Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã phong nặm huyện trùng khánh tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.98 KB, 75 trang )



1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NÔNG TUYẾT PHƢỢNG


NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ THU NHẬP
CỦA NGƢỜI DÂN XÃ PHONG NẶM - HUYỆN TRÙNG KHÁNH
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến nông
Khoa : KT&PTNT
Khóa học : 2011 – 2015




Thái Nguyên, năm 2015



2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NÔNG TUYẾT PHƢỢNG


NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ THU NHẬP
CỦA NGƢỜI DÂN XÃ PHONG NẶM - HUYỆN TRÙNG KHÁNH
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến nông
Lớp : K43 - KN
Khoa : KT&PTNT
Khóa học : 2011 – 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Dƣơng Văn Sơn



Thái Nguyên, năm 2015


i


LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT cùng giáo viên hướng dẫn,
thầy giáo PGS.TS Dương Văn Sơn em tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên
cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã Phong Nặm - huyện
Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng”.
Để hoàn thành bài khóa luận này ngoài sự cố gắng, sự nỗ lực của bản
thân em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Dương Văn
Sơn, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hoàn
thành đề tài này.
Em xin cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, khoa KT và
PTNT đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu
tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND xã Phong
Nặm đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại địa phương.
Với trình độ năng lực còn hạn chế và lần đầu tiên xây dựng một khóa
luận tốt nghiệp, mặc dù đã có nhiều cố gắng hết sức song cũng không tránh khỏi
nhiều thiếu sót.
Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô
giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nông Tuyết Phƣợng



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tổng số hộ được lựa chọn phân theo thôn và nhóm hộ 22
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng chính tại xã Phong
Nặm năm 2012 29
Bảng 4.2: Số lượng vật nuôi năm 2012 - 2014 30
Bảng 4.3: Giới tính của chủ hộ phân theo nhóm hộ kinh tế 32
Bảng 4.4: Bình quân tuổi, số nhân khẩu và lao động phân theo nhóm hộ 33
Bảng 4.5: Phân loại nghề nghiệp của các hộ xã Phong Nặm 34
Bảng 4.6: Bình quân diện tích đất canh tác ruộng, rẫy và đất rừng theo nhóm hộ
(m
2
/ hộ) 35
Bảng 4.7: Bình quân diện tích đất canh tác ruộng, rẫy và 36
đất rừng theo thôn (m
2
/ hộ) 36
Bảng 4.8: Số hộ trồng và bình quân diện tích các cây trồng 37
Bảng 4.9: Số hộ trồng và bình quân diện tích các cây trồng theo thôn (m
2
/hộ) 38
theo nhóm hộ kinh tế (m
2
/ hộ) 37
Bảng 4.10: Số hộ nuôi và bình quân số con theo nhóm hộ (con/hộ) 40
Bảng 4.11: Số hộ nuôi và bình quân số con theo thôn (con/ hộ) 41
Bảng 4.12: Tỷ lệ thu nhập về nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ (%) 43
Bảng 4.13: Bình quân thu nhập từ các cây trồng chính ( triệu đồng/ năm) 44

Bảng 4.14: Tỷ lệ thu nhập từ trồng trọt theo thôn và nhóm hộ (%) 45
Bảng 4.15: Tỷ lệ thu nhập từ cây trồng theo thôn (%) 46
Bảng 4.16: Tỷ lệ thu nhập từ cây trồng theo nhóm hộ (%) 47
Bảng 4.17: Tỷ lệ thu nhập về chăn nuôi theo thôn và nhóm hộ (%) 48
Bảng 4.18: Bình quân thu nhập từ vật nuôi theo nhóm hộ ( triệu đồng/ năm) 49
Bảng 4.19: Tỷ lệ thu nhập từ vật nuôi theo thôn (%) 50
Bảng 4.20: Tỷ lệ thu nhập từ vật nuôi theo nhóm hộ (%) 50
Bảng 4.21: Tỷ lệ thu nhập từ phi nông nghiệp phân theo thôn và nhóm hộ (%) 52


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích sinh kế 6



iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KT & PTNT : Kinh tế và phát triển nông thôn
HĐND : Hội đồng nhân dân
KV – CC – BB : Kéo Việng – Canh Cấp – Bài Ban
PRCF : Tổ chức con người tài nguyên và bảo tồn
UBND : Ủy ban nhân dân
DFID : Bộ phát triển Quốc tế
KH : Kế hoạch





v

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 3
1.3.1. Ý nghĩa học tập 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
1.4. Yêu cầu của đề tài 4
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 5
2.1.1. Cơ sở lí luận về sinh kế 5
2.1.2. Khái niệm các nguồn vốn sinh kế 6
2.1.3. Thu nhập 10
2.2. Cơ sở thực tiễn 12
2.3. Hộ và kinh tế hộ 15
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu 20
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 20
3.2.2. Phương pháp chọn mẫu 21

3.3. Phương pháp phân tích và xử lí thông tin 22
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Phong Nặm 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. 23
4.1.2. Cơ sở hạ tầng 26
4.1.3. Kinh tế 29


vi

4.1.4. Xã hội 31
4.2. Các hoạt động sinh kế của người dân xã Phong Nặm. 32
4.2.1. Các thông tin về hộ điều tra. 32
4.2.2. Diện tích đất canh tác của các hộ điều tra 34
4.2.3. Các hoạt động sinh kế của người dân 36
4.3. Thu nhập từ các hoạt động sinh kế của người dân xã Phong Nặm 43
4.3.1. Thu nhập từ nông nghiệp 43
4.3.2. Thu nhập từ phi nông nghiệp 51
4.4. Những khó khăn, trở ngại trong hoạt động sinh kế của người dân 53
4.5. Các giải pháp phát triển sinh kế cải thiện đời sống người dân xã Phong Nặm. 55
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1. Kết luận 59
5.2. Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62




1
PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1 . Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, là hoạt động có từ xa xưa
của loài người và hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng một nền kinh tế
từ phát triển nông nghiệp. Dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, để phát
triển các ngành khác. Vì vậy sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lí có hiệu
quả kinh tế cao là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cho nông
nghiệp phát triển bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, với khoảng 70% dân số
Việt Nam sống chủ yếu ở nông thôn, để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
cải thiện đời sống cho người dân sẽ rất khó nếu thiếu các yếu tố tác động hỗ
trợ từ bên ngoài. Các yếu tố đó tạo ra sự thay đổi rất lớn trong nhận thức cũng
như cải thiện cuộc sống cho người dân ở các vùng nông thôn. Đối với nông
thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng thì các can thiệp, hỗ trợ cần tác động
vào trồng trọt và chăn nuôi của người nông dân là chủ yếu.
Nâng cao thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân đặc
biệt là người dân nông thôn từ lâu vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của
Đảng và nhà nước ta. Vì vậy đã có rất nhiều chính sách, chương trình tháo gỡ
khó khăn giúp người dân thoát nghèo. Và để thực hiện tốt các chương trình,
chính sách có hiệu quả thì việc quan trọng cần làm là nghiên cứu các hoạt
động sinh kế, các phương thức sống của người dân, có được cái nhìn toàn
diện từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quát để có
được những biện pháp tác động hợp lí và có hiệu quả. Để có thể phát triển sản
xuất, phát triển sinh kế, thì cần phải có đầy đủ các thông tin về hiện trạng các
hoạt động sinh kế của người dân, phân tích cơ cấu, tỷ lệ thu nhập trong các
hoạt động sinh kế của người dân cũng như thời gian mà họ giành cho các hoạt


2
động sinh kế của mình để có thể tạo ra một thu nhập ổn định trong quá trình
sản xuất.

Phong Nặm là một xã vùng cao biên giới nơi có các điều kiện kinh tế -
xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí của nguời dân vẫn còn thấp,
điều kiện về cơ sở hạ tầng còn yếu, diện tích đất canh tác, vốn, khoa học - kĩ
thuật còn yếu kém. Hoạt động sinh kế của các hộ trong địa phương chủ yếu
vẫn là trồng trọt và chăn nuôi bao gồm trồng lúa, ngô, sắn, đậu tương, nuôi
lợn, nuôi gà, vịt, trâu, bò…với những khó khăn về điều kiện tự nhiên cũng
như trong sản xuất thì sự can thiệp và hỗ trợ từ bên ngoài là rất cần thiết trong
sản xuất của người dân xã Phong Nặm.
Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự phân công của khoa Kinh tế và
PTNT. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em mạnh dạn tiến hành
nghiên cứu đề tài :” Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người
dân xã Phong Nặm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng“.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập chung tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích thực trạng các hoạt
động sinh kế và cơ cấu thu nhập từ các hoạt động sinh kế của người dân tại xã
Phong Nặm. Trên cơ sở đó đề xuất được các giải pháp phát triển sinh kế thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập và ổn định cho người dân tại địa
phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phong Nặm, huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Nghiên cứu được các hoạt động sinh kế của người dân tại địa phương.
- Nghiên cứu được cơ cấu thu nhập từ các hoạt động sinh kế của người
dân địa phương.


3
- Tìm hiểu được những khó khăn trở ngại trong hoạt động sinh kế của
người dân.

- Đề xuất được các giải pháp phát triển sinh kế, thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
1.3.1. Ý nghĩa học tập
- Giúp củng cố lý thuyết cho sinh viên
- Hệ thống hóa được những cơ sở lý luận liên quan đến khung sinh
kế bền vững.
- Có được cái nhìn tổng thể về thực trạng hoạt động sinh kế của người
dân xã Phong Nặm.
- Giúp sinh viên được tiếp cận với thực tế nâng cao kiến thức, kĩ năng
cho bản thân phục vụ cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học vào quá trình
nghiên cứu.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập xử lí thông tin của sinh viên
trong quá trình nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định các hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân, đóng góp về
cơ cấu thu nhập của các hoạt động sinh kế nông nghiệp ( trồng trọt, chăn
nuôi) và sinh kế phi nông nghiệp từ đó có những giải pháp phù hợp cho từng
hoạt động sinh kế.
- Thông qua việc thu thập, phân tích số liệu, đề tài đã đánh giá được
thực trạng thu nhập của người dân trong địa bàn xã.
- Đề tài góp phần làm rõ hơn hiệu quả của các hoạt động sinh kế mang
lại cho người dân địa phương.


4
- Là căn cứ giúp cho các cấp chính quyền địa phương có những giải
pháp và định hướng cho việc lựa chọn nguồn sinh kế bền vững và tăng thu
nhập ổn định cho người dân trên địa bàn nghiên cứu.

1.4. Yêu cầu của đề tài
- Tiến hành tìm hiểu điểm nghiên cứu, quan sát và thực hiện phỏng vấn
để thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp về các nội dung của đề tài nghiên cứu.
- Tìm ra được các hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân và thực
trạng thu nhập của hộ trên địa bàn nghiên cứu.
- Tư liệu hóa được các thông tin để hoàn thành đề tài tốt nghiệp.


5
PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Cơ sở lí luận về sinh kế
Thuật ngữ: “Sinh kế bền vững” đươ
̣
c sử dụng đầu tiên như la
̀
một khái
niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway
(1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con
người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của
họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên , dự trữ, và tài sản vô hình như dư nơ
̣
va
̀

cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và
toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác .
Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ
những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai.

Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này phải hội tụ đủ những nguyê n tắc
sau: Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân,
xây dựng dựa trên sức mạnh con người va
̀
đối phó với các khả năng dễ bị tổn
thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp , trong mối quan hệ với đối tác , bền
vững va
̀
năng động.
Theo DFID (1999), một sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và
khả năng ma
̀
con người có đươ
̣
c, chiến lươ
̣
c sinh kế và kết quả sinh kế.[1]
Một sinh kế đươ
̣
c xem là bền vững khi con người có thể đối phó và
những phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc
nâng cao khả năng va
̀
ta
̀
i sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai ma
̀
không gây tổn
hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên . Các thành tố của một sinh kế
có mối quan hệ nhân quả và chiến lươ

̣
c sinh kế của con người chịu sự tác động
bởi các yếu tố bên ngoa
̀
i. Điều na
̀
y đươ
̣
c thể hiện trong khung phân tích sinh kế
dưới đây (DIFID, ) [1]


6













Sơ đồ 2.1: Khung phân tích sinh kế
Nguồn: theo DFID (2003)[1]
2.1.2. Khái niệm các nguồn vốn sinh kế
Nguồn vốn sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ

quan tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc
lượng. Trong phạm vi đề tài này, các nguồn vốn về sinh kế gồm: Con người,
tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội, các thể chế chính sách mà xã hội quy
định. Các nguồn vốn đó được hiểu như sau:
- Tiếp cận sinh kế thì cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người.
Nói chung, tài sản con người (vốn con người) thể hiện kỹ năng, sự hiểu biết,
kiến thức, khả năng của lao động và tình trạng sức khỏe tốt giúp cho con
người có khả năng theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được
mục tiêu sinh kế của họ. Ở cấp độ hộ gia đình, tài sản con người bao gồm số
lượng và chất lượng của lao động. Số lượng và chất lượng của lao động biến
Bối cảnh tổn thƣơng
- Sốc và khủng hoảng
- Những xu hướng kinh
tế, xã hội và môi trường
- Sự dao động theo thời
vụ
Những thay đổi trong
thực trạng tài sản và
chiến lƣợc
Thể chế, chính sách
- Chính sách và pháp luật
- Các cấp chính quyền
- Dịch vụ Nhà nước, tư
nhân
- Luật tục, tập quán
- Thể chế cộng đồng
Kết quả sinh kế
- Thu nhập tốt hơn
- Đời sống nâng cao
- Khả năng tổn thương giảm

- An ninh lương thực củng cố
- Sử dụng tài nguyên thiên
nhiên bền vững

CHIẾN LƢỢC SINH KẾ
Vốn xã hội
Vốn vật chất
Vốn tài chính
Vốn tự nhiên
Vốn con người


7
động theo quy mô hộ gia đình, kỹ năng, tình trạng sức khỏe, thể chất và tinh
thần, năng lực lãnh đạo, v.v. Tài sản con người có thể được diễn giải bằng các
chỉ báo về giáo dục, kiến thức bản địa, số lượng lao động, kỹ năng của lao
động, tuổi thọ, số trẻ em suy dinh dưỡng, v.v. [1]
- Vốn tự nhiên ám chỉ các nguồn lực tự nhiên mà con người có thể sử
dụng cho cuộc sống. Vốn tự nhiên rất đa dạng, có thể hữu hình hay vô hình,
hoặc dưới dạng hàng hóa công như khí hậu, sinh quyển làm nền tảng cho sản
xuất. Vốn tự nhiên có thể được biểu thị bằng các chỉ báo khác nhau như diện
tích đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy
sản, độ phì nhiêu của đất đai, khả năng được tưới, khả năng tăng vụ, trữ lượng
cá, trữ lượng tài nguyên rừng,… [1]
- Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và các tài sản vật chất cần
thiết cho sinh kế. Cơ sở hạ tầng là hệ thống giao thông thuận tiện, nhà ở tốt và
được bảo đảm, điều kiện vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch tốt, sử
dụng năng lượng sạch và thuận tiện, dễ dàng tiếp cận thông tin truyền thông
bằng các phương tiện máy móc thiết bị. Ngoài ra hàng hóa vật chất cho sản
xuất như công cụ, thiết bị cũng là các chỉ báo quan trọng. [1]

- Vốn tài chính ám chỉ đến các nguồn lực tài chính mà hộ gia đình có
thể tiếp cận và sử dụng để đạt được mục đích sinh kế của họ. Hai nguồn vốn
tài chính chủ yếu của hộ gia đình là nguồn lực dự trữ và dòng tiền vốn lưu
động. Tiền gửi tiết kiệm, dự trữ tiền mặt, tài sản có tính thanh khoản cao như
vàng bạc đá quý, lương hưu, hay các khoản tiền hỗ trợ từ nhà nước, và tiền
gửi của người thân từ nơi khác là những chỉ báo phù hợp. [1]
- Vốn xã hội chính là các quan hệ hay sự kết nối giữa cá nhân hay hộ
gia đình và các tổ chức, các mạng lưới xã hội. Vốn xã hội có thể được chỉ thị
bằng các chỉ báo cụ thể như thành viên của các tổ chức, nhóm, mạng lưới, các
đặc quyền có được, vị trí xã hội, v.v.[1]


8
Cách tiếp cận sinh kế ngày nay đã được áp dụng rộng rãi khi nghiên
cứu về đặc điểm kinh tế xã hội của hộ.
Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ. Nó phản ánh bức
tranh tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo
phương thức truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như
nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp…). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng
đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngoài cơ hội thoát nghèo, thích
nghi với điều kiền tự nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và
cho các thế hệ tiếp theo.[1]
Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể
hiện qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp:
- Hoạt động nông nghiệp bao gồm: (1) Trồng trọt: Lúa, ngô, khoai, sắn,
lạc, cây ăn quả, rau màu….(2) Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn, gà, vịt… (3) Lâm
nghiệp: Rừng, trồng keo, bạch đàn, mỡ….
- Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu bao gồm các dịch
vụ, buôn bán, làm thuê và ngành nghề khác.
Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự

quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động
của các thể chế chính sách và các mối quan hệ xã hội mà mỗi cá nhân và hộ
gia đình tự thiết lập trong cộng đồng.
Chiến lươ
̣
c sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn , kết hơ
̣
p, sử
dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng
như đạt đươ
̣
c mục tiêu va
̀
ước vọn g của họ. Những lựa chọn và quyết định của
người dân cụ thể như la
̀
: Quyết định đầu tư va
̀
o loại nguồn vốn hay tài sản sinh
kế; Qui mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; Cách thức họ
quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế; Cách thức họ thu nhận và phát triển
những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; Họ đối phó như thế nào với


9
rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và
họ sử dụng thời gian, công sức lao động mà họ có như thế na
̀
o để la
̀

m đươ
̣
c
những điều trên, [1]
Những mục tiêu va
̀
ước nguyện đạt đươ
̣
c là những kết quả sinh kế - đó la
̀

những điều ma
̀
con người muốn đạt đươ
̣
c trong cuộc sống cả trước mắt và lâu
dài, bao gồm:
- Sự hưng thịnh hơn: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt
hơn; kết quả của những công việc ma
̀
người dân đang thực hiện tăng lên va
̀

nhìn chung lươ
̣
ng tiền của hộ gia đình thu đươ
̣
c gia tăng.[1]
- Đời sống đươ
̣

c nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua đươ
̣
c bằng tiền,
người ta còn đánh giá đời sồng bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất
khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các
yếu tố, ví dụ như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia
đình đươ
̣
c đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt,
sự an toàn của đời sống vật chất.[1]
- Khả năng tổn thương đươ
̣
c giảm : Người nghèo luôn phải luôn sống
trong trạng thái dể bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung
cho việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa
những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả
thị trường, an toàn sau các thảm họa, khả năng kiểm soạt dịch bệnh gia
súc, [1]
- An ninh lương thực đươ
̣
c củ ng cố: An ninh lương thực là một cốt lõi
trong sự tổn thương va
̀
đói nghèo . Việc tăng cường an ninh lương thực có thể
đươ
̣
c thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất ,
nâng cao và ổn định thu hoạch mùa ma
̀
ng , đa dạng hóa các loại cây lương

thực, [1]
- Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sự bền


10
vững về môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ
trơ
̣
cho các kết quả sinh kế khác . Sinh kế của con người phụ thuộc vào khối
lươ
̣
ng và chất lươ
̣
ng của những nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận.[1]
2.1.3. Thu nhập
2.1.3.1. Khái niệm về thu nhập
Thu nhập là khoản tiền thu từ việc sở hữu và cung ứng các nhân tố sản
xuất trong 1 thời kỳ nhất định.
Cơ cấu thu nhập bao gồm: Thu nhập từ kết quả lao động ( tiền công,
tiền lương: bao gồm lương hưu, các khoản trợ cấp và bao gồm cả học bổng )
và thu nhập tài chính ( lãi do gửi tiết kiệm, lãi do mua bán đầu tư chứng
khoán, thu từ các khoản cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác.
Thu nhập từ lao động là tổng các khoản thu mà người lao động nhận
được do đã bỏ ra sức lao động của họ trong quá trình tham gia sản xuất kinh
doanh của các đơn vị kinh tế.
Thu nhập từ lao động của người lao động bao gồm:
Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất
như lương: gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp thường xuyên
mang tính chất cố định và tiền thưởng trong lương; các khoản phụ cấp và thu
nhập khác của người lao động được tính vào chi phí sản xuất, vào giá thành

của sản phẩm như: Phụ cấp ca 3, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, phụ cấp tiền
điện thoại cố định, phụ cấp xăng xe, tiền công tác phí, ăn giữa ca ( trường hợp
thuê dịch vụ ăn uống bên ngoài không tính vào yếu tố này), trợ cấp thuê nhà
….và các khoản phụ cấp thường xuyên khác cho người lao động, bao gồm các
hình thức trả bằng tiền, bằng hiện vật như: thực phẩm, đồ uống, nhiên liệu,
quần áo ( trừ quần áo bảo hộ lao động).
Các khoản thu nhập khác không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Là các khoản chi phí trực tiếp cho người lao động nhưng không hạch toán vào


11
chi phí sản xuất mà nguồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, lợi
nhuận của chủ doanh nghiệp hoặc từ các nguồn khác ( quà tặng, thưởng của
cấp trên…).[2]
2.1.3.2. Phân loại thu nhập
Phân loại theo hình thức thu nhập có:
 Thu nhập trực tiếp: Là thu nhập của lao động trực tiếp tạo ra sản
phẩm.
 Thu nhập gián tiếp từ phân phối lại : Là thu nhập của những lao
động làm công việc tiêu thụ sản phẩm như những người đi buôn…những
người này không trực tiếp tạo ra sản phẩm.
Phân loại theo mức thu nhập thì có :
- Thu nhập cao
- Thu nhập trung bình
- Thu nhập thấp
2.1.3.3. Tầm quan trọng của thu nhập
Trong thực tế cuộc sống thu nhập là một yếu tố rất quan trọng, nó biểu
hiện ở số tiền, hay các sản phẩm do quá trình lao động mà chúng ta tạo ra và
nó có giá trị cho cuộc sống. Để duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống, con
người cần phải có thu nhập và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong

đời sống hàng ngày thu nhập quan trọng như thế nào. Với mỗi người, với các
mức thu nhập khác nhau thì có thể nói rằng chất lượng cuộc sống mà họ được
hưởng cũng khác nhau, với những mức thu nhập cao thì sẽ có được cuộc sống
với chất lượng của các dịch vụ và sự sinh hoạt hàng ngày tốt hơn chẳng hạn
như: Bữa ăn hàng ngày sẽ đủ chất dinh dưỡng hơn, các đồ dùng sinh hoạt
cũng tốt hơn, con cái được học tập trong những ngôi trường chất lượng tốt
hơn, nói tóm lại sẽ có được những thứ gần với sự mong muốn hơn, ngược lại
những người có thu nhập thấp, những người nghèo thậm chí là đói thì với thu


12
nhập thấp đó họ có thể ăn không đủ no, mặc không đủ ấm chứ nói gì đến việc
sử dụng các dịch vụ mà cần đến tiền mới có được.
Mặt khác, mức sống của người dân bắt nguồn từ thu nhập. Thu nhập
là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức sống của một gia đình
nông thôn.
Tăng thu nhập là yếu tố quan trọng hàng đầu để cải thiện và nâng cao
mức sống, là cơ sở để tăng tích lũy và tăng đầu tư cho quá trình sản xuất tiếp
theo. Tăng thu nhập cho mỗi người dân đồng nghĩa với việc thu nhập bình
quân đầu người mỗi khu vực tăng lên và từ đó thu nhập bình quân quốc gia
tăng lên, điều đó thể hiện sự tăng trưởng của mỗi vùng, mỗi quốc gia.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Nghiên cứu này được thực hiện ở xã Phong Nặm, huyện Trùng Khánh,
tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn,
bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu phương
thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người, và nguồn
vốn tự nhiên, các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và những nguồn tài
nguyên khác như: Tài nguyên nước, tài nguyên rừng…tác động đến hoạt động
sinh kế của người dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ nên một bức tranh về cuộc
sống của người dân qua các chỉ báo về thu nhập, cơ cấu chỉ tiêu, tình hình

giáo dục y tế, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Tình hình phát triển sinh kế hộ nông dân ở các nước trên thế giới và
những bài học kinh nghiệm
Thực tiễn cho thấy, quá trình xây dựng và phát triển sinh kế nông hộ
của các nước đã có nhiều kinh nghiệm để chúng ta học tập.
* Thái Lan: Là một nước trong khu vực Đông Nam Á của châu Á,
chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách để đưa đất nước từ lạc hậu


13
trở thành nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Một số chính sách có liên
quan đến việc phát triển sinh kế vùng núi ban hành (Từ 1950 đến năm 1980).
+ Thứ nhất: Xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Mạng lưới
đường bộ bổ sung cho mạng lưới đường sắt, phá thế cô lập. Các vùng ở xa
(Bắc, Đông bắc, Nam…), đầu tư xây dựng đập nước ở các vùng.
+ Thứ hai: Chính sách mở rộng diện tích canh tác và đa dạng hóa sản
phẩm như cao su ở vùng đồi phía Nam, ngô, mía, bông, sắn, cây lấy sợi ở
vùng núi phía Đông Bắc.
+ Thứ ba: Đẩy mạnh công nghiệp hóa công nghiệp hóa chế biến nông
sản để xuất khẩu như: Ngô, sắn,… sang các thị trường Châu Âu và Nhật Bản.
+ Thứ tư: Thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài và chính sách thay
thế nhập khẩu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ. Nhà nước cũng thực hiện
chính sách trợ giúp tài chính cho nông dân như: cho nông dân vay tiền với lái
suất thấp, ứng trước tiền cho nông dân và cam kết mua sản phẩm với giá trị
định trước,… cùng với nhiều chính sách khác đã thúc đẩy vùng núi Thái Lan
phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Hàng năm có khoảng 95% sản lượng
cao su, hơn 4 triệu tấn dầu cọ do nông dân sản xuất ra. Song trong quá trình
thực hiện có bộc lộ một số vấn đề còn tồn tại: Đó là việc mất cân bằng sinh
thái, là hậu quả của một nền nông nghiệp làm nghèo kiệt đất đai. Kinh tế vẫn
mất cân đối giữa các vùng, xu hướng nông dân rời bỏ nông thôn ra thành thị

lâu dài hoặc rời bỏ nông thôn theo thời vụ ngày càng gia tăng.[2
* Trung Quốc: Trong những năm qua phát triển rất mạnh trong lĩnh vực
đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Một trong những thành tựu của Trung
Quốc trong cải cách mở cửa là phát triển nông nghiệp hương trấn, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó tăng trưởng với tốc độ cao. Nguyên nhân
của thành tựu đó có nhiều, trong đó điều chỉnh chính sách đầu tư rất quan
trọng, tăng vốn đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp để tạo ra tiền đề vật chất cho


14
sự tăng trưởng trước hết là đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, mở rộng sản
xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu ứng dụng cây
trồng, vật nuôi, vào sản xuất nhất là lúa, ngô, bông.[2]
* Malaysia: Mục tiêu của Malaysia là xây dựng một nền nông nghiệp
hiện đại, sản xuất hàng hóa có giá trị cao. Vì thế chính sách nông nghiệp của
Malaysia tập trung chủ yếu vào khuyến nông và tín dụng. Bên cạnh đó chính
phủ nước này cũng chú trọng tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản. Nhờ đó
một vài năm gần đây kinh tế nông hộ của người dân nước này có thu nhập cao
và ổn định hơn.[2]
Một số nghiên cứu về sinh kế:
- Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La
Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ dân tái
định cư vùng bán ngập của công trình thủy điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá
phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời
sống của các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới.
- Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế
của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đakrong - Quảng Trị (Đại học Nông Lâm Huế)
Đề tài này nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với
chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài cũng đưa ra

những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các
hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững
để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia
đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững
chắc cho tương lai. [12]
- Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ, miền Trung
Việt Nam của trường Đại học Khoa học & đời sống Praha - Czech


15
Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Phong Mỹ huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên - Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển
nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu phương thức sinh
kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người và nguồn vốn tự nhiên,
các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và nguồn tài nguyên khác: nước, rừng,…
tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ lên một
bức tranh về cuộc sống của người dân qua các chỉ báo về thu nhập, cơ cấu chi
tiêu, tình hình giáo dục - y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 - 5, Cẩm
Sơn, Anh Sơn, Nghệ An (Đại học Nông Lâm Huế)
Đề tài này phân tích các hoạt động sinh kế của người dân miền núi.
Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản
xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh
kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa phương.
Nhận xét về các công trình nghiên cứu về sinh kế trên đây: Đây là những
công trình nghiên cứu mới tại Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực, thay đổi
nhận thức của người dân trong vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình. Trên cơ sở
đó giúp người dân thay đổi được nhận thức, tư duy, phương thức, tập quán sản
xuất. Tất cả các nghiên cứu trên đây đều đi từ việc phân tích hiện trạng sinh kế
để từ đó đề xuất các can thiệp và giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững, cải

thiện và nâng cao giá trị sản xuất tại địa phương, giúp người dân ổn định cuộc
sống.[12]
2.3. Hộ và kinh tế hộ
a) Một số khái niệm về hộ:
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về hộ gia đình. Hộ là một tổ
chức kinh tế - xã hội ra đời từ rất lâu, trải qua các giai đoạn phát triển khác
nhau của đất nước. Trong bất kỳ giai đoạn nào hộ luôn là đối tượng nghiên


16
cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới theo đó cũng có những khái niệm
khác nhau.
Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới
một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ “.
Tác giả Frank Ellis định nghĩa: "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm
nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng
chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống
kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị
trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.[13]
Tại cuộc thảo luận Quốc tế lần thứ tư về quản lý nông trại tại Hà Lan
năm 1980, các đại biểu nhất trí rằng: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có
liên quan đến sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”.
Theo Raul Ituna, một nhà nghiên cứu của trường Đại học Tổng hợp
Lisbon, khi nghiên cứu cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số
nước Châu Á đã chứng minh: “Hộ là tập hợp những người có chung huyết
tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để
bảo tồn chính bản thân của họ và cộng đồng”.
Theo Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng (2010): Hộ gia đình là
khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình
làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có chất hành chính

và địa lý. Còn gia đình là một nhóm người, một cộng đồng người mà các
thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, vừa
nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng tư của các cá nhân, vừa thoả mãn nhu cầu
xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác lẫn tinh thần. Gia đình là
một hệ thống phức tạp các vị trí và vai trò xã hội mà các thành viên chiếm giữ
và thực hiện, là những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của
con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và


17
phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi
dưỡng và giáo dục, giữa các thành viên.[5],[6]
b) Hộ nông dân:
Theo ông Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ
chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề
cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”.[7]
Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế
bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông
thôn”.[8]
Tác giả Frank Ellis định nghĩa: “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm
nông nghiệp, tự kiếm sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ
yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế
lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường
và có su hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.[13]
Theo Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2011
cho rằng: “Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động
thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn
nuôi, dịch vụ nông nghiệp ( làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực
vật…) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp”.[3]
c)Kinh tế hộ nông dân:

Về hộ nông dân, tác giả Frank Ellis định nghĩa: "Hộ nông dân là các hộ
gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình,
sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ
thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các
thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.[13]
Tác giả T.G.Mc Gee (1989), Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á thuộc
trường Đại học Tổng hợp Britiah Columbia, cho rằng: “Ở các nước Châu Á hầu hết

×