Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.16 KB, 74 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 6
1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Vĩnh
Phúc…………………………………………………………………………………6
1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 6
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của MSB chi nhánh Vĩnh Phúc 6
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban 7
1.3.1. Cơ cấu tổ chức 7
1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ 9
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Vĩnh Phúc 11
1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn 13
1.1.4.2. Hoạt động tín dụng 15
1.1.4.3. Hoạt động khác 16
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại MSB Vĩnh Phúc 17
1.2.1. Đặc điểm dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVVN) có ảnh hưởng đến công tác thẩm định 17
1.2.2. Mục đích và căn cứ thẩm định 18
1.2.2.1. Mục đích thẩm định 18
1.2.2.2. Căn cứ thẩm định 18
1.2.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại MSB Vĩnh Phúc 21
1.2.4. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại MSB Vĩnh Phúc 23
1.2.4.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự 23


1.2.4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu 24
1.2.4.3. Phương pháp dự báo 25
1.2.4.4. Phương pháp phân tích độ nhạy 25
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
1.2.5. Nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại MSB Vĩnh Phúc 26
1.2.5.1.Thẩm định khía cạnh pháp lý 27
1.2.5.2.Thẩm định khía cạnh thị trường 27
1.2.5.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật 29
1.2.5.4. Thẩm định khía cạnh tài chính 30
1.2.5.5. Thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội 35
1.2.5.6. Thẩm định điều kiện đảm bảo tiền vay 36
1.2.6. Minh hoạ thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại MSB Vĩnh Phúc: “Dự án đầu tư nhà máy gạch tuynen
Kim Xá” 36
1.2.7. Đánh giá về công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại MSB Vĩnh Phúc 56
1.2.7.1: Những kết quả đạt được 56
1.2.7.2: Hạn chế 57
1.2.7.2.1. Về quy trình thẩm định 57
1.2.7.2.2. Về phương pháp thẩm định 58
1.2.7.2.3. Về nội dung thẩm định 58
1.2.7.2.4. Về thông tin trong quá trình thẩm định 58
1.2.7.2.5. Về đội ngũ cán bộ thẩm định 59
1.2.7.3: Nguyên nhân 59
CHƯƠNG II:GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH
PHÚC 61

2.1. Định hướng hoạt động của MSB Vĩnh Phúc trong thời gian tới 61
2.1.1. Định hướng phát triển chung của MSB Vĩnh Phúc trong thời gian
tới…………………………………………………………………………………………….61
2.1.2. Định hướng đối với công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các
DNVVN tại MSB Vĩnh Phúc trong thời gian tới 62
2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay
vốn của các DNVVN tại MSB Vĩnh Phúc 63
2.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định 63
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
2.2.2. Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định 63
2.2.3. Giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định 64
2.2.4. Giải pháp hoàn thiện thông tin trong quá trình thẩm định 65
2.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác thẩm định 66
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay
vốn của các DNVVN tại MSB Vĩnh Phúc 66
2.3.1. Đối với cơ quan Nhà nước 66
2.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 67
2.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 68
2.3.4. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 68
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
Sơ đồ :
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh
Vĩnh Phúc 8
Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án tại Chi nhánh 21
Bảng biểu:

Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh MSB chi nhánh Vĩnh Phúc (2008 – 2012) 11
Bảng 2: Bảng giá trị và tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh (2008 – 2012) 14
Bảng 3: Hoạt động cho vay của Maritime Bank chi nhánh Vĩnh Phúc năm 2012 15
Bảng 4: Dự tính doanh thu 32
Bảng 5: Dự tính chi phí sản xuất, dịch vụ 33
Bảng 6: Dòng tiền sau thuế của dự án 34
Bảng 7: Dự báo nhu cầu gạch của Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng Bắc bộ,
khu vực Đông bắc nói riêng từ năm 2000 đến 2020 39
Bảng 8: Cơ cấu và quy cách chất lượng sản phẩm 41
Bảng 9: Bảng tổng hợp nhu cầu vốn lưu động của dự án 49
Bảng 10: Kế hoạch trả nợ vay 50
Bảng 11: Bảng tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB 51
Bảng 12: Bảng tính độ nhạy của dự án 52
Bảng 13: Các khoản nộp ngân sách nhà nước 54
LỜI MỞ ĐẦU
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
Ngày nay, để hoạt động kinh doanh phát triển và cạnh tranh được trên thị
trường, các doanh nghiệp cần phải đầu tư một lượng vốn không nhỏ mà vốn tự có
của doanh nghiệp chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu về vốn của họ. Đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ – thành phần đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng và
phát triển của địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, do vốn
tự có ít nên nhu cầu về vốn của họ là rất cấp thiết. Vì vậy, ngân hàng là nơi các
doanh nghiệp này tìm đến nhằm giải quyết nhu cầu về vốn của họ. Ngân hàng cần
có những chính sách cho vay phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Tuy nhiên, để hoạt động cho vay đạt
hiệu quả cao thì cần chú trọng đến công tác thẩm định dự án đầu tư. Thực hiện tốt
công tác thẩm định dự án đầu tư sẽ mang lợi ích cho nền kinh tế, đảm bảo lợi nhuận
đồng thời giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho Ngân hàng.
Với sự hướng dẫn tận tình của cô ThS. Hoàng Thị Thu Hà và các anh chị

trong Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc, cùng với việc
nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đặt ra, em đã hoàn thành bài chuyên đề
thực tập với đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt
Nam chi nhánh Vĩnh Phúc”.
Chuyên đề thực tập gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Phúc
Chương II : Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay
vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng
Hải Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế còn chưa nhiều nên chuyên đề
của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự đóng góp của các
thầy cô giáo để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc
1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank – MSB) chính thức
thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương
và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về
Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi
đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và

Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu
tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của
các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn
thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…
Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một
vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM.
Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ
XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách,
cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản
lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh
mẽ từ năm 2005.
Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần
phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của
Maritime Bank là khoảng 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ.
Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005,
hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.
Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh
thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng…
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới
mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại
nhất Việt Nam.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của MSB chi nhánh Vĩnh Phúc
Nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng được thuận tiện và mở
rộng mạng lưới hoạt động, ngày 18-12-2007 Ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Vĩnh
Phúc chính thức đi vào hoạt động. Khi mới thành lập, chi nhánh chỉ có 18 cán bộ

công nhân viên. Đến nay, chi nhánh đã có 39 cán bộ công nhân viên, trình độ đại
học là 85%, lãnh đạo chủ chốt đều là cán bộ Đảng viên có đủ năng lực, trình độ
triển khai thực hiện nhiệm vụ trong toàn chi nhánh.
Maritime Bank chi nhánh Vĩnh Phúc đặt tại địa chỉ 371 Mê Linh – thành
phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc, bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lý, dân cư
đông đúc, nhiều doanh nghiệp,… chi nhánh cũng gặp phải cạnh tranh trong việc thu
hút khách hàng với các ngân hàng khác cùng trên địa bàn tỉnh như: Vietcombank,
Techcombank, Agribank, Habubank,… nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc,
cán bộ nhân viên MSB Vĩnh Phúc luôn luôn nỗ lực không ngừng trong việc phát
triển chi nhánh. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, MSB chi nhánh Vĩnh Phúc hiện
tại đã có 3 phòng Giao dịch: phòng Giao dịch Vĩnh Yên, phòng Giao dịch Phúc Yên
và phòng Giao dịch Thổ Tang.
Sự biến động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng như
ảnh hưởng của lạm phát (đồng tiền mất giá, giá cả leo thang… ) và phần nào chịu
sự tác động của nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu đã ảnh hưởng đến hoạt động
của toàn ngành Ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Chiến lược của toàn
chi nhánh là phát triển phải gắn liền với bền vững. Do vậy, MSB Vĩnh Phúc tiếp tục
mở rộng mạng lưới hoạt động cả về chiều sâu lẫn bề rộng với mục tiêu tăng vốn
điều lệ, duy trì khách hàng truyền thống và tiếp thị những khách hàng mới thuộc
mọi thành phần kinh tế.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Với chiến lược hoạt động ngân hàng hướng tới khách hàng, tổ chức bộ máy
của MSB Vĩnh Phúc được cơ cấu trên cơ sở các mục tiêu sau:
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
- Cơ cấu tổ chức hướng tới khách hàng phù hợp nhu cầu của từng loại hình
khách hàng
- Quản lý quan hệ khách hàng tập trung
- Phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận trực tiếp kinh doanh, bộ

phận quản lý, giám sát và bộ phận tác nghiệp
- - Thực hiện các kênh phân phối thương mại
- Dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt
Nam chi nhánh Vĩnh Phúc:
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh
Vĩnh Phúc
1.1.3.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Phòng
Hành
chính tổng
hợp
Phòng
Khách hàng
cá nhân
Phòng
Khách hàng
doanh
nghiệp
Phòng Tài
chính kế
toán
Phòng Giao
dịch Vĩnh Yên
Phòng Giao dịch
Phúc Yên
Phòng Giao dịch
Thổ Tang
BAN GIÁM ĐỐC
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

Mỗi phòng là một bộ phận của chi nhánh. Ngoài chức năng, nhiệm vụ quy
định riêng, các phòng ban đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau trong các phạm vi
sau:
- Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về những lĩnh vực được đảm nhiệm,
có quyền tham gia, đóng góp ý kiến về những vấn đề liên quan đến phạm vi công
tác.
- Bố trí sắp xếp lao động phù hợp với trình độ và yêu cầu công việc.
- Chỉ đạo và kiểm tra nhân viên thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được giao, chịu
trách nhiệm về những sai sót trong phạm vi công tác.
- Xây dựng các chương trình làm việc và đề ra biện pháp thực hiện các
chương trình đó.
- Các phòng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau, đảm bảo hoạt động
kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả.
* Ban giám đốc :
Ban giám đốc Chi nhánh là bộ máy quản lý, điều hành hoạt động của chi
nhánh theo phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, các giám
đốc Khối Maritime bank; có trách nhiệm hổ trợ phát triển nghiệp vụ của các khối
nghiệp vụ trên địa bàn được giao quản lý; sử dụng và quản lý nguồn lực tại chỗ để
hỗ trợ các bộ phận phụ thuộc tại chi nhánh hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ
được giao cho chi nhánh.
* Phòng H ành chính tổng hợp:
Thực hiện công việc lễ tân và soạn thảo văn bản điều hành theo chỉ đạo của
giám đốc chi nhánh, quản lý hồ sơ nhân sự và thực hiện công việc tuyển dụng, đào
tạo. Quản lý tài sản, công cụ lao động, thực hiện các báo cáo thống kê và tổng hợp,
thực hiện công việc hành chính quản trị … Thực hiện các nhiệm vụ khác theo các
quy định của MSB và yêu cầu của giám đốc chi nhánh.
* Phòng T ài chính kế toán:
- Chức năng của phòng tài chính kế toán:
+ Quản lý có hiệu quả các nguồn lưc tài chính của ngân hàng để tham mưu
cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan tới ổn định tài chính, lợi nhuận, cơ cấu vốn,

cổ tức, nhu cầu về tái đầu tư lợi nhuận;
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
+ Tổ chức hạch toán kế toán trong toàn hệ thống Maritime Bank.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế chính sách tài chính kế
toán và triểm khai hướng dẫn thực hiện, trong toàn hệ thống MSB
+ Tổ chức giải quyết các vướng mắc nghiệp vụ đối với các đơn vị MSB
+ Tham gia đào tạo nghiệp vụ tài chính, kế toán cho nhân viên MSB
+ Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao
+ Quản lý công tác tài chính kế toán và chế độ hạch toán kế toán theo quy
định hiện hành của Nhà nước và của Maritime Bank
* Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (KHDN):
- Phòng KHDN thực hiện các hoạt động: huy động vốn doanh nghiệp, cấp tín dụng
doanh nghiệp, tài trợ thương mại và các dịch vụ khách dành cho KHDN, bán chéo
sản phẩm, dịch vụ.
- Chức năng của phòng KHDN: tổ chức, quản lý và phát triển kinh doanh KHDN;
tham mưu cho khối KHDN; tổ chức quản lý và triển khai các biện pháp phòng
ngừa, xử lý rủi ro tín dụng.
- Nhiệm vụ của phòng KHDN: thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh; hỗ trợ
các đơn vị kinh doanh trong việc cung cấp các dịch vụ huy động vốn, mua bán
ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng khác; quản lý các khoản tín dụng của KHDN còn
đang dư nợ hoặc có nợ xấu đã xử lý bằng dự phòng; triển khai công tác Marketing
đối với KHDN; tổ chức cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực
hoạt động của Phòng theo quy định của Pháp luật và quy định của Maritime Bank;
phối hợp với các Phòng nghiệp vụ khác của chi nhánh để xây dựng và thực hiện
phương án tiếp thị, tiếp cận các kênh phân phối, thỏa thuận dịch vụ nội bộ và bán
chéo sản phẩm.
* Phòng K hách hàng cá nhân (KHCN) :
- Phòng KHCN bao gồm huy động vốn cá nhân và tín dụng cá nhân. Thực hiện các

nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh và yêu cầu của MSB. Giới
thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của MSB và bán chéo các
sản phẩm, dịch vụ của MSB cho khách hàng. Phát triển khách hàng tín dụng và tài
trợ thương mại, trực tiếp quản lý và giao dịch với khách hàng tín dụng…
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
- Chức năng phòng KHCN: tổ chức, quản lý và phát triển kinh doanh đối với khách
hàng cá nhân ( KHCN ) bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác;
tham mưu khối KHCN MSB và lãnh đạo điều hành kinh doanh của Chi nhánh về
định hướng phát triển khách hàng, cơ chế chính sách đối với đối tượng KHCN trên
địa bàn được giao quản lý; tổ chức, quản lý và triển khai các biện pháp phòng ngừa,
xử lý rủi ro tín dụng cá nhân.
- Nhiệm vụ phòng KHCN: Khảo sát, thẩm định và đề suất với Giám đốc chi nhánh
về chính sách phát triển đối với khách hàng cá nhân phù hợp với thị trường trên địa
bàn và theo chỉ đạo của Phòng Khách hàng Cá nhân Maritime Bank; Tổ chức thực
hiện sau khi được phê duyệt; Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được
giao đối với KHCN; Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá
nhân theo quy định, quy trình của Maritime Bank; Giới thiệu, tư vấn cho khách
hàng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù hợp của Maritime Bank.
* Các Phòng giao dịch: (PGD Vĩnh Yên, Phúc Yên, Thổ Tang)
Các phòng giao dịch có chức năng: nhận tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ
hạn của các cá nhân, tổ chức; Phát hành kỳ phiếu trái phiếu nội và ngoại tệ; Thực
hiện chi trả tiền mặt tiết kiệm, cho vay; Phát hành bảo lãnh, thu nợ theo quy định,
xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn, làm dịch vụ chuyển tiền và các
dịch vụ ngân hàng khác.
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Vĩnh Phúc
Có thể thấy rõ kết quả hoạt động của Maritime Bank chi nhánh Vĩnh Phúc
qua Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm từ 2008 đến 2012:
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà

SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh MSB chi nhánh Vĩnh Phúc (2008 – 2012)
Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
I. THU NHẬP THUẦN -1766 2871 4429 11167 8375
1. Thu nhập lãi và các khoản
thu nhập tương tự
4093 17440 36813 58791 44574
2. Chi phí lãi và các chi phí
tương tự
5859 14569 32383 47111 36200
II. LÃI LỖ THUẦN TỪ
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
18 186 267 262 346
3. Thu nhập từ hoạt động dịch
vụ
154 508 751 1023 932
a. Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 2 17 69 137 102
b. Thu phí dịch vụ thanh toán 127 378 508 713 615
c. Thu phí dịch vụ ngân quỹ - 40 56 - 60
d. Thu từ các dịch vụ khác 0 2 3 4 4
e. Thu phí dịch vụ trong hệ
thống
24 71 115 169 150
4. Chi phí hoạt động dịch vụ 136 323 484 762 586
a. Chi về dịch vụ thanh toán
và ngân quỹ
115 273 394 587 436
b. Chi phí dịch vụ trong hệ
thống

20 50 90 174 150
III. LÃI/LỖ THUẦN TỪ
HĐKD NGOẠI HỐI
21 50 57 70 50
IV. LÃI/LỖ THUẦN TỪ
HĐ KHÁC
0 129 221 226 193
5. Thu nhập từ hoạt động
khác
0 129 243 310 243
6. Chi phí hoạt động khác 0 0 22 83 50
V. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 1003 2331 2765 4767 3505
VI. LỢI NHUẬN THUẦN
TỪ HĐKD TRƯỚC CHI
PHÍ DỰ PHÒNG RỦI RO
TÍN DỤNG
-2730 904 2209 7470 5459
VII. CHI PHÍ DỰ PHÒNG
RỦI RO TÍN DỤNG
8 8 18 26 65
VIII. TỔNG LỢI NHUẬN
TRƯỚC THUẾ
-2738 896 2191 7444 5394
IX. LỢI NHUẬN SAU
THUẾ
-2738 896 2191 7444 5394
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhh của Chi nhánh cho thấy hoạt động
kinh doanh đạt kết quả tốt trong giai đoạn 2008 – 2011. Thể hiện qua chỉ tiêu thu

nhập thuần từ hoạt động kinh doanh qua tăng trưởng liên tục qua các năm từ năm
2008 đến năm 2011. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với
việc năm 2008 là năm Chi nhánh mới hoạt động, còn chưa thu hút được khách hàng
nên thu nhập thuần của năm này chỉ là -1766 triệu đồng. Sang đến giai đoạn 2009 –
2011, nhờ các biện pháp đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước và sự lãnh đạo sáng
suốt của Ban lãnh đạo Maritime Bank, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã có
chuyển biến tích cực. Trong giai đoạn này thu nhập thuần tăng từ 2871 triệu đồng
năm 2009, năm 2010 là 4429 triệu đồng và năm 2011 tăng mạnh đến 11679 triệu
đồng. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2008 – 2011 cũng tăng
trưởng nhanh chóng (từ -2738 triệu đồng năm 2008 tăng qua các năm và đến năm
2011 đạt 7444 triệu đồng).
Năm 2012 là năm có nhiều khó khăn, thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam
nói riêng cũng như nền kinh tế thế giới nói chung. Hoạt động của ngành ngân hàng
Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu do kinh tế
Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, gây
ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của hệ thống các ngân hàng thương mại,
trong đó có Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB). Điều này dẫn tới lợi
nhuận sau thuế năm 2012 của Chi nhánh giảm 27% so với năm 2011, và chỉ còn
5394 triệu đồng.
Trước tình hình trên, MSB cũng phải chịu áp lực không nhỏ nhằm duy trì sự
ổn định để tiếp tục phát triển. Hội đồng quản trị và Ban điều hành MSB đã chủ
động triển khai đồng bộ các giải pháp và kịp thời điều chỉnh định hướng hoạt động,
áp dụng nhiều quyết sách nhanh nhạy phù hợp với thực tế thị trường. Các đơn vị
kinh doanh của MSB cũng nỗ lực triển khai công tác huy động vốn trong bối cảnh
thị trường tiền gửi biến động mạnh và mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn
ra gay gắt, luôn chủ động đáp ứng nhu yêu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh
của khách hàng. Nhờ đó, MSB đã tổ chức thực hiện khá tốt công tác cân đối và điều
hòa vốn, luôn đảm bảo khả năng thanh toán, chấp hành các tỉ lệ đảm bảo an toàn
vốn khác theo đúng quy định, duy trì kinh doanh có lãi trong hoạt động đầu tư tín
dụng và đặc biệt đã tận dụng tối đa thế mạnh về nguồn vốn để tạo lợi nhuận cho

Maritime Bank. Dưới đây là một số hoạt động cơ bản của MSB Vĩnh Phúc:
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động được Maritime Bank rất chú trọng, với mục tiêu
bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị
thế của Maritime Bank trong hệ thống ngân hàng. Do đó trong các năm qua, các
hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều
được chú trọng khai thác triệt để.
Bảng 2: Bảng giá trị và tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh
(2008 - 2012)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh
số
Tỷ trọng
Doanh
số
Tỷ trọng
Doanh
số
Tỷ trọng
Doanh
số
Tỷ trọng
Doanh
số
Tỷ trọng
Tiền gửi
tiết kiệm

78353 72.77% 131922 82.90%
24015
3
79.79% 413312 77.95% 310197 79.59%
Tiền gửi
của các
tổ chức
kinh tế
28809 26.76% 24928 15.66% 50892 16.91% 111575 21.04% 75359 19.34%
Tiền gửi
khác
509 0.47% 2282 1.43% 9948 3.30% 5342 1.01% 4167 1.07%
Tổng
10767
1
100.00
% 159132
100.00
%
30099
3 100.00% 530229 100.00% 389723 100.00%
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán của MSB Vĩnh Phúc)
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng, tiền gửi tiết kiệm tăng trong
giai đoạn 2008 - 2011 và chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng số vốn huy động của Chi
nhánh. Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn vốn lớn nhất trên thị
trường tiền tệ nhàn rỗi, bởi chính dân cư mới là chủ thể tiết kiệm và đầu tư trong
nền kinh tế.Trong khi thị trường tài chính trực tiếp như thị trường chứng khoán cổ
phiếu, trái phiếu, chưa thu hút người dân thì nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư chủ yếu
được gửi vào ngân hàng. Nhận thức được điều đó ngân hàng đã đưa ra nhiều biện
pháp nhằm tăng các khoản tiền gửi tiết kiệm, và đã đạt được những kết quả cụ thể

như năm 2008 tài khoản tiền gửi tiết kiệm là 78353 triệu đồng (chiếm 72,77%),
sang đến năm 2009 là 131922 triệu đồng (chiếm 82,90%), năm 2010 là 240153 triệu
đồng (chiếm 79,79%), năm 2011 là 413312 triệu đồng (chiếm 77,95%) và đến năm
2012 do tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế nên con số này đã giảm xuống
chỉ còn là 310197 triệu đồng (chiếm 79,59%).
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
Giai đoạn 2008 – 2009 tỷ trọng vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế có
giảm (từ 26,76% năm 2008 xuống còn 15,66% năm 2009). Tuy nhiên đến giai đoạn
2009 – 2011 tỷ trọng này đã tăng trưởng không ngừng (16,91% năm 2010; và
21,04% năm 2011).
Các khoản tiền gửi khác tăng trong giai đoạn 2008 – 2010 (509 triệu đồng
năm 2008; 2282 triệu đồng năm 2009; tăng mạnh đến 9948 triệu đồng năm 2010).
Tuy nhiên con số này lại giảm xuống chỉ còn 5342 triệu đồng năm 2011, sau đó tiếp
tục giảm trong năm 2012 và đạt 4167 triệu đồng.
Nguồn vốn huy động được của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Phúc tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn 2008 – 2011 ( tăng từ
107671 triệu đồng năm 2008 đến năm 2011 đạt 530229 triệu đồng) nhưng do tình
hình kinh tế gặp nhiều khó khăn trong năm 2012 nên hoạt động huy động vốn trong
năm này bị giảm so với năm 2011 (năm 2012 giảm còn 389723 triệu đồng).
1.1.4.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động mấu chốt và sinh lời cao nhất cho Ngân
hàng. Hiện nay, hoạt động tín dụng của MSB Vĩnh Phúc vẫn được thực hiện theo
phương châm “hiệu quả và an toàn”, bảo đảm cân đối giữa khả năng sinh lời và khả
năng thanh khoản cho Ngân hàng.
Năm 2012, song song với việc duy trì quan hệ cùng nhóm khách hàng doanh
nghiệp truyền thống, Maritime Bank còn chú trọng đẩy mạnh việc phát triển giao
dịch với nhóm khách hàng tiềm năng nhằm đa dạng hóa các đối tượng phục vụ, đặc
biệt là khách hàng cá nhân.Tính đến cuối năm 2012, Maritime Bank đã có hơn 1000
khách hàng doanh nghiệp và trên 4000 khách hàng cá nhân.

Bảng 3: Hoạt động cho vay của Maritime Bank chi nhánh Vĩnh Phúc
năm 2012
Đơn vị: triệu đồng
( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – MSB Vĩnh Phúc)
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
TT Chỉ tiêu
Nợ đủ
tiêu chuẩn
Nợ cần
chú ý
Nợ dưới
tiêu chuẩn
Nợ nghi
ngờ
Nợ có k/n
mất vốn
Cộng
1 Cho vay ngắn hạn 77110 50000 0 31850 54500 81340
2 Cho vay trung hạn 3562 389 250 42 135 4377
3
Cho vay bằng vốn
đặc biệt
302 0 0 0 0 302
Cộng 80975 889 250 3227 679 86019
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
Qua bảng số liệu có thể thấy năm 2012 tổng dư nợ cho vay ngắn hạn chênh
lệch rất lớn so với cho vay trung hạn và cho vay bằng vốn đặc biệt. Trong khi tổng
dư nợ cho vay trung hạn là 4377 triệu đồng và tổng dư nợ cho vay bằng vốn đặc
biêt là 302 triệu đồng thì cho vay ngắn hạn có tổng dư nợ lên tới 81340 triệu đồng
MSB Vĩnh Phúc cho vay chủ yếu bằng loại tiền VNĐ, ngoài ra cũng có thêm cho

vay bằng ngoại tệ như USD, EUR. Năm 2012 tổng dư nợ cho vay bằng VNĐ là
85717 triệu đồng trong khi tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy ra VNĐ là
432965 VNĐ.
Bên cạnh việc tăng trưởng hoạt động tín dụng, Maritime Bank Vĩnh Phúc
vẫn tiếp tục duy trì việc quản lý chặt chẽ rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.
Trong khi nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khó khăn đã tác động xấu đến các
doanh nghiệp khiến các ngân hàng trong nước phải đối mặt với sự gia tăng nhanh
chóng nợ xấu trong hoạt động tín dụng, Maritime Bank đã kiểm soát tỷ lệ nợ xấu
cuối năm 2012 dưới mức 1,5% tổng dư nợ tín dụng.
1.1.4.3. Hoạt động khác
a. Hoạt động bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh của MSB Vĩnh Phúc bao gồm bảo lãnh thanh toán, bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu. Ngoài ra còn có bảo lãnh trọn gói – đây
là gói sản phẩm ưu đãi dành cho những khách hàng sử dụng đa dịch vụ bảo lãnh tại
MSB.
Theo số liệu từ phòng Tài chính kế toán của MSB Vĩnh Phúc, năm 2010
doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của chi nhánh đạt khoảng 83 triệu đồng, con số này
tăng qua các năm 2011 và 2012. Năm 2011 thu được khoảng 136 triệu đồng, năm
2012 là khoảng 148 triệu đồng.
b. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Chi nhánh đã khai thác tối đa nguồn ngoại tệ hiện có để kinh doanh hiệu quả.
Năm 2008, thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối chỉ đạt hơn 2 triệu đồng. Con
số này tăng trưởng qua các năm 2009 (khoảng 11 triệu đồng), năm 2010 ( khoảng
26 triệu đồng) và năm 2011 là khoảng 69 triệu đồng. Nhưng năm 2012 thu lãi từ
hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm so với năm 2011 và chỉ đạt được khoảng 28
triệu đồng.
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại MSB Vĩnh Phúc

1.2.1. Đặc điểm dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVVN) có ảnh hưởng đến công tác thẩm định
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Việt Nam (VINASME), có đến
96% doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam là DNVVN. Khối này tạo ra đến 40% tổng
sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi
ích đặc biệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo. Trong nhiều năm tới, khối
DNVVN vẫn là động cơ chạy chính cho nền kinh tế Việt Nam.
Đặc điểm dự án đầu tư vay vốn của các DNVVN có tác động không nhỏ tới
công tác thẩm định tại Ngân hàng. Cụ thể như:
- Dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là các dự án liên quan đến vay
vốn phát triển sản xuất kinh doanh như đầu tư bổ sung vốn lưu động, xây dựng mới
nhà xưởng sản xuất hoặc cải tạo nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị công nghệ cho
phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường. Quy mô dự án vay vốn tại Chi
nhánh của các doanh nghiệp này thường nhỏ hơn 15 tỉ VNĐ, với tính chất kỹ thuật
đơn giản nên việc thẩm định có phần dễ dàng hơn so với dự án của các doanh
nghiệp lớn.
- Dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong công
tác lập dự án. Nguyên nhân một phần là do trong cơ cấu tổ chức ở hầu hết các
doanh nghiệp này không có bộ phận chuyên nghiên cứu về lập dự án và thẩm đinh
dự án. Do vậy dự án do doanh nghiệp tự lập còn nhiều thiếu xót. Với những dự án
phức tạp thì doanh nghiệp thường thuê chuyên gia nghiên cứu lập dự án và thẩm
định hiệu quả đầu tư để đảm bảo sự chấp thuận trong việc xin vay vốn tại ngân
hàng. Từ đó làm ảnh hưởng tới thời gian thẩm định dự án.
- Mặt khác, báo cáo tài chính của các dự án vay vốn của DNVVN thường rất sơ sài
và không được kiểm toán nên đã gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định dự
án đặc biệt là khâu thẩm định tài chính dự án.
- Xuất phát từ việc quy mô dự án nhỏ nên dự án của các DNVVN thường ít chú
trọng đến các biện pháp bảo vệ môi sinh, môi trường và an toàn cháy nổ. Nhưng
đây lại chính là nguyên nhân khiến cho dự án trở nên không khả thi vì yếu tố tác
động của môi trường thường có ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, trong quá trình thẩm

định dự án tại Chi nhánh, cán bộ thẩm định thường rất chú trọng đánh giá tác động
của yếu tố môi trường.
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
- Khả năng cạnh tranh của các DNVVN thấp do hạn chế về vốn, trình độ, công
nghệ, quản lý, khả năng tiếp cận thông tin và tiếp cận thị trường còn thấp. Đặc điểm
này chính là yếu tố tiềm ẩn gây rủi ro cho Ngân hàng khi cho doanh nghiệp vay
vốn.

1.2.2. Mục đích và căn cứ thẩm định
1.2.2.1. Mục đích thẩm định
- Xác định được hiệu quả đầu tư vốn cũng như khả năng hoàn vốn của dự án, đồng
thời xác định khả năng trả nợ của chủ đầu tư dựa trên các căn cứ thực tế.
- Dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng tới quá trình triển khai thực
hiện dự án. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục hoặc hạn chế rủi ro, đảm bảo tính
khả thi của dự án đồng thời tham gia ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước và
chủ đầu tư để có quyết định đầu tư đúng đắn.
- Giúp Chi nhánh xây dựng những phương án hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp
nhất khi xác định giá trị khoản vay, thời hạn, lãi suất, mức thu nợ và hình thức thu
nợ hợp lý, tạo điều kiện cho dự án hoạt động có hiệu quả.
-Tạo ra các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng và
tiết kiệm vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư dự án.
- Giúp rút ra kinh nghiệm trong hoạt động cho vay cũng như công tác thẩm định dự
án đầu tư để thực hiện và phát triển có chất lượng hơn.
1.2.2.2. Căn cứ thẩm định
Khi tiến hành thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
cán bộ thẩm định của MSB Vĩnh Phúc dựa trên các căn cứ sau:
- Hồ sơ dự án của khách hàng
- Căn cứ pháp lý
- Các tiêu chuẩn, quy phạm trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể

- Các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế
a. Hồ sơ dự án của khách hàng
Căn cứ thẩm định quan trọng nhất chính là hồ sơ dự án của khách hàng, đây
chính là đối tượng của thẩm định dự án, tùy theo từng dự án mà hồ sơ khách hàng
cần bao gồm những nội dung sau:
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư
nếu dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư
- Giấy chứng nhận đầu tư
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền
- Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự
toán của cấp có thẩm quyền, những dự án nhóm A,B nếu chưa có thiết kế kỹ thuật
và tổng dự toán được duyệt thì trong quyết định đầu tư phải có quyết định mức vốn
của từng hạng mục chính và phải có thiết kế và dự toán hạng mục công trình được
cấp có thẩm quyền quyền phê duyệt.
- Các quyết định, văn bản chỉ đạo, tham gia ý kiến, các văn bản liên quan đến chế
độ ưu đãi, hỗ trợ của các cấp, các ngành có liên quan (Chính phủ, Bộ Kế hoạch và
đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường )
- Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy.
- Tài liệu đánh giá, chứng minh nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường của dự
án
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng thuê đất/ thuê nhà xưởng để thực
hiện dự án
- Các văn bản liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng
xây dựng
- Thông báo kế hoạch đầu tư hàng năm của cấp có thẩm quyền (đối với những dự án
mới, vay vốn theo kế hoạch Nhà nước).
- Báo cáo khối lượng đầu tư hoàn thành , tiến độ triển khai thực hiện dự án (nếu dự
án đang được tiến hành đầu tư ).

- Tài liệu chứng minh về vốn đầu tư hoặc các nguồn vốn tham gia vào đầu tư dự
án
- Giấy phép xây dựng (nếu pháp luật quy định phải có).
- Các văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu thực hiện dự án: phê chuẩn kế hoạch
đấu đầu, kết quả đấu thầu, hợp đồng giao nhận thầu
- Các loại hợp đồng kinh tế (về thi công xây lắp hàng hóa, xuất nhập khẩu, cung
ứng dịnh vụ …)
- Hồ sơ khác có liên quan ( hợp đồng bảo hiểm, dự toán chi phí hoạt động được
duyệt)
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
b. Căn cứ pháp lý
Bao gồm:
- Các chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã
hội của Nhà nước, của địa phương.
- Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật chung gồm: luật doanh nghiệp, luật xây
dựng, luật lao động, luật đất đai, luật môi trường, luật thuế, luật tài nguyên …
- Các văn bản pháp luật và quy định có liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư như
luật đầu tư do Quốc hội thông qua có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 cùng các văn bản
hướng dẫn thi hành có liên quan.
- Các thông tư, thông tư liên tịch , quyết đinh của Ngân hàng nhà nước ban hành để
quản lý hoạt động của các Ngân hàng trực thuộc ví dự: quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi bổ sung 1 số
điều của Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng; Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN
ngày 31/5/2005 về việc sửa đổi bổ sung khoản 6 quyết định số 127/2005/QĐ-
NHNN ngày 03/02/2005 ; văn bản số 251/NHNN-CSTT ngày 28/03/2005 hướng
dẫn thực hiện một số quy định tại Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN.
- Các văn bản khác có liên quan.
c. Các tiêu chuẩn, quy phạm trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể

Đối với mỗi ngành mỗi lĩnh vực sẽ có một hệ thống các tiêu chuẩn để dựa
vào đó xem xét đánh giá, qua đó có thể thấy các tiêu chí trong dự án có đáp ứng tiêu
chuẩn của ngành, lĩnh vực đó không: Quy phạm về sử dụng đất đai trong các khu đô
thị, khu công nghiệp, Quy phạm về tĩnh không trong các công trình, các tiêu chuẩn
thiết kế cụ thể đối với từng loại công trình, Tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn công
nghệ, kỹ thuật riêng của từng ngành …
d. Các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế
Điều này cũng tương tự như với các tiêu chuẩn riêng của ngành, đặc biệt với
các dự án có yếu tố nước ngoài, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế là cần thiết và
vô cùng quan trọng nhằm tăng hiệu quả, độ chính xác của kết quả thẩm định: Các
điều ước quốc tế chung đã kí kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhà nước với nhà
nước (về hàng hải, hàng không, …); Quy định của các tổ chức tài trợ vốn (WB,
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
IMF, ADB, JBIC …), các quỹ tín dụng xuất khẩu của các nước; Các quy định về
thương mại, tín dụng, bảo lãnh, bảo hiểm.
Ngoài ra kinh nghiệm thực tế trong quá trình thẩm định dự án cũng là căn cứ
quan trọng để thẩm định dự án cũng là căn cứ quan trọng để thẩm định dự án đầu
tư.
1.2.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại MSB Vĩnh Phúc
Quy trình thẩm định diễn ra như sau :
Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án tại Chi nhánh
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Tiếp xúc, hướng dẫn
lập và nộp hồ sơ
Doanh nghiệp
đến vay
vốn
CBTĐ thẩm định:

- Khách hàng
- Dự án xin vay vốn
CBTĐ lập báo cáo
thẩm định
Giám đốc ra quyết
định cho vay
Phòng kế toán hoàn
thiện hồ sơ và giải
ngân
Từ chối khách hàng
Đủ điều kiện Không đủ điều kiện
Phòng KHDN
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 22 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
- Bước 1: Tiếp xúc, hướng dẫn hồ sơ cho doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp (DN) có nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp sẽ gặp trực tiếp
cán bộ phòng khách hàng doanh nghiệp (KHDN). Sau khi tiếp xúc với DN, cán bộ
phòng KHDN sẽ hướng dẫn cho DN một cách chi tiết để lập hồ sơ vay vốn.
Cán bộ phòng KHDN sẽ tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của DN, kiểm tra tính
đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cán bộ thẩm định (CBTĐ)
sẽ đề nghị khách hàng xem xét những thiếu sót sau đó sẽ hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 2: Thẩm định
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành tổ
chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư (DAĐT) và khách hàng xin vay vốn bao gồm
các nội dung:
+ Thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư
+ Thẩm định khía cạnh thị trường DA
+ Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của DA
+ Thẩm định khía cạnh tài chính của DA
+ Thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội của DA
+ Thẩm định khía cạnh tổ chức, quản lý nhân sự của dự án

- Bước 3: Lập báo cáo thẩm định
Cán bộ thẩm định căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thẩm định dự án của
từng loại dự án cho vay, đối tượng cho vay để lập báo cáo thẩm định …
Sau khi thẩm định các khía cạnh của dự án và thẩm định khách hàng vay vốn thì
cán bộ thẩm định phải cho kết luận đầy đủ về khoản vay, ghi rõ đề suất có nên cho
vay hay không trong báo cáo thẩm định trình giám đốc Chi nhánh.
- Bước 4: Ra quyết định cho vay
Giám đốc chi nhánh sau khi xem xét dự án cùng quy trình thẩm định của trưởng
phòng KHDN trình lên và ra quyết định cho vay hay không. Nếu không cho vay phải
có thông báo ngay cho khách hàng. Nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì tiến
hành lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay. Nếu cho vay bằng tiền mặt
phải thông qua hạch toán kế toán và để thủ quỹ tiến hành giải ngân.
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
1.2.4. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại MSB Vĩnh Phúc
Công tác thẩm định dự án hiện nay tại MSB Vĩnh Phúc được tiến hành theo
nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó có các phương pháp chính là: Phương
pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo,
phương pháp phân tích độ nhạy.
1.2.4.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự
Phương pháp thẩm định theo trình tự sẽ được CBTĐ thực hiện theo 2 bước là
thẩm định tổng quát và thẩm định chi tiết.
- Thẩm định tổng quát:
CBTĐ sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của các DNVVN, sẽ xem xét khái
quát nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó CBTĐ đánh giá một cách chung
nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án như: hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của
chủ đầu tư …
Từ đó, CBTĐ có thể hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan
trọng của dự án. Dự án có hể bị bác bỏ ngay nếu không đáp ứng được các yêu cầu

về mặt pháp lý. Từ các kết quả của quá trình thẩm định tổng quát, CBTĐ có cơ sở
để tiến hành bước thẩm định tiếp theo là thẩm định chi tiết.
- Thẩm định chi tiết:
Công tác này được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này
được CBTĐ tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định
các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định thị trường kĩ thuật, tổ chức quản lý, tài
chính và kinh tế xã hội của dự án … Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến
đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được. Tuy
nhiên mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tùy thuộc vào
đặc điểm và tình hình cụ thể của từng dự án.
Từ bước thẩm định chi tiết CBTĐ có thể rút ra kết luận có nên tiếp tục đầu tư
vào dự án hay không nếu nội dung cơ bản dự án không đạt yêu cầu thì bác bỏ dự án
mà không cần đi sâu vào thẩm định các nội dung còn lại.
Phương pháp này hiện tại được CBTĐ sử dụng để thẩm định khía cạnh
pháp lý của dự án.
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 24 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
1.2.4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Đây là một trong những phương pháp cổ điển thường được dùng trong công
tác thẩm định, và đây cũng là phương pháp chủ yếu của MSB Vĩnh Phúc. Cán bộ
thẩm định sử dụng phương pháp này để so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các
chuẩn mực luật đã được quy định, các tiêu chuẩn, định mức thích hợp cũng như các
kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu.
Các chỉ tiêu cơ bản của dự án được cán bộ thẩm định đem so sánh với các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của ngành, với những dự án tương tự đã thẩm định hoặc
đang hoạt động. Các chỉ tiêu thường được sử dụng là: Cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu
tư, định mức tiêu hao năng lượng, chi phí tiền lương, giá thành của sản phẩm dịch
vụ …
Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh
nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra

tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn. Trong việc sử dụng phương
pháp thẩm định này cũng cần lưu ý, các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh phải
được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng dự án và doanh
nghiệp, tránh sự so sánh máy móc cứng nhắc.
Phương pháp này hiện tại được CBTĐ sử dụng để thẩm định khía cạnh
pháp lý, khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh thị trường và khía cạnh tài chính của dự
án. Cụ thể:
- Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án: CBTĐ so sánh đối chiếu với các văn bản
pháp luật của Nhà nước ban hành, các quy hoạch tổng thể của Nhà nước, địa
phương.
- Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án: CBTĐ sử dụng các căn cứ sau để so sánh
đối chiếu:
+ Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước
quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
+ Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công
nghệ quốc gia, quốc tế.
+ Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án.
+ Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công,
tiền lương, chi phí quản lý… của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính
thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 25 GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà
+ Tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế để phân tích và lựa chọn phương
án tối ưu (địa điểm xây dựng, giải pháp kỹ thuật, …)
- Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án: CBTĐ sẽ so sánh đối chiếu với tình
hình thực tế các sản phẩm của dự án tiêu thụ trên thị trường.
- Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án: CBTĐ sử dụng các căn cứ sau để so
sánh đối chiếu:
+ Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư…
+ Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư như NPV, IRR, T …

+ Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo hiện
hành của nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.
1.2.4.3. Phương pháp dự báo
Hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính lâu dài. Do đó việc vận dụng
phương pháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vô cùng quan
trọng.
Cán bộ thẩm định tiến hành thu thập các thông tin, số liệu điều tra thống kê
từ các phương tiện thông tin đại chúng và sử dụng chúng cùng với các phương pháp
dự báo thích hợp để tìm hiểu, kiểm tra khả năng tiêu thụ, khả năng biến động về giá
cả đầu vào, đầu ra của sản phẩm, thiết bị nguyên vật liệu và các đầu vào khác… ảnh
hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Đồng thời cũng sử dụng phương pháp dự
báo để phân tích cung cầu thị trường ở hiện tại và tương lai.
Phương pháp này được CBTĐ sử dụng để thẩm định khía cạnh thị
trường của dự án. Với phương pháp này, CBTĐ dùng số liệu dự báo, điều tra
thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất
lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu … ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và
tính khả thi của dự án. Tại MSB Vĩnh Phúc, CBTĐ đã sử dụng phương pháp ngoại
suy thống kê và phương pháp mô hình hồi quy tương quan để dự báo cung cầu thị
trường đối với dự án.
1.2.4.4. Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp này thường được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả
tài chính của dự án đầu tư.
Cán bộ thẩm định xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự
án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố có liên
SV: Cao Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 51E

×