Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Công tác quản lý dự án tại công ty điện lực Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.1 KB, 95 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
MỤC LỤC:
MỤC LỤC: 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT: 3
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ 5
5
LỜI NÓI ĐẦU 5
1.2: Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động: 10
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ : 10
1.3.2. Chức năng của các phòng ban : 13
1.3.3. Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức đến công tác quản lý dự án đầu tư : 15
1.4.1. Chính sách chất lượng của công ty: 16
Trong cơ cấu sản lượng và doanh thu điện theo thành phần phụ tải ở trên,
chiếm tỉ trọng cao nhất về sản lượng điện bán ra là ngành công nghiệp- xây
dựng với 57,3% năm 2012 và quản lý tiêu dùng chiếm 39,1%. Trong khi đó tốc
độ tăng sản lượng và doanh thu cao nhất lại là ngành nông lâm ngư nghiệp với
tốc độ tăng sản lượng của năm 2012 so với năm 2009 là 1,51 lần, doanh thu tăng
2,54 lần. Do đó có thể thấy vai trò quan trọng của các nghành công nghiệp- xây
dựng, quản lý tiêu dùng, nông lâm ngư nghiệp và cần được quan tâm để nâng
cao sản lượng và doanh thu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến phương hướng
đầu tư của công ty trong giai đoạn sắp tới, với việc đầu tư lưới điện nhiều hơn
vào khu vực công nghiệp xây dựng, quản lý tiêu dùng và từ đó nó cũng đặt ra
những yêu cầu mới đối với công tác quản lý dự án 21
Một thông số quan trọng nữa ở đây là tỷ lệ tổn thất điện năng. Tỷ lệ tổn thất điện
năng có xu hướng tăng trong những năm gần đây , từ 6,07% năm 2009 đã lên
đến 7,42% năm 2012 tức là tăng 1,35%. Đây chính là tỉ lệ hao hụt điện năng do
truyền tải và là nguyên nhân giảm sản lượng điện thương phẩm cung cấp. Việc
thực hiện các dự án đầu tư lưới điện như thay thế các trạm biến áp, đường dây
sẽ góp phần giảm thiểu tỉ lệ tổn thất điện năng. Các yêu cầu về giảm thiểu tỉ lệ
tổn thất điện năng trong các dự án cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung


quản lý dự án, đặc biệt là quản lý chất lượng của công ty 21
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
Nguồn: Phòng kinh doanh điện năng-Công ty điện lực Phú Thọ 21
2.1. Đặc điểm của các dự án đầu tư lưới điện tại công ty: 22
Một số đặc điểm chung của các dự án: 22
2.2. Mô hình quản lý dự án: 23
2.3. Phương pháp quản lý dự án : 24
2.4. Quy trình quản lý dự án đầu tư lưới điện tại công ty: 26
2.4.1: Quy trình quản lý dự án: 26
2.5.1.1.Quy trình quản lý chất lượng dự án: 34
Mô tả lưu đồ: 34
2.5.1.2. Ví dụ minh hoạ: 41
2.5.2. Quản lý Dến độ dự án 46
46
Mô tả lưu đồ: 46
2.5.2.2. Ví dụ minh hoạ: 48
2.5.3: Quản lý chi phí dự án: 52
2.6. Đánh giá về công tác quản lý dự án tại công ty điện lực Phú Thọ 55
2.6.1. Đánh giá chung: 55
2.6.1.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án: 56
6.1.2.2. Những hạn chế và khó khăn 58
2.6.2. Đánh giá công tác quản lý dự án theo nội dung quản lý: 59
2.6.2.1. Quản lý chi phí: 59
2.6.2.2. Quản lí chất lượng : 59
2.6.2.3. Quản lí Dến độ: 60
2.7. Nguyên nhân của các khó khăn, hạn chế: 62
2.7.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án: 62
2.7.1. 1. Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lí dự án đầu tư: 62

2.7.1.2. Trình độ kinh nghiệm của cán bộ quản lí dự án: 62
2.7.1.3. Các phương Dện quản lí dự án: 62
2.7.1.4. Hệ thống thông Dn: 62
2.7.1.5. Các ràng buộc về nguồn vốn đầu tư, thời gian và giới hạn ngân sách, nguồn lực
cho dự án: 63
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
2.7.2. Nguyên nhân của các khó khăn, hạn chế: 63
CHƯƠNG 2: 65
3.4.2. Mối quan hệ với các nhà thầu tham gia thực hiện dự án: 76
3.4.3. Mối quan hệ với chính quyền địa phương và người dân nơi thực hiện dự án: 78
KẾT LUẬN: 80
Phụ lục 2: Một số công trình đầu tư xây dựng của công ty điện lực Phú
Thọ năm 2012 82
PHÒNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 91
I. Tiến độ thi công 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 95
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
CNTT: Công nghệ thông tin.
DAĐTXDCT: Dự án đầu tư xây dựng công trình.
HSDT: Hồ sơ dự thầu.
HSMT: Hồ sơ mời thầu.
NSNN: Ngân sách nhà nước.
P.AT: Phòng an toàn.
P.KH: Phòng kế hoạch.
P.KT: Phòng kỹ thuật.
P. QLXD: Phòng quản lý xây dựng.
P.TCKT: Phòng tài chính kế toán.
TSCĐ: Tài sản cố định.

TTBV: Thanh tra bảo vệ.
TVGS: Tư vấn giám sát.
TVTK: Tư vấn thiết kế.
TVXD: Tư vấn xây dựng.
VTTB: Vật tư thiết bị.
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
UBND: Ủy ban nhân dân.
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty điện lực Phú Thọ 12
2. Sơ đồ chính sách chất lượng của công ty điện lực Phú Thọ 17
3. Sơ đồ mô hình quản lý dự án 24
4. Sơ đồ quy trình quản lý dự án đầu tư 27
5. Sơ đồ quy trình quản lý chất lượng dự án 35
6. Sơ đồ quy trình quản lý tiến độ dự án 47
7. Bảng 1: Doanh thu bán điện theo thành phần phụ tải 20
8. Bảng 2: Tỷ lệ tổn thất điện năng qua các năm 21
9. Bảng 3: Cơ cấu phần tách công việc theo WBS dự án cải tạo ĐZ và các TBA
tại Minh Phương, Việt Trì………………………………………………… 25
10. Bảng 4: Biên bản nghiệm thu công trình trình cải tạo ĐZ 6KV sang vận
hành 22 KV, phần ĐZ 22Kv……………………………………………….44
11.Bảng 5: Tiến độ thi công chi tiết của nhà thầu công trình cải tạo ĐZ 6KV
sang vận hành 22 KV 51
12.Bảng 6: Tiến độ huy động máy móc của nhà thầu công trình trình cải tạo ĐZ
6KV sang vận hành 22 KV 52
13.Bảng 7: Cách tính dự toán xây dựng phần TBA công trình trình cải tạo ĐZ

6KV sang vận hành 22 KV 56

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do để chọn đề tài
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
Điện lực là ngành có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Với mỗi quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng nguồn năng lượng điện có
ảnh hưởng bao trùm lên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trong xã
hội.
Công ty điện lực Phú Thọ là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty
điện lực miền Bắc với chức năng quản lý, vận hành lưới điện phân phối cấp điện áp
từ 35 kV trở xuống, tổ chức phát triển hệ thống lưới điện đồng thời kinh doanh bán
điện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng điện của các
cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và các tầng lớp dân cư trên
toàn tỉnh Phú Thọ một cách ổn định, hiệu quả, an toàn, đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh.
Để thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ cũng như đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh điện năng của mình, công ty điện lực Phú Thọ đã liên tục thực hiện các dự án
đầu tư cải tạo và xây mới lưới điện , đặc biệt là trong những năm gần đây. Chính vì
lẽ đó công tác quản lý các dự án lưới điện có vai trò đặc biệt quan trọng và được
quan tâm trong công ty. Thêm vào đó là trong hiện tại và tương lai, và yêu cầu phát
triển ngành điện để phục vụ cho sự phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa của đất
nước nói chung và ở Phú Thọ nói riêng, cùng xu thế hội nhập đã đặt cho ngành điện
những cơ hội và thách thức mới nhằm đưa ngành điện phát triển . Do đó một số
thách thức như sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và ngoài nước; cùng các
đối thủ tiềm năng hình thành; khả năng thiếu vốn đầu tư ở các công trình điện và
đăc biệt là về nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao về cả số lượng và chất
lượng, và nó càng đặt ra những yêu cầu cao hơn trong chất lượng công tác quản lý

dự án lưới điện.
Qua quá trình thực tập tại công ty điện lực Phú Thọ em nhận thấy công tác
quản lý các dự án lưới điện tại công ty đã đạt được nhiều thành tựu song vẫn còn có
nhiều khó khăn; nên đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện để nâng cao chất lượng công tác
quản lý để đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ trong giai đoạn sắp tới, đưa công ty điện lực
Phú Thọ trở thành một đơn vị vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Phú Thọ.
Nhận thức sự đặc trưng về công tác quản lý dự án cũng như tầm quan trọng
của công tác quản lý dự án lưới điện tại công ty điện lực Phú Thọ nên em đã quyết
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
định lựa chọn đề tài : “ Công tác quản lý dự án tại công ty điện lực Phú Thọ” để
viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài
Thứ nhất đó là vận dụng các kiến thức đã học về đầu tư đặc biệt là quản lí dự
án để nêu ra các đặc trưng cơ bản về mô hình quản lý- phương pháp- nội dung trong
công tác quản lý dự án lưới điện qua đó phân tích thực trạng quản lí dự án lưới điện
tại công ty điện lực Phú Thọ.
Thứ hai là dựa vào thực trạng quản lí dự án và qua các phân tích về nguyên
nhân để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí dự án lưới điện tại
công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Do đặc trưng của các dự án điện mà công ty điện lực Phú Thọ là các dự án vừa và
nhỏ, chủ yếu là để phục vụ sản xuất kinh doanh điện và có nhiều dự án là do tổng
công ty điện lực miền Bắc giao quản lý điều hành nên công tác quản lý chỉ tập trung
vào một số nội dung cơ bản đồng thời nhận thấy vai trò cũng như ảnh hưởng đặc
biệt quan trọng của các nội dung quản lý chi phí, chất lượng, tiến độ nên đề tài
nghiên cứu công tác quản lý dự án ở công ty điện lực Phú Thọ trên ba nội dung
chính:

- Quản lí tiến độ dự án
- Quản lí chất lượng dự án
- Quản lí chi phí dự án lưới điện
4. Phương pháp nghiên cứu
Đó là sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
+ Phương pháp tư duy lôgíc, duy vật biện chứng ; phương pháp thống kê
mô tả cùng phương pháp so sánh, tổng hợp số liệu.
5. Bố cục của chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề bao gồm 2 chương :
- Chương I. Thực trạng công tác quản lí dự án lưới điện tại công ty điện
lực Phú Thọ giai đoạn 2008-2012.
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
- Chương II. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí dự án lưới điện tại công
ty điện lực Phú Thọ đến năm 2015.
Vì còn hạn chế về kinh nghiệm cùng thời gian và trình độ nên bài làm của em
không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn sinh
viên giúp cho bài của em.
Lời cuối em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Phạm Văn Hùng cùng
với các cô chú, anh chị trong các phòng ban của công ty đặc biệt là phòng Quản lý
xây dựng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này đồng thời tạo
điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập.
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
CHƯƠNG 1:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY
ĐIỆN LỰC PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2008-2012.
1. Đặc điểm về công ty điện lực Phú Thọ ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án:

1.1. Quá trình hình thành phát triển:
Công ty Điện Lực Phú Thọ ( trước đây là sở quản lí phân phối điện khu vực 4)
được thành lập ngày 23/6/1971 theo quyết định số 189/NCQLKT-1ngày 23/6/1971
của bộ Điện và than. Được tách từ bộ phận quản lí phân phối điện của nhà máy điện
Việt Trì. Qua nhiều lần đổi tên và thay đổi tổ chức đến nay là công ty Điện Lực Phú
Thọ.
Năm 1978, sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Sở
quản lí phân phối điện khu vực 4 đổi tên thành Sở quản lí sở quản lí phân phối điện
Vĩnh Phú.
- 1982: Đổi tên sở quản lí phân phối điện Vĩnh Phú thành sở điện lực Vĩnh
Phú
- 1985: Sáp nhập nhà máy điện Việt Trì vào sở điện lực Vĩnh Phú.
- 1996: Đổi tên sở điện lực Vĩnh Phú thành Điện lực Vĩnh Phú.
- 1/4/1997: Đổi tên điện lực Vĩnh Phú thành điện lực Phú Thọ
- 1/6/2010: Đổi tên điện lực Phú Thọ thành công ty Điện lực Phú Thọ
Công ty điện lực Phú Thọ là 1 doanh nghiệp nhà nước, thuộc tổng công ty điện
lực miền Bắc- tập đoàn điện lực Việt Nam, đóng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trụ sở:
1520 đường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tổng số cán bộ công
nhân viên là 720 người.
Trong hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, công ty điện lực Phú Thọ không
ngừng phát huy, kế thừa những truyền thống tốt đẹp, vượt mọi khó khăn để hoàn
thành và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Phát triển hệ thống lưới điện
rộng khắp địa bàn được quản lí, đảm bảo cung cấp điện an toàn, đáp ứng các nhu
cầu kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống dân sinh tại địa phương, góp phần tích cực
vào sự nghiệp “ công nghiệp hóa- hiện đại hóa” đất nước. Quá trình xây dựng và
trưởng thành, công ty điện lực Phú Thọ đã đạt được những thành tích xuất sắc được
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
Đảng, nhà nước và các cấp bộ ngành, địa phương khen thưởng nhiều danh hiệu thi

đua.
 Danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2002
 1 huân chương độc lập hạng ba, 5 huân chương lao động hạng I, II, III.
 2 huân chương kháng chiến hạng nhì và ba
 1 cờ thưởng luân lưu của chủ tịch nước, 3 cờ thưởng, 1 bằng khen của thủ
tướng chính phủ.
 28 bằng khen của UBND tỉnh, 35 bằng khen của bộ và EVN.
 5 cờ thi đua của UBND tỉnh, 2 cờ thưởng của tổng liên đoàn lao động Việt
Nam, 7 cờ thi đua của EVN và công ty điện lực 1, 6 cờ thưởng của trung ương đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Từ ngày thành lập đến năm 2012, công ty điện lực Phú Thọ đang quản lí vận hành
3333,627 km đường dây trung, hạ thế (35KV, 22KV,10KV / 0.4KV ), 25 trạm trung
gian có tổng dung lượng là 122130 KVA, 1439 trạm biến áp phụ tải với tổng dung
lượng 424402 KVA , quản lí 112400 khách dùng điện với 116200 công tơ.
1.2: Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động:
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ :
Công ty Điện lực Phú Thọ là công ty trực thuộc tổng công ty điện lực miền Bắc và
thực hiện các chức năng nhiệm vụ chính sau:
• Quản lý, vận hành lưới điện phân phối cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
trong phạm vi tỉnh Phú Thọ.
• Đầu tư, xây dựng và cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 35 KV.
• Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện.
• Lập , thẩm định và quản lý các dự án đầu tư trong quyền hạn.
1.2.2. Lĩnh vực hoạt động:
• Kinh doanh điện năng và điện nông thôn
• Kinh doanh các dịch vụ Internet, viễn thông công cộng, truyền thông và
quảng cáo.
• Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, vật liệu điện, thiết bị viễn thông; truyền
hình cáp và Internet.
• Xây lắp các công trình viễn thông, truyền hình cáp và Internet.

• Lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
• Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
• Tư vấn, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35 KV.
• Tư vấn, giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp đến
cấp điện áp 110 KV.
• Gia công chế tạo các phụ tùng, phụ kiện cho lưới điện.
• Kinh doanh và cho thuê phương tiện vận tải, thiết bị nâng, nhà xưởng, kho
bãi.
• Bán lẻ đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện trong các cửa hàng chuyên
doanh.
• Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao.
• Đại lý bảo hiểm.
1.2.3. Ảnh hưởng của quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ đến công tác
quản lý dự án:
Công ty điện lực Phú Thọ là đơn vị trực thuộc tổng công ty điện lực miền Bắc, là
đơn vị hạch toán phụ thuộc nên mọi hoạt động đầu tư và kinh doanh đều do tổng
công ty điện lực miền Bắc giao xuống và chỉ đạo. Công ty không có nguồn vốn và
tài sản riêng, kết quả kinh doanh được hạch toán tập trung ở tổng công ty điện lực
miền Bắc. Hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty đều phải tuân thủ quy định
của tổng công ty điện lực miền Bắc. Do đó công tác quản lý dự án đều phải tuân thủ
các quy định do tổng công ty đề ra. Tuỳ theo quy mô dự án cũng như phân cấp đầu
tư mà hình thức quản lý dự án có sự khác nhau. Công ty điện lực Phú Thọ là đơn vị
trực thuộc, không có quyền độc lập quyết định các dự án đầu tư, tất cả đều phải tuân
thủ quy định của tổng công ty điện lực miền Bắc, các dự án đầu tư được phê duyệt
trong kế hoạch đầu tư hằng năm. Điều này có ảnh hưởng đến quy trình đầu tư của
công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:

1.3.1. Cơ cấu tổ chức :
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
13 Điện lực
Phân xưởng
Cơ điện
Phó giám đốc
Kỹ thuật
Phòng điều độ
Phòng Kỹ
thuật
Phòng Thanh
tra an toàn
Phó giám đốc
Kinh doanh
Phó giám đốc
XD cơ bản
Phó Giám đốc
CNTT và Văn
phòng
PX Đại tu
xây dựng
Phòng Kinh
doanh điện năng
Phòng Kế
hoạch vật tư
Phòng Tổ
chức lao động
Phòng TT BV
và Pháp chế
Phòng Tài

chính Kế toán
Văn phòng
Phòng Quản
lý xây dựng
Phòng Công
nghệ thông
tin
Phân xưởng Thí
nghiệm đo
lường
Phòng Kiểm tra
giám sát mua
bán điện
GIÁM ĐỐC
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân

13 Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Phú Thọ
1. Điện lực thành phố Việt Trì 2. Điện lực TX Phú Thọ
3. Điện lực Lâm Thao 4. Điện lực Phù Ninh
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
Phòng Viễn
thông và
CNTT
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
5. Điện lực Thanh Ba 6. Điện lực Hạ Hòa
7. Điện lực Đoan Hùng 8. Điện lực Yên Lập
9. Điện lực Cẩm Khê 10. Điện lực Tam Nông
11. Điện Thanh Thủy 12. Điện lực Thanh Sơn

13. Điện lực Tân Sơn
1.3.2. Chức năng của các phòng ban :
Văn phòng : Là phòng tham mưu giúp giám đốc công ty quản lí công tác
hành chính, văn thứ lưu trữ trong công ty và quản trị cơ quan văn phòng công ty.
Phòng kế hoạch vật tư : Có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty
quản lí công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh điện. Công tác quản lí- mua sắm -cấp
phát vật tư, thiết bị đồng thời làm đầu mối chuẩn bị hồ sơ và thực hiện mời thầu,
đấu thầu, lập hợp đồng kinh tế mua sắm thiết bị.
Phòng kĩ thuật : Với chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty quản lí
công tác kĩ thuật toàn công ty như duyệt các phương án kĩ thuật các công trình sửa
chữa lớn, chủ trì công tác thẩm tra báo cáo đầu tư và báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi, khả thi. Đồng thời kiểm tra, đôn đốc các hạng mục, tham gia công tác nghiệm
thu các công trình sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng.
Phòng thanh tra pháp chế và bảo vệ : Tham mưu giúp giám đốc công ty
quản lí công tác thanh tra bảo vệ và pháp chế ( tư vấn pháp lí và phổ biến pháp luật)
toàn công ty.
Phòng điều độ : Tham mưu giúp giám đốc thực hiện chức năng điều độ hệ
thống điện trong toàn công ty.
Phòng công nghệ thông tin (CNTT) : Tham mưu giúp giám đốc công ty quản
lí quản lí công tác tin học, ứng dụng công nghệ tin học vào sản xuất kinh doanh,
quản lí mạng viễn thông nội bộ.
Phòng an toàn : Tham mưu giúp giám đốc công ty công tác an toàn, bảo hộ
lao động trong toàn công ty.
Phòng kiểm tra, giám sát mua bán điện : Là phòng tham mưu giúp giám đốc
công ty trong việc quản lí ; chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và xử lí các hành vi
vi phạm trong hợp đồng mua bán và sử dụng điện năng trong phạm vi toàn công ty
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
và tư vấn đôn đốc và kiểm tra các khách hàng sử dụng điện về công tác kiểm tra

năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Phòng tài chính kế toán : Tham mưu giúp giám đốc quản lí công tác tài
chính, hạch toán kế toán và quản lí công tác tài chính trong công ty.
Phòng kinh doanh điện năng : Tham mưu giúp giám đốc công ty quản lí
công tác kinh doanh điện năng và điện nông thôn, dịch vụ khách hàng trong công ty
theo phân cấp.
Phòng tổ chức lao động : Có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty về
công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác đào tạo, quản lí cán bộ, công tác
lao động, tiền lương, chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đời
sống xã hội của toàn công ty.
Phân xưởng thí nghiệm đo lường : Thực hiện chức năng thí nghiệm, hiệu
chỉnh thiết bị điện, dụng cụ đo đếm điện của công ty và khách hàng theo phân cấp
và đăng kí kinh doanh.
Phân xưởng cơ điện : Thực hiện chức năng sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thiết
bị điện công ty và của khách hàng theo nhiệm vụ được giao. Quản lí, vận hành
phương tiện vận tải (ô tô tải, ô tô con) máy phát điện công suất lớn theo quy định.
Phân xưởng đại tu xây dựng : Thực hiện chức năng thi công, xây lắp công
trình điện, thi công sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên các công trình điện có cấp
điện áp 35KV trở xuống. Gia công cơ khí, sửa chữa kiến trúc , đúc cột điện theo
phiếu giao nhiệm vụ của công ty.
Các điện lực thành viên : Trực tiếp thực hiện chức năng của bên cung ứng
điện đối với bên sử dụng điện đồng thời là người bảo vệ quyền lợi của bên cung
ứng điện theo đúng hợp đồng và pháp luật của nhà nước . Là đầu mối liên hệ giữa
công ty và địa phương để thực hiện sự kết hợp giữa quản lí theo ngành và vùng lãnh
thổ trong công tác điện khí hóa tại địa phương.
Phòng quản lí xây dựng : Tham mưu giúp giám đốc công ty thực hiện chức năng
chủ đầu tư và quản lí công tác xây dựng cơ bản trong công ty theo phân cấp quản lí.
Nhiệm vụ của phòng quản lí xây dựng :
Thực hiện quy trình đầu tư xây dựng từ bước lập kế hoạch đến quyết toán công
trình, bàn giao đưa vào sử dụng.

• Công tác xây dựng :
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
Làm đầu mối trình duyệt các phương án đầu tư, danh mục kế hoạch đầu tư xây
dựng hằng năm (gồm cả sản xuất kinh doanh điện và kinh doanh khác).
Làm đầu mối công tác chỉ định thầu, đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng theo
phân cấp của công ty.
Làm đầu mối lập kế hoạch, phân bổ, theo dõi thực hiện vốn khấu hao cơ bản
và các nguồn vốn khác được sử dụng cho công tác đầu tư xây dựng. Làm đầu mối
cân đối, điều hòa, phân bổ kế hoạch vốn. Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
vốn và công tác giải ngân đầu tư xây dựng, làm đầu mối công tác chỉ định thầu, đấu
thầu các dự án đầu tư xây dựng theo quy chế.
• Công tác quản lí xây dựng :
Theo dõi, giám sát công tác thực hiện đầu tư xây dựng. Theo dõi , đôn đốc,
kiểm tra tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư xây dựng, làm đầu mối nghiệm thu các
công trình đưa vào vận hành khai thác, làm đầu mối giải quyết các việc có liên quan
đến công tác quy hoạch điện.
• Công tác thẩm định dự án đầu tư :
Làm đầu mối thẩm tra, thẩm định, trình duyệt đề cương khảo sát, lập báo cáo
nghiên cứu khả thi và đề cương khảo sát thiết kế các dự án đầu tư xây dựng công
trình,làm đầu mối thẩm tra trình duyệt hồ sơ mời thầu, xét thầu, kết quả xét thầu các
công trình đầu tư xây dựng .
Thẩm định báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi của các công
trình đầu tư xây dựng. Làm đầu mối thẩm tra khối lượng quyết toán công trình
• Công tác khác :
Thống kê, báo cáo lĩnh vực phụ trách theo quy định, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các lĩnh vực công tác do phòng quản lí.
Đề xuất nhu cầu đào tạo,bồi dưỡng kiến thức với các lĩnh vực chuyên môn do
phòng quản lí. Làm đầu mối xây dựng các quy định, quy trình liên quan đến lĩnh

vực công tác do phòng quản lí.
1.3.3. Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức đến công tác quản lý dự án đầu tư :
Cơ cấu tổ chức của công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình quản lý dự án cũng
như mô hình quản lý dự án.
 Cơ cấu tổ chức của công ty có đầy đủ các phòng ban có trình độ, chuyên
môn trong lĩnh vực hoạt động của mình trong đó có một phó giám đốc xây
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
dựng do đó với cơ cấu tổ chức này công ty có thể thực hiện trực tiếp quản lý
và điều hành các dự án đầu tư do đặc thù hoạt động đầu tư trong công ty là
các dự án đầu tư xây dựng và cải tạo lưới điện, đây là lĩnh vực gần với
chuyên môn của công ty và công ty có năng lực quản lý.
 Với cơ cấu tổ chức này quy trình quản lý dự án có thể được đảm bảo thực
hiện tự khâu lập kế hoạch đầu tư cho đến khâu kết thúc vận hành kết quả đầu
tư, quy trình có có thể đảm bảo sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng,
trong đó giám đốc công ty sẽ trực tiếp phê duyệt các dự án đầu tư trong thẩm
quyền được giao, phó giám đốc xây dựng cơ bản sẽ chỉ đạo, điều hành trực
tiếp phòng quản lý xây dựng trong việc quản lý dự án đầu tư. Phòng quản lý
xây dựng sẽ có vai trò như một phòng ban chuyên môn phụ trách việc quản
lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong công ty. Với chức năng nhiệm vụ
được giao. Phòng quản lý xây dựng có đầy đủ năng lực để điều hành công
tác quản lý dự án. Đây sẽ là phòng có nhiệm vụ thực hiện quy trình đầu tư
xây dựng từ bước lập kế hoạch đến quyết toán, bàn giao công trình đưa vào
sử dụng. Các phòng ban liên quan như phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch vật
tư, phòng tài chính kế toán sẽ tham gia hỗ trợ phòng quản lý xây dựng trong
công tác quản lý dự án tuỳ theo tính chất dự án cụ thể và chức năng, nhiệm
vụ được giao.
1.4. Chính sách chất lượng của công ty:
1.4.1. Chính sách chất lượng của công ty:

SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
Quản lý thiết bị đo
QUẢN LÝ NGUỒN
LỰC
ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ
CẢI TIẾN
K
H
Á
C
H
H
À
N
G
Hướng
vào
khách
hàng
TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO
Chính
sách
chất
lượng
Hoạch
định hệ
thống
quản lý
chất
lượng

Trách
nhiệm,
quyền hạn
& trao đổi
thông tin
Xem xét
của lãnh
đạo
Nguồn nhân lực
Cơ sở hạ tầng
Môi trường làm việc
Theo dõi và đo lường
(Thoả mãn của khách hàng
Đánh giá nội bộ, Quá trình,
Sản phẩm, sản phẩm không
phù hợp)
Cải tiến (hoạt động khắc
phục và phòng ngừa)
Phân tích số liệu
TẠO SẢN PHẨM
Xem xét
hợp
đồng
Mua sản
phẩm
Kiểm
soát quá
trình
Sản xuất
Kiểm tra

nghiệm
thu
Bàn giao
CẢI TIẾN LIÊN TỤC HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Hệ thống quản
lý chất lượng
tại công ty
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
1.4.2. Ảnh hưởng của chính sách chất lượng của công ty đến công tác quản lý dự án:
Chính sách chất lượng của công ty điện lực Phú Thọ nhằm cung cấp sản
phẩm có chất lượng tốt nhất, phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế
để đáp ứng sự mong đợi của khách hàng. Do đó hoạt động đầu tư cũng
như sản xuất kinh doanh của công ty đều phải đáp ứng tiêu chuẩn chất
lượng đề ra. Chính sách chất lượng của công ty là cơ sở để xây dựng quy
trình quản lý dự án cũng như nội dung quản lý các dự án đầu tư, đặc biệt
là nội dung quản lý chất lượng. Cụ thể như sau :
 Quy trình quản lý dự án được xây dựng dựa trên cơ sở chính sách chất lượng
của công ty, các bước trong quy trình được xây dựng phù hợp với các yêu
cầu, đặc thù của các dự án đầu tư nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho dự
án, quá trình quản lý được thực hiện theo các chu kì của dự án đầu tư từ
bước lên ý tưởng, lập kế hoạch, thực hiện cho đến vận hành kết quả đầu tư.
 Về nội dung chính trong công tác quản lý dự án của công ty cũng xuất phát
từ chính sách chất lượng. Các nội dung quản lý được xây dựng trên cơ sở
những yêu cầu về chất lượng, các dự án tạo ra sản phẩm đảm bảo đáp ứng
được đặc tính kỹ thuật của bản thân sản phẩm và đặc tính kỹ thuật được yêu

cầu bởi khách hàng.
1.5. Đặc điểm hoạt động sản suất kinh doanh của công ty điện lực Phú Thọ
ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Phú Thọ tập trung vào
hoạt động kinh doanh điện năng và điện nông thôn; tư vấn, giám sát thi công các
công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 110KV và một số hoạt động
như thay thế công tơ, xử lý sự cố. Trong đó doanh thu chủ yếu của công ty là từ
hoạt động kinh doanh điện năng và điện nông thôn. Công ty không trực tiếp sản
xuất điện mà chỉ kinh doanh tiêu thụ điện. Các chỉ tiêu về kinh doanh điện năng của
công ty đều do tổng công ty điện lực miền Bắc trực tiếp giao xuống và công ty đều
hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra trong những năm gần đây.
Hoạt động đầu tư cũng như công tác quản lý dự án nhằm nâng cao năng lực sản
xuất kinh doanh của công ty do đó đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty điện
lực Phú Thọ có tác động không nhỏ đến công tác quản lý dự án.
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
Sản phẩm kinh doanh của công ty là điện năng, dưới đây là một số đặc điểm về sản
phẩm này.
 Sản phẩm điện năng được sản xuất và phân phối bằng các hình thức đặc biệt.
Đó là khác với các loại hàng hoá khác thì trong quá trình sản xuất (phát điện)
cùng lưu thông - phân phối- truyền tải- cung ứng và tiêu thụ (quá trình
chuyển hoá năng lượng điện thành dạng năng lượng khác) được diễn ra đồng
thời trong cùng thời gian. Chính vì lẽ đó điện năng không thể tồn kho; tích
trữ và cũng không có bán thành phẩm và phế phẩm. Ngoài ra điện năng sản
xuất theo nhu cầu nên sản xuất bao nhiêu sẽ tiêu thụ bấy nhiêu. Tính đồng
thời của quá trình sản xuất cũng như phân phối tiêu thụ điện đòi hỏi các khâu
sản xuất phải được tiến hành chặt chẽ và đồng bộ có sự phối hợp ăn khớp
chặt chẽ trong toàn bộ quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng sản phẩm điện.
 Là một loại hàng hóa đặc biệt và muốn bán điện năng cần phải xây dựng hệ

thống mạng lưới điện từ nơi sản xuất đến tận hộ tiêu thụ . Do đó nó đặt ra
các yêu cầu kĩ thuật nhất định, tính chất công việc trong dự án có liên quan
đến an toàn mạng sống con người.
 Ngoài ra đối tượng khách hàng của công ty trải rộng trên địa bàn tỉnh với các
đặc điểm địa hình, yêu cầu về sản phẩm ở mỗi nơi là khác nhau, đối tượng
khách hàng của công ty cũng ngày càng mở rộng do hoạt động kinh tế trên
tỉnh Phú Thọ đang dần phát triển.
 Những tổn thất lớn: như tổn thất điện năng kĩ thuật do hệ thống đường dây
trạm biến áp lạc hậu, phân phối lưới điện không phù hợp không đáp ứng
được nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn tỉnh mặt khác có những thiệt hại về
con người, thiệt hại vể tài sản cá nhân và xã hội có thể xảy ra nếu quản lí các
dự án đầu tư không tốt.
Và do đó công tác quản lý các dự án đầu tư ở công ty điện lực Phú Thọ có vai trò
đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cung ứng sản phẩm điện
năng ra thị trường và cần được đảm bảo các yêu yêu cầu sau:
• Đó là đảm bảo các dự án có chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu điện
liên tục phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp
khác. Quá trình thực hiện dự án điện mới, cải tạo nâng cấp các mạng lưới
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
điện cần tuân thủ những quy trình kĩ thuật và công nghệ chặt chẽ, đảm bảo
độ an toàn tránh được những nguy hiểm do điện năng gây ra .
• Cần là sự thống nhất chặt chẽ giữa các cấp các ngành trong đơn vị : giữa các
huyện- các xã trong tỉnh phải thống nhất dưới sự quản lí của công ty điện lực
Phú Thọ- đặc biệt đặt dưới sự chỉ đạo của tổng công ty điện lực miền Bắc
Bảng 1: Doanh thu bán điện theo thành phần phụ tải.
Thành
phần
phụ tải

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Sản
lượng
(Triệu
Kwh)
Doanh
thu
(tỷ
đồng)
Sản
lượng
(Triệu
Kwh)
Doanh
thu
(tỷ
đồng)
Sản
lượng
(triệu
kwh)
Doanh
thu
(tỷ
đồng)
Sản
lượng
(triệu
kwh)
Doanh

thu
(tỷ
đồng)
Công
nghiệp,
xây dựng
556,237 520,288 606,737 604,303 630,221 706,312 693,332 871,289
Thương
mại,
khách
sạn
9,171 16,069 9,754 18,397 10,73 20,817 12,268 25,773
Quản lí-
tiêu dùng
364,620 254,435 369,588 294,647 412,465 458,706 473,498 586,980
Nông
lâm ngư
nghiệp
5,276 3,315 6,487 4,456 6,260 5,558 7,979 8,433
Hoạt
động
khác
19,454 23,231 24,343 30,312 26,776 35,478 29,066 42,048
Nguồn: Phòng kinh doanh điện năng- Công ty điện lực Phú Thọ
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
Trong cơ cấu sản lượng và doanh thu điện theo thành phần phụ tải ở trên, chiếm
tỉ trọng cao nhất về sản lượng điện bán ra là ngành công nghiệp- xây dựng với
57,3% năm 2012 và quản lý tiêu dùng chiếm 39,1%. Trong khi đó tốc độ tăng sản

lượng và doanh thu cao nhất lại là ngành nông lâm ngư nghiệp với tốc độ tăng sản
lượng của năm 2012 so với năm 2009 là 1,51 lần, doanh thu tăng 2,54 lần. Do đó có
thể thấy vai trò quan trọng của các nghành công nghiệp- xây dựng, quản lý tiêu
dùng, nông lâm ngư nghiệp và cần được quan tâm để nâng cao sản lượng và doanh
thu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến phương hướng đầu tư của công ty trong
giai đoạn sắp tới, với việc đầu tư lưới điện nhiều hơn vào khu vực công nghiệp xây
dựng, quản lý tiêu dùng và từ đó nó cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác
quản lý dự án.
Một thông số quan trọng nữa ở đây là tỷ lệ tổn thất điện năng. Tỷ lệ tổn thất
điện năng có xu hướng tăng trong những năm gần đây , từ 6,07% năm 2009 đã lên
đến 7,42% năm 2012 tức là tăng 1,35%. Đây chính là tỉ lệ hao hụt điện năng do
truyền tải và là nguyên nhân giảm sản lượng điện thương phẩm cung cấp. Việc thực
hiện các dự án đầu tư lưới điện như thay thế các trạm biến áp, đường dây sẽ góp
phần giảm thiểu tỉ lệ tổn thất điện năng. Các yêu cầu về giảm thiểu tỉ lệ tổn thất
điện năng trong các dự án cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung quản lý dự
án, đặc biệt là quản lý chất lượng của công ty.
Bảng 2: Tỉ lệ tổn thất điện năng qua các năm.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Điện nhận
( triệu kwh)
1101,406 1127,802 1170,860 1328,231
Điện thương
phẩm
( triệu kwwh)
954,758 1016,908 1086,453 1216,143
Tỉ lệ tổn thất
điện năng (%)
6,07 6,67 7,2 7,42
Nguồn: Phòng kinh doanh điện năng-Công ty điện lực Phú Thọ.
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng

22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
2. Thực trạng công tác quản lý dự án tại công ty điện lực Phú Thọ:
2.1. Đặc điểm của các dự án đầu tư lưới điện tại công ty:
Do chức năng nhiệm vụ của công ty điện lực Phú Thọ là quản lý, vận hành lưới
điện phân phối cấp điện áp từ 35 kV trở xuống trong phạm vi tỉnh Phú Thọ nên các
dự án đầu tư thực hiện ở công ty chủ yếu là các dự án xây dựng công nghiệp, cụ thể
là các dự án đầu tư xây dựng mới và cải tạo lưới điện trên địa bàn tỉnh nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện , đáp ứng nhu cầu điện năng trên toàn tỉnh.
Nội dung đầu tư chủ yếu là đầu tư phát triển lưới điện phân phối bao gồm đầu tư
xây dựng mới hoặc cải tạo đường dây trung , hạ áp và các trạm biến áp trung gian,
phân phối. Các dự án ở đây được hiểu là các dự án do công ty điện lực Phú Thọ là
chủ đầu tư và trực tiếp quản lý cũng như điều hành dự án hoặc các dự án do tổng
công ty điện lực miền Bắc giao quản lý điều hành dự án được giao trong kế hoạch
đầu tư xây dựng có liên quan đến việc bỏ vốn đầu tư để xây dựng mới và mở rộng
hoăc cải tạo hệ thống lưới điện hoặc cơ sở hạ tầng nhằm đạt được mục tiêu về nâng
cao chất lượng hệ thống lưới điện. Ngoài ra việc quản lý vốn do tổng công ty điện
lực miền Bắc trực tiếp quản lý và chỉ đạo cho công ty điện lực Phú Thọ, các dự án
đầu tư thường được chia làm nhiều gói thầu thực hiện ở các địa điểm khác nhau trên
địa bàn tỉnh nhưng có kĩ thuật thực hiện tương tự nhau
Một số đặc điểm chung của các dự án:
+ Vì là các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng, có tính chất cố định về mặt địa lý
và sản phẩm lại có giá trị cao so với giá trị đơn vị sản phẩm của các ngành khác.
Nên sản phẩm thi công được sử dụng trong một thời gian dài; chất lượng sản phẩm
dự án phải trải qua thời gian dài sử dụng mới bộc lộ ra các sai sót nên là điều này
đòi hỏi công tác kiểm tra kỹ thuật công trình phải được thực hiện hết sức cẩn thận.
+ Ngoài ra thì trong giai đoạn tiến hành thi công thì các công việc thường có
kỹ thuật phức tạp mặt khác khối lượng công việc lớn bao gồm một tổ hợp công việc
đan xen nhau. Do đó thì công tác quản lý là hết sức khó khăn và cần có sự kết hợp
chặt chẽ giữa các bên tham gia.

+ Nguyên vật liệu thường là có khối lượng lớn cồng kểnh, hao hụt lớn, vận
chuyển và bảo quản khó khăn như sắt thép ; xi măng ; gạch đá; cát và các loại bê
tông.
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
2.2. Mô hình quản lý dự án:
Có thể thấy mô hình quản lý dự án được sử dụng là mô hình chủ đầu tư trực tiếp
quản lý dự án . Chủ đầu tư ở đây là tổng công ty điện lực miền Bắc hoặc công ty
điện lực Phú Thọ- chủ đầu tư gián tiếp trong các dự án công ty được quyền quyết
định đầu tư , ban quản lý dự án chính là công ty điện lực Phú Thọ, phòng quản lý
xây dựng trong công ty điện lực Phú Thọ chính là phòng trực tiếp tham gia vào
công tác quản lý dự án theo sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty. Ở đây là ban quản
lý dự án sẽ được phép thực hiện đồng thời nhiều dự án và thuê tư vấn và nhà thầu
cho từng dự án tuỳ theo quy mô- tính chất cũng như thẩm quyền quyết định dự án
đầu tư, và được tổng công ty điện lực cho phép. Theo đó trong một số dự án có quy
mô nhỏ; tính chất không phức tạp cũng như thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư
của giám đốc công ty điện lực Phú Thọ thì đơn vị tư vấn giám sát cũng là chính
công ty.
Có thể thấy là mô hình quản lý này có nhiều ưu điểm do phù hợp với năng lực
chuyên môn sâu của chủ đầu tư đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn và
kinh nghiệm để quản lý dự án, điều này giúp công ty tiết kiệm được một số chi phí
quản lý dự án và cũng đồng thời vẫn bảo đảm được việc thông tin từ công trường
đến với chủ đầu tư nhanh chóng . Nên sẽ giúp chủ đầu tư có thể phản ứng linh hoạt
với các sự cố xảy ra.
Tuy nhiên là với các dự án quy mô lớn thì việc quản lý gặp nhiều khó khăn do
phải huy động thêm nhân lực cho phòng quản lý xây dựng và thuê nhà thầu và tư
vấn có năng lực. Thêm vào đó luồng thông tin cũng chậm hơn vì thẩm quyền quyết
định đầu tư là tổng công ty điện lực miền Bắc mà không phải công ty điện lực Phú
Thọ.

SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân

- “Chủ đầu tư” được hiểu là Tổng công ty Điện lực miền Bắc hoặc các đơn vị
được Tổng công ty Điện lực miền Bắc phân cấp quyết định đầu tư, ở đây là
công ty điện lực Phú Thọ.
- “Ban quản lý dự án/ Ðơn vị quản lý dự án trực thuộc ” bao gồm Ban Quản lý
dự án Lưới điện miền Bắc, Ban Quản lý dự án Điện nông thôn miền Bắc hoặc
đơn vị thay mặt Tổng công ty Điện lực miền Bắc làm quản lý điều hành đối
với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Tổng công ty hay còn
gọi là đại diện chủ đầu tư.
2.3. Phương pháp quản lý dự án :
Ở công ty thì tuỳ theo từng nội dung quản lý cũng như quy mô, tính chất của dự
án mà công ty áp dụng các phương pháp quản lý khác nhau. Ở đây một số phương
pháp chính được sử dụng trong công tác quản lý dự án của công ty là:
 Phương pháp lập kế hoạch theo cấu trúc công việc (WBS). Đây là phương
pháp mô tả toàn bộ công việc của dự án, tạo cơ sở để phân công công việc cụ
thể theo từng cấp quản lý đồng thời nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của
từng nhóm công tác đồng thời làm căn cứ dự kiến thời gian và chi phí hoàn
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
Chủ đầu tư
Ban quản lý dự án
Tổ chức thực
hiện dự án I
Tổ chức thực
hiện dự án II
Tổ chức thực
hiện dự án n
Chủ đầu tư lập ra

25
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Đầu tư- ĐH Kinh tế Quốc Dân
thành công việc. Ở đây dự án được phân chia theo cấp bậc thành các nhóm
nhiệm vụ khác nhau và một sơ đồ phân tách có nhiều cấp bậc. Theo đó cấp bậc
trên cùng phản ánh mục tiêu cần thực hiện và các cấp bậc thấp dần thể hiện mức
độ chi tiết của mục tiêu. Phương pháp phát triển sơ đồ được sử dụng ở đây là
phương pháp phân tách theo chu kì và phân tách theo mô hình tổ chức.
Ví dụ về việc sử dụng phương pháp WBS trong quản lý dự án của công ty trong
giai đoạn lập kế hoạch.
Bảng 3: Cơ cấu phân tách công việc theo WBS dự án cải tạo đường dây và
các trạm biến áp tại Minh Phương, Việt Trì.
T
T
WBS Tên nhiệm vụ Công
việc
trước
Kế
hoạch
(ngày)
Ghi chú
1 1 Chuẩn bị mặt bằng _ 15
2 2 Thi công công trình 1 30
3 2.1 Thi công phần móng 1 10
4 2.2 Thi công phần tiếp địa 2.1 8
5 2.3 Thi công phần cột 2.2 12
6 3 Lắp đặt thiết bị 2 15
7 3.1 Lắp xà, giá đỡ , dây néo 2.3 8
8 3.2 Lắp sứ, phụ kiện và căng
dây lấy độ võng
3.1 7

9 4 Hoàn thiện công trình 3 12
1
0
4.1
Thí nghiệm , hoàn thiện
3.2 8
1
1
4.2
Nghiệm thu đóng điện
4.1 2
1
2
4.3
Bàn giao công trình
4.2 2
 Phương pháp biểu đồ GANTT: Đây là phương pháp trình bày tiến độ thực tế
cũng như kế hoạch thực hiện các công việc của dự án theo trình tự thời gian
SVTH: Dương Thị Hoàng Tâm GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Hùng

×