió thổi rất mạnh.
Theo nguồn tin từ gia đình anh Bá, anh đã bị cảm mấy ngày nay lại lao động
trong điều kiện gió mạnh. Nên sức khỏe không thể chống chịu được, có thể là

nguyên nhân chính xảy ra tai nạn.
Theo bà Thái Thị Mai Trân, Chủ tịch UBND phường Tân Thới Hòa, ngôi nhà
này có giấy phép xây dựng với thiết kế gồm 5 lầu, một lửng và một sân thượng,
do ông Võ Văn Phước làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là công ty TNHH xây
dựng TM DV Anh Vĩ, khởi công từ đầu tháng 3.
Nguyên nhân của vụ tai nạn là anh Bá làm việc trong tình trạng bị cảm và điều
kiện làm việc có gió mạnh và tư thế lao động nguy hiểm
Hiện trường vụ tai nạn
Ẩn họa tai nạn lao động tại nhiều cao ốc(DO NGƯÒI LAO ĐỘNG BỊ SAY
NẮNG VÀ THIẾU CÁC THIẾT BỊ BẢO HỘ)
Công trình thi công không có lưới rào chắn, công nhân không đeo dây bảo hiểm
khi thao tác trên tầng cao. Theo Sở Lao động Hà Nội, thay vì bớt xén vật liệu,
nhiều nhà thầu có xu hướng cắt giảm chi phí đầu tư thiết bị an toàn.
Ngày 22/7, tại hiện trường tai nạn tại tòa nhà Landmark Tower (do tập đoàn
Keang Nam làm chủ đầu tư) những tấm lưới chắn phủ lác đác một số tầng. Theo
quy định, khu vực xây dựng phải bao phủ bằng lưới để chống ô nhiễm môi
trường, bảo vệ thiết bị rơi xuống, đặc biệt, sẽ giảm thương vong khi tai nạn lao
động xảy ra.
Ngày 27/7, sau 5 ngày bị đình chỉ thi công, hàng trăm công nhân tại công
trường Landmark Tower đã trở lại làm việc, những tấm lưới cũng đã được phủ
tại các tầng. Tai nạn lao động lại xảy ra tại tầng 13, nhưng khi rơi đến tầng 8-9,
tấm cốp pha bị mắc vào dây lưới và giữ lại cả 3 công nhân, cán bộ kỹ thuật.
Những công nhân này đã may mắn hơn các đồng nghiệp trước đó.

Tòa nhà của tập đoàn Keang nam có lưới bao quanh một vài tầng
Tai nạn lao động nghiêm trọng tại khu công nghiệp Tân Tạo(do nhiệt độ môi
trường)
11 Giờ ngày 01/4/1999 đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại khu công
nghiệp Tân tạo, thành phố Hồ Chí Minh, làm chết 6 người.
Sáng hôm đó, 6 người là lao động hợp đồng theo thời vụ được giao cho việc sơn

chống thấm phía trong lòng tháp mới xây dựng xong, đó là một cái tháp hình
trụ, có dung tích 100 m3, đúc bằng bê tông cao 25m. Dung môi của sơn chống
thấm là xăng. Trong khi sơn, nhóm công tác có sử dụng 1 bóng đèn điện 300W
để chiếu sáng và xấy khô sơn. Lúc đó bên ngoài trời nắng nóng, nhiệt độ ngoài
trời lên tới trên 30 độ C.
Theo ý kiến của cán bộ cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì nguyên nhân gây
cháy nổ có thể là do nắng nóng cùng với sức nóng của ngọn đèn điện 300W làm
hơi xăng có trong dung môi pha sơn bốc lên, gặp tia lửa điện từ ổ cắm điện phát
ra đã dẫn đến cháy nổ./.
Ông Dương Thanh Hải, sinh năm 1960, làm phụ hồ hưởng lương công nhật cho
Cty TNHH Dũ Phong, chuyên về xây dựng, đặt trụ sở tại số 95A, đường Mạc
Đỉnh Chi, phường 4, TX. Sóc Trăng, bị ngã cao tử vong tại chỗ, bỏ lại vợ và 2
người con. Thêm một lần nữa ngã cao được khẳng định là hiểm hoạ chủ yếu
trong nghề xây dựng, thường gây ra hậu quả nghiêm trọng, không thể khắc phục
được.
Hơn 1 năm làm phụ hồ cho Cty TNHH Dũ Phong, được trả công 30.000
đồng/ngày, ông Hải không hề được doanh nghiệp tổ chức huấn luyện về công
tác an toàn - vệ sinh lao động theo qui định. Hôm đó, ông Hải vào ca tối, thời
gian làm việc kéo dài từ 19h00 đến 21h00. Theo chứng cứ do Đoàn điều tra tai
nạn lao động tỉnh Sóc Trăng thu thập được thì ông Hải chưa hề được đội trưởng
đội xây dựng phân công đã tự ý leo lên mái công trình. Khi đến sảnh trước của
công trình, do sơ suất, ông bị vấp ngã, rơi xuống đất.
Đoàn điều tra tai nạn lao động kết luận: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn
chết người là bản thân phụ hồ bất cẩn ,tuy nhiên theo gia đình ông DTH,sau ca
làm việc vào buổi sáng ,ông đã có dấu hiệu say nắng do làm việc quá lâu ngoài
trời dưới nhiệt độ ngoài trời quả cao .
Trung Quốc: Sét đánh sập nhà, 17 người thiệt mạng
Một nhà xưởng đang thi công dở đã bị sét đánh sập trong lúc mưa bão lớn ở
thành phố Thạch Gia Trang thuộc tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc, khiến 17
người thiệt mạng.


Hiện trường vụ tai nạn.
Trong số 20 người bị chôn vùi, chỉ có 3 người được cứu sống
Lao động thời vụ bị bỏ quên? (tai nạn do ô nhiễm nhiệt)
Tai nạn lao động do ô nhiễm nhiệt
(Công nhân được đưa vào bệnh viện trong tình trạng bị bỏng nặng)
Tai nạn ngã từ trên cao (ngã cao)
Độ ẩm không khí quá cao, cũng tiềm ẩn khả năng gây mệt mỏi cho công nhân
Ngã cao xảy ra có thể do những nguyên nhân sau:
a) Công nhân làm việc trên cao không đáp ứng các điều kiện:
- Sức khỏe không tốt như thể lực yếu, phụ nữ có thai, người có bệnh về tim,
huyết áp, tai điếc, mắt kém,…
Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và khí hậu đến tinh thần và thể chất của
công nhân.
- Công nhân chưa được đào tạo về chuyên môn hoặc làm việc không đúng với
nghề nghiệp, bậc thợ.
- Công nhân chưa được học tập, huấn luyện chưa đạt yêu cầu vể an toàn lao
động
b) Phiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn và khắc phục
kịp thời các hiện tượng làm việc trên cao không an toàn.
c) Thiếu hoặc không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn,
giày, mũ … bảo hộ lao động.
d) Không sử dụng các phương tiện làm việc trên cao như thang, các loại dàn
giáo ( giáo ghế, giáo cao, giáo treo, nôi treo,…) để tổ chức chỗ làm việc và đi
lại an toàn cho công nhân, trong quá trình thi công ở trên cao.
e) Sử dụng các phương tiện làm việc trên cao nói trên không đảm bảo các yêu
cầu an toàn gây ra sự cố tai nạn do những sai sót liên quan đến thiết kế, chế tạo,
lắp đặt và sử dụng
g) Công nhân vi phạm nội qui an toàn lao động, làm bừa, làm ẩu trong thi công.
3.2.Các biện pháp an toàn lao động khi làm việc trên cao

Yêu cầu đối với người làm việc trên cao:
Người làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp.
Định kỳ 6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có
bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.
- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do
giám đốc đơn vị xác nhận.
- Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi
làm việc trên cao: dây an toàn,quần áo, giày, mũ bảo hộ lao động.
- Có các điều kiện để tản nhiệt trong môi trường nóng, và giữ nhiệt trong môi
trường lạnh.
- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động và nội qui an toàn làm
việc trên cao.
Nội qui kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc trên cao
- Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.
- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến
qui định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường,
đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.
- Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang
vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.
- Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.
- Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.
- Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút
thuốc lào.
- Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề
hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.
- Lúc tối trời , mưa to, giông bão, hoặc có gío mạnh từ cấp 5 trở lên không đươc
làm việc trên dàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái
nhà 2 tầng trở lên, vv.

3.3.Biện pháp khắc phục
Các vụ tai nạn do nguyên nhân này hầu hết chưa được xem xét và giải quyết
một cách đúng hướng và toàn diện.Hầu hết là thiệt hại về nhân mạng ,hay ảnh
hưởng lâu dài đến sức khỏe người lao động,các tai nạn này thường xảy ra phổ
biến song không gây ảnh hưởng cho số đông nên không tạo được dư luận,và ít
được sự quan tâm của mọi người,ngay cả dối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp là
người lao động.Đặc biệt trong ngành xây dựng ,do đặc thù của ngành là phải
làm việc nhiều giờ ở ngoài trời,việc xảy ra tai nạn là phổ biến,xong số vụ tai nạn
do yếu tố nhiệt độ ,độ ẩm môi trường,hay gió chiếm số lượng rất ít;nhưng đây là
ở hướng nhìn của các nhà thầu xây dựng,nếu nhìn nhận ở một hướng khác ,phía
gia đình nạn nhân thì chung ta mới thấy được sự lien quan mật thiết của các
yếu tố khí hậu đến các vụ tai nạn này.Một ví dụ dễ thấy như các vụ té ngã từ
nhà nhà cao tầng đã nêu ở trên,nhà thầu đổ toàn bộ trách nhiệm về phia người
lao động,tất cả đều là bất cẩn hay sơ suất,dễ chịu hợn là không mang dụng cụ
bảo hộ lao động;nếu không tham khảo them thong tin từ gia đình và những
người chứng kiến tai nạn,thì những cái chết này quá oan ,vừa mất mạng lại vừa
chịu điều tiếng thiên hạ.Khi sự việc đã xảy ra,khi đã thiệt hại nhân mạng thì mọi
sự giải quyết là quá muộn.Chúng ta phải phòng ngay từ ban đầu
Điều kiện khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động ,làm giảm
khả năng làm việc của họ,vì vậy các vụ tai nạn có liên quan hay trực tiếp do
nguyên nhân này gây ra ,nhà tuyển dụng đều dễ dàng qui trách nhiệm này về
phía người lao động,hầu như các bài báo về ảnh hưởng củađiều kiện lao động
đến người lao động đều rất ít gặp.Tất cả cả tai nạn như ngất xỉu ,té ngã,thậm
chí đột tử ,…trong làm việc đều được kết luận do yếu tố chủ quan từ phía người
lao động,nhiều khi đổ trách nhiệm do sự sơ xuất ,cẩu thả của người lao động,và
tất nhiên việc đền bù hay hỗ trợ tai nạn là không hề có.
Các yếu tố như nhiệt độ nơi làm việc qúa cao hay quá thấp,làm việc ngoài trời
trong điều kiện quá nắng hay quá lạnh,hay làm việc ở những môi trường ẩm độ
cao, …trước nay được coi như các yếu tố tự có của công việc,các điều kiện ,yêu
cầu công nhân phải đáp ứng mới được vào làm,khi người lao động đã chấp nhận

làm việc đồng nghĩa với việc phải tự nguyện dán thân vào môi trường làm việc
đầy rủi ro.
Muốn giải quyết vấn đề thiết nghĩ phải giải quyết từ cái gốc,tức là phải từ phía
nhà tuyển dụng lao động.Phải nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe người lao
động,phải cải thiện điều kiện làm việc ,coi đó là yếu tố quyết định sinh ra lợi
nhuận của nhà sản xuất kinh doanh.Nói thì rất dễ nhưng khi làm mới thấy
khó,điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải them nhiều loại chi phí phát sinh
,nên hầu hết hiện nay nó chỉ mang tính khẩu hiệu,nhà sản xuất trang bị các điều
kiện này theo kiểu tượng trưng cho có để đánh lừa các cơ quan chức năng là
chính.Sau đây là một vài biện pháp chống nóng cho người lao động,phòng ngừa
tai nạn xảy ra:
3.4.KIẾN NGHỊ:
1.Với cơ quan quản lý người lao động
Giáo dục ý thức người lao động, giúp họ nhận thưc về quyền lợi được lao động
và lao động trong môi trường tốt nhất, các quy định về an toàn lao động.
Đóng bảo hiểm cho người lao động. Có các hinh thức đền bù thiệt hại cho
người bị tai nạn lao động.
Từ chối nhận lao động không đủ diều kiện sức khỏe.
2.Với người lao động
Tuân thủ các quy dịnh về an toàn lao động.
Xây dựng khối đoàn kết, liên minh giữa những người lao động, bời vì có liên
minh, có thống nhất quan điểm thì họ mới quyết định được điều kiện lao động
của mình, mới có thể tạo áp lực để nhà tuyển dụng cải thiện môi trường làm
việc. tuyệt đối từ chối, môi trường làm việc nhiều nguy cơ mất an toàn lao động.
3. Với các cơ quan chức năng, quản lý nhà nước.
- Có các quy định, chế tài xử phạt với cơ quan sử dụng người lao động làm trái
quy định pháp luật.

×