Quản lý và sử dụng đất dốc bền vững dựa trên tiếp cận nông nghiệp sinh thái
Le Quoc Doanh,
Ha Dinh Tuan,
Nguyen Quang Tin
Northern Mountainous Agriculture and Forestry Science Institute (NOMAFSI)
Phu Ho Commune, Phu Tho Town, Phu Tho Province, Vietnam
Tel: 02103.865.379 Fax: 02103.865.931.
Email: ;
Sustainable sloping land management using agro-ecology approach
Summary
Loss of forests, poor soil fertility, low crop yields and increased natural calamities are the biggest
constraints to upland agriculture, trapping people in vicius circle. To be more effective and sustainable in
sloping land management, it is necessary to apply ecological approach.
Since 1998, the Vietnam Agricultural Science Institute (VASI), then Northern Mountainous
Agriculture and Forestry Science Institute (NOMAFSI) have been cooperating with CIRAD and
other partners like IRRI and IRD in the implementation a project on research, development and transfer
of sustainable agro-ecology based sloping land agricultural technologies like direct sowing mulch
based cropping systems (DMC), maintaining permanent soil cover, mini-terraces with soil mulch, inter-
cropping, crop rotation, etc.
Attention have been paid to establishment of various AF models combining short-term crops,
long-term trees and fodder crops for harmonic development of agriculture, forestry and animal
husbandry production. Good grasses like elephant grass have been identified to incorporate agriculture
and forestry systems that help promote the development of animal husbandry while avoiding the
competition for agricultural and forestry lands.
The obtained results show that sloping land management using agro-ecological approach help
to considerably increase the upland crop yield and reduce the soil erosion, and to diversify farmers’
income options like integration of animal husbandry, agro-forestry, … while conserving and improving
natural resources and environment, contributing to hunger eradication and poverty reduction for
mountainous farmers toward achieving food security in mountainous regions.
Key words: Agro-ecology, DMC, NOMAFSI, soil mulch, uplands.
GIỚI THIỆU
Đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Nhìn chung đây là những
loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất đã mất thảm thực vật che phủ.
Trong những năm 40 của thế kỷ XX, diện tích che phủ của nước ta khoảng 45%; đến những
năm 80 của thế kỷ XX, chỉ còn khoảng 25%. Hiện nay tổng diện tích che phủ rừng ở nước ta đã
tăng lên trên 38%. Tuy nhiên diện tích đất trồng, đồi núi trọc vẫn còn khoảng 8,5 triệu ha. Đất
dốc phân bố ở tất cả 9 vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng núi phía
Bắc, Tây Trung bộ và Tây Nguyên.
Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15
o
(chiếm 21,9%) đã được sử dụng cho sản xuất
nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc từ 15
o
đến 25
o
chiếm khoảng
16,4%, còn lại là đất có độ dốc lớn hơn 25
o
(chiếm 61,7%). Do thiếu đất sản xuất nên nông dân
miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 25
o
chịu xói mòn rất mạnh và thời gian
canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 2-3 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn
và bỏ hoá. Dân số gia tăng dẫn đến bình quân diện tích đất trên đầu người bị giảm, thời gian đất
bỏ hoá cũng bị rút ngắn xuống khoảng 3 đến 5 năm. Với khoảng thời gian ngắn như vậy thì độ
phì và các tính chất lý hoá của đất chưa được tái tạo đủ mức cần thiết cho sinh trưởng và phát
triển của cây trồng nông nghiệp. Vì vậy năng suất cây trồng rất thấp và thời gian canh tác chỉ
1
kéo dài tốt đa là 2 vụ. Những vùng đất có độ dốc thấp, do sức ép của chăn thả tự do, cây cối
không thể tái sinh, các loài cỏ cho trâu bò cũng không thể phát triển, ngoại trừ cỏ may, cỏ đắng
và cỏ tranh, đã trở thành vùng đất trống, đồi núi trọc với độ thoái hoá nặng đến mức khó có thể
phục hồi nếu như không đầu tư cao và kịp thời. Các loài cỏ dại không có giá trị kinh tế lại phát
triển mạnh và cạnh tranh gay gắt với cây trồng. Kết quả là rừng bị mất, đất bị thoái hoá, năng
suất cây trồng thấp, thu nhập từ chăn nuôi cũng giảm nên cuộc sống của nông dân miền đất dốc
rất khó khăn, luẩn quẩn trong vòng đói nghèo.
Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm đầu tư giúp đỡ phát triển nông nghiệp và
nông thôn miền núi nhưng sự chuyển biến còn chậm. Công cuộc xóa đói giảm nghèo cho nông
dân miền núi vẫn còn là thách thức lớn đối với toàn Đảng và toàn dân ta.
Để có cách nhìn đầy đủ hơn trong quản lý, sử dụng đất dốc và giúp nông dân nắm vững
một số kỹ thuật nông nghiệp sinh thái trong canh tác trên đất dốc bền vững, chúng tôi tóm lược
những khó khăn, hạn chế cũng như những tiềm năng, thuận lợi của đất dốc và giới thiệu một số
kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững cũng như những quan điểm, định hướng về sử dụng phương
thức tiếp cận nông nghiệp sinh thái trong nghiên cứu, quản lý và sử dụng đất dốc bền vững ở
miền núi Việt Nam.
I. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TIỀM NĂNG CỦA ĐẤT DỐC
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, vùng cao Việt Nam với đất dốc là chủ yếu, có
rất nhiều tiềm năng nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Đất dốc ngày càng có vai trò quan trọng
khi ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính gia tăng, đặc biệt sự dâng cao của mực nước biển sẽ gây
nhiều ảnh hưởng xấu đến các vùng châu thổ - vựa lúa chính của việt Nam là đồng bằng sông
Hồng và Cửu Long. Lúc đó, miền đồi núi không chỉ là địa bàn cư trú chính của con người mà
còn là nơi duy nhất có thể sản xuất lương thực và các nhu yếu phẩm khác. Hiện tại, miền núi
đang cung cấp hầu như tất cả những vật dụng cần thiết phục vụ nhu cầu cuộc sống của con
người: nguồn nước, đất sản xuất nông nghiệp, nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thuỷ điện, dược liệu, vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình... Ngoài ra miền núi, với
những cánh rừng rộng lớn, còn là một máy điều hoà khổng lồ chi phối sự an toàn sinh thái và
môi trường cho sự sống. Để có định hướng tốt hơn về phát triển tam nông ở vùng cao, trước hết
chúng tôi tóm lược một số hạn chế và tiềm năng của vùng núi nước ta:
1. Hạn chế
a. Xói mòn và rửa trôi
Xói mòn và rửa trôi là những mối đe doạ thường xuyên đối với đất dốc và vùng nhiệt
đới ẩm, gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, dẫn đến sự axít hoá trong đất.
Những tác động này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn nếu như đất canh tác không có thảm thực
vật che phủ hoặc là đất bị đốt cháy trước mùa mưa. Ở Tây Phi, những vùng đất rừng được
chuyển thành đất canh tác không có thực vật che phủ, chịu ảnh hưởng khí hậu khắc nghiệt đã
mất đi lượng đất khoảng 115 tấn/ha/năm (Fournier, F, 1967).
b. Sự thoái hoá đất
Do đất rừng bị phá và đốt để trồng cây hàng năm làm lương thực, đất dốc ở nhiều vùng ngày
càng bị thoái hoá nghiêm trọng. Theo Garrity D.P (1993), có rất nhiều lý do dẫn đến những hạn chế và
sự bất ổn định sản lượng trên đất dốc, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do thoái hoá đất nhanh cả
về mặt sinh học, lý và hoá học. Việc tăng độc tố nhôm trong đất là do đất bị axít hoá. Thêm vào đó là sự
giảm đáng kể của cá nguyên tố vi lượng như: P, K, Ca, Mn, Zn.
c. Hạn hán vào mùa khô
Việc giữ nước trên đất dốc là một vấn đề thực sự khó khăn nên việc canh tác phải phụ
thuộc nhiều vào lượng mưa. Luôn luôn có những đợt hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô. Ở
nhiều vùng còn không có đủ nước cho con người cũng như động vật. Hạn hán là khó khăn
chính đối với đất dốc; nếu mưa chỉ đến muộn khoảng 1 tháng so với dự tính thì một vụ mùa
thất bại là chắc chắn. Hạn vào mùa khô là do sự mất rừng cũng như do việc canh tác bừa bãi
không thể kiển soát được trên đất dốc.
2
d. Tình trạng bị cách biệt
Vùng núi có nhiều địa phương bị cách biệt khỏi các trung tâm phát triển, vì vậy mà cơ sở vật
chất còn vô cùng thiếu thốn. Chính vì điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế.
Do nghèo nàn lạc hậu về giao thông vận tải, nhiều vùng đất dốc bị tách biệt khỏi thị trường nên
nhu cầu trao đổi hàng hoá của người dân bị hạn chế. Điều này đã làm chậm quá trình thay đổi cơ cấu
cây trồng (từ việc du canh bằng cách đốt nương làm rẫy để trồng cây hàng năm đến việc trồng cây lâu
năm có giá trị kinh tế cao) nhằm bảo vệ đất dốc khỏi bị xói mòn.
e. Tỷ lệ đói nghèo và trình độ văn hoá thấp
Dân cư các vùng đất dốc chủ yếu là dân tộc thiểu số với tỷ lệ đói nghèo cao hơn, còn
trình độ hiểu biết thì lại thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Công việc chống xói mòn,
bảo vệ nguồn nước và trồng cây cho hiệu quả kinh tế đòi hỏi sự đầu tư cao hơn và kỹ thuật
canh tác cũng cao hơn. Đây là một bất cập lớn giữa khai thác đất dốc và trình độ, năng lực của
cư dân địa phương.
g. Giảm độ che phủ
Việc diện tích rừng bị giảm và các phương pháp canh tác lạc hậu đã để lại hậu quả là
nhiều vùng đất rộng lớn đã trở thành đất trống đồi núi trọc. Ở Châu Á, khi rừng đã bị phá để
trồng cây lương thực, đất sẽ trở nên chua và thường bị cỏ tranh xâm chiếm. Nông dân phải bỏ
hoá những khu đất này, tiếp tục phá rừng nơi khác để làm nương mới trồng cây lương thực.
Việc mất thảm thực vật rừng sẽ ảnh hưởng rất xấu đến môi trường sinh thái như hạn hán, lũ lụt
và lũ quét ở vùng cao.
2. Tiềm năng
a. Tiềm năng mở rộng đất canh tác
Đất dốc là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 973 triệu ha (tức
khoảng 60%) trong 1.500 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới (Dent.T.J, 1989). Ở Việt Nam,
đất dốc chiếm khoảng 74% đất tự nhiên. Trong diện tích 9,4 triệu ha đất nông nghiệp chỉ có 4,06 triệu
ha là đất lúa, còn trên 5 triệu ha chủ yếu là đất dốc, trong đó đất nương rẫy trồng lúa khoảng 640 ngàn
ha, diện tích còn lại là đất rừng và đất chưa sử dụng. Do hầu hết đất bằng đã được sử dụng khá triệt để,
nên miền núi là nơi duy nhất còn tiềm năng mở rộng đất canh tác.
b. Tiềm năng lâm nghiệp
Rừng không chỉ là nguồn lợi tự nhiên quý giá về kinh tế, mà còn có giá trị cao trong bảo
vệ môi trường, lưu giữ nguồn nước, cung cấp điều hoà ôxy và cacbon. Ở Việt Nam, rừng chỉ
tồn tại ở vùng cao đất dốc.
c. Tiềm năng sản xuất cây hàng hoá và đa dạng sản phẩm
So với miền xuôi thì cơ cấu cây trồng ở miền núi đa dạng hơn nhiều. Trong khi hầu hết
đất bằng ở miền xuôi phải dành cho sản xuất lương thực thì miền núi là nơi có tiềm năng đất
đai để trồng cây ăn quả, cây lương thực có giá trị cao,đó là chưa kể các loài rau quả ôn đới
trồng trên các vùng núi cao.
d. Tiềm năng phát triển chăn nuôi
Muốn đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính thì phải khai thác tiềm năng đất đai và
cây thức ăn gia súc ở miền núi. Nếu mở rộng chăn nuôi ở miền xuôi thì sẽ gặp trở ngại lớn về
môi trường. Hơn nữa đối với đại gia súc thì sẽ không có đủ đất để xây dựng chuồng trại, khu
chăn thả và khu đồng cỏ. Chỉ có miền núi mới đáp ứng được những yêu cầu này.
e. Tiềm năng phát triển nguồn điện
Do có địa hình cao và nguồn nước dồi dào, miền núi là nơi có tiềm năng thuỷ điện rất
lớn. Các hồ chứa nước vừa phục vụ thuỷ điện vừa là nguồn nước tưới trong mùa khô và điều
hoà lũ lụt trong mùa mưa. Hiện nay, nguồn năng lượng điện của Việt Nam chủ yếu dựa vào
thuỷ điện.
Tóm lại, tuy còn nhiều trở ngại, miền núi là nơi có nhiều tiềm năng cơ bản cho sự phát
triển. Vì vây, cần quan tâm nhiều để vừa thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của
nông dân vùng cao, vừa phải bảo vệ tài nguyên và môi trường vì sự tồn tại và phát triển lâu dài
của cả dân tộc.
3
II. HƯỚNG ĐI CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT DỐC Ở
VÙNG CAO NHIỆT ĐỚI
Hướng tiếp cận tốt nhất để cải tạo và giữ gìn chất lượng đất là áp dụng các biện pháp
nông nghiệp sinh thái: tái sử dụng tàn dư cây trồng và phân hữu cơ nguồn gốc động vật, giảm
sử dụng hoá học trong nông nghiệp, tăng cường áp dụng các loại cây che phủ, nhất là cây họ
đậu để vừa bảo vệ vừa cải tạo đất. Cần quan tâm phát triển các kỹ thuật tối đa hoá sinh khối, độ
che phủ mặt đất và tính liên tục của lớp phủ để chống xói mòn đất, tăng cường hoạt tính sinh
học, tăng cường các quá trình tái tạo dinh dưỡng, tái tạo các tính chất cơ bản của đất như cấu
tượng đất, hàm lượng hữu cơ, độ xốp, hoạt tính sinh học, độ pH, độc nhôm sắt. Từ việc phân
huỷ các chất hữu cơ các cation bazơ sẽ trung hoà pH, còn các phân tử mùn sẽ liên kết với nhôm
và sắt để giảm độ dốc trong đất. Tất cả những nỗ lực trên nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh
trưởng và phát triển của cây trồng.
1. Tăng tối đa lượng chất hữu cơ trong đất
Bằng cách này chúng ta dễ dàng đạt năng suất mong muốn với giá thành sản xuất hạ.
Điều này có thể đạt được qua áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, xen canh, luân canh, gối
vụ và trồng cây che phủ đất để tạo sinh khối tối đa cho bảo vệ và cải tạo đất. Khi có nhiều chất
xanh làm thức ăn gia súc thì chăn nuôi phát triển và thúc đẩy trồng trọt cũng như nghề rừng
cùng phát triển theo hướng bền vững. Việc này cũng tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hữu
cơ (còn gọi là nông nghiệp sinh thái).
2. Liên tục che phủ đất bằng lớp phủ thực vật sống hay đã khô
Đây là biện pháp quan trọng nhất, đa dụng và là nền tảng cho mọi nỗ lực quản lý và sử
dụng đất dốc bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái. Có thể sử dụng nilon để che phủ cho
đất dốc nhưng phải che theo luống ngang sườn dốc và rãnh giữa các luống phải được phủ bằng
xác thực vật. Phải tái sử dụng tốt nhất lượng chất hữu cơ sẵn có tức là không được đốt tàn dư
thực vật như nông dân thường làm, trái lại phải sử dụng chúng làm vật liệu che phủ để bảo vệ
và cải tạo đất.
• Lợi ích của che phủ đất:
- Lợi ích tại chỗ: Giảm xói mòn do mưa và gió: Đất tơi xốp, tăng độ hấp thu nước của đất, giảm dòng
chảy bề mặt; Giảm bốc hơi, tăng độ ẩm đất; dung hoà nhiệt độ bề mặt đất; tăng độ ổn định các cấu trúc bề
mặt đất, chống kết vón và đóng váng bề mặt đất; giảm cỏ dại, tăng hiệu quả phân bón; giảm đầu tư, công
làm đất, làm cỏ, phân bón; tăng hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng cho đất, giảm độc tố trong đất; tạo
điều kiện tốt cho hạt nảy mầm tốt, bộ rễ phát triển khoẻ, cây sinh trưởng tốt; tăng và ổn định năng suất,
chất lượng cây trồng một cách bền vững.
- Lợi ích về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên: Hạn chế du canh, cải thiện nguồn tài
nguyên đất, nước và rừng; chống lắng đọng các lòng sông hồ, đặc biệt là hồ thuỷ điện; giảm lũ
lụt ở miền xuôi; giảm ô nhiễm hoá học ở các vùng lân cân; giảm hiệu ứng nhà kính thông qua
việc giảm lượng khí cacbonic thải vào không khí do đốt phá rừng, tàn dư thực vật và khói từ
các nhà máy sản xuất phân bón và thuốc hoá học; tiết kiệm nguồn năng lượng sử dụng cho các
nhà máy sản xuất phân bón và thuốc hoá học và vận hành các loại máy làm đất.
- Lợi ích về xã hội: Phụ nữ được giải phóng khỏi những công việc nặng nhọc và tốn nhiều
thời gian như làm cỏ và làm đất. Họ sẽ có nhiều thời gian chăm sóc sức khoẻ gia đình, nuôi dạy
con cái và phát triển nghề phụ; trẻ em sẽ có nhiều thời gian học hành, nâng cao kiến thức; do
đất và nước ít bị hoặc không bị ô nhiễm, bệnh tật sẽ giảm, sức khoẻ cộng đồng sẽ được cải
thiện; do hiệu quả kinh tế cao nên xã hội sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn.
Như vậy khi áp dụng tốt biện pháp che phủ đất, có thể áp dụng được hầu hết các nhu cầu
canh tác đất dốc bền vững góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân miền núi và bảo vệ tài
nguyên môi trường.
3. Không làm đất hoặc làm đất tối thiểu
Đối với đất dốc, nếu làm đất càng kỹ mà không che phủ thì xói mòn sẽ xảy ra rất mạnh
và nhanh. Có thể làm cho đất trở nên tơi xốp mà không cần phải cày bừa đất bằng các biện
pháp cơ giới. Đó là áp dụng các biện pháp thay thế nhờ hoạt động của sinh hoạt trong đất và bộ
rễ khoẻ của một số loài cây có (gọi là cày bừa sinh học).
4
4. Luân canh, xen canh và đa dạng hoá cây trồng
Luân canh, xen canh, gối vụ không chỉ tăng thu nhập mà còn tăng sinh khối nhờ sử
dụng các loài cây ngắn ngày, mọc nhanh, đa chức năng, có bộ rễ phát triển khoẻ, sâu để khai
thác dinh dưỡng trong lòng đất như "cây bơm dinh dưỡng" hoặc tăng dinh dưỡng đất nhờ cây
họ đậu cố định đạm. Ngoài ra cần xen canh các loài cây có bộ rễ phát triển nông và sâu để điều
hoà dinh dưỡng và giữ độ tơi xốp của đất. Luân canh còn có tác dụng chống tích tụ nguồn sâu
bệnh gây hại cây trồng.
5. Nuôi cây chủ yếu thông qua lớp che phủ
Trên nhiều loại đất vùng nhiệt đới nóng ẩm do độ pH thấp dưới 5, có độc nhôm sắt, đất
bị nén chặt nên rễ cây trồng không thể phát triển được. Trong điều kiện áp dụng biện pháp che
phủ đất, rễ cây có thể khi thác dinh dưỡng dưới đất và từ lớp che phủ thực vật. Trên thực tế, rễ
nhiều loại cây trồng có phần lớn miền hút nằm ngay sát lớp che phủ thậm chí trong lớp che phủ
nếu độ ẩm được duy trì ở mức thích hợp. Trong nhiều trường hợp, việc bón phân vào lớp che
phủ còn hiệu quả hơn là bón vào đất.
6. Nguyên tắc thiết kế kỹ thuật
Thiết kế các kỹ thuật quản lý và sử dụng đất phải được thực hiện một cách hệ thống và
phải cân nhắc đầy đủ sự tương tác giữa các hợp phần trong hệ thống (trồng trọt, chăn nuôi,
nghề rừng, con người, xã hội, văn hoá, truyền thống, tập tục, v.v..)
Các kỹ thuật phải đáp ứng các yếu cầu sau:
- Đa dạng, đơn giản, hiệu quả (rẻ tiền), ít đầu tư;
- Hiệu quả nhanh, dễ nhận biết và dễ chấp nhận về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường;
- Lợi dụng tối đa các nguồn lợi sẵn có ở địa phương.
7. Một số tác động khác
Nếu thực hiện tốt các nguyên tắc nêu trên, chúng ta có khả năng sản xuất đủ lương thực
và hoa màu đáp ứng nhu cầu cuộc sống trên những diện tích đất cố định và sẽ không phải chặt
đốt rừng để sản xuất. Như vậy độ che phủ rừng sẽ tăng lên và rừng sẽ bảo vệ con người khỏi
thiên tai như lụt lội, hạn hán. Rừng sẽ cung cấp cho ta nhiều sản phẩm có giá trị cao để cải thiện
đời sống. Chăn nuôi cũng phát triển và giúp nông dân làm giàu mà không phương hại đến sản
xuất nông lâm nghiệp. Chúng ta sẽ có những sản phẩm sạch để đảm bảo sức khoẻ mà không
cần đầu tư cao, không phụ thuộc vào nguồn phân vô cơ. Gánh nặng của phụ nữ sẽ được tháo gỡ
vì không phải đi cắt cỏ chăn nuôi, không mất nhiều công làm cỏ và làm đất. Cơ hội sẽ có nhiều
hơn để phát triển các ngành nghề truyền thống và khôi phục các giá trị văn hoá của dân tộc
thiểu số. Tài nguyên thiên nhiên sẽ được sử dụng hợp lý và môi trường được bảo vệ. Với cảnh
quan đẹp, chúng ta có thể mở mang du lịch sinh thái, tăng thu nhập góp phấn xoá đới giảm
nghèo và tiến tới làm giàu một cách bền vững.
III. MỘT SỐ KỸ THUẬT TIẾN BỘ TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG
ĐẤT DỐC THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI
Trong những năm gần đây, nhiều cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế đã phối hợp thực hiện
những chương trình nghiên cứu về canh tác bền vững trên đất dốc, đặc biệt là "Dự án nghiên cứu hệ
thống nông nghiệp vùng núi phía Bắc Việt Nam - " do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam (VASI), tiếp đó là Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) và
Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển của Cộng hoà Pháp (CIRAD)
cùng Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) hợp tác thực hiện. Chương trình đã nghiên cứu và áp dụng
thành công nhiều biện pháp kỹ thuật đa dạng,hiệu quả và dễ được nông dân chập nhận. Sau đây chúng
tôi xin giới thiệu những kỹ thuật này.
1. Cải tạo đất đã bị thoái hoá ở những vùng đất trồng đồi trọc bằng các loài cây che phủ có
bộ rễ khoẻ và cây họ đậu cố định đạm
Cây có bộ rễ khoẻ sẽ giúp chúng ta:
• Cải tạo lý tính của đất thông qua việc phá lớp đất rắn làm cho đất tơi xốp và thấm nước tốt hơn.
5